You are on page 1of 4

Con người sinh ra trong cuộc đời điều hạnh phúc nhât chính là nhận được tình

yêu thương của mọi người thân yêu. TÌnh yêu thương chính là tình cảm, là sự trân
trọng, yêu mến của con người với con người.  Tình yêu thương như một thứ ánh
sáng sưởi ấm tâm hồn mỗi người. Bạn không thể sống mà không có sự yêu
thương từ người khác. Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng đối với cuộc
sống mỗi con người. Nó là động lực mạnh mẽ giúp con người cảm thất hạnh phúc.
Nó sưởi ấm những con người cô đơn, bất hạnh, truyền cho họ ngọn lửa để vươn
lên trong cuộc sống. Như các bạn mọi miền Tổ Quốc quyên góp chút sức lực để
ủng hộ miền trung gặp phải bã lũ hay ủng hộ cho các trẻ em khuyết tật,.. đều đem
lại hạnh phúc cho những người nhận. Tuy nhiên ngoài xã hội vẫn có những người
sống thiếu tình thương, lạnh lùng vô cảm trước cuộc sống. Đó là những con người
càn đáng lên án. Các bạn à! Hãy trao đi khi có thể vì hạnh phúc thật sự là khi ta
biết cho đi, đem tình yêu của mình đến muôn nơi.
Quê hương là nơi em đc sinh ra,nuôi dưỡng trưởng thành.Nơi đó đã ghi lại biết
bao kỉ niệm vui buồn của năm tháng,những ngày hè rong chơi trên bãi cỏ xanh
mướt,những ngày cùng bè bạn thả diều với bầu trời trong xanh,tươi đẹp.Mỗi
người dân Việt Nam đều có tình cảm với quê hương xứ sở của mình. Đó là tình
cảm thiêng liêng cao quý nhất mà mỗi người dân luôn dành cho đất nước
mình.Em yêu quê hương,yêu cả những gì bình dị nhất.Dù có đi xa đến mấy
phương trời thì lòng ta vẫn nhớ về nơi ấy,nơi chứa đầy cả một tuổi thơ đẹp đẽ
của ta.Để quê hương em đc mãi mãi giàu mạnh,em vẫn luôn tự hứa với lòng rằng
luôn chăm ngoan học tốt .Ngày ngày vun đắp sức mình xây dựng quê hương.

Lý Công Uẩn là một vị vua kiệt suất của đất nước ta, ông được mệnh danh là "
Một vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Việt Nam đã rất
quan tâm tới nhân dân". Lí Công Uẩn đã lập nên một triều đại nhà Lí lẫy lừng. Nhà
Lý  dưới sự trị vì của vua Lí Công Uẩn đã  phát triển rất lớn mạnh. Ông chính là
người đã viết "Chiếu dời Đô", thuyết phục việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.
Ông nhìn ra được, nơi đây có thế “rồng cuộn hổ ngồi”,“đúng ngôi ‘’nam bắc đông
tây” lại “nhìn sông dựa núi”. Việc đó là một bước ngoặc rất lớn, nó đánh dấu cho
sự trưởng thành của dân tộc đại Việt . Bằng tầm nhìn đó, không có gì có thể phủ
định được sự thông minh, sáng suốt của ông.  Không chỉ là một người có tầm nhìn
cao, Lý Công Uẩn còn là một vị vua yêu nước thương dân, có tinh thần dân chủ.
Ông luôn thương xót cho những người dân vô tội, phải bất đắc dĩ bị lôi vào chiến
tranh. Tóm lại, Lý Công Uẩn là một vị vua anh minh, tài giỏi, ông chính là một vị
vua vĩ đại của dân tộc.

Nhác trông lên chốn kinh đô

Kìa đền Quán Thánh, nọ hồ Hoàn Gươm

(Ca dao)

     Câu ca dao quen thuộc ấy đã đi vào trái tim và tiềm thức của hàng
triệu người dân Việt Nam. Để rồi, mỗi lần nhắc tới chốn “kinh đô”, nhắc
tới thủ đô Hà Nội chắc hẳn sẽ không ai có thể quên được hình ảnh của
hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm).
Hồ Hoàn Kiếm có rất nhiều tên gọi, ngày xưa nó được gọi là hồ Lục Thủy
vì dòng nước quanh năm xanh mát. Nhưng đến thế kỉ XV cái tên Hoàn
Kiếm gắn liền với truyền thuyết lịch sử, Rùa thần đòi gươm. Tương
truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược ( 1417
-1422) Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ông bắt được
thanh gươm báu có tên Thuận Thiên. Thanh gươm này đã vào sinh ra
tử với ông trong suốt những năm kháng chiến và giành được độc lập.
Đến năm 1428, Lê Lợi lên  ngôi vua lấy hiệu là Lê Thái Tổ trong một lần
dạo chơi trên hồ Lục Thủy thì có một con rùa vàng nổi lên. Khi Vua
tướm gươm mà chỉ thì rùa ngậm gươm và lặn xuống. Nghĩ rằng đó là
trời cho mượn gươm dẹp loạn, sau khi thành công thì sai rùa đến đòi
nên hồ đã được gọi là Hồ Hoàn Kiếm hay còn là Hồ Gươm.

Về vị trí Hồ Gươm, hồ nằm giữa các khu phố cổ của Hà Nội như Hàng
Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can,…. Hồ có tổng diện tích khoảng 12ha
là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên của thủ đô. Kéo dài 700m
theo hướng Nam Bắc và rộng khoảng 200m. Hồ không chỉ là nơi lưu giữ
giá trị văn hóa lịch sử của thủ đô mà còn giúp điều hòa không khí, gắn
liền với đời sống du lịch của con người nơi đây. Khi có dịp đến với Hồ
Gươm bạn đừng nên bỏ qua những công trình kiến trúc nổi tiếng như
Tháp Rùa, Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn….

Đền Ngọc Sơn nằm ở vị trí ngày xưa là đảo Ngọc. ở phía bắc của Hồ
Gươm hay còn có tên gọi khác là Tượng Nhĩ ( tai voi). Sau này đến thời
Lí Thái Tổ nó được đổi thành Ngọc Tượng và phải đến đời Trần mới
thành Ngọc Sơn. Để bước vào đền bạn phải đi qua một cây cầu có tên là
Thê Húc, cong cong màu đỏ rực. Và cây cầu này được xây dựng vào
năm 1865 nhờ công của danh sĩ Nguyễn Văn Siêu.

Bên cạnh những danh thắng nổi bật trên thì khi đến với Hồ Gươm bạn
cũng đừng nên bỏ qua những địa danh như Tháp Bút, Đài Nghiên…
Những công trình kiến trúc ấn tượng này đã tạo nên sức hấp dẫn khó
cưỡng lại đối với du khách trong và ngoài nước khi đến với Hà Nội. Một
trong những biểu tượng khát vọng hòa bình của dân tộc.

Có thể nói Việt Nam là một đất nước rất giàu tài nguyên và thiên nhiên,
được tạo hóa ban tặng cho những danh lam thắng cảnh kì vĩ. Thế
nhưng Hồ Hoàn Kiếm – Hồ Gươm vẫn được xem là một trong những
kiệt tác khó lu mờ trong lòng người dân. Nơi đây chính là nơi lưu giữ
hồn cốt tinh hóa của cả dân tộc.

You might also like