You are on page 1of 6

Chương 4: ESIN – XÔPHÔCLƠ - ƠRIPIT

PHẦN I. SỰ RA ĐỜI CỦA BI KỊCH HI LẠP


Bi kịch Hi Lạp là “một vẻ đẹp của Hi Lạp cổ đại” (Aritxtôt), là một thành tựu quan
trọng bậc nhất của nền văn học Hi Lạp trong thời kì cổ điển của nó. Thể loại bi kịch
là “một bước phát triển cao của nghệ thuật thơ ca” (Hêghen), nó ra đời dựa trên nhu
cầu phản ánh hiện thực tất yếu của nghệ thuật, trên một hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất
định.
Hình thái chiếm hữu nô lệ sự hình thành nhà nước dân chủ - chủ nô tạo ra cuộc đấu
tranh giữa thế lực dân chủ, tự do với những thế lực phú hào và đòi quyền sống của
những người nô lệ vẫn thường xuyên diễn ra gay gắt.
Tuy nhiên, vai trò của những cá nhân tự do trong đời sống xã hội ( những thợ thủ
công, người làm ruộng, chăn nuôi... ) được khẳng định hơn so với chế độ thị tộc Từ
những nguyên nhân xã hội này dẫn đến một khát vọng của con người muốn nhận
thức, lí giải những xung đột gay gắt của cuộc sống bằng thẩm mỹ.
Cũng từ đó đánh dấu sự ra đời cảu bi kịch chính thống
Bi kịch đã mở rộng chủ đề mang ý nghĩa xã hội phổ biến hơn. Bi kịch chú trọng đến
các đề tài lịch sử, phản ánh những lỗi lầm của cuộc đời, xây dựng các tính cách anh
hùng và các tính cách đau thương khác
Đặc điểm quan trọng của nên bi kịch này là con người có quyền uy lớn thường đựoc
khoác áo thần linh (Dớt trong Prômêtê bị xiềng) nhưng cũng có khi biểu hiện như
một định mệnh, một thứ khát vọng cuồng nộBuyse trong Để bảo vệ thơ ca đã nói:
“Một nghệ thuật mới đã xuất hiện” đồng thời với sự “xuất hiện con người mới”. Và
đó cũng là nguồn gốc xã hội đích thực của sự ra đời của bi kịch.
Bi kịch Hy Lạp đã chú ý khai thác những yếu tố thẩm mỹ như : tính bất tử của người
chân chính, chú ý sự tái sinh của con người dưới một hình thái mới đầy an ủi Người
anh hùng này có hy sinh vì lợi ích con người thì vẫn được người đời mến phục và
trao cho vong nguyệt quế đẹp nhất (các vở nổi tiếng như : Promete bị xiềng, ơdip làm
vua.... của 3 nhà viết kịch tiêu biểu Esilo, chưa nhận ra tính tất yếu của chính quá
trình đang chết dần của chính cái cũ nên đem hết tài trí và sức lực ra bảo vệ nó nên
không tránh khỏi thất bại thảm thương và tiêu vong oan uống ( như sự thất bại của
vua Duy Tân nước ta và việc ông bị giặc Pháp bắt đi đày đến trọn đời cũng vì lí do đó
)
* Nguồn gốc của bi kịch
Khi con người cất tiếng khóc chào đời thì chưa nảy sinh bi kịch, phải trải qua một
thời gian phát triển khá dài mãi đến thời kì ráp ranh giữa xã hội công xã nguyên thuỷ
và xã hội chiếm hữu nô lệ, bi kịch mới hình thành và phát triển Thửa sơ khai, bi kịch
nảy sinh từ hình thức tế thần rượu nho (Dionsos), đó là vị thần tượng trưng cho sự tái
sinh, sự trù phú, cho nghề ép rượu, cho những cơn say và vị chúa của những vong
hồn
Nhân dân Hi Lạp sở dĩ chọn thần rượu nho Điônizôx để thờ cúng tế lễ vì:
Vị thần này gắn liền với bộ phận sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất của họ: nghề
trồng nho và làm rượu nho.
Thần Điônizôx là một vị thần bình dân, cuộc đời vô vàn gian nan khổ ải nên nhân dân
lao động trồng nho đã tìm thấy sự “đồng điệu” trong những ca khúc hát về cuộc đời
vị thần này.
Lễ tế diễn ra trong 6 ngày. Ba ngày đầu, dàn đồng ca hát múa quanh bàn thờ thần
những khúc ca vui, những khúc ca buồn (khúc ca vui về đoàn tuỳ tùng, khúc ca buồn
về cuộc đời gian truân của thần). Abramôvich nói rằng “Chính những bài ca buồn
thảm về cuộc đời đau khổ của Điônizôx là mầm mống của bi kịch”.
Ban đồng ca có đội trưởng, có hoá trang, khoác da dê. Đội đồng ca hát múa, trình
diễn xung quanh bàn thờ thần (được đặt ở trung tâm dàn nhạc gồm có đàn, sáo,
trống).
Ba ngày sau là dành cho việc thi diễn kịch. Đề tài xoay quanh cuộc đời thần
Điônizôx, sau này mới mở rộng ra các đề tài khác của thần thoại hoặc của thực tế
cuộc sống. Mỗi ngày diễn tác phẩm dự thi của một tác giả (gồm có 3 vở bi kịch liên
hoàn và 1 vở hài kịch xatirơ). Sau đó Ban giám khảo tuyên bố giải nhất, nhì hay ba.
Người được giải sẽ được khắc tên vào bia đá, đội hoa lên đầu và công kênh lên vai
trong sự chúc mừng của quần chúng.
Texpix là người đã tách từ đội đồng ca ra người diễn viên thứ nhất làm tăng cường
chất đối thoại và yếu tố diễn xuất của kịch; đề tài kịch không còn bị câu thúc trong
khuôn khổ truyền thuyết về thần Điônizôx.
Nói đến sự phát triển của bi kịch Hi Lạp và những thành tựu lớm lao của nó là phải
nói đến ba tác giả lớn: Esin, Xôphôclơ và Oripit.
PHẦN II. ESIN, NHÀ THƠ CỦA THỜI KÌ NỀN DÂN CHỦ MỚI HÌNH
THÀNH
1. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
Esin ( 525 – 455 tr. CN) xuất thân trong một gia đình quý tộc cũ nhưng bản thân ông lại
được tắm mình trong bầu không khí trong lành của thời đại, thời kì phát triển bồng bột của
phong trào tự do dân chủ, của xu thế tiến bộ và văn minh, và nhất là của những cuộc chiến
tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Hi Lạp chống xâm lược Ba Tư, Esin là một nhà thơ lớn
tiến bộ đã thể hiện trong sáng tác của mình những tư tưởng tình cảm cao quý của thời đại.
Ông đã tham gia chiến đấu bảo vệ đất nước ở trận Maratông và Xalamin
Esin bắt đầu sáng tác kịch năm 25 tuổi (500 tr. CN) và bắt đầu đoạt giải nhất trong kì thi
năm 484 tr. CN.
khi ông cho ra đời vở Quân Ba Tư thì danh tiếng lừng lẫy. Ông được mời đi để tổ chức
công diễn nhiều nơi và sau đó hàng loạt những vở kịch giá trị xuất hiện. Ông sáng tác 90 vở
kịch và ngày nay chỉ còn lại 7 vở. Trừ Quân Ba Tư lấy đề tài thời sự nóng hổi của hiện thực
thời đại, còn các vở khác đều lấy đề tài trong thần thoại. Đó là các vở: Những người thiếu
nữ cầu xin, Bảy tướng đánh thành Tebo, Prômêtê bị xiềng, và bộ ba vở kịch Orexti gồm có
Agamemnông, Những người phụ nữ mang đồ tế lễ và Các nữ thần Ân đức.
Chủ đề của vở kịch khá rõ ràng: đó là sự thắng thế của chế độ phụ quyền đối với chế
độ mẫu quyền, một tàn tích của xã hội thị tộc cần phải đẩy lùi về quá khứ.
Esin được coi là “cha đẻ của bi kịch” vì ông không chỉ là người mở đường cho sự ra
đời của thể loại này mà còn vì tác phẩm của ông đã đạt tới độ hoàn chỉnh nhất định, phản
ánh được những nét nổi bật của cuộc sống và con người thời đại.
2. "PRÔM TÊ BỊ XIỀNG
Đây là tác phẩm lớn nhất của Esin đã được nhiều nhà thơ, nhà văn của các thời đại sau này
nghiên cứu và tìm nguồn cảm hứng. Nhưng ảnh hưởng của nó không chỉ đóng khung trong
văn học thể giới mà còn mở rộng ra đối với cả các triết gia, chính khách có tấm có nhân
loại.
Nội dung tất yếu nằm trong bộ ba vở kịch liên hoàn Prômête lấy lửa, Prômêtê bị xiềng và
Prômête được giải phóng, và chắc chắn là có kèm theo một vở xatird nữa.
Promete được miêu tả còn tầm thường, mờ nhạt, tuy thần cũng lấy cắp lửa của chư thần
đem xuống cho loài người. Với Esin, nhân vật Prômêtê đã hiện ra với một dạng vẻ khác
hẳn. Đó là vị thần khổng lồ mang lí tưởng phụng sự nhân loại cao quý, có tinh thần đấu
tranh bất khuất, có tình cảm nhân đạo bao la và là hiện thân của khát vọng tự do nóng chảy.
Tác phẩm mở đầu với cảnh Prômête bị xiềng xích và khép lại với cảnh Prômête bị trừng
phạt tàn nhẫn. Nhân vật toàn là thần thánh, thế giới được mô tả là thế giới thần linh, nhưng
sau màn sương kì ảo của huyện thoại hiện lên rõ mồn một hiện thực nóng bỏng của thời đại
với những mối xung đột gay gắt quyết liệt.
Zơr - kẻ thống trị cùng với những tay sai hung hãn như Quyền lực, Bạo lực, tay sai miệng
lưỡi như Hermes... và những xiêng xích, sấm, sét, bão tố.
Hình tượng Prômêtê chính vì vậy là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng thời đại Esin, thời đại
của những chiến sĩ Maratông lừng lấy không hề biết củi đầu trước bất kì một sức mạnh thù
địch nào. Ở nhân vật Prômêtê có sự kết hợp hài hoà giữa cái hùng, cái cao thượng, cải bị
kịch.
Xung đột giữa Prômêtê và Zơx, giữa người bị trị và kẻ thống trị là xung đột không sao hoà
hoãn được. Nó phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp giữa hai lực lượng đối lập của xã hội trong
giai đoạn hình thành nhà nước chiếm hữu nô lệ bởi vì "việc phê phán các vị thần trên thiên
đình cũng là sự phê phán các vị thần dưới mặt đất" Promete là hình tượng nhân vật mang lí
tưởng thẩm mĩ của con người thời đại : lí tưởng phụng sự nhân loại cao quý. Đó là hiện
thân của ý chí và sức mạnh con người trong cuộc đấu tranh để chinh phục tự nhiên và chiến
tháng những thế lực bạo tàn của xã hội, để mưu cầu một cuộc sống văn minh, hạnh phúc,
tiến bộ.
PHẦN III. XÔPHÔCLƠ ,NHÀ THƠ CỦA THỜI KÌ NỀN DÂN CHỦ PHỒN
VINH
1. TIỂU SỬ, CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
1.1. Tiểu sử, cuộc đời
Xôphoclô ( 496-406 Trc CN )
-Xuất thân trong gia đình giàu có , quyền lực
-Được tiếp thu nền giáo dục toàn diện, sớm có năng khiếu thơ ca
-Ông đã sống và chứng kiến cả một giai đoạn lịch sử đầy thăng trầm của
Aten dân chủ ( Thời kì cực thịnh với triều đại Peliklex,...)
1.2. Sự nghiệp sáng tác
-Xôphôclô được mệnh danh là “Hôme của nghệ thuật kịch”
-Các vở kịch của ông thường xoay quanh quan niệm số phận kết hợp với ca ngợi tài
năng con người
-Tương truyền ông đã sáng tác 123 vở bi kịch nhưng truyền lại ngày nay chỉ còn 7 vở
bi kịch và 1 vở kịch trào phúng
- Vở kịch đầu tay tiêu biểu : Tritôlem( nay đã thất lạc )
- 7 vở bi kịch còn lại : Ajăc, Người phụ nữ xứ Traxi, Ăngtigôn, Êdip làm vua,
Êlectơrô, Philoctec, Êdip ở Côlônơ.
2. Vở kịch Ăngtigôn
Là một trong những vở kịch đặc sắc của Xôphôclơ
Đề tài : Nỗi bất hạnh của gia đình Êdip
Tóm tắt
tác phẩm dựa trên câu chuyện thần thoại về Antigone, sau khi vua Oedipus bị trục
xuất khỏi thành phố Thebes. Sau đó, đứa con trai nhỏ của ông ta tên là Eteocles, nói
rằng vương quốc chỉ thuộc về ông ta Creon, một người phụ nữ là Antigone bị giam
cùng với em gái Ismene của cô ấy, như một đồng phạm, và ngay lập tức ra lẹnh xử tử
họ. Nhưng, sau đó con trai của Creon, tên là Hemon, đã can thiệp để Antigone được
trả tự do vì anh ta đã đính hôn với cô ấy
Nhưng Creon đột nhiên thay đổi quyết định, tuyên bố rằng anh ta sẽ chỉ xử tử
Antigone, vì Iseme coi cô ấy là vô tội, Trong khi Antigone đang trải qua sự đau khổ
này
Điều này mang lại hậu quả hoặc như một hình phạt mà con trai của Creon đột ngột
qua đời. Bị đau khổ bởi con trai của mình, Creon đi làm sạch cơ thể không còn sự
sống của Polyneices, và bắt đầu thực hiện các nghi lễ danh dự, trong đó anh ta hỏa
táng phần còn lại của thi thể. Anh ta ngay lập tức rời đi để trả lại tự do cho Antigone,
nhưng cô bị giết bằng cách treo cổ tự tử bằng dây thừng, Hemon đang khóc thảm
thiết dưới cơ thể của cô.
Sau đó, sau khi lao vào Creon, Hemon tiếp tục tự đâm vào cơ thể của mình, và chết
trong cơ thể lạnh giá, không còn sự sống của Antigone. Creon, thất vọng, quay trở lại
cung điện, nơi anh biết rằng vợ mình là Euridice đã tự sát khi biết về cái chết của con
trai mình.
Creon được chuyển đến một nơi xa xôi, nơi anh khao khát được giải thoát khỏi nỗi
đau mà chỉ có cái chết mới có thể nguôi ngoai.
=> Xôphôclơ tuy sống cách chúng ta mấy nghìn năm lịch sử nhưng đã nhận thức sấu
sắc về giá trị vĩ đại và phẩm chất con người
PHẦN IV: ORIPIT, NHÀ THƠ CỦA THỜI KỲ NỀN DÂN CHỦ SUY TÀN
1. Tác giả
- Năm sinh:
+ Năm 480 TCN
+ Năm 484 TCN
- Mất năm : 406 TCN
- Ông là bậc hậu sinh của Esin và Xôphôclơ
- Lớn lên và trưởng thành ở giai đoạn nước cộng hòa Aten bắt đầu suy vong.
- Xuất thân từ một gia đình khá giả, có điều kiện ăn học nên học vấn uyên bác.
- Ông là người ham đọc sách, say mê sáng tác, thích nơi yên tĩnh.
- Mang tư tưởng vô thần, hoài nghi về sự tồn tại của thần thánh
2. Ảnh hưởng của thời đại đến Ơripit
- Ông sống trong một hoàn cảnh đầy biến động : Nền dan chủ aten suy thoái,
mâu thuẫn giữa các phe phái trong chính quyền xảy ra gay gắt.
- Ông nhận thấy sự suy tàn tất yếu của chế độ chiế hữu nô lệ. Đó cũng là nguyên
nhân dẫn đến sự phản kháng quyết liệt của những người nô lệ lật đổ áp bức bóc
lột dã man nhất lịch sử nhân loại.
- Tuy nhiên sắc thái bi hùng ở bi kịch Ơripit chưa đạt tới mức hoành tráng như ở
tác phẩm của Esin.
 Ông là nhân chứng của toàn cảnh xã hội rối ren, tan rã và đen tối ấy
 Qua các tác phẩm và đánh giá mọi vấn đề của thời đại một cách chân thực và
nghiêm khắc.
3. Sự nghiệp sáng tác:
a. Các sáng tác của Ơripit
- Các sáng tác của Ơripit là một bộ bách khoa toàn thư về xã hội Hy Lạp cổ đại”
- Ông đã sáng tác 92 tác phẩm và chỉ có 5 lần được giải nhất.
- Còn 19 vở kịch:
+ Bang Towrroa : Những người đàn bà Tơ roa, Hêcuybơ, Ăngdrômae,…
+ Bang Acgôt: Hêlen, Ôrextơ,…
+ Bang Aten: Hippôlit, Iong,….
+ Bang Tebơ: Những người phụ nữ xứ Pheenixi, những người đàn bà cầu xin,
……
b. Nội dung tác phẩm kịch của Ơripit
- Kịch của Ơripit phản ánh hiện thực xã hội dân chủ chủ nô ở thời kì tan rã của
nó, khác với Esin ở thời kì mới hình thành và Xôphôclơ ở thời kì phồn thịnh.
- Các nội dung được thể hiện trong tác phẩm kịch:
+ Ông nói đến chiến tranh, lên án mặt phi nghĩa của nó đồng thời ca ngợi hòa
bình và khát khao hòa bình.
+ Đề cập đến vấn đề tôn giáo, thần thoại.
+ Đề cập đến vấn đề phụ nữ, hạnh phúc gia đình.
+ Ông nói đến giàu nghèo, kẻ thống trị và người bị trị.
+ Là lời ca ngợi tổ quốc Aten.
c. Những nét mới trong sáng tác của Ơripit
- Ơripit đã vận dụng và cải biến các đề tài thần thoại một cách tự do để thể hiện
tư tưởng của mình ở mức độ cao nhất.
- Những nội dung thần thoại được sửa đổ để trở thành những cốt truyện mới mẻ
của bi kịch và có khi kịch mang tính li kì như tiểu thuyết sân khấu.
d. Tiểu kết
 Ơripit và các tác phẩm kịch của ông là một gam màu đặc sắc không thể thiếu
trong bức tranh bi kịch Hy Lạp cổ đại. Ông đã tô vẽ lại toàn bộ bộ mặt của xã
hội dân chủ chủ nô thời kì suy tàn và mọi ngóc ngách mâu thuẫn, xung đột,
triết lí cuộc sống nảy sinh trong lòng xã hội ấy ở các vở kịch của mình.

You might also like