You are on page 1of 8

CHÍ PHÈO

- Nam cao –
I) Tìm hiểu chung:
1) Tác giả:
- Nam Cao (1917 – 1951) tên thật là Trần Hữu
Chí, quê (làng Đại Hoàng, tống Cao Đàn,
huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân) tỉnh Hà Nam -
là một vùng chiêm trùng, nông dân xưa nghèo
đối, bị ức hiếp, đục khoét. Và ông sinh ra
trong một gia đình nông thôn.
- Sau khi học xong bậc Thành chung (tương
đương với THCS hiện nay) ông vào Sài Gòn,
làm báo, thất nghiệp, về quê, sau đó đi dạy học
ở Hà Nội.
- Năm 1941, Nhật vào Đông Dương khiến các
trường học đóng cửa, do đó ông sống chật vật bằng nghề viết văn và làm
gia sư.
- Năm 1943, tham gia Hội văn hóa cứu quốc, làm chủ tịch xã (1945), tham
gia kháng chiến chống Pháp. Hi sinh năm 1951.
- Là một nhà văn mang trong mình tâm trạng u uất, bất hòa với Xã Hội Thực
Dân Phong Kiến. Đời sống nội tâm phong phú - tự đấu tranh nội tâm để
hướng tới điều tốt đẹp.
- Có tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người, nhất là những người nhỏ bé,
nghèo khổ, gắn bó sâu nặng với bà con ruột thịt ở quê hương.
2) Sự nghiệp văn học:
a) Quan điểm nghệ thuật:
- Văn chương phải vì con người, phải trung thực, không nên viết những điều
lừa dối, phù phiếm.
- Tác phẩm văn học phải có ý nghĩa rộng lớn, phải có nội dung nhân đạo sâu
sắc.
- Người viết văn phải không ngừng sáng tạo, tìm tòi.
- Nhà văn phải có vốn sống phong phú, viết văn không được cẩu thả.
b) Các đề tài chính:
#chuyentauvanchuongtnt

- Trước cách mạng tháng 8: để tài người tri thức nghèo, người nông dân
nghèo.
- Sau cách mạng tháng 8: cây viết tiêu biểu của kháng chiến chống Pháp:
Nhật kí “ở rừng” (1948).
c) Phong cách nghệ thuật:
- Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần, con người bên trong nhân vật.
- Có biệt tài phát hiện, miêu tả phân tích nhân vật. Đặc biệt thành công trong
việc phân tích những diễn biến tâm lí phức tạp.
🡺 Con người tư tưởng.
- Lời văn độc thoại và độc thoại tinh tế đặc sắc, đa thanh. Kết cấu tác phẩm
linh hoạt mà nhất quán.
- Cốt truyện đơn giản, đề tài gần gũi nhưng đặt ra những vấn đề sâu xa, có ý
nghĩa nhân sinh hoặc triết học.
- Giọng điệu riêng: buồn thương, chua chát dửn dưng, lạnh lùng mà thương
cảm, đầm thấm.
3) Tác phẩm:
a) Nhan đề:
- Tên ban đầu: “Cái lò gạch cũ”
- 1941: “Đôi lứa xứng đôi”.
- 1946: “Chí Phèo”
b) Đề tài: người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8 nhưng khai thác
ở hướng mới: họ bị tàn phá về tâm hồn, bị hủy diệt cả nhân tính - cuối
cùng thức tỉnh.
II) Nội dung văn bản:
1) Bối cảnh làng Vũ Đại (hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt
Nam trước Cách Mạng tháng 8):
- Thành phần cư dân phức tạp: chia thành nhiều loại
🞢 Cụ tiên chỉ Bá Kiến.
🞢 Vấn đề bề trên: Tu Đạm, đội Tảo, Bát Tràng.
🞢 Dân làng: người lao động hiền lành, an phận.
🞢 Cùng đinh tha hóa: Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức.
- Quan hệ xã hội:
🞢 + Thống trị >< thống trị: hai mặt, gầm ghè nhau, “đàn cá tranh mồi”.
🞢 + Thống trị >< bị trị: áp bức, bóc lột 🡪 đối kháng gay gắt.
🞢 + Bị trị >< bị trị: ghét lôi thôi, nặng định kiến, thờ ơ, thiếu cảm thông.
1
#chuyentauvanchuongtnt

● Nhận xét:
- Làng xã phong kiến khép kín, ngột ngạt, không ổn định.
- Toàn bộ truyện Chí Phèo diễn ra ở làng Vũ Đại. Đây chính là không gian
nghệ thuật của truyện.
- Là một làn có tôn ti trật tự nghiêm ngặt, mâu thuẫn giai cấp gay gắt, âm
thầm mà quyết liệt, không khí tối tăm, ngột ngạt.
- Đời sống của người nông dân vô cùng cực khổ bị đẩy vào đường cùng
không lối thoát.
2) Nhân vật Bá Kiến:
- Đặc điểm con người:
🞢 Bốn đời làm tổng lí “Uy thế nghiêng trời”
🞢 Giọng quát rất sang (bắt đầu từ bao giờ cụ cũng quát để thử dây thần
kinh con người).
🞢 Tiếng cười Tào Tháo (Cụ vẫn tự phụ hơn đời cái cười Tào Pháo ấy).
🡺 Đầy cá tính, rất ấn tượng, mang tính điển hình cao.
- Đời tư: bốn vợ, ghen tuông thảm bại mà lại sợ vợ, gỡ gạc đê tiện, bỉ ổi,
thối nát.
- Phương châm thống trị:
🞢 + Thao túng mọi người bằng cách đối nhân xử thế và thủ đoạn mềm nắn
rắn buông “mềm nắn, rắn buông” “bám lấy thằng có tóc, ai bám lấy
thằng trọc đầu”.
🞢 + Khôn róc đời, biết dìm người ta xuống sông, nhưng lại biết dắt người
ta lên để phải đền ơn. Biết đập bàn đòi lại 5 đồng nhưng rồi cũng biết trả
5 hào vì thương anh túng quá “Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống
sông, nhưng lại dắt nó lên để nó đền ơn…”
🞢 + Dùng thằng đầu bò để trị thằng đầu bò “nếu nó trị được đội Tảo thì tốt
lắm, nếu nó bị đội Tảo trị thì cụ cũng chẳng thiệt gì”
🞢 + Cách ứng xử với Chí: thân mật, nhận họ hàng.
🡺 + “Khôn róc đời” “già đời đục khoét” “kẻ gian hùng”
● Nhận xét:
- Bả có đủ thói xấu xa: háo sắc, ghen tuông, sợ vợ, hám quyền lực. Lão làm
tha hóa và làm tan nát bao nhiêu cuộc đời con người lương thiện.
- Bản lĩnh cáo già, gian manh.
- Điển hình cho giai cấp thống trị tàn ác, xấu xa của bọn cường hào ác bá
đương thời.
2
#chuyentauvanchuongtnt

3) Hình tượng nhân vật Chí Phèo:


Có thể chia thành 2 giai đoạn: trước khi đi tù, sau khi đi tù.
a) Trước khi đi tù:
- Lai lịch:
🞢 + Là một đứa con hoang mồ côi, vô gia cư “Một người đi thả ống lươn
nhặt được Chí Phèo trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để
bên cái lò gạch bỏ không”
🞢 + Tuổi thơ bơ vơ, bất hạnh, hết đi ở từ nhà này đến nhà khác.
🞢 + Lớn lên: làm canh điền cho nhà Bá Kiến.
- Bản chất:
🞢 + Sống bằng sức lao động của chính mình.
🞢 + Hiền lành như đất.
🞢 + Cảm thấy nhục và sợ khi bị bà ba bắt bóp chân ⇒ tự trọng, có ý thức
về nhân phẩm.
🞢 + Có ao ước nhỏ nhoi về một cuộc sống gia đình hạnh phúc, giản dị, bình
thường “ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ
dệt vải”.
🡺 + Một anh nông dân có một tâm hồn trong sáng, bản chất lương thiện.
b) Sau khi đi tù về:
- Lý do vào tù: vì cơn ghen vô cớ của bá Kiến.
● Trước khi gặp mặt Thị Nở (quá trình lưu manh hóa):
- Hình dạn:
🞢 + Đầu: trọc lóc
🞢 + Răng: trắng hớn
🞢 + Mặt: đen
🞢 + Mắt: gườm gườm
🞢 + Ngực: phanh, trạm trổ,..
+ “ đặc như thằng sảng đá, trông gớm chết”, nhìn như 1 con vật lạ
🡺 + Mất hình hài của 1 con người.
- Tính cách:
🞢 + Vòng rượu, chửi bới, đập đầu, rạch mặt ăn vạ, dọa nạt, ăn quỵt,…
🞢 + Đòi nợ, ức hiếp, phá phách, đâm chém, mưu lại,.. là tay sai đắc lực của
bá Kiến
🞢 + Bao giờ cũng say, chưa bao giờ là tỉnh.

3
#chuyentauvanchuongtnt

🞢 + Tác oai, tác quái dân làng “Phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu
cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt
của biết bao nhiêu người lương thiện.” ⇒ Chí Phèo sau khi ra tù là một
tên côn đồ, độc ác, hung hãn, một “con quỷ dữ” ai ai cũng sợ => bị tha
hóa cả về nhân tính.
● Lời chửi của Chí Phèo:
- Chửi tất cả: từ trời, đời, cả làng Vũ Đại “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn”,
“cha đứa nào không chửi nhau với hắn”.
🡺 + Đối tượng chửi được xác định: xã hội thực dân nửa phong kiến đã sinh ra
thằng Chí Phèo.
- Đáp lại là: “tiếng chó sủa lao xao” ⇒ sự bế tắc.
- Nguyên nhân sự tha hóa: Chính nhà tù thực dân đương thời đã khiến cho
Chí Phèo bị băm vằm bộ mặt người, nhân cách người để trở thành một tên
lưu manh, một “con quỷ dữ”.
⇨ Ý nghĩa tư tưởng về hiện thực tha hóa của hình tượng CHí Phèo: Chí Phèo
không phải là trường hợp tha hóa duy nhất trong các tác phẩm về người
nông dân của Nam Cao (năm Thọ, Bình Chức,…) là giá trị hiện thực sâu
sắc của tác phẩm. Hình tượng CHí Phèo có ý nghĩa điển hình – tiêu biểu
của một số bộ phận bị lưu manh hóa trước Cách mạng tháng 8
● Sau khi gặp Thị Nở ( quá trình thức tỉnh)
✔ Thức tỉnh tính người:
- Thức tỉnh bản năng làm con người: đàn ông
- Nhận biết được cuộc sống: thức tỉnh tính thiện.
🞢 + Thị giác: cảm nhận trời đã sáng “Khi Chí Phèo mở mắt thì trời sáng đã
lâu. Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài là nắng rực rỡ”
🞢 + Thính giác: biết nghe những âm thanh quen thuộc của cuộc sống “Cứ
nghe chim ríu rít bên ngoài là biết”, “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!
Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo
đuổi cá”
🞢 + Cảm giác, cảm xúc: bâng khuâng, lòng mơ hồ buồn, nhớ về quá khứ,
nghĩ ngợi về hiện tại và tương lai, hắn thấy đã già và cô độc “tỉnh dậy
hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc… hắn đã già rồi hay sao? Ngoài 40
tuổi đầu…”

4
#chuyentauvanchuongtnt

🞢 + Tình cảm: ngạc nhiên, cảm động mắt ươn ướt bâng khuâng, vừa vui
vừa buồn – vui cười thật hiền, nói chuyện, đùa, cảm nhận được hạnh
phúc.
🞢 + Muốn làm nũng => hiền lành như trẻ con.
🞢 + Khát khao trở làm thành người lương thiện, khát khao muốn trở về với
cuộc sống của con người “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm
hòa với mọi người biết bao” => thôi thúc cháy bỏng.
● Ý nghĩa với Thị Nở - Chí Phèo:
- Với Chí Phèo:
🞢 + Tình yêu của Thị Nở chẳng những đã thức tỉnh mà còn hé mở cho anh
con đường trở lại làm người.
🞢 + Lần đầu ý thức về thân phận.
🞢 + Bộc lộ bản chất của người lao động chất phác “hiền như đất”
🞢 + Khao khát cuộc sống yên bình
🞢 + Chỉ biết say sưa “trong tình yêu”, “biết rưng rưng”, mắt “như ươn ướt”,
cảm nhận được cái ngon của bát cháo.
🞢 + Thèm làm hòa với mọi người “Hắn có thể tìm bạn được, sao chỉ gây kẻ
thù”
- Đối với Thị Nở:
🞢 + Một người đàn bà “xấu ma chê quỷ hờn”, “dở hơi” nhưng “trong thị thế
mà có duyên”
🞢 + Cảm nhận được tình yêu: “Hai tiếng vợ chồng nghe ngường ngượng
mà thích thích”
🡺 “Chúng sẽ làm thành một cặp xứng đôi” và tình yêu mang tính bản năng.
● Ý nghĩa bát cháo hành:
- Nghĩa trực tiếp:
🞢 + Là liều thuốc giải độc vừa giúp Chí thoát khỏi trận ốm, khơi dậy bản
chất trong con người Chí.
🞢 + Là hiện thân của tình yêu thương, tình người chân thành giản dị -
hương vị tình yêu, tình đời, tình người (lần đầu tiên được ăn mà không
phải dọa nạt hay cướp)
- Nghĩa biểu tượng:
🞢 + Xã hội lạnh lùng vô cảm, thiếu tình thương.
🞢 Sức mạnh thức tỉnh cứu rỗi con người xuất phát từ kẻ xấu ma chê quỷ
hờn.
5
#chuyentauvanchuongtnt

🞢 + Thân phận bị lạc loài giữa xã hội loài người


🞢 Thiện lương, nhân tính luôn có trong mỗi con người.
● Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối:
- Nguyên nhân: Bà cô “không cho Thị Nở lấy Chí” - đại diện cho định kiến
xã hội ⇒ cầu nối bị cắt đứt.
- Tâm trạng:
🞢 + Ngạc nhiên đến ngẩn người => không tin đó là sự thật
🞢 + Đuổi theo Thị, nắm tay Thị => cố gắng níu kéo.
🞢 + Nghe thấy hơi cháo hành => nuối tiếc giấc mơ đẹp vừa gây dựng.
🞢 + Khóc rưng rức => đau đớn, tuyệt vọng, bế tắc.
⇨ Cánh cửa trở lại làm người lương thiện của Chí Phèo bị đóng sập lại. Chí
nhận ra bi kịch bị khước từ làm người lương thiện – bi kịch.
- Phản ứng, hành động:
🞢 + Xách dao đến nhà Bà Kiến ⇒ nhận thức sâu sắc kẻ thù.
🡺 + Con người vật chất thì say nhưng con người tinh thần lại tỉnh.
- Lời nói: “Tao muốn làm người lương thiện”, “ai cho tao lương thiện?”
“làm thế nào…?”
- Chí Phèo giết Bá Kiến => hành động trả thù, đồng thời là sự phản kháng
cuối cùng của Chí Phèo nhằm tiêu diệt cái ác.
- Chí Phèo tự sát, sự cùng đường bế tắc của con người bị từ chối quyền làm
người ngay trong xã hội loài người => Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở
về với cuộc đời, thể hiện niềm khao khát được làm người đặt trên cả sinh
mệnh.
● Cái chết của Chí Phèo:
- Cái chết thảm khốc “giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi”
- Chết trong uất ức: “mắt trợn ngược, muốn nói mà không nói được”
● Ý nghĩa của cái chết:
- Khao khát cháy bỏng được sống lương thiện của Chí.
- Mang tính chất của sự trả thù giai cấp: còn bọn cường hào thì cuộc đời
người nông dân không thể sáng sủa được.
- Tố cáo xã hội thuộc địa không kiến đã đẩy con người vào bước đường
cùng, không có lối thoát và cuối cùng là dẫn đến cái chết.
● Ý nghĩa hình tượng nhân vật Chí Phèo:

6
#chuyentauvanchuongtnt

- Lên án sâu sắc chế độ xã hội tàn bạo đã đè nén , áp bức bóc lột người nông
dân, đồng thời khám phá vẻ đẹp trong con người Chí Phèo.
- Khẳng định niềm tin mãnh liệt vào tính chất con người của họ khi họ bị
hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính.
● Bi kịch của Chí Phèo:
- Bị lưu manh hóa: từ người nông dân điển hình chất phác của xã hội VIệt
Nam thành con “quỷ dữ” mất cả nhân hình lẫn nhân tính.
- Bi kịch mất quyền làm người: là một con người, “con quỷ dữ” của làng Vũ
Đại, tuyệt vọng trên con đường trở về sống lương thiện.
⇨ Bi kịch phổ biến mang tính xã hội.
4) Giá trị tác phẩm:
- Giá trị hiện thực: dựng lại chân thực bức tranh nông thôn miền Bắc Việt
Nam trước 1945, phản ánh một bộ phận nông dân bị tha hóa, mâu thuẫn
giữa nông dân và địa chủ, giữa các thế lực thống trị.
- Giá trị nhân đạo: tố cáo xã hội bất công, đồng người lương thiện vào con
đường cùng, tước đoạt của họ nhân hình lẫn nhân tính và sự sống, cảm
thương sâu sắc cho số phận của người nông dân, phát hiện và miêu tả bản
chất tốt đẹp của họ khi tưởng họ đã mất niềm tin vào bản chất con người
=> khẳng định tính thiện lương luôn bất từ của họ.
III) Tổng kết:
- Xây dựng nhân vật điển hình: vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động, có
cá tính độc đáo và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo.
- Cách dẫn truyện tài tình, kết cấu chặt chẽ, logic.
- Cốt truyện có tình tiết hấp dẫn, biến hóa linh hoạt.
- Ngôn ngữ tự nhiên, sống động, mang hơi thở của cuộc sống: văn biến hóa
linh hoạt.

You might also like