You are on page 1of 3

ƠRIPIT - NHÀ THƠ CỦA THỜI KỲ DÂN CHỦ SUY TÀN

Hy Lạp cổ đại đã từng có thời kỳ rơi vào những khủng hoảng và suy tàn
nghiêm trọng. Con người mất hết niềm tin vào công lý, thần linh. Cái ác, cái
xấu chiến thắng cái thiện, cái tốt đẹp. Đạo đức không có chỗ đứng, truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, đất nước bị chà đạp, thế thái dân tình bị đảo lộn, cuộc sống
của con người không có gì đảm bảo, lòng người hoang mang,... Oripit chính là
chứng nhân của hoàn cảnh xã hội rối ren, tan rã ấy, và chính ông đã mang
những tư tưởng tiến bộ của thời đại vào trong các bi kịch của mình, nhìn nhận
đánh giá một cách chính xác, nghiêm khắc nhưng vẫn đề nhức nhối tồn tại trong
xã hội đương thời. Sáng tác của ông đề cập đến mọi mặt: tôn giáo, thần thánh,
chiến tranh và thân phận con người, vận mệnh các dân tộc; hôn nhân, tình yêu,
hạnh phúc gia đình và người phụ nữ; tiền tài, danh vọng và thế thái dân tình…
Chính vì thế, sự nghiệp sáng tác của Oripit được đánh giá là “bộ bách khoa toàn
thư” của xã hội Hy Lạp cổ đại.
Ơripit là tác giả đã sáng tạo ra loại bi kịch tâm lí, đồng thời sử dụng hiệu
quả sáng tạo và nghệ thuật hư cấu, làm mới tác phẩm của mình dẫu cho tác
phẩm lặp lại đề tài của tác giả đi trước. Kịch của ông có cái bi và cái hùng hòa
quyện vào nhau. Đặc biệt ông sử dụng cái hài trong bi kịch của mình. Ông được
mệnh danh là một nhà triết lí trên sân khấu.
Ơripit còn được mệnh danh là “nhà thơ bi thảm nhất trong các nhà thơ”,
ông là người sáng tạo ra “loại bi kịch tâm lý” và là “nhà họa sĩ vĩ đại” trong việc
mô tả những dục vọng của tình yêu và lòng ghen tuông. Bằng cảm quan hiện
thực nhạy bén của mình, Oripit đã có cái nhìn sâu sắc hiện thực xã hội và từ đó
đề xuất ra những vấn đề đầy trăn trở của cuộc sống.
Vở kịch đầu tiên của Oripit là Những người con gái của Pêliax, trình diễn
năm 455TCN. Nhà thơ đã vận dụng và cải biên các đề tài thần thoại một cách tự
do để thể hiện tư tưởng của mình ở mức độ cao nhất. Ông đã “dành cho tình yêu
một vai trò quan trọng và làm cho câu chuyện truyền thuyết mới mẻ hẳn ra
nhưng lại biến chất đi”. Có thể nói qua tay Oripit, những nội dung thần thoại
được sửa đổi để trở thành những cốt truyện mới mẻ của bi kịch, có khi mới đến
mức vở kịch mang tính li kì như “tiểu thuyết sân khấu”.
Tuy nhiên, điều khác biệt cần chú ý trong sự khác biệt giữa Oripit và các
vị tiền bối của mình là việc tận dụng các phạm trù mỹ học trong các tác phẩm bi
kịch. Cũng giống như Esin và Xooph ô lơ, ông khai thác “cái bi: ở mức độ cao
nhất của nó, gây tác động bi kịch mạnh mẽ. Đó là trường hợp của vở bi kịch Mê
đê, Những người phụ ngữ xứ Phênixi, Những người đàn bà Tơroa… Tuy nhiên,
“cái bi” trong tác phẩm của ông thưởng bộc lộ sự thảm khốc tuyệt đỉnh vì nó kết
hợp với “cái khủng kiếp” như trường hợp Mêdê giết con để trả thù chồng.
Ơripit đi sâu vào “tâm lý nhân vật”, phanh phui những dục vọng ghê gớm tiềm
ẩn trong lòng con người, những dục vọng thúc đẩy con người đến những hành
động bạo tàn, vượt ra ngoài khuôn khổ của “tính người”, những dục vọng xô
đẩy người ta đến đến những tấn bi kịch thê thảm nhất.
Điều nổi bật ở Ơripit khác hẳn với Esin và Xôphôlơ là cách ông tận dụng
cái hài trong bi kịch của mình; mối quan hệ giữa cái hài và cái bi của ông trong
bi kịch khác với trường hợp Quân Ba Tư của Esin. Trong Quân Ba Tư, “ông tổ
bi kịch” vận dụng cái hài như một động tác giả của cái bi, cái bi kịch của chiến
tuyến phi nghĩa không gây tác động bị kịch mà lại gây tác động hài kịch vì vậy
cái bi kịch ở đây là giả tạo trong dụng ý của tác giả. Càng bi thì càng hài vì vậy
cái bi ở đây làm nền cho cái hài mang giá trị phê phán chiến tuyến phi nghĩa.
Còn ở Ơripit, cái hài là sự cười nhạo kín đáo, là ngụ ý phê phán thâm trầm sâu
xa mà đôi khi phải suy ngẫm mới phát hiện được, mới “giật mình” nhận thức ra
vấn đề tác giả muốn nói. Thường đến lúc đó thì cái hài đã tiếp cận với cái bi,
cao điểm là sự phát triển của nó. Cái hài kịch hòa nguyện với cái bi kịch gợi lên
nụ cười và nước mắt, thể hiện cuộc sống thực với dáng vẻ đầy mâu thuẫn như ở
Anxexto, Ơripit đã vận dụng cái hài qua việc khai thác những tình tiết phi lí của
thần thoại mà ngoài ông ra chắc ít ai chú ý để đưa ra cái cười nhạo kín đáo
(Atmet là người “tốt” nhưng lại muốn người khác chết thay cho mình).
Kịch của Ơripit phản ánh hiện thực xã hội dân chủ chủ nô ở thời kì tan rõ
của nó, do đó các tác phẩm của ông đã đề cập đến hàng loạt các vấn đề nóng
bỏng của xã hội với những nhận định phê phán sâu sắc. Cũng qua đó tác giả đã
thể hiện quan điểm tiến bộ của mình, chính vì vậy người đương thời gọi ông là
“nhà triết lí trên sân khấu”. Ông nói đến chiến tranh và lên án mặt phi nghĩa của
nó. Theo ông: “chỉ có một cuộc chiến tranh mà ai ai trong chúng ta cũng phải
chấp nhận, đó là cuộc chiến tranh vệ quốc, còn ngoài ra chúng ta có quyền từ
khước”. Ơripit ca ngợi hòa bình và thể hiện lòng khao khát hòa bình của người
dân. Tác giả đề cập đến vấn đề tôn giáo thần thoại và ông hoài nghi sự tồn tại
của thần thánh. Ông đã kích sự cuồng tín, nghi ngờ “định mệnh”. Qua bi kịch
của mình, ông đã chỉ ra một thứ “định mệnh”, tức là dục vọng của con người,
chính là nguyên nhân dẫn dắt con người đến những tấn bi kịch trong cuộc sống.
Ơripit còn đề cập vấn đề phụ nữ, hạnh phúc gia đình. Thân phận người
đàn bà ở thời đại ông đã được nói đến với bao đắng cay tủi nhục qua những vở
như Mêđê, Ăng đrô mac, Hêlen…Ông nói đến giàu nghèo, kẻ thống trị và người
bị trị, nói đến người nô lệ với một thái độ khách quan, đúng đắn, tiến bộ. Ngược
lại ông thông cảm với những người nghèo khổ, với người nô lệ “...người nô lệ
suốt đời khốn khổ làm sao! Họ chịu đựng những điều nhục nhã và bị cưỡng bức
bằng sức mạnh…” (Heecuybo). Rõ ràng là Ơripit lên án cả cái thời đại ông sống
với những bất công phi lí của nó.
Ơripit đã để lại cho nhân loại những sáng tác mang ý nghĩa lớn lao, phản
ánh cả một thời kì lịch sử đầy biến động mà trong đó chân dung con người thời
đại nổi bật lên với những yêu thương, căm giận sôi sục nhất.

You might also like