You are on page 1of 34

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC

TIỂU LUẬN MÔN VĂN HỌC SO SÁNH

SO SÁNH BỐI CẢNH XÃ HỘI TRONG HAI TÁC PHẨM ILIAD


CỦA HOMER VÀ TRƯỜNG CA ACHILLES MADELINE
MILLER.
Thành viên Nhóm 2:

Phân công công việc Họ và tên MSSV

Lời dẫn nhập+Tổng Trương Thị Kim Long 1956010135


hợp+Phản biện+PPT

Phần 1.1+Phản biện+ Đoàn Thị Phương 1956010166


Thuyết trình

2.1. + 2.2 + Thuyết Trần Thị Tú Trinh 1956010203


trình

2.3 + 2.4 Võ Trần Nhân Ái 1956010085

2.5 + Chương 3 Tăng Kiều Trang 1956010198

Kết luận + 1.2+ 1.3 Dương Thị Mai Thảo 1956010187


+Phản biện

Mục lục

1
Lời dẫn nhập. ………………………………………………………………………..3

Chương 1: Giới thiệu ……………………………………………………………….4

1.1 Sơ lược về hai tác phẩm.

1.1.1 Tác giả Homer và Madeline Miller

1.1.2 Tác phẩm Iliad và Trường ca Achilles

1.2 Phương pháp so sánh.

1.3 Định nghĩa sơ lược về bối cảnh cảnh xã hội.

Chương 2: So sánh bối cảnh xã hội của hai tác phẩm……………………………11

2.1 Sự hình thành thế giới vũ trụ, thế giới tự nhiên, con người.

2.2 Cấu trúc xã hội trong tác phẩm và những yếu tố cấu thành bên trong.

2.3 Các tầng thế giới trong hai tác phẩm.

2.4 Quy luật vận động và chuyển biến lớn trong xã hội.

2.5 Mối quan hệ giữa tư tưởng tác phẩm và cấu trúc xã hội.

Chương 3: Về nghệ thuật xây dựng bối cảnh xã hội………………………..……27

Kết luận……………………………………………………………………………..29

Tài liệu tham khảo………………………………………………………………….3

LỜI DẪN NHẬP

2
So sánh là một thao tác sáng tạo trong văn học. Trong thời đại công nghệ số,
con người được tiếp cận nhiều nền văn học khác nhau trên thế giới. Từ đó mà nhu cầu
kết nối, làm rõ những vấn đề văn học có tính liên quan, tương đồng với nhau của các
quốc gia ngày càng nhiều. Vì vậy văn học so sánh xuất hiện như một sợi dây vô hình
gắn kết những mối quan hệ ấy với nhau. So sánh không chỉ là một biện pháp tu từ để
cho câu văn đặc sắc hơn, mà so sánh trong văn học đã phát triển thành một phương
pháp nghiên cứu có tính khoa học, dựa vào nền tảng tri thức lý luận văn học, mà văn
học so sánh có khả năng giải thích và nghiên cứu những mối quan hệ của văn học.

Tiếp cận môn văn học so sánh, nhóm 2 dựa trên những kiến thức cơ bản đã
được học để tiến hành so sánh hai tác phẩm Iliad và Trường ca Achilles. Đây là hai tác
phẩm thuộc hàng kinh điển của nền văn học thế giới. Trong chuyên ngành văn học so
sánh, đã xuất hiện những bài viết phân tích, nghiên cứu hai tác phẩm trên với nhiều
chủ đề và bình diện khác nhau. Chắc chắn sau mỗi bài viết sẽ để lại những giá trị văn
học nhất định. Và với chủ đề "so sánh bối cảnh giữa hai tác phẩm", nhóm chúng tôi đã
tìm hiểu tác phẩm để phân tích, nghiên cứu bối cảnh xã hội và từ đó đưa ra những
nhận xét về mối tương quan giữa hai tác phẩm.

CHƯƠNG 1. TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM.

3
1.1. Tác giả Homer và Madeline Miller.

1.1.1 Tác giả Homer- cuộc đời và sự nghiệp.

Homer được xem như là nhà thơ vĩ đại nhất thời cổ đại. Ông là tác giả của hai
bài thơ được vinh danh là những tác phẩm thơ vĩ đại nhất thế giới là Iliad và Odyssey.
Không ai biết chắc chắn Homer sinh vào năm nào, nhưng thông qua những dữ liệu
lịch sử, người ta ước tính ông được sinh vào khoảng giữa thế kỷ thứ VIII và thứ IX
trước Công nguyên. Một trường phái tư tưởng khác lại cho rằng Homer sống trong
thời kỳ chiến tranh thành Troy vào đầu thế kỷ XII. Tuy không có nhiều thông tin về
con người của Homer, nhưng từ những bài thơ mà ông đã sáng tác, đã thấy được tính
cách và cuộc đời của ông. Ví dụ, Homer được cho là bị mù do miêu tả được người mù
trong The Odyssey. Trên thực tế, người ta cũng cho rằng từ “Homer” được dùng để chỉ
những người mù lang thang trên đường đọc thơ. Ngoài việc là một nhà thơ, các nhà sử
học có giả thuyết cho rằng Homer còn là một người kể chuyện và một ca sĩ cung đình.

Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh câu hỏi liệu rằng Homer có thực sự một
mình viết nên hai bài thơ nổi tiếng Iliad và Odyssey hay không, nhưng thông qua
nhiều bằng chứng thì cho thấy ông là tác giả, bởi phong cách viết của hai tác phẩm
này khá nhất quán với nhau. Nhưng cũng có ý kiến nghĩ rằng những câu chuyện mang
tính biểu tượng này được tạo ra bởi một nhóm người, hai bài thơ là một biến thể ý
tưởng của nhóm tác giả kia. Và bắt nguồn từ việc kể chuyện là một truyền thống của
người dân, từ đó Homer đã biên soạn các câu chuyện, sau đó đọc thuộc lòng chúng.

Phong cách sáng tác của Homer, trái ngược với một số nhà thơ đình đám khác như
Virgil hay Shakespeare - là sản phẩm của một thời điểm văn học nhiệt thành, các câu
chuyện có yếu tố lặp đi lặp lại, gần giống như điệp khúc và có yếu tố âm nhạc. Thì các
tác phẩm của Homer được coi là sử thi vì là thơ trữ tình được biểu diễn với một cây
đàn lia trên tay trong các buổi biểu diễn.

4
1.1.2 Tác giả Madeline Miller.

Madeline Miller là một tiểu thuyết gia người Mỹ, lớn lên ở Thành phố New
York và Philadelphia. Ngay từ khi còn nhỏ, Miller đã bộc lộ mong muốn trở thành một
nhà văn. Khi Miller học trung học, gia đình cô chuyển đến Philadelphia, nơi cô bắt đầu
học cả tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp Homeric. Sau đó Miller theo học Đại học Brown.
Cô còn học tại Ủy ban về Tư tưởng Xã hội của Đại học Chicago, và tại khoa Kịch
nghệ tại Trường Kịch nghệ Yale. Cô là giáo viên dạy tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp cho
học sinh trung học trong hơn mười lăm năm.

Trường ca Achilles là cuốn tiểu thuyết đầu tay của cô, đã được trao Giải thưởng
Orange cho hạng mục sách hư cấu và là sách bán chạy nhất của Thời báo New York
vào năm 2012. Cuốn tiểu thuyết thứ hai của cô là Circe đã ngay lập tức trở thành cuốn
sách bán chạy số 1 của New York Times, đồng thời giành được Giải thưởng sách hư
cấu hay nhất và giải thưởng Sách nói hay nhất của năm do Indies Choice bình chọn.
Circe hiện cũng đang được chuyển thể thành phim.

Tiểu thuyết của Miller đã được dịch sang hơn 25 thứ tiếng bao gồm tiếng Hà
Lan, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập, Hy Lạp…, và các bài tiểu luận của cô đã xuất
hiện trên Guardian,Wall Street Journal,Washington Post, Telegraph,...

5
1.2 Tác phẩm Iliad của Homer và Trường ca Achilles của Madeline Miller.

1.2.1 Tóm tắt tác phẩm Iliad của Homer.

Tóm lược để làm ppt: Sau cuộc chiến giữa quân Hy Lạp với quân thành Troy.
Phần thưởng cho hai thủ lĩnh Achilles và Agamemnon là hai nữ tù binh xinh đẹp.
Tù binh được tặng cho Agamemnon là con của viên tư tế thờ thần Apollo. Không
được trả lại con vừa bị sỉ nhục => ông cầu cứu thần Apollo và kết quả một trận
dịch kinh khủng đổ xuống đoàn quân Hy lạp. Một đội kỵ binh do Achilles lãnh
đạo được thành lập để chiến đấu nhưng vì Agamemnon tham lam đã cướp đoạt
vợ nên Achilles đã quyết định rút khỏi cuộc chiến.

Trên chiến trường, cả hai bên Hy Lạp và Troy mỗi bên cử ra một đại diện,
người đại diện nào thắng thì coi như quân đó thắng. Người Hy Lạp cử Menelaus,
người Troy cử Paris. Họ được Zeus chứng giám là sẽ không cho vị thần nào tham
gia vào trận chiến. Kết quả thần Aphrôđit ra tay giúp Paris. Giao ước bị phá vỡ,
hai quân lao vào đánh nhau. Quân Agamemnon nhiều lần cho người đến thương
lượng với Achilles nhưng Achilles từ chối lời thỉnh cầu.

Bạn thân của Achilles thay anh ra trận và hy sinh dưới tay của Hector.
Đau lòng và tức giận trước cái chết của bạn, Achilles trở lại trận chiến với lòng
báo thù cao độ. Được bộ giáp mới từ Thần thợ rèn Hephaestus, cuối cùng Hector
chết dưới mũi giáo của Achilles. Achilles đã kéo lê thi thể Hector xung quanh
thành Troy. Kết thúc tác phẩm là lễ tang long trọng của nhân dân thành Troy an
táng cho Hector.

Sau cuộc chiến giữa quân Hy Lạp với quân thành Troy, quân Hy Lạp thu được
một số thắng lợi. Trong số những thứ thu được, có hai nữ tù binh xinh đẹp, được đem
làm phần thưởng cho hai thủ lĩnh là Achilles và Agamemnon. Nhưng nữ tù nhân được
tặng cho Agamemnon lại là con của viên tư tế phụng thờ thần Apollo - vị thần mà cả
người Hy Lạp và người Troy đều kính nể. Viên tư tế đem đồ tế tới để xin chuộc con

6
gái mình về, nhưng Agamemnon lại sỉ nhục và đuổi viên tư tế đi, không cho chuộc con
về. Tức giận, viên tư tế cầu xin thần Apollo trừng phạt quân Troy. Kết quả, một trận
dịch kinh khủng đổ xuống đoàn quân Hy lạp. Một đội kỵ binh được thành lập, Achilles
với tư cách là người nâng đỡ tinh thần đã làm cho vị bốc sư trong quân nói ra sự thật
chính Agamemnon đã xúc phạm thần Apollo.

Dưới sức ép của Achilles và binh sĩ, Agamemnon đã phải trả lại con gái cho
viên tư tế. Nhưng do tham lam mà Agamemnon đã cướp đoạt vợ của Achilles. Vì thế
mà Achilles đã vô cùng tức giận quyết không tham gia chiến trận nữa. Mẹ của Achilles
xin thần Zeus cho quân Hy Lạp thua vì đã xúc phạm con bà. Zeus đồng ý lời khấn
nguyện đó. Trên chiến trường, cả hai bên Hy Lạp và Troy đều thỏa ước, mỗi bên cử ra
một đại diện, người đại diện nào thắng thì coi như quân đó thắng. Người Hy Lạp cử
Menelaus, người Troy cử Paris. Họ cùng giao ước và được Zeus chứng giám là sẽ
không cho vị thần nào tham gia vào trận chiến này cả. Kết quả Paris bị Menelaus ép
vào thế cùng, thần Aphrôđit ra tay giúp Paris. Giao ước bị phá vỡ, hai quân lao vào
đánh nhau. Zeus đồng ý cho quân Hy Lạp thua và Zeus cho người báo mộng cho
Hector. Dũng tướng thành Troy xuất hiện. Quân Hy Lạp bị quân thành Troy tấn công
liên tiếp, Agamemnon nhiều lần cho người đến thương lượng với Achilles, mong
Achilles bỏ qua hận cũ để tiếp tục ra trận. Tuy thế, nhưng Achilles mặc kệ và từ chối
lời thỉnh cầu đó, quyết không hợp tác với Agamemnon.

Bạn thân của Achilles là Patroclus vì thương xót các tướng sĩ nên đã mượn áo
giáp và vũ khí của Achilles, đóng giả Achilles ra trận. Achilles đồng ý cho mượn. Kết
quả đội quân Hy Lạp thoát khỏi nguy hiểm nhưng trong một trận chiến kịch liệt,
Patroclus đã bị Hecto giết chết và chiếm bộ áo giáp và vũ khí của Achilles làm chiến
lợi phẩm. Đau lòng và tức giận trước cái chết của bạn, Achilles trở lại trận chiến với
lòng báo thù cao độ. Thần thợ rèn Hephaestus đã được mời xuống để rèn vũ khí và áo
giáp cho Achilles. Với giáp và vũ khí mới, Achilles bước vào trận chiến khiến cho
quân Troy kinh hãi. Họ giẫm đạp lên nhau mà chạy nhưng đều bị mũi giáo Achilles
chặn lại. Hector ra trận và chiến với Achilles, cuối cùng Hector chết dưới mũi giáo của
Achilles. Vì cơn giận chưa nguôi và lòng muốn trả thù cho bạn, Achilles đã kéo lê thi
thể Hector xung quanh thành Troy khiến thần và dân chúng hết sức phẫn nộ. Họ yêu

7
cầu Zeus bắt Achilles ngừng ngay hành động trả thù đó và trả lại thi thể Hecto cho dân
Troy. Kết thúc tác phẩm là lễ tang long trọng của nhân dân thành Troy an táng cho
Hector.

8
1.2.2 Trường ca Achilles của Madeline Miller.

Tóm lược làm ppt: Patroclus và Achilles là hai người bạn thời thơ ấu, họ dần trở
thành tri kỷ và vượt hơn là

tình yêu. Bước ngoặt thử thách tình yêu của Achilles và Patroclus bắt đầu từ
cuộc chiến tranh thành Troy.

Patroclus quyết định tham gia cuộc chiến này cũng bởi sự giằng xé giữa tình yêu
và lo lắng cho Achilles. Patroclus đã thế chỗ cho Achilles trong cuộc chiến và bị
Hector giết. Achilles phát điên quay trở lại cuộc chiến và giết chết Hector, kéo lê
xác chết của Hector xung quanh thành Troy.

Khi chiến tranh tiếp tục, Achilles đã giết được nhiều quân thành Troy hơn nhưng
cuối cùng anh lại bị giết bởi Paris, Achilles bị mũi tên bắn vào gót chân. Achilles
và Patroclus được chôn cất chung. Cuối tác phẩm là hình ảnh Patroclus nhìn vào
mộ của anh ta và Achilles, đồng thời đoàn tụ với Achilles ở một thế giới khác.

Câu chuyện trong Trường ca Achilles bắt đầu khi Patroclus bị trục xuất khỏi
vương quốc của mình do phạm lỗi nghiêm trọng là vô tình giết chết một cậu bé xuất
thân cao quý, cha của Patroclus đày anh ta đến Phthia, nơi anh ta kết bạn với con trai
của Vua Peleus là Achilles. Lúc đầu, Patroclus phản đối tình bạn với Achilles, nhưng
về sau Patroclus đã trở thành bạn thân Achilles. Patroclus được mô tả là một hoàng tử
yếu ớt, vô dụng. Còn Achilles mang trong mình một nửa dòng máu nữ thần, sẽ trở
thành một người mạnh mẽ, được tiên đoán sẽ trở thành người Hy lạp vĩ đại nhất. Họ
dần dần trở thành tri kỷ và vượt xa hơn là tình yêu. Bước ngoặt thử thách tình yêu của
Achilles và Patroclus bắt đầu từ cuộc chiến tranh thành Troy đầy máu và xác chết.

Tại cuộc chiến thành Troy, Paris của thành Troy đã bắt cóc Helen và Patroclus nhớ lại
lời thề khi còn nhỏ của mình là bảo vệ Menelaus và Helen. Tuy nhiên anh vẫn lưỡng
lự chưa muốn tham gia chỉ cho đến khi Achilles bị thuyết phục quyết định tấn công

9
thành Troy. Patroclus quyết định tham gia cuộc chiến này cũng bởi sự giằng xé giữa
tình yêu và lo lắng cho Achilles.

Để rồi chuyện tình vốn bắt đầu là sai trái ấy đổi lại là cái chết đầy đau đớn của
Patroclus. Chính cái chết của Patroclus đã châm ngòi dẫn đến một bước ngoặt mới
trong cuộc chiến thành Troy. Patroclus đã mặc giáp của Achilles và thế chỗ cho
Achilles trong cuộc chiến và bị Hector giết. Achilles phát điên vì đau buồn, quay trở
lại cuộc chiến sau cái chết của Patroclus và cuối cùng anh giết chết Hector, và kéo lê
xác chết của Hector xung quanh thành Troy.

Khi chiến tranh tiếp tục, Achilles đã giết được nhiều quân thành Troy hơn nhưng cuối
cùng anh lại bị giết bởi Paris - con trai của Vua Priam, khi Paris bắn Achilles bằng một
mũi tên vào gót chân của anh. Sau đó, con trai của Achilles là Pyrrhus tham chiến.
Pyrrhus từ chối việc chôn cất tro cốt của Achilles cùng với Patroclus, nhưng Thetis đã
sắp xếp việc chôn cất chung của họ. Trong phần kết của cuốn tiểu thuyết, là hình ảnh
Patroclus nhìn vào mộ của anh ta và Achilles, đồng thời đoàn tụ với Achilles ở một thế
giới khác.

1.2 Phương pháp so sánh

Thuật ngữ “so sánh” được xác định như là một thao tác cơ bản của tư duy con
người. Còn với văn học thì so sánh là một phương pháp nghiên cứu, vừa là một bộ
môn và là thao tác cơ bản của sáng tạo văn chương. So sánh như một thước đo xác
định, đánh giá các hiện tượng văn học trong mối quan hệ giữa chúng với nhau. Việc so
sánh có thể tiến hành trong phạm vi dân tộc hoặc liên dân tộc (quốc tế) bằng nhiều
phương pháp so sánh khác nhau. Có thể là phương pháp so sánh ảnh hưởng, phương
pháp so sánh song song / loại hình, phương pháp so sánh liên ngành…Từ đó đi tới
nhiều quan niệm và nhận xét mới trong văn chương nói chung.

Dựa trên cơ sở trên và lý thuyết đã được học ở bộ môn văn học so sánh. Trong
bài so sánh này giữa hai tác phẩm Iliad của Homer và Trường ca Achilles của

10
Madeline Miller, nhóm chúng tôi vận dụng chủ yếu phương pháp so sánh ảnh hưởng
để so sánh hai tác phẩm được nhắc tới trên. Phương pháp so sánh ảnh hưởng là
phương pháp đi đầu trong lĩnh vực văn học so sánh, đòi hỏi sự tinh tế và cẩn thận.
Không áp đặt tính chủ quan, tính hơn thua đối với đối tượng cần so sánh. Mà dùng
phương pháp này để so sánh các đối tượng theo hướng ảnh hưởng / tiếp nhận ảnh
hưởng, ở chiều hướng quy mô hoặc nội dung. Phương pháp này xác định: ảnh hưởng
là kích thích tố, nhờ đó mà những tiềm năng nghệ thuật được biến thành hiện thực.

1.3 Định nghĩa sơ lược về bối cảnh xã hội.

“Bối cảnh” là từ bắt nguồn từ ngữ cảnh tiếng La Tinh, mô tả không gian hoặc
môi trường có thể là môi trường vật lý hay không gian biểu tượng đóng vai trò như
một khuôn khổ hoặc chi phối chủ đạo đến đối tượng đó. Bối cảnh được tạo ra để tạo ra
trên nhiều tình huống, để giải thích cho một hiện tượng đó hay một thông điệp cần
truyền tải, ở trạng thái cụ thể hoặc có thể trừu tượng.

Mặt khác xã hội là những thứ liên quan đến xã hội hay chỉ ra xã hội đó. Khái
niệm này bao gồm nhóm các cá nhân có chung nền văn hóa và những người này tương
tác với nhau để tạo thành cộng đồng bao gồm các yếu tố khác như văn hóa, kinh tế,
lịch sử…

Vậy bối cảnh xã hội, có thể xem là môi trường xã hội được đề cập đến các bối
cảnh xung quanh các cá nhân (con người), bao gồm nền văn hóa họ sống và các nhóm
mà họ tương tác. Trong đó con người là một thực thể của các đặc điểm xã hội, sự phát
triển của con người phụ thuộc vào các liên kết mà con người thiết lập với môi trường
mà con người tạo dựng. Điều này có nghĩa là con người và các thực thể khác giống
như con người đóng vai trò xây dựng bối cảnh xã hội, điều này tác động trực tiếp qua
lại với nhau, bối cảnh này ảnh hưởng đến thực tế những gì diễn ra xung quanh họ.

Ở bài nghiên cứu này, bối cảnh xã hội của hai tác phẩm Iliad của Homer và
Trường ca Achilles của Madeline Miller cũng được hiểu trên nghĩa đó, với cái nhìn đa
chiều về bối cảnh xã hội trong văn học nói chung, nhóm chúng tôi lần lượt phân tích
bối cảnh xã hội của cả hai tác phẩm ở những khía cạnh khác nhau, để làm rõ những

11
điểm tương đồng và khu biệt giữa hai tác phẩm, thuộc hai nền văn học khác nhau trong
phạm vi giới hạn là bối cảnh xã hội.

12
CHƯƠNG 2. SO SÁNH BỐI CẢNH XÃ HỘI CỦA HAI TÁC PHẨM.

2.1 Sự hình thành thế giới vũ trụ, thế giới tự nhiên, con người.

Bản thể của hỗn mang là khoảng không vô cùng tận, cũng chính là khởi nguồn
của vạn vật. Chaos đã tạo ra nhóm 5 các vị thần sáng tạo ra thế giới. Geae (Gaia) –
tượng trưng cho mặt đất – nữ thần đất mẹ; Nyx – nữ thần của đêm tối vô biên; Erebus
(Erabos) – vực thẳm và bóng tối khôn cùng; Tartarus – địa ngục vô tận; Eros – ái tình
và dục vọng. Trong nhóm này, quan trọng nhất là nữ thần Gaia, tổ tiên của vạn vật.
Gaia cũng chính là tổ tiên của các vị thần Olympus. Từ cơ thể, nữ thần Gaia sinh ra
thần bầu trời Uranus, tạo ra đời thứ nhất của các vị thần. Nữ thần cầu xin sự giúp đỡ
của những đứa con để lật đổ Uranus, nhưng không một ai dám đứng lên giúp mẹ ngoại
trừ đứa trẻ nhỏ bé, yếu ớt nhất là Cronus. Gaia dùng nham thạch trên thân mình tạo ra
một cái liềm sắc bén, giao cho con trai út Cronus và nói rõ kế hoạch của mình. Khi trời
vừa tối, như thường lệ, Uranus rời xa bầu trời, bay xuống ôm ấp Gaia, vừa định đi ngủ
thì đột nhiên Cronus nhảy ra từ khe nứt dưới đất. Cậu bé cầm cây liềm sắc nhọn, cắt đi
bộ phận sinh dục của cha mình. Uranus kêu la thảm thiết, bay lên đỉnh cao nhất của
vòm trời. Từ đó trời và đất phân khai. Từ những giọt máu của Uranus rơi xuống đất
sinh ra ba nữ thần Erinyes và những tên khổng lồ đuôi rắn. Tinh hoàn bị ném xuống
biển, nữ thần ái tình và sắc đẹp Aphrodite sinh ra từ bọt biển (hay còn gọi là Venus).
Trước khi Uranus bay về trời từng để lại di ngôn, cũng chính là lời nguyền của các vị
thần “Vận mệnh của ngươi sẽ như ta, cuối cùng bị chính con trai mình lật đổ”.

Cronus sau khi trở thành vua các vị thần, đã cưới một trong mười hai vị thần
titan là Rhea. Rhea là chị ruột của Cronus, cũng chính là vị nữ thần đất mẹ đời thứ hai
sau Gaia. Cronus và Rhea sinh được sáu người con là Hestia – vị thần bếp lửa,
Demeter – nữ thần nông nghiệp và mùa màng, Hera – nữ thần hôn nhân và gia đình,
Hades – thần địa ngục, Poseidon – thần biển cả và chúa tể của những vị thần đời thứ
ba – thần Zeus. Gaia nghĩ ra một kế, lừa Cronus nuốt một tảng đá, còn thần Zeus thật
sự được giấu trong một cái hang bỏ hoang ở đảo Crete. Zeus được các tiên nữ nuôi
dưỡng, sau khi lớn lên đã cưới chị họ Metis, nữ thần trí tuệ đời đầu tiên. Sau đó Zeus
bắt đầu thực hiện kế hoạch báo thù. Đầu tiên Zeus giải cứu các anh chị em bị cha nuốt
vào bụng. Metis giúp Zeus chế tạo một loại thuốc độc, sau đó Zeus cải trang thành thị

13
vệ để trà trộn vào cung điện Cronus. Cronus không nhận ra con trai mình, uống cạn
chén rượu độc Zeus dâng lên. Rượu độc khiến bụng Cronus đau dữ dội, nôn ra hòn đá
đã hoán đổi với Zeus. Hòn đá này rơi xuống trần, trở thành vật linh thiêng được thờ
cúng tại đền Delphi. Sau đó Cronus nôn ra năm người anh em của Zeus, bọn họ liền
gia nhập vào đội quân của Zeus. Không giống với những vị thần tiền nhiệm, Zeus
thuộc hàng ngũ những người lãnh đạo thông minh, biết dùng vẻ đẹp và khả năng
thuyết phục trời ban để khiến các anh chị em tôn Zeus làm người dẫn đầu. Nhưng chỉ
dựa vào sức mạnh của đội quân khải hoàn thì không thể lật đổ được Cronus, nên Zeus
đã thực hiện đến bước thứ hai của kế hoạch. Một mình Zeus đi vào địa ngục Tartarus
vô tận để giải cứu ba têm khổng lồ một mắt và ba tên khổng lồ trăm tay. Trong địa
ngục vô tận, chúng chịu sự thiêu đốt đau đớn của lửa, sớm đã chất đầy oán hận, nên
thoát ra được sẽ liền gia nhập vào đội quân của Zeus. Sau khi cứu chúng ra, ba tên
khổng lồ trăm tay đã tặng Zeus một món quà, chính là thần lực sấm sét. Trận chiến sắp
diễn ra, Cronus lãnh đạo các vị thần titan tập hợp sức mạnh bày trận địa tại núi Detroit,
còn đoàn quân của Zeus xuất quân từ đỉnh núi Olympus. Hai bên đánh nhau tại đồng
bằng Thessalia. Dưới sự giúp đỡ của những tên khổng lồ và thần lực sấm sét, đỉnh
Olympus giành thắng lợi. Nhưng các thần titan không chịu thua, họ triệu hồi một vũ
khí lợi hại, con quái vật khổng lồ ở địa ngục vô tận Tartarus. Typhon là con của thần
Gaia và Tartarus, có sức mạnh hủy diệt thế giới, chỉ một tiếng hét của nó, mưa bão liền
kéo tới. Cuối cùng, Zeus phải sử dụng toàn bộ sức mạnh sấm sét, giáng đòn xuống
quái vật Typhon và các thần titan, đánh chúng rơi vào sâu địa ngục vô tận, bị lửa thiêu
đốt vĩnh viễn. Sau trận chiến này, Zeus thành công trở thành chúa tể các vị thần đời
thứ ba. Thay thế các vị thần cũ, lãnh đạo các vị thần mới trên đỉnh Olympus, Zeus xây
dựng một đế chế thần linh hoàn toàn mới. Sau khi chiến thắng các vị thần titan, ba anh
em Zeus bắt đầu tranh giành quyền thống trị. Lúc này Prometheus đã đề nghị bốc thăm
để chọn ra người thống lĩnh các vị thần. Cuối cùng, thần Zeus vẫn giành vị trí chúa tể,
thống lĩnh toàn bộ thiên giới và trần thế. Thần Poseidon là chủ nhân của biển cả. Thần
Hades là chúa tể của địa ngục, thế giới từ đó sống hòa bình. Thần Zeus không khác gì
ngựa giống, theo thống kê chưa chính xác, Zeus có tới bảy bà vợ và hơn một trăm cô
tình nhân, thậm chí còn có quan hệ đồng tính với một chàng trai trẻ. Vì khả năng duy
trì giống nòi tốt, nên tất cả những người quan hệ với Zeus đều sinh con. Trong đó có

14
vô số là thần linh, bán thần và các loài sinh vật có hình thù kỳ lạ. Người vợ đầu tiên
của Zeus là nữ thần Metis. Gaia đã từng đưa ra lời tiên đoán, con do Metis sinh ra sẽ
có sức mạnh uy hiếp thần Zeus, nên Zeus liền học tập cha mình, nuốt chửng Metis
đang mang thai vào trong bụng. Nhưng ngay sau đó đầu đau như búa bổ, Zeus liền ra
lệnh cho thần thợ rèn đập vỡ đầu mình ra. Một nữ thần mặc áo giáp vàng duyên dáng
bước ra, đó chính là nữ thần trí tuệ Athena, nàng đồng thời gắn liền với mưu lược và
chiến tranh chính nghĩa. Còn Metis ở trong bụng trở thành trí não và ý chí của thần
Zeus. Người vợ thứ hai, nữ thần công lý Themis, cô của thần Zeus. Trong các tác
phẩm hội họa và điêu khắc, nữ thần được mô tả một tay cầm cán cân công lý, tay còn
lại cầm thanh kiếm sắc, là nữ thần chủ trì công đạo và chính nghĩa của loài người.
Thần Zeus và Themis sinh ra ba nữ thần vận mệnh. Mặc dù họ chỉ là những tiểu thần
linh nhưng nắm trong tay vận mệnh của toàn vũ trụ. Họ khống chế toàn bộ vận mệnh
của toàn bộ thế giới và vạn vật, ngay cả thần Zeus cũng không thể can thiệp được.
Người vợ thứ ba, chị họ của thần Zeus là tiên nước Oceanid. Nàng là một trong số ba
ngàn cô con gái của thần đại dương. Nàng sinh ra cho Zeus ba nữ thần sắc đẹp, tuy họ
không quá nổi tiếng nhưng cũng được tận hưởng cuộc sống hào nhoáng và vui vẻ.
Người vợ thứ tư, chị gái Demeter, nữ thần nông nghiệp và mùa màng, sinh ra một cô
con gái là Persephone. Sau này nàng bị thần Hades bắt cóc về làm vợ. Demeter vô
cùng đau khổ, dẫn đến cây cỏ khô héo, đất thành hoang mạc. Về sau, thần Zeus can
thiệp, hai mẹ con được ở bên nhau chín tháng, ba tháng còn lại, Persephone phải trở lại
địa ngục sống cùng Hades. Từ đó mặt đất liền có ba tháng là mùa đông. Người vợ thứ
năm, cô của thần Zeus là nữ thần ký ức Mnemosyne. Thần Zeus đã biến thành một con
cừu để mây mưa với nàng chín ngày chín đêm. Sau đó nàng sinh ra chín nữ thần được
gọi là Muse, họ phụ trách cai quản văn nghệ và thơ ca. Người vợ thứ sáu, cô của thần
Zeus là nữ thần Leto, sinh ra một cặp song sinh nam nữ là nữ thần săn bắn Artemis và
thần ánh sáng Apollo. Người vợ thứ bảy là chị gái Hera, xếp cuối nhưng là người
quyền lực nhất. Tuy nắm quyền hôn nhân và gia đình nhưng châm chọc nhất là chồng
lại chuyên đi ngoại tình. Hai người sinh ra thần chiến tranh Ares và thần thợ rèn
Hephaestus. Tuy cùng bố mẹ sinh ra nhưng hai người con này lại khác biệt. thần chiến
tranh Ares là một vị dũng sĩ đẹp trai, còn Hephaestus lại vô cùng xấu xí. Từng bị thần
Zeus và Hera hai lần ném xuống trần, cơ thể gãy nát và dị dạng, nhưng Hephaestus lại

15
vô cùng mạnh mẽ, thần còn học được cách luyện kim từ người khổng lồ một mắt, từ từ
bước lên vị trí thần linh trên đỉnh Olympus, trở thành vị thần của lửa và luyện kim.
Hera muốn bù đắp cho con trai mình, nên đã gả cho Hephaestus nữ thần tình yêu vô
cùng xinh đẹp Aphrodite. Aphrodite là thần tình yêu và dục vọng, nàng còn nắm
quyền sinh sản và duy trì nòi giống nên cũng có nhiều chuyện yêu đương bên ngoài
với các vị thần khác. Trong một lần ngoại tình cùng thần chiến tranh Ares thì bị chồng
bắt gian. Hephaestus dùng một chiếc lưới kim loại khổng lồ bắt hai người họ lại và
định gọi các vị thần khác tới xem. May mà lúc này thần Poseidon ngăn cản,
Hephaestus đã thả họ ra. Aphrodite đã dùng thân báo đáp ân tình cho thần Poseidon.
Nữ thần Aphrodite và thần chiến tranh Ares sinh được năm người con, trong đó có vị
thần tình yêu Eros (Cupid). Tiếp theo là những người tình của thần Zeus. Thần Zeus bí
mật ăn nằm với con gái của người nâng đỡ bầu trời Atlas tên là Maia, sinh ra Hermes,
chính là người được mô tả du ngoạn khắp cõi thần linh và nhân gian bằng một đôi dép
có cánh. Hermes rất khôn ngoan, lanh trí và xảo biện, là thần bảo hộ cho kẻ trộm,
thương nhân. Thần Zeus và công chúa người trần Semele sinh ra thần rượu và tiệc tùng
Dionysus. Nữ thần Hera nổi cơn ghen đã dụ cô yêu cầu thần Zeus xuất hiện với hình
dạng thật, khiến cô bị sức nóng của sấm sét thiêu chết. Zeus cứu được thần rượu
Dionysus bị sinh non, gắn đứa trẻ vào bên đùi trái cho đến khi nó đủ ngày đủ tháng rồi
mới lấy ra. Dionysus là vị thần duy nhất trong mười hai vị thần có mẹ là người trần.
Khác biệt hẳn với vị thần đầy lý tính và phép tắc Apollo. Dionysus rất nổi loạn và
phóng túng, cậu thường thu hút các tín đồ mê đắm trong hoan lạc tiệc rượu đi khắp nơi
gây rối.

Prometheus trong tiếng Hy Lạp cổ đại nghĩa là “người biết trước tương lai”.
Đây là vị thần titan có trí tuệ và cũng là người anh hùng tạo ra loài người. Vì
Prometheus đánh cắp ngọn lửa thần từ Apollo và trao cho nó nhân loại nên bị Zeus
trừng phạt và giam cầm tại dãy núi Kavkaz bằng cách buộc vào một tảng đá và để một
con đại bàng ăn gan của Prometheus hằng ngày. Prometheus dựa theo hình dạng của
mình, dùng nước và bùn nặn ra loài người, còn Epimetheus nặn ra các loài động vật.
trong khi nặn, Prometheus còn ban cho chúng những năng lực riêng biệt như sức
mạnh, tốc độ, nhạy cảm. Nhưng lại quên ban cho con người. Nữ thần Athena trên đỉnh
Olympus nhìn thấy tất cả, nhưng là người bạn duy nhất của Prometheus, nên nàng giúp

16
đỡ ban cho loài người trí tuệ, còn cùng Prometheus dạy dỗ để loài người lãnh đạo vạn
vật. Prometheus không nhân tâm nhìn con người sống trong tăm tối và lạnh giá, nên đã
lén lấy một cành hồi hương lấy trộm lửa từ bánh xe của thần mặt trời Helious mang về
cho loài người. Hành động này đã thực sự chọc giận Zeus, thần liền ra lệnh cho hai
người hầu là thần Bia sức lực và thần Cratos sức mạnh dùng xiềng xích bắt
Prometheus lại và nhốt tại dãy núi Kavkaz. Mỗi ngày, con đại bàng sẽ tới moi gan
Prometheus và gan tự mọc lại sau khi bị đại bàng ăn sống. Vụ tra tấn này cứ tiếp diễn
30 nghìn năm, cho đến khi vị anh hùng Hercules (Hec – Quyn) xuất hiện. Sau khi nhìn
thấy tất cả mọi việc, thần Zeus tuyên bố với các vị thần “đây là con người tự chuốc
lấy, không tôn kính các vị thần khiến cho sinh linh đồ thán”. Sau đó liền tạo ra đại
hồng thủy nhấn chìm mặt đất, chỉ có Deucalion và Pyrrha thoát được nhờ con thuyền
Noah. Họ lênh đênh trên mặt nước 9 ngày 9 đêm, cuối cùng trôi dạt đến Ararat. Dưới
sự chỉ dẫn của nữ thần chính nghĩa Artemis, tìm được chiếc hộp ma thuật mở ra hy
vọng và thần dụ. Thần dụ chỉ dẫn đem xương của mẹ ném về phía sau, sẽ có sinh
mệnh mới được sinh ra. Deucalion cho rằng “mẹ” nghĩa là đất mẹ Gaia, liền lấy đá
trên núi ném về phía sau. Những hòn đá Deucalion ném xuống biến thành đàn ông,
còn những hòn đá Pyrrha ném xuống biến thành phụ nữ. Thời đại mới của loài người
bắt đầu.

Ở sử thi Iliad và trường ca Achilles, cuộc chiến không chỉ diễn ra giữa con người với
con người (giữa hai dân tộc hùng mạnh là Hi Lạp và Troy) mà còn có sự can thiệp của
thần thánh (chính họ là nguyên nhân gây ra cuộc chiến) mà sự tác động của họ không
ít lần thay đổi cục diện của trận chiến, thần thánh trong tác phẩm chia thành 2 phe một
bên ủng hộ Hy Lạp một bên ủng hộ Troy, họ âm thầm dùng sức mạnh của mình để
điều khiển cuộc chiến và sự can thiệp của họ được biểu hiện qua các yếu tố thiên nhiên
mà không ít lần các anh hùng phải gặp khốn đốn. Agamemnon cướp con gái của tư tế
Chryses khiến thần Apollo nổi giận gây nên tai họa khủng khiếp (dịch bệnh) mà dưới
mắt thường đó là các hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ.

Những nhân vật thần linh giúp đỡ cho quân thành Troy và hơn nữa là để giải thích các
hiện tượng cuộc sống. Zeus là vị thần có quyền quyết định mọi chuyện và quản lý, ra
lệnh cho các vị thần khác. Khi quân Hy Lạp buộc Agamemnong phải trả lại Chryseis

17
cho viên tư tế, song Agamemnong tức vì bị thiệt, cậy quyền chủ tướng, cướp đoạt
người nữ tỳ Briseis của Achilles. Achilles bất bình ra lệnh cho bộ lạc của mình ngừng
tham chiến cùng với liên minh các bộ lạc Hy Lạp. Chàng còn nhờ mẹ là nữ thần Thetis
lên thiên đình xin Zeus cho quân Hy Lạp thua vì họ không tôn trọng con bà và Zeus
chấp nhận lời cầu xin đó.

Achilles becomes very angry with Agamemnon. He refuses to fight any longer. He even asks
his mother, Thetis, to pray to Zeus to help the Trojans. Although Zeus has remained neutral
so far during the war, he decides to help the Trojans.

Thần Zeus cấm các vị thần tham chiến để thực hiện lời hứa với Thetis giúp quân Hy
Lạp thắng trận. Achilles buộc xác Hector vào sau xe ngựa cho kéo quanh thành Troy
giữa những tiếng than khóc của cha mẹ, vợ con Hecto và nhân dân thành Troy. Một số
vị thần trên thiên đình không bằng lòng với hành động tàn ác của Achilles, do đó đã
xảy ra bất hòa.Thần Zeus quyết định ra lệnh cho nữ thần Thetis phải bảo con mình
chấm dứt ngay hành động vô nhân đạo và sai nữ thần Iris đến báo mộng cho lão vương
Priam, cha của Hecto, đem của cải đến doanh trại Achilles xin chuộc xác con.

Các vị thần trong tác phẩm xuất hiện như một lẽ tự nhiên trong cuộc sống vật chất
cũng như tinh thần của người dân. Họ tin tưởng và tôn thờ một cách tuyệt đối vào các
vị thần; khi gặp khó khăn vướng mắc bởi những chuyện mà bản thân con người không
thể giải quyết con người sẽ tìm đến sự giúp đỡ của những vị thần như một lý lẽ cho
những việc kỳ ảo như gây bệnh dịch hay báo mộng,…những chuyện nằm ngoài khả
năng của một con người. Nhưng bên cạnh đó ta vẫn nhìn thấy được hình ảnh các vị
thần thật gần gũi với hình ảnh của con người, gần như hòa vào nhau một cách kỳ ảo,
các vị thần vẫn có hỷ nộ, tình cảm như một con người. Các vị nữ thần Hera và Athena
vì căm tức quân Troy, đã phá hoại mọi ý định của hai bên muốn giải quyết chiến tranh
một cách chóng vánh, đỡ tổn thất. Trong trận chiến khi vua Menela xông ra, sắp sửa
giết chết Paris thì nữ thần Aphrodit đưa Paris về một căn phòng bên trong kinh thành
Troy.

18
Người anh hùng của cả hai tác phẩm ở đây điển hình là Achilles, Hecto. Họ là những
con người mang lý tưởng tập thể, tài năng phi thường, tràn đầy sức sống, tự do phóng
khoáng, luôn vì nghĩa khí, khát khao chiến công và vinh quang. Họ chiến đấu bằng
chính sức mạnh của bản thân mỗi người, bằng ý chí và lí tưởng trong trái tim đầy nhiệt
huyết. Bởi vậy, chiến thắng của người anh hùng, hoàn toàn là do chính mỗi con người
quyết định, chứ không hẳn là do thần linh hay số mệnh định đoạt. Mặc dù trong truyện
có cả một thế giới thần linh đầy quyền năng, với vai trò là chi phối cuộc chiến, số
mệnh áp đặt con người đi theo một cái đích đã được định trước, nhưng con người mới
thực sự là người chủ động và độc lập thực hiện hành động của mình. Ở trường ca
Achilles, Achilles không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp của người Hy Lạp - vẻ đẹp tâm
hồn, mà còn rất cao thượng trong cuộc sống, cao cả trong tình yêu. Còn Hector trong
sử thi Iliad là một con người trần thế đầy thông minh, lịch lãm và giàu nghĩa tình,
chàng là người công dân trung nghĩa, hết lòng yêu thương gia đình. Hector, vốn là
người anh hùng của quân Troy nên được nhân dân yêu quý, nên khi mất đám tang của
chàng được tổ chức rất long trọng, nước mắt như nước mưa và hàng nghìn người có
thể đứng trước cổng thành khóc Hector suốt ngày cho đến lúc mặt trời xế bóng. Trong
chín ngày, người ta chở về hàng đống củi khô để mai táng cho chàng.

Việc Patroclus sau khi hy sinh đã hiện hồn về xin Achilles mai táng đã thể hiện được
mong muốn được yên nghỉ sau khi mất, tận hưởng một cuộc sống yên bình. Đó cũng
chính là khát vọng của người dân Hy Lạp lúc bấy giờ muốn sống một cuộc sống hòa
bình, không có chiến tranh.

Qua các nhân vật kể trên, làm cho người đọc thấy tiêu chuẩn về vẻ đẹp con người của
nhân dân Hy Lạp thời bấy giờ, đồng thời đề cao vai trò, sức mạnh, ý chí kiên cường
bất khuất trước các thế lực thù địch, thể hiện khát vọng có một cuộc sống thanh bình.

2.2 Cấu trúc xã hội trong tác phẩm và những yếu tố cấu thành bên trong.

19
Thiết chế xã hội: do tính kế thừa từ sử thi Iliad mà trường ca Achilles cũng giữ nguyên
thiết chế quân chủ. Con người thời bấy giờ coi trọng tính cộng đồng chứ không phải
tính cá nhân. Mỗi một bộ lạc, một quốc gia sẽ có một người quân vương. Cõi thần
linh, Zeus là vua của các vị thần. Menoetius, Peleus hay Agamemnon là vua cai trị
dưới mặt đất. Họ vẫn sẽ tiếp tục làm thủ lĩnh nếu như có sự ủng hộ từ cộng đồng hoặc
các vua cai trị mặt đất thì chỉ cần sự ủng hộ từ dòng họ.

Địa vị, vai trò xã hội: ở cõi thần linh, Zeus là chúa tể và cũng có vai trò quan trọng
nhất trong việc quản lý các vị thần. Cùng với đó, các thần sẽ chuyên phụ trách một
khía cạnh hay một lĩnh vực nhất định nào đó, ví dụ như Hephaestus thần thợ rèn, công
việc chính của ngài là cai quản ngọn lửa, luyện kim và tạo ra áo giáp cũng như vũ khí
chiến đấu cho các thần. Ở mặt đất, các vị vua lại là người có quyền lực cao nhất, tiếp
đến sẽ là các anh hùng. Ở cả hai tác phẩm nhưng nổi bật hơn cả là trường ca Achilles,
Achilles chính là hoàng tử và anh hùng đích thực của vương quốc Phthia. Có thể nói,
Achilles có vai trò đặc biệt quan trọng và cũng phải chịu nhiều sự áp đặt từ xã hội. Khi
mới sinh ra, số phận của Achilles đã bị dán chặt với một lời tiên tri. Nữ thần Thetis đặt
quá nhiều kỳ vọng rằng đứa con trai duy nhất của mình, tương lai sẽ là một vị thần bất
tử. Vì là hoàng tử, là anh hùng nên Achilles buộc phải tham gia vào cuộc chiến thành
Troy, bảo vệ và làm rạng danh quốc gia. Khác với các anh hùng, trong cả hai tác
phẩm, phụ nữ không được coi trọng quá nhiều. Vua Agamemnon tàn nhẫn khi hy sinh
cả đứa con gái ruột để hiến tế với mục đích xoa dịu nữ thần. Trong chiến tranh, phụ nữ
bị xem là chiến lợi phẩm cho binh lính hoặc là họ thường sẽ bị “Cho tới giờ, phụ nữ
vẫn đơn giản là bị cưỡng bức trên các cánh đồng và bỏ lại.”.

Mạng lưới xã hội: chủ nghĩa tập thể vững chắc và con người trong xã hội gắn chặt vào
nhau thông qua nó. Có thể nói chiến tranh thành Troy có tính chất huy động toàn dân
tộc nên ai cũng phải tham gia, góp sức vì lý tưởng chung. Các cuộc chiến giúp con
người đoàn kết để kiếm lợi ích chính đáng, vì tập thể của chúng ta mà đối đầu với tập
thể của đối thủ.

20
Xem xét ở hai tác phẩm, nhìn chung, thời đại bấy giờ vẫn chưa văn minh, tiến bộ
nhiều. Con người coi trọng cộng đồng chứ không phải là tính cá nhân. Chiến tranh sẽ
không phân biệt là chính nghĩa hay phi nghĩa, mà đơn giản chỉ là cách thức thông
thường để kiếm nhiều lợi ích cho cộng đồng. Trong xã hội đó, người anh hùng luôn
được coi trọng, họ có trách nhiệm và nghĩa vụ chiến đấu vì cộng đồng. Bên cạnh đó,
mỗi cá nhân sẽ có địa vị khác nhau nhưng phụ nữ không bao giờ được xem trọng.

2.3 Các tầng thế giới trong hai tác phẩm.

Cả hai tác phẩm đều đề cập đến quan niệm về ba tầng vũ trụ. 3 tầng trong tác
phẩm là Trời, Đất và Địa ngục. Mỗi tầng đều có các nhân vật là thần linh hoặc con
người đại diện cai quản với các công việc khác nhau. Ba tầng ấy có mối liên hệ mật
thiết với nhau.

Những vị thần sống ở cõi trên ấy có quyền năng đặc biệt: Thần Ares cất tiếng
vang gầm trời. Athena hét lên lay động những bức tường thành Troy” và “những mỏm
núi dòng sông”. Tiếng của Zeus làm ầm ào cả không trung. Poseidon cầm cây đinh ba
cào lên mặt biển khiến mặt biển ào ào cuộn sóng, lay chuyển mặt đất. Các vị thần có
mối quan hệ tốt đẹp với con người, đặc biệt là các vị anh hùng. Thần linh bảo hộ cho
Achilles: Zeus muốn anh được vừa lòng, Athena luôn bên cạnh khi anh giận hờn hay
xung trận. Hera bảo trợ, ra lệnh cho các thần hỗ trợ anh giành thắng lợi,...; Họ cũng
như người trần thế, chia phe phái và hỗ trợ phe phái của họ.

Mặt đất là nơi các vị vua cai trị, từ Menoetius, Peleus đến Agamemnon,... họ là
những chiến binh có thể tham gia chiến trận, lúc thời bình lại có thể tham gia các hoạt
động sinh hoạt thường ngày: cày ruộng, trồng cây, dựng nhà,...Những người anh hùng
có vị trí quan trọng trong xã hội thời kì cổ đại, họ sánh được với thần linh, khi xung
trận họ “như con sư tử”, “như con chim ưng”.... Quân lính và người dân coi người anh
hùng là chỗ dựa, là niềm tự hào, là vị cứu tinh. Đối với quân Achaian, sự dũng mãnh
của Achilles làm cho họ tự hào. Hector là niềm kiêu hãnh của người dân Troy, vì vậy
khi anh ngã xuống, đó là một mất mát quá lớn đối với người thân và của cả dân thành
Troy.

21
Đối với âm phủ, đó là nơi mà Hades cai quản. “Số phận con người nói chung là
chết, phải lặng lẽ cất bước xuống từ thất Tử Thần dưới địa ngục tối om bỏ lại đằng
sau cả cuộc sống lẫn cuộc đời cùng mọi thứ trên trần gian ánh sáng chan hòa” . Linh
hồn thế nhân tuân theo số mệnh, cư ngụ nơi này sau khi rời khỏi trần gian. Ở tận đáy
địa ngục, “Tartarus” là ngục giam dành cho những thần linh bất tử làm trái mệnh lệnh
Chúa tể “Hoặc ta sẽ tóm cổ quẳng xuống địa ngục mờ mịt, dưới hố thăm thẳm, cách
xa mặt đất, nơi cửa vào bằng sắt, ngưỡng cửa bằng đồng, tận đáy địa ngục xa tít mù
tắp như bầu trời cách xa mặt đất”

Trường ca Achilles không mâu thuẫn với tác phẩm của Homer, tác phẩm vẫn
giữ vị trí của các vị thần trên Trời. Tuy nhiên, tác giả đã giảm bớt hiệu ứng tác động
của các vị thần. Trường ca Achilles tả trên bầu trời, trên đỉnh Olympus là nơi những vị
thần bất tử cư ngụ, nơi đáy biển nơi những vị thần biển sống là nơi “mặt trời không rọi
tới”, và họ là những người mà không một phàm nhân gặp mà trở về nguyên vẹn. Có
thể thấy, thánh thần và phàm nhân không thể chung chạ. Apollo được kể thông qua lời
của Thetis “Apollo đang giận dữ, bà đã nói vậy. Một trong những vị thần quyền năng
nhất, với mũi tên có thể khiến trái tim một người ngừng đập, chóng vánh như những
tia nắng” và Patroclus cầu nguyện với Apollo. Tuy nhiên ông chỉ trợ giúp Achilles và
Patroclus những bước đầu, còn quyết định chính thuộc về họ. Patroclus yêu hòa bình
và chối từ chiến đấu, cậu đã run sợ trước sức mạnh khủng khiếp và ánh nhìn khinh bỉ
của nữ thần Thetis, nhưng rồi cuối cùng vì tình cảm đối với Achilles mà thay cậu ra
trận, cố ý làm vẹn cả đôi đường nhưng lại không lường trước được kết cục thảm khốc
dành cho mình.

Ở trần thế, Madeline Miller kể cho độc giả nghe về quá khứ của Petro Claus khi
còn là một hoàng tử cho đến khi bị trục xuất đến Phthia và được Peleus nhận nuôi. Cậu
được sống những ngày thơ ấu vui vẻ bên Achilles “Hôm nay chúng tôi có thể đi bơi,
ngày mai chúng tôi có thể trèo cây. Chúng tôi tạo ra trò chơi cho riêng mình, chạy
đua và đấu vật. Chúng tôi sẽ nằm trên cát ấm và nói, “Đoán xem mình đang nghĩ gì
nào”. Khi trên lưng Chiron, cả hai được ngày chỉ cho những nét đẹp nơi trần thế “Kia
là núi Othrys. Như các con thấy, cây bách dày đặc hơn ở bên sườn bắc này. Con suối
này chảy về sông Apidanos, con sông chảy qua lãnh thổ Phthia”. Trần gian cũng là

22
nơi các chiến binh như Agamemnon, Menelaus, Hector, Achilles, Aeneas,...chiến đấu
quyết liệt.

Trường ca Achilles không nhắc nhiều đến âm phủ, chỉ qua lời kể của Odyssey
“Ai cũng biết về hình phạt vĩnh cửu của Tantalus. Để trừng phạt việc coi thường sức
mạnh của họ, các vị thần đã ném ông xuống vực sâu nhất ở âm giới. Ở nơi đó họ
nguyền rủa ông bằng cơn đói khát bất diệt, trong khi thức ăn và nước uống đặt ngay
ngoài tầm với của ông”. Tầng thế giới này là nơi những người có hành động sai trái
gánh chịu hình phạt thích đáng.

Có thể thấy, nhờ việc triển khai các tầng thế giới như Iliad, sử dụng chúng như
lớp nền để thêm thắt các khía cạnh cá nhân mà tác phẩm của Madeline Miller có nét cổ
điển xen lẫn các giá trị đương thời. Cuốn tiểu thuyết vì thế có tính kế thừa quá khứ, là
bằng chứng chứng minh không gian cổ xưa vẫn là nguồn cảm hứng bất tận cho sáng
tác; Đồng thời làm cho những giá trị Hy Lạp cổ đại không lạ lẫm với con người hiện
đại và xa rời những giá trị đương thời.

2.4 Quy luật vận động và chuyển biến lớn trong xã hội

Cuộc chiến tranh thành Troy là một sự kiện lịch sử có thật được Homer kể lại
bằng chất liệu thần thoại. Trường ca của Homer là mẫu mực cổ điển của thể loại anh
hùng ca, được xây dựng trực tiếp từ truyền thuyết lịch sử và sử thi dân gian, nảy sinh
từ lòng xã hội công xã thị tộc. Nền văn học sử thi chính vì thế có nhiệm vụ phản ánh
những biến cố những sự kiện của một dân tộc mà cụ thể là những cuộc chiến tranh.
Trong đó cuộc viễn chinh của người Achaian mở rộng về phía đảo Sip và vùng Tiểu
Á, nhắm đến thành bang Troy (Illion) là tiêu biểu. Đây là nơi có vị trí địa lí có ý nghĩa
chính trị và kinh tế quan trọng, sự giàu có, và các yếu tố hấp dẫn khác thúc đẩy con
người ta tạo ra chiến tranh.

Con người sống trong xã hội cổ đại chứng kiến tất cả những sự biến đổi vĩ đại
của tiến trình lịch sử đang vận động đi lên, trong khi cố gắng vươn mình bắt kịp với
bước đi của thời đại. Cùng với không gian và thời gian đã trình bày ở trên, con người
tự chọn lấy đường đi của mình góp phần vào chiến công của dân tộc.

23
Illiad đem lại cho thời kỳ từ XIII đến XII TCN tên gọi thời đại Homer - giai
đoạn chuyển tiếp từ “thời đại dã man sang thời đại văn minh”, từ chế độ công xã thị
tộc sang thời đại chiếm hữu nô lệ. Nét đặc trưng của thời đại đó là chiến tranh giữa bộ
lạc. Chiến tranh là một xu thế của lịch sử. Iliad là câu chuyện về cơn giận của Achilles
và hậu quả của nó xảy ra vào năm thứ 10 của cuộc chiến giữa quân Achaian và quân
thành Troy.

Có thể thấy, Iliad của Homer đã giúp ta hiểu về chế độ hành chính và cách tổ
chức xã hội của người Achaian. Cuộc chiến thành Troy của họ có tính chất toàn dân,
tạo ra một hệ thống thống nhất. Chủ nghĩa tập thể được củng cố vững chắc. Bên cạnh
đó, chiến tranh là chìa khóa mở ra những chiến công và tài sản, nhưng cũng đồng thời
mở ra những chuỗi bi thảm đối với cuộc đời của mỗi người tham chiến. Trong đó, thế
giới quan thần thoại đã giải thích nguyên nhân của cuộc chiến tranh: các cuộc chiến là
ý muốn của thần linh, là một sự điều hoà của vũ trụ. Khí thế hào hùng của chiến tranh
bộ lạc, cái hào hùng phi thường của tập thể là chất liệu nổi bật trong sử thi.

Trên hết, quy luật vận động của xã hội trong tác phẩm cho thấy xã hội đương
thời ca ngợi chiến trận bởi họ cho rằng đây là “cách kiếm lợi thông thường” của “tập
thể chúng ta” trong quá trình đấu tranh với “tập thể chúng nó”. Người Achaian trọng
chuyện sống thành cộng đồng. Đứng đầu mỗi cộng đồng là thủ lĩnh hoặc quân vương,
hoàn toàn độc lập. Quân vương là dưỡng tử của Chúa tể Zeus tối cao. Nhà vua được
thành viên hội đồng kỳ hào và anh em bộ lạc ủng hộ; ông phải tham khảo ý kiến và tôn
trọng tài sản của họ. Trong trường hợp cộng đồng có việc cần giải quyết khẩn cấp, sẽ
có đại hội được tổ chức để lắng nghe ý kiến toàn dân; đại biểu hoàn toàn tự do bày tỏ
quan điểm, dù là ủng hộ hay phản đối, vì đời họ gắn liền với đời cộng đồng, khi sướng
cũng như khi khổ, lúc sống cũng như lúc chết. Tuy nhiên, nếu vẫn không tìm ra lối
thoát, ông và quân sư sẽ khẩn cầu thần linh giúp đỡ qua sấm rền, chim kêu, chim sa
bên phải bên trái như điềm lành, điềm gở. Sau đó ông và cố vấn sẽ vời tiên tri, như
Kalchas trong Iliad, có tài biết trước biết sau tới giải thích điềm báo. Vì vậy các bộ lạc
đã sản sinh một hệ thống những con người ưu tú là những chiến binh vĩ đại. Họ mang
lí tưởng của tập thể thị tộc, bộ lạc mà họ thuộc về.

24
Trong Iliad, suốt 19 khúc ca, Achilles không xuất hiện khiến quân Hy Lạp lo
âu, quân Troy vui mừng. Vì thế, sự có mặt của Tướng quân nói riêng hay của một vị
anh hùng nói chung đều có ý nghĩa to lớn đối với một cộng đồng. Cái ý thức ấy lại phù
hợp với thời đại xưa, là biểu hiện của sự siêu việt của thời đại. Thành tích chiến trận
của các chiến binh là mấu chốt quyết định đối với vận mệnh của tập thể bộ lạc. Điều
đó cho thấy mối liên kết giữa người anh hùng và tập thể. Cuộc chiến ngay lập tức biến
đổi khi Zeus cho phép các thần can thiệp vào cuộc chiến, biến nó thành cuộc đọ sức
giữa các vị thần.

Patroclus cũng thuật lại cách vận hành của các quốc gia thời kỳ này trong
Trường ca Achilles: “Cướp bóc đi đôi với chia chác. Đây là truyền thống của chúng
tôi, là ban thưởng, là giành chiến lợi phẩm. Mỗi người đều được giữ những thứ họ tự
chiếm được - áo giáp lột từ một người lính tử trận, trang sức giật xuống từ cổ một góa
phụ. Nhưng số còn lại, bình rượu với thảm và bình, được mang tới đài cao và chất
chồng lên để chia cho nhau. Giá trị bất kì đồ vật nào cũng không quan trọng bằng
danh vọng. Phần ta được chia tương đương với địa vị của ta trong đội quân”. Cơ chế
hoạt động của chiến tranh không có sự khác biệt so với Iliad, nhưng Madeline Miller
đã khai thác thêm khía cạnh con người của Achilles khi đứng trước yêu cầu của dân
tộc. Vì lòng kiêu hãnh mà Achilles có quyền từ chối chiến đấu, Patroclus thay anh ra
trận, ngã xuống và để lộ bên áo giáp không phải là Achilles để rồi bị hạ sát dưới tay
Hector. Cái chết của Patroclus ảnh hưởng đến Achilles đến nỗi anh gần như tê liệt
trong đau đớn. Giờ đây mối quan tâm của Tướng quân không phải là danh dự và là sự
mất mát của người thân yêu vì chiến tranh.

Cả hai tác phẩm đều mô tả các chiến trận với thái độ khách quan, điều này có
thể lý giải bằng nguyên nhân xã hội: thời ấy kiếm lời từ chiến tranh, do đó không thể
phân loại tính chất chiến tranh là chính nghĩa hay phi nghĩa. Trong Iliad, dù là người
Troy hay người Hy Lạp đều có mục đích chính đáng: người Troy bảo vệ quê hương
như lời Hector: Đối với người chết vì bảo về quê hương thì không có gì đáng xấu hổ
cả. Trong khi đó, Menelax - người chồng của Helen cũng chiến đấu chống lại kẻ đã
phá hoại gia đình, thanh danh dòng họ và xúc phạm đến quê hương mình “...Hỡi thần
Zeus! Xin Người hãy cho phép tôi trừng phạt Alexandre (Paris) thần thánh, là kẻ đầu

25
tiên xúc phạm đến tôi và xin thần hãy bắt hắn phải chết dưới tay tôi. Có như vậy thì từ
nay trở đi mỗi người từ người lớn đến trẻ nhỏ mới sinh mới biết ghê tởm cái hành
động xúc phạm đến chủ nhà là người đã đối đãi với hắn bằng mối tình bằng hữu…” .
Vì vậy cuộc chiến thành Troy được giải thích bằng bằng quan điểm tâm lý đạo đức của
chế độ thị tộc.

Không gian xã hội của Trường ca Achilles được chú trọng. Trong tác phẩm,
Achilles không chỉ sống một cuộc đời định mệnh như một á thần, mà qua cách kể của
Madeline, Achilles còn chịu một sự áp đặt xã hội khác. Vì anh là hoàng tử của Phthia,
anh được kỳ vọng tham gia cuộc chiến thành Troy theo ý muốn của vận mệnh. Rằng
đôi tay và đôi chân nhanh nhẹn của cậu được nhào nặn chỉ riêng cho việc ấy - đạp đổ
bức tường thành vĩ đại của Troy. Họ sẽ ném cậu vào giữa biển giáo của quân thành
Troy và đứng nhìn với vẻ đắc thắng khi máu loang đỏ hai bàn tay xinh đẹp của cậu.
Chất anh hùng của thời kỳ cổ đại vẫn được bà giữ lại trong tác phẩm khi số mệnh của
Achilles được tiên đoán. Quá trình trưởng thành của Achilles được hé lộ, bà cho biết
cậu “ngoại trừ những buổi học đàn ra cậu chẳng được dạy gì khác”. Achilles là con
của một nữ thần biển Thetis, anh được mẹ kỳ vọng (và có phần áp đặt) một ngày nào
đó bản thân trở thành một trong những vị thần bất tử trên đỉnh cao tối thượng.

Nam tính xã hội cũng được đề cao vì đây là thời đại của các cuộc tranh đấu giữa
các quốc gia. Trong trường ca Achilles, dù được tiên tri sau này sẽ là một chiến binh vĩ
đại, thay vì chỉ học các kỹ năng chiến đấu, anh còn phát triển các kỹ năng khác, như
biết chơi cả đàn lia. Anh không cố gắng thể hiện nam tính, nam quyền trong môi
trường mà mình đang sống. Khi cố thoát khỏi cuộc chiến được tiên đoán, anh đã chạy
sang Scyros, cải trang và sống như một phụ nữ. Anh cũng cảm thấy thoải mái khi mặc
đồ phụ nữ trước mặt Patroclus: Achilles đứng dậy và bó mái tóc bị gió thổi tung trở lại
vào trong khăn. Tay tôi bận rộn với những nếp gấp trên váy cậu, xếp cho chúng duyên
dáng hơn trên vai cậu, buộc đai lưng và dây váy; giờ chẳng còn lạ lẫm gì khi nhìn cậu
mặc váy nữa”. Trong bộ trang phục ấy, anh khiêu vũ giữa các vũ công và cư xử thanh
lịch như một người phụ nữ quý tộc.

Tuy nhiên, qua sự diễn giải của tác giả, có thể thấy do bản tính anh hùng ấy mà
Achilles bị cảm giác danh dự chi phối. Áp lực mà xã hội và trọng trách chiến binh

26
khiến Achilles nói riêng và các hoàng tử nói chung buộc phải thích nghi: Thiên hạ này
là một nơi đẫm máu, và đầy danh vọng mà đổ máu mang lại; chỉ có những kẻ hèn nhát
mới không chiến đấu. Không có lựa chọn dành cho hoàng tử. Ta chiến đấu và chiến
thắng, hay chiến đấu và tử trận. Mặc dù đã là hoàng tử, anh vẫn phải buộc có chiến
công để trở thành anh hùng như lời Odysseus khích anh. “Cậu, dĩ nhiên, thì lại là
chuyện khác. Cậu sẽ có được danh tiếng vĩ đại nhất khi kết liễu anh ta.”

Vị trí của những người phụ nữ trong xã hội cổ đại trong tác phẩm không được
nổi trội bằng nam giới. Ngay cả có là công chúa cũng bị chính cha mình hiến tế để xoa
dịu nữ thần. Đối với những người phụ nữ cấp thấp còn thê thảm hơn: Họ đã bị mua lại
hay bắt giữ trong chiến tranh, hoặc được sinh ra từ những nữ nô lệ. Ban ngày họ rót
rượu, cọ sàn nhà và làm bếp. Ban đêm họ về tay lính tráng hay đám con nuôi, về tay
vua chúa tới thăm viếng hay chính Peleus. Những cái bụng bầu sau đó không phải
chuyện gì nhục nhã; đó là lợi nhuận: sẽ càng có nhiều nô lệ hơn. Tuy nhiên, họ vẫn là
một phần không thể thiếu trong xã hội Hy Lạp cổ đại; họ là mấu chốt, là nguyên do để
các cuộc chiến diễn ra. Trong Iliat, Menelaus giao đấu tay đôi với Paris, bên nào thắng
sẽ giành được Helen và tiền của của nàng.

Trong tiểu thuyết, người phụ nữ vẫn là một vật phẩm: từ việc hầu nữ sẵn sàng
cho chủ nhân hưởng dụng, đến việc làm chiến lợi phẩm, làm đồ chơi cho binh lính giải
khuây Cho tới giờ, phụ nữ vẫn đơn giản là bị cưỡng bức trên các cánh đồng và bỏ
lại. Trước chiến tranh, Bryseis dạy cho những người phụ nữ nô lê như nàng tiếng Hy
Lạp, nàng trở nên hòa đồng, hài hước. Sự nữ tính của người phụ nữ xoa dịu người đọc
trước những cuộc chiến nảy lửa. Giọng nói trầm lắng của nàng khi kể lại những câu
chuyện thần bí cũng giúp chiến binh thư thả. Và sau cùng là “một phụ nữ cho ta kẹo
ngọt, tình dược và những mảnh khăn mềm mại để lau khô đôi mắt”. Bryseis cũng đã
chỉ ra nguyên do đẩy Patroclus đi đến cái chết “Anh ấy chiến đấu để cứu anh, và cái
danh tiếng anh yêu quý. Bởi vì anh ấy không nỡ nhìn anh đau khổ!”. Cô cũng hành
động chống lại những đặc quyền vô lý của đàn ông khi Pyrrhus cho rằng mình có thể
làm bất kỳ điều gì với thân xác của cô chỉ vì cô là nô lệ “Tay nàng quạt vào những con
sóng xám xịt như những nhịp đập đều đặn của cánh chim”. Cô ấy chính là một biểu

27
tượng giải cấu trúc hình tượng anh hùng trong xã hội Hy Lạp cổ đại, chống lại những
hành động sai trái của người anh hùng, mặc dù họ là trung tâm của xã hội cổ đại.

Có thể thấy, bằng cách thêu dệt một bức tranh mới trên nền tảng văn học cổ
xưa, Madeline Miller không tạo ra một cốt truyện mới khác hoàn toàn, nhưng đưa ra
lăng kính khác cho độc giả tiếp nhận, làm giảm bớt sự ca ngợi cách giản đơn về giá trị
của người anh hùng cổ đại. Đồng thời đây cũng là minh chứng cho giá trị bền bỉ của sử
thi Iliad khi cung cấp những tư liệu quý giá về trật tự xã hội, các thể chế và những con
người bên trong.

2.5. Mối quan hệ giữa tư tưởng tác phẩm và cấu trúc xã hội.

Điểm chung của các tác phẩm được viết trong giai đoạn này chính là, chúng
được viết nên để giáo dục lòng yêu quê hương, yêu thành bang cho dân chúng. Chất
liệu thần thoại phản ánh “thế giới quan thần linh chủ nghĩa” (1, tr.23). Trong thế giới
thần thoại, câu chuyện về những gia phả hệ thần linh, những vị thần cai quản (II,
[2.3]), ảnh hưởng đến đời sống của con người. Trong Trường ca Iliad, những vị thần
có sự tác động trực tiếp vào cuộc chiến tranh thành Troy. Từ điểm nhìn chung, có thể
nhận ra, hình ảnh nhân vật thần linh là dấu ấn của một xã hội thần thoại có niềm tin về
thần linh là điểm tựa; thế giới quan thần linh chủ nghĩa trở thành cơ sở để giải thích
những hiện tượng siêu nhiên, nguồn cơn cho những thử thách mà nhân vật anh hùng
phải trải qua.

Gần như đồng dạng, thần thoại thành bang giải thích về nguồn cội, đời sống của con
người sống trong xã hội thị tộc. Những vị anh hùng sinh ra trong bối cảnh thần thoại
thành bang là những biểu tượng của tinh thần chiến đấu, lòng dũng cảm và niềm tin về
sự bác ái, hòa hảo của nhân dân. Có sự ảnh hưởng ít nhiều từ thế giới quan thần linh,
những người anh hùng của thành bang lại nổi bật hơn những phẩm chất đẹp của đạo
đức con người.

28
Thứ hai, sử thi Hy Lạp gửi gắm một ước mơ về cuộc sống của người Hy Lạp.
Một đời sống trù phú, hoàn hảo. Một xã hội văn minh, con người có khả năng chế ngự
thiên nhiên, trừng phạt những mối nguy hiểm. Đề cao ý chí chiến đấu, tình yêu và tinh
thần lao động. Ước mơ này không thể tiến đến nếu không có tư tưởng khát vọng mãnh
liệt, đều được phản ánh trong cả hai tác phẩm.

Trong trường hợp của Iliad, tác phẩm kể về cuộc chiến thành Troy. Sự hiện
diện của thần linh thể hiện trong tác phẩm rất rõ nét. Những vị thần có sự tác động trực
tiếp đến cuộc chiến, bảo trợ cho những vị anh hùng, phân chia bè phái với nhau. Xã
hội thần linh được phác họa cũng giống như xã hội con người trần thế, đây là một
điểm nổi bật trong tư tưởng của tác phẩm: một xã hội có sự dung hòa giữa yếu tố thần
thánh hóa và yếu tố hiện thực của đời sống.

Trong trường hợp của Trường ca Achilles, tác phẩm là cuộc đời của người anh
hùng Achilles. Hình ảnh người anh hùng Achilles vẫn được gắn bó với những yếu tố
thần thánh từ đường nét ngoại hình, sức mạnh, trí tuệ và vũ khí đều có sự tác động từ
thần linh. Nhờ vào yếu tố thần linh chủ nghĩa hóa, hình tượng Achilles là kiểu mẫu con
người anh hùng hoàn hảo của xã hội Hy Lạp cổ, là nét giao hòa của cấu trúc xã hội.

29
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BỐI CẢNH.

Cả Iliad và Trường ca Achilles đều là tác phẩm gắn bó mật thiết với sinh hoạt
tinh thần của nhân dân Hy Lạp. Tác phẩm thể hiện hiện thực cuộc sống của xã hội Hy
Lạp cổ đại, yếu tố thế giới quan thần linh chủ nghĩa, thể hiện thực tế lao động sản xuất.
Đồng thời, cả hai tác phẩm cũng cho thấy được quan điểm về người anh hùng siêu việt
của nhân dân. Tất cả đều nằm trong nghệ thuật xây dựng bối cảnh.

Trong Iliad, những người anh hùng bị đặt vào bối cảnh chiến tranh từ điểm nhìn
chung, điểm nhìn ca ngợi, thần thánh. Tác phẩm xây dựng bối cảnh bằng quan điểm
tâm lí của chế độ thị tộc (1, tr.49), những con người sẵn sàng chiến đấu vì cộng đồng
của mình. Người anh hùng siêu việt về bản chất nhưng cũng nhận được sự hỗ trợ từ
sức mạnh ghê gớm của những vị thần linh. Câu chuyện đặt các nhân vật vào tình
huống mất mát, đau thương để làm nổi bật lên tinh thần hiệp nghĩa, trượng phu của
những vị anh hùng Hy Lạp. Đối với trường hợp này, câu chuyện đặt bối cảnh chiến
tranh nhưng được kể với góc nhìn khách quan, bên ngoài chiến tuyến, sử dụng bối
cảnh chiến tranh làm cơ sở để bộc lộ nhân vật.

Trong Trường ca Achilles, bối cảnh được xây dựng tiêu cận vào nhân vật anh hùng
Achilles - một chân dung nổi bật trong vô số những người anh hùng thành Ilion. Bối
cảnh xung quanh nhân vật thể hiện rõ rệt đời sống thị tộc, ảnh hưởng dấu vết từ chất
liệu thần thoại cổ xưa. Chính bối cảnh đời thường đã làm nên hình tượng con người
anh hùng thần thánh nhưng vẫn được xây dựng nội tâm, được nuôi dưỡng trong bối
cảnh văn hóa, xã hội cộng đồng như bao cá nhân khác. Sự thần thánh hóa trong
Trường ca Achilles là sự thần thánh hóa từ những yếu tố đời thường, là ước mơ về
thiên chất tỏa sáng trong con người.

30
Tựu chung lại, bối cảnh của hai tác phẩm tuy khác biệt nhưng vẫn có sự giao
hòa. Trường ca Achilles là cuộc đời của người anh hùng và những rèn luyện, trong khi
Iliad là câu chuyện về người anh hùng tuyệt vời, hoàn hảo trong đại nghiệp của dân
tộc mình. Đó là hai khía cạnh của đời sống Hy Lạp, làm đồng giàu đẹp những bài học
cuộc sống thực tiễn.

31
KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu, nhóm chúng tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp
so sánh ảnh hưởng, để nghiên cứu bối cảnh xã hội trong hai tác phẩm Iliad của Homer
và Trường ca Achilles của Madeline Miller, đã cho thấy mối liên hệ, tương đồng giữa
hai quốc gia trong văn học, đã có sự giao lưu, cụ thể là văn học cổ Hy Lạp và văn học
Mỹ. Việc học hỏi và phóng tác nội dung của Madeline Miller để tạo ra Trường ca
Achilles từ cảm hứng Iliad của Homer mà nói, là sự tiếp biến của quá trình kế thừa và
sáng tạo trong văn chương. Quá trình đó luôn có những điểm tương đồng và khác biệt,
nhưng quy chung lại là đều tô điểm cho văn học nhân loại nói chung. Việc một nhà
văn hay một nhà thơ tiếp nhận ảnh hưởng từ một nền văn học lớn, không hề xa lạ cái
quan trọng là tạo ra một sản phẩm mới mang dấu ấn cá nhân, đặc trưng nghệ thuật
riêng và phong cách sáng tác phù hợp với thị hiếu của dân tộc mình… Madeline Miller
với Trường ca Achilles đã làm được điều đó.

32
Tài liệu tham khảo:

1. Homer. (2018). Iliat. (Đỗ Khánh Hoan dịch). TPHCM: NXB Thế giới

2. Madelline Miller. (2020). Trường ca Achilles. Hà Nội: NXB Văn học

3. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn
Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính & Phùng Văn Tửu. (2009). Văn học phương
tây. Hà Nội: NXB Giáo dục.

4. Nguyễn Văn Dân (1998), Lí luận văn học so sánh, NXB Khoa Học Xã Hội Hà
Nội.

5. Bài viết Ý nghĩa của bối cảnh xã hội là gì?, Vi.411ANSWERS.COM, truy xuất
từ https://vi.411answers.com/ truy cập ngày 9/12/2022.

6. About the Iliad. (n.d.). Cliffs Notes. Retrieved December 9, 2022, from
https://www.cliffsnotes.com/literature/i/the-iliad/about-the-iliad

7. Ancient Greece for Kids: Homer's Iliad. (n.d.). Ducksters. Retrieved December
9, 2022, from https://www.ducksters.com/history/ancient_greece/iliad.php

8. Butler, S. (n.d.). THE ILIAD - HOMER - POEM: STORY, SUMMARY &


ANALYSIS. Retrieved December 9, 2022, from
https://ancient-literature.com/greece_homer_iliad/

9. Homer | Biography, Books and Facts. (n.d.). Famous Authors. Retrieved


December 9, 2022, from https://www.famousauthors.org/homer

10. Lin, J. M. (2021, May 19). Summary and Review: The Song of Achilles by
Madeline Miller. The Bibliophile. Retrieved December 9, 2022, from
https://the-bibliofile.com/the-song-of-achilles/

11. Miller, M. (n.d.). The Song of Achilles: Plot Overview. SparkNotes. Retrieved
December 9, 2022, from PatroclusThe Iliad by Homer Plot Summary. (n.d.).
LitCharts. Retrieved December 9, 2022, from https://www.litcharts.com/lit/the-
iliad/summary

33
12. González Pérez, L. (2015). Classical tradition and reception studies in
contemporary literature written in English. The song of Achilles by Madeline
Miller.

13. Struzziero, M. A. (2021). A New Voice for an Ancient Story: Speaking from the
Margins of Homer’s Iliad in Madeline Miller’s The Song of Achilles. Anglica.
An International Journal of English Studies, 30, 133-152.

14. Cergelova Stofanikova, S. (2022). Achilles’ Destiny: A Metaphor of Social


Impositions in Madeline Miller’s The Song of Achilles.

34

You might also like