You are on page 1of 3

2.2.

1 Nguyên tắc lý tưởng hóa xã hội thẩm mĩ


Văn học Phục Hưng như một ngày hội mới sau một thời gian dài đắm chìm
trong sự khống chế của phong kiến và nhà thờ trung cổ. Ở thời kì Phục Hưng
văn học khởi sắc với “mùa hoa trái tưng bừng” cùng sự rộn rã vào cuộc sống
trần thế, ca ngợi con người. Người phụ nữ là những con người đau khổ sống gò
bó, chật hẹp trong khuôn khổ lạc hậu, lỗi thời, họ phải sống dưới sự quản lý của
xã hội và ngoài lề xã hội. Những nhà văn đã đứng lên thay họ nói lên những
khát vọng sống và bày tỏ nỗi niềm, bản lĩnh muốn tự chinh phục hạnh phúc cho
chính bản thân mình. Trong văn chương thời kì Phục Hưng cốt lõi là chủ nghĩa
nhân văn đề cao con người, coi con người là thước đo của vạn vật. Lý tưởng về
con người là những con người khổng lồ về tài năng, trí tuệ, tư tưởng, nhiệt tình,
dám làm những điều lớn lao. Thể hiện rõ qua tác phẩm Đôn Kihôtê. Đôn Ki-hô-
tê ý thức sứ mệnh của mình là sinh ra trong thời đại thiết khí để làm sống lại
thời đại hoàng kim, thậm chí còn muốn bằng hành động của mình làm lu mờ
những chiến công hiển hách thời xưa. Đó là nhân danh quá khứ để hướng tới
tương lai, trở về với tuổi thơ để mong tuổi trưởng thành khác đến.

Lí tưởng về con người, nhân vật Đôn Ki-hô-tê được xây dựng là những
người bình thường trong xã hội. Một nhà quý tộc nghèo chừng 50 tuổi, gầy gò
và cao lênh khênh. Suốt ngày say mê đọc tiểu thuyết kiếm hiệp, những chuyện
hão huyền đọc trong sách, những truyện không có thật đến nỗi đầu óc mụ mẫm,
lú lẫn, chỉ biết sách vở mà không biết gì đến hiện thực khách quan. Đã tự trang
bị cho bản thân những vũ khí đã gỉ sét của tổ tiên còn sót lại để lên đường hành
hiệp. Tự phong cho mình là hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Mancha, phong con ngựa
gầy còm ốm yếu của mình là chiến mã Rô-xi-nan-tê. Đôn Ki-hô-tê đã mạo
hiểm, băng qua mọi nẻo đường với mục đích là cứu đời, giúp người, diệt gian
trừ ác cho người dân. Trong cuộc đấu với cối xay gió, mặc dù ông biết trước sẽ
là trận chiến không cân sức, nhưng ông vẫn quyết định đương đầu với chúng,
thể hiện tâm hồn kiên cường: "Chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi
duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây"[2; tr.76]. Trong cuộc chiến
với cối xay gió, luôn nghĩ về người phụ nữ trong trái tim mình và cầu nguyện để
nàng cứu giúp khỏi nguy hiểm. Thậm chí trong những thời điểm khó khăn nhất,
chàng vẫn tập trung vào tình yêu của mình, làm động lực cho sức mạnh chiến
đấu. Sau khi trận chiến kết thúc, chàng lại nhớ đến tình nương Đuyn-xi-nê-a,
một phụ nữ xấu xí nhưng ông vẫn yêu mến.

Lý tưởng về xã hội ước mơ về một xã hội công bằng, sống tự do và tự do yêu


đương. Trên chặng đường phiêu lưu đầy gian truân của mình để đến cuối cùng
chàng đã đúc kết “Tự do là một trong những món quà quý nhất”. Xuất phát từ
chính điều đó nên trên chặng đường hành trình của mình Đôn Ki-hô-tê đã ra sức
giành lại tự do hay lên tiếng bảo vệ quyền được tự do của con người. Chàng giải
thoát cho những con người mà chàng cho là bị bắt cóc, cầm tù. Đặc biệt trong
câu chuyện được nghe kể và khi tận mắt chứng kiến cô gái yêu tự do, chàng đã
không ngần ngại lên tiếng bảo vệ và ủng hộ quyết định của nàng, đồng điệu với
khát vọng tự do chàng đã bảo vệ cô ấy. Chàng giải cứu cho một đoàn tù khổ sai
để trả lại tự do cho họ, lao vào đám rước đang làm lễ cầu mưa để giải cứu cho
một bức ảnh đức mẹ mà chàng tưởng rằng đó là một phu nhân bị bắt cóc.
Không phải tự nhiên mà đối tượng chàng luôn hướng đến là những kẻ nghèo
khổ, những người bị áp bức, những cảnh đời bất hạnh vì chính họ là những con
người thường không nhận được sự công bằng trong xã hội.

Kế tục phương pháp sáng tác văn chương Hy Lạp cổ đại nhưng có sự sáng
tạo, văn chương Phục Hưng vừa có cảm hứng ngợi ca vừa có cảm hứng phê
phán. Có ca ngợi xã hội tốt đẹp cũng phê phán xã hội đẩy con người vào bi
kịch. Phê phán những con người thực dụng, hèn kém, vì lợi ích cá nhân mà lợi
dụng người khác. Trong tác phẩm Đôn Kihôtê, trong ngày đầu tiên làm hiệp sĩ
của mình, Đôn Kihôtê đã tới một quán trọ bên đường có nhiều ngựa ra vào. Đôn
Ki-hô-tê tưởng đó là một lâu đài của một quý tộc lãnh chúa - người có thể giúp
tấn phong danh hiệu hiệp sĩ, nên đã bị lão chủ quán lợi dụng nhận lời làm lễ tấn
phong hiệp sĩ để nhân cơ hội bày trò cho khách trọ. Không những thế văn
chương Phục Hưng còn phê phán những kẻ mộng mơ hão huyền, đam mê
những điều viển vông. Trong nhân vật Đôn Ki-hô-tê, mặc dù có những phẩm
chất tốt đẹp nhưng lại là nhân vật đại diện cho những con người mơ mộng, ảo
tưởng, hão huyền, không thực tế và chìm đắm trong những điều không có thật
hết sức viển vông. Đôn Kihôtê người ham mê đọc sách hiệp sĩ nên bị đầu độc,
kẻ chỉ biết sách vở mà không biết gì đến hiện thực khách quan. Thể hiện rõ qua
chi tiết khi nhìn thấy cối xay gió, Đôn Ki-hô-tê đã nói với Xan-chô Pan-xa:
“anh bạn Xan-chô Pan-xa ơi, có đến ba, bốn chục tên khổng lồ ghê gớm, ta
quyết giao chiến giết hết bọn chúng” [2; tr.64]. Bất chấp sự ngăn cản của Xan-
chô Pan-xa, Đôn Ki-hô-tê thúc ngựa đến gần hơn cũng không nhận ra đo là cối
xay gió “Chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một
hiệp sĩ tấn công bọn mi đây” [2; tr.65]. Đến cả khi gió làm cánh quạt quay tít
khiến cả ngựa và người Đôn Ki-hô-tê ngã văn ra thì y vẫn còn ảo tưởng mình là
hiệp sĩ và nói với Xan-chô Pan-xa “chuyện chinh chiến biến hóa khôn lường
chứ không như các chuyện khác” [2;tr.65]. Và Đôn Ki-hô-tê cho rằng pháp sư
Phơ-re-xtôn đã biến những tên khổng lồ thành cối xay gió, sở dĩ Đôn Ki-hô-tê
nói vậy là vì người nhà đã đốt sách hiệp sĩ trừ bệnh điên rồ của Đôn Ki-hô-tê và
bịa chuyện lão pháp sư Phơ-re-xtôn đã đánh cắp cả phòng sách. Đôn Ki-hô-tê
chính là nhân vật đại diện cho những con người mơ mộng giữa lý tưởng hiệp sĩ
trung cổ với hiện thực đang tư sản hóa. Phê phán loại sách tiểu thuyết hiệp sĩ lúc
bấy giờ mô tả những chuyện rùng rợn, hoang đường, phi lí này có nguy cơ làm
cho thị hiếu thẩm mĩ, trí tưởng tượng bị méo mó và lệch lạc. Tiểu thuyết hiệp sĩ
bấy giờ đã khiến cho những kẻ nào say mê nó thì “cuối cùng cũng có thể trở
thành một Đôn Ki-hô-tê đi giữa cuộc đời nhưng chẳng khác gì một kẻ mộng du,
đầu óc lú lẫn, lấy tưởng tượng chủ quan và điên rồ thay cho thực tế khách quan”
[1; tr.181]. Qua đó, Xéc-van-tét tố cáo bọn thống trị phong kiến và tăng lữ ở
Tây Ban Nha thời bấy giờ. Cũng như Đôn Ki-hô-tê, họ đã bất chấp thực tế
khách quan, vẫn mê muội đắm chìm trong thế giới tư tưởng chủ quan của họ.
Khi phong trào Phục Hưng phát triển mạnh mẽ, giai cấp thống trị phong kiến và
tăng lữ vẫn ngoan cố biến Tây Ban Nha thành dinh lũy chống lại phong trào cải
cách. Họ muốn kìm giữ Tây Ban Nha trong đêm trường Trung cổ, Xéc-van-tét
ví họ như Đôn Ki-hô-tê vác ngọn giáo cùn tấn công những cối xay gió. Vì bất
chấp ý muốn ngoan cố và những hành động thiếu thực tế của Đôn Ki-hô-tê cũng
như của họ, lịch sử vẫn sẽ tiến lên và bánh xe của nó sẽ hất tung mọi vật chướng
ngại.

Tài liệu tham khảo


1. Đặng Anh Đào - Hoàng Nhân - Dương Duy Trung - Nguyễn Đức Nam -
Nguyễn Thị Hoàng - Nguyễn Văn Chính - Phùng Văn Tửu (2009), Văn
học phương Tây, Nxb Giáo dục.
2. Nhiều tác giả (2023), Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 bộ Cánh diều, Nxb
Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

You might also like