You are on page 1of 1

Trước khi tôi đọc cuốn “Thần Thoại Hy Lạp” của Nguyễn Văn Khỏa, tôi đã luôn đặt

ra cho mình
một câu hỏi: “Tại sao tôi phải đọc về thần thoại”? Thử nghĩ theo suy nghĩ của tôi lúc đó đi, trong bối
cảnh mà con người đã và đang phát triển kỹ thuật công nghệ, chúng ta đã dần giải thích được cách hiện
tượng cũng như đạt đến những thành tựu, những ước mơ mà thời kì cổ đại coi là điều không thể thì tại
sao ta phải đọc thần thoại để trả lời cho những thứ ta tưởng chừng đã nắm rõ trong lòng bàn tay? Từ
những tia sét cho đến cả những thứ phức tạp như cảm xúc của con người đều có thể được hoặc được
một phần nào đó được giải thích từ những lập luận logic và mang tính khoa học. Chúng ta cũng đã có
thể bay vào không gian, đi lên mặt trăng, hay là việc mọi người có thể kết nối với nhau trong thời đại số
cũng đã được coi như hoàn thiện những ước mơ, những khát vọng của chúng ta. Câu hỏi đó vẫn lởn
vởn, kẹt mãi trong suy nghĩ. Cho đến khi tôi nhận ra, có những thứ chỉ khi chúng ta trải nghiệm mới hiểu
được giá trị thực mà nó mang lại.

Tóm tắt lại một chút, “Thần Thoại Hy Lạp” bắt đầu từ con số không, theo đúng nghĩa đen đấy.
Mọi thứ bắt đầu từ Chaos, vị thần khởi thủy, vị thần đại diện cho vực thẳm hỗn mang mênh mông và
trống rỗng. Sau đó, năm vị thần đã được sinh ra từ chính Chaos đó là Gaia, Tartarus, Eros, Erebus, Nyx.
Sau này, đất mẹ Gaia còn sinh ra thêm thần biển Pontus, thần bầu trời Uranus, và thần núi Ourea. Nyx
và Erebus cũng tạo ra vị thần ánh sáng Aether và vị thần đại diện cho ngày Hemera. Dần, các vị thần
khác cũng xuất hiện, từ những vị thần với kích cỡ bình thường cho đến khổng lồ như Titan hay Gigantos.
Đặc biệt nhất trong số những vị thần phải là thần Zeus. Ngoài ra còn những câu chuyện về các vị anh
hùng như Heracles, Perseus và những chiến công của họ. Những sự kiện trong cuốn sách cũng nhiều vô
kể. Tiêu biểu như việc Cronus đứng lên chống lại Uranus hay chính Zeus đánh Cronus. Về sau, còn có
trận chiến kinh thiên động địa giữa các Titan và các vị thần trên đỉnh Olympus để tranh giành quyền lực
hay khi con người xuất hiện với những vị anh hùng tạo nên trận chiến thành Troy đẫm máu.

Qua quá trình đọc cuốn sách, bản thân mình cảm thấy cực kì sự ấn tượng về thần đất mẹ Gaia.
Vị thần đại diện cho đất mẹ này đã khiến bản thân mình phải cảm thấy choáng ngợp về quyền năng cũng
như lòng bao dung của bà với thế giới. Vì được sinh ra từ Chaos, Gaia có trong mình một quyền lực tuyệt
đối với thế giới, một tay bà có thể tạo nên và thay đổi vạn vật. Tuy vậy, nữ thần của đất mẹ hiếm sử
dụng sức mạnh của mình để lợi dụng người khác. Bà biết mình nên sử dụng sức mạnh như thế nào và
luôn có những nước đi thông minh để bảo vệ những người con của mình. Ví dụ, trong đoạn Cronus nuốt
đi năm trên sáu người con của mình, Gaia đã mách bảo cho Rhea để đánh lứa Cronus không ăn mất Zeus
bằng cách thay thế Zeus bằng hòn đá cuội. Hay như khi Gaia cố để giảm tầm ảnh hưởng và những hành
động có phần quá đà của chính Zeus, Gaia đã tạo ra những vị thần Gigantos để bảo vệ trật tự quyền lực
giữa các vị thần. Qua những điều trên, ta rút ra được rằng Gaia không những đại diện cho sự sống, mà
còn đại diện cho những đức tính về tình yêu và phần nào đó là cả sự dũng cảm của con người Hy Lạp.
Gaia sẵn sàng làm mọi việc có thể vì những đứa con yêu quý. Theo một cách nào đó, bà không muốn
những đứa con của mình phải đau khổ hay tranh giành quyền lực với nhau. Từ đó, ta còn thấy được sự
dũng cảm của thần đất mẹ khi sẵn sàng lừa cả Uranus hay là tạo ra Gigantos để kìm hãm sự tự cao của
Zeus. Ta hoàn toàn rút ra một điều rằng khi quyền lực càng nhiều, thì trách nhiệm sẽ càng lớn, và để có
thể dẫn dắt một tập thể thì phải làm từ cái tâm thì mới đứng vững được.

You might also like