You are on page 1of 7

MỞ BÀI:

Đề tài người nông dân có thể coi là mảnh đất màu mỡ mà các nhà văn hiện thực 1930-
1945 đã gieo hạt nghệ thuật và gặt hái được những vụ mùa bội thu. Nam Cao tuy là
người đến sau, ông xuất hiện khi mảnh đất ấy đã được khai vỡ, đã bị cày xới nhiều
lần, nhưng bằng tất cả tâm huyết, tình cảm đối với những con người nghèo khổ-những
kẻ dưới đáy của xã hội, ông đã tìm được cho mình một chỗ đứng riêng. Tác phẩm
“Chí Phèo” dù sinh sau đẻ muộn nhưng vẫn vươn mình lên hàng kiệt tác bởi giá trị tư
tưởng mới mẻ độc đáo và nghệ thuật viết truyện lôi cuốn hấp dẫn của ngòi bút Nam
Cao. (yêu cầu đề)
KHÁI QUÁT TÁC GIẢ TÁC PHẨM:
Tác giả Nam Cao là một nhà nhân đạo lớn, một ngòi bút hiện thực sâu sắc, một bậc
thầy về nghệ thuật truyện ngắn. Các sáng tác của Nam Cao mang triết lý nhân sinh
sâu sắc bởi chính bản thân ông cũng cũng mang rất nhiều nỗi niềm trăn trở với thời
cuộc. Chí Phèo là một kiệt tác lẫy lừng trong sự nghiệp của Nam Cao. Trong tác
phẩm, Nam Cao đã làm sống dậy một làng Vũ Đại với những Chí Phèo, thị Nở, Bá
Kiến,... những số phận khác nhau mang những tính cách khác nhau. Nổi bật lên cả là
sự khám phá của ông về sự thống trị của chế độ phong kiến, bóng dáng lũ thực dân và
sự chà đạp lên những giá trị cơ bản nhất của con người trong xã hội thời bấy giờ.
Tóm tắt truyện:
Lai lịch của Chí Phèo là một số không tròn trĩnh. Hắn là một thằng không cha,
không mẹ, không bà con thân thích, không một tấc đất cắm dùi. Ngay từ khi
mới sinh ra, hắn đã bị vứt bên cái lò gạch cũ bỏ không. Hắn được một người
thả ống lươn mang về nuôi, sau đó cho người đàn bà goá mù. Và người đàn bà
goá mù bán cho bác Phó Cối. Suốt quãng đời niên thiếu, Chí Phèo không có
tuổi thơ. Hắn phải sống kiếp bơ vơ đi ở cho hết nhà này sang nhà nọ. Chí như
một ngọn cỏ dại, không được ai ban cho tình yêu thương mà phải tự sinh tồn
trong một xã hội thối nát. Đến tuổi trưởng thành, Chí Phèo làm anh canh điền
cho nhà Bá Kiến, một tên địa chủ kiêm cường hào khét tiếng độc ác, gian hùng.
Tuy phải làm thân trâu ngựa, bị áp bức bóc lột thậm tệ nhưng đã có một thời
Chí Phèo là người nông dân lương thiện, khoẻ mạnh về thể xác, lành mạnh về
tâm hồn. Có thể nói, lương thiện chính là bản năng của anh. Nhưng rồi, cái
mầm thiện trong người của Chí lại bị dập tắt bởi thoái hoang dâm vô độ của bà
vợ ba của gã Bá Kiến, và cả cơn ghen đến đỏ mắt của gã. Vì sự ích kỉ, tính
ghen tuông mà lão Bá Kiến đã đẩy một anh canh điền lương thiện vào địa ngục
trần gian, nhà tù thực dân. Nhà tù thực dân, một công cụ để cải tạo người xấu,
nhưng lại nhận vào là những con người và cho ra một tên quỷ dữ.
1) Đoạn tiếng chửi:
Chí Phèo là một điển hình nghệ thuật về người nông dân từ lương thiện rơi
vào tha hóa trở thành quỷ dữ rồi bị gạt ra khỏi xã hội loài người, cuối cùng
quay quắt trở về với bi kịch của khát vọng “làm người lương thiện”. Bi kịch bị
ruồng bỏ, cô đơn trước đồng loại của Chí Phèo được Nam Cao thể hiện qua
một chi tiết rất nhỏ, rất bình thường và tự nhiên ngay đoạn mở đầu nhưng
càng đọc, càng suy ngẫm ta lại càng thấy từng tầng nghĩa sâu sắc cả về tư
tưởng lẫn nghệ thuật của tác phẩm. Đó chính là tiếng chửi của Chí Phèo.Chửi
nghĩa là thốt ra những lời xúc phạm cay độc để làm nhục. Thế nhưng tiếng
chửi của Chí Phèo còn mang nhiều nỗi niềm hơn thế.

Luận điểm:- Tiếng chửi quy luật của kẻ say, chất lưu manh nhưng có phần bi
kịch bị cự tuyệt:
-tiếng chửi: có lớp có lang, có gần có xa, hắn chửi trời, chửi đời, rồi chửi cả
làng vũ đại, chửi những ai không chửi với nó và chửi luôn cả đứa nào đẻ ra nó
-Chửi trời:
+Bầu trời rộng lớn, trong xanh, ôm tất cả vào lòng, kể cả hắn, một người nông
dân lương thiện và cả Bá Kiến, là người đã đẩy hắn vào con đường này.
+Phải chăng bi kịch của hắn cũng là do trời?: Yếu tố duy tâm tố cáo xã hội
đương thời không có chỗ cho người lương thiện=> than oán trời
-Chửi đời:
+Là cuộc sống, là số phận của con người=> chửi tất cả, không xót thứ gì
+Chửi cả cuộc đời đau khổ của hắn
+Giá như của đời đối xử với hắn dịu dàng hơn một chút=> chửi thành cảm ơn.
-Chửi ai không chửi hắn:
+Như đứa trẻ con làm nũng
+Gây sự chú ý sự quan tâm của người khác
-Chửi người đẻ ra nó:
Công Cha như núi thái sơn,
....
+đẻ hắn ra rồi lại vứt bỏ hắn, để hắn tự sinh, tự diệt
+Không biết ơn việc được sinh ra
+tiếng chửi không phải của một người con bất hiếu mà của một đứa trẻ đáng
thương
-Tiếng chửi có sự cô độc:-để được dân làng chú ý, để dân làng biết rằng trong
cái làng vũ đại còn có cái tên chí phèo
-khao khát được giao tiếp, đượcđáp lại dù chỉ là tiếng chửi
=> kết quả bị ngó lơ, không ai chửi với hắn, chỉ có 3 con chó và một kẻ say
- Tài nghệ thuật của NC, hình thái ngôn ngữ nửa trực tiếp=> hiện tượng đa
thanh cho giọng điệu kể chuyện. Thái độ khinh miệt của người dân làng Vũ Đại
và giọng chửi có phần phẫn uất, cô đơn của CP=> như chính là tâm trạng của
hắn
-Tiếng chửi có tính chất đặc sắc: tính đa nghĩa
+ không chỉ chửi vì cô đơn, khao khát giao tiếp mà còn là sản phẩm của một
con ngươi bị đẩy vào bi kịch bị tha hóa, không được sống đúng với bản thân.
+Bên ngoài là tiếng chửi của kẻ say, bên trong là lời nói của kẻ tỉnh: chửi mơ
hồ giống kẻ say, nhưng tỉnh táo khi thu hẹp phạm vi chửi.=>
+mượn rượu để chửi, để phản ứng với toàn bộ xã hội vô nhân đạo.
+ Lời cay độc phát ra từ nội tâm đang gào thét cuồng điên, của cõi lòng như
rực lửa.
+Tiếng chửi của sự bất mãn, là lời tố cáo sâu sắc đến xã hội. Là tiếng kêu cứu
thảm thiết
Liên hệ với chị Dậu=> làm rõ hơn bi kịch của CP
=> Cảm nhận của nhân vật+ tấm lòng xót thương và sự căm phẫn xã hội của
tác giả.
2) Bát cháo hành:
Nam Cao đã giành cho Chí Phèo những trang văn xuôi cảm động đầy chất thơ
để miêu tả tình yêu và qúa trình thức tỉnh chất người trong hắn. Cuộc đời của
Chí Phèo được chia thành 2 chặng đường, trước khi gặp Thị Nở và sau khi gặp
Thị Nở. Có người nói rằng, Thị thực sự là bước ngoặt lớn trong đời của hắn,
mà trước nhất là trong tâm lí của Chí Phèo. Thị là một người phụ nữ xấu ma
chê quỷ hờn, lại còn vô duyên và dở hơi, nhưng Thị lại là chính là người đem
lại cho Chí sự quan tâm, săn sóc, dù chỉ trong quãng thời gian ngắn ngủi nhưng
thị lại đem đến cho hắn bao nhiều cái “lần đầu tiên”
-Những lần đầu tiên:
+Lần đầu tỉnh khỏi men say, và Lần đầu sợ rượu
=> Lần đầu quan sát lắng nghe những hoạt động thường ngày của người dân,
những thanh âm quen thuộc nhưng đối với gã lại xa lạ, vì lão chưa từng tỉnh để
mà lắng nghe=> nhớ về quá khứ, khi còn là anh Chí của ngày xưa=> nhớ lại
ước mơ có gia đình.
+Lần đầu cảm thấy nỗi sợ của sự cô đơn (Hắn thấy hắn già rồi mà vẫn cố độc,)
=> Cuộc gặp gỡ với Thị Nở có ý nghĩa như một tia chớp lóe lên trong cuộc đời
tâm tối triền miên của Chí Phèo. Nó giúp Chí Phèo nhận ra tình trạng bi đát và
tuyệt vọng của số phận mình
+Lần đầu làm người đàn ông: Với Thị Nở (câu tỏ tình ngây ngô của một gã quỷ
dữ: Hay mình sang đây ở với tớ mộtnhà cho vui)
+Lần đầu cảm nhận được tình người qua bát cháo hành:
Xét cho cùng, biểu hiện lớn nhất của tình người ở Thị Nở là bát cháo hành.
Chi tiết thiên tài của NC.
Dù chỉ là việc chăm sóc cho người khác khi bị cảm gió ngoài vườn là bình
thường của người tốt, nhưng trong thế giới vô tình=> đây là lòng tốt hiếm hoi
duy nhất mà Chí nhận được=> quý giá, làm cảm động CP
Tầm cỡ của một nhà văn nhân đạo lớn:
+ Cái mà nhân loại thiếu, đó là một lòng tốt bình thường- điệp khúc khắc khoải
trong tác phẩm của Rơmac.
-Cháo hành là thứ cháo xoàng xĩnh, là thứ cháo nấu bơi bàn tay Thị Nở=> Khi
qua bên kia dốc của cuộc đời, Chí mới được hưởng=> ý thức được sự hiếm hoi
muộn màng đó=> Nhận ra vị của tình người=> vừa ăn vừa khóc
Lời văn đầy xót cảm: Phèo còn nước mắt. Nếu không còn khả năng khóc,
không còn khả năng lương thiện. Nước mắt là biểu hiện cao nhất của tính
người, sự thức tỉnh bằng những giọt nước mắt. Trong xã hội làng Vũ Đại,
những giọt nước mắt ấy tưởng đã khô cạn, nhưng nó chỉ bị vùi lấp trong sâu
thẩm con người của hắn
=> Bát cháo hành, tình người, đã đánh thức,đã hồi sinh tính người trong Chí.
Vừa chạm đến cái tình người trong cái lốt quỷ dữ của Chí dường như đã được
trút bỏ.
+ Mong ước hòa nhập lại, mong ước được làm người lương thiện
3) Cái kết
-Dẫn đến cái kết: Cuộc đời của Chí Phèo được chia thành 2 chặng đường, trước
khi gặp Thị Nở và sau khi gặp Thị Nở. Có người nói rằng, Thị thực sự là bước
ngoặt lớn trong đời của hắn, mà trước nhất là trong tâm lí của Chí Phèo. Thị là
một người phụ nữ xấu ma chê quỷ hờn, lại còn vô duyên và dở hơi, nhưng Thị
lại là chính là người đem lại cho Chí sự quan tâm, săn sóc, dù chỉ trong quãng
thời gian ngắn ngủi nhưng thị lại đem đến cho hắn bao nhiều cái “lần đầu tiên”.
Thị là món quà nhưng cũng có lẽ là một bi kịch khác của chí.
+bi kịch bị từ chối làm người qua câu nói cay nghiệt đầy định kiến của bà cô,
nhưng cũng là định kiến của cả xã hội=> Làm chí ngẩn người sực tỉnh khỏi
giấc mơ=> Cái thuần hậu lại bị cái tàn ác lưu manh vùi dập=> trở lại men say
-Diễn biến:
-Chìm trong cơn say, vốn tính đi tới nhà Thị Nở để thanh toán con khọm già
của Thị.
+Không rẽ vào nhà Thị mà vào nhà Bá Kiến. Những thằng say rượu không bao
giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm. Càng uống lại càng tỉnh, lại
càng cảm thấy sự đau đớn của thực tại=> Có lẽ trong sâu thẩm con người hắn
biết, tấn bi kịch mà hắn gánh chịu không phải do Thị Nở, cũng không phải tại
bà cô mà tất là là tại tên Bá Kiến tàn độc.Hắn nhận ra hắn phải giết tên Bá
Kiến, kẻ giật đi sự sống trong sạch của hắn.
-Bá Kiến:
+Vẫn còn nghĩ đến bà Tư, ghen tuông, lo sợ với những thằng trai trẻ=> Muốn
đẩy họ đi tù=> Ích kỉ, chỉ muốn áp bức dân lành vào ngõ cụt u tối của cuộc
đời=> Chế độ phong kiến thôi nát, giai cấp thông trị chỉ vì muốn thỏa mãn
những ham muốn của bản thân mà sẵn sàng quăng quật những mảnh đời vô tội
không thương tiếc.
-Chí Phèo: một tầng lớp nông daan bị dồn đến cùng đường mạt lộ, bị chà đạp
cả nhân hình lẫn nhân tính, bị tước đi những quyền cơ bản nhất của con người.
+Tình duyên với Thị Nở khiến chí sống lại với ước mơ có một gia đình nhỏ và
làm người lương thiện, nhưng năm tháng hạnh phúc ngắn ngủi trôi qua, Chí
bàng hoàng nhận ra tất cả đã quá muộn. Thị với hắn không đến được với nhau,
cây cầu nối giữa hắn và xã hội không còn, những vết sẹo do rạch mặt chẳng thể
phai trên mặt hắn, làm cách nào để hắn quay đầu đây, hắn hỏi đầy đâu đớn :AI
CHO TAO LƯƠNG THIỆN?=> Khát vọng bị dập tắt lạnh lùng
+Tận cùng của sự tuyệt vọng là bị tước bỏ đi quyền làm người=> Đâm Bá
Kiến, chém túi bụi vào lão rồi tự tử, rồi cũng phải giãy đành đạch trong vũng
máu tươi=> Chấp nhận từ bỏ sự sống ngập trong rượu chè, tội ác để đổi lấy sự
lương thiện, nhân tính, để gột rửa tất cả và quay về làm người lương thiên.=>
Cái chết của CP là một chi tiết nhân văn thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ của
tầng lớp nhân dân với chế độ nửa phong kiến, nửa thực dân tàn ác=> Vuungf
lên đâu tranh chứ không thể sống lương thiện trong lốt quỷ dữ.
- Vòng luẩn quẩn:
+Tố cáo chế độ phong kiến thực dân tàn bạo khiến nhiều kiếp người khốn khổ
phải lao đao, và phải rơi vào màn đêm tâm tối.
+Chí Phèo và Bá Kiến chết thì “Không ai tiếc”, thế nhưng “Tre già măng mọc,
Thằng ấy chết thì còn thằng khác”.
+Chi tiết cái lò gạch cũ và để lửng một câu: Thị thấy,...: Thị xót cho Chí Phèo,
hay xót xa cho phận chị, rồi nghĩ đến tương lai nếu lại có một Chí Phèo khác ra
đời. Cái lò gạch cũ là nơi bắt đầu câu chuyện, là nơi CP bị bỏ rơi. Giờ đây kết
thúc lại xuất hiện, cùng với suy nghĩ của Thị về tương lai của đứa trẻ nào đó
nếu bị bỏ rơi nơi lò gạch cũ ấy.
=> Chí Phèo chết nhưng bi kịch vẫn còn đó=> Số phận tăm tối và bế tắt của
người nông dân ở chế độ cũ=> Nếu không thay đổi, nếu giai cấp thống trị cứ
thế tiếp tục tồn tại thì hiện tượng con người bị tha hóa sẽ không thể châm dứt.
+Câu hỏi lưng chừng: Người nông dân làm gì để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn
đó=> Câu trả lời thì không ông tiết lộ.
+Liên hệ chị Dậu
-Ý nghĩa:
+Gợi lên nhiều suy nghĩ, liên tưởng sâu sắc, làm ta trăn trở
+Khuynh hướng văn học phê phán mang đậm tính nhân văn, lên tiếng biện
minh cho những con người dưới đáy xã hội, thế nhưng không nhìn thấy lối
thoát nào cho họ.

KẾT:
Sáng tạo ra nhân vật Chí phèo với gương mặt không tuổi, chằng chịt đầy vết
sẹo và với tâm hồn mang nỗi đau quằn quại của một con người bị cự tuyệt
quyền làm người,Nam Cao đã mang lại cho người đọc một cái nhìn hoàn toàn
mới, ở một góc độ mới về nông dân: cái nhìn vào cõi tinh thần, vào chiều sâu
bi kịch. Viết những trang văn đau đớn thấm đẫm nước mắt về bi kịch bị cự
tuyệt quyền làm người của Chí, Nam Cao đã cắm cho mình một cái mốc vinh
quang trên con đường trở thành nhà văn lớn của văn học hiện thực và văn
xuôi Việt Nam thế kỉ XX. (Chèn thêm đề bài)

You might also like