You are on page 1of 6

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

GV: Cô Trần Thị Liễu

CHÍ PHÈO
Nam Cao
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Xuất xứ
- Ra đời năm 1941,
- Kiệt tác của văn xuôi VN hiện đại
- Là người thật, việc thật từ làng Đại Hoàng - quê hương của nhà văn.
2. Ý nghĩa tiêu đề
- Cái lò gạch cũ: chi tiết quan trọng, xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm -> vòng luẩn
quẩn về số phận người nông dân -> chưa bao quát hết nội dung của tác phẩm.
- Đôi lứa xứng đôi: phù hợp với thị hiếu của công chúng lúc đó nhưng hài hước, bóp
méo dụng ý của nhà văn về mối tình Thị Nở - Chí Phèo -> không phù hợp.
- Chí Phèo: tên nhân vật trung tâm, làm nổi bật nhân vật và rõ nội dung, chủ đề của tác
phẩm.
3. Tóm tắt
Chí phèo là một đứa trẻ bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ. Một người đi thả ống lươn nhặt được
mang về cho một bà goá mù. Người này bán hắn cho một bác phó cối không con. Khi bác
phó của chết, Chí bơ vơ hết đi ở cho nhà này lại ở cho nhà khác.
Năm 20 tuổi, Chí Phèo làm canh điền cho lý Kiến. Vì ghen tuông, lý Kiến đẩy hắn vào tù.
Sau 7, 8 năm trở về, Chí Phèo trở thành một kẻ lưu manh tàn bạo và làm tay sai đắc lực cho
Bá Kiến. Hắn đã phá nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu
và nước mắt của bao người lương thiện.
Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa Chí và thị Nở đã khiến hắn hiền lành và khao khát muốn trở về
cuộc sống lương thiện. Nhưng bị thị Nở từ chối tình yêu, hắn đau khổ và uất ức. Hắn uống
rượu rồi xách dao đến giết bà Kiến và tự kết liễu đời mình.
4. Đề tài của tác phẩm
- Tác phẩm viết về đề tài người nông dân nghèo VN trước CMT8
- Nét khác biệt: tác phẩm là tiếng kêu cứu lấy nhân phẩm.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Nhân vật Chí Phèo
a. Sự xuất hiện của CP: Xuất hiện bằng lời chửi
* Đối tượng chửi
+ Chửi trời
+ Chửi đời
+ Chửi cả làng Vũ Đại
+ Chửi đứa nào ko chửi nhau với hắn
+ Chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn
* Nhận xét: Là lời chửi của người hoàn toàn tỉnh táo vì:
- Lời chửi có hệ thống, có lớp lang: chửi từ cao - thấp, từ trên - xuống dưới, từ chung
chung - cụ thể
- Các lần đều giống nhau
- Các đối tượng đều có lý do cụ thể: trời - bất công, đời - bạc bẽo, làng Vũ Đại - độc ác,
đứa đẻ ra hắn - tàn nhẫn, đứa nào ko chửi nhau với hắn - xem thường hắn
- Có mục đích rõ ràng:
+ chửi để xả cơn tức giận: lời lẽ hằn học “chửi cha đứa nào, đứa chết mẹ nào”…->
thái độ của NCao
+ Chửi để có người chửi lại: khi không được đáp lại thì hắn tức, “thế này thì tức
thật, tức chết đi được, thế có khổ hắn không” …-> 1 cách giao tiếp của NVật-> sự cô đơn ->
đáng thương
- Ý nghĩa
+ Cách vào đề độc đáo, tạo hấp dẫn lôi cuốn cho người đọc, thể hiện phong cách riêng
của Nam cao
+ Là lời tố cáo đanh thép đối với xã hội thực dân phong kiến đương thời
+ Thể hiện lòng thương cảm sâu sắc cho nhân vật.
Sơ kết: Dưới ngòi bút đặc sắc của nhà văn, lời chửi trở thành một chi tiết nghệ thuật đầy
ý nghĩa, thể hiện rõ giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

b. Bản chất hiền lành lương thiện


- Hoàn cảnh xuất thân: ra đời từ cái lò gạch cũ bỏ hoang, không cha mẹ không họ
hàng thân thích mua bán sang tay từ người này đến người khác
-> Đứa trẻ bị bỏ rơi “một anh đi thả ống lươn nhìn thấy hắn trần truồng và xám ngắt nằm
trong chiếc váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không”-> đáng thương.
- Tuổi thơ: “khi bác phó cối qua đời, hắn hết ở cho nhà này lại ở cho nhà nọ”
-> tuổi thơ bất hạnh
- Trưởng thành:
+ Công việc “làm canh điền cho lý kiến” -> lương thiện.
+ Mơ ước: “một gia đình nho nhỏ chồng làm thuê cuốc mướn, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ
một con lợn nuôi làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”
-> mơ ước giản dị -> bản chất người nông dân lương thiện.
+ Suy nghĩ “20 tuổi người ta không là đá nhưng cũng không hoàn toàn là xác thịt,
người ta không thích cái gì người ta khinh”, vừa bóp đùi cho bà ba vừa run… bị một
con đàn bà gọi đến mà bóp chân hắn thấy nhục hơn là thích….lại sợ”
-> Ý thức được việc làm tội lỗi -> con người có nhân cách, có lòng tự trọng.

Sơ kết: Dù không được nuôi dạy chu đáo, không có chốn nương thân nhưng anh vẫn là
người lương thiện hiền lành và giàu lòng tự trọng. Qua đó thể hiện tấm lòng yêu thương
và trân trọng của Nam Cao.
c. Chí Phèo trượt dài tha hóa
Sự thay đổi trong hình dáng, tính cách sau khi đi tù về.
- Bộ dạng:
“Trông đặc như thằng săng đá. Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng trơn, cái mặt thì đen
mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết”…”cái ngực phanh, đầy những nét
chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy. Trông gớm chết”.
-> từ ngữ đặc tả, NT miêu tả đặc sắc -> CP trở thành một tên côn đồ, lưu manh thứ thiệt
- Hành động: "Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó
suốt từ trưa đến xế chiều"…”mang cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến gọi tân tên tục
ra mà chửi…lấy mảnh chai cào vào mặt, máu ra loe loét trông gớm quá ..”
- > Hung hãn, liều lĩnh
=> Chí Phèo đã bị thay đổi hoàn toàn, bị tha hóa mất cả nhân hình lẫn nhân tính
● Nguyên nhân:
- Trực tiếp: do nhà tù thực dân tàn bạo đã cướp đi một anh Chí hiền lành và trả lại cho
đời một con quỷ dữ
- Gián tiếp: do Bá Kiến ghen đẩy hắn vào tù
=> Sự thay đổi của Chí Phèo là lời tố cáo đanh thép của tác giả dành cho giai cấp thống
trị. Từ đó, chi tiết thể hiện rõ giá trị nhân đạo sâu sắc của nhà văn.
d. Chí Phèo thức tỉnh:
*Sau khi gặp Thị Nở
- Chí cảm nhận được âm thanh màu sắc của cuộc sống “nghe tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ
quá, tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá…
- Cảm nhận được tâm trạng của chính mình:
“Lòng mơ hồ buồn” - “Chao ôi là buồn” - “Nao nao buồn” - “Buồn thay cho đời”
- Nhớ lại mơ ước thủa xưa: “chồng quốc mướn cây thuê vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con
lợn nuôi làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”
- Nhìn rõ cuộc đời tố tăm trước mắt: “hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc", .
=> nghệ thuật xây dựng tình huống đặc sắc, miêu tả tâm lý nhân vật độc đáo, lần đầu tiên
Chí Phèo hoàn toàn tỉnh táo để nhận ra sự hiện hữu của đời mình.
-> Cuộc gặp gỡ tình cờ với thị Nở như một tia chớp lóe lên trong cuộc đời tối tăm của
Chí. Chi tiết thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nam cao.
*Khi được thị Nở cho ăn cháo hành
- Hắn ngạc nhiên và xúc động “thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy
mắt hình như ướt”-> vì lần đầu tiên hạnh được một người tự nhiên cho mà người ấy lại là
một người đàn bà.
- ăn năn “hắn vừa vui vừa buồn. Và một cái gì nữa giống như là ăn năn” -> bản tính
lương thiện đã dần được thức tỉnh.
- Sung sướng cảm nhận mùi vị cháo “Trời ơi cháu mới thơm làm sao! Những người
suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao
mãi đến tận bây giờ hắn mới được nếm mùi vị cháo”-> câu hỏi tu từ gợi lòng thương
cảm sâu sắc về một cuộc đời thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần.
- Trở nên hiền lành: “hắn thấy lòng thanh trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với
mẹ. Ôi sao mà hắn hiền ai dám bảo đó là cái thằng chí phèo vẫn đập đầu rạch mặt và
đâm chém người”
- Khao khát muốn hoàn lương: “trời ơi hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với
mọi người biết bao! Thị nở sẽ mở đường cho hắn..thị sẽ nhận hắn vào xã hội bằng
phẳng…,”
-> Thèm, muốn…biết bao: khát khat cháy bỏng
-> Điệp từ sẽ: hy vọng và tin tưởng
+ Hắn tỏ tình với thị Nở “hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”
-> lời tỏ tình chân thành, giản dị thể hiện rõ bản chất của người nông dân đích thực.
=>Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc. Nam Cao
không chỉ thăm dò mà còn khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân lương thiện, tuy
bị dập vùi bao năm nhưng vẫn không thể mất. Sự hoàn lương của CP thể hiện tấm lòng nhân
đạo sâu sắc của Nam Cao.
*Khi bị thị Nở từ chối tình yêu
- Khi chưa hiểu rõ: “Hắn bỗng nhiên ngẩn người”-> bất ngờ, ngạc nhiên hắn không
hiểu chuyện gì đang xảy ra, không tin lại xảy ra.
“thoáng một cái, hắn lại ít thấy hơi cháu hành. Hắn ngồi ngẩn mặt” -> tiếc nuối.
- Hiểu rõ vấn đề “hắn sửng sốt, đứng lên gọi lại. Ai mà thèm lại ba. Hắn đuổi theo
nắm lấy tay..”
-> sử dụng nhiều động từ mạnh liên tiếp thể hiện rõ sự hốt hoảng và cố gắng tìm mọi cách để
níu kéo của Chí Phèo.
- Hắn bị từ chối phũ phàng:
+ “Thị gạt ra lại giúi thêm cho hắn một cái. Hắn lăn khoèo xuống sân” -> thị Nở đã từ
chối hắn là một cách phũ phàng, mọi hy vọng tan vỡ, mọi cố gắng tiêu tan.
+ “hắn nhặt một hòn gạch vỡ toan đập đầu”
+ “phải đến nhà cái nhà con đĩ Nở kia. Đến để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con
khọm già nhà nó”.
+ “Và hắn uống nhưng tức quá càng uống lại càng tỉnh ra. Chao ôi buồn”
+ “Hắn ôm mặt khóc rưng Rức rồi lại uống”
+ “Hắn lảm nhảm tao phải đâm chết nó tao phải đâm chết nó…”,
-> giọng văn đầy thù hận thể hiện rõ thái độ căm phẫn và bế tắc của Chí Phèo
+ “hắn xách dao đến nhà bá kiến… tao không đến đây để xin năm hào…Tao muốn
làm người lương thiện… Ai cho tao lương thiện…”
-> Giọng dõng dạc cho thấy CP hoàn toàn tỉnh táo để nhận rõ sự bế tắc, không còn lối thoát
của cuộc đời: Trở về với con đường tội lỗi thì hắn ko muốn, làm người lương thiện thì ko dc.
-> NT miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật đặc sắc, giọng văn mạnh mẽ dứt khoát kết hợp
với nghệ thuật điệp từ “tao” thể hiện rõ ngọn lửa căm thù vẫn âm ỉ cháy nay bùng lên dữ
dội trong Chí Phèo. Đó là sức mạnh tinh thần ghê gớm trong người nông dân bị áp bức
đã vùng lên đòi quyền sống.
- Hành động giết bá Kiến
+ Là hành động của kẻ bị đẩy đến bước đường cùng, tuyệt vọng
+ Khẳng định mâu thuẫn giai cấp đã lên đến đỉnh điểm, không thể dung hòa
- CP tự kết liễu đời mình “Hắn giãy đành đạch giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn
trợn ngược miệng hắn ngáp ngáp muốn nói nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn, thỉnh
thoảng máu vẫn còn ứa ra”.
-> nghệ thuật miêu tả chi tiết, từ ngữ đặc tả
-> Chí Phèo chết đau đớn trên ngưỡng cửa trở về với cuộc đời lương thiện.
-> Sự tuyệt vọng của người nông dân.
-> Lời tố cáo đanh thép với XH
-> Chí phèo không chỉ bị từ chối tình yêu mà còn từ chối quyền làm người. Từ đó thể hiện
tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nam cao.

Sơ kết: Chí Phèo là hình tượng tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước cách mạng.
Qua nhân vật chí phèo Nam cao đã thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ và sâu sắc: ông
phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi tưởng như họ đã
bị xã hội phong kiến tàn ác biến thành quỷ dữ.
2. Nhân vật bá Kiến
- Háo sắc: “Cụ muốn lấy bàn tay man mát xoa cái đầu. Cũng có lẽ cụ chỉ muốn bà Tư
đừng đi lâu quá thế. Đi lâu thế không đi đâu... Sao bà ấy cứ trẻ …gần 40 rồi mà còn
phây phây còn phây phây quá đi nữa …cụ năm nay đã ngoài sáu mươi, nghĩ mà chua
xót”
- Ghen tuông mù quáng: “Cụ chỉ muốn cho tất cả những thằng trai trẻ đi ở tù”
- Thâm độc và nham hiểm:
+ “cụ bá cười nhạt, những tiếng cười giòn giã lắm., người ta bảo cụ hơn người cũng bởi
cái cười“
+ Giọng ngọt nhạt: “anh Chí ơi… Sao anh lại làm ra thế… Cái anh này nói mới hay. Ai
làm gì anh mà anh phải chết… Về bao giờ thế sao không vào tôi chơi. Chỉ tại cái
thằng lý Cường nóng tính, không nghĩ trước nghĩ sau chứ ai với anh với nó còn có họ
ghi đấy.
Cụ bá biết rằng mình đã thắng được con mắt nhảy con một cái quát: Lý tưởng đâu, tụi
mày đáng chết, không bảo người nhà đun nước, mau lên…”

Sơ kết: Bá Kiến là nhân vật tiêu biểu cho giai cấp thống trị. Thể hiện thái độ tố cáo đanh
thép của nhà văn Nam Cao.
3. Thái độ của làng Vũ đại sau khi Chí Phèo chết.
a. Mọi người:
“Nhiều kẻ mừng thầm. Không thiếu kẻ mừng ra mặt….Trời có mắt đấy anh em ạ…Thằng
nào chứ 2 thằng ấy chết thì không ai tiếc”.
-> mọi người hả hê vì loại được hai đối tượng ghê gớm nhất trong làng:
- Chí Phèo là tên lưu manh, chuyên uống rượu và gây sự, “hắn đập nát bao cảnh yên vui,
làm chảy máu và nước mắt của bao người lương thiện”
- Bá Kiến là tên cường hào dã man tàn ác
-> Lạnh lùng, dửng dưng hoàn toàn không có một chút tình người, họ chỉ nghĩ cho bản thân,
vì lợi ích của bản thân.
b. Bọn cường hào: “Mừng nhất là bọn kì hào trong làng…nhìn Lý Cường với con mắt
khiêu khích”…Thằng bố chết, thằng con lớp này không khỏi người ta cho ăn bùn”….
Thằng mọt già ấy chết, anh em mình nên ăn mừng”… “Tre già măng mọc, thằng ấy
chết, còn thằng khác, anh em mình chẳng lợi tí gì đâu”.
-> Hả hê vui mừng vì họ không cần ra tay mà vẫn loại trừ được đối thủ đáng gờm
-> Không một chút tình người, họ chỉ nghĩ đến quyền lợi của riêng mình
-> Dự báo xã hội không có gì thay đổi.
c. Thị Nở
“Sao có lúc nó hiền như đất”
- ngạc nhiên -> sự vô tâm
“Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào?”
-> chỉ nghĩ đến bản thân, không một chút xót thương cho Chí Phèo
“... thoáng hiện ra cái lò gạch cũ bỏ không…”
-> Dự báo Chí Phèo con ra đời, số phận giống CP cha -> vòng luẩn quẩn về số phận
người nông dân.
Kết luận: Lời bàn tán của làng Vũ Đại là lời tố cáo đanh thép của nhà văn và mang
giá trị hiện thực sâu sắc.
III.TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
- Cốt truyện và các tình tiết cuốn hút, biến hóa giàu kịch tính.
2. Nội dung
- Tố cáo xã hội thuộc địa phong kiến tàn ác
- Phản ánh số phận bi thảm của người nông dân lương thiện trước 1945.

You might also like