You are on page 1of 6

Tài liệu tham khảo về những huyền thoại, bùa phép, trấn yểm của đất nước Tàu và

Việtnam:
HL xin trích bài Linh Khí Việt-Nam, tác giả: Việt Lang, nguồn: tusach.vietnhim; và icouple.sg

Nam Thiên Tứ Đại Thần Khí


Theo lời kể của tiền nhân, nước Việt ta có Nam Thiên Tứ Đại Thần Khí hay là Nam Thiên Tứ Bảo
Khí. Bốn bảo khí này do hai thánh tăng Minh Không và Từ Đạo Hạnh đúc ra, làm phép, để bảo vệ
đất Việt khỏi bị Trung Hoa xâm lăng...

Từ năm Bính Tuất (866) đến năm Ất Mùi (875) Cao Biền sửa sang đất Giao Châu, lại đi trấm yểm
các thế đất đế vương và linh địa khắp Giao Châu. Tuy nhiên, có hai nơi Cao Biền yểm không được:
* Nơi thứ nhất là núi Tản Viên. Tương truyền, Cao Biền thấy núi Tản Viên (hay núi Ba Vì) linh quá,
muốn trừ đi mà không được, còn bị Thánh Tản Viên vật xém chút mất mạng.
* Còn nơi thứ nhì là làng Cổ Pháp của dãy núi Tiêu Sơn (long mạch của dãy Tiêu Sơn ngưng và kết
huyệt tại làng Cổ Pháp). Cao Biền cho đào 19 cái lỗ chôn bùa ngãi để yểm đất. Ngài La Qúy An
biết vậy nên cho người lẻn đào 19 cái lỗ đó lên và trồng 19 cây lê vào.

Nói về Cao Biền, trong thời gian ở Giao Châu, khi trấn yểm, Biền thu tất cả hồn phách, linh khí của
nước Nam vào bụng 36 con trâu vàng. Biền đem 36 con trâu vàng đó về chôn ở núi Thái Sơn cùng
với con trâu vàng của Hoa Hạ (Trung Hoa).
...
Sau khi Nam xâm thất bại, Tống Thái Tông sai bảy đạo sĩ lên núi Thái Sơn đào 36 con trâu vàng
của ta cùng với con trâu vàng của họ. Bảy đạo sĩ cho đúc 36 cái hộp bằng đồng đen, mỗi hộp nhốt
một trâu với chín lá bùa để yểm trâu. Tất cả được đem vào hoàng cung triều Tống để trấn yểm với
hy vọng Tống hùng mạnh mà linh khí nước Nam sẽ bị tuyệt.

Trong khi quân Tống đang rầm rộ xâm lược nước ta thì thái hậu Tống bị trúng tà, lâm bịnh nặng,
thuốc thang chữa mãi không khỏi. Vua Tống truyền hịch khắp nơi nói là nếu ai chữa được bệnh cho
thái hậu sẽ được trọng thưởng.
Lúc đó hai ngài Minh Không và Từ Đạo Hạnh đang vân du ở Tống, hay tin liền yết kiến Tống Thần
Tông xin chữa bệnh cho thái hậu. Hai ngài lập đàn, làm chay, cúng bảy ngày thì tự nhiên thái hậu
hết bệnh. Thái hậu mừng quá bắt văn võ bá quan triều Tống gọi hai ngài là Thánh tăng. Hai ngài
xin vua Tống cho đầy một túi vải nhỏ đựng đồng đen do đích thân hai ngài chọn để đem về Đại
Việt đúc chuông chùa.
Trước sân kho đồng phía bên phải có một con trâu vàng to lớn như con trâu thật. Khi vào kho đồng
phía bên phải thì đó là cả một sự kinh ngạc. 36 cái hộp đựng 36 con trâu vàng với bùa được đặt
trên một cái bệ cao theo hình tiên thiên bát quái. Xung quanh là những tượng hổ, báo, voi, trăn,
rắn, gà, vịt, chó, mèo cùng những mô hình sông núi Đại Việt. Hai ngài làm bộ không thấy, xin
quan coi kho ra ngoài một chút cho hai ngài tự do chọn đồng cho vào túi vải nhỏ. Một lúc sau, hai
ngài đi ra với túi đồng đen đầy ắp rồi đi về Đại Việt. Đến chiều quan kiểm kho xem xéi lại kho
đồng phía bên phải thì thấy trống trơn, lập tức trình lên vua Tống. Vua Tống biết là chuyện không
xong bèn sai quan tổng lĩnh thị vệ Lý Hiến đuổi theo. Khi đuổi đến bờ biển thấy ngài Minh Không
quăng nón xuống nước, cái nón lập tức biến thành con rồng chở hai ngài tiến về Nam.

Hai ngài về đến Đại Việt lập tức dùng số đồng đen lấy từ hoàng cung Tống đúc thành bốn bảo khí
giữ nước. Người đương thời gọi bốn bảo khí đó là Nam Thiên Tứ Đại Thần Khí.

1. Bảo khí thứ nhất: Đỉnh tháp Đại Thắng Báo Thiên, nằm trong chùa Sùng Khánh Báo Thiên.

Vào niên hiệu Long Thụy Thái Bình thứ ba đời vua Lý Thánh Tông (1056), nhà vua xa giá ra hồ Tây
xem cá. Khi đến hồ, nhà vua gặp một người trang phục như ăn mày, chỉ tay vô mặt vua mà mắng
rằng: “Nhà vua làm chúa trời Nam, sao không lo tu đức, sửa sang chính trị mà lại rong chơi? Như
vậy vua làm gương cho kẻ xấu, cho bọn tham quan ô lại, cường hào ác bá hà hiếp dân chúng. Ta
là thần giữ việc mưa gió vùng này. Nay thấy dân khổ nên báo cho vua hay.” Nói xong thì biến mất.
Vua Lý Thánh Tông lập tức bỏ cuộc chơi, trở về kinh, cách chức các quan lại xấu xa, giảm chi tiêu
trong nội cung và rút tiền trong ngân khố ra xây chùa, đặt tên là Sùng Khánh Báo Thiên để tạ ơn
Trời Phật. Sang năm sau (1057) nhà vua lại cho dựng một ngôi tháp trong sân chùa cao 20 trượng
(40 m).
Hai ngài Minh Không, Đạo Hạnh dùng đồng đen xây đỉnh tháp. Từ khi xây xong thì bao nhiêu tinh
tú trên thiên hà đều hướng về phương Nam, đêm đêm tỏa hào quang chiếu sáng đất Thăng Long.
Năm 1427, quân Minh bị Bình Định Vương Lê Lợi đánh bại khắp nơi. Có người mách rằng sỡ dĩ Bình
Định Vương thắng là nhờ linh khí đỉnh tháp Đại Thắng Báo Thiên. Vương Thông cho người phá tháp
xuống với hy vọng Bình Định Vương sẽ thua, linh khí trời Nam bị tuyệt. Từ đó về sau chùa bị bỏ
hoang phế...

2. Bảo khí thứ nhì: tượng Phật Quỳnh Lâm.

Tượng đức Thích Ca Mâu Ni cao hai trượng, trong đó hai ngài cho yểm 18 viên xá lợi tử của 18 vị
bồ tát của Đại Việt và 360 viên đá lấy từ 360 đền thờ các thánh, các thần linh và các anh hùng Đại
Việt. Tuy là tượng Phật nhưng lại thờ những vị bồ tát và anh hùng nước ta nên linh khí các ngài
hợp lại rất mạnh. Hai ngài Minh Không, Đạo Hạnh đặt tượng Phật đó tại chùa Quỳnh Lâm trên núi
Quỳnh Lâm thuộc Đông Triều, Quảng Ninh mặt hướng phía Bắc. Như vậy vừa trấn được phương
Bắc vừa trấn được biển Đông.
Khi giặc Minh xâm lược nước Nam năm 1407, chúng phá chùa Quỳnh Lâm đi và chở tượng phật
Thích Ca Mâu Ni về Kim Lăng, Trung Hoa.

3. Bảo khí thứ ba: vạc Phổ Minh, đặt tại chùa Phổ Minh thuộc trấn Thiên Trường.

Sau khi vua Thái Tổ Lý Công Uẩn băng hà vào năm 1028, Vũ Đức Vương, Dực Thánh Vương, Đông
Chinh Vương đem quân làm loạn. Ngô Quốc Quận Vương Trần Tự Mai, ra công giúp vua Lý Thái
Tông (1028 – 1054) định loạn. Khi đi ngang quê nhà là làng Tức Mặc thì xây một ngôi chùa đặt tên
là Phổ Minh, để cầu phúc cho mẹ.
Hai ngài Minh Không, Đạo Hạnh cho xây cái vạc, bệ đặt tại chùa. Vạc mang tên Phổ Minh, nặng ba
vạn cân (13,000 kg). Phía ngoài vạc có hình rồng quấn xung quanh và hình chim Lạc đang bay để
tượng trưng cho con Hồng cháu Lạc. Đầu rồng, đầu chim nghểnh lên, hướng vào lòng vạc. Trên
thành vạc khuyết 100 lỗ hình quả trứng. Trong mỗi lỗ đặt một tượng rồng vàng, để thu linh khí
của một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ và của Bách Việt. Bệ vạc khắc tên tất cả các
vị vua của tộc Việt, trên cao nhất là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân cho đến vua Lý Thánh
Tông (1054 – 1072) cho các vị tiên đế cùng nhau phù hộ dân giàu, nước mạnh, mưa thuận, gió
hòa.
Khi an trí vạc xong, ngay đêm đó, trên không, hàng vạn con hạc không biết từ đâu đến, bay lượn
xung quanh. Hào quang từ trong vạc phát ra sáng chói một vùng. Ngài Minh Không thấy vậy nói:
“Không ngờ linh khí tụ nhanh đến vậy. Sau đây trên trăm năm sẽ có giặc Bắc phương đến xâm
lăng. Chúng hùng mạnh vô song, vô địch thiên hạ không ai đương nổi. Tuy nhiên, nơi đây sẽ sinh
ra một vị thánh, ba lần đánh bại giặc đó".
Đúng như lời ngài Minh Không nói, làng Tức Mặc (sau này là ngoại ô thành phố Nam Định) là nơi
phát tích ra nhà Trần sau này. Còn người anh hùng đó chính là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
đã ba lần đánh bại quân Mông Cổ.

4. Bảo khí thứ tư: Quả chuông Ngân Thiên. (có tài liệu ghi Bảo khí thứ tư là chuông Quy Điền
ở chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) _ icouple.sg)

Sau khi hai ngài làm ba bảo khí trên, cho thần linh, anh hùng và các vị bồ tát tụ về Đại Việt xong,
hai ngài đúc một quả chuông lớn gọi là chuông Ngân Thiên. Đúc xong, hai ngài treo chuông lên
đỉnh tháp Đại Thắng Báo Thiên, làm phép rồi đánh chuông. Tiếng chuông vang rền cả trời. Con
trâu vàng trong hoàng cung Tống triều tưởng là tiếng mẹ gọi liền chạy bổ về Đại Việt. Khi trâu
vàng chạy ngang qua hồ Tây, ngài Minh Không bắt lại, cho 100 thẻ đồng vào một quả chuông rồi
cột vào cổ trâu. Ngài làm phép, liệng trâu và chuông xuống đáy hồ và nguyền rằng: "Nhà nào,
một vợ một chồng mà sinh được 10 người con trai thì kéo được trâu vàng và chuông lên." Từ đấy,
những đêm trăng sáng, dân chúng Thăng Long thường thấy trâu vàng đi mập mờ trên mặt hồ.
Bắt trâu vàng xong, hai ngài đem quả chuông Ngân Thiên đến chùa Chúc Thánh (còn gọi là chùa
Phả Lại, nằm trên núi Phả Lại, nay thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc). Hai ngài nghiệm thấy rằng
thần linh Đại Việt tuy nhiều nhưng ác qủy ác ma cũng không thiếu. Nguyên từ thời Phù Đổng Thiên
Vương đánh giặc Ân cho đến nhà Lý, người Việt với người Tàu đánh nhau không biết bao nhiêu
phen. Tướng sĩ người Tàu tử trận thật không ít. Hồn phách những người đó, một số đã trở về quê
quán hay đã đi đầu thai. Nhưng số còn lại, vì chết quá tức tưởi nên không siêu thoát được, chúng
chỉ chờ phương Bắc đem quân xâm lăng thì chúng quấy phá nhân gian.
Hai ngài chiêu hồn họ về chùa Sùng Khánh Báo Thiên làm chay giải oan. Một số tuân theo còn một
số vẫn không tuân, chúng chỉ chờ quân Tống sang là phá rối. Hai ngài bèn nhốt họ vào quả chuông
Ngân Thiên, chở về chùa Chúc Thánh. Trên đường đi, có không biết bao nhiêu oan hồn bị trầm
mình xuống sông, chúng làm cho sóng gió nổi lên. Hai ngài sợ chúng sẽ hại thủy quân Đại Việt bèn
nhốt hết chúng vào quả chuông Ngân Thiên rồi ném quả chuông xuống sông Lục Đầu.

Còn 36 cái hộp và 36 con trâu vàng của ta thì sao?


Hai ngài Minh Không, Đạo Hạnh đem 36 cái hộp với bùa tìm 36 cái sương sọ của tướng sĩ Tống tử
trận bỏ vào rồi đem chôn ở tất cả các cửa sông, cửa biển Đại Việt làm quỷ trấn áp quân Trung
Hoa. Còn 36 con trâu thì hai ngài làm phép chôn xuống hồ Tây làm thần trấn Thăng Long cùng với
con trâu vàng của Trung Hoa.

Read more: Đạo học - Thần bí học - Thần thông học - Diễn đàn vutruhuyenbi.com • View topic
- ::: Trấn Yểm và sự kỳ bí * http://vutruhuyenbi.com/forum/viewtopic.php?
f=51&t=2059#ixzz3hfJdgUWz

Số phận của "An Nam tứ đại khí"

An Nam tứ đại khí là bốn kỳ quan, bốn vật quốc bảo của nước ta thời Lý, Trần bao
gồm: Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng chùa Quỳnh Lâm và vạc Phổ Minh.
Mặc dù là những vật quốc bảo song khi rơi vào tay giặc, tứ đại khí cái bị cướp, cái bị
phá đi không còn hình dáng ban đầu.
Tháp Báo Thiên có tên gọi đầy đủ là Đại thắng tư thiên bảo tháp, được xây cất vào
năm Đinh Dậu (1057) đời Lý Thánh Tông. Tháp cao 20 trượng (khoảng 70 m) và
gồm 30 tầng (có tài liệu chép là 12 tầng), nằm trong khuôn viên chùa Sùng Khánh ở
phường Báo Thiên (nay ở vào khoảng bên phải đền Lý Quốc Sư đến đầu phố Nhà
Chung, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) nên còn gọi là tháp Báo Thiên.
Tháp Báo Thiên một thời là biểu tượng sự bền vững của nhà Lý.
Lý do để tháp được coi là một trong tứ đại khí do có số tầng chẵn biểu thị sự cân
bằng, ổn định, tĩnh tại, bền vững như triều đình nhà Lý đầy khí thế, sẽ tồn tại dài lâu.
Ngọn tháp đúc bằng đồng khắc ba chữ Đao Ly Thiên tỏ ý tưởng của đấng tối cao
xông lên tận trời thẳm. Đỉnh tháp có tượng người tiên bưng mâm ngọc hứng móc
ngọt làm thuốc cho vua; vì thế, được Nho thần danh sĩ miêu tả là: “ Trấn áp đông tây
cũng đế kỳ/Khuy nhiên nhất tháp độc nguy nguy/Sơn hà bất động kình thiên trụ/Kim
cổ nan nan lập địa chùng?. Dịch: (Trấn giữ đông tây vững đế kỳ/Tháp cao sừng
sững thật uy nghi/Là cột chống trời yên đất nước/Vượt mọi thời gian chẳng sợ gì”.
Tuy nhiên, trận bão năm Mậu Ngọ (1258) đời Trần Thánh Tông đã làm ngọn tháp
này bị đổ! Sau khi được trùng tu, tháp lại bị sét đánh sạt mất hai tầng về góc bên
đông vào năm Nhâm Tuất (1322) đời Trần Minh Tông. Đến tháng sáu năm Bính
Tuất (1406) đời Hồ Hán Thương (84 năm sau khi được trùng tu lần thứ hai) đỉnh
tháp lại bị đổ. Thời thuộc Minh (1414-1427), quân Minh đã cho phá tháp để chế
súng. Chỗ tháp bị phá sau đó được đổ đất thành gò cao để dựng đàn tràng.
Chùa Một Cột là nơi chuông Quy Điền được đóng.
Chuông Quy Điền được đúc trong lần sửa lại chùa Diên Hựu (chùa Một Cột, Hà Nội)
vào tháng hai năm Canh Thân (1080) đời Lý Nhân Tông. Để đúc quả chuông này,
vua Lý Nhân Tông đã cho sử dụng đến 12.000 cân đồng (tương đương với 7,3 tấn
đồng bây giờ). Chuông đúc xong, đánh không kêu, nhưng cho rằng nó đã thành khí,
không nên tiêu hủy, nhà vua bèn sai người vần ra khu ruộng sau chùa.
Vì khu ruộng này thấp trũng, có nhiều rùa đến ở, nên có tên là Quy Điền (ruộng
Rùa), nhân đó gọi chuông là chuông Quy Điền. Tháng 10 năm Bính Ngọ (1426),
chuông Quy Điền đã bị Vương Thông (nhà Minh) cho phá hủy để chế súng đạn, hỏa
khí.
Tượng chùa Quỳnh Lâm thuộc chùa Quỳnh Lâm, xã Hà Lôi, huyện Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất đời Trần. Tương
truyền, tượng cao đến 6 trượng (khoảng 20 m). Thời giặc Minh xâm lược nước ta
(1407-1427), chùa bị phá hủy, pho tượng bị cướp mang đi. Đầu thời Lê, chùa Quỳnh
Lâm được dựng lại, nhưng đến đời Thiệu Trị (1841-1847) lại bị đốt trụi!.
Chùa Phổ Minh nơi nhắc nhở về chiếc Vạc Phổ Minh, một trong tứ đại khí. (Ảnh minh họa)
Vạc Phổ Minh được đúc vào tháng 2 năm Nhâm Tuất (1262) đời Trần Thánh Tông,
nhân dịp Trần Thái Tông (lúc đó là Thượng hoàng) về chơi Tức Mặc (nay thuộc về
tỉnh Nam Định). Tại đây, Trần Thái Tông đã ban yến cho dân làng. Các hương lão từ
60 tuổi trở lên được ban tước hai tư, lão bà thì được hai tấm lụa. Nhân đấy, đổi Tức
Mặc làm phủ Thiên Trường. Dựng cung Trùng Quang để các vua sau khi đã
nhường ngôi về ở; lại dựng một cung riêng gọi là cung Trùng Hoa cho Tự quân (vua
mới) khi đến chầu Thượng hoàng thì ngự ở đó. Đặt người chức dịch ở hai cung ấy
để phòng khi sai khiến, hầu hạ và chức lưu thủ để trông coi. Phía Tây cung Trùng
Quang dựng chùa Phổ Minh. Tại đây cho đúc một chiếc vạc lớn và khắc bài minh
vào vạc.
Tương truyền, miệng vạc dày và rộng đến nỗi hai người có thể chạy nhảy và đi lại
trên đó. Cùng với chuông Quy Điền, tháng 10 năm Bính Ngọ (1426) khi bị vây ở
Đông Quan, Vương Thông đã cho phá vạc Phổ Minh để lấy đồng đúc vũ khí.
Cũng giống như số phận tứ đại khí, bốn ngôi chùa liên quan cũng có số phận khá
buồn. Chùa Quỳnh Lâm bị đốt trụi thời Thiệu Trị, chùa Sùng Khánh thời thuộc Pháp
cũng bị phá để xây Nhà thờ Lớn, hiện chỉ còn chùa Diên Hựu (Một Cột) và chùa Phổ
Minh.

You might also like