You are on page 1of 46

VỢ NHẶT

KIM LÂN
Các dạng đề liên hệ xung quanh cho năm 2018.
ĐỀ 1: So sánh đoạn kết hai tác phẩm Chí Phèo và Vợ nhặt:
DÀN Ý VÀ BÀI MẪU
Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh: "Đột nhiên thị
thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người
lại qua...". Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh: "Trong óc
Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới..." Mời các bạn cùng
tham khảo bài văn mẫu so sánh đoạn kết hai tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao và Vợ
nhặt - Kim Lân để hiểu hơn về ý nghĩa hai kết thúc trên.
I. Mở bài:
 Giới thiệu Nam Cao , truyện Chí Phèo và đoạn kết truyện.
 Giới thiệu Kim Lân, Vợ nhặt và đoạn kết truyện.
Mở bài tham khảo nhé:
Dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam thường khai thác một khía cạnh phổ
biến đó là tình cảnh bi thảm của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
Trong số những trang văn cảm động về người nông dân phải kể đến hai truyện
ngắn nổi bật: Chí Phèo của nhà văn Nam Cao và Vợ nhặt của Kim Lân. Mỗi truyện
đều có một cách kết thúc riêng, song mỗi cách kết thúc đều mang những giá trị
riêng. Truyện ngắn Chí Phèo kết thúc bằng hình ảnh:
Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và
vắng người lại qua...
Truyện ngắn Vợ nhặt kết thúc bằng hình ảnh:
Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.
II. Thân bài:
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
 Nam Cao là một nhà nhân đạo lớn, một ngòi bút hiện thực xuất sắc, một bậc
thầy về nghệ thuật truyện ngắn; sáng tác mang triết lí nhân sinh sâu sắc. Chí
Phèo là đỉnh cao trong sự nghiệp của Nam Cao; truyện có kết thúc độc đáo, tô
đậm được chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
 Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn; chuyên viết về nông thôn và
đời sống của người dân nghèo với ngòi bút đôn hậu và hóm hỉnh. Vợ nhặt là
truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân; kết thúc truyện đặc sắc, khắc sâu được chủ
đề tư tưởng của tác phẩm.
2. Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Chí Phèo
 Khái quát nội dung tác phẩm Chí Phèo (ngắn gọn)
 Tóm tắt cuộc đời đầy bi kịch của người nông dân Chí Phèo (ngắn gọn)
 Ý nghĩa đoạn kết với hình ảnh Cái lò gạch bỏ hoang
 "Cái lò gạch cũ" vốn là nơi Chí Phèo bị bỏ rơi lúc lọt lòng, giờ đây khi Chí
Phèo vừa chết lại xuất hiện trong ý nghĩ của thị Nở ở kết thúc truyện, đã gợi
ra được sự quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền
sống lương thiện của người nông dân.
 Kết thúc truyện thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao: đồng cảm
với nỗi thống khổ của người nông dân dưới ách thống trị tàn bạo của bọn
địa chủ phong kiến, trân trọng khát vọng được sống lương thiện của họ.
 Truyện kết thúc bằng cách lặp lại hình ảnh ở phần mở đầu tạo nên kết cấu
đầu cuối tương ứng gợi ra vòng tròn luẩn quẩn của thân phận Chí Phèo,
giúp tô đậm chủ đề tư tưởng: cuộc đời Chí Phèo tuy kết thúc nhưng tấn bi
kịch Chí Phèo sẽ vẫn còn tiếp diễn.
 Kết thúc truyện vừa khép vừa mở dành nhiều khoảng trống cho người đọc
tưởng tượng và suy ngẫm, tạo ra được dư âm sâu bền đối với sự tiếp nhận.
3. Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt
 Khái quát nội dung tác phẩm "Vợ nhặt" (ngắn gọn)
 Tóm tắt về cuộc đời nhân vật Tràng. (ngắn gọn)
 Ý nghĩa đoạn kết với hình ảnh lá cờ bay phấp phới:
 Hình ảnh "đám người đói và lá cờ đỏ" hiện lên trong tâm trí Tràng vừa gợi
ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách
mạng, cả hai đều là những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy
giờ.
 Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: trân
trọng niềm khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao động
nghèo; niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng.
 Hình ảnh dùng để kết thúc truyện là triển vọng sáng sủa của hiện thực tăm
tối, đó là tương lai đang nảy sinh trong hiện tại, vì thế nó quyết định đến âm
hưởng lạc quan chung của câu chuyện.
 Đây là kiểu kết thúc mở giúp thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc
sống được mô tả trong toàn bộ câu chuyện; dành khoảng trống cho người
đọc suy tưởng, phán đoán.
4. So sánh sự tương đồng và khác biệt của hai kết thúc truyện
 Tương đồng: Hai kết thúc truyện cùng phản ánh hiện thực tăm tối của con
người trước Cách mạng tháng Tám; cùng góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo
của mỗi nhà văn; cùng là những kết thúc có tính mở, giàu sức gợi.
 Khác biệt: Kết thúc truyện Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của
người nông dân lao động, được thể hiện qua kết cấu đầu cuối tương ứng hàm ý
tương lai sẽ chỉ là sự lặp lại của hiện tại; kết thúc truyện Vợ nhặt phản ánh xu
hướng vận động tất yếu của số phận con người, được thể hiện qua kết cấu đối
lập hàm ý tương lai sẽ mở lối cho hiện tại.
5. Lí giải:
Có sự khác nhau như trên là vì:
 Do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch sử xã hội. Nam Cao viết "Chí Phèo"
năm 1942 trong hoàn cảnh đen tối của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Kim Lân
viết "Vợ nhặt" sau hòa bình lặp lại 1954 khi dân tộc ta đã đi qua 2 mốc lớn của
lịch sử là CM tháng 8 và cuộc kháng chiến chống Pháp. Ánh sáng CM giúp nhà
văn thấy được hướng vận động và phát triển của lịch sử.
 Do khuynh hướng văn học và phương pháp sáng tác. "Chí Phèo": khuynh
hướng văn học hiện thực phê phán. Nam Cao phản ánh hiện thực đen tối nhằm
phê phán xã hội. Nhà văn yêu thương con người nhưng vẫn chưa nhìn thấy
được lối thoát của người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến lúc bấy
giờ. "Vợ nhặt": khuynh hướng hiện thực cách mạng nên Kim Lân có thể nhìn
thấy bóng tối và ánh sáng bao trùm hiện thực trước cách mạng
 Do tài năng và tính cách sáng tạo của từng nhà văn. Cùng yêu thương tin tưởng
con người nhưng Nam Cao có cái nhìn tỉnh táo sắc lạnh trước hiện thực nghiệt
ngã của cuộc sống. Kim Lân lạị cho rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào người
nông dân vẫn có thể vượt lên cái chết, cái thảm đạm để mà vui mà hi vọng.
III. Kết bài: Đánh giá chung về hai tác phẩm và tài năng nghệ thuật của các nhà
văn.
ĐỀ 2: So sá nh đoạ n kết hai tá c phẩ m Chí Phèo và Vợ nhặ t
BÀI VIẾT
Đề tài viết về tình cảnh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945 là một
trong những đề tài tập trung nhiều nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam trong
thời kì đó. Nam Cao và Kim Lân là những ngòi bút tiêu biểu nhất. Trong tác
phẩm“Chí Phèo” – Nam Cao và “Vợ nhặt” – Kim Lân tình cảnh người nông dân
trước Cách mạng đã được miêu tả rất sinh động và chân thực. Bằng phong cách
riêng, cách nhìn nhận riêng của mình và bằng lòng nhân đạo cao cả, mỗi nhà văn
đã viết nên những tác phẩm đặc sắc về số phận riêng của người nông dân.
Đến với “Chí Phèo” cũng như “Vợ nhặt” là ta đến với số phận và cảnh ngộ của
người nông dân dưới hai tròng áp bức của thực dân và phong kiến. Tuy nhiên,
bằng cách nhìn nhận của riêng mình, mỗi nhà văn đã bộc lộ những khám phá riêng
trong từng tác phẩm về số phận, tình cảnh của người nông dân. Do vậy, dù có
chung một đề tài song mỗi người đã tạo ra được cho mình cách đi riêng và tác
phẩm tiêu biểu.
Trong tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao đã làm sống dậy một làng Vũ Đại với
những Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến… Những số phận khác nhau, những tính cách
khác nhau ở trong một môi trường nhỏ. Nổi bật lên tất cả là những khám phá của
Nam Cao về sự thống trị của chế độ phong kiến, bóng dáng của lũ thực dân và sự
chà đạp lên những giá trị cơ bản nhất của con người trong xã hội dưới chế độ đó.
Đi vào tác phẩm, bằng một giọng kể lạnh lùng, Nam Cao đã đưa ta đến một số
phận đau khổ và là nhân vật trung tâm, Chí Phèo, hiện ra bằng chân dung của một
tên lưu manh, côn đồ trông “đặc như thằng săng đá”. Hắn vừa ở tù ra, tóc thì cắt
trọc, mặt chi chít những sẹo. Cái hình dáng dữ tợn của hắn khiến cho trẻ con trông
thấy phải khóc thét lên. Hắn chẳng biết hắn bao nhiêu tuổi, cha mẹ hắn là ai, mà
chỉ biết hắn được một anh đi đặt ống lươn tìm thấy trong cái lò gạch cũ. Đi tù bảy
tám năm, ra tù hắn về làng suốt ngày ngồi quán rượu và cũng suốt ngày hắn chửi.
Hắn chửi trời, chửi đời nhưng trời có của riêng nhà nào, đời cũng chẳng của riêng
ai. Vậy là hắn quay sang chửi cả làng Vũ Đại, nhưng hắn cũng không được ai đáp
lại, vì họ có coi Chí là người đâu. Với họ, đấy là một con thú hung tợn và điên dại.
Bất lực, hắn quay sang chửi chính người nào đã sinh ra hắn. Chao ôi! Tội nghiệp
Chí! Bằng cái giọng kể lạnh lùng của mình, Nam Cao đã cho người đọc hiểu rằng
Chí đã bị tước mất quyền làm người, bị chà đạp tàn nhẫn cả về nhân tính lẫn nhân
hình. Trên cuộc đời và trong làng Vũ Đại, Chí chẳng còn gì để mất, chẳng còn gì
để có thể cứu vớt được con người hắn.
Hình tượng Chí Phèo chính là một khám phá riêng đặc sắc của Nam Cao. Vì khi
ông miêu tả Chí, ta không những không thấy ghê sợ mà còn thương cảm cho Chí.
Qua “Chí Phèo” ta cũng thấy sống dậy cả một tầng lớp nông dân đói khổ bị dồn
đến con đường cùng, bị chà đạp cả nhân tính lẫn nhân hình và bị tước mất những
quyền cơ bản nhất của một con người.
Nhưng ai là thủ phạm đã đẩy Chí cùng những số phận nghèo khổ khác đến chân
tường vậy? Không dừng lại ở khám phá đó, Nam Cao đã đi dần, bóc vỏ bọc để lộ
rõ chân tướng của thế lực đen tối đó. Đó chính là giai cấp thống trị trong xã hội
thực dân phong kiến mà đại diện tiêu biểu là cha con Bá Kiến. Trong quá trình tha
hóa nhân phẩm của Chí, Bá Kiến luôn có mặt, can thiệp thô bạo hay nói đúng ra là
nguyên nhân đẩy Chí đi vào con đường tha hóa. Chỉ vì một sự ghen tuông với Chí
về bà Ba – một người đàn bà lẳng lơ mà Bá Kiến đã không ngần ngại đẩy Chí vào
tù. Vậy là một anh nông dân cần cù khỏe mạnh và trung thực đến độ bóp đùi cho
bà Ba cũng không khỏi run tay, Chí trở thành lưu manh. Cuộc sống trong tù đối
mặt với mọi cái xấu xa, gian trá nhất trên đời đã đánh cắp cái phần người, phần
nhân tính trong Chí. Vậy nhưng Bá Kiến đã tha cho Chí đâu. Ra tù, Chí bị lão lợi
dụng vào những trò tranh giành quyền chức bẩn thỉu của lão. Bằng cái kinh nghiệm
dùng người của sự quỷ quyệt gian manh và “tiếng cười Tào Tháo”, Bá Kiến đã
biến Chí thành tay sai của mình trong khi đã cướp sạch của hắn những thứ quý giá
nhất: quyền được sống và quyền làm người.
Trong sự rộng lớn về đề tài người nông dân trước Cách mạng, Nam Cao đã biết
khám phá những mảng riêng bằng con mắt của mình. Bên cạnh sự thống trị của
một giai cấp tàn ác và tham lam, thì khám phá quan trọng nhất và sâu sắc nhất của
Nam Cao là giá trị trong mỗi con người.
Nam Cao không chỉ lạnh lùng chỉ ra cho ta thấy một Chí Phèo lưu manh, tha hóa
đến tột cùng, một Thị Nở ngây ngây dại dại, xấu đến nỗi ma chê quỷ hờn; mà trong
những con người đó, ông tìm ra cái phần nhân tính cao đẹp vẫn ẩn giấu trong tâm
hồn họ qua bao nhiêu lớp bọc. Chí Phèo uống rượu không phải chỉ để say. Hắn cố
uống cho say, song lại tỉnh. Ra tù, hắn nhận ra hắn đã bị cướp đoạt đi cả nhân tính
lẫn nhân hình. Lần thứ hai hắn bị xã hội vứt bỏ và lần này thì chẳng còn ai chìa tay
cứu vớt hắn. Đau đớn và tuyệt vọng, hắn tìm đến rượu. Song trong cơn say, bản
năng muốn làm người trỗi dậy làm nảy sinh trong hắn ý định trả thù. Hắn nhận ra
Bá Kiến là kẻ thù, là kẻ đã gây ra cho hắn hậu quả ấy. Song đau đớn thay, vì một
lần nữa hắn lại rơi vào âm mưu gian xảo của Bá Kiến.
Trong cái tuyệt vọng khốn cùng, một hạnh phúc hiếm hoi đã đến với hắn, thức tỉnh
cái ước muốn làm người trong hắn một cách mạnh mẽ. Sự cứu vớt ấy là tình yêu
của Thị Nở - một người đàn bà dở dở ương ương cũng bị xã hội coi thường. Thị
cũng như Chí, cũng là con người dưới đáy xã hội. Nhưng trong con người thị vẫn
tiềm ẩn một khả năng, khả năng yêu – cái chức năng cơ bản của người phụ nữ, một
con người. Bát cháo hành của thị đã có một sức mạnh làm trỗi dậy khát vọng làm
người trong Chí. Tình yêu ấy đã khiến Chí sống lại với mơ ước một thời là có một
gia đình, một hạnh phúc đơn sơ, giản dị. Song khi chuỗi thời gian năm ngày hạnh
phúc ngắn ngủi của Chí kết thúc thì Chí nhận ra tất cả đã quá muộn rồi: “Tao muốn
làm người lương thiện” nhưng “Ai cho tao lương thiện?”.
Trong rất nhiều khía cạnh của đề tài này, Nam Cao đã có những khám phá riêng và
sâu sắc. Tựu chung lại, ông đã làm nổi bật lên những giá trị nhân văn tiềm ẩn và có
sức sống mạnh mẽ trong những con người như Chí, như Thị Nở… Trong tác phẩm
“Chí Phèo”, Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến, … đã trở thành nhân vật điển hình và
những khám phá riêng của Nam Cao cũng trở thành điển hình.
Cũng đề cập đến đề tài trên, nhưng với con mắt riêng của mình, Kim Lân cũng đã
có những khám phá riêng trong tác phẩm “Vợ nhặt”.
“Vợ nhặt” là bức tranh về cuộc sống của người nông dân nơi xóm ngụ cư tồi tàn,
nhưng trong những lúc đói khát khốn cùng nhất, họ vẫn nuôi mơ ước về một hạnh
phúc đầm ấm, giản dị trong tương lai.
Đối ngược với chất giọng lạnh lùng của Nam Cao, với giọng nhẹ nhàng, tình cảm,
Kim Lân đã miêu tả về cuộc sống của những con người đang lay lắt giữa cái sống
và chết, khi nạn đói cứ rình chực như cơn bão lăm le cướp đi tất cả.
Tràng là một người kéo xe thuê, với hình dáng bên ngoài to lớn và vập vạp, hai con
mắt nhỏ tí gà gà, hai quai hàm bạnh ra, bao giờ cũng nhấp nhính những ý nghĩ vừa
dữ tợn vừa thú vị. Nạn đói với sức tung hoành khủng khiếp của nó đã cuốn lấy tất
cả trên những con đường đã đi qua “Người chết như ngả rạ” – “Không khí vẩn lên
mùi thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. “Dưới những gốc đa, gốc gạo xù
xì bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”. Nạn đói cũng
khiến cho Tràng trở nên nặng nề và mệt mỏi. Những đứa trẻ ở xóm ngụ cư – đại
diện cho sự sống vui tươi cũng trở nên ủ rũ. Để trêu chọc Tràng được một câu,
chúng cũng phải “cong cổ gào” mới bật ra mấy tiếng “Anh Tràng ơ! Chông vợ
hài”.
Khám phá của Kim Lân không phải là nạn đói ấy, mà ngòi bút của ông đã đào sâu
sắc sảo để phát hiện ra sức sống mãnh liệt của con người cho dù trong cơn khốn
quẫn nhất vẫn lấp lánh những ước mơ.
Nam Cao đặt các nhân vật của mình trong một không gian làng Vũ Đại, nơi thống
trị lâu đời của chế độ phong kiến. Đằng sau những Bá Kiến – ta vẫn thấy thấp
thoáng bóng thực dân. Còn Kim Lân lại đề cập đến xóm ngụ cư và có sự hiện hình
rõ rệt của bọn thực dân, phát xít Nhật. Nhân vật của Kim Lân, không phải được
khám phá ở phương diện bị bóc lột, chà đạp mà Tràng, người vợ là đại diện cho
sức sống mãnh liệt, những con người dù đang sống giữa ranh giới của cái sống và
chết vẫn không nghĩ tới “ngày mai”. Trong cái “tao đoạn” khốn khổ nhất, Tràng lại
lấy vợ. Một sự kiện bất ngờ mà cũng lắm éo le. Cũng có lúc Tràng lo ây về sự
kiếm sống để nuôi gia đình. Nhưng ý nghĩ ấy bị lấn át đi bởi cái hạnh phúc bất ngờ
của anh. “Trên khuôn mặt Tràng có nét gì phởn phơ”, “ý nghĩ có vợ khiến Tràng
thấy vui vui”. Hạnh phúc dù đến trong cảnh khốn cùng nhưng nó vẫn đủ sưởi ấm
cho tâm hồn ấy.
Bà cụ Tứ không khỏi ngạc nhiên khi con lấy vợ trong hoàn ảnh ấy. Bà thương cho
con mình. Trong lòng người mẹ ấy đan xen bao nhiêu tình cảm. Chao ôi, có lòng
người mẹ nào lại không đau xót khi không lo nổi cho hạnh phúc của con. “Hai con
mắt của bà nhoèn ra”, “Bà lo âu rồi không biết chúng nó có qua nổi cái tao đoạn
này không?”. Nhưng rồi cùng với tấm lòng người mẹ, bà hiểu ra tất cả với một nỗi
cảm thông “có thế nào người ta mới lấy con mình mà con mình mới có vợ”.Rồi bỏ
qua những lo âu đó, bà lại nghĩ cho tương lai về sau, bà nói về những dự định trong
tương lai và bà hi vọng.
Sự xuất hiện một thành viên mới, bỗng thay đổi cả cái gia đình hiu quạnh ấy. Ai
nấy đều chung tay sửa soạn, dường như họ nghĩ nếu như dọn dẹp cho khung cảnh
được quang quẻ, thì cuộc sống cũng có cơ khấm khá hơn. Người đàn bà đã đúng là
người vợ đúng mực. Tràng thì cũng xăm xăm muốn góp công vào tu sửa nhà
cửa“Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại”. Song cái thảm hại toát lên từ đĩa rau
chuối thái rối với niêu cháo lõng bõng chỉ có thể họ bớt một chút vui, chứ không
ngăn được những mơ ước của họ. Bà cụ Tứ trong suốt bữa ăn chỉ nói chuyện vui
sướng về sau, gợi lên trong vợ chồng Tràng một viễn cảnh tươi sáng.
Bằng phong cách, con mắt riêng của mình, Kim Lân đã khám phá ra những nét
riêng của số phận và con người nông dân trước Cách mạng. Cuộc sống tối tăm đói
khát không đủ sức giết chết mơ ước và sức sống trong họ.
Trong mỗi tác phẩm, các tác giả có mỗi cách kết thúc khác nhau.
Trong “Chí Phèo”, Nam Cao kết thúc truyện bằng một cuộc “khởi nghĩa” nhân tính
của Chí Phèo. Trong cơn tuyệt vọng tột cùng vì nhận ra mình đã mất đi quyền
được làm người, Chí đã tìm đâm Bá Kiến – kẻ thù hiểm độc nhất của mình rồi tự
sát.
Còn trong “Vợ nhặt”, kết thúc câu chuyện là lời kể về cuộc khởi nghĩa phá kho
thóc và hình ảnh đám người đói cùng lá cờ đỏ sao vàng vẫn lởn vởn trong đầu
Tràng.
Cái chết của Chí Phèo không gợi lên sự bi thảm hay tối tăm như tương lai chị Dậu.
Mà nếu như Chí Phèo đã thực hiện một cuộc “khởi nghĩa” đầy nhân tính, thì Tràng
của Kim Lân lại được nhận thức về một cuộc cách mạng không xa trong tương lai
để xây dựng một cuộc đời hạnh phúc.
Chí Phèo đã chấp nhận lấy cái chết để đánh đối sự lương thiện nhân tính. Hắn chết
nhưng phần linh hồn lại được gột rửa sạch, trở về đúng nghĩa một con người. Và vì
vậy cái chết của Chí cũng là một kết thúc điển hình và hợp lí.
Với “Vợ nhặt”, ta tin rằng trong tương lai không xa rồi Tràng cũng sẽ tham gia
cách mạng, đi dưới lá cờ đỏ ấy để thực hiện ước mơ của mình, của những người
dân xóm ngụ cư.
Qua đó, ta đã hoàn toàn có thể thấy rõ được tư tưởng nhân đạo bao trùm hai tác
phẩm. Mỗi nhà văn sáng tác đều dựa trên tấm lòng nhân đạo của mình. Tư tưởng
nhân đạo nổi bật ở từng số phận Tràng, Chí Phèo…và xuyên suốt tác phẩm qua
diễn biến câu chuyện.
Với “Chí Phèo”, Nam Cao đã thể hiện tư tưởng nhân đạo đặc sắc và chủ đạo của
ông là ở sự bộc lộ của mỗi nhân vật. Bằng một giọng điệu lạnh lùng với trái tim
nồng ấm yêu thương, Nam Cao đã nhận ra phần người bị khuất lấp đằng sau những
hình dáng dữ tợn, xấu xí… Ông đã biện minh một cách lặng lẽ cho nhân tính của
những người dưới đáy xã hội như Chí Phèo, Thị Nở, đồng thời cũng lên án mạnh
mẽ giai cấp thống trị đương thời.
Kim Lân qua “Vợ nhặt”, đã làm toát lên sức sống mãnh liệt của những người dân
Việt Nam trong những sức vóc nhỏ bé ấy lại là cả một sức mạnh tiềm tàng, một
tâm hồn phong phú. Không nhiều lời, song ông cũng đã phơi bày được tội ác của
thực dân Pháp, phát xít Nhật qua những trò như thu thóc tạ đã bóc lột nhân dân đến
tận cùng.
“Chí Phèo”, “Vợ nhặt” – tự những tác phẩm ấy đã nói lên giá trị của mình và với
những giá trị đó, nó xứng đáng vào hàng ngũ những tác phẩm thành công nhất của
văn học thời kì trước Cách mạng.
ĐỀ 3: So sánh kết thúc của hai truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim
Lân và “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
DÀN Ý
Tô Hoài và Kim Lân đều là một trong những tác giả tiêu biểu của văn xuôi thời kỳ
kháng chiến chống Pháp. Các tác phẩm của họ đều lấy cảm hứng từ cuộc sống hiện
thực của người nông dân Việt Nam trước CMT8. Hai tác phẩm “Vợ Nhặt” và “Vợ
chồng A Phủ” tuy phản ánh số phận của hai người nông dân khác nhau nhưng đều
mang một kết thúc mở. Nơi mà niềm hy sinh về cuộc sống mới tự do và hạnh phúc
của họ được gửi gắm.
Khái quát về hai tác phẩm “Vợ Nhặt” và “Vợ chồng A Phủ” thì cả hai tác phẩm
đều có nhân vật chính là người nông dân Việt Nam trước CMT8 năm 1945. Cuộc
sống của họ đều điểm chung là khó khăn bất hạnh nhưng vẫn sáng lên những phẩm
chất cao đẹp và điều đặc biệt là họ đang trong quá trình giác ngộ cách mạng.
Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là câu chuyện kể về nhân vật Mị là một cô gái vùng
cao nghèo khó. Nhưng dẫu cuộc sống khó khăn vẫn luôn luôn yêu đời và tin tưởng
vào lao động. Mị bị bán cho nhà Thống Lí Pá Tra để làm dâu gạt nợ. Mặc dù phải
sống trong thân phận nô lệ bị đầy đọa quanh năm làm việc quần quật khổ cả về thể
xác lẫn tinh thần nhưng Mị vẫn luôn ham sống. A Phủ cũng vì đánh con quan nên
bị bắt về nhà thống Lí bị đánh đập rồi phải trở thành người đi ở đợ cho nhà thống
lí. Hai thân phận nô lệ đã gặp nhau cảm thông và giải thoát cho nhau. Trong một
đêm đông Mị đang ngồi sưởi lửa hơ tay thì bắt gặp “Một dòng nước mắt lấp lánh
bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Chính giọt nước mắt đấy đã tác
động đến nhận thức của Mị khiến cô có hành động táo bạo “Lấy con dao nhỏ cắt
lúa cắt nút dây mây” để giải thoát cho A Phủ. Sau đó Mị cũng chạy theo A Phủ bởi
Mị biết một điều rằng “Ở đây thì chết mất”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau chạy
xuống dốc núi. Trong cái đêm tối mịt mù đó hai người dìu nhau chạy một mạch.
Những chi tiết đấy đã thể hiện cho sức sống tiềm tang mãnh liệt của con người
dưới sự áp bức đè nén của bọn phong kiến. Nếu như trước đây “Sống lâu trong cái
khổ Mị quen rồi” thì nay Mị đã có ý thức vùng lên để giành quyền sống. Hành
động của Mị cắt dây trói giải thoát cho A Phủ tuy là hành động tự phát nhưng có
thể nhận thấy không thể sống ở đây được. Phải có một sức sống tiềm tang thì mới
có thể vực Mị từ một người đã quyết ăn lá ngón tự tử đến việc vùng lên mạnh mẽ
trong đêm tình mùa xuân. Và đến hành động táo bạo là giải thoát cho A Phủ. Kết
thúc của truyện thể hiện cho tinh thần đấu tranh của người dân chống lại bọn địa
chỉ phong kiến với quy luật tất yếu là “có áp bức là có đấu tranh”.
Truyện ngắn “Vợ Nhặt” trích trong tập tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay
sau khi CMT8 thành công. Nội dung chính của truyện là phản ánh cuộc sống của
những người nông dân ở xóm ngụ cư. Mà trong đó nhân vật chính là anh cu Tràng
làm nghề chở xe bò thuê. Vì cái đói cái nghèo nên Tràng không có nổi một đám
cưới đàng hoàng. Tràng nhặt được vợ một cách ngẫu nhiên trên đường về nhà và
đám cưới cũng chỉ là một bữa cơm thảm hại “Giữa cái mẹt rách có độc một lùm
rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo”. Trong ngày đón nàng dâu mới về
chưa kịp vui thì họ đã nghe thấy tiếng trống thúc thuế, tiếng hờ khóc của người
hàng xóm vì gia đình có người ra đi từ xa vọng về. Truyện kết thúc với hình ảnh lá
cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Hình ảnh lá cờ cuối tác phẩm được xem là chứa
đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Kết thúc đó cũng có cơ sở từ những thực tiễn của đời
sống. Câu chuyện có bối cảnh là nạn đói năm 1945 một thời điểm lịch sử có thật
khi mà người dân phải chịu áp bức, bóc lột, một cổ ba tròng. Trong hoàn cảnh
cùng cực đó người nông dân đã đứng lên khởi nghĩa phá kho thóc Nhật chia cho
dân nghèo. Trải qua khó khăn áp bức những người nông dân đó đã biết đứng lên
đấu tranh và tìm kiếm con đường cho mình bằng cách tìm đến với cách mạng như
một điều tất yếu.

Hai câu chuyện kể về hai số phận của người nông dân khác nhau. Nhưng kết thúc
cùng chung một kết thúc mở. Kết thúc của hai tác phẩm cũng nhấn mạnh cho sự
thay đổi tư tưởng của các nhà văn. Nếu trước đây nhà văn Nam Cao cũng viết về
đề tài nông dân với tác phẩm Chí Phèo có kết thúc đi vào ngõ cụt thì nay trong tác
phẩm “Vợ Nhặt” và “ Vợ chồng A Phủ” chúng ta đã thấy được tương lai tươi sáng
cho những người nông dân. Đó là CMT8 thành công chế độ phong kiến hủi lậu bị
lật đổ.

ĐỀ 4: Những khám phá mới mẻ trong cách kết truyện Vợ chồng A Phủ
và Vợ nhặt
DÀN Ý

Mở bài : Đặt vấn đề


Nhà văn Nguyễn Minh Châu có lần nói đại ý rằng “Người cầm bút có biệt tài là có
thể chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc với một vài sự diễn biến
sơ sài nhưng đó có khi lại là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân
loại. Đúng như vậy, trong cái dòng đời xuôi chảy ấy các nhà văn sẽ tìm được một
khoảnh khắc –một khoảnh khắc – một điểm sáng nghệ thuật có ý nghĩa làm nổi bật
tính cách của nhân vật và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng
của tác phẩm. Kết truyện “Vợ chồng A Phủ” với hình ảnh Mị cứu A Phủ rồi “Hai
người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi” và “Vợ nhặt” với hình ảnh
“Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” chính là
điểm sáng ấy. Tuy nhiên mỗi nhà văn lại có những khám phá mới mẻ.
Thân bài : Giải quyết vấn đề
1, Khái quát chung về 2 tác giả và 2 tác phẩm
(Hs vận dụng kĩ năng làm đề so sánh).
-Khái quát chung về hai tác giả: Tô Hoài và Kim Lân đều là những tác giả tiêu biểu
của văn xuôi thời kì kháng chiến chống Pháp. Tô Hoài có những trang văn viết
chân thực với quan niệm “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật.
Đã là sự thật thì không tầm thường dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng
người đọc”. Kim Lân lại có những trang việt chân thực về đời sống làng quê với
những thú vui tao nhã của người nông dân quê mình mà ông gọi đó là “thú đồng
quê” hay “phong lưu đồng ruộng”. Ông cũng viết chân thực về những người nông
dân quê mình chất phác, hóm hỉnh mà rất tài hoa.
– Khái quát về hai tác phẩm: Cả hai tác phẩm đều viết về hình tượng người nông
dân trong quá trình đến với cách mạng. Ở họ là một cuộc sống khó khăn bất hạnh
nhưng vẫn sáng lên những phẩm chất cao đẹp và điều đặc biệt là họ đang trong quá
trình đến với cách mạng.
– Viết về sự nhận thức về cách mạng của người nông dân cả hai tác phẩm đều
mang đến cách kết truyện bằng hình ảnh rất ấn tượng mang lại ý nghĩa sâu sắc.

2. Phân tích chi tiết kết truyện của hai tác phẩm.

Chi tiết kết thúc truyện (đoạn trích) trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
Dẫn dắt cụ thể về hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản.
-Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953). Năm
1952, Tô Hoài cùng với những chiến sĩ cách mạng lên miền núi Tây Bắc giúp
người dân kháng chiến chống Pháp. Sau thời gian tám tháng gắn bó với cuộc sống
của người dân vùng cao, ông đã am hiểu sâu sắc cuộc sống nơi đây. Điều đó đã
khơi nguồn cảm hứng giúp ông viết cụ thể , chân thực về cuộc sống của họ.
-Nội dung chính: Tác phẩm là câu chuyện của những người dân vùng cao, họ
không cam chịu sự đè nén, áp bức của bọn địa chủ phong kiến mà đã vùng lên đấu
tranh để giành lấy quyền sống, quyền tự do.
Dẫn dắt đến chi tiết:
Tác phẩm phản ánh cuộc sống của người nông dân miền núi qua nhân vật Mị và A
Phủ. Mị là con dâu gạt nợ của nhà thống lí phải sống một thân phận nô lệ, bị đày
đọa cả về thể xác và tinh thần. A Phủ vì đánh con quan nên bị bắt về nhà thống lí,
bị đánh đập rồi phải trở thành người ở trừ nợ cho nhà thống lí. Hai thân phận nô lệ
ấy đã gặp nhau và giải thoát cho nhau. Một đêm mùa đông trên núi cao dài và
buồn, Mị trở dậy ngồi sưởi lửa hơ tay thì bắt gặp “Một dòng nước mắt lấp lánh bò
xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Giọt nước mắt ấy đã tác động đến
nhận thức và tình cảm của nhân vật Mị khiến cô đã có hành động táo bạo “Lấy
con dao nhỏ cắt lúa cắt nút dây mây” giải thoát cho A Phủ. Sau đó Mị cũng chạy
theo A Phủ bởi “Ở đây thì chết mất”. Rồi “Hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy
xuống dốc núi”.
Phân tích nội dung và ý nghĩa của chi tiết.
– Đây là chi tiết quan trọng trong tác phẩm bởi trước hết đã thể hiện cho tấm lòng
đồng cảm của các nhân vật. Khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, Mị đã nhớ lại
tình cảnh của mình những lần trước Mị cũng bị trói ở đó “nước mắt chảy xuống
miệng, xuống cổ mà không lau đi được”. Cô đồng cảm sâu sắc với A Phủ, đó là
niềm đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ. Từ người khác, nghĩ đến
hoàn cảnh của mình rồi từ lòng thương mình dẫn đến thương người để rồi cô có
hành động táo bạo, quyết liệt ấy.
– Những chi tiết ấy đã thể hiện cho sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người ở
đây là người nông dân miền núi dưới sự áp bức đè nén của bọn phong kiến chúa
đất. Nếu như trước đây “Sống lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi”, Mị sống cũng
như chết, cam chịu, Mị mất hết ý thức về quyền sống thì bây giờ giọt nước mắt
của A Phủ đã làm cho sức sống của cô như được trỗi dậy. Hành động Mị cắt dây
trói giải thoát cho A Phủ cũng là giải thoát cho chính mình có thể là hành động tự
phát lúc bấy giờ bởi trong hoàn cảnh cụ thể, Mị nhận thấy không thể sống ở đây
được. Rồi Mị sẽ phải trói vào cái cột kia cho đến chết. Nghĩ đến đó Mị rùng mình
và khi cái chết đang gần kề trong con người ấy bỗng trỗi dậy niềm ham sống mãnh
liệt. Nhưng xét đến cùng đó là hành động tự giác, ý thức vùng lên ấy đã được
“chuẩn bị” tâm lí từ trước. Phải có sức sống của cô Mị trỗi dậy khi có ý định ăn lá
ngón tự tử đặc biệt phải có sự vùng lên mạnh mẽ trong đêm tình mùa xuân thì bây
giờ cô Mị mới có hành động táo bạo liều lĩnh như vậy. Hành động của Mị chính là
kết quả tất yếu của cả một quá trình nhận thức.
– Hành động giải thoát của Mị và A Phủ thể hiện sự nhận thức sâu sắc của người
nông dân về quyền sống, quyền tự do. Trước đây với Mị sống hay chết cũng như
nhau bởi “Sống lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi”. Bây giờ Mị và A Phủ không
mãi cam chịu thân phận nô lệ nữa, họ muốn một cuộc sống tự do, sống đúng nghĩa
cuộc sống của một con người chứ không phải kiếp sống trâu ngựa trong nhà quan
nữa. Mị sợ cái chết “ Ở đây thì chết mất”, sợ cái chết cũng là ý thức cao độ về
quyền sống mà nhất là cuộc sống tự do. Với A Phủ cũng thế, lúc này khát khao tự
do ở trong anh cũng trở nên mãnh liệt. Trước đây, A Phủ cũng đã có nhiều cơ hội
để anh trốn thoát, khi anh rong ruổi một mình ngoài gò ngoài rừng để chăn bò,
chăn ngựa. Nhưng cũng giống như Mị, khi đó anh sống trong sự cam chịu, nhẫn
nhục. Còn bây giờ khi cái chết đang đến gần anh đã quật sức vùng lên chạy, A Phủ
muốn giải thoát cuộc sống nô lệ để đến với tự do.
-Kết thúc truyện cũng thể hiện cho tinh thần đấu tranh của người dân chống lại bọn
địa chủ phong kiến với quy luật có áp bức thì có đấu tranh. Bọn địa chủ phong
kiến với bao chính sách tàn bạo với chế độ cho vay nặng lãi, tục cướp dâu đã biến
Mị trở thành con dâu gạt nợ. Với cường quyền của chúng cũng biến A Phủ thành
kiếp tôi đòi. Lúc này người nông dân không còn chịu dưới những luật lệ hà khắc.
Họ nhận thấy rõ tội ác của bọn địa chủ phong kiến. Mị nhận ra “Chúng nó thật độc
ác”. Điều này không phải là điều dễ dàng với người nông dân lúc bấy giở bởi đã từ
lâu lắm cô Mị chẳng còn ý thức chỉ suốt ngày “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó
cửa”, chỉ làm bạn với căn buồng kín mít lúc nào nhìn ra cũng chỉ thấy trăng trắng
không biết là sương hay là nắng, rồi cứ ở đó mà nhìn ra đến bao giờ chết thì thôi.
Nhưng hôm nay cô Mị thấy mình và A Phủ cùng bao nhiêu nông dân thật đáng
thương và bọn địa chủ phong kiến và bọn địa chủ phong kiến kia thật tàn bạo. Suy
nghĩ “chúng nó thật độc ác” như một lời kết tội của những người nông dân dành
cho kẻ thù. Chính vì vậy họ không thể cam chịu mà phải trốn thoát khỏi nơi áp bức
cường quyền ấy.
-Chính điều đó hướng tới hành động quyết liệt hướng tới tự do. Đó là tiền đề để Mị
và A Phủ đến với cách mạng. Như vậy cuộc sống của người nông dân không còn là
những ngày khổ đau, tăm tối. Cách mạng là yếu tố quan trọng để họ được đổi đời.
-Viết về sự giải thoát của Mị và A Phủ, nhà văn Tô Hoài cũng thể hiện giá trị nhân
đạo sâu sắc. Bằng tấm lòng yêu thương của nhà văn với người nông dân ông đã
không để cho nhân vật của mình phải cam chịu trong vòng nô lệ mà mở ra cho họ
một hướng giải thoát. Ý thức vê quyền sống, quyền tự do đã giúp họ nhận thức về
cuộc sống và họ đã tự vùng dậy để giải thoát cho chính mình.
Đánh giá:
– Hành động Mị và A Phủ giải thoát và cùng nhau trốn khỏi Hồng Ngài là chi tiết
đặc biệt quan trọng thể hiện cho sức sống mạnh mẽ của nhân vật. Đồng thời là
bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của nhân vật góp phần quan trọng trong việc
thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nếu không có chi tiết ấy thì cuộc đời của
Mị và A Phủ vẫn trong tăm tối của kiếp sống nô lệ, cuộc sống của người nông dân
vẫn mãi cam chịu và sáng tác của Tô Hoài vẫn là sự bế tắc. Chính ánh sáng của
cách mạng đã giúp nhà văn hướng cho nhân vật của mình đến một hướng giải
thoát.
– Hành động đó cũng thể hiện rõ cho phong cách của nhà văn Tô Hoài. Ông có vốn
am hiểu phong phú sâu sắc về đời sống của những người nông dân vùng cao và
viết chân thực về cuộc đời của họ. Không khí của cuộc cách mạng trên mảnh đất
Tây Bắc đã khiến nhà văn phản ánh được sức sỗng mãnh liệt của họ.
Chi tiết kết thúc truyện trong tác phẩm “Vợ nhặt”.
Dẫn dắt cụ thể về hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản.
–Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết
ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và bị mất bản
thảo. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), Kim Lân dựa vào một phần của
cốt truyện cũ để viết tác phẩm “Vợ nhặt”. Tác phẩm được đưa vào tập “Con chó
xấu xí” (Xuất bản 1962).
-Nội dung chính: Tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống của người dân vùng
đồng bằng Bắc Bộ trong nạn đói kinh hoàng năm 1945. Nhưng trong hoàn cảnh đó
người nông dân vẫn đùm bọc yêu thương, vẫn khao khát mái ấm gia đình và luôn
có một niềm hi vọng vào tương lai.
Dẫn dắt đến chi tiết: Truyện viết về cuộc sống của những người dân ở xóm ngụ
cư trong nạn đói mà tiêu biểu là cuộc sống của gia đình Tràng. Vì cái đói cái nghèo
nên Tràng không thể có một đám cưới đàng hoàng và bữa cơm đón nàng dâu mới
của nhà Tràng cũng rất thảm hại “Giữa cái mẹt rách chỉ có độc một lùm rau chuối
thái rối và một đĩa muối ăn với cháo”. Trong bữa ăn họ nghe thấy tiếng trống thúc
thuế, qua lời của người vợ, Tràng đã nhớ lại có lần mình gặp Việt Minh và “Trong
óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”,
Phân tích ý nghĩa của chi tiết
-Hình ảnh lá cờ ở cuối tác phẩm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Kết thúc ấy có cơ sở
từ thực tiễn đời sống. Câu chuyện có bối cảnh là nạn đói năm 1945- một thời điểm
lịch sử có thật trong đất nước ta vào những năm tháng chuẩn bị cho cuộc cách
mạng và đó là những ngày tiền khởi nghĩa với phong trào phá kho thóc Nhật chia
cho dân nghèo. Vậy nên trong hoàn cảnh đói khát cùng cực ấy người nông dân
nhận ra kẻ thù gây đau khổ cho mình là bọn Pháp và Nhật. Thực dân Pháp thi hành
những “luật pháp dã man’, vơ vét của cải còn phát xít Nhật thì bắt nhân dân ta nhổ
lúa trồng đay, trồng thầu dầu rồi cùng với thiên tai, lũ lụt…Tất cả đều là căn
nguyên dẫn đến tảm cảnh nạn đói năm 1945. Những người dân sống trong hoàn
cảnh đó họ sẽ ý thức được mình phải đứng lên đấu tranh tìm con đường cho mình.
Họ sẽ tìm đến với cách mạng như một điều tất yếu.
+ Truyện kết thúc nhưng đã mở ra cho người đọc nhiều suy ngẫm. Truyện không
nói cụ thể rõ ràng là cuộc sống của Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt sẽ đi đến đâu,
cuộc sống của họ tiếp theo sẽ như thế nào để gượng ép trói buộc suy nghĩ của bạn
đọc thiên về một hướng và nhiều khi chỉ suy nghĩ theo chiều hướng ấy. Và thật
khéo léo khi Kim Lân để “lửng”. Kết thúc “lửng” ấy chứa đựng bao suy nghĩ của
tác giả. Phải chăng nhà văn Kim Lân đang thầm kín bày tỏ sự trân trọng với cách
tiếp cận, nhận thức của độc giả đồng thời cũng hướng họ rằng nên phải suy nghĩ,
chiêm nghiệm để viết tiếp câu chuyện ấy với sự phù hợp và đúng đắn nhất theo
quan điểm nhận thức của mỗi người. Việc tạo ra kết thúc mở cũng khơi sâu sự tìm
tòi khám phá một góc độ của cuộc sống, của xã hội thay vì chỉ là đọc trên giấy và
hiểu tác phẩm một cách đơn thuần. Rõ ràng với ánh sáng “le lói ở cuối đường
hầm” kia người đọc có quyền hiểu và ngẫm theo nhiều cách. Theo quan điểm của
bản thân có thể suy ngẫm Tràng sẽ được theo cách mạng, theo ánh sáng của Đảng
cùng với quần chúng khởi nghĩa và rồi cuộc sống của anh và gia đình cùng những
người nông dân Việt Nam sẽ ấm no hơn, hạnh phúc hơn khi cách mạng giành
thắng lợi.
+ Kết truyện của Kim Lân đã mở ra một tương lai tươi sáng cho người dân. Không
giống như văn học hiện thực phê phán trước cách mạng.Trước đây, nhà văn Nam
Cao đã để cho nhân vật Chí Phèo cảm nhận hương vị của cuộc sống, để cho hắn
cảm nhận tình yêu thương…nhưng rồi Chí Phèo lại rơi vào bi kịch bế tắc. Nhà văn
Ngô Tất Tố cũng để nhân vật của mình- Chị Dậu vùng lên chống lại ách áp bức
của bọn địa chủ nhưng rồi cuối cùng trước mắt chị là “trời tối đen như mực giống
như cái tiền đồ của chị”. Họ đều rơi vào luẩn quẩn, bế tắc không lối thoát. Ở “Vợ
nhặt”, Kim Lân đã để cho những người nông dân hướng về tương lai. Liệu tác
phẩm có thể kết thúc trong cảnh “bữa cơm ngày đói” với khung cảnh trông thật
thảm hại “Giữa cái mẹt rách chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa
muối ăn với cháo” và “không ai nói câu gì. Họ cắm đầu ăn cho xong lần. Họ tránh
nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mỗi người”. Nếu kết thúc như thế
thì cái đói, cái nghèo vẫn bao trùm, cuộc sống của nhân dân vẫn rơi vào bế tắc.
Nhưng Kim Lân không dừng lại ở đó. Ông đã hướng họ vào ánh sáng của tương
lai, của cách mạng “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp
phới”,”. Thật là ông đã để những con người trong hoàn cảnh khốn cùng cận kề cái
chết nhưng họ không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng đến sự sống, vẫn hi vọng tin
tưởng ở tương lai. Những người đói ấy vẫn khao khát về cuộc sống ấm no, đầy đủ
hơn. Nhà văn đã để người dân nhận thức đúng về cách mạng khơi lên tinh thần đấu
tranh . Thực tiễn lịch sử cách mạng Tháng tám 1945 đã thắng lợi thì con người và
đặc biệt là người nông dân càng có thêm động lực niềm tin vào tương lai tươi sáng
ấm no. Thật là một cách kết truyện sáng mở ra cuộc sống tươi sáng cho con người.
+ Cách kết truyện của Kim Lân cũng mang lại giá trị nhân đạo sâu sắc. Nhà văn
luôn cảm nhận được ở những người nông dân dù cận kề cái chết nhưng họ luôn
nghĩ đến sự sống từ đó mà mở ra cho họ một con đường đi đến tương lai.
3.Nhận xét những điểm chung và riêng:
-Những điểm chung:
+ Cả hai cách kết truyện đều mở ra một tươi lai tươi sáng cho người nông dân. Đều
hướng họ đến với ánh sáng cách mạng.
+ Các chi tiết ấy đều được viết bằng bút pháp lãng mạn cách mạng.
Có điểm chung ấy là bởi cả Kim Lân và Tô Hoài đều là những nhà văn cách
mạng. Họ được lí tưởng cách mạng soi sáng nên nhìn cuộc sống bằng cái nhìn lạc
quan nên họ đã nhìn thấy sức mạnh của người nông dân trong hoàn cảnh khó khăn.
Tô Hoài và Kim Lân đều nhìn thấy ánh sáng của cách mạng với người nông dân.
Hai nhà văn đã khẳng định chỉ có ánh sáng của cách mạng mới giúp người dân
thoát khỏi cuộc sống tăm tối khổ đau.
-Những điểm riêng:
+ Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” từ sức sống tiềm tàng của bản thân họ đã tự giải
thoát cho mình.
+Tác phẩm “Vợ nhặt”, trong cuộc sống nghèo đói bởi tội ác của bọn thực dân và
phái xít, họ đã nhìn thấy con đường để thoát khỏi cuộc sống đói khát cùng cực ấy.
Có nét khác nhau ấy là bởi mỗi tác phẩm gắn với mỗi hoàn cảnh cụ thể khác nhau.
Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” viết về người nông dân miền núi bị áp bức bởi bọn
địa chủ phong kiến miền núi, họ bị mất tự do và họ đã vùng lên giải thoát cho mình
để tìm đến tự do. Còn “Vợ nhặt” viết về nạn đói do những chính sách tàn bạo của
bọn thực dân pháp và phát xít Nhật nên Kim Lân đã cho họ nhìn thấy con đường
để thoát khỏi tình cảnh đói nghèo ấy.
Bài viết sưu tầm
Kết bài :
Đánh giá chung về hai chi tiết

ĐỀ 5: So sánh VỢ CHỒNG A PHỦ VÀ VỢ NHẶT


DÀN Ý
I. ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU VỀ SỐ PHẬN, CẢNH NGỘ CỦA NGƯỜI
NÔNG DÂN LAO ĐỘNG TRONG HAI TÁC PHẨM:
1. Số phận và cảnh ngộ của người nông dân trong hai tác phẩm:
a. Vợ chồng A Phủ:
- Mị.
- A Phủ.
=> Đầy bi kịch.
b. Vợ nhặt:
- Tràng.
- Thị.
- Bà cụ Tứ.
=> Bị dồn vào bước đường cùng vì cái đói dồn đuổi, cái chết bủa vây
2. Nét tương đồng và khác biệt:
a. Tương đồng:
- Sự nghèo khổ, cơ cực của con người trong hoàn cảnh bi đát, bất công.
- Ngòi bút giàu tình hiện thực của hai t/g.
b. Sự khác biệt:
- VCAP: người lao động sau cách mạng bị tước đoạt quyền sống, sức sống; Nỗi
khổ của người lao động do bọn chúa đất phong kiến gây nên.
- VN: người lao động trở nên khốn khổ, cùng đường vì đói nghèo, chết chóc; tất
cảddeeuf do bọn thực dân- phát xít gây ra.
II. ĐIỂM GIỒNG VÀ KHÁC NHAU VỀ TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO:
1. Giống nhau:
- Niềm cảm thông, chia sẻ trước nỗi đau khổ của con người.
- Lên án, phê phán những thế lực đã tước đoạt, chà đạp lên quyền sống, quyền
hạnh phúc của con người.
- Đi sâu khám phá, phát hiện những nét đẹp ẩn dấu trong tâm hồn con người.
2. Điểm khác:
- VCAP:
+ T/g xoáy sâu vào nỗi khổ của người lao động từ góc đọ bị tước đoạt quyền sống,
sức sống.
+ Ca ngợi con người ở góc độ sức sống tiềm tàng, sức mạnh vùng lên tự giải
phóng.
+ Trực tiếp lên án, tố cáo tội ác của giai cấp thống trị, điển hình là cha con thống lí
Pá Tra.
+ T/g đã đưa nhân vật tìm lại niềm hạnh phúc trong cuộc đời mới bằng sức sống
tiềm tàng mãnh liệt.
- VN:
+ Xoáy sâu vào nỗi khổ của người lao động trong nạn đói năm Ất Dậu.
+ Ca ngợi niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.
+ Gián tiếp lên án, phê phán bọn thực dân- phát xít.
+ T/g hé lộ niềm tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.
III. CẢNH NGỘ, SỐ PHẬN VÀ KHÁT VỌNG SỐNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
VIỆT NAM QUA MỊ VÀ NGƯỜI VỢ NHẶT:
1. Mị- VCAP.
- Số phận.
+ Bị đày đoạ về thể xác: Bị bóc lột sức lao động, bị hành hạ đánh đập.
+ Bị hành hạ về tinh thần: Xa cách với cuộc sống bên ngoài, không cho đi chơi tết,
phải sống với người không yêu.
- Khát vọng sống: (Phân tích các biểu hiện của sức sống tiềm tàng).
2. Thị- VN.
- Số phận:Khốn khổ, cùng đường do cái đói dồn đuổi nên có phần liều lĩnh.
- Khát vọng sống:
+ Chuyển biến tích cực trên con đường theo Tràng về làm vợ.
+ Hiền thục, dịu dàng cùng mẹ chồng quét tước dọn dẹp nhằm vun đắp cho hạnh
phúc nhỏ nhoi của mình.
3. Nét tương đồng, khác biệt:
- Tương đồng:
+ Số phận bi đát, đau khổ, tủi nhục, cay đắng.
+ Khát vọng sống tốt đẹp.
+ Đều đươc thể hiện bằng ngòi bút giàu tính hiện thực và nhân đạo.
- Khác biệt:
+ VCAP: Mị là nhân vật điển hình cho số phận người phụ nữ vùng cao Tây Bắc do
giai cấp thống trị gây nên; Nỗi khổ của Mị ngiêng về bị tước đoạt quyền sống, sức
sống; vẻ đẹp sức sống tiềm tàng vùng lên tự cởi trói cuộc đời mình.
+ VN: Vợ nhặt là thực trạng của con người trong nạn đói do thực dân Pháp- PX
Nhật gây ra; nỗi khổ của thị do đói nghèo gây ra; niềm tin, niềm hi vọng vào ngày
mai tươi sáng hơn.
ĐỀ 6: SO SÁNH TRUYỆN CHÍ PHÈO VÀ VỢ NHẶT
DÀN Ý

1. Vài nét về tác giả, tác phẩm


– Nam Cao là một nhà nhân đạo lớn, một ngòi bút hiện thực xuất sắc, một bậc thầy
về nghệ thuật truyện ngắn; sáng tác mang triết lí nhân sinh sâu sắc. Chí Phèo là
đỉnh cao trong sự nghiệp của Nam Cao; truyện có kết thúc độc đáo, tô đậm được
chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
– Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn; chuyên viết về nông thôn và
đời sống của người dân nghèo với ngòi bút đôn hậu và hóm hỉnh. Vợ nhặt là
truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân; kết thúc truyện đặc sắc, khắc sâu được chủ đề
tư tưởng của tác phẩm.

2. Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Chí Phèo


– Ý nghĩa nội dung :
+ “Cái lò gạch cũ” vốn là nơi Chí Phèo bị bỏ rơi lúc lọt lòng, giờ đây khi Chí Phèo
vừa chết lại xuất hiện trong ý nghĩ của thị Nở ở kết thúc truyện, đã gợi ra được sự
quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền sống lương thiện
của người nông dân.
+ Kết thúc truyện thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao: đồng cảm với
nỗi thống khổ của người nông dân dưới ách thống trị tàn bạo của bọn địa
chủ phong kiến, trân trọng khát vọng được sống lương thiện của họ.
– Ý nghĩa nghệ thuật :
+ Truyện kết thúc bằng cách lặp lại hình ảnh ở phần mở đầu tạo nên kết cấu đầu
cuối tương ứng gợi ra vòng tròn luẩn quẩn của thân phận Chí Phèo, giúp tô
đậm chủ đề tư tưởng: cuộc đời Chí Phèo tuy kết thúc nhưng tấn bi kịch Chí Phèo
sẽ vẫn còn tiếp diễn.
+ Kết thúc truyện vừa khép vừa mở dành nhiều khoảng trống cho người đọc tưởng
tượng và suy ngẫm, tạo ra được dư âm sâu bền đối với sự tiếp nhận.

3. Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt


– Ý nghĩa nội dung :
+ Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng vừa gợi ra
cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng, cả hai
đều là những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ.
+ Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: trân trọng
niềm khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao động nghèo; niềm tin
bất diệt vào tương lai tươi sáng.
– Ý nghĩa nghệ thuật :
+ Hình ảnh dùng để kết thúc truyện là triển vọng sáng sủa của hiện thực tăm tối, đó
là tương lai đang nảy sinh trong hiện tại, vì thế nó quyết định đến âm hưởng lạc
quan chung của câu chuyện.
+ Đây là kiểu kết thúc mở giúp thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống
được mô tả trong toàn bộ câu chuyện; dành khoảng trống cho người đọc suy tưởng,
phán đoán.

4. Về sự tương đồng và khác biệt của hai kết thúc truyện.


– Tương đồng: Hai kết thúc truyện cùng phản ánh hiện thực tăm tối của con người
trước Cách mạng tháng Tám; cùng góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của
mỗi nhà văn; cùng là những kết thúc có tính mở, giàu sức gợi.
– Khác biệt: Kết thúc truyện Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của
người nông dân lao động, được thể hiện qua kết cấu đầu cuối tương ứng hàm
ý tương lai sẽ chỉ là sự lặp lại của hiện tại; kết thúc truyện Vợ nhặt phản ánh xu
hướng vận động tất yếu của số phận con người, được thể hiện qua kết cấu đối
lập hàm ý tương lai sẽ mở lối cho hiện tại.
—————————————–

Cháo hành trong Chí Phèo, cháo cám trong Vợ nhặt.

1. Phân tích hình tượng bát cháo hành:


– Ý nghĩa chi tiết:
+ Nội dung:
 Thể hiệ n sự chăm sóc ân cầ n, tình thương vô tư, không vụ lợ i củ a thị Nở khi Chí Phèo ố m đau,
trơ trọ i.

 Là biể u hiệ n củ a tình ngườ i hiế m hoi mà Chí Phèo đượ c nhậ n, là hương vị củ a hạ nh phúc, tình
yêu muộ n màng mà Chí Phèo đượ c hưở ng.
 Là liề u thuố c giả i cả m và giả i độ c tâm hồn Chí -> gây ngạ c nhiên, xúc độ ng mạ nh, khiế n nhân
vậ t ăn năn, suy nghĩ về tình trạ ng thê thả m hiệ n tạ i củ a mình. Sau khi ăn bát cháo hành, Chí đã
ướ c ao tha thiế t đượ c trở về vớ i cuộ c đờ i lương thiệ n. -> Bát cháo hành đã đánh thứ c nhân tính
bị vùi lấ p lâu nay ở Chí Phèo:

->Gây ngạ c nhiên, gây xúc độ ng mạ nh, khiến nhân vậ t ăn năn, suy nghĩ về tình trạ ng thê
thả m hiện tạ i củ a mình
-> Khơi dậ y niềm khao khát đượ c làm hoà vớ i mọ i ngườ i, hi vọ ng vào mộ t cơ hộ i đượ c
trở về vớ i cuộ c số ng lương thiện.
 Nhưng bị cự tuyêt -> Bát cháo hành làm CP thêm đau khô,̉ tuyêṭ vọng.

+ Nghệ thuật:
 Là chi tiế t rấ t quan trọ ng thúc đẩ y sự phát triể n củ a cố t truyệ n, khắ c họ a sâu sắ c nét tính cách,
tâm lí và bi kịch củ a nhân vậ t.

 Góp phầ n thể hiệ n sinh độ ng tư tưở ng Nam Cao: tin tử ơng vào khả năng cả m hoá củ a tình
ngườ i.

2. Phân tích chi tiết bát cháo cám:


– Ý nghĩa:
+ Nội dung:
 Đố i vớ i gia đình Tràng, nồ i cháo cám là món ăn xua tan cơn đói, là món ăn duy nhấ t củ a bữ a tiệ c
cướ i đón nàng dâu mớ i về . Trong hoàn cả nh củ a nạ n đói năm 1945, khi mà “Xóm ta khố i nhà còn
chả có cám mà ăn đấ y” số phận nghèo khô,̉ rẻ mạt của ndan trong nạn đói.

 Qua chi tiế t nồ i cháo cám, tính cách củ a nhân vậ t đượ c bộ c lộ :

-> Bà cụ Tứ : ngườ i mẹ đả m đang, yêu thương con hết mự c -> mặ c dù đã già nhưng bà
vẫ n dậ y sớ m chuẩ n bị bữ a ăn cho cả nhà; hơn thế nữ a khi cái đói đang rình rậ p bà vẫ n
cố gắ ng để có đượ c bữ a tiệc cướ i giả n dị cho con trai củ a mình.
->Vợ Tràng: qua chi tiết này ta càng khẳ ng định đượ c sự thay đổ i về tính cách củ a vợ
Tràng, hết sứ c ngạ c nhiên trướ c nồ i cháo cám nhưng ngườ i con dâu mớ i vẫ n điềm nhiên
và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồ ng. Điều đó cũng cho thấ y vợ Tràng không còn nét
cách chỏng lỏn như xưa nữ a mà cô đã chấ p nhậ n hoàn cả nh, đã thự c sự sẵ n sàng cùng
gia đình vượ t qua nhữ ng tháng ngày khó khăn sắ p tớ i.
 Nồ i cháo cám là nồ i cháo củ a tình thân, tình ngườ i , niề m tin và hy vọ ng.

-> Trong hoàn cảnh đói kém, mẹ con Tràng dám cưu mang, đùm bọc thị, chia sẻ s ự
sống cho thị.
-> Bà cụ Tứ nói toàn chuyên
̣ vui, đem nồi cháo cám ra đãi nàng dâu vốn để làm không
khí gđ vui vẻ hơn.
-> Thị là ngườ i con dâu ý tứ, không muốn để mẹ chồ ng buồn, mất không khí gđ
đầm ấm (chi tiết “thị điềm nhiên và vào miêng)
̣
+ Nghệ thuật:
Thể hiện tài năng củ a nhà văn Kim Lân trong việc lự a chọ n chi tiết trong truyện ngắ n.

3. Tương đồng và khác biệt:


a,Giống:
– Nội dung:
+Đều là biểu hiện của tình người.
+ Đều thể hiện được bi kịch của nhân vật, hiện thực xã hôi:
 Bát cháo hành: bi kịch bị tha hoá + bị cự tuyệ t quyền làm ngườ i-> thể hiên
̣ rõ hơn bi kịch bị cự
tuyệ t của xã hộ i đối vs Chí Phèo, bi kịch muốn hoàn lương nhưng không đc…

 Nồ i cháo cám: thể hiên ̣ thưc̣ tàn khốc của nạn đói : cám vốn là thức ăn của con vâṭ
̣ rõ hiên

– Nghệ thuậ t:
Đêù thể hiên ̣ cái nhìn hiên ̣ thưc̣ và nhân đạo của 2 nhà văn.
b,Khác:
–Ndung:
+Cháo hành: biểu tượ ng củ a tình thương mà thị Nở dành cho Chí Phèo -> thể hiên
̣ rõ
định kiến xã hôị không chấ p nhân
̣ Chí -> xã hộ i vô nhân đạo.
Cám: biểu tương
̣ tình thân, tình ngườ i, niềm tin và hy vọ ng vào phâm
̉ chất tốt đẹp của
ng dân lao động trong nan đói.
+Cháo hành: thể hiêṇ cái nhìn bế tắc của Nam Cao đối vs ng nông dân (Chí Phèo bị
cự tuyêt và phải chết + xã hộ i không có tình ngườ i) cảm quan hiện thưc̣ của 1 nhà văn
trướ c CMT8.
Cám: niềm tin vào khả năng cách mạng của ng ườ i dân của Kim Lân (sau bát cám thị
nhắc đến đoàn ngườ i đói, Viêṭ Minh,… -> thức tỉnh ở Tràng khả năng cách mạng) ->
cảm quan nhà văn sau CMT8

ĐỀ 7 : So sánh giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt( Kim Lân) và Vợ chồng
A Phủ( Tô Hoài)

DÀN Ý
Mở bài :
+ Giới thiệu Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt
+Giới thiệu Tô Hoài và Vợ chồng A Phủ
+ Giới thiệu vấn đề cần nghị luận : Những điểm giống và khác nhau trong tư tưởng
nhân đạo của Kim Lân và Tô Hoài được thể hiện qua hai tác phẩm “Vợ nhặt” và
“Vợ chồng A Phủ”.
Kim Lân và Tô Hoài là những cây bút truyện ngắn nổi tiếng trong nền văn xuôi
Việt Nam hiện đại. Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ là hai truyện ngắn có giá trị nhân
đạo sâu sắc nhưng tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn trong từng tác phẩm vẫn có
những nét riêng.
Thân bài:
1. Định nghĩa khái niệm giá trị nhân đạo ( luận điểm phụ )
Giá trị nhân đạo trong văn chương truyền thống thể hiện ở nhiều phương diện, khía
cạnh. Song nhìn chung, đó là thái độ thương yêu trân trọng những phẩm chất tốt
đẹp của con người, đó là sự đồng cảm với những đau khổ cũng như ngợi ca, đề cao
những khát vọng của con người , lên án tố cáo những thế lực áp bức, bóc lột người
lao động,… Một tác phẩm hàm chứa những nội dung trên được coi là có tính nhân
văn sâu sắc.
2. Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt
a. Số phận bi thảm của con người
Các em phân tích cảnh ngộ, số phận của các nhân vật : Tràng, người vợ nhặt, Bà
Cụ Tứ thì sẽ rõ nhé!
b. Khát khao hạnh phúc, hướng tới tương lai
Vợ nhặt không chỉ cho chúng ta thêm trân trọng những phẩm giá đáng quý của con
người mà còn giúp chúng ta hiểu được khát vọng sống của họ. Cái đói, cái chết có
thể khiến người ta phần nào tha hóa nhân cách nhưng hạnh phúc đã như một nguồn
sinh lực thay đổi cuộc đời họ.
Cuộc hôn nhân lạ lùng của của Tràng với người vợ nhặt ngoài đường là một minh
chứng. Không phải trước đó Tràng không khát khao có một gia đình, có một người
vợ chăm sóc mẹ anh lúc già yếu. Không phải Tràng không mơ về một ngày nhà
cửa quang quẻ, đàn gà ấp nở trong sân, vợ chồng mẹ con vui vầy. Cái cảnh chết
chóc, tiếng khóc tỉ tê, cái đói đã khiến con người ta có lúc tưởng như không đủ sức
với tới hạnh phúc nhỏ bé ấy. Chỉ tới khi người đọc bắt gặp ánh mắt rạng rỡ, hân
hoan của cả Tràng và bà cụ Tứ trước ngọn đèn hiếm hoi, chúng ta mới hiểu rằng
nỗi khát khao giờ phút đó đã cháy bỏng da diết như thế nào trong lòng họ. Hai hào
dầu phung phí đổi lấy một chút “ sáng sủa” đón mừng hạnh phúc của con trai khiến
bà cụ như khỏe lên trẻ lại.
Những mảnh đời nghèo đói đến với nhau, cùng chắp lại thành một cuộc đời ấm áp,
nhen nhóm hy vọng. Chủ nghĩa nhân đạo mà nhà văn Kim Lân muốn gửi gắm vào
nhân vật, tác phẩm của mình vừa trực tiếp thể hiện qua tâm trạng nhân vật, vừa
gián tiếp qua bố cục câu chuyện. Chiều hướng vận động của thời gian trong truyện
đi từ chiều tàn, đêm tối tới ánh sáng từ “ tuyệt vọng “ tới “ hy vọng”, từ “ một ngọn
đèn” hiếm hoi được khêu lên đến hình ảnh “ lá cờ đỏ” phấp phới trong trí nhớ của
Tràng. Tất cả là tích cực, là sự tin tưởng vào khả năng thay đổi cuộc sống, hoàn
cảnh của nhà văn và nhân vật. Một nhân cách, một khát vọng mà một sự chuẩn bị
cho tương lai yên ổn chắc chắn sẽ khiến mỗi người tự tin hơn. Và phải chăng qua “
lá cờ đỏ trên con đê” Kim Lân muốn báo trước một ngày mai rạng rỡ hơn, một
cuộc đời mới được sưởi ấm bởi ánh sáng của “ ngọn đèn” vĩnh cửu là cách mạng?
3. Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ
a. Số phận bi thảm của con người
Cũng giống như Kim Lân, Tô Hoài dành cho nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
( 1953) một tình cảm yêu thương, trân trọng vô cùng. Sự trân trọng đó bộc lộ ở
những chi tiết tài tình khi miêu tả tâm lý, tình cảm và nỗi cơ cực của nhân vật. Tô
Hoài đã rất chắt lọc chi tiết và nhịp văn để nhấn mạnh thêm cuộc sống lao khổ,
buồn bã Mị phải chịu đựng. “ Ngày ngày cô ngồi bên một tảng đá, cạnh tàu ngựa,
cúi mặt buồn rười rượi”. Người ta đã quên Mị với tư cách nàng dâu của nhà thống
lí. Thực chất Mị sống đời nô lệ, chôn vùi tuổi xuân, sắc đẹp ở đó. Mị là nạn nhân
của đồng tiền và các thế lực phong kiến cường quyền tàn ác. Mị sống âm thầm,
làm lụng quần quật đến nỗi quên mất cả khái niệm thời gian. “ Ở cái buồng Mị
nằm, kín mít, có cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng thấy
trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Khổ quá, Mị muốn có lá ngón để tự
tử, thoát khỏi nhà mồ – nhà thống lý Pá Tra – nhà bố chồng của Mị. Nỗi đau của
Mị không chỉ dừng lại ở việc bị đày đoạ thể xác, mà còn bị áp bức về tinh thần.
Dàn trải nỗi khổ đau, nhục nhã mà Mị chịu đựng trên trang giấy cũng là nỗi khổ
đau của Tô Hoài. Ông viết lên sự thật, mặc dầu rơi lệ, xót xa cho nhân vật. Ông đã
không dè dặt tố cáo các thế lực đã đẩy con người vào vực thẳm cuộc đời. Trước
ngòi bút của Tô Hoài, cuộc sống yên ổn của người dân miền núi còn là một cái gì
đó rất xa xôi.
b. Sức sống tiềm tàng, mãnh liệt
Chỉ qua đây, chúng ta mới hiểu được rằng người dân vùng cao phải trải qua đau
khổ, phải đấu tranh để tồn tại như thế nào. Và Mị là một điển hình của sự phản
kháng tất yếu kia, sở dĩ không để cho Mị phải chết là vì ông hiểu một cách thấm
thía rằng chính giây phút định tìm đến cái chết là giây phút người ta them được
sống hơn bao giờ hết. Mị không thể chết. Mị còn khao khát sống lắm. Mị che dấu
lòng khao khát hạnh phúc bằng dáng vẻ lặng lẽ âm thầm nhưng chính nổi nhớ về
thuở thanh xuân khi chợt nghe tiếng sáo đã “ chống “ lại cô. Sáu lần tác giả nhắc
tới tiếng sáo thì chỉ có ba lần là tiếng sáo thật. Còn ba lần sau là tiếng sáo thức tỉnh
trong lòng Mị, tự cất tiếng hát trong lòng Mị.
Có thể nói Tô Hoài đã đồng cảm sâu sắc với khát vọng của Mị, Tô Hoài khám phá
ra quy luật của cuộc sống ở nhân thân bé nhỏ của Mị. Ông hiểu điều gì ắt phải đến.
Ách của cuộc đời khốc liệt tới đâu cũng không thể chon vùi khao khát cuộc sống tự
do, hạnh phúc của Mị. Và Mị phản kháng là điều tất yếu. Sức sống, sức trẻ, tình
thương vốn tiềm tang trong cô đã giúp cô đủ sức mạnh để cởi trói cho A Phủ. “
Trời tối lắm, nhưng Mị vẫn băng đi” Mị đi theo A Phủ, chạy trốn từ Hồng Ngài
đến Phiềng Sa. Mị đã chứng tỏ được sức sống của con người để giúp thoát khỏi
chính số phận cay nghiệt của cuộc đời mình.
Một lần nữa, chúng ta nhận thấy rằng dù ở đề tài nào, góc độ nào, nhân đạo luôn là
giá trị cốt lõi của tác phẩm văn học. Nhờ có giá trị nhân đạo mà qua hơn nửa thế kỷ
nay, người đọc vẫn cảm thấy gắn bó với con người, với tình tiết của câu chuyện.
Nỗi khổ cực của con người cùng với khát vọng sống của họ mãi mãi là vấn đề của
văn học. Mỗi khám phá mới mẻ của một nhà văn đều nhằm hoàn thiện con người,
bản thân họ cũng như cách nhìn của con người với cuộc đời.
4. So sánh điểm giống và khác nhau
* Giống nhau: đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc trước số phận của người nông
dân trong xã hội cũ, đều tố cáo, lên án các thế lực tàn bạo đã gây ra bi kịch cho con
người và sự trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của người lao động.
* Khác nhau:
– Ở truyện ngắn “ Vợ nhặt”:
+ Đặt nhân vật vào một tình huống đặc biệt , tác giả bày tỏ sự cảm thương trước số
phận bi thảm của người nông dân bị nạn đói dồn đẩy đến bước đường cùng , giá trị
con người trở nên rẻ mạt (HS phân tích quang cảnh xóm ngụ cư ngày đói, hình ảnh
người đàn bà vợ nhặt…)
+ Tố cáo tội ác của bọn thực dân , phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp.
+ Phát hiện và ngợi ca khát vọng sống , khát vọng hạnh phúc , tình cảm cưu mang
đùm bọc lẫn nhau giữa những người cùng chung cảnh ngộ và niềm tin hướng về
tương lai của họ ( hành động táo tợn, liều lĩnh của thị; hành động và tâm trạng của
Tràng khi gặp thị, mời thị ăn và đưa thị về , suy nghĩ của bà cụ Tứ, của dân xóm
ngụ cư trước hạnh phúc của Tràng…)
– Ở truyện “Vợ chồng A Phủ”:
+ Nhà văn cảm thông trước số phận bi thảm của người lao động vùng cao Tây
Bắc , đặc biệt là thân phận người phụ nữ dưới ách áp bức bóc lột của bọn chúa đất
phong kiến.( thân phận và cảnh ngộ của Mị khi về làm dâu nhà thống lý Pa Tra, số
phận của A Phủ…)
+ Tố cáo , lên án tội ác của giai cấp phong kiến thống trị ( điển hình là cha con
thống lý Pá Tra: bắt trả lãi cắt cổ, bắt người gạt nợ, trói người dã man, xử kiện
không cho thanh minh).
+ Trân trọng khát vọng tự do , tinh thần đấu tranh phản kháng của quần chúng bị
áp bức (tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân , khi cắt dây trói cứu A Phủ…)
5. Lí giải vì sao giống, vì sao khác?
+ Do hoàn cảnh sáng tác
+Do phong cách, cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn
Kết bài: Đánh giá vấn đề:
+Tóm lại, qua ba tác phẩm văn xuôi cách mạng trên, ta thấy nổi bật lên rằng giá trị
nhân đạo nhân đạo của thời kỳ này không chỉ dừng lại ở sự đồng cảm thương yêu
con người, sự trân trọng phẩm chất tốt đẹp của con người mà các nhà văn đã có ý
thức thể hiện, bộc lộ sự chống lại nguyên nhân gây nên nỗi khổ ấy. Đặc biệt, các
nhà văn cách mạng đã tìm ra những giải pháp đưa con người ra khỏi bế tắc, tối
tăm.
+ Đóng góp riêng của mỗi nhà văn đã góp phần làm phong phú , mới mẻ cho
truyền thống nhân đạo của văn học dân tộc ( đặc biệt là ở cái nhìn đầy lạc quan tin
tưởng vào tương lai), tạo nên diện mạo mới cho văn xuôi giai đoạn 1945 – 1975 .

ĐỀ 8: Hình tượng người phụ nữ xưa và nay qua tác phẩm Vợ nhặt
và Vợ chồng A Phủ

BÀI VIẾT
Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của
nhà văn Tô Hoài là những bức tranh thu nhỏ về hiện thực xã hội Việt Nam trong
thời kì hấp hối của chế độ thực dân, phong kiến trước Cách mạng tháng Tám 1945
và trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì. Bao phủ lên những bức tranh đó
là gam màu xám lạnh, thê lương của cuộc sống khốn đốn, cùng cực của tầng lớp
dân nghèo ở miền xuôi và miền ngược. Kim Lân, Tô Hoài tập trung thể hiện số
phận bất hạnh của số đông phụ nữ – những nạn nhân đáng thương qua hình ảnh bà
cụ Tứ, người "vợ nhặt" và Mị – cô "con dâu gạt nợ" nhà thống lí Pá Tra.
Nội dung tác phẩm Vợ nhặt kể về cuộc sống bức bối, ngột ngạt của nhân dân ta
năm 1945 với nạn đói khủng khiếp làm chết hơn hai triệu người. Đó chính là hậu
quả chính sách cai trị dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật ở Việt Nam.
Cũng như một số tác phẩm khác viết về nạn đói, ngòi bút Kim Lân chứa chan
thương cảm trước số phận bất hạnh của những con người nghèo khổ trong xã hội
đương thời, nhất là đối với phụ nữ. Nhân vật bà cụ Tứ mẹ anh Tràng và chị "vợ
nhặt" được tác giả miêu tả bằng sự thương cảm chân thành đã gây ấn tượng sâu
đậm trong lòng người đọc.

Tội nghiệp thay cho người con gái mà anh Tràng "nhặt" về làm "vợ". Sinh ra làm
người, ai cũng có một cái tên dù đẹp hay xấu. Thế nhưng chị ta không có đến một
cái tên để gọi. Không tên, không tuổi, không cha mẹ, anh em. Không ai biết gốc
gác quê hương, nhà cửa của chị ta ở đâu. Về hình thức, chị ta giống như bao kẻ đói
khát khác: ...áo quần tả tơi như tổ đỉa... trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn
thấy hai con mắt... Chị là hiện thân của hàng triệu nông dân bần cùng, tha phương
cầu thực kiếm sống qua ngày, để rồi gục chết bất cứ lúc nào nơi đầu đường xó chợ.

Chị nhận lời làm vợ anh Tràng giống như một trò đùa, hay nói như tác giả là
chuyện tầm phơ tâm phào đâu có hai bận giữa chị với Tràng, người đàn ông nghèo
khổ làm nghề kéo xe thuê. Gặp lại Tràng, chị ta đang đói lắm nên sỗ sàng vòi anh
đãi ăn bánh đúc. Chị cặm cụi ăn liền một chập bốn bát bánh đúc. Ăn không kịp
thở, ăn mà không nói tiếng nào. Ăn như thế là đói đã lâu rồi nên quên cả ý tứ, sĩ
diện, thẹn thùng. Nhìn cảnh ấy, Tràng động lòng thương, bèn bảo : Này nói đùa
chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Tưởng nói giỡn chơi, ai dè
chị ta theo về thật khiến anh chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả
biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Một người đàn ông mới quen sơ sơ đôi
lần, nay hào phóng đãi một bữa no nê, ngoài ra chẳng biết tí gì về anh ta; chỉ nghe
nói là chưa có vợ, ai biết thật giả thế nào, ấy thế mà chị ta dám đi theo mà không
hề đắn đo, sợ hãi. Có liều lĩnh, nhẹ dạ quá chăng? Mặc kệ! Trước mắt, cứ theo anh
ta để được ăn cái đã, mọi chuyện tính sau. Vợ chồng là chuyện lâu dài, trong tình
cảnh sống nay chết mai, biết thế nào mà nói trước. Có lẽ chị ta chỉ nghĩ đơn giản
như vậy. Thế là Tràng đã "nhặt" được "vợ", giống như nhặt được một vật gì đó rơi
trên đường (!). Tội nghiệp biết bao nhiêu cho người "vợ nhặt" ấy, vì xã hội phong
kiến khinh bỉ và không chấp nhận loại "vợ" theo không như vậy.
Chị ta theo Tràng về cái xóm ngụ cư: Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo
hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt Hai bên dãy phố, úp súp, tối
om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng
những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ kêu trên mấy
cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết. Quả là một khung cảnh ngập
tràn tử khí! Con người đang mấp mé bên vực thẳm của cái chết.

Về đến nhà Tràng, chị "vợ nhặt" cứ ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư
cái thúng, mặt bần thần. Tràng mời ngồi, sao chị ta lại không dám ngồi cho đàng
hoàng, ngay ngắn? Thì ra cái thế ngồi rụt rè, chông chênh ấy là cái thế của lòng
chị, đời chị. Chị băn khoăn không biết chỗ này có phải là chỗ của chị hay không ?
Mái nhà xa lạ này liệu cỏ phải là chỗ dung thân của chị ? Căn nhà xơ xác, dúm dó
của mẹ con Tràng chắc cũng không khỏi làm cho chị thất vọng. Đúng là cảnh "đồ
nát đụng nhau", không biết được mấy ngày?! Mặt chị bần thần vì mải nghĩ đến
chuyện thành vợ bỗng dưng của mình. Nó là thực mà cứ như không phải thực. Làm
vợ, làm dâu mà thảm hại đến thế này ư?! Lấy chồng, hạnh phúc lớn nhất của đời
người con gái, chị có được hưởng chút nào đâu? Buồn lắm! Tủi lắm! Nỗi buồn tủi
không thể nói thành lời. Trăm mối ngổn ngang trong lòng. Nỗi đau không trào ra
theo nước mắt mà chảy ngược vào tim nên càng đau, càng tủi. Nhà văn Kim Lân
viết về người "vợ nhặt" với ngòi bút chan chứa xót thương. Trong chế độ phong
kiến thực dân thời ấy, có bao nhiêu người phụ nữ phải chịu thân phận bất hạnh như
thế ? Ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội, ý nghĩa nhân đạo sâu xa của tác phẩm ẩn
chửa trong sổ phận của nhân vật đáng thường này.

Hình ảnh bà cụ Tứ bổ sung cho hình ảnh chị "vợ nhặt" để hoàn chỉnh số phận tăm
tối của phụ nữ nói chung trong xã hội đương thời. Có thể nói nhân vật này tuy là
phụ nhưng lại chiếm được cảm tình của người đọc bởi nét chân phương của một bà
mẹ nghèo rất đỗi thương con, bởi lòng nhân hậu rất đáng quý trọng. Khi thấy
người con gái lạ mặt ngồi ở giường con trai mình, bà cụ Tứ ngạc nhiên lắm, chẳng
hiểu ra làm sao cả. Nhưng đến lúc nghe Tràng bảo: Kìa nhà tôi nó chào u... thì bà
vỡ lẽ ngay: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy
còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con
mình... Hóa ra là thằng con trai mình cũng đã kiếm được một cô vợ, dù là trông dở
người dở ma. Bà tủi phận làm cha làm mẹ mà không cưới nổi vợ cho con. Trăm sự
cũng tại cái nghèo mà ra cả : Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc
trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cải mở mặt sau này. Còn mình
thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Bà vừa vui
mừng, vừa lo lắng: Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói
khát này không ? Nhưng ngẫm tới thân phận nghèo khó của mình, bà lại tự an
ủi: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình.
Mà con mình mới có vợ được...

Nghĩ thế nên bà vui vẻ chấp nhận nàng dâu mới. Bà cư xử với chị dịu dàng, gọi chị
là con, xưng là u và nhìn cô con dâu mới bằng ánh mắt xót thương, thông cảm.

Bữa cơm đầu tiên mẹ chồng đãi hàng dâu chĩ có món cháo loãng với muối hột và
chè cám, ấy thế nhưng bà cụ Tứ cố tỏ ra vồn vã, tươi cười, chỉ toàn nói tới chuyện
vui. Bà khen cháo cám ngon đáo để, nhà khác chẳng có mà ăn. Chao ôi ! Đói đến
mức nào thì ăn cám thấy ngon ?! Bà từ tốn nói với con trai và con dâu : Nhà ta thì
nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mậy liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông
giời cho khả... Biết thể nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con
cái chúng mày về sau... Bà cảm động bày tỏ ý muốn và nỗi khổ tâm của mình: Kể
có ra làm được dăm ba mâm thì phải đẩy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai
người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng
rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá... Hình ảnh
bà mẹ già nua cố bấu víu, hi vọng vào tương tai thật đáng thương và cũng đáng
quý biết bao!

Nội dung truyện ngắn vợ chồng A Phủ kể về cuộc đời đầy biến cố của đôi vợ
chồng trẻ người Mông ở vùng cao Tây Bắc dưới ách thống trị tàn bạo của bọn lang
đạo chúa đất và thực dân Pháp. Nhân vật chính của truyện là Mị. Vì nghèo khổ, bố
mẹ Mị phải vay tiền của thống lí Pá Tra để làm đám cưới. Mãi cho tới năm mẹ Mị
qua đời vì bệnh tật và Mị cũng đã lớn khôn mà bố Mị vẫn không có tiền trả nợ. Mị
là cô gái đẹp người đẹp nết, được nhiều chàng trai trong vùng đem lòng yêu mến.
Lẽ ra Mị phải được sống trong tình yêu và hạnh phúc, thế nhưng chỉ vì món nợ
không thể trả nổi của gia đình nên Mị bị bố con tên thống lí Pá Tra gian tham và
tàn bạo bắt về làm "con dâu trừ nợ". Từ cuộc đời của người con gái xinh đẹp mà
bất hạnh này, nhà văn Tô Hoài đã phản ánh chân thực và sinh động kiếp sống đau
thương, tủi nhục của người phụ nữ vùng cao thuở trước.

Từ ngày bị bắt về làm vợ A Sử, sống trong nhà thống lí Pá Tra, Mị đã rơi vào cảnh
đoạ đày của địa ngục trần gian. Cô đau đớn đến tuyệt vọng: Có đến hàng mấy
tháng, đêm nào Mị cũng khóc. Một hôm, Mị trốn về nhà, hai tròng mắt còn đỏ hoe.
Trông thấy bố, Mị quỳ lạy, úp mặt xuống đất, nức nở. Bố Mị cũng khóc, đoán biết
lòng con gái:

Mày về lạy chào tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan
lại bắt tao trả nợ. Mày chết rồi thì không lấy ai làm nương ngô giả được nợ người
ta, tao thì ốm yếu quá rồi. Không được, con ơi!

Mị chỉ bưng mặt khóc. Mị ném nắm lá ngón xuống đất, nắm lá ngón Mị đã tìm hái
trong rừng, Mị vẫn giấu trong áo. Thế là Mị không đành lòng chết Mị chết thì bố
Mị còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ nữa. Mị đành trở lại nhà thống lí.

Mị buồn tủi, thờ ơ với cuộc sống xung quanh, buông xuôi cuộc đời cho số phận.
Những năm tháng Mị sống với cha con tên thống lí Pá Tra là chuỗi dài đoạ đày,
đau khổ. Danh nghĩa là con dâu nhà quan lớn nhưng thực chất Mị là đày tớ không
công, là nô lệ mãn đời, bị coi rẻ hơn cả con trâu, con ngựa. Suốt ngày, Mị phải làm
việc quần quật không lúc nào ngơi; đến đêm lại phải thức để hầu hạ thằng chồng
vũ phu, tàn ác. Đau khổ, cực nhục đã cướp mất tuổi thanh xuân của Mị, biến cô
thành người nhẫn nhịn và cam chịu. Mọi cảm xúc dường như đã nguội lạnh. Cô gái
Mông xinh đẹp, hồn nhiên đa tình đa cảm thuở nào giờ đây ủ rũ, héo hắt, sống âm
thầm như chiếc bóng, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.

Người đọc không thể quên hình ảnh tội nghiệp của Mị ở phần mở đầu tác phẩm: Ai
ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi
quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi,
thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi
mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống ăn của dân
nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc,
nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà
biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra:
cô ấy là vợ A sử, con trai thống lí Pá Tra.

Dần dần, Mị cũng quen với nỗi khổ: Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu,
mình cũng là con ngựa... chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi... Bao giờ cũng
thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn
được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả
đêm cả ngày. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.
Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc
nào trông ra cũng chì thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ
rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.

Không những bị đoạ đày về thể xác, Mị còn bị đè nén, áp bức về tinh thần. Cô
chán sống nhưng không được chết, vì Mị chết thì món nợ truyền kiếp kia vẫn còn
và người cha già càng thêm đau khổ. Bắt buộc phải sống nhưng Mị lại bị tước đoạt
quyền sống tự do của một con người. Cuộc đời Mị bị trói buộc bằng quyền lực,
bằng tập tục mê tín dị đoan lâu đời của các dân tộc thiểu số vùng cao. Mị cho rằng
mình đã bị bắt về làm vợ A Sử, bị con ma nhà thống lí nhận mặt: ...nó đã bắt ta về
trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi.

Cách đối xử tàn tệ, bất công của cha con tên thống lí làm cho Mị phải sống triền
miên trong đau khổ. Cô lặng lẽ ra vào như chiếc bóng, không có ai để chia sẻ tâm
tình. Trong những đêm đông dài và buồn, cô chỉ biết làm bạn với ngọn lửa: ...nếu
không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo.

Ngọn lửa giúp Mị xua bớt phần nào bóng tối u ám, lạnh lẽo đang bao phủ lên số
phận bất hạnh của cô. Không có người cảm thông với nỗi tủi nhục của mình, Mị
phải tìm đến ngọn lửa và coi nó là người bạn duy nhất, khổ sở biết chừng nào. Tác
giả giúp người dọc hình dung rõ hơn về cuộc đời bế tắc của Mị qua hình ảnh căn
buồng kín mít, chỉ cố một lỗ cửa sổ bé bằng bàn tay. Ngồi ờ trong nhìn ra không
biết là đêm hay ngày, là sương hay là nắng.

Tất cả những ước muốn chính đáng dù là nhỏ nhoi của Mị đều bị thằng chồng tàn
bạo ngăn cấm và dập tắt một cách phũ phàng. Đêm xuân, Mị uống rượu, lòng bồi
hồi nhớ tới những đêm xuân thuở còn con gái. Mị thả hồn về ngày trước. Tiếng sáo
gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường khiến Mị muốn đi chơi. Mị định thay váy
áo đẹp để đi chơi. A Sử đi đâu về, thấy thế liền bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói
hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa
xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được
đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nối cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt
đèn, đi ra, khép cửa buồng lại. Hắn để mặc Mị trong đau đớn, tủi hờn giữa bóng
đêm đen kịt.
Sau bao năm bị đọa đày trong nhà thống lí, mọi cảm xúc và tinh thần phản kháng
của Mị hầu như bị tê liệt. Cuộc sống của Mị không còn ý nghĩa bởi cô cho rằng
mình sống mà như đã chết. Tội ác của bọn lang đạo, trong chế độ phong kiến thực
dân chính là ở chỗ đã nhẫn tâm tước đoạt quyển sống chính đáng của con người,
nhất là đối với phụ nữ. Cuộc đời Mị sẽ cứ thế trôi đi trong vô vọng nếu không có
một sự việc bất ngờ xảy ra: cô đã cắt dây trói cứu A Phủ và cùng anh chạy trốn
khỏi nhà thống lí, sang tới tận Phiềng Sa. Cuối cùng, nhờ gặp được cán bộ cách
mạng, được giác ngộ, Mị và A Phủ đã trở thành những nhân tố tích cực ở khu du
kích Phiềng Sa. Cô đã thực sự được sống, được làm người.

Trong xã hội phong kiến thực dân trước đây, người phụ nữ bị rẻ rúng, coi thường,
bị tước đoạt quyền sống, quyền tự do. Những ràng buộc bất công, phi lí đã kìm
hãm phụ nữ về mọi mặt. Họ hầu như bị lệ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông.
Không gian sống của người phụ nữ xưa chỉ quanh quẩn trong phạm vi gia đình với
công việc nội trợ, chăm sóc chồng con; vì thế mà họ không thể phát huy được
những khả năng tiềm ẩn của mình để đóng góp cho xã hội..

Ngày nay, quan niệm trọng nam khinh nữ tuy chưa thay đổi hoàn toàn nhưng
người phụ nữ cũng đã được hưởng những quyền lợi như nam giới và được xã hội
tôn trọng. Phụ nữ được học tập, làm việc, cống hiến trong mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh
vực chính trị hay nghiên cứu khoa học tưởng chừng chỉ dành riêng cho nam giới, ở
nhiều nước trên thế giới, phụ nữ đã vươn tới những địa vị tối cao như Tổng thống,
Thủ tướng, Bộ trưởng,... còn ở nước ta cũng đã có Phó Chủ tịch nước và nhiều phụ
nữ là giáo sư, bác sĩ, doanh nhân... xuất sắc, mang lại vinh quang cho đất nước.

Được hưởng quyển bình đẳng với nam giới không có nghĩa là người phụ nữ coi
nhẹ thiên chức làm vợ, làm mẹ. Ở ngoài xã hội, phụ nữ là những người tài giỏi,
nhưng trong gia đình, họ vẫn là vợ hiền, con thảo, là người mẹ tận tụy và giàu tình
yêu thương đối với các con.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: Anh
hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Trong thời đại mới, họ xứng đáng với lời
khen: Giỏi việc nước, đảm việc nhà. Có sự thay đổi lớn lao như vậy trong số phận
của người phụ nữ là nhờ sự nghiệp cách mạng giải phóng giành lại chủ quyền độc
lập, tự do cho dân tộc và đất nước, Điều đặc biệt quan trọng là nhận thức về vai trò
của phụ nữ ngày càng đúng đắn, tiến bộ. Do đó mà đóng góp của phụ nữ cho xã
hội cũng ngày càng to lớn hơn.
ĐỀ 9: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân
vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà
hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu).
DÀN Ý
MỞ BÀI
Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh
Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có sở
trường về truyện ngắn. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống "nhặt
vợ" độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những
con người bình dị trong nạn đói thê thảm.
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên
phong thời đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau,
viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình
hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những
trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ.
THÂN BÀI
1. Làm rõ đối tượng thứ nhất
Nhân vật người vợ nhặt
- Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn là
một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sống
động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.
- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt.
+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ.
+ Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực,
biết lo toan.
2. Làm rõ đối tượng thứ 2
(bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập
luận phân tích)
Nhân vật người đàn bà chài
- Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư
tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa
bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất.
- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ
lượng, giàu đức hi sinh.
+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can
đảm, cứng cỏi.
+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời.
3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội
dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận
nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích, so sánh)
So sánh nét tương đồng, khác biệt
- Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn
cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm
khuất lấp. Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực...
- Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những
phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh,
trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những
phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy
kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình...
4. Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh
xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp
của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao
tác lập luận phân tích)
+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi
từ thấp đến cao (cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà chài lưới lại tĩnh
tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại (cảm hứng thế sự-đời tư
trong khuynh hướng nhận thức lại)
+ Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con
người đa dạng, phức tạp (Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này
(có thể có thêm nhiều ý khác, tùy thuộc mức độ phân hóa của đề thi)
KẾT BÀI
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
ĐỀ 10: Cái nhìn về người nông dân trong văn học trước và sau Cách
mạng tháng Tám 1945 qua hai tác phẩm: Chí Phèo của Nam Cao và Vợ
Nhặt của Kim Lân.
DÀN Ý
Đề tài người nông dân trong văn học trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945 và
cái nhìn của các nhà văn, tiêu biểu qua hai tác phẩm: “Chí Phèo” của Nam Cao
và “Vợ Nhặt” của Kim Lân.
– Giải thích khái niệm “cái nhìn về người nông dân” để xác định nội dung vấn đề
nghị luận: là thái độ, tư tưởng, tình cảm của nhà văn khi khám phá và phản ánh về
số phận và tâm hồn người nông dân.
– Lược thuật hai tác phẩm: “Chí Phèo” của Nam Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân.
Cái nhìn của các nhà văn về người nông dân vừa có điểm tương đồng vừa có điểm
khác biệt.
Những điểm tương đồng của hai nhà văn về người nông dân:
– Cái nhìn đồng cảm, xót thương cho số phận cùng khổ. Phân tích số phận của
nhân vật Chí Phèo và các nhân vật trong Vợ nhặt (Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt)
để làm rõ.
– Cái nhìn phát hiện, trân trọng những phẩm chất cao đẹp trong tâm hồn. Phân tích
bản tính lương thiện và niềm khát khao làm người lương thiện của Chí Phèo, phẩm
chất người của Thị Nở; tấm lòng nhân ái của bà cụ Tứ, khát vọng sống và hạnh
phúc của Tràng và người vọ nhặt để làm rõ.
– Thái độ phê phán đối với xã hội Thực dân – phong kiến đã xô đẩy người nông
dân đến tình cảnh khốn cùng. Phân tích bộ mặt xã hội nông thôn Việt Nam với các
thế lực đã xô đẩy Chí Phèo trong truyện “Chí Phèo”; phân tích nguyên nhân xã hội
đã đẩy người nông dân đến tình cảnh nạn đói trong “Vợ nhặt”
Điểm khác biệt trong cái nhìn về người nông dân của Nam Cao và Kim Lân, cũng
là sự vận động, đổi mới của văn học giữa hai thời kỳ:
– Cái nhìn của Nam Cao thể hiện sự bi quan và bế tác trong vấn đề người nông
dân. Phân tích ý nghĩa cái chết của Chí Phèo, chi tiết kết thúc tác phẩm (liên hệ đến
những tác phẩm khác của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên
Hồng…). Đây là sự hạn ché do sự chi phối của thời đại.
– Cái nhìn của Kim Lân thể hiện sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai và về sự thay
đổi về số phận người nông dân. Phân tích việc Tràng láy vợ, những thay đổi của
các nhân vật, những dự định của bà cụ Tứ, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng và đoàn
người phá kho thóc Nhật (liên hệ các tác phẩm của Tô Hoài, Nguyễn Khải, Nguyễn
Văn Bổng, Đào Vũ…). Đây là sự thay đổi theo sự vận động chung của lịch sử xã
hội và sự thay đổi của số phận người nông dân sau Cách mạng.
Đánh giá chung: Cái nhìn về người nông dân trong tác phẩm của Nam Cao và Kim
Lân nói riêng, trong văn học hiện thực trước và sau Cách mạng tháng Tám nói
chung đều thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc và mới mẻ.
ĐỀ 11: So sánh hình ảnh bát cháo hành trong Chí phèo và cháo cám
trong Vợ nhặt
DÀN Ý
Mở bài :
Giới thiệu Nam Cao, truyện Chí Phèo và chi tiết bát cháo hành
Giới thiệu Kim Lân, Truyện Vợ nhặt và chi tiết bát cháo cám
Mở bài tham khảo:
Nam cao và Kim Lân đều là những cây bút có sở trường truyện ngắn, có nhiều
trang viết cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Điểm chung của hai
nhà văn là họ đều có những truyện ngắn giản dị nhưng chứa chan tinh thần nhân
đạo.Hình ảnh bát cháo hành trong Chí Phèo và bát cháo cám trong Vợ nhặt đều là
những hình ảnh đặc sắc, góp phần thể hiện rõ nét nội dung tư tường của các tác
phẩm và tài năng của các nhà văn.

Thần bài : lần lượt phân tích ý nghĩa của hai hình ảnh, sau đó so sánh điểm giống
và khác nhau
1. Hình ảnh bát cháo hành:
* Sự xuất hiện: Hình ảnh này xuất hiện ở phần giữa truyện. Chí Phèo say rượu, gặp
Thị Nở ở vườn chuối. Khung cảnh hữu tình của đêm trăng đã đưa đến mối tình Thị
Nở – Chí Phèo. Sau hôm đó, Chí Phèo bị cảm. Thị Nở thương tình đã về nhà nấu
cháo hành mang sang cho hắn.
* Ý nghĩa:
– Về nội dung:
+ Thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí phèo
+ Là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng
+ Là liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hồn Chí : gây ngạc nhiên, xúc động mạnh,
khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. Nó khơi
dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở
về với cuộc sống lương thiện. Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức nhân tính bị
vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo.
– Về nghệ thuật:
+ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc
nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.
+ Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm
hoá của tình người.
2. Hình ảnh nồi cháo cám:
* Sự xuất hiện: Hình ảnh này xuất hiện ở cuối truyện, trong bữa cơm đầu tiên đón
nàng dâu mới của gia đình bà cụ Tứ.
* Ý nghĩa:
– Về nội dung:
+ Đối với gia đình Tràng, nồi cháo cám là món ăn xua tan cơn đói, là món ăn duy
nhất của bữa tiệc cưới đón nàng dâu mới về. Qua đó, tác giả đã khắc sâu sự nghèo
đói, cực khổ và rẻ mạt của người nông dân trong nạn đói 1945.
+ Qua chi tiết nồi cháo cám, tính cách của nhân vật được bộc lộ:
Bà cụ Tứ gọi cháo cám là ” chè khoán”, bà vui vẻ, niềm nở, chuyện trò với các con
->> là người mẹ nhân hậu, thương con, và có tinh thần lạc quan. Nồi cháo cám là
nồi cháo của tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng. Trong hoàn cảnh đói kém,
mẹ con Tràng dám cưu mang, đùm bọc thị, chia sẻ sự sống cho thị. Bà cụ Tứ nói
toàn chuyện vui, đem nồi cháo cám ra đãi nàng dâu vốn để làm không khí vui vẻ
hơn.
Vợ Tràng đã có sự thay đổi về tính cách. Hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám
nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng.
Chứng tỏ, Thị không còn nét cách chỏng lỏn như xưa nữa mà đã chấp nhận hoàn
cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp
tới.
– Về nghệ thuật: Chi tiết góp phần bộc lộ tính cách các nhân vật, thể hiện tài năng
của tác giả Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn.

3. So sánh:
– Giống nhau:
+ Cả 2 hình ảnh đều là biểu tượng của tình người ấm áp.
+ Đều thể hiện bi kịch của nhân vật và hiện thực xã hội: Ở “Chí Phèo” là bi kịch bị
cự tuyệt quyền làm người [bát cháo hành rất bình di, thậm chí là nhỏ bé, tầm
thường nhưng đó là lần đầu tiên Chí được cho mà không phải đi cướp giật]. Ở “Vợ
nhặt”, số phận con người cũng trở nên rẻ mạt.
+ Đều thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cái nhìn tin tưởng vào sức mạnh của
tình yêu thương con người của các nhà văn.
– Khác nhau:
+ Bát cháo hành: biểu tượng của tình thương mà thị Nở dành cho Chí Phèo nhưng
xã hội đương thời đã cự tuyệt Chí, đẩy Chí vào bước đường cùng. Qua đó, chúng
ta thấy bộ mặt tàn bạo, vô nhân tính của XH thực dân nửa phong kiến cũng như cái
nhìn bi quan, bế tắc của nhà văn Nam Cao.
+ Nồi cháo cám: biểu tượng tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng vào phẩm
chất tốt đẹp của người dân lao động trong nạn đói. Sau bát cháo cám, mọi người
nói chuyện về Việt Minh. Qua đó, thức tỉnh ở Tràng khả năng cách mạng. Như vậy
ở Kim Lân có cái nhìn lạc quan, đầy tin tưởng vào sự đổi đời của nhân vật, dưới sự
lãnh đạo của Đảng.
4. Lí giải sự giống và khác nhau đó:
+ Do hai nhà văn đều viết về người nông dân trong nạn đói 1945
+ Có sự khác nhau đó là do ảnh hưởng của lí tưởng Cách mạng với mỗi nhà văn .
Nam Cao có cái nhìn bi quan, bế tắc về số phận của người nông dân. Kim Lân có
cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng
ĐỀ 12: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ
nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài
xa – Nguyễn Minh Châu)
DÀN Ý
MỞ BÀI
Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm :
– Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có sở
trường về truyện ngắn. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc , viết về tình huống “nhặt
vợ” độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những
con người bình dị trong nạn đói thê thảm.
– Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mỹ, cũng là cây bút tiên
phong thời đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau,
viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình
hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những
trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ.
THÂN BÀI
1. Làm rõ đối tượng thứ nhất : Nhân vật người vợ nhặt :
– Giới thiệu chung : Tuy không miêu tả thật nhiều nhưng nhân vật người vợ nhặt
vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc
họa sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.
– Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu :
+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng là một lòng ham sống mãnh liệt. (dẫn
chứng)
+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người hiểu biết, ý tứ.(dẫn chứng)
+ Bên trong vẻ chao chát, cong cớn, chỏng lỏn lại là một người phụ nữ hiều hậu,
đúng mực, biết lo toan. (dẫn chứng)
2. Làm rõ đối tượng thứ hai : Nhân vật người đàn bà hàng chài
– Giới thiệu chung : Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư
tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc họa sắc nét, theo lối tương phản giữa
bên ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất.
– Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu.
+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ
lượng, giàu đức hi sinh. (dẫn chứng)
+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can
đảm, cứng cỏi. (dẫn chứng)
+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời.
(dẫn chứng)
3. So sánh : Nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện
nội dung và hình thức nghệ thuật :
– Tương đồng : Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn
cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khất
lấp. Cả hai đều khắc họa bằng những chi tiết chân thực…
– Khác biệt : Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là phẩm chất
của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói
thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở nhân vật người đàn bà hàng chài là những phẩm
chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính,
trong tình trạng bạo lực gia đình…
4. Lí giải sự khác biệt :
+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi
từ thấp đến cao (cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà hàng chài lại tĩnh
tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại (cảm hứng thế sự – đời tư
trong khuynh hướng nhận thức lại)
+ Sự khác biệt giữa con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa dạng
phúc tạp (Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này.
KẾT BÀI
– Khái quát những nét giống và khác nhau tiêu biểu và nêu những cảm nghĩ của
bản thân. (Học sinh dựa vào gợi ý trên để viết kết bài. Có nhiều cách kết bài khác
nhau, hướng dẫn trên chỉ có tính chất tham khảo)
ĐỀ 12: +“Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà
ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình
thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt” (Vợ
nhặt – Kim Lân)
+“Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn
bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn
bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt” (Chiếc thuyền ngoài xa –
Nguyễn Minh Châu)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về chi tiết “dòng nước mắt” trong
những câu văn trên.
DÀN Ý
Mở bài
– Giới thiệu về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Nguyễn Minh
Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
+ Hai nhà văn đều thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo, nhân văn trong sự nghiệp VH
+ Hai tác phẩm khắc họa tình người, tình mẹ, trong đó chi tiết “dòng nước mắt” là
một phương tiện biểu hiện.
Thân bài
a) Cảm nhận chi tiết “dòng nước mắt” trong Vợ nhặt
* Giới thiệu diễn biến dẫn đến chi tiết
– nêu hoàn cảnh xuất hiện dòng nước mắt của bà cụ Tứ – mẹ Tràng: tình huống
truyện anh Tràng nhặt vợ, diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ
* Cảm nhận, phân tích chi tiết “dòng nước mắt”:
– Là biểu hiện của nỗi đau khổ, tủi phận: con lấy vợ vào giữa ngày đói khiến bàlão
vừa mừng lại vừa tủi, vừa lo lắng…
+ Giọt nước mắt chỉ “rỉ” ra hiếm hoi bởi cả đời đã cạn khô nước mắt trong những
tháng ngày khốn khổ dằng dặc…
+ “Kẽ mắt kèm nhèm” là sự hiện hình của một bức chân dung đầy khổ hạnh của
người phụ nữ nông dân lớn tuổi
– Là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng: thương con thắt lòng
* Đánh giá:
– Giá trị nội dung: Dòng nước mắt đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
sâu sắc:
+ Hiện thực: phơi bày tình cảnh xã hội những năm trước cách mạng, trong nạn đói
1945
+ Nhân đạo: cảm thông thương xót; tố cáo xã hội; trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm
hồn người mẹ
–Đặc sắc nghệ thuật: chi tiết nhỏ nhưng nội dung ý nghĩa truyền tải lớn; diễn tả nội
tâm nhân vật đặc sắc
b) Cảm nhận chi tiết “dòng nước mắt” trong Chiếc thuyền ngoài xa
* Giới thiệu diễn biến dẫn đến chi tiết
– nêu hoàn cảnh xuất hiện dòng nước mắt của NĐBHC: câu chuyện gia đình hàng
chài, diễn biến tâm trạng NĐBHC
* Cảm nhận, phân tích chi tiết “dòng nước mắt”:
– Là biểu hiện của nỗi đau đớn: gia cảnh nghèo khó bế tắc -> tình trạng bạo lực
trong gia đình không có lối thoát -> câu chuyện thằng con phạm vào tội ác trái luân
thường đạo lí không thể giải quyết, nỗi lo lắng về sự phát triển nhân cách lệch lạc
của con đã không tìm được giải pháp…
– Là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng: thương con thắt lòng, khi chồng đánh
không hề có bất kì phản ứng nào, nhưng hành động của thằng con khiến chị như
sực tỉnh, như bị một viên đạn xuyên qua tâm hồn để thức dậy nỗi đau tận cùng
* Đánh giá:
– Giá trị nội dung: Dòng nước mắt đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
sâu sắc:
+ Hiện thực: phơi bày tình cảnh xã hội những năm sau chiến tranh và đêm trước
thời kì Đổi mới 1986
+ Nhân đạo: cảm thông thương xót; trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người mẹ
– Đặc sắc nghệ thuật: chi tiết nhỏ nhưng nội dung ý nghĩa truyền tải lớn; diễn tả
nội tâm nhân vật đặc sắc
c) So sánh
* Điểm tương đồng
– Về nội dung:
+ Đều là những dòng lệ của người phụ nữ, của người mẹ trong hoàn cảnh nghèo
đói và khốn khổ
+ Đều là “giọt châu của loài người”, giọt nước chan chứa tình người trào ra từ tâm
hồn những bà mẹ giàu lòng vị tha, đức hi sinh
+ Đều góp phần thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm: phản ánh hiện
thực xã hội trong những thời điểm khác nhau; thể hiện tấm lòng thương cảm đối
với bi kịch của con người và sự trân trọng vẻ đẹp tình đời, tình người của tác giả.
– Về nghệ thuật: Đều cho thấy ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc của
hai nhà văn qua việc lựa chọn chi tiết đặc sắc
* Điểm khác biệt
– Về nội dung: Hoàn cảnh riêng của 2 nhân vật khác nhau- nước mắt cũng mang
những nỗi niềm riêng
+ Chi tiết dòng nước mắt của bà cụ Tứ gắn với tình huống anh cu Tràng “nhặt”
được vợ; bà cụ cảm thấy ai oán, xót thương cho số kiếp đứa con mình và cũng xót
tủi cho chính thân phận mình. Nhưng phía trước bà cụ là ánh sáng của hạnh phúc
nhen nhóm
+ Còn dòng nước mắt của người đàn bà hàng chài chan chứa sau sự việc thằng
Phác đánh lại bố để bảo vệ mẹ và hoàn cảnh éo le, ngang trái của gia đình bà đã
diễn ra trước mắt nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng; người phụ nữ vùng biển này thấy đau
đớn, nhục nhã vì không thể giấu được bi kịch gia đình, vì thương xót, lo lắng cho
con. Phía trước chị là một màu mù xám, bế tắc
– Về nghệ thuật thể hiện: Để khắc họa chi tiết dòng nước mắt, Kim Lân sử dụng
hình thức diễn đạt trực tiếp, giản dị, Nguyễn Minh Châu dùng cách diễn đạt ví von,
hình ảnh. (0,5)
d) Lí giải
* Vì sao giống? Giống về nội dung vì cùng hướng đến:
+ Từ nỗi đau -> đề xuất giải pháp cách mạng
+ Từ vẻ đẹp tâm hồn -> ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ VN truyền thống -> cùng là
những nhà văn hiện thực và nhân đạo sâu sắc
* Vì sao khác?
– Hoàn cảnh khác và tương lai khác do được viết trong những bối cảnh khác nhau
(KL từ sau khi CM thành công nhìn lại viết nên mang cảm quan lạc quan; NMC
nhìn trong hiện tại nên không dám chắc chắn tin tưởng ở tương lai) – PCNT của
mỗi tác giả khác biệt không trộn lẫn
Kết luận
– Khẳng định vấn đề: vẻ đẹp và sức mạnh của dòng nước mắt người mẹ – Khẳng
định giá trị tác phẩm và vị trí của tác giả trên văn đàn.
ĐỀ 13 Cảm nhận của anh/chị về giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ
nhặt (Kim Lân). Từ đó, liên hệ đến truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) và
làm rõ sự tương đồng, khác biệt trong tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà
văn.
DÀN Ý
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
– Kim Lân là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam
hiện đại. Ông viết nhiều và viết hay về người nông dân và đề tài nông thôn.
– Vợ nhặt là một trong những sáng tác tiêu biểu của Kim Lân.
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (giá trị nhân đạo của truyện ngắn).
* Cảm nhận về giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt
– Giải thích sơ lược về khái niệm “giá trị nhân đạo”:
+ Nhân đạo: lòng yêu thương con người.
+ Giá trị nhân đạo (trong văn chương) được biểu hiện ở: thái độ ngợi ca vẻ
đẹp (cả thể chất và tâm hồn) của con người; thấu hiểu, đồng cảm với nỗi đau
khổ của con người đồng thời lên án, phê phán các thế lực phi nhân tính chà
đạp lên quyền sống của con người; bênh vực con người nhỏ bé…
– Giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt:
+ Thấu hiểu, đồng cảm, xót xa, đau đớn trước thân phận rẻ rúng và hoàn
cảnh éo le của con người (anh cu Tràng vì quá nghèo mà không lấy được vợ,
thân phận rẻ rúng của người “vợ nhặt”, “đám cưới” ngày đói…), từ đó gián
tiếp tố cáo tội ác của bè lũ thực dân – phát xít.
+ Ngợi ca tình người (lòng vị tha anh cu Tràng dành cho người vợ nhặt; lòng
yêu con của bà cụ Tứ; tấm lòng nhân hậu bà cụ Tứ dành cho người vợ nhặt);
ngợi ca khát vọng sống của con người (trong hoàn cảnh cận kề cái chết, con
người vẫn vươn lên sự sống, vẫn yêu thương, đùm bọc nhau; tinh thần lạc
quan của bà cụ Tứ)…
* So sánh tư tưởng nhân đạo của Kim Lân và Nam Cao qua hai truyện ngắn Vợ
nhặt và Chí Phèo
+ Tương đồng: Cả hai nhà văn cùng thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm, xót
thương đối với những người lao động nghèo khổ trước CMTT; cùng cất lên
tiếng nói tố cáo các thế lực phi nhân tính chà đạp lên quyền sống của con
người; cùng ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của con người, ngợi ca tình người cao
đẹp. -> Sự gặp gỡ của hai nhà văn trong tư tưởng nhân đạo.
+ Khác biệt:
ŸVợ nhặt: Kim Lân đặc biệt ngợi ca sức mạnh của tình người.
ŸChí Phèo: Nam Cao thể hiện niềm tin tưởng mãnh liệt vào nhân tính, vào
bản chất lương thiện của người nông dân.
Làm phong phú hơn cho giá trị nhân đạo của văn học Việt Nam.
* Lý giải sự tương đồng, khác biệt: do hoàn cảnh sáng tác, khuynh hướng sáng
tác và cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn.
ĐỀ 14: Phân tích hình tượng nhân vật Tràng (Vợ nhặt – Kim Lân)
trong buổi sáng ngày hôm sau. Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với hình
tượng Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) trong buổi sáng tỉnh rượu để
thấy được tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của các nhà văn.
DÀN Ý
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
– Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn về cuộc sống nông thôn và người
nông dân.
– Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân.
– Một trong các nhân vật chính của truyện ngắn là anh cu Tràng. Truyện khắc hoạ
đậm nét diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng, đặc biệt trong buổi sáng ngày
hôm sau.
* Sơ lược về tình huống truyện và diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong
buổi chiều hôm trước
* Cảm nhận về hình tượng nhân vật Tràng trong buổi sáng ngày hôm sau
– Tràng thấy “trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”,
việc có vợ đối với hắn vẫn hết sức bất ngờ.
– Tràng nhận ra xung quanh mình “có cái gì vừa thay đổi mới lạ”: “Nhà cửa, sân
vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo
rách như tổ đĩa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong.
Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc cây ổi đã kín nước đầy ăm ắp”, bà
cụ Tứ lúi húi giẫy cỏ, nàng dâu quét tước, nấu nướng. Tất cả những cảnh tượng đó
thật bình thường nhưng đủ làm cho hắn cảm động vì chưa bao giờ Tràng được trải
qua niềm hạnh phúc giản dị như thế.
– Tràng thấy cuộc đời mình bỗng nhiên thay đổi hẳn, hắn thấy mình trưởng thành
(“nên người”) và cần có trách nhiệm với gia đình của mình: “Bỗng nhiên hắn thấy
hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn
sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một
nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”. Bởi vì Tràng đã có
một gia đình, và trong cái buổi sáng đầu tiên ấy, hắn đã được tắm mình trong
không khí ấm áp, hạnh phúc của tổ ấm gia đình.
– Chi tiết Tràng tiếc rẻ vì bữa trước đã kéo thóc về khi thóc nhật và hình ảnh “lá
cờ đỏ bay phấp phới” trong đầu Tràng mở ra một sự thay đổi trong nhận thức, hứa
hẹn sự thay đổi trong hành động của nhân vật ở tương lai. Biết đâu, chính Tràng sẽ
là một trong số những người đi phá kho thóc Nhật đó.
Diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng được nhà văn tập trung khắc họa thông
qua những chi tiết về cử chỉ, hành động, lời nói và dòng suy nghĩ (bộc lộ qua
những lời văn nửa trực tiếp). Tràng hiện lên là một gã trai quê ngờ nghệch nhưng
tốt bụng, giàu tình yêu thương và có khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống mãnh
liệt.
Với hình tượng anh cu Tràng, Kim Lân đã thể hiện rõ sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu
thương, trân trọng và niềm tin tưởng hi vọng dành cho nhân vật.
* Liên hệ với hình tượng Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) trong buổi sáng tỉnh
rượu để thấy được tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của các nhà văn
– Nhân vật Chí Phèo trong buổi sáng tỉnh rượu được Nam Cao khắc họa rất thành
công chuỗi diễn biến tâm lí: cảm nhận cuộc sống đời thường, nhớ lại quá khứ xa
xôi, thấm thía cuộc sống hiện tại, lo lắng cho tương lai cô độc, buồn; khi được thị
Nở cho ăn cháo hành thì ngạc nhiên, cảm động, ăn năn hối hận, tủi thân khi lần đầu
tiên được cho bởi một người đàn bà, vui, khao khát được trở lại cuộc đời lương
thiện, hi vọng, tin tưởng được trở lại cuộc đời lương thiện.
– Cả Nam Cao và Kim Lân đều rất quan tâm đến đời sống tâm hồn của những
người lao động nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Hai nhà văn đều mô
tả chi tiết, chân thực, sinh động diễn biến tâm trạng của mỗi nhân vật ở thời điểm
buổi sáng – gắn liền với sự thức tỉnh/ đổi thay của mỗi nhân vật – thông qua cảm
xúc và dòng ý nghĩ. Có khi các nhà văn khách quan kể lại diễn biến đó nhưng cũng
có khi Nam Cao và Kim Lân nhập thân vào nhân vật, trần thuật lại diễn biến tâm
trạng thông qua lời văn nửa trực tiếp.
Tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của mỗi nhà văn không chỉ giúp cho các nhân vật
nổi hình nổi sắc mà còn giúp các nhà văn thể hiện sâu sắc tình cảm nhân đạo của
mình.

ĐỀ 15: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Tràng khi gặp thị và
quyết định đưa thị về làm vợ (Vợ nhặt- Kim Lân). Từ đó liên hệ với
nhân vật Chí Phèo khi gặp thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao) để thấy
được ước mơ tốt đẹp của người nông dân nghèo trong tác phẩm văn
học
DÀN Ý
* Giới thiêu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, yêu cầu của đề bài.
* Cảm nhận về nhân vật Tràng
– Xuất thân của Tràng: Dân ngụ cư, làm nghề đẩy xe bò, sống cùng với mẹ già
với cuộc sống nghèo khó.
– Ngoại hình: Tràng có ngoại hình xấu xí và thô kệch, là một người nông dân bình
dị, nghèo khổ lại xấu xí. Trong nạn đói khủng khiếp Tràng lại lấy được vợ mà nói
cho chính xác hơn thì Tràng “nhặt được vợ”.
– Hạnh phúc đến quá tình cờ khiến Tràng choáng váng. “Mới đầu anh chàng cũng
chợn” nhưng ngay sau đó lại “tặc lưỡi một cái: – Chật, kệ!”. Tấm lòng thương
người và sâu xa bên trong là niềm khao khát hạnh phúc, đã khiến Tràng dám liều
lĩnh thách thức với cái đói (dẫn người đàn bà về nhà, mua dầu thắp…).
– Kim Lân đã diễn tả rất hay tâm lí của Tràng trước cái hạnh phúc tình cờ nhặt
được.
+ Đoạn văn miêu tả cảnh Tràng đưa vợ về nhà đã thể hiện chân thực tâm trạng của
một anh chàng dở hơi mà bỗng nhiên có vợ. Niềm hạnh phúc bộc lỗ rõ nét mặt và
cử chỉ của nhân vật: “Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm
cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”; thấy bọn trẻ con chạy ra
đón, “Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng” vì sợ
chúng đùa dai như mọi khi; biết mọi người trong xóm đang chăm chú nhìn mình,
hắn thích ý và “cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình”; lúc chỉ có hai người trên
quãng đường vắng, “hắn định nói với thị một câu rõ tình tứ mà chẳng biết nói thế
nào. Hắn cứ lúng ta lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai kia đi bên bạnh người đàn
bà”. Vì e thẹn, ngượng nghịu, nên cuộc đối thoại giữa Tràng và người đàn bà thật
rời rạc, toàn những lời nhát gừng, cộc lốc. Hạnh phúc đến quá bất ngờ, đến nỗi hai
người đi bên nhau mà vẫn chưa kịp hết xa lạ với nhau. Xúc động nhất là đoạn văn
miêu tả trực tiếp những cảm giác trong lòng Tràng: “Trong một lúc Tràng hình
như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát ghê
gớm đang đe dọa, nên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ
còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa
từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy. Nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng,
tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng”. Cái cảm giác mà Tràng không biết
gọi là gì ấy, chính là hạnh phúc.
+ Cho đến sáng hôm sau, lúc hai người đã thực sự là vợ chồng rồi, Tràng vẫn còn
ngỡ ngàng: “Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc
hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngơ ngàng như không phải”.
+ Sức mạnh kì diệu của hạnh phúc đã làm thay đổi hẳn con người Tràng. Không
còn cái dáng đi “từng bước mệt mỏi” bây giờ đã cái dáng đi đàng hoàng và tỉnh
táo: “Hắn chắp hai tay sau lừng lững thững bước ra sân”,và sau đó lại cái
dáng “xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu
sửa lại ngôi nhà”. Sự thay đổi của dáng vẻ bên ngoài nói lên sự thay đổi lớn lao
của tâm hồn. Nhìn cảnh người mẹ đang dọn vườn, người vợ đang quét sân, Tràng
vô cùng xúc động. “Cảnh tượng ấy thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn
lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái
nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở
đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng phấn chấn
đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn
có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”. Người đàn ông dở hơi ấy đến lú này đã
trở nên tỉnh táo “nên người”, có ý thức sâu sắc về tình cảm và trách nhiệm gia
đình, đồng thời cũng biết nghĩ đến tương lai.
* Liên hệ với nhân vật Chí Phèo khi gặp thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao) để thấy
được ước mơ tốt đẹp của người nông dân nghèo trong tác phẩm văn học.
– Giống nhau: Cả hai nhận vật Tràng và Chí Phèo đều là những người nông dân
nghèo, có ước mơ bình dị và khát vọng tốt đẹp ở tương lai.
+ Tràng: Niềm khát khao tổ ấm gia đình, cũng là khát khao hạnh phúc của nhân vật
Tràng là khát khao mãnh liệt dẫu rất thô sơ, chất phác, hồn nhiên. Khát vọng đó đã
vượt qua cả những nỗi lo âu, sợ hãi và toan tính trước nạn đói và trước cái chết.
+ Chí Phèo: Cứ tưởng Chí Phèo sống mãi kiếp thú vật rồi kết thúc cuộc đời bằng
cách vùi xác tại một bờ bụi nào đó. Nhưng không, một bước ngoặt lớn đã diễn ra
trong cuộc đời Chí. Kể từ khi gặp thị Nở, Chí Phèo đã thức tỉnh. Đầu tiên là tỉnh
rượu rồi mới đến tỉnh ngộ. Sau đó là niềm hy vọng : Ước mơ lương thiện trở về,
Chí thấy thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người… Chí đặt hy vọng lớn
vào thị Nở: “thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao
người khác lại không thể được… Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng,
thân thiện của những người lương thiện”. Chí hình dung về tương lai tươi đẹp khi
chung sống cùng với thị Nở. Rồi Chí ngỏ lời với thị.
– Khác nhau :
+ Cuộc đời của Tràng tiêu biểu cho số phận của người dân nghèo trước cách mạng
tháng Tám. Khi chưa có nạn đói thì nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ, trong nạn đói
lại lấy vợ, niềm hạnh phúc đan xen với bất hạnh.
+ Chí Phèo điển hình cho tầng lớp nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa không
có lối thoát trong xã hội cũ, cho số phận bi thảm của những con người khổ nghèo,
tăm tối dưới ách áp bức bóc lột tàn bạo, xảo quyệt của giai cấp thống trị ở nước ta
trước Cách mạng tháng Tám.
* Ước mơ tốt đẹp của người nông dân nghèo trong tác phẩm văn học.
Sự sâu sắc của các tác giả khi thể hiện niềm khát khao hạnh phúc của người nông
dân khốn khổ là ở chỗ nhá văn đã cho ta thấy: người dân lao động, dẫu đứng trước
cái chết hay rơi vào bi kịch vẫn luôn nghĩ tới cuộc sống và họ không ngừng tìm
kiếm hạnh phúc. Đó là giá trị nhân bản sâu sắc nhất của tác phậm văn học
TÀI LIỆU TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN KHÁC NHAU.
SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN: TRẦN TRỌNG TRUNG

You might also like