You are on page 1of 6

Tỳ hưu và câu chuyện về Phong Thuỷ

Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một nền văn hóa riêng của bản thân mình, thờ cúng
một loài linh vật với tượng trưng ý nghĩa khác nhau.
Nơi cái nôi của Phong thuỷ - Trung quốc đại lục, họ thờ cúng Rồng, Ở Ấn Độ họ coi
Rắn là vị thần của họ, Nhật Bản thờ phụng Cá Koi, Hàn Quốc có linh vật là Con hổ và
Gấu, Thái Lan thờ cúng Voi…
Các sinh vật như Cá Koi, Rắn, Hổ, Gấu đều là con vật hiện hình và đến nay chúng ta
có thể tiếp cận chúng. Nhưng Rồng là sinh vật bí ẩn trong hệ thống 12 con giáp và
đứng đầu trong Tứ linh: Long - Ly - Quy - Phượng.
Trong kinh phật, Rồng là hộ pháp của hệ thống này. Con người thờ cúng Long tộc và
chỉ có Hoàng đế mới được sử dụng hình ảnh Rồng làm biểu tượng cho quyền lực cá
nhân và độc nhất dành cho bậc đế vương.
Tương truyền, Rồng sinh ra chín con (Rồng sinh cửu tử), vì Rồng là linh thú nên những
đứa con của Rồng cũng mang theo linh khí. Trong đó Tỳ hưu là một trong chín đứa con
của Rồng - là đứa con út nhất sở hữu thân hình với vẻ bề ngoài đẹp nhất. Ở Tỳ hưu
toát ra được vẻ đẹp mà trong 8 đứa con còn lại không con nào có được. Vẻ đẹp đó của
Tỳ Hưu là sở hữu tất cả những thứ đẹp nhất của các loài vật khác: đầu như Lân, có
sừng trên đầu, thân to như thân gấu, trên lưng có cánh. Nhưng trên đời này vốn đâu có
sự hoàn hảo, khi sinh ra Tỳ Hưu đã mang trong mình dị tật là không có hậu môn.Sinh
ra chưa được vài ngày thì Tỳ Hưu chết, chết từ khi còn rất bé, làm cho Ngọc Hoàng
động lòng thương cho về làm linh vật nhà trời chuyên phò trợ về tài lộc.
Cạnh Tử Cấm Thành có lầu phong phủ thờ Tỳ Hưu. Tỳ Hưu từ lâu đã trở thành văn
hóa trong đời sống tâm linh của người Hồng Kông và Đài Loan...Ở Hồng Kông và Đài
Loan, Tỳ Hưu là loài linh vật được dân chọn để thờ cúng cầu sự mong phát tài, phát
lộc, thăng quan tiến chức, học hành đỗ đạt, trấn thải tà…
Khách du lịch dù đi tới đâu tại hai vùng đất này, vào cửa hàng nào cũng thấy trưng bày
và bán Tỳ Hưu, loài linh vật mang đến cho con người tài, lộc và sự thành đạt.
Người dân coi Tỳ Hưu là linh vật mang lại may mắn về tài lộc, sức khỏe, công danh sự
nghiệp và trấn trạch trừ tà khí, bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà. Ngoài ra, Tỳ Hưu còn
có tác dụng hóa giải “Ngũ hoàng Đại sát” - một sát tinh trong phong thủy thường gây
điều bất lợi cho các thành viên trong gia đình về sức khỏe và tài vận.
Được tôn là Thần thu hút tài lộc, nên khi người ta mua Tỳ Hưu về, họ không dám gọi là
mua mà gọi “thỉnh” hay “rước” ông Tỳ Hưu bằng sự trân trọng, tôn kính và sự tin tưởng
nhất định.

Câu chuyện trong lịch sử:


Tỳ hưu gắn liền với phong thuỷ của Trung Quốc từ nhiều thế kỷ về trước.
Vương tổ nhà Minh là Chu Nguyên Chương được quân sư Lưu Bá Ôn giúp sức lập nên
nhà Minh. Lầu phong thuỷ dựng trên cổng Đức Thắng Môn nằm trên trục Bắc Nam
được Chu Nguyên Chương cho dựng sau giấc mơ ông thấy Tỳ Hưu nuốt rất nhiều
vàng bạc mang vào Tử Cấm Thành.
Từ đó ngân khố của nhà Minh ngày một đầy hơn, quốc gia cường thịnh, nhà Minh mở
rộng biên cương bờ cõi bằng các cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia láng giềng.
Bố trí Tỳ Hưu trong Tử Cấm Thành.
Lầu Phong Thuỷ xây trên cổng thành Đức Thắng Môn, nơi đặt Tỳ Hưu từ thời Minh.
Theo lời của người quản lầu Phong Thuỷ tên là Quỳnh Thanh: Lầu Phong Thuỷ còn gọi
là lầu Tài Môn là trung tâm phong thuỷ của Hồng Kông được xây từ thời Minh, tại đây
thờ một “ông” Tỳ Hưu được coi là quốc bảo.
Khi nhà Thanh lật đổ nhà Minh vẫn sử dụng lầu Phong Thuỷ để cầu an. Năm 1959,
Mao Trạch Đông đến lầu Phong Thuỷ ông nói đây là danh thắng quốc gia cần phải tôn
tạo. Vì thế mà lầu Phong Thuỷ tránh bị tàn phá trong cuộc Đại cách mạng Văn hoá diễn
ra từ năm 1966-1976.
Nhà Minh bị lật đổ gắn với câu chuyện về Tỳ Hưu. Truyền thuyết thuật lại: Lưu Bá Ôn
dặn rằng, Đại Minh muốn trường tồn thì phải giữ gìn và đặt Tỳ Hưu trên lầu thành Đức
Thắng Môn, mặt ngoảnh về phía Vạn Lý trường thành để trấn áp quân Hung Nô và Nữ
Chân.
Nhà Thanh đã nghiên cứu rất kỹ về văn hóa và phong thủy, biết nhà Minh long mạch đế
vương còn thịnh nếu không phá được phong thủy của Bắc Kinh thì không thể nào
chiếm được Trung Nguyên, họ phái một thầy bói ngồi trước cửa Tử Cấm Thành chờ
vua Sùng Trinh đi tuần du để tiếp cận và bói chữ.
Qua việc xem chữ thầy bói đã xui Sùng Trinh chôn con Tỳ Hưu đó đi. Sau khi chôn Tỳ
Hưu, khiến vận nước nhà Minh bị suy yếu, nhân việc Lý Tự Thành làm phản sau đó lại
được Ngô Tam Quế mở cửa ải Sơn Hải Quan dẫn quân, nhà Thanh vào đánh khiến
nhà Minh bị vong nước.
Sau này khi đã lấy được Tử Cấm Thành, nhà Thanh đã dặn dò con cháu luôn luôn để
trước cửa Tử Cấm Thành hai con Tỳ Hưu được tạc bằng đá trắng nhằm trấn yểm trừ tà
gìn giữ kinh thành, phía sau cũng có 2 con Tỳ Hưu để giữ lại tiền tài, của cải cho nơi
đây.

Cho đến thời đại ngày nay…


Những điều may mắn về tài lộc mà Tỳ Hưu mang lại được hai phiên dịch viên là Ngô
Minh Mẫn và Triệu Quốc Tiến có niềm tin tuyệt đối. Mẫn kể rằng, sau khi Ma Cao trở về
Hồng Kông, nhiều đại gia Trung Hoa đại lục đến Ma Cao đánh bài.
Họ mang Tỳ Hưu vào sòng bạc, một tay vuốt Tỳ Hưu một tay xỉa bài, nên ván nào cũng
thắng, khiến cho nhiều con bạc Ma Cao khuynh gia bại sản. Họ không hiểu vì sao
người Trung Hoa đại lục lại thắng một cách dễ dàng như vậy, khi trên tay họ chỉ có một
con Tỳ Hưu nhỏ xíu.
Sau khi tìm hiểu về Tỳ Hưu, họ mới biết đó là thần tài phù hộ cho gia chủ. Từ phát hiện
đó các sòng bạc ở Macau cấm người đánh bạc không được mang Tỳ Hưu theo...
Còn Triệu Quốc Tiến thì kể rằng: Trong mấy năm làm phiên dịch viên dẫn các đoàn
khách tới thăm quan nhiều danh lam thắng cảnh của Hồng Kông, trên người anh lúc
nào cũng mang một con Tỳ Hưu, như mang một lá bùa hộ mệnh.
Đài Loan và Hồng Kông còn lưu truyền rằng: Đeo mặt dây chuyền hoặc tượng đúc Tỳ
hưu như một lá bùa hộ mệnh
Còn các sòng bạc ở MaCau đến tận ngày nay vẫn cấm người đánh bạc không được
đeo Tỳ Hưu khi vào đây chơi…

#simphongthuy #simtailoc #simphongthuyhuyencodieuso #simphongthuycaivan


Chọn hình ảnh để đăng

You might also like