You are on page 1of 3

ĐỀ 2 : PHÂN TÍCH NHÂN VẬT BÁ KIẾN

Nhà văn Nam Cao có những tuyên ngôn nghệ thuật nổi tiếng : “ Văn chương không cần
đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp
những người biết đào sâu tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa
có”. Tác phẩm “Chí Phèo” chính là một minh chứng cho tuyên ngôn nghệ thuật ấy của nhà văn.
Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, một trong những cây
bút xuất sắc nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Trước cách mạng, Nam Cao tập trung
sáng tác vào hai đề tài lớn : người nông nghèo và người trí thức tiểu tư sản nghèo. Khi “Chí
Phèo” ra đời vào năm 1941, dòng văn học hiện thực đã đi qua giai đoạn phát triển đỉnh cao và
ghi nhận rất nhiều các tên tuổi lớn thành công ở đề tài người nông dân : Ngô Tất Tố, Nguyên
Hồng, Nguyên Công Hoan. Nhưng Nam Cao đã vượt qua thách thức ấy bằng việc sáng tạo
những cái gì chưa có để “Chí Phèo” thực sự trở thành một đỉnh cao, một kiệt tác của văn học
hiện thực Việt Nam. Trong tác phẩm, nhà văn Nam Cao đã xây dựng thành công một điển hình
nghệ thuật bất hủ, trong đó có Bá Kiến, một điển hình phản diện xuất sắc, tiêu biểu cho giai cấp
thống trị.
Tác phẩm Chí Phèo lấy bối cảnh sáng tác từ người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng, quê
hương của Nam Cao nhưng đã được nhà văn hư cấu, sáng tạo để những con người và bối cảnh
hiện thực ấy trở thành những điển hình nghệ thuật bất hủ, những bức tranh hiện thực có ý nghĩa
khái quát cao, tiêu biểu cho mọi làng quê Việt Nam.
Khi tác phẩm Chí Phèo ra đời, trong văn học hiện thực đã chứng kiến sự xuất hiện của rất
nhiều những điển hình giai cấp thống trị đặc sắc như Nghị Quế (Tắt Đèn của Ngô Tất Tố), Nghị
Lại (Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan), Nghị Hách (Giông tố của Nguyễn Trọng
Phụng), Huyện Hinh (Đồng hào có ma của Nguyễn Công Hoan). Các điển hình giai cấp thống
trị này đều được khắc họa ở bản chất tham lam, hống hách, những tên địa chủ trọc phú trong
việc áp bức, bóc lột người nông dân.
Bá Kiến cũng có những nét chung giống mọi tên tham quan khác nhưng lại khác biệt với
hệ thống thủ đoạn cai trị tinh vy, cao cường. Xây dựng hình tượng này, Nam Cao không đi sâu
vào khía cạnh bóc lột người nông dân mà tập trung khai thác vào những phương pháp cai trị đã
được nâng lên thành nghệ thuật, đúc kết thành bài bản, lý luận áp bức bóc lột người nông dân.
Bá Kiến là hình tượng điển hình hơn cả cho giai cấp thống trị, con cáo già xảo quyệt lắm mưu
nhiều kế, nham hiểm thâm độc.
Bá Kiến được giới thiệu rất ấn tượng và đầy trang trọng với một bề dày truyền thống và
thành tích cai trị. Bá Kiến xuất thân trong một gia đình dòng dõi 4 đời làm lý trưởng, bản thân
hắn cũng làm lý trưởng và Chánh Tổng, kế thừa kinh nghiệm và truyền thống cai trị của dòng
họ. Với những thủ đoạn tinh vi tự đúc rút trong quá trình cai trị của mình, Bá Kiến dần leo lên
đỉnh cao của quyền lực.
Giang hồ, xảo quyệt là nét tính cách điển hình nhất của Bá Kiến được Nam Cao khắc họa
sinh động qua hàng loạt những đặc điểm ấn tượng như tiếng cười, cách nói năng, ứng xử, cách
suy nghĩ, hành động. Tiếng cười là ấn tượng đầu tiên và không thể quên về nhân vật Bá Kiến.
Nam Cao gọi đó là “tiếng cười Tào Tháo”, một tiếng cười rất gian, hơn đời, hơn người. Tiếng
cười có những sắc thái, cung bậc rất phong phú : nhạt, giòn giã, ha hả. Bá Kiến có thể cười
trong mọi tình huống, cười ngay trong những lúc căng thẳng nhất khi Chí Phèo tìm đến nhà Bá
Kiến để rạch mặt ăn vạ, cười ngay trong cả những hoàn cảnh nguy hiểm khi Chí Phèo tìm đến
đòi được đi ở tù và dọa đâm chết mấy thằng ngầm để dọa Bá Kiến. Bá Kiến có thể cười ngay cả
lúc tức giận, khi Chí Phèo say rượu tìm đến đời lương thiện trong lúc Bá Kiến rất bực bội, khó
chịu. Tiếng cười bộc lộ kinh nghiệm chế ngự, sự tự tin của kẻ quyền lực, đồng thời cả sự nham
hiểm, thâm độc, sẵn sàng giết người không tha.
Bá Kiến có cách nói năng ngọt nhạt, từ tốn, nhẹ nhàng mà ẩn chứa sức mạnh ghê gớm.
Bá Kiến hầu như không bao giờ tức giận hay quát nạt. Hắn chỉ vờ quát để ra oai, lên giọng để
thị uy, nắm gân hay để thử dây thần kinh của người khác.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên của Bá Kiến với Chí Phèo sau khi ở tù ra cho thấy nghệ thuật nói
năng, ứng xử bậc thầy của Bá Kiến. Nam Cao đã làm nổi bật sự khác biệt hoàn toàn giữa hai
cha con Bá Kiến qua cách ứng xử hạ sách của Lý Cường. Sự hữu dung vô mưu, nổi tiếng hách
dịch của Lý Cường được bộc lộ qua cách quát tháo ầm ĩ, tiếng đấm đá bình bịch, tạo ra tiếng
đập vỏ chai, tiếng ăn vạ, la làng om sòm, kéo theo cả một đám đông tò mò rắc rối. Trong khi đó
cụ Bá về, chỉ một câu nói dịu giọng đã giải tán được đám đông, cô lập, làm mất đi chỗ dựa tinh
thần, là nhụt nhuệ khí chiến đấu của Chí Phèo. Thêm câu thứ hai nhận họ hàng, Bá Kiến đã làm
nguội tắt ngọn lửa căm thù trong Chí và thu phục được Chí Phèo.
Trong tác phẩm, không ít lần nhân nhà văn Nam Cao khắc họa những thủ đoạn thâm
hiểm, những hành vi thâm độc của Bá Kiến. Toàn bộ những bài bản, phương pháp cai trị được
Bá Kiến ngầm soạn sẵn trong đầu mà không một tên cường hào nào có thể có được. Đằng sau
đó phơi bày bộ mặt của một kẻ giả nhân giả nghĩa, ném đá giấu tay, giết người không dao của
Bá Kiến. Trị không được thì cụ dùng ; dùng thằng đầu bò trị thằng đầu bò ; mềm nắn rắn
buông ; túm kẻ có tóc chứ không ai túm thằng trọc đầu ; thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ
cố cùng liều thân ; hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn ;
hãy đập bàn, đập ghế đòi cho được 5 đồng nhưng được rồi thì vứt trả 5 hào.
Toàn bộ những biện pháp, thủ đoạn cai trị ấy đã được Bá Kiến áp dụng triệt để với Chí
Phèo. Một mặt Bá Kiến âm thầm đẩy Chí Phèo vào tù, đến khi Chí ra tù, Bá Kiến lại mua
chuộc, thu dụ, biến Chí trở thành tay sai và một lần nữa đẩy Chí rơi vào vực thẳm của sự tha
hóa.
Khi Chí Phèo rơi vào cảnh cùng quẫn đến đòi cụ Bá được đi ở tù với lời đe dọa nếu
không được sẽ đâm chết dăm ba thằng thì Bá Kiến vẫn cao tay trị được Chí Phèo bằng cách
dùng thẳng đầu bò trị thăng đầu bò. Bá Kiến sai Chí Phèo đi đòi nợ Đội Tảo, một phe cánh đối
địch với Bá Kiến ở trong làng với ý đồ nham hiểm : thằng nào chết cụ đều có lợi nhưng đến khi
không thằng nào chết mà Chí Phèo lại đòi được nợ, cụ Bá lấy lại được tiền, vừa được tiếng là
giúp Chí Phèo, lại vừa khiến cho các phe cánh có máu mặt khác ở trong làng phải kiêng sợ, Bá
Kiến lại càng có lợi.
Tham lam, tàn bạo là nét bản chất nhất, là tính cách điển hình của giai cấp thống trị từng
được khắc họa qua nhiều hình tượng những tên tham quan : Nghị Quế ,Nghị Lại, Huyện Vinh.
Tất cả bọn chúng đều không từ một thủ đoạn nào để bóc lột trắng trợn, thậm chí cướp trắng đến
đồng xu cuối cùng của người nông dân.
Bá Kiến cũng có bản chất tham lam giống tất cả những tên tham quan khác nhưng là kẻ
tham lam, tàn bạo nhất, là một kẻ già đời trong nghề về đục khoét. Một mặt Bá Kiến ra sức bóp
nghẹt những người dân lành như đất trong các vụ thuế, mặt khác thu dụ những kẻ bạt mạng, đầu
bò để sinh sự, kiếm tiền hoặc là để đâm thuê, chém mướn, đòi nợ cho Bá Kiến. Đặc biệt Bá
Kiến còn dồn đẩy biết bao người nông dân hiền lành, lương thiện vào con đường lưu manh, tha
hóa không lối thoát như Binh Chức, Năm Thọ, Chí Phèo. Chí Phèo sinh ra đã đơn độc, tay
trắng, tài sản duy nhất là sự lương thiện nhưng Bá Kiến đã nhẫn tâm làm hại cả đời Chí Phèo,
biến Chí thành kẻ lưu manh, thành tây sai, con quỷ dữ làng Vũ Đại, hủy hoại cả nhân hình lẫn
nhân tính của Chí Phèo – Bá Kiến đã cướp đoạt, bóc lột đến tài sản cuối cùng của Chí, quyền
làm người lương thiện. Bá Kiến chính là kẻ tham lam, tàn bạo, thâm độc và nham hiểm nhất.
Bá Kiến nổi tiếng về bản chất dâm đãng, đồi bại, xấu xa. Dù ngoài 60 nhưng cụ Bá có
đến 4 vợ, lại còn hay ghen bóng ghen gió mới những chàng trai trẻ và rất hay sợ vợ. Nhưng với
bản tính háo sắc, chơi bời, Bá Kiến vẫn lén lút đi lại với vợ Binh Chức, một người phụ nữ đã có
bốn con và có chồng bị Bá KIến làm hại. Một mặt Bá Kiến lợi dụng chơi bời với vợ Binh Chức,
mặt khác nẫng tay trên, ăn tiêu hết tiền bạc mà Binh Chức gửi về cho vợ con. Tất cả quyền cao,
chức trọng, sự đạo mạo, đứng đắn của Bá Kiến chỉ là cái vỏ bề ngoài để che giấu bản chất đồi
bại, nham hiểm, xảo quyệt của con cáo già Bá Kiến.
Với nhân vật Bá Kiến, Nam Cao đã xây dựng thành công một điển hình phản diện độc
đáo và vô cùng ấn tượng. Bà Kiến được khắc họa rất chân thực, sinh động, vừa khái quát những
nét bản chất chung của giai cấp thống trị, những tên cường hào ác bá, lại vừa có một cá tính
riêng, diện mạo riêng không thể nào nhầm lẫn. Qua nhân vật này, Nam Cao đã kết án đanh thép
xã hội chế độ thực dân phong kiến tàn bạo và giai cấp thống trị tàn nhẫn đã cướp đoạt bao nhiêu
nhân hình, hủy hoại bao nhiêu nhân tính, cướp đoạt quyền sống, quyền làm người của biết bao
con người lương thiện. Vì thế tác phẩm “Chí Phèo” không chỉ có có giá trị hiện thực đặc sắc mà
còn mang ý nghĩa nhân văn, nhân bản sâu sắc, cao đẹp.

You might also like