You are on page 1of 9

Giới thiệu

Ex: nếu mặt trời là một ngôi sao, một nguồn sáng sưởi
ấm trái đất. Thì tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
chính là tia sáng soi rọi tâm hồn những kẻ say mê văn học

1.Tìm hiểu sơ bộ
-Tác Giả: Nam Cao
Vài nét về tiểu sử và con người
- Tên thật Trần Hữu Tri: (1915 - 1951)
- Quê làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà
Nam. Quê hương nghèo đói, đồng nhiều chiêm chũng, người dân phải tha
phương cầu thực khắp nơi
- Xuất thân trong một gia đình nghèo khó, cuộc sống hiện thực tàn nhẫn, là
người con duy nhất trong gia đình được ăn học tử tế.
- Bản thân là một trí thức nghèo, luôn túng thiếu.

-văn bản: Tác phẩm xoay quanh câu chuyện của một người nông dân nghèo bị tha
hóa trong xã hội xưa cũ. Tác phẩm được chia thành 4 phần, mỗi phần tập trung
vào một nhân vật khác nhau. Chính nhân vật chính Chí Phèo đã trở thành biểu
tượng cho sự đau khổ và bất công trong xã hội. Tac phẩm hiện đã được chuyển
thể thành phim và được dánh giá vô cùng cao bởi khán giả

2. đọc tác phẩm


Chí Phèo - Truyện ngắn Nam Cao
(bigone.vn)
3. tóm tắt
Từ đó, ta có thể rút ra được phần nào ý tác giả muốn gửi gắm, đó Ở làng Vũ Đại
có thằng Chí Phèo nổi tiếng là hay ăn vạ, đi đâm thuê chém mướn cho nhà Bá
Kiến, ngày nào cũng chửi làng phá xóm. Chả là trước kia hắn bị mẹ bỏ rơi ở cái lò
gạch cũ, được dân làng thay nhau nuôi. Cho đến năm 18 tuổi đi làm thuê cho nhà
bá Kiến nhưng vì vợ hắn cứ gọi Chí lên xoa đầu, bóp vai nên Bá Kiến ghen bắt Chí
Phèo phải đi tù. Cuộc đời Chí rơi vào đau thương từ đây. Khi Chí trở về, hắn trở
thành một con người hoàn toàn khác, cầm dao và vỏ chai đến nhà bá Kiến - kẻ đã
tống hắn vào tù - ăn vạ. Ông Bá xoa dịu hắn bằng bữa rượu và mấy đồng bạc, Chí
ngoan ngoãn đi về và từ đó trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nhưng Chí
vẫn là một con người, khi gặp Thị Nở vào một đêm trăng, hắn và Thị đã âu yếm
nhau. Thị cho hắn tình thương khiến hắn muốn trở lại làm người. Nhưng Thị cũng
dập tắt mọi hy vọng khi bà cô của Thị một mực không đồng ý cho tình cảm của hai
người. Chẳng còn ai trên đời này quan tâm đến mình, yêu thương mình, cuộc đời
thì đi vào lầm lỗi, sa ngã nên Chí đã đến nhà Bá Kiến kêu lên: “Ai cho tao lương
thiện?” Chí giết chết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình. Thị lúc này chỉ nhìn xuống
bụng và nghĩ về cái lò gạch - nơi Chí Phèo được người ta tìm thấy mang về nuôi.

4. hoàn cảnh sáng tác


- Chí Phèo được tác giả viết nên dựa trên cơ sở người thật việc thật. Đó là làng Đại
Hoàng quê hương của nhà Văn Nam Cao, câu chuyện thể hiện một bức tranh hiện
thực về xã hội nông thôn Việt nam vào khoảng tháng 8 năm 1945. Câu chuyện về
cuộc đời Chí Phèo là một câu chuyện vô cùng ngột ngạt, bi thương tối tăm với
nhiều sự áp bức, bóc lột, những bi kịch đau đớn, kinh hoàng tưởng chừng như có
thể tước đoạt mạng sống của vô số người Dẫu vậy, cảnh ngộ cùng quẫn, bi đát ấy
không thể giết chết đi khát vọng sống, khát vọng được làm người của người dân
lúc bấy giờ

- Nó phản ánh chân thực số phận bi thảm của người dân nghèo, bị đẩy vào con
đường lưu manh hóa. Họ bị tha hós về nhân hình đến nhân tính, muốn làm người
lương thiện cũng không thể.
5. chi tiết
-từ khi sinh ra Chí Phèo:

- Là một người không cha không mẹ, không nhà cửa.

- Được người thả ống lươn nhặt được.

- Được người dân trong làng nuôi lớn.

* Tuổi thanh niên:

- Là một anh canh điền, làm trâu ngựa cho bá kiến.

- Phẩm chất: lương thiện, thật thà, chất phác, trung thực.

- Ước mơ nhỏ: có gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê, cuốc mướn, vợ dệt vải, con
lợn nuôi làm vốn, kha khá mua dăm ba sào ruộng.

* Bị đẩy vào tù:

- Nguyên nhân bị bà ba sai bóp chân.

- Bá Kiến ghen tuông đẩy vào tù.

=> Chí Phèo là một con người rất hiền lành, có quyền sống một cuộc đời lương
thiện, đời thường như bao người khác. Thế nhưng chính thế lực phong kiến đã
cấu kết với nhà tù thực dân tước bỏ quyền tự do của Chí Phèo.

b. Ý nghĩa tiếng chửi:

* “Hắn vừa đi vừa chửi”:

- “Hắn chửi trời” -> “trời có của riêng nhà nào”. => trời đã sinh ra hắn một con
người không hoàn thiện.

- “Hắn chửi đời” -> “đời là tất cả nhưng chẳng là ai”. => đời bạc bẽo đã cưu mang
hắn rồi lại vứt bỏ hắn.
- “Hắn chửi cả làng Vũ Đại” -> “chắc hắn trừ mình ra”. => đã đẩy hắn vào bi kịch
tha hóa.

- “Hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn” -> “không ai ra điều” => thể
hiện nỗi cô độc.

- “Hắn chửi đứa nào đã sinh ra hắn” -> “nhưng mà biết đứa chết mẹ nào sinh ra
Chí Phèo” => sinh ra nhưng không cưu mang hắn.

=> Đoạn văn đã sử dụng hàng loạt câu văn ngắn tạo nên nhịp điệu nhanh, dồn
dập, kịch tính cho câu chuyện. Thể hiện được nỗi cô đơn với tâm trạng uất ức,
căm phẫn, khao khát được giao tiếp với mọi người như không ai đáp lại. Qua đó,
ta thấy nhân vật trung tâm hiện lên với hai tầng nghĩa.

+ Đó là chân dung của một kẻ lưu manh, côn đồ.

+ Là nạn nhân đau khổ mang trong mình nỗi cô đơn bị cự tuyệt quyền làm người.

-> Thể hiện sáng tạo độc đáo của Nam Cao.

c. Chí Phèo ra tù cho đến trước khi gặp thị Nở:

- Về nhân hình, hắn thay đổi hoàn toàn: “đầu trọc lóc, răng cạo trắng hớn, mặt
đen rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm, ngực phanh đầy nét chạm trổ rồng
phượng” => giống như một thằng săng đá.

- Về nhân tính: rạch mặt ăn vạ, làm nghề đâm thuê, chém mướn, vừa đi vừa chửi -
> trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí Phèo trở thành một kẻ lưu manh,
trở thành tay sai của bá Kiến, tàn phá hạnh phúc của những người lương thiện.

- Cùng với sự tha hóa về nhân hình và nhân tính, Chí Phèo còn rơi vào bi kịch bị cự
tuyệt quyền làm người. Xã hội không chấp nhận một kẻ lưu manh như Chí Phèo.
Cuộc sống Chí Phèo tối tăm không khác nào cuộc sống của thú vật.

- Chí Phèo là một hình tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản
phẩm của tình trạng bị đè nén, bị áp bức ở nông thôn trước cách mạng. Họ không
có cách nào để chống trả ngoài việc thực hiện bằng con đường lưu manh hóa.

=> Nam Cao đã tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã tàn phá thể xác, hủy hoại
tâm hồn của những con người lương thiện.
2. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:

a. Diễn biến tâm lí và hành động của Chí Phèo từ khi gặp thị Nở

* Một buổi sáng sau khi Chí Phèo tỉnh dậy:

- “Chí Phèo gặp thị Nở … Thế rồi nửa đêm, Chí Phèo đau bụng nôn mửa, thị Nở
dìu hắn vào trong lều” -> cuộc gặp gỡ này đã góp phần làm thay đổi tâm lí và sinh
lí của Chí Phèo. (dẫn chứng SGK)

- Sáng hôm sau, khi hết say, Chí hoàn toàn tỉnh táo, cảm thấy lòng “bâng khuâng”,
“mơ hồ buồn”.

- Chí nghe thấy âm thanh quen thuộc của cuộc sống: “Tiếng chim hót ngoài kia vui
vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo
đuổi cá.” Chí còn nghe rõ cuộc trò chuyện của những người đàn bà đi buôn vải ở
Nam Định về.

-> Đó là những âm thanh quen thuộc nhưng chỉ đến hôm nay hắn mới tỉnh táo,
các giác quan mới hoạt động bình thường -> Tiếng gọi tha thiết từ cuộc sống.

- Khi tỉnh táo sau cơn say triền miên, Chí Phèo nhìn lại cuộc đời mình cả trong quá
khứ - hiện tại – tương lai.

+ Quá khứ: nhớ lại những ngày “rất xa xôi”, “hắn đã ao ước có một gia đình nho
nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm
vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.” -> Ước mơ nhỏ bé, giản dị
nhưng chưa bao giờ trở thành hiện thực.

+ Hiện tại: hắn buồn vì đã thấy mình già, “đã tới cái dốc bên kia cuộc đời”, “cơ thể
đã hư hỏng nhiều”, thế mà hắn vẫn đang “cô độc” -> thiếu vắng sự quan tâm của
gia đình, người thân, môi trường trong xã hội.

+ Tương lai: hắn nghĩ về sự “cô độc”, “nó “còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. ->
khao khát tình thương, hòa nhập với xã hội.

=> Sau khi đi tù về, lúc nào Chí Phèo cũng say, hắn chìm đắm trong vô thức. Để rồi
khi tỉnh táo suy nghĩ, hắn nhận thấy tình trạng bi đát, tuyệt vọng của cuộc đời
mình.
* Bát cháo hành, liều thuốc giải độc:

- Khi thị Nở mang “nồi cháo hành còn nóng nguyên” vào -> hắn hết sức “ngạc
nhiên” và xúc động đến mức trào nước mắt. -> giọt nước mắt của sự cảm ơn, giọt
nước mắt vui sướng của kẻ chưa biết vui sướng là gì.

- Đây là lần thứ nhất trên đời “hắn được một người đàn bà cho” -> hắn thấy cháo
hành của thị Nở thơm ngon lạ lùng: “Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người
nhẹ nhõm”. -> Bát cháo hành của thị Nở không chỉ là bát cháo hành bình thường,
mà trong đó hàm chứa cả tình yêu thương chân thành thị dành cho hắn -> hàm
chứa cả hạnh phúc lứa đôi mà lần đầu tiên Chí có được.

- Dấu hiệu khép lại chuỗi tội lỗi và làm sống dậy bản chất lương thiện vốn ẩn sâu
trong con người của Chí. Khi gặp thị Nở và cảm nhận được tình yêu mộc mạc,
chân thành của thị sau một trận ốm, bản chất ấy của Chí được hồi sinh và Chí
muốn sống đúng với con người thật của chính mình.

- Chí thèm lương thiện, thèm làm hòa với mọi người biết bao. Chí hồi hộp, mong
mỏi được nhận trở lại với xã hội loài người, tin tưởng thị Nở sẽ mở đường. Khát
khao hoàn lương rất đáng trân trọng.

* Ý nghĩa hình ảnh bát cháo hành: Hình ảnh bát cháo hành thể hiện tính nhân
đạo, lòng yêu thương, sự tin tưởng của nhà văn vào nhân vật của mình – đó là
nhân vật đại diện cho những người nông dân vốn hiền lành. Đồng thời, chúng ta
cũng thấy được tài năng của Nam Cao trong việc miêu tả, xây dựng thế giới nội
tâm của nhân vật.

b. Tấn bi kịch của Chí Phèo khi bị cự tuyệt quyền làm người:

- Nguyên nhân chính xuất phát từ ba cô thị Nở: bà không đồng ý cho cháu bà
“đâm đầu” đi lấy thằng Chí Phèo, bởi vì hắn là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, “chỉ
có một nghề là rạch mặt ăn vạ”.

- Thị Nở thấy điều bà cô nói vô lí nhưng thị cũng phải nghe theo -> thị đã giận dữ
“trút vào mặt hắn tất cả lời của bà cô”.

- Đầu tiên, Chí Phèo cảm giác ngạc nhiên, thích chí trước sự giận dữ của thị Nở,
hiểu ra sự việc, Chí “ngẩn người”, rồi sửng sốt -> “đuổi theo thị, nắm lấy tay”.
- Chí Phèo đau xót, cố níu kéo, khao khát tình yêu, tha thiết đến với thị Nở, đồng
thời Chí cũng khao khát có một cuộc sống lương thiện, hòa với mọi người. Thế
nhưng thị Nở đã cự tuyệt khiến tình yêu tan vỡ.

- Chí rơi vào tuyệt vọng, đau đớn, vật vã, bi kịch tinh thần của con người sinh ra là
người, nhưng lại không được làm người.

- Vì tuyệt vọng nên hắn đã tìm đến rượu, “càng uống lại càng tỉnh”. Tuy say nhưng
thẳm sâu trong tâm hồn, nhân vật vẫn ý thức rõ về nỗi đau thân phận.

- Chi tiết được nhắc đi nhắc lại nhiều lần “hắn ôm mặt khóc rưng rức” và cứ
“thoang thoảng thấy hơi cháo hành”.

=> Càng tô đậm niềm khao khát yêu thương và nhất là bi kịch tinh thần của Chí.
Trong cơn bi kịch, Chí Phèo thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp của mình cả bộ
mặt và linh hồn con người.

* Chí Phèo xách dao đến nhà bá Kiến:

- Chí trợn mắt, chỉ tay vào mặt lão.

- Đanh thép kết tội hắn và đòi quyền làm người: “Tao muốn làm người lương
thiện”; “Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những
vết chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không? Chỉ
có một cách… biết không!... Chỉ còn một cách là… cái này! Biết không! ...”

- “Hắn rút dao ra, xông vào… văng dao tới… bá Kiến chỉ kịp kêu một tiếng”.

-> Không phải là hành động của một người say rượu, ngược lại rất tỉnh. Thể hiện
lòng căm thù lên đến tột cùng. Đó là hành động lấy máu rửa thù của người nông
dân bị áp bức.

- Chí Phèo tự sát:

+ Đó là cái chết tất yếu -> chết mới thoát khỏi kiếp sống quỷ dữ.

+ Đó là một tấn bi kịch: muốn lương thiện nhưng không ai cho, kẻ thù của Chí
không chỉ cả bá Kiến mà còn là cả xã hội thối nát và ác độc đương thời.

-> Khao khát được sống lương thiện cao hơn cả tính mạng.
-> Cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa tố cáo mãnh liệt cái xã hội thực dân nửa phong
kiến không những đẩy người nông dân lương thiện vào con đường bần cùng hóa,
lưu manh hóa mà còn đẩy họ vào chỗ chết.

* Chi tiết dân làng nói về cái chết của Chí Phèo và bá Kiến:

- “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng lại giết
nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu.”

-> sự lạnh lùng, vô cảm của xã hội về cái chết thương tâm, uất ức của một con
người.

* Chi tiết: cái lò gạch hiện lên trong tâm trí thị Nở

- Chừng nào xã hội thực dân phong kiến còn tàn bạo thì người nông dân còn tiếp
tục bị bần cùng hóa, lưu manh hóa -> mất nhân hình, nhân tính.

III. TỔNG KẾT TÁC PHẨM CHÍ PHÈO

1. Nội dung:

- Nhân vật điển hình cho những người nông dân nghèo bị bần cùng hóa và bị
trượt dài trên con đường lưu manh hóa.

- Kết án đanh thép xã hội đen tối vô nhân đạo trước cách mạng.

- Tiếng kêu cứu của những con người lầm lạc, khát khao sống lương thiện trong
cái xã hội ngột ngạt, tàn bạo, vô cảm.

2. Nghệ thuật:

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, có ý nghĩa tiêu biểu, hết sức sinh động,
có cá tính độc đáo, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình.

- Nghệ thuật trần thuật, kết cấu mới mẻ, linh hoạt, phóng túng.

- Ngôn ngữ, giọng điệu sinh động.


- Cốt truyện độc đáo, các tình tiết giàu kịch tính.

=> Từ những chi tiết và hình ảnh trên, ta thấy được tác giả đang cố đưa Lời tố cáo
đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân
lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của
con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính.

6. ấn tượng
Cuối cùng, sau khi đọc xong, những gì còn đọng lại trong đầu ta là những hình ảnh
tan vỡ, nỗi thống khổ của những kẻ của thời đại cũ cũng như là những hình ảnh và
chi tiết cùng với các phép nghệ thuật (so sánh, phóng đại...) của nhà văn Nam Cao
cùng với một bài học về sự lương thiện và tính người cho tất cả chúng ta

You might also like