You are on page 1of 2

* Chân dung hình tượng nhân vật Chí Phèo:

- Xuất thân: Là đứa con hoang bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ từ lúc mới lọt lòng, Chí
Phèo là kẻ tứ cố vô thân, không cha không mẹ, không một tấc đất cắm dùi, Chí lớn
lên như cây cỏ, chẳng được ai ban cho chút tình thương.
- Tuổi thơ: Tuổi thơ của Chí Phèo vô cùng bơ vơ bất hạnh, hắn đi ở cho hết nhà
này đến nhà khác, ban đầu được một anh thả ống lươn nhặt rồi cho đem một bà góa
phụ, sau đó lại được đem cho bác phó cối nuôi nấng. Bác phó cối qua đời Chí Phèo
bơ vơ một mình.
- Nghề nghiệp: Chí Phèo làm canh điền cho nhà Bá Kiến
- Tính cách: là một người lương thiện hiền lành, có lòng tự trọng, lương tâm trong
sáng, chăm chỉ, chịu khó.Dù không được dạy dỗ giáo dục nhưng vẫn biết phân biệt
phải trái đúng sai.
- Suy nghĩ: khi bị bà ba gọi lên bóp chân Chí Phèo chỉ thấy nhục chứ chẳng thấy
sung sướng gì (cảm thấy vừa khinh vừa sợ bà ba).Qua đây tao có thể thấy được
nhân vật ý thức rất rõ về nhân phẩm và lòng tự trọng.Chí Phèo phân biệt được đâu
là tình yêu đâu là ham muốn xác thịt đáng khinh bỉ. Cái lương tâm con người
không cho phép anh làm chuyện bại hoại ấy, dù là về thể xác hay cả về những lợi
ích tiền tài khác, trong tâm hồn anh hiện lên một triết lý rất đáng để người ta trân
trọng yêu thương rằng “Hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng cũng không
hoàn toàn là xác thịt. người ta không thích cái gì người ta khinh”.
- Ước mơ một thời hắn đã ao ước của một gia đình nho nhỏ chồng cuốc mướn cày
thuê vợ dệt vải.Hai vợ chồng lại bỏ một con lợn nuôi làm vốn tiếng, khá giả thì
mua dăm ba ruộng làm.Đó không phải là mơ ước gì quá cao xa bồng bột, nhưng có
lẽ đối với cuộc đời của chàng trai hơn 20 tuổi đầu này lại là một thứ viển vông,
thậm chí còn là căn nguyên dẫn đến những tột cùng bi kịch.
- Từ đây chúng ta có thể thấy được nhân vật Chí Phèo trước khi bị vu oan và đẩy
vào tù 8 năm thì đã có hoàn cảnh khá là bất hạnh đáng thương.
+ Gốc gác xuất thân có tầm ảnh hưởng rất là lớn thậm chí có có thể xây dựng hoặc
là định đoạt cuộc đời số phận của một con người điểm tựa sức mạnh của con người
cũng chính là gia đình.Những Chí Phèo bất hạnh đến nỗi chỉ là một đứa trẻ tứ cố
vô thân không biết xuất thân gốc gác của mình ở đâu, cha mẹ là ai.
+ Nhưng nếu nhìn theo hướng tích cực và bỏ qua vấn đề về xuất thân thì nhân vật
Chí Phèo với những phẩm chất tốt ấy hoàn toàn xứng đáng có một cuộc sống bình
yên thiện lương như bao con người khác nếu như mà không bị Bá Kiến hãm hại.
* Điểm nhìn và lời của tác giả đối vói Chí Phèo: thể hiện thái độ công bằng, bình
đẳng, đánh giá một cách trung thực khách quan nhất về nhân vật Chí Phèo, về
quyền bình đẳng của con người.Vì vậy, dưới góc nhìn khách quan của mình, ông
đã đòi lại công bằng cho một người được coi là “đáy xã hội”, bị mọi người hắt hủi.
- Lời của người kể:
+ “Ở tuổi 20 người ta không phải là đá nhưng cũng không hoàn toàn là xác thịt
người ta không thích cái gì người ta khinh”.Qua đây thì chúng ta có thể nhìn thấy
là Chí Phèo qua góc nhìn của người kể là một con người lương thiện hiền lành như
đất là một người biết tự trọng.
+ “Vả lại bị một con đàn bà gọi đến mà bóp chân hắn thấy nhục hơn là thích,
huống hồ lại sợ.Quả thật từ khi biết rằng con vợ chủ sai hắn làm một việc không
chính đáng, hắn vừa làm vừa run, không làm thì không được, mọi việc trong nhà
quyền đàn bà. Chứ hắn, hắn còn lòng nào đâu” => Lòng tự tôn tự trọng của Chí
Phèo vô cùng cao không muốn làm những gì bản thân không thích cảm thấy nhục
nhã vì những chuyện không chính đáng
+ “Đến nỗi người đàn bà phát cáu.Bà thấy xa xôi không được, phải làm đến nơi.Bà
bảo hắn rằng: “Mày thật thà quá.Con trai 20 tuổi mà đã như ông già.” Hắn giả vờ
không hiểu, bà lẳng lơ bảo: “Chẳng nhẽ tao gọi mày đến đây chỉ để bóp chân thế
này thôi ư” và thấy hắn dùng dằng và mắng xơi xơi vào mặt.Hắn chỉ thấy nhục chứ
yêu đương gì.” => Ống kính của người kể đã thể hiện những mảnh đời bất hạnh
nghèo khổ vì vào đường cùng vì quá đói khổ mà phải làm liều, làm những chuyện
bất chính trái với lương tâm
=> Tác giả qua đây phản ánh xã hội phong kiến chà đạp lên người nghèo, chà đạp
lên lòng tự tôn của họ, ép họ lâm vào hoàn cảnh đường cùng khó xử, vì để sống mà
phải đánh mất thiện lương.
=> Điểm nhìn vào lời nói của tác giả đối với nhân vật Chí đã thể thái độ công bằng
bình đẳng đánh giá một cách trung thực và khách quan nhất về nhân vật Chí
Phèo.Ông bày tỏ sự thương xót cho nhân vật với ông con người đều có quyền bình
đẳng. Ông lên án xã hội vô nhân đạo làm sao đó con người từ đó đòi lại công bằng
cho Chí Phèo => Thể hiện sự tôn trọng và lòng nhân đạo của ông với nhân vật

You might also like