You are on page 1of 2

Nghị luận văn học tác phẩm Chí Phèo

Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn của nền văn học Việt Nam trước Cách mạng.
Sau Cách mạng, ông hăng hái tham gia làm báo kháng chiến. Ông có nhiều đóng góp quan
trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ
20. Chí Phèo là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nền văn học hiện thực Việt Nam
trước Cách mạng. Bằng ngòi bút sắc sảo, nghệ thuật khắc họa nhân vật đặc sắc, Nam Cao đã
làm nổi bật tấn bi kịch tha hóa của nhân vật Chí Phèo. Thông qua bi kịch này, cũng cho thấy
được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm, một tác phẩm vàng đãi của dòng sông hiện
thực.

Truyện Chí Phèo đã tái hiện lại hình ảnh nông thôn Việt Nam, của xã hội Việt Nam trước
Cách mạng tháng Tám. Xã hội này được đặc trưng, một bên bởi những bộ mặt như Bá Kiến, Lí
Cường, Đội Tảo, Bát Tùng và những bè đảng xung quanh chúng, sống phè phỡn, gian ác, bạo
ngược, vừa “du lại với nhau để bóc lột con em, nhưng ngấm ngầm chia rẽ, nhè từng chỗ hở để
mà trị nhau”; một bên là đông đảo những người dân quê thấp cổ bé miệng, nơm nớp lo sợ,
nhẫn nhục, quanh năm đầu tắt mặt tối vẫn không đủ ăn. Tầng lớp những người như Chí Phèo,
Năm Thọ, Binh Chức họp thành một nhóm riêng. Họ là những dân thường, những người lao
động nghèo, nhưng đã lưu manh hóa, bị mua chuộc và trở thành tay sai của bọn cường hào, lí
dịch và gây nên không biết bao nhiêu tai vạ cho những người lương thiện.

Dưới ngòi bút của Nam Cao, bức tranh xã hội hiện ra đầy kịch tính, chất chứa những
xung đột bùng nổ.

Bát cháo của Thị cũng như bát “lệ trong giọt nước” mà nàng Esmeralda dành cho gã
quái vật Quasimodo của nhà thờ Đức Bà Paris trên bục xử tội, đều tượng trưng cho tấm long
thiện lương của con người thuần khiết. Dù là xinh đẹp mĩ miều như nàng vũ công Esmeralda
qua lời văn của Hugo, hay xấu xí như Thị qua lời văn của Nam Cao thì chủ nghĩa nhân đạo,
sức mạnh đạo đức vẫn luôn là ánh sáng dẫn đường cứu rỗi cuộc đời tăm tối này, và tất nhiên,
nó cũng cứu rỗi Chí.

Tác giả không sống trên ngọn hải đăng tỏa ánh trong sạch phát hiện phát hiện cái dơ
bẩn ở quanh mình, để rồi khi sáng ngời lên vì trong sạch, ông lên tiếng mắng chửi cái dơ bẩn
ấy. Mà tác giả sống trên đất đã làm nên ông, đau nỗi đau của đất đã làm nên ông và thổi hồn
vào nhân vật Chí để làm sống dậy Chí với ý nghĩa nhân đạo lớn lao, vượt thời đại. Một tác

Page 1|2
Nghị luận văn học tác phẩm Chí Phèo

phẩm sẽ trở thành “con chim phượng hoàng có tiếng kêu lớn trên văn đàn” (Lưu Hiệp) nếu như
nó vượt qua “sự bang hoại của thời gian” (Shchedrin).

Page 2|2

You might also like