You are on page 1of 6

Chí Pheøo

Töø khi gaëp Thò Nôû


MỞ BÀI
Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nhận định: “Trong các trang truyện của Nam Cao, trang
nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con

người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lí, nhân cách rồi tiếp đến
sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người”. Viết về cuộc sống của những người nông dân

nghèo, khốn khổ, bên cạnh những nhà văn như Kim Lân, Ngô Tất Tố,…., Nam Cao chính là một ngòi bút
sáng giá, có đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hóa truyện ngắn và tiểu thuyết Việt

Nam nửa đầu thế kỉ XX. Trước Cách mạng tháng Tám, sáng tác của ông tập trung vào 2 đề tài chính:
Đời sống người trí thức nghèo (Đời thừa, Sống mòn,…) và đời sống người nông dân nghèo (Chí

Phèo, Lão Hạc,…). Một trong những tác phẩm để đời của ông chính là “Chí Phèo”, với đề tài viết về
người nông dân nghèo ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám nhưng ông khai thác ở hướng mới:

Họ bị tàn phá về tâm hồn, hủy diệt cả nhân tính nhưng cuối cùng họ đã thức tỉnh. Phân tích quá
trình thức tỉnh của Chí Phèo với những diễn biến tâm lí vô cùng phức tạp, ta càng hiểu rõ thêm bi

kịch của những người nông dân khốn khổ trong xã hội lúc bấy giờ.
KHÁI QUÁT TÁC PHẨM

Truyện được sáng tác vào năm 1941, dựa vào “người thật – việc thật ở làng Đại Hoàng” rồi
được hư cấu thêm. Năm 1946, khi được in lại trong tập “Luống cày”, Nam Cao đã đặt lại tên cho tác

phẩm là “Chí Phèo”. Tên gọi này là hợp lí nhất bởi nó thể hiện được sâu sắc chủ đề và ý nghĩa tư
tưởng của tác phẩm. Truyện đã tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo đã cướp đi

cả nhân hình lẫn nhân tính của người nông dân nghèo. Nhưng bên cạnh đó, Nam Cao đã phát hiện
và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người lương thiện ngay cả khi họ bị biến thành quỷ dữ.

KHÁI QUÁT NHÂN VẬT


Chí Phèo xuất hiện ở đầu tác phẩm là người “không cha, không mẹ, không họ hàng thân

thích”, không nhà không cửa, không tấc đất cắm dùi, bị bỏ rơi “trần truồng và xám ngắt trong cái
váy đụp để bên cạnh lò gạch bỏ không”. Chí được một người đi thả ống lươn nhặt về và lớn lên

trong tình yêu thương của xóm làng. Lớn lên Chí Phèo làm canh điền cho Bá Kiến. Chí là anh nông
dân hiền lành, nghèo nhất làng Vũ Đại. Năm 20 tuổi, Chí bị Bá Kiến ghen tuông vô cớ nên bị đưa

vào tù một cách oan uổng. Và nhà tù đã biến anh Chí xưa nay “hiền như đất” thành một kẻ lưu
manh, một con quỹ dữ của làng Vũ Đại bị người người ghét bỏ, khiếp sợ. Nhà văn Nam Cao đã xây
dựng nhân vật Chí Phèo là điển hình cho hình ảnh người nông dân lao động bị đè nén đến cùng

cực, và cũng là một nhân chứng tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã cướp đi quyền làm người
của Chí.

THÂN BÀI
Từ khi ra khỏi tù, Chí trượt dài trên con đường tha hóa. Anh đắm mình trong những cơn say

triền miên, cả nhân hình lẫn nhân tính đều thay đổi, khiến cho bản thân bị xã hội chối bỏ. Ngày nào
anh cũng say, cũng chửi, nhiều lần nằm lăn ra ăn vạ, nhưng chả ai đoái hoài đến. Mỗi lần say, anh

làm biết bao người lương thiện phải chảy máu và nước mắt, phá tan hạnh phúc của biết bao gia
đình, đạp đổ không ít cơ đồ của những người vô tội. Chính vì thế anh đã trở thành con quỹ dữ của

làng VĐ, bị đánh bật ra khỏi xã hội. Một chiều, Chí lại “vừa đi vừa chửi”, và một cơ duyên đã cho anh
gặp Thị Nở - một người đàn bà xấu “ma chê quỷ hờn”, ngẩn ngơ, ế chồng - ra sông kín nước ngồi

nghỉ rồi ngủ quên. Họ ăn nằm với nhau rồi cùng ngủ say dưới trăng. Và việc gặp Thị Nở có thể được
xem là một bước ngoặt trong cuộc đời Chí.

Lần đầu tiên sau mười năm, Chí Phèo đã thật sự tỉnh rượu. Anh cảm nhận được “mặt trời đã

lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ”. Anh còn nghe được những âm thanh của sự sống: “chim
ríu rít”, “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá”, “tiếng cười nói của những người đi chợ”, tiếng “anh

thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”, lại còn nghe tiếng “một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác
đi bán vải ở Nam Định về”. Bao năm qua, những âm thanh này ngày nào cũng có nhưng tất cả đều
bị men rượu che lấp. Mãi đến lần này, Chí mới đủ tỉnh táo để mà lắng nghe thật kĩ. Tỉnh rượu rồi,
Chí thấy “lòng mơ hồ buồn”, rồi anh rùng mình trước một thứ mà không ai ngờ một kẻ say khướt

triền miên như anh có thể sợ, anh sợ rượu. Rồi Chí nhớ lại quá khứ, Chí đã từng ao ước một viễn
cảnh gia đình êm ấm, hạnh phúc “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”, “bỏ một con lợn nuôi để

làm vốn liếng”, “khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Ước mơ ấy thật giản dị biết bao, thật đáng
trân trọng biết bao! Có ai ngờ được một “con quỷ dữ” như anh Chí lại có một mong muốn quá đỗi

bình thường như thế. Nhưng quay về hiện tại, Chí thấy buồn vì mình đã già rồi “ngoài bốn mươi
tuổi đầu”, “đã tới cái dốc bên kia của đời” mà vẫn còn cô độc. Nghĩ đến tương lai, Chí như thấy

trước tuổi già của mình “đói rét, ốm đau, và cô độc”. Và với anh, cô độc là thứ đáng sợ, thứ ám ảnh
anh hơn cả. Sao anh lại sợ cô độc ? Bởi anh khao khát mãnh liệt 1 ai đó để sẻ chia, để san sẻ cùng

anh nhưng không có được. Qua đó, ta thấy đây dường như là bước đầu trong sự thay đổi nhận thức
của Chí. Anh đã tỉnh táo suy nghĩ, phần “người” trong anh đã dần thức tỉnh, anh bắt đầu thấy sợ,
anh nhận ra mình cũng muốn yêu và cần được yêu, cần những điều bình dị như bao con người
khác.

Rồi Thị Nở vào, mang theo chút cháo hành cho Chí, cắt ngang dòng suy nghĩ của anh. Khỏi
phải nói cũng biết Chí ngạc nhiên thế nào. Nhưng sự ngạc nhiên của anh quả là đáng thương. Đó

giờ anh luôn miệng chửi làng chửi xóm, cốt là để có thể được mọi người quan tâm, được hòa nhập
vào xã hội. Trớ trêu thay, ai ai cũng ghét bỏ, ghê tởm Chí, xưa nay, nào anh “có thấy ai tự nhiên cho

cái gì”. Anh “vẫn phải dọa nạt hay là giật cướp”, phải “làm cho người ta sợ”. Vì thế, khi cầm bát cháo
hành trên tay, nhìn nó bốc khói mà Chí thấy lòng bâng khuâng, “thấy mắt hình như ươn ướt”. Đây là

lần thứ nhất anh “được một người đàn bà cho” và cũng lần đầu tiên anh nếm được mùi vị cháo thật
trọn vẹn. Hương vị cháo hành của Thị Nở thật ngon! Đó là hương vị của tình người, tình yêu thương

chân thành, của hạnh phúc giản dị mà to lớn. Những dòng suy nghĩ sau đó của Chí nghe mà thấy
chua xót: “Có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa!”. Sinh ra không có sự bảo bọc

của cha, không có sự chăm lo của mẹ, đời Chí chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay “đàn bà”. Anh
nghĩ đến bà ba, anh nhớ đến những gì bà ta bắt anh làm. Anh khinh lắm, bởi anh cũng có lòng tự

trọng mà. Và ngay lúc này đây, trước sự chăm sóc tận tình của Thị Nở, con quỷ dữ trong Chí Phèo
như biến mất, anh nhận ra mình “có thể tìm bạn, sao lại chỉ gây kẻ thù ?”, anh còn “muốn làm nũng

với thị như với mẹ”. Rồi như một điều kì diệu, anh muốn quay trở lại làm anh nông dân “hiền như
đất” như trước kia: Anh "thèm lương thiện”, “muốn làm hòa với mọi người biết bao!”. Anh khao khát

được chung sống yên ổn, hòa thuận với dân làng, anh mong muốn được nhận lại vào xã hội và thị
sẽ mở đường cho anh. Anh nghĩ thị có thể sống yên ổn vs anh, có thể chấp nhận anh, sao những ng

khác lại không thể. Rồi anh bảo thị: “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”- tức là về sống
chung một nhà, hình thành một mái ấm gia đình vui vẻ, hạnh phúc, thị sẽ nắm lấy tay anh, cùng anh

quay trở về con đường lương thiện. Câu nói này giống như một lời cầu hôn của Chí Phèo với Thị
Nở, một lời cầu hôn rất “canh điền”, chất phác, giản dị. Và năm ngày kế tiếp với Chí mà nói thì quả

thật rất vui. anh cố gắng uống rượu thật ít, để “tỉnh táo mà yêu nhau”, bởi anh “say thị lắm!”. Lúc
này đây, hình ảnh anh Chí mà ta thấy không còn hung tợn, không còn say khướt triền miên, rạch

mặt, đập đầu, ăn vạ nữa, mà bây giờ nhân vật dường như đang đắm mình trong tình yêu, đang có
những thay đổi tích cực, đang sống cuộc sống của một con người thực thụ.

Nhưng rồi sau năm ngày…Thị về thăm cô thị. Cô thị biết chuyện, ban đầu còn tưởng thị nói

đùa. Bà chợt nhớ ra rằng cháu bà bị dở hơi. Thế nên mà hết mực ngăn cản, chửi mắng, xỉa xói thị.
Thị tức lắm, tức lắm mà chẳng làm gì được, chỉ muốn kiếm ai đó để xả cục tức này. Và thị thấy Chí
đang vừa ngồi uống rượu vừa chửi như thói quen. Anh chửi thị, thị càng tức tối. Anh còn “lắc lư cái

đầu cười” bởi anh đang đắm chìm trong viễn cảnh được quay trở lại làm người lương thiện, được
chung sống hạnh phúc với Thị Nở. Thị không biết điều đó, tưởng anh nhạo thị, thị liền trút vào mặt

anh mấy lời của bà cô. Anh ngồi “nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu”, anh ngẩn người ngỡ ngàng.
Anh cứ ngồi ngẩn mặt, không nói gì, trong anh như thoáng thấy hơi cháo hành. Và viễn cảnh anh

được nhận lại vào xã hội dường như đang dần bốc hơi như hơi cháo hành vậy… sắp tan biến…. Anh
thấy đau buồn, thất vọng. Anh say thị lắm! Khi thị Nở rời đi, anh “sửng sốt, đứng lên gọi lại”. Anh

say thị lắm! Anh “đuổi theo thị nắm lấy tay”. Anh đang cố níu giữ niềm hạnh phúc mong manh cũng
là cố níu giữ chỗ dựa tinh thần, niềm hi vọng duy nhất của mình. Nếu không có thị, làm sao anh có

thể quay lại làm người lương thiện ? Nhưng trớ trêu thay, thị Nở vẫn dứt khoát, quyết tâm cự tuyệt
với Chí. Anh đau lắm, tuyệt vọng lắm… Chí đã uống rượu nhưng không say mà càng uống càng tỉnh

ra, anh cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành và anh đã “ôm mặt khóc rưng rức”. Tiếng khóc của Chí
chứng tỏ anh đã ý thức được đầy đủ nhất tấn bi kịch của một con nguời sinh ra làm người mà

không được làm người. Tiếng khóc ấy mới não lòng làm sao, mới chua chát làm sao….!

Trong cơn khủng hoảng và bế tắc, đau đớn, vật vã, Chí đã xách dao ra đi, anh định đến nhà
Thị Nở để đâm chết bà cô thị nhưng “những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ

làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm”. Nên Chí đã đến nhà bá Kiến “trợn mắt”, “chỉ tay vào
mặt lão”, đanh thép kết tội tên cáo già này và đòi “làm người lương thiện”. Nhưng thật đáng buồn…
anh tuyệt vọng: ”Ai cho tao lương thiện?”, ai cho lại anh bộ mặt lành lặn… rồi “rút dao ra, xông vào”
đâm chết kẻ thù và tự kết liễu mình. Chí Phèo đâm chết bá Kiến không hẳn vì say rượu mà vì mối

thù đã bùng cháy. Đó không phải là hành động của một thằng say mà là việc làm của một người
hoàn toàn tỉnh táo, có suy nghĩ sâu sắc thấu đáo, đó là hành động của tiềm thức đã ăn sâu vào

trong tâm chí của Chí Phèo. Anh vĩnh viễn không bao giờ quên kẻ đã làm hại cuộc đời anh, đã đưa
anh vào bước đường cùng. Và trong hoàn cảnh bế tắc ấy, anh cũng dứt khoát ra đi mãi mãi. Chí

không muốn tiếp tục sống cuộc sống thú vật trước kia, Chí muốn làm nguời lương thiện nhưng mọi
con đường để trở về với cuộc sống lương thiện của Chí đã bị chặn lại, anh muốn làm mất đi những

vết mảnh chai trên mặt mình, anh muốn thay đổi những điều anh đã làm với mọi người. Nhưng tất
cả đều không thể. Khi ấy, chỉ có cái chết mới giải thoát Chí khỏi kiếp sống của một con quỷ dữ. Qua

đó, ta thấy với anh, niềm khao khát được sống lương thiện còn quan trọng hơn cả tính mạng. Cái
chết của một con người lương thiện chỉ vì hoàn cảnh bế tắc, không lối thoát phải chăng ta đã bắt
gặp trong một tác phẩm khác của Nam Cao ? Đúng vậy… đó là cái chết của lão Hạc, một cái chết
vật vã, đau đớn nhưng vì mục đích cao đẹp. Còn ở đây, Chí Phèo thà chết, còn hơn sống cô độc,

sống tách biệt với xã hội, sống như một con quỷ bị người đời xa lánh…
Vụ án không ngờ ấy khiến cả làng nhao nhao lên. Nhưng cái chết của Chí đã mở ra một vòng

lặp bi kịch… Đó là đứa con trong bụng Thị Nở cũng sẽ sớm ngày có kết cục như Chí mà thôi…
NỘI DUNG (MỞ RỘNG)

Kết lại câu chuyện là cái chết của Chí Phèo. Đó là cái chết của con người trong bi kịch đau
đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người. Đồng thời còn là lời tố cáo mãnh liệt cái xã hội

thực dân nửa phong kiến không những đẩy người nông dân lương thiện vào con đường bần cùng
hóa mà còn đẩy họ vào chỗ chết.

NGHỆ THUẬT
Nhà văn đã xây dựng những nhân vật điển hình cùng với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân
vật vô cùng sắc sảo, cụ thể là diễn biến tâm lí phức tạp của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở. Tại sao với

một con người như Chí, Nam Cao không “ghép đôi” anh với một người phụ nữ sâu sắc để khuyên
nhủ mà lại xây dựng một Thị Nở xấu “ma chê quỷ hờn” lại còn dở dở ương ương như thế ? Thị Nở là

người duy nhất ở làng Vũ Đại coi Chí Phèo là người chứ không phải là quỷ dữ khiến cho Chí Phèo từ
u mê vô thức đã trở về với ý thức. Thị có thể xấu, có thể dở hơi nhưng thị đã giúp Chí Phèo biết yêu

thương, nhớ nhung, hờn dỗi, biết khát khao tình yêu, biết cảm nhận hạnh phúc mình đang có…
Nam Cao xây dựng hình ảnh Thị Nở xấu như thế là để cho thấy tình người trong Chí Phèo luôn có,

chỉ cần một “chất xúc tác” dưới mức bình thường như thị là đã đủ để cảm hóa bản chất của Chí rồi.
Chính sự quan tâm, chăm sóc của thị đã giúp Chí cởi bỏ được cái vỏ “quỷ dữ” để sống lại làm người.

KẾT BÀI
Bằng ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện chọn lọc vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói trong

đời sống, Nam Cao đã khẳng định sức sống bất diệt của “thiên lương” và khát khao hạnh phúc qua
sự thức tỉnh hồi sinh kiếp người của Chí Phèo, đó là bản tính tốt đẹp của con người. Ngay cả khi bị

tha hóa thì bản chất lương thiện đó như ngọn lửa cháy âm ỉ, gặp ngọn gió của tình yêu thương sẽ
bùng lên mạnh mẽ, như sự quan tâm của Thị đối với Chí vậy. Có thể nói, “Chí Phèo” quả là một tác

phẩm đặc sắc, vừa mang giá trị hiện thực, vừa giàu giá trị nhân đạo. Truyện phản ánh tình trạng
xung đột giai cấp gay gắt ở nông thôn Việt Nam trước CMT8, là lời tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân

nửa phong kiến tàn bạo đương thời đã cướp đi cả nhân hình và nhân tính của người nông dân
lương thiện. Đồng thời, “ Chí Phèo” cũng chính là sự cảm thương những người nông dân nghèo khổ
bị ép vào bước đường cùng, thậm chí là cái chết. Nam Cao quả thật là một nhà văn đại tài khi để lại
cho đời biết bao áng văn bất hủ.

You might also like