You are on page 1of 11

Đến với Hội An, du khách sẽ cảm nhận được dòng chảy thời gian dường như đang

ngừng lại nơi phố cổ trầm lặng, nơi đây sở hữu nhiều điểm tham quan mang đậm giá
trị văn hóa và luôn thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài nước mỗi năm.
Nếu có dịp tới Hội An, quý khách nên dành thời gian khám phá nhà cổ Tấn Ký – được
ví là ‘Bảo tàng sống” vì nơi đây lưu giữ nhiều cổ vật và kiến trúc cổ độc đáo được gia
chủ sưu tầm và con cháu giữ gìn, bảo tồn suốt 200 năm qua - một trong những điểm
tham quan nổi tiếng bậc nhất phố Hội. Đến tham quan nhà cổ Tấn Ký, quý khách như
được trở về quá khứ trong bầu không gian trầm mặc, yên bình bao trùm lên cả phố
Hội. Ngôi nhà được xây dựng rất độc đáo, với đường nét kiến trúc đa quốc gia, một
trong những ngôi nhà cổ còn lại nguyên vẹn và đẹp nhất Việt Nam hiện nay. 1985,
ngôi nhà được bộ văn hóa công nhận là di tích cấp quốc gia và rất vinh dự được đón
rất nhiều nguyên thủ trong và ngoài nước tới đây.
1. Lịch Sử:
Nhà cổ Tấn Ký có từ lâu đời, là nơi sinh sống của 7 thế hệ nhà họ Lê được thiết kế và
xây dựng vào năm 1741. Đây chính là một căn nhà cổ tư nhân do ông Lê Tư Hiên hay
còn được gọi là Lê Công – là một thương nhân gốc Hoa khá giả lên bằng nghề buôn
bán nông sản thuở ngày ấy. Do phía trước căn nhà của ông là đường Nguyễn Thái Học
vô cùng nhộn nhịp, sầm uất buôn bán, làm ăn. Phía sau căn nhà ông là con sông Thu
Bồn nước chảy nhẹ không xiết nên rất tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. Chính vì
thế mà ông đã lấy thuyền ngược con sông Thu Bồn lên trên miền cao để mang đồ
nông sản về Hội An buôn bán rồi phất lên từ đấy. Đến đời con ông, căn nhà được lấy
tên hiệu là Tấn Ký, đến ngày nay cũng không có ai lý giải được nghĩa của hai chữ
"Tấn Ký", được biết lúc bấy giờ, thương nhân Trung Hoa tại Hội An hay dùng tên
những hiệu buôn bán có mang theo từ "ký". Còn chữ "tấn" có thể được hiểu theo
nghĩa câu "tấn tài, tấn lộc". Và cụm từ Tấn Ký có thể hiểu là phát đạt trong buôn bán,
kinh doanh.
2. Kiến Trúc Nhà Cổ
Nhà được chia ra làm rất nhiều gian và phồng ốc: mặt tiền là gian buôn bán với gian
thờ cúng, phòng khách, giếng trời và khu vực nhà sau, không gian sinh hoạt riêng tư
của gia đình chủ yếu ở trên gác 2 và khu vực nhà sau là chính, còn không gian phía
trước là dành cho du khách hàng ngày vào tham quan. Từ ngoài nhìn vào, du khách sẽ
thấy ngôi nhà phủ màu rêu phong theo năm tháng.
Vì Hội An từ cuối thế kỷ XVI - thế kỷ XVII, có thêm nhiều người Hoa và người Nhật
đến định cư, giúp thương nghiệp Hội An phát triển, trở thành một thương cảng quốc tế
sầm uất bởi vậy Nhà cổ Tấn Ký có sự giao thoa tinh túy phong cách kiến trúc của 3
nền văn hóa Nhật Bản, Trung Hoa với Việt Nam. Sự khéo léo, tỉ mỉ của những người
nghệ nhân làng mộc Kim Bồng Hội An khiến những nét chạm khắc trở nên thật tinh xảo,
độc đáo, các họa tiết đều mang triết lý và thông điệp phương Đông.
Phong cách kiến trúc Nhật Bản: đặc trưng cho phong cách này nằm ở phòng khách với
thiết kế phong thủy:, phía 2 bên đèn lồng này nó có 3 thanh nằm ngang và 5 đường cột
dọc đi lên, 3 thanh nằm ngang đó tượng trưng cho Thiên Địa Nhân tức thiên thời địa
lợi nhân hòa, 5 cột dọc đi lên đó tượng trưng cho Ngũ Hành Ngoài : Kim – Mộc –
Thủy – Hỏa – Thổ, tổng thể nhìn giống như lòng bàn tay của chúng ta: 5 ngón tay đi
lên và 3 đường chỉ tay trong lòng bàn tay ra.
Phong cách kiến trúc Trung Hoa: thiết kế hình ống với nhiều gian phòng được phân
chia tách biệt. Mặt tiền ngôi nhà là cửa hiệu để buôn bán. Mặt sau hướng ra dòng sông
Thu Bồn thơ mộng. Vị trí này rất thuận tiện cho việc nhập hàng hóa của gia nhân.
Giếng trời ở giữa giúp ngôi nhà đón được tối đa gió trời và ánh sáng tự nhiên. Mái
hiên vòm công: tựa như mai rùa và lưng của con cua, ng TQ xưa quan niệm con rùa
mang lại sự trường thọ và con cua mang lại sự may mắn
Phong cách kiến trúc Việt Nam: mái ngói được lợp theo kiểu âm – dương. Nhờ vậy
mà bầu không khí trong nhà vào mùa hè luôn thoáng đãng, mát mẻ, còn vào mùa đông
lại rất ấm áp. Công thức nhà ở truyền thống của người Việt là ba gian với điểm nhấn
là những cây cột, cây kèo. Tất cả đều được cham khắc những hình ảnh đặc trưng một
cách tinh xảo. Có thể kể đến kiến trúc chạm khắc:
+“quả đào” với ý nghĩa của sự trường thọ hay “con dơi” thể hiện sự hạnh phúc, vẹn
đầy…
+ “Cá chép hóa rồng” (hay còn gọi là cá chép vượt Vũ Môn) là hình ảnh chú cá chép
cưỡi trên những ngọn sóng, bên trong miệng ngậm một viên ngọc quý trên đường
vượt Vũ Long Môn để hóa Rồng. Chính vì vậy cá chép hóa rồng được coi là linh vật
được nhiều người yêu thích bởi nó có thể mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.,,
Đặc biệt hơn, các cột và kèo trong ngôi nhà được khớp với nhau bằng các mộng chứ
không hề có một chiếc đinh nào, nhưng vẫn vô cùng vững chắc suốt bao năm qua. Đó
là một trong những điểm nhấn tạo nên sức hút cho di sản, tượng trưng cho sự giàu có
và sung túc mà ai cũng mong muốn có được trong cuộc sống này. Với phòng khách
được xây dựng phong thủy 5 mệnh ngũ hành kết hợp ngói âm dương chính là nét đặc
trưng của lối kiến trúc xứ sở hoa anh đào.
“Phải mất 10 năm trữ gỗ, 3 năm đục đẽo, ngôi nhà mới được dựng xong vào năm
1741 cuối thế kỷ 18. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại gỗ quý,
được trạm trổ rất tinh xảo; các hình rồng, hoa quả…”.
Vật liệu chính để xây ngôi nhà là gỗ quý, đá Thanh Hoá và gạch Bát Tràng, đều là những
vật liệu quý, giúp tăng thêm giá trị và vẻ đẹp cho ngôi nhà cổ, luôn tạo cho du khách cảm
giác thoáng mát dù ở giữa mùa hè, nhưng mùa đông lại ấm áp, yên bình. Những vật liệu
này hơn thế nữa là đều có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt
và bão lụt hàng năm của vùng này, hễ vào tầm từ tháng 9-12 là miền trung lại đến mùa
đón nhận những đợt lũ đến. Tiêu biểu vào năm 1964, trận lũ lụt ngập dâng lên trần của
tầng 1 căn nhà, trận hồng thủy này năm đó cướp đi 6000 mạng người, để chống chọi với
thiên nhiên, người dân miền trung thường xây dựng nhà 2 tầng bằng gỗ lim chống thấm
nước và bố trí ròng rọc để di chuyển hàng hóa và vật dụng trong nhà từ tầng 1 lên tầng 2
để tránh ngập úng, cầm cự qua mùa bão lũ, vậy nên dù trải qua biết bao trận hồng thủy
lớn nhỏ thì căn nhà dường như không hề hấn gì, như thể thử thách với sức mạnh tàn
phá của thiên nhiên.
Tới đây rồi Võ Hìn ơi
Từ ngoài vào

+ Cổng :( 2 hình tròn) Một chi tiết được nhiều người quan tâm khi đến thăm các
ngôi nhà cổ của Hội An là các đôi mắt cửa, một kiến trúc khá độc đáo:” Mắt
cửa”đôi mắt của ngôi nhà, người dân Hội An quan niệm là “ vạn vật hữu linh”,
cái gì cũng có linh hồn của nó, đặc biệt là ngôi nhà mình ở, nó gắn với vận
mệnh của gia chủ, Đôi mắt cửa vừa có công năng làm chốt để giữ cánh cửa,
đồng thời còn mang tính ngưỡng, loại bỏ hết những cái tà, cái xấu, giữ lại
những điều tốt, điều lành, thể hiện mong muốn no đủ, sung túc, phát đạt của gia
chủ. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những đôi mắt cửa là hai cái núm gỗ
tròn chạm hình âm dương, bát quái hay mặt hổ, rồng được gắn trước các nhà
hàng, cửa hiệu trong phố cổ. Các thuyền ghe Hội An vẽ vào hai bên mũi thuyền
con mắt rất to và rõ, để nhìn thấy mọi tai ương trên biển khơi, đó chính là nét
văn hóa tâm linh từ xa xưa của cư dân phố Hội, góp phần giữ gìn chút hồn xưa
phố Hội cho đến ngày nay.
“Có lẽ ban đầu nó chỉ là hai chốt gỗ mang công năng kiến trúc là
chính, sau này chủ nhà khoác lên chúng những ý nghĩa tâm linh hay
thậm chí mang màu sắc tín ngưỡng hàm chứa những sự tồn vong, suy
thịnh của gia chủ; là nhãn quan thấu hiểu, thấu nhìn mọi suy nghĩ,
hành vi của các thành viên gia đình trong quan hệ nội bộ…”.Ngoài ra
theo truyền thuyết Trung Hoa, vào thời cổ đại trên núi Độ Sóc ở biển
Đông, có một cây đào thần kỳ, thân và gốc lớn tới ba dặm; tại gốc đào
khổng lồ ấy có hai vị thần tên gọi Thần Đồ và Uất Lũy chuyên cai
quản lũ quỷ dữ; con quỷ nào ác độc đều bị hai vị thần trói bằng
thừng, bện bằng cây sậy, đem cho hổ ăn. Do đó, Hoàng Đế đã sai
người lấy gỗ đào tạc hình Thần Đồ, Uất Lũy và con hổ, lại gài cả thừng
bằng sậy vào đó, rồi để bên cửa để trừ tà đuổi quỷ, tục gọi là Môn
thần. Với người Việt, hai ông thiện, ác thường thấy ở các đình chùa,
miếu mạo cũng là những vị thần giữ cửa.

Trong phòng khách là không gian trưng bày những cổ vật vô giá đó đều là
những biểu tượng về thương cảng Hội An sầm uất 400 năm trước, ngoài ra, còn
có hai góc nhỏ dễ thương trong ngôi nhà, gia chủ dành để trưng bày huy hiệu và
những món quà lưu niệm nhỏ, đáng yêu để du khách có thể mua về làm quà cho
gia đình, bạn bè.
Vừa bước vào không gian phòng khách của ngôi nhà cổ, du khách sẽ thấy căn
phòng có rất nhiều hoành phi, liễn đối mang nhiều ý nghĩa như bức “Tâm
thường thái” – Luôn giữ tâm hồn yên tĩnh; – Các thế hệ cần giữ đức tốt cho thế
hệ sau;… Đặc biệt còn có bức “Liễu Đối Bách Điểu”, bải vật độc nhất vô nhị
dài 100 nét chữ hán, mỗi nét chữ được khảm xà cừ bằng hình ảnh những con
chim đang bay. nội dung là
“BÁCH XÍCH THÙY DƯƠNG THIÊN LÝ VŨ
THẬP PHÂN MINH NGUYỆT NHẤT LẦU THƯ”
Dịch nghĩa: Một dãy dương liễu chỉ dài trăm thước đón được cơn mưa từ ngàn
dặm/ Một mảnh trăng rộng chỉ mười phân rọi sáng cả một căn gác đầy sách).
Với ý nghĩa miêu tả vẻ đẹp của ánh trăng chiếu rọi vào ngôi nhà.
Dù các bức hoành phi, liễn đối trong nhà cổ có giá trị cao về văn hóa và lịch sử
nhưng có lẽ quý giá nhất trong căn nhà chính là chiếc “Chén Khổng Tử” có niên
đại từ 550 – 660 TCN, chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa, đây được coi là di sản
“độc nhất vô nhị” ở Việt Nam, vô cùng quý hiếm.
Cổ vật quý giá nhất trưng bày trong nhà cổ là chiếc “Chén Khổng Tử”, niên đại
từ 550-600 năm về trước. Chén khổng tử: là chiếc chén duy nhất tại Việt Nam hiện
nay. Chén Khổng Tử mới nhìn cũng đơn giản như những chiếc chén uống trà, uống
rượu thông thường khác, chỉ lạ hơn chút ở bức tượng hình ông tiên nhô lên giữa lòng
chén. Hình thức của nó không quá đặc biệt, niên đại cũng không hẳn cao hơn những
cổ vật khác. Theo lời bà Tân Xuân, dâu đời thứ 6 của chủ nhà cổ Tấn Ký, sau khi tìm
hiểu lai lịch và tính năng của chiếc chén nhỏ, khách tham quan ai cũng muốn tận mắt
chứng kiến sự độc đáo ẩn chứa trong cổ vật. Chén có kích cỡ nhỏ, đặt lọt trong lòng
bàn tay, bằng đất nung, men trắng trang trí hoa văn giản dị, nhô lên giữa lòng chén là
một tượng hình người nhỉnh hơn ngón tay. Đáy chén ở phần đế bên ngoài có một lỗ
nhỏ bằng que diêm. Khi đổ nước vào đến 8 phần chén, nước không chảy ra ngoài
nhưng nếu rót đến gần vành chén, từ đáy chén, nước chảy xuống thành dòng đến khi
cạn khô. Bà Tân Xuân giải thích: “Chén còn có tên gọi là chén “tám phần” bởi nó chỉ
chấp nhận... 8 phần nước, rót nhiều hơn chút là nó “đổ” đi hết”.Nó có nguồn gốc từ
Trung Hoa được mua lại bởi cụ tổ dòng họ Lê từ những thương nhân sang đây buôn
bán. Chiếc chén này gắn liền với trết gia nổi tiếng “Khổng Tử”. Khi ông đi qua sa
mạc, vừa đói vừa khát tưởng chừng như sắp chết. Ông gặp được một ông lão dẫn đến
một ao nước và cho một chiếc chén để múc nước uống. Tuy nhiên, khi “Khổng Tử”
múc một chén đầy thì nước chảy sạch đi không còn một giọt. Sau nhiều lần, ông phát
hiện ra muốn múc nước chỉ nên múc lưng chừng chén mà thôi. Sau này, thuyết Trung
dung của ông được hình thành nhưng vì nội dung khá khó hiểu nên các môn đệ của
Khổng Tử đã làm ra chiếc chén quý giá này để người đời hiểu hơn về thuyết Trung
dung và vận dụng nó vào cuộc sống hướng con người đến thái độ sống trung hòa, biết
kiềm chế hành vi, không thái quá.

Nhà cổ Tấn Ký không có cửa sổ nên nơi đón ánh sáng nhiều nhất chính là
khoảng sân rộng gọi là giếng trời. Giếng trời là khoảng sân không có mái che,
ngăn cách giữa các khối nhà của một ngôi nhà ống được thiết kế thông từ mái
đến tầng trệt của ngôi nhà có vai trò tận dụng tối đa ánh sáng và không khí,
khiến các gian phòng của ngôi nhà luôn thoáng đãng và tràn ngập ánh sáng tự
nhiên giúp đón gió và thông khí từ trên cao xuống các tầng dưới đồng thời lưu
thông khí trong nhà. Vì thế không gian chung trong nhà vẫn có cảm giác thoải
mái, không ngột ngạt. Theo thông lệ ở phố cổ Hội An, vị trí trung tâm của giếng
trời sẽ có một bể nước, bên trong đặt hòn non bộ hoặc trồng cây xanh. Bức
tường sau bể nước được đắp hình cuốn thư, trang trí các đồ án linh vật, hoa lá,
bát bảo... giàu tính thẩm mỹ. Cách sắp đặt không gian giếng trời như vậy vừa
nhấn mạnh gia phong, nề nếp của gia chủ, vừa tạo nên sự hài hòa giữa kiến trúc
và thiên nhiên. Khu vực giếng trời chính là không gian nghỉ ngơi, thư giãn, hít
thở không khí trong lành, hòa mình vào cỏ cây của các thành viên trong gia đình

Tới tham quan nhà cổ Tấn Ký, bạn còn được chiêm ngưỡng nhiều bút tích tâm đắc của gia
chủ, điển hình như bản trích dịch văn bia tại mộ ông Lê Tấn Ký – người thành lập hiệu buôn
Tấn Ký, trên văn bia kể lại câu chuyện về một cậu bé mồ côi tên Công, với nỗ lực, ý chí
vươn lên đã trở thành người thành đạt, có tiếng nói, chuyên giúp đỡ người nghèo khó,
được mọi người yêu quý. Đây cũng là một bài học mà vị gia chủ này muốn để lại cho con
cháu.

Nhà cổ Tấn Ký tuy không phải là ngôi nhà cổ có lịch sử lâu đời nhất ở Hội An , nhưng nó là
nơi lưu giữ những kiến trúc có giá trị và những cổ vật ghi dấu nét vàng son của thương cảng
Hội An khi xưa.

Đến đây mọi người có thể hiểu hơn về cuọc sống của người dânn miền trung khi bão lũ, hiểu
thêm về vùng đất Hội An nhiều thăng trầm.

Note: Không nên sờ vào các hiện vật, đặc biệt các hiện vật có giá trị lịch sử
cao khi tới tham quan nhà cổ.
Gia chủ ngôi nhà vẫn sinh hoạt trên tầng 2, du khách không nên gây ồn ào,
ảnh hưởng tới cuộc sống của chủ nhà.
Đừng quên ghé gian nhà phía sau để mua những món quà lưu niệm làm kỷ
niệm cho chuyến du lịch Hội An.
Có thể tìm người thuyết minh tại điểm bán vé để hiểu rõ hơn về những giá
trị của nhà cổ
Nhà làm bằng gỗ tốt không mọt theo thời gian.

Các đồ vật ở Tấn Ký điều có giá trị cao và dễ đổ vỡ cho nên du khách chớ đụng đến
đồ vật nhằm phòng tránh rớt vỡ. Nếu mang theo trẻ thì hãy quan sát chúng thường
xuyên. Do chủ nhân của căn nhà đang sống trên lầu cao.
Du khách cần lịch sự để không gây phiền hà cho chủ nhà

Nên chọn quần áo lịch sự và trang nhã nhằm tiện việc đi lại và thể hiện sự kính trọng
ở đây.

Đừng quên ghé thăm khu vực bán đồ lưu niệm. Ở đây có hẳn một khu vực bày bán
khá nhiều loại quà nhằm bạn chọn mua về lưu niệm.

Vì đặc thù khí hậu nên tốt nhất du khách nếu muốn đến tham quan thì nên tránh đi vào
mùa lũ đặc biệt là từ t9-t12.

You might also like