You are on page 1of 4

PGS.

TS Phạm Văn Tình, Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam đã từng
chia sẻ: "Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp, của tư duy và là một biểu hiện của văn
hoá. Quốc văn, quốc sử, quốc ngữ làm nên hồn vía của văn hoá dân tộc". Đúng vậy,
ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, gắn với quá trình hình thành và phát triển của xã
hội, góp phần làm nên bản sắc của một dân tộc, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác
của mỗi quốc gia và tiếng Việt cũng vậy, nó cũng gắn liền với sự phát triển của đất
nước. Trước khi đi vào bàn luận và phản biện "liệu rằng "Giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt" có đúng với tên gọi của nó hay chỉ là sự ảo tưởng của người sử dụng tiếng
Việt?", chúng em xin phép được giải thích hơn cụm từ “sự trong sáng của tiếng Việt”
để có một cái nhìn sâu hơn về vấn đề. "Trong" ở đây là trong trẻo, không có chút vẩn
đục, không bị pha tạp; còn "sáng" tức là sáng tỏ, chiếu sáng, phát huy cái "trong", nhờ
đó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của con người. Có thể nói, sự trong sáng của
tiếng Việt chính là sự tinh tuý, không bị lẫn với ngôn ngữ khác, làm nên bản chất của
tiếng Việt, được bộc lộ và tuân thủ theo hệ thống các chuẩn mực và quy tắc chung.
Một vài ý kiến cho rằng đây là cách định nghĩa bảo thủ, không tiếp thu, ngăn chặn
ngôn ngữ khác du nhập vào Việt Nam. Thế nhưng, dường như họ đang hiểu sai, hiểu
lệch đi ý nghĩa của nó bởi sự trong trẻo, khác biệt với ngôn ngữ khác của tiếng Việt
không có nghĩa là không chấp nhận sự thay đổi và phát triển trong một phạm vi chuẩn
mực nhất định. Đương nhiên, cái trong sáng vẫn có thể bị làm vẩn đục, mai một tuỳ
theo mỗi giai đoạn phát triển. Chính vì vậy, từ "giữ gìn" đã ngầm khẳng định rằng mỗi
người dân Việt Nam cần đảm bảo cho tiếng Việt không bị mất đi bởi nó là một bản sắc
tinh hoa vô cùng quý báu, nó đã có lịch sử 80 năm gắn liền và phát triển với văn hoá
dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời điểm đất nước ngày càng phát triển hiện đại
như ngày nay, hiện tượng sử dụng tiếng Việt sai cách vẫn còn tồn tại, do ý thức về
cách nói, cách viết, lối tư duy và sử dụng ngôn ngữ của từng cá nhân mà ra. Điều này
dẫn đến sự lan truyền của những thông tin sai lệch, hiểu nhầm về ngôn ngữ tiếng Việt,
để rồi đã có một vài những bài báo lên án về hiện tượng đáng quan ngại này. Vậy,
giống như câu hỏi ở đầu, rốt cuộc "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" có thật sự là
sự ảo tưởng của cá nhân, tổ chức hay không? Chúng em xin được trình bày rõ hơn
những quan điểm của mình cùng những lí do dưới đây.
Trước hết, chúng em đồng tình một phần với quan điểm của tác giả nêu ra trong
bài viết rằng hành động giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là câu nói lập lờ đánh lận
con đen, bởi vì không có cái gì gọi là tiếng Việt gốc và khi mà cái trong sáng đó đã
vốn không tồn tại thì làm sao mà giữ gìn nó được. Thật vậy, Tiếng Việt vẫn đã, đang,
và sẽ thay đổi liên tục. Bởi vì trong ngôn ngữ học có thuật ngữ là biến đổi ngôn ngữ
(language change) trong đó có ba loại biến đổi chính: biến đổi âm vị, biến đổi loại suy,
và vay mượn từ vựng. Sự biến đổi này là một hiện tượng tự nhiên và nó sẽ không phụ
thuộc theo ý muốn của một người hay một nhóm người nào cả.
Nếu có một phép lạ nào làm cho một người Việt Nam ngày nay gặp được người
Việt thời cổ nói chuyện thì chắc chắn người Việt Nam ngày nay sẽ không hiểu tiền
nhân của mình muốn nói gì. Sở dĩ có hiện tượng này là do xuyên suốt chiều dài lịch sử
hình thành và phát triển đất nước, tiếng Việt đã có rất nhiều sự thay đổi. Vào giữa thế
kỷ 17, trong các bản văn chữ quốc ngữ mới do người Việt Nam viết , có ba bản văn
viết tay rất quý giá, hiện lưu trữ tại Văn khố dòng Tên ở La Mã. Trong đó có bức thư
của thầy giảng Biển Đức Thiện (Bento Thiện) viết tại Đàng Ngoài (ở Thăng Long)
ngày 25-10-1659 gửi cho linh mục G.F.de Marini. Trong thư, có phần tác giả nhắc tới
việc Marini đi La Mã và ông tỏ ra mến nhớ linh mục nhiều: “… tôy làm thư nầi xin
cho đến Thầi như bàng độy ớn Thầi bài chãng biét là tôy có được gạp Thầi nữa
chăng, vì một ngài là một xa thì tôy xin Thầi nhớ đến tôy là tôy tá ở nhà các Thầi …”.
(Tôi làm thư này xin cho đến Thầy như hằng đội ơn Thầy vậy chẳng biết là tôi có được
gặp Thầy nữa chăng, vì một ngày là một xa thì tôi xin thầy nhớ đến tôi là tôi tá ở nhà
các thầy). Chỉ qua một câu văn ngắn, chúng ta đã có thể thấy cách hành văn và từ vựng
của thời bấy giờ khác biệt đến thế nào. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều danh xưng Việt
cổ đã biến đổi theo thời gian. Ví dụ như cau, trầu ngày xưa được nói là ping nang và
bu liu. Con gái ngày xưa được gọi là mái, ngày nay mái chỉ còn được dùng để chỉ
những loại chim chóc hay gia cầm thuộc giống cái, ví dụ như con gà mái. Trưng Trắc
chỉ là danh xưng của vị nữ anh hùng Việt Nam đã được người đời sau phiên âm theo
tiếng Hán, còn người Việt ngày xưa gọi Bà là Mling Mlak. Đến trước năm 1945,
những từ ngữ được sử dụng trong văn chương cũng vẫn có những sự khác biệt nhất
định so với hiện tại. Ví dụ như trong một đoạn trích thuộc tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ
Trọng Phụng, tác giả có viết: “...Đây, bà cứ xem những biển đề ở tượng là rõ nghĩa lý
của từng bộ y phục một… Đây là bộ Chiếm lòng mặc bộ ấy thì ta nắm vận mệnh bọn
nam nhi trong tay ta. Đây là bộ Ngây thơ, đây là bộ Dậy thì, toàn cho gái mới nhớn.
Từ đây vào là của các bà thiếu phụ, các bậc nội tướng rồi…” Tác phẩm này được sáng
tác năm 1936, tức là mới cách đây chưa đến một trăm năm, vậy mà cách sử dụng các
từ ngữ như “y phục”, “nam nhi”, “thiếu phụ”, “nội tướng”,... cũng đã là rất hiếm gặp
trong các văn bản ngày nay. Sự thay đổi này của tiếng Việt qua từng thời kỳ lịch sử
phần lớn là do hoàn cảnh xã hội đất nước mình thay đổi theo thời gian. Bởi vì hoàn
cảnh xã hội tác động trực tiếp đến cuộc sống và tư duy của con người, mà theo C.Mác
thì ngôn ngữ lại là cái vỏ vật chất của tư duy. Vì vâỵ, hành động ngăn chặn sự biến đổi
ngôn ngữ đã thất bại ngay từ khi nó chưa bắt đầu do xã hội loài người luôn luôn có xu
hướng vận động và thay đổi.
Hơn thế nữa, tiếng Việt còn có một bộ phận từ mượn không hề nhỏ và vẫn được
sử dụng một cách thường xuyên cho đến ngày. Theo công trình của viện nhân chủng
và tiến hóa Max Planck (2009) khi tiến hành tìm từ gốc, từ vay mượn trong 1000-2000
từ vựng cốt lõi của 41 ngôn ngữ trên thế giới đã cho thấy: Trong 1477 từ tiếng Việt
thường dùng có 28,1% là từ vay mượn, trong đó 25,3% từ vay mượn Trung Quốc như
là thính giả, độc giả, khán giả, nghệ sĩ, hạnh phúc, phẫn nộ,…; 1,2% từ vay mượn
Pháp như là jambon (dăm bông), fromage (pho mát), ballot (ba lô), béton (bê tông),
clé (cờ lê),…; 0,5% từ vay mượn Proto-Tai, 0,3% từ vay mượn tiếng Anh như là vi-
deo cờ-líp (video clip), mít-tinh (meeting), tắc-xi (taxi), vi-ô-lông (violin), vắc-xin
(vaccine)... Do đó, có thể nói tiếng Việt từ trước khi bị du nhập từ tiếng Pháp (và sau
là Mĩ) không phải là một cái gì đó rất tinh khiết Việt tính và không bị thay đổi gì từ
hàng nghìn năm trước.
Ngoài ra, sở dĩ có những sự tranh cãi nảy lửa diễn ra xung quanh câu nói “ giữ
gìn sự trong sáng của tiếng việt” còn là do Tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ bị tác
động bởi xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa như những ngôn ngữ khác đã và đang trải
qua. Ở Việt Nam, chúng ta đều biết rằng mỗi người dân đều mang trong mình một thứ
“tình cảm riêng” với mong muốn bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc nhưng có lẽ
“chân lý khách quan” của vấn đề này cần được nhìn nhận thiết thực sâu sắc hơn rằng
là trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hoá như ngày nay thì dân tộc ta, ngôn ngữ ta đã
và đang phần nào bị ảnh hưởng và pha trộn với những thứ ngôn ngữ khác như một
điều tất yếu. Ví dụ như việc những bạn trẻ thuộc thế hệ genZ, genAlpha có xu hướng
ưu tiên sử dụng những từ chêm tiếng Anh, những từ trộn như là xem livestream, book
xe, FTUer, làm Tuesday… Rõ ràng những từ chêm này đã vô tình ăn sâu vào tiềm thức
của các thế hệ trẻ mới và dần dà nó sẽ có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của Tiếng
Việt. Bên cạnh đó, người Việt cũng rất hưởng ứng xu hướng hội nhập này, biểu hiện
rõ ràng nhất là các bậc phụ huynh đang rất đầu tư cho con cái học ngoại ngữ ngay từ
khi còn rất nhỏ cùng với sự mở rộng của các trung tâm Anh ngữ và các trường quốc tế
như là RMIT, BUV, VinUni, BVIS, APU… Hơn thế nữa, hiện nay mọi trường học
công lập hay tư nhân đều có trang bị cho trẻ thêm ít nhất một ngoại ngữ bên cạnh tiếng
mẹ đẻ (phổ biến nhất là tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp,...) Ngoài ra, xu hướng
nghe nhạc của giới trẻ cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Anh Mỹ hay K-pop. Bây
giờ thật hiếm để có thể tìm thấy một bài hát không chêm tiếng Anh của những nghệ sĩ
trẻ. Nếu bài hát của họ không được lắng nghe hay đề cao khi sử dụng từ chêm, tiếng
mượn thì không có gì đáng nói, nhưng hiện thực lại cho thấy kết quả ngược lại rằng
giới trẻ Việt Nam vô cùng phấn khích, thích thú khi nghe những bài nhạc “trộn” như
vậy. ( “Chạm đáy nỗi đau” của Erik - “baby kachima” (tiếng Hàn); “Your smile” của
Emma và Obito - “Girl I want to see your smile, I think I’m fall in love with you”...)
Có thể nói chưa bao giờ ngôn ngữ tiếng Việt được phát triển dân chủ, đa dạng, phong
phú như ngày nay. Nếu như trước đây, việc “chuẩn hóa ngôn ngữ” quy định lấy tiếng
thủ đô làm chuẩn, thì ngày nay trăm hoa đua nở, các đài truyền hình địa phương mọc
ra như nấm như HTV (Đài truyền hình Tp. HCM), BTV (Đài truyền hình Bình
Dương), đưa cách phát âm, cách dùng từ của địa phương mình hòa nhập vào ngôn ngữ
chung của toàn dân như mắc chi, làm riết, nhậu, xỉn, trễ, dơ,… Nhờ vậy mà một trong
những rào cản văn hoá quan trọng nhất là ngôn ngữ đang được gỡ bỏ khá nhanh, góp
phần ảnh hưởng trực tiếp đến “sự trong sáng của Tiếng Việt”. Tóm lại, ngôn ngữ là
một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất của văn hoá, là một tài sản vô cùng quý
giá của dân tộc, là nơi lưu giữ ký ức của toàn dân cùng vô vàn những thông tin văn
hoá. Song, suy cho cùng, chức năng làm công cụ giao tiếp mới là chức năng chính duy
nhất không ai phủ nhận được của ngôn ngữ. Vì vậy, mặt tích cực của toàn cầu hoá
ngôn ngữ chính là việc phá bỏ rào cản trong giao tiếp, dỡ bỏ “tòa tháp Babilon” chia rẽ
nhân loại và xúc tiến hội nhập, phát triển đất nước.

You might also like