You are on page 1of 7

Dùng để chứng minh sáng tạo trong văn học

“Cái bình thường là cõi chết của nghệ thuật” (M.Gorki).

Chí Phèo là một truyện ngắn đã thể hiện rất rõ cách nhìn nhận mới của Nam cao về
cuộc sống bần cùng hóa của người nông dân trước cách mạng. Không đi vào sưu
cao thuế nặng, không đi vào nỗi khổ về vật chất mà cái nhìn của Nam cao về người
nông dân chính là nỗi khổ về gánh nặng, bi kịch tinh thần. Chí Phèo là một đứa trẻ
ngay từ khi sinh ra đã bị bỏ rơi bên cạnh cái lò gạch cũ, được một anh đi thả ống
lươn nhặt về nuôi rồi lớn lên qua sự truyền tay nhau của dân làng Vũ Đại. Chí
Phèo lớn lên đã trở thành canh điền cho cụ Bá Kiến. Tuy bất hạnh nhưng Chí Phèo
vẫn là một người lương thiện, hiền lành. Anh khỏe mạnh cày thuê làm mướn cho
cụ Bá với tính cách chịu khó của một người nông dân, anh đã tự nuôi sống mình
bằng chính đôi tay của mình. Chỉ có một ước mơ hiền lành lương thiện như bao
người khác “có một gia đình nho nhỏ chống cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải.
Chúng lại nuôi một con lợn làm vốn liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.”
một ước mơ rất đỗi bình dị làm sao, ngoài ra chí còn là một người giàu lòng tự
trọng khi bị bà Ba gọi lại bóp chân, mà cứ bóp cao lên nữa thì Chí thấy nhục hơn là
thấy thích, là một con người sinh ra đã gánh lấy chữ bất hạnh vào mình, thế nhưng
Chí vẫn là một người tốt, sống trong cộng đồng của những người lương thiện. Khi
nhìn thấy cảnh Chí Phèo bóp đùi của vợ mình, tên cáo già Bá Kiến đẩy anh vào tù
sau nhiều năm với sự nhào nặn của nhà tù thực dân Chí đã biến thành một con
người hoàn toàn khác.

Nếu như đọc Lão Hạc người ta đọc xót xa bởi anh con trai của lão đi đồn cao su
không biết sống chết thế nào bởi “cao su đi dễ khó về” thì đến với Chí Phèo sau
những năm đi biệt tích, thì lúc về không ai muốn Chí lại thành ra như vậy. Chí lần
này trở về trông khác hẳn “cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, mặt đen mà
rất câng câng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết…….. trên tay chạm trổ những
hình con rồng, con Phượng…….” Ngoại hình của chí đã thay đổi hoàn toàn từ một
người nông dân hiền lành, khỏe mạnh thì giờ trông hệt thằng săng đá. Mới về hôm
qua, hôm nay đã thấy hắn ngồi uống rượu ở quán thịt chó từ sáng đến xế chiều ….
Chí chìm ngập trong những cơn say, ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, chửi trong
lúc say, thức dậy vẫn còn say. Những cơn say đó cứ nối tiếp nhau thành một cơn
say dài miên man không dứt. Chí say để làm gì? Phải chăng vì để trốn tránh quá
khứ đau buồn. Nhưng không phải vậy Chí say bây giờ là cảnh say của Thằng lưu
manh, say để rạch mặt ăn vạ, say để đến chửi lão Bá Kiến. Chí đến nhà Bá Kiến
lúc đang say, rạch mặt ăn vạ khiến cho dân làng đổ xô đến xem. Chí chửi trời, chửi
đất chửi dân làng Vũ Đại, chửi những ai không chịu chửi nhau với hắn, cuối cùng
là chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ thế này. Và với cái ngoại hình
của một thằng săng đá nên chí đã bị loại bỏ khỏi cộng đồng người lương thiện nên
đáp lại Chí chỉ là 3 con chó dữ. Từ người chí đã bị đánh tụt nhanh với con vật mà
lại là con vật lạ, càng cho thấy sự “quái đâm với người, lạc loài với vật” của Chí
Phèo. Hắn ăn vạ Bá Kiến nhưng với cái lão già khôn “dóc đời” thì việc thuần hóa
Chí Phèo chỉ là một việc đơn giản, hắn đã nịnh Chí Phèo nhận họ hàng, thiết đãi
cơm rượu cho Chí Phèo yên trí càng lún sâu vào tội lỗi, hắn đã mua chuộc Chí
khiến Chí trở thành một công cụ đắc lực trong việc trị những kẻ muốn chống lại
lão. Chí Phèo từ đó đã đi sâu vào tội lỗi, lún sâu vào ác nghiệt, làm chảy máu và
chảy nước mắt của bao người dân vô tội. Trong mắt dân làng bây giờ hắn thực sự
là một con quỷ dữ.

Thế nhưng trong một đêm không may ăn nằm với Thị Nở trong bụi chuối, đến
sáng hôm sau khi tỉnh dậy và lòng mơ hồ buồn. Hắn nghĩ về quá khứ, hiện tại và
tương lai. Được một bàn tay phụ nữ chăm sóc, hắn dường như đã cảm động, mắt
ươn ướt bởi từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ hắn chỉ đi phục vụ người khác chứ có ai
chăm sóc hắn bao giờ đâu? Thị Nở là một người đàn bà xấu, ma chê quỷ hờn lại
nghèo. Thế nhưng trong mắt Chí Phèo, Thị lại là một người phụ nữ đẹp, chỉ ăn
cháo hành Thị nấu cho mà cảm động mà yêu Thị, thương Thị biết bao. Chí tỏ tình
với Thị thật chân thành, bình dị mà cũng thật sâu sắc tình tứ: “hay mình sang đây ở
với tôi một nhà cho vui” và cũng chính Chí hiểu rằng Thị chính là cái cầu nối giúp
Chí trở lại cộng đồng bằng phẳng của người lương thiện, giúp Chí trở lại là một
anh thanh niên khỏe mạnh, hiền lành như trước kia và Chí muốn cùng Thị xây
dựng một hạnh phúc gia đình như hắn đã mong muốn trước kia. Thế nhưng Thị Nở
vốn là một người đàn bà dở hơi, sống với Chí Phèo được 5 ngày Thị mới nhớ rằng
mình có một người bà cô, Thị về bày tỏ tâm sự của mình với bà cô lúc đầu, bà cứ
tưởng cháu gái mình nói đùa thế nhưng nhận ra cháu mình vốn là một đứa dở hơi.
Bà không đồng ý và quát mắng “đã nhịn đến này thì nhịn hẳn đi ai lại đâm đầu đi
lấy thằng không cha như thằng Chí Phèo”. Bực tức Thị sang trút hết những cơn
giận dỗi lên Chí Phèo, ban đầu hắn tưởng là Thị đùa nên cười, nhưng lúc sau thì
hắn lại nhận ra vẻ như thất vọng. Thị ra về, hắn chạy theo ôm lấy Thị, nhưng đáp
lại người đàn bà ấy đã dúi cho Chí một cái ngã lăn khèo xuống sân. Chí đã hoàn
toàn tuyệt vọng và tìm đến rượu, nhưng kỳ lạ thay lần này hắn càng uống càng
tỉnh. Càng tỉnh càng nhận ra bi kịch của cuộc đời mình. Bi kịch sinh ra là một con
người nhưng lại không được chấp nhận là một con người. Chí nhận ra bi kịch ôm
mặt khóc rưng rức, hắn cầm dao và đi đến nhà Thị Nở để định giết chết con khọm
già và con đĩ Nở kia nhưng lương tri lại mách bảo hắn,đưa hắn đến nhà Bá Kiến.
Bởi đây mới chính là kẻ thù cướp đi nhân hình và nhân tính của hắn. Hắn đã đến
và đòi Bá Kiến “Tao muốn làm người lương thiện” câu hỏi nhức nhối đó cứ ám
ảnh trái tim người đọc và một nhát dao đã giải quyết tất cả, Chí giết chết Bá Kiến
đồng thời cũng tự kết liễu cuộc đời mình.

Nam Cao đã đi vào một bi kịch của con người, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
khác với Ngô Tất Tố , Nguyễn Công Hoan…… Họ đi vào nỗi khổ về vật chất, khi
có chị Dậu có anh Pha người ta đã thấy cảnh của người nông dân thật khổ sở biết
bao. Thế nhưng, khi Chí Phèo của Nam Cao ngất ngưởng bước ra thì người ta mới
hiểu thế nào là khổ cùng cực. Đó chính là sự bị tước đoạt quyền làm người. Nổi
khổ đau đớn, cay đắng, ám ảnh nhất như có bài thơ đã từng viết:

“Nam Cao chết và Chí Phèo vẫn sống

Nào có dài chi một kiếp người

Nhà văn mất nhân vật từ trong sách

Vẫn ngày ngày lăn lóc giữa trần ai.”

Bên cạnh về cách nhìn nhận mới thì Chí Phèo cũng thể hiện một tình cảm mới của
Nam cao, một tình cảm nhân đạo sâu sắc. Mối tình Thị Nở – Chí Phèo chính là sự
xoa dịu cho độc giả. Nhà văn đã cho thấy nhân vật của mình một quãng thời gian
hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời bất hạnh. Nhà văn đã thể hiện một cách sâu
sắc niềm cảm thông của mình. Ông phát hiện ra trong cái lốt của một con quỷ dữ
kia, phần người vẫn tiềm tàng. Chỉ cần một cơn gió tình yêu thổi qua là bùng cháy
dữ dội. Đó chính là tâm lòng nhân đạo sâu sắc của một nhà văn dành cho nhân vật
của mình.

Bản chất của văn chương là sáng tạo, nhà văn phải biết khơi nguồn chưa ai khơi và
sáng tạo những gì chưa ai có. Đó chính là một trong những điều kiện làm nên danh
tiếng và tên tuổi của một nhà văn. Chí Phèo có thể coi như một “áng văn đáng thờ”
vì nó đã phản ánh một cách nhức nhối hiện thực của người nông dân trước cách
mạng. Đó là người nông dân bị tước đoạt cả nhân hình lẫn nhân tính.

Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi “cách nhìn nhận mới, tình cảm mới, về
những điều, những việc mà ai cũng biết cả rồi” ý kiến đó của Nguyễn Đình Thi có
thể xem là một tiêu chuẩn một thước đo để đánh giá những tác phẩm văn học đó là
cách nhìn mới và tình cảm mới. Chí Phèo một áng văn hiện thực xuất sắc của Nam
Cao, đáp ứng đủ những yêu cầu đó và có lẽ chính vì điều đó nên Chí Phèo mãi là
một áng văn có giá trị lưu dấu ấn mãi trong trái tim người đọc hôm nay và cả mai
sau.

Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn

Nhờ chi tiết nhỏ nhặt đã làm nên “nhà văn lớn”. Chi tiết đã tạo nên dấu ấn đặc
điểm phong cách riêng của người nghệ sĩ, tạo chỗ đứng cho nhà văn trong văn học.
Như vậy nhà văn đã xây dựng những chi tiết nhỏ nhưng tạo nên ấn tượng, dấu ấn
đặc sắc trong bài. Đến với Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã thành công khi xây
dựng chi tiết bát cháo hành, tạo nên ấn tượng cho tác phẩm.

Nam Cao là một cây bút hiện thực, tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Bút danh nam cao của ông là tên viết tắt của Tổng Cao Đà, Huyện Nam Sang, quê
hương của ông. Điều đó cho thấy ông là một con người yêu quê hương, đất nước
của mình. Chí Phèo là một tác phẩm tiêu biểu nhất khiến người đọc nhớ đến cái tên
Nam Cao. Đây là nhân vật trung tâm nhân vật điển hình xuyên suốt tác phẩm, đó là
hình tượng người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng tám năm 1945.
Truyện ngắn Chí Phèo đã 3 lần đổi tên lần đầu tác giả đặt tên là cái lò gạch cũ để
diễn tả cái vòng luẩn quẩn của người nông dân và quy luật xã hội. Chừng nào còn
xã hội vô nhân đạo chừng ấy còn hiện tượng Chí Phèo. Năm 1941 khi in thành
sách lần đầu tiên nhà xuất bản tự ý đổi tên thành “đôi lứa xứng đôi”. Nhấn để ý
ngầm tạo trí tò mò mang mục đích thương mại, đồng thời nhấn mạnh mối tình của
Chí Phèo và Thị Nở. Và lần cuối cùng năm 1946 tác giả đổi tên lại là “Chí Phèo”.
Nhấn để Chí Phèo phù hợp với nội dung, khắc họa rõ nét, nhân vật Chí Phèo là
nhân vật trung tâm, nhân vật điển hình.
Chí Phèo từ khi sinh ra đã không có quyền làm người, là vật đem cho từ cửa nhà
này sang cửa nhà khác, lớn lên Chí Phèo là anh canh điền khỏe mạnh về thể xác và
lành mạnh về tinh thần. Nhưng do thói ghen tuông đã bị Bá Kiến đẩy vào tù đầy.
Tám năm nhà tù thực dân, tiếp tay Bá Kiến giam hãm Chí Phèo và biến chí mất đi
cá nhân hình, lẫn nhân tính. Chí Phèo trở về với cái đầu trọc lốc, răng cao trắng
hơn… và cứ rượu vào là hắn chửi Nhưng đáp lại tiếng chửi của Chí Phèo chỉ có ba
con chó dữ và một thằng say rượu. Nếu ai đó đáp lại tiếng Chí, thì họ vẫn còn xem
chí là con người nhưng không, không một ai. Như vậy, từ khi ra tù chí đã bị tước
đoạt quyền làm người, từ một người lương thiện chí đã biến thành con quỷ dữ của
làng vũ đại, trong các tác phẩm trước như “chị Dậu” của Ngô Tất Tố, “Lão Hạc”
người nông dân tuy nghèo khổ về mặt vật chất nhưng họ vẫn được là một con
người. Đến với “Chí Phèo”, Nam Cao đã xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo
khốn khổ nhất, bần cùng nhất, bị cướp đi cả quyền làm người.

Và sau khi gặp Thị Nở, Chí đã trở lại từ con quỷ dữ chí đã trở về làm người lương
thiện. Chí Phèo và Thị Nở gặp nhau, khi chí uống rượu say với Tư Lãng, rồi ra bờ
sông gần nhà chí đã gặp Thị Nở ra sông gánh nước và họ đã ăn nằm với nhau.
Sáng mai tỉnh dậy trí đã hoàn toàn tỉnh táo, chưa bao giờ con quỷ dữ của Làng Vũ
Đại hết say. Và lần đầu tiên chỉ nghe được những âm thanh quen thuộc của cuộc
sống thường nhật mà đối với chí là xa lạ. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá,
tiếng của những người đàn bà đi chợ và Chí Phèo nhớ về quá khứ. Đã có thời hắn
mơ về một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải. Và hiện tại
hắn đã già tới cái đầu dốc bên kia của cuộc đời mà vẫn còn cô độc. Nhưng tương
lai còn đáng buồn hơn bởi hắn sẽ phải đối diện với ốm đau, bệnh tật, đói rét và cô
độc. Nhưng cô độc là cái đáng sợ hơn cả.

Đúng lúc hắn đang suy nghĩ vẩn vơ thì Thị Nở vào, bưng theo một bát cháo hành
còn nóng hổi. Thị múc một bát cho chí và chí nhận lấy ăn vồ vập. Chị cảm thấy
ngạc nhiên bởi chưa bao giờ hắn được người khác cho. Nào đâu hắn thấy ai cho
bao giờ, hắn toàn là cướp giật, dọa nạt người khác mà có được. Hắn cảm động
trước bàn tay chăm sóc của Thị Nở và nghĩ đến quá khứ phải phục vụ những trò vớ
vẩn của bà ba. Thực ra chí thấy nhục hơn là thấy sung sướng. Và Chí Phèo thấy
thèm lương thiện, hắn khao khát làm hòa với mọi người biết bao, hắn có thể làm
hòa vậy tại sao cứ phải gây thù nhỉ? Bát cháo hành của Thị Nở thực sự đã giúp Chí
Phèo tìm lại chính mình, từ con auỷ dữ trở về làm người lương thiện. Bát cháo
hành của Thị Nở không chỉ có tác dụng giải cảm mà đây còn là biểu tượng của tình
thương, tình người của Thị Nở. Thị Nở đã nấu bát cháo bằng tất cả tình yêu của
mình, Thị thấy thằng Chí Phèo cũng tội nghiệp. Dù sao cũng đã ở với nhau như vợ
chồng, hai tiếng vợ chồng thấy ngượng ngượng mà thích thích. Nam Cao đã tinh tế
khi xây dựng chi tiết nhỏ là bát cháo hành để thể hiện cái nhìn nhân đạo của mình.
Chính ở bát cháo hành mà Chí Phèo tìm lại bản thân, muốn làm người lương thiện.
Bát cháo hành là biểu tượng của tình yêu, tình người mà nở dành cho Chí. Nó đã
thắp lên cho Chí Phèo niềm hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, Chí Phèo sẽ xây
dựng hạnh phúc với Thị Nở. Hai người sẽ sống với nhau như cái mơ ước trong quá
khứ của Chí Phèo. Thực sự chi tiết bát cháo hành là một chi tiết nhỏ, nhưng đã tạo
nên nhà văn lớn. Bát cháo hành là thể hiện giá trị nhân đạo trong tác phẩm, ngôn
ngữ nam cao khách quan đến mức lạnh lùng, nhưng lại đằm thắm yêu thương đề
cao phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật. Chí Phèo với bản chất lương thiện và Thị
Nở đầy tình người, nếu Thị Nở là một tuyệt sắc giai nhân, thì chí phèo sẽ không
bao giờ với tới. Nhưng Nam Cao đã nhạy bén, tinh tế khi xây dựng nhân vật Thị
Nở xấu ma chê quỷ hờn là sản phẩm chưa hoàn thiện của tạo hóa. Như vậy Thị Nở
là ước mơ không bao giờ với tới của Chí Phèo. Đây là tấm bi kịch của cuộc đời
Chí Phèo.

Và từ hi vọng, Chí Phèo đã trở nên thất vọng phẫn uất, tuyệt vọng rồi chết. Hắn
cầm dao đi thẳng đến nhà Bá Kiến chứ không vào nhà bà cô Thị Nở như dự định
ban đầu. Và hắn đã đến đây để đòi lương thiện. Hai lần trước Chí Phèo đến nhà Bá
Kiến để đòi tiền thứ mà xã hội lúc bấy giờ có. Nhưng lần này Chí Phèo đòi lương
thiện, thứ mà xã hội không bao giờ có. Và Chí Phèo đã giết Bá Kiến sau đó tự sát.
Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở lại làm người, Chí Phèo giết Bá Kiến vì uất
ức, nhưng tự sát vì tuyệt vọng. Như vậy từ khi ra tù về Chí Phèo không bao giờ
song song cùng tồn tại cả nhân hình và nhân tính. Trước đây Chí Phèo phải bán rẻ
linh hồn để tồn tại nhân hình. Nhưng giờ đây Chí Phèo đã thức tỉnh tâm hồn đi tìm
nhân tính, nhưng phải thủ tiêu nhân hình. Chí Phèo đã chết một cách thảm khốc.
Tác phẩm mang chủ nghĩa hiện thực phê phán, tố cáo xã hội vô nhân đạo, chà đạp
lên quyền sống của con người. Tác phẩm phản ánh một quy luật mang tính xã hội.
Chừng nào còn xã hội vô nhân đạo, chừng ấy còn hiện tượng Chí Phèo. bá kiến
chết nhưng Lý Cường con trai lão còn đó, Chí Phèo chết nhưng có thể sẽ còn một
Chí Phèo khác thay thế. Bá Kiến ác độc, nham hiểm, xảo quyệt chết nhưng một
người lương thiện như Chí Phèo cũng phải chết, nó là kết thúc không có hậu.

Mặc dù tác phẩm mang nội dung hiện thực là chủ đạo, nhưng đằng sau ngôn ngữ
lạnh lùng ấy là một nỗi niềm thương cảm trước số phận, bi kịch của người nông
dân. Nam Cao đề cao phẩm chất tốt đẹp của nhân vật và đặc biệt xây dựng chi tiết
bát cháo hành. Đó là biểu tượng tình thương, tình người mà tác giả dành cho nhân
vật của mình. Bằng những cảm xúc tinh tế Nam Cao đã xây dựng “chi tiết nhỏ”
nhưng tạo nên “nhà văn lớn”. Tác giả đã mạnh mẽ lên án tố cáo thế lực tàn bạo đại
diện là Bá Kiến. Xã hội phải có nhân đạo thì mới không còn hiện tượng Chí Phèo.

Thật sự nhờ những chi tiết nhỏ nhặt trong tác phẩm đã làm nên nhà văn lớn, chi tiết
bát cháo hành là cái nhìn nhân đạo mà tác giả dành cho nhân vật của mình. Nhờ
bát cháo hành mà nhân vật Chí Phèo đã có thêm hi vọng về cuộc sống và họ đã
sống với nhau vui vẻ trong năm ngày, năm đêm. Điều đó thể hiện tình cảm yêu
thương trìu mến bao la rộng lớn của nhà văn. Phải yêu thương nhà văn mới có thể
thấu hiểu tìm ra vẻ đẹp của nhân vật.

Thật sự chi tiết đã làm nên thành công của tác phẩm văn chương, đồng thời tạo nên
dấu ấn phong cách riêng của nhà văn. Đối với Chí Phèo của Nam Cao có lẽ chi tiết
bát cháo hành đã tạo nên ấn tượng, làm người đọc phải suy nghĩ về tình người. Từ
đó ta cần phải sống nhân đạo hơn, biết yêu thương con người hơn, để cuộc sống trở
nên thoải mái, dễ chịu và tốt đẹp hơn.

You might also like