You are on page 1of 2

Đề bài: "Thơ cho con người trải nghiệm đời sống ở những tầng mức và chiều sâu

đáng kinh ngạc" (Thanh Thảo) Bằng trải nghiệm văn học của em, hãy bàn luận
về ý kiến trên.
Nước cam lộ rời bình thành tịnh rưới xuống trần gian, nó vừa chan rải lòng từ bi
vừa làm dịu khổ đau cho chúng sinh. Một bông hoa xuất hiện trên thế gian, nó
cho đời giọt mật ngọt tinh túy và hương thơm thời đại thoang thoảng. Một bản
đàn hòa điệu cất lên, nó cho người thưởng thức miên man bất tận với những dư
âm trầm bổng. Ồ, còn đứa con tinh thần của người nghệ sĩ tài ba thì sao? Nó đưa
con người đến những chân trời mới lạ, đến “xứ sở của cái đẹp”(Pautopxki), cho
con người lắng nghe “tiếng nói tình cảm mãnh liệt” (Uy-li-am Uốt) hay chính nó
khai sáng nhận thức của con người về cuộc sống đa diện như nhà thơ Thanh
Thảo đã nói: “Thơ cho con người trải nghiệm đời sống ở những tầng mức và
chiều sâu đáng kinh ngạc”.
Qua hành trình mải miết, đau đáu với những áng thơ , “ông vua trường ca” (Chu
Văn Sơn) – thi sĩ Thanh Thảo đưa ra nhận định khiến chúng ta lắng lại để suy
ngẫm về vai trò của thơ ca. Thơ từ xa xưa, từ thời khởi thủy đã xuất hiện, đó là
những lời hát vui trên đồng lúa, là tiếng hát ru em bé của người mẹ, là bài đồng
dao tung tăng đường làng và thơ là thế, là hình thức trữ tình vừa quen vừa lạ với
những sáng tạo trên lĩnh vực từ ngữ. Dưới cái nhìn cấu trúc học, có thể thấy
“Thơ là hình thức tổ chức ngôn ngữ hết sưc quái đản” (Phan Ngọc), dưới cái
nhìn phân tâm học thơ lại được xem như “thần hứng”(Platon). Dẫu cách nhìn,
cách ngẫm, cách xem thơ khác nhau nhưng dẫu sao thơ xuất hiện ấy cũng có
nghĩa những giá trị tốt đẹp xuất hiện. “Thơ cho con người trải nghiệm đời sống”
tức đến với thơ, con người có thể đi vào và khám phá đời sống, đời sống thực tại
của con người hoặc đời sống sinh ra từ tâm tưởng phong phú sáng tạo của nhà
thơ. Hơn nữa, người đọc thơ trải nghiệm đời sống ở “những tầng mức và chiều
sâu đáng kinh ngạc” bởi qua cuộc sống muôn hình vạn trạng, ta không chỉ làm
giầu thêm nhận thức về hiện thực mà còn cảm được, thấu được tư tưởng, tình
cảm của thi sĩ rộng ra là của cả nhân loại. Như vậy, ý kiến của Thanh Thảo
hướng chúng ta đến đặc trưng của thơ ca: thơ là một hình thức nghệ thuật phản
ánh hiện thực đời sống qua đó đem đến cho người đọc nhận thức về cuộc sống đa
diện này.
Trước hết, “thơ cho con người trải nghiệm đời sống”. Bước vào thế giới nghệ
thuật nói chung, ta như bước vào thế giới hiện thực thứ hai, nó gần giống với thế
giới con người đang sống và tồn tại bởi nó được sáng lọc qua đôi mắt tinh tường
của người nghệ sĩ. Thơ có lẽ giống như con người, nó không chối bỏ hiện thực
đời sống giống như thi sĩ Tố Hữu từng nói thật thấm: “Cuộc đời là nơi xuất phát
cũng là nơi đi tới của văn học”. Đời sống muôn hình vạn trạng, thiện - ác lẫn lộn,
hội tụ 7 cung bậc hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc dục của con người nhưng ấy đích thực là
chất liệu quý giá làm hay, làm dáng cho lớp ngôn từ nên làm sao thơ có thể tách
biệt hiện thực? Hơn nữa, thi sĩ làm thơ, anh, từ chính hiện thực mà anh đã sáng
tạo, thai nghén đến đau đớn, quằn quại nên đứa con tinh thần. Nhờ sự tỉ mỉ, trân
trọng, cóp nhặt những chất liệu vàng ngọc, những vần thơ của anh mới long lanh
nhường nào: “Những chữ ấy làm cho rung động/ Triệu trái tim trong hàng triệu
năm dài” (Mai – a – cốp – xki). “Triệu trái tim” – triệu trái tim của triệu độc giả
khắc khoải trước những dòng suối tuôn trào con sóng thơ chuyên trở hiện thực
cuộc sống. Con người sống trong thế giới nhưng chắc chắn họ chưa bao giờ biết
hết về thế giới này. Văn học nói chung hay thơ sinh ra là để phản ánh hiện thực
khách quan và con người, đáp ứng nhu cầu hiểu biết và nhận thức của loài người,
nó không phải cái máy ảnh sao chép y hệt, bê nguyên xi hiện trạng mà nghiên cứu
về đời sống xã hội và con người, đồng nghĩa với quá trình “hiểu biết, khám phá và
sáng tạo” (Phạm Văn Đồng). Có thể thấy, văn học hay thơ không giống sinh học:
sinh học giải phẫu cơ thể còn văn học giải phẫu tinh thần con người xã hội, biện
chứng tâm hồn con người, thơ ca cũng không giống khoa học: khoa học phát minh
còn văn học chủ yếu lý giải, nghiền ngẫm – mỗi tác phẩm bao giờ cũng giúp người
ta trải qua, sống lại từ một biến cố, một tình huống hay một số phận trong xã hội,
độc giả sẽ biết đầy đủ hơn về xã hội “đầy rẫy những điều bí ẩn” (Balzac), về người
khác và về chính “con người” trong bản thân họ, có lẽ bằng “ngàn cái nhìn
Tolstoy” (cách nói của Maxim Gorky). Ta biết về cảnh hoang tàn, phế tích của
kinh thành Thăng Long xưa: “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/ Nền cuc lâu đài
bóng tịch dương” (Thăng Long thành hoài cổ - Bà Huyện Thanh Quan), ta biết
về đời sống thiếu thốn quân tu trang của người anh hùng chân không qua những
trang thơ đậm chất hiện thực của Chính Hữu: “Rách tả tơi rồi đôi hài vạn dặm/
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa” (Ngày về), ta biết về số phận của đất
nước sau 1975 được đo ướm bằng nỗi đau cá nhân: “Một mình một mâm cơm/
Ngồi bên nào cũng lệch/ Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền” (Đường tới
thành phố - Hữu Thỉnh), và ta biết về…
Biết về cuộc sống “thương hải biến vi tang điền”, biết về con người “mãi mãi là
một bí ẩn lớn”,

You might also like