You are on page 1of 5

1.

Thời xa vắng lê lựu

2.Nỗi buồn chiến tranh bảo ninh

3.Thiên sứ phạm thị hoài

4.Phiên chợ giát nmc

5.Ks,vl,lpt nguyễn quang thiều

6.Chưc người tt nguyễn tuân

7.Chí phepf nam cao

8.Hai đứa rẻ thạch lam

9.Chiếc thuyền ngoài xa nguyễn mic

10.Chị ấy dư thị hoàn

11Đàn ghita của lorca


Diêm Liên Khoa trong văn đàn Trung Quốc được mệnh danh là người dám thẳng nói thật, và
cũng vì lẽ đó mà các tác phẩm của ông chịu nhiều lênh đênh, chìm nổi. Thế nhưng như một
nghịch lí, độc giả phương Tây lại rất ưa chuộng các tác phẩm này, và xếp ông vào hàng ngũ
những tiểu thuyết gia Trung Quốc được dịch nhiều nhất. Truyện vừa Ngày tháng năm là tác
phẩm hiếm hoi nhận giải thưởng Lỗ Tấn và không bị cấm ở đất nước này, đã cho thấy tài
năng của ông trong việc nêu bật sức mạnh của số mệnh con người.

Xoay quanh một ông lão, một chú chó mù và một cây ngô; Diêm Liên Khoa đã triệt tiêu tất cả những
yếu tố bên lề để họa nên một tác phẩm chung nhất, rõ ràng nhất và thẳng thắn nhất về thái độ của
con người trước những bi kịch. Trong truyện vừa này, vào năm mà mặt trời không thôi chiếu sáng,
hạn hán ngàn năm có một, khi cả dân làng kéo nhau đến vùng đất khác, thì ông lão - người cảm
thấy bản thân không thể đi nổi suốt 30 ngày đường hướng về phía đông, đã chấp nhận ở lại chỉ bởi
có một cây ngô mọc trên ruộng nương mình, như một hy vọng sau cuối.

Cây ngô ấy như nguồn sống, bạn bè và hơn hết là chút bám víu vào việc hy vọng ngày mai tươi
sáng. Cũng tương tự Samuel Beckett trong vở kịch phi lí Trong khi chờ Godot, Diêm Liên Khoa
không gắn quá nhiều bối cảnh, các mối quan hệ hay những tình tiết vào Ngày tháng năm, để một
con người trần trụi nhất với khát khao thuần nguyên nhất được nêu bật lên. Nếu vở kịch ấy tồn tại
cái tên Godot dường như chưa khi nào xuất hiện, thì Ngày tháng năm cũng có chung hành trình đó,
là ước mơ về cây ngô trĩu hạt để khi dân làng về có cái mà gieo trồng lại.

Thế như trong những tháng ngày mặt trời chiếu sáng dường như không nghỉ, hi vọng ấy trở nên
viển vông và không thể chịu nổi. Cũng như Sisyphus(*) lăn đá lên đồi, ông lão 72 tuổi ấy trải qua từ
kiếp nạn này đến kiếp nạn khác, cứ qua một chặng “tảng đá” sẽ lại lăn xuống và buộc ông phải tiếp
tục giải quyết sự việc. Từ việc đốm lá do đạm trong nước tiểu mà ông và chú chó mù giải ra, cho
đến việc bị bốc rễ do cơn lốc mùa thu, để sau đó là việc thiếu nước, lũ chuột ăn ngô và cuối cùng là
bệnh vàng lá vì thứ mùi hương khó chịu của bầy chuột dâng lên nhung nhúc.

Ông lão tin vào hi vọng mù quáng một cách cực đoan. Cùng cây ngô và con chó mù, ông cũng lăn
chính tảng đá của cá nhân mình, từ việc kiếm nước, kiếm ăn và cuối cùng là bảo vệ cũng như hy
sinh mạng sống. Ông lão dường như điên loạn trong cơn khủng hoảng niềm tin, khi trong những
cơn tuyệt vọng ông chỉ có một con đường và lao vào đó, như con đường duy nhất ông có thể đến
và hoàn thành xong sứ mệnh của mình. Ở những điểm này Diêm Liên Khoa đã thể hiện được một
cách sáng rõ bản chất của sự vô vọng, cái mù quáng cá nhân và sự cực đoan trong chính khao khát
để lại di sản.

Thế nhưng trong những diễn biến của chính ông lão cũng đã đặt ra một nan đề lớn, việc ông bám
vào hy vọng duy nhất mang tính cộng đồng hay là cá nhân? Ông luôn bảo rằng đột nhập vào nhà
người khác để ăn cắp ngô rồi mùa sau trả lại, ông hứa với con sói vàng để mang cho nó cháo tấm
ngô nếu nó cho ông uống nhờ nguồn nước, cũng như mục đích canh giữ cây ngô là để chừa lại hạt
giống do dân làng trở về sau mùa hạn hán… Thế nhưng chủ nghĩa cá nhân dường như thắng thế
ông ta. Khi nhà bảo trưởng không còn một hạt ngô nào, ông liền quay sang rủa xả khi trước đó vừa
vái ba lạy. Khi con sói vàng vừa nhếch chân đi, ông liền mơ tưởng đến thời trai trẻ để mà giết nó, và
khi bắp ngô đã to đến bắp tay ông, thì ông tin rằng mình sẽ là “Đấng cứu nạn” bởi chính di sản là
hạt giống ngô sẽ được ca tụng đến muôn đời sau.

Như vậy trọng tâm của Ngày tháng năm không chỉ ca tụng số mệnh, mà nó còn hướng đến mục
đích cao cả hơn, là làm rõ ý định của số mệnh đó. Bằng một câu chuyện đậm tính ngụ ngôn, Ngày
tháng năm đồng thời ẩn chứa lớp nghĩa với chính tình trạng bị bỏ rơi ở trong cơn sốt hầm hập của
thời đại này. Trong một bài luận, Diêm Liên Khoa đã viết rằng khi mình còn nhỏ, cơn đói luôn đeo
bám ông, và rõ ràng khi ông ra đời vào năm 1958, cũng là năm đầu của Đại nhảy vọt, để rồi 4 năm
sau đó, hàng triệu người chết trong chính cơn đói. Ông lão trong tác phẩm này cũng giống những
người dân quê đói ăn khi ấy, từ đi kiếm ngô bằng cách đào lên từng hạt giống một đã kịp gieo trồng
như không nảy mầm, cho đến nhúng đệm vào giếng lấy ra nước uống, và cuối cùng là chiến đấu
với bầy chuột lớn trong cơn thiếu ăn như chính bản thân mình.

Diêm Liên Khoa hạ cấp con người, cho ông lão chiến đấu với chính loài thú không đáng xem trọng,
và giờ đây họ giành giật nhau từng hạt ngô một, họ chịu đựng lẫn nhau và đối đầu nhau. Bằng chủ
nghĩa hiện thực có phần hoang đường, những yếu tố này được đặt ngang hàng, một phần nào đó
phản ánh con người ở trong vị thế thuộc về tự nhiên. Một cộng đồng người cùng nhau hợp lại bẽ
gãy tự nhiên, thế nhưng khi mọi yếu tố bên lề được triệt tiêu hết, thì con người cũng ngang loài
chuột, sói vàng… và là một một mẫu ngắn gọn của duy tự nhiên.

Nét giễu nhại kết hợp cùng với chủ nghĩa hoang đường càng khắc sâu hơn sự nhỏ mọn, tự kiêu và
coi mình là thứ duy nhất chiếm được trọng tâm của cả vũ trụ. Ông lão cứ một đại hạn sẽ liền lập tức
lấy cây roi da quật vào mặt trời, đòi đào cả mộ nhà mặt trời lên; thế nhưng sau rốt ông vẫn bất lực.
Mặt trời hùng mạnh chiếm thế thượng phong, và sau những thất bại ấy, cái kết duy nhất đón chờ
chính là cái chết của những ảo vọng, như lớp phân bón của cây ngô đồng, như lớp hữu cơ của loài
sâu mọt, thế nhưng như điều hiển nhiên, thiên nhiên luôn thắng và không có gì thay đổi.

Là tác phẩm có phần đặc biệt so với những trước tác trước xoáy sâu vào trong hiện thực đen tối
của Diêm Liên Khoa, Ngày tháng năm theo nghĩa đơn giản nhất là bản tụng ca sức sống phi phàm
ở nơi con người, trong cuộc đương đầu với số phận, làm chủ thiên nhiên. Thế nhưng bằng tính
hoang đường ẩn đằng sau đó cũng như thể loại thần thoại - ngụ ngôn, nó còn cho thấy bản tính nhỏ
nhen, luôn luôn toan tính và đưa chính mình vào trong trung tâm, kéo dài sát na tưởng là hiển
nhiên.

Một tác phẩm đa tầng, đa nghĩa được viết với văn phong giản dị, giễu nhại nhưng lại hàm chứa rất
nhiều tầng nghĩa trong mỗi góc nhìn, Ngày tháng năm đã tạo ra được phản ảnh của mỗi con người,
để rồi nhận ra mỗi một chúng ta thật ra đều là Sisyphus đáng thương.
Ba-sô ở kinh đô Ki-ô-tô từ thời trẻ. Sau đó lên Ê- đô. 20 năm sau, cuối đời
ông trở lại, nghe tiếng chim đỗ quyên hót mà mà viết bài này.

Chim đỗ quyên kêu vào đầu hè, hót khi trời sẩm tối, vào đêm trăng, sau khi
trời mưa,… tiếng kêu tha thiết. Vì thế chỉ sự thương tiếc thời gian, nỗi
buồn.
Nhiều khoảng trống tạo sự liên tưởng cảm nhận ở người đọc. Chất bình
thường như : thiên nhiên con người, trăng tuyết hoa chim vượn khỉ.
Tiếng chim là tín hiệu gợi nhớ của lòng người trong thơ ca từ xưa đến nay.
Khoảng lặng đã làm cho lòng ta tự hỏi tiếng chim hay tiếng lòng của nhà
thơ? Chủ thể trữ tình bị xóa nhòa, ranh giới giữa quê hương và con người
được bắt cầu bằng tiếng chim đỗ quyên trong mùa hè, dưới chiếc cầu đó
là dòng sông lòng cuồn cuộn chở bao nhiêu phù sa bồi đắp cho quê
hương.

Tình cảm lớn lao dành cho quê hương đất nước càng được tác giả thể
hiện rõ với những dòng cảm xúc thấm đẫm.
Hót giữa không gian rộng lớn kinh đô gợi nên vẻ vắng lặng, u tịch, không
gian tĩnh lặng đượm buồn khiến lòng người thổn thức.
Đứng trên đất kinh đô mà hồn lại nhớ kinh đô, thời điểm hiện tại nhớ về
quá khứ nhớ về những tháng ngày kinh đô tươi đẹp, nhân dân được phồn
vinh, ấm no, thịnh vượng. Kinh đô giờ đây hoang tàn chẳng còn vẻ huy
hoàng xưa cũ.
Hai-cư chỉ gợi chứ không tả, vốn đề cao cái vắng lặng, đơn sơ, hiu hắt, u
huyền… vì không khí dễ gợi, cảm nhận tâm trạng nhất.
Dùng âm thanh để gợi tả sự tĩnh lặng là bút pháp nghệ thuật quen thuộc
của thi ca cổ điển phương Đông. Kinh đô vốn là chốn phồn hoa đô hội, vậy
mà lại nghe được âm thanh của tiếng đỗ quyên hót.
Không viết nhiều, chỉ một thứ âm thanh gợi một nỗi nhớ nhưng gợi mở bao
nhiêu ý nghĩa. Đây là kinh đô ở hai thời điểm khác nhau. Một kinh đô đồng
hiện : kinh đô của quá khứ và kinh đô của hiện tại. Nỗi nhớ ở đây là "niềm
tiếc nuối" của nhà thơ. Gặp lại kinh đô hoang tàn của hiện tại, nhớ kinh đô
xưa tươi đẹp. Cũng có thể hiểu rằng, bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết của
nhà thơ đối với đất nước mà hiện thân của đất nước là kinh đô. Tình cảm
tha thiết ấy trào dâng trong lòng khi con người ngược thời gian trở về với
miền mong nhớ.

Nhịp cầu nối giữa hai Kinh đô ấy là tiếng chim đỗ quyên hót. Phần đó thuộc
cái được gợi ra và như một nét đẹp trong quy luật tâm lý và mỹ cảm, tạo
nên sự cộng hưởng của người đọc trong nỗi nhớ về những cái ngày xưa
riêng của mỗi người.Không gian hiện hữu (Kinh đô hiện tại) và không gian
tâm tưởng (Kinh đô xưa).
Theo đó, ko riêng gì tiếng đỗ quyên mà có thể là tiếng tiếng dế, tiếng bìm
bịp…, hay rộng hơn nữa là hình ảnh hoa lá, cây cối…, cũng gợi nhớ về
những miền xưa ngay tại không gian hiện tại trong tâm tưởng con người.

You might also like