You are on page 1of 10

Truyền thuyết về “gót chân A-sin”

 Cập nhật: 29/12/2019  Lượt xem: 145

Truyền thuyết về “gót chân A-sin”

Tượng Achilles tại Achilleion, Corfu.

A-sin vốn là con trai của nữ thần biển Thetis và vị vua Hy Lạp người trần Peleus. Ngay ngày chào đời,
chàng đã được tiên tri là sẽ chết trong chiến trận kinh hoàng. Vì không muốn điều bất hạnh xảy đến
cho con trai mình, sinh con xong, nữ Thần Thetis liền đem A-sin đến dòng sông Styx, nhúng con vào
dòng sông huyền nhiệm Styx này. Chính nhờ vậy mà con bà – Achilles (A-sin) hầu như trở thành bất
tử.
Cha và mẹ của A-sin trong tác phẩm: “Đám cưới của vua Peleus và nữ thần sông Thetis”. Họa sĩ:
Hendrick Van Balen.

A-sin với điểm yếu ở gót chân

Styx vốn là dòng sông phân ra ranh giới rõ ràng là âm phủ và trần gian, nằm dưới quyền cai quản của
thần Hades. Nhưng tiếc thay mẹ của A-sin, nữ thần sông Thetis lại chưa kịp nhúng đôi chân của cậu
xuống sông, do đó toàn bộ cơ thể của chàng đều là mình đồng da sắt, duy nhất chỉ còn có gót chân vẫn
là của người trần yếu ớt, chưa kịp tôi luyện.
Nữ Thần biển Thetis đang ngâm A – sin vào dòng sông Styx để tôi cho con trai mình trở thành mình đồng
da sắt. Ảnh qua: songmoi.net.

Vua Peleus nhìn thấy nữ thần Thetis cầm gót chân Achinlles nhúng con vào dòng sông huyền nhiệm Styx,
đã tưởng nhầm là vợ có ý hại con, ngài hết sức tức giận, nên tuốt kiếm xông ra. Nữ thần Thetis cũng
không ở lại giải thích cho chồng mình hiểu lý do và cũng không kịp nhúng nốt gót chân Achilles xuống
nước mà bỏ ngay về thủy cung.

Đây cũng là nguyên nhân vì sao mà gót chân của A – sin lại trở thành điểm yếu của chàng, vì nữ Thần
biển chưa kịp tôi nốt phần gót chân còn lại của A – sin trở thành mình đồng da sắt.

Từ đây mới có câu ví von ‘Gót chân A-sin’ để nói đến điểm yếu của một dũng sĩ bách chiến bách thắng,
dù hoàn hảo đến đâu vẫn có những điểm yếu chết người đó.

Kỹ năng chiến đấu phi thường của A-sin


Mẹ Asin, nữ thần Thetis mang khiên đến cho con trai mình. Tranh sơn dầu của họa sĩ Benjamin West
(1806).
Mẹ Asin, nữ thần Thetis đang an ủi con trai. Tranh sơn dầu của Họa sĩ Giovanni Battista Tiepolo.

Ngoài sức mạnh phi thường của dòng máu đang chảy có một nửa là Thần linh, Asin còn rành về các kỹ
năng ở ngoài đấu trường. Chàng còn được rút ống xương chân và thay vào đó là xương của người khổng
lồ để biến thành người chạy nhanh nhất Hành tinh.

Bên cạnh đó A-sin còn được thay gan sư tử và tim của gấu để giúp chàng trở thành người quả cảm,
không biết sợ trời sợ đất là gì. Khi tấn công thành (Troy) Tơ-Roa, A-sin đã đánh bại hoàng tử Hector, giết
chết 7 người con của vua Priam và hạ gục nữ hoàng Amazone…
Tác phẩm: Dũng sĩ Archilles (A- sin) chiến thắng Dũng sĩ Hec-to trong trận chiến thành Tơ Roa Huyền
thoại. Họa sĩ Tây Ban Nha: Rafael Tejeo (1800-1856).
Asin chiến thắng trở về kéo lê Hector bại trận.

Achilles & Agamemnon – Tranh của Giovani Batitsta Gaulli.


Nhưng chính khả năng phi thường và sự kiêu ngạo của Achilles lại là con dao hai lưỡi. Chính chàng đã
khiến cho Thần linh nổi giận và kết quả là bị Thần mặt trời Apollo mách điểm yếu chết người của mình
cho hoàng tử Paris dùng cung tên phi qua gót chân giết chết.

Tử chiến thành Tơ – roa và câu chuyện điểm yếu chết người của A-sin

Đích thân Odysseus phải giả làm gái và đến cung điện của Lycomedes để thuyết phục A-sin ra chiến
trường. Ảnh qua Mythman.com.

 Khi A-sin trở thành một chàng trai tuấn tú cũng là lúc trận chiến thành Troy diễn ra.

10 năm trời hai bên giao chiến nhưng bất phân thắng bại. Cuối cùng, đích thân Odysseus phải giả làm gái
và đến cung điện của Lycomedes để thuyết phục A-sin ra chiến trường.
Trong trận chiến, do được thần Apollo tiết lộ điểm yếu của A-sin nên hoàng tử Paris (con trai của vua
Priam của thành Troy) đã nhắm mũi tên độc vào gót chân A-sin mà bắn. Bị mũi tên thần tốc của hoàng
tử Paris nhắm trúng gót chân của người phàm, A-sin đã tử trận theo như lời tiên tri đã định.

Bức tranh sơn dầu ‘Cái chết của Asin’ với mũi tên đâm vào gót chân chàng dũng sĩ. Tranh vẽ bởi họa sĩ
Gavin Hamilton.

Gót chân Asin  trải qua thời gian, dường như vẫn luôn là bài học cảnh tỉnh cho hậu thế, để không ai ngủ
quên trên chiến thắng, trong sự kiêu ngạo, đừng để sự kiêu căng dẫn đến bi kịch của mình giống như bài
học ‘gót chân A- sin’ vậy.

Là một trong những truyền thuyết hay nhất hành tinh, hình ảnh dũng mãnh của chàng hoàng tử A – sin
và sự ngã gục đau thương của chàng vẫn còn sống mãi với thời gian.

Quân Hy Lạp sau khi chiếm được thành Tơ-Roa đã làm lễ tang cho A-sin một cách trọng thể. Còn về phần
hoàng tử Paris, người này về sau cũng tử trận bằng chính mũi tên đã bắn vào gót chân của A-sin.

Có thể tóm tắt câu chuyện như sau: Gót chân Achilles đã trở thành câu ngạn ngữ nổi tiếng nói về điểm
yếu chí tử của mỗi con người. Theo thần thoại Hy Lạp: Achilles là con trai của Peleus (vua Hy Lạp, một
người trần, một chiến binh mạnh mẽ) với Thetis (nữ thần biển cả). Chàng sở hữu một sức mạnh phi
thường do là một á thần nhưng không thể bất tử như người mẹ của mình. Khi mới hạ sinh, nữ thần
Thetis nhận được một lời tiên tri rằng con trai của bà sẽ qua đời trong một trận chiến, nên bà đã cầm
gót chân nhúng thân thể Achilles vào nước Styx - con sông của sự bất tử vĩnh hằng. Vua Peleus nhìn thấy
vậy, đã tưởng nhầm là vợ có ý hại con, ngài hết sức tức giận, nên tuốt kiếm xông ra. Nữ thần Thetis cũng
không ở lại giải thích cho chồng mình hiểu lý do mà bỏ ngay về thủy cung trong khi chưa kịp nhúng hai
gót chân của con xuống nước. Kể từ đó, Achilles vừa có sức mạnh thần thánh bất khả chiến bại vừa có
thân thể mình đồng da sắt có thể miễn dịch mọi đao kiếm trên đời - ngoại trừ một điểm yếu duy nhất là
gót chân, nơi không được nhúng vào nước thần và vẫn còn là da thịt phàm nhân. Cuối cùng, trong Chiến
tranh thành Troia, Achilles chết vì bị mũi tên của Paris (có thể là tên độc) bắn trúng gót chân dưới sự
giúp đỡ của thần Apollo.

You might also like