You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN


------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN KỸ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chính là


bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Hào


MSSV: 221A300444
Giảng viên giảng dạy: Phạm Thị Hương

Năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN KỸ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chính là


bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Hào


MSSV: 221A300444
Giảng viên giảng dạy: Phạm Thị Hương

Năm 2023
1. Giữ gìn tiếng Việt........................................................................................................... 5
1.1 Sự quan trọng của tiếng Việt.....................................................................................5
1.2 Sự cạnh tranh của tiếng Việt đối với các ngôn ngữ khác trên thế giới......................5
1.3 Vẻ đẹp của sự giàu có của tiếng Việt........................................................................5
2. Vì sao cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.....................................................6
2.1 Tiếng Việt đang bị “lấn chiếm” bởi các ngôn ngữ khác............................................6
2.2 Tiếng Việt đang dần bị biến chất và mất đi vẻ đẹp đáng có......................................6
3. Làm sao để giữ được sự trong sáng của tiếng Việt?.......................................................7
4. Nâng cao trách nhiệm và làm giàu tiếng Việt.................................................................7
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................. 8
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chính là bảo tồn
giá trị văn hóa dân tộc.
1. Giữ gìn tiếng Việt
1.1 Sự quan trọng của tiếng Việt
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý
báo của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng
rộng khắp”. Chữ viết, tiếng nói là thứ vô cùng quan trọng và quý giá của bất kỳ dân tộc
nào trên thế giới, là niềm tự hào của mỗi dân tộc.

1.2 Sự cạnh tranh của tiếng Việt đối với các ngôn ngữ khác trên thế giới
Trong nhịp sống sôi động của kinh tế thị trường, cùng với sự cạnh tranh quyết liệt giữa
các nền kinh tế, dường như còn có một cuộc cạnh tranh khác cũng không kém phần gay
gắt. Đó là cuộc cạnh tranh giữa các ngôn ngữ trên thế giới. Ở nước ta hiện nay, bên cạnh
tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, các tiếng khác như: Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng
Hàn… cũng được sử dụng khá phổ biến. Giữa muôn vàn các thứ tiếng: Tây, Ta, Âu, Á
lẫn lộn, tiếng Việt dường như bị xem nhẹ? Thực trạng đó đã đặt ra một vấn đề là tại sao
phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Và làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt?

1.3 Vẻ đẹp và sự giàu có của tiếng Việt


Sự giàu đẹp của tiếng Việt đã làm nên bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt, bản sắc tức là
những nét đặc trưng mà nếu mất đi thì nó không còn là nó. Theo GS Nguyễn Văn Khang,
giữ cho tiếng Việt có một bản sắc đẹp đẽ tức là chúng ta phải khơi nguồn tất cả những nét
giàu và đẹp. Tiếng Việt của chúng ta có thanh điệu. Thanh điệu nó như là nốt nhạc thì đó
là bản sắc rất đẹp của tiếng Việt mà không phải ngôn ngữ nào cũng có. Trong tiếng Việt,
trật tự từ rất quan trọng hoặc có hàng loạt từ mang tính ngữ pháp, gọi là hư từ. Đấy chính
là bản sắc của tiếng Việt. Chúng ta có những thành ngữ, tục ngữ rất hay như: "lá lành
đùm là rách", "dậu đổ bìm leo”... Cũng theo GS Nguyễn Văn Khang, tiếng Việt mang dấu
ấn của đời sống, chẳng hạn như trong câu “bán anh em xa mua láng giềng gần” nói lên
tính trọng tình nghĩa của người Việt. Ngôn ngữ tiếng Việt mang tâm hồn của người Việt
và chúng ta phải phát huy nó.

Cũng theo GS Nguyễn Văn Khang, tiếng Việt mang dấu ấn của đời sống, chẳng hạn như
trong câu “bán anh em xa mua láng giềng gần” nói lên tính trọng tình nghĩa của người
Việt. Ngôn ngữ tiếng Việt mang tâm hồn của người Việt và chúng ta phải phát huy nó.
Còn theo PGS.TS Phạm Văn Tình, sự giàu của tiếng Việt cũng chính là ở tính đa dạng
phong phú và có nhiều giá trị. Ông cho biết tiếng Việt hiện nay có khoảng 17.000 âm tiết,
tức là 17.000 thành tố có thể tạo được từ và từ 17.000 thành tố đó người ta xáo trộn và
kết hợp với nhau tạo thành các từ mới và có thể nói có hàng triệu kết hợp.

Sinh viên tiếng Việt tại khoa châu Á và Bắc Phi học, trường Đại học Ca’ Foscari tại
thành phố Venice (Italy) trình diễn truyện Kiều và múa rối Việt tại Venice. (Ảnh: Trường
Dụy/TTXVN phát)

2. Vì sao cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
2.1 Tiếng Việt đang bị “lấn chiếm” bởi các ngôn ngữ khác
Hiện nay, người ta đua nhau học ngoại ngữ (Anh, Pháp, Hoa) khắp nơi trên đất nước ta,
nhất là ở các thành phố, thị xã. Biển quảng cáo dạy ngoại ngữ xuất hiện khắp nơi, trung
tâm dạy ngoại ngữ cũng mọc lên như nấm. Ngày nay, người ta không quan tâm nhiều
đến tiếng Việt. Tiếng nước ngoài cũng được sử dụng trong giao tiếp giữa người Việt và
người Việt. Họ coi việc sử dụng ngoại ngữ như một “mốt” không thể thiếu ở mọi nơi,
mọi lúc, cho mọi đối tượng, mọi hoàn cảnh. Các nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra nhiều biểu
hiện của việc sử dụng tiếng Việt lung tung, xu hướng lai căng, “lạm phát” sử dụng các
yếu tố ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, và sự “sáng tạo” thiếu nguyên tắc dẫn đến sự kỳ
quặc trong cách dùng, thậm chí đi ngược lại truyền thống. Họ nói tiếng Việt và thỉnh
thoảng "tút tát" vài câu tiếng Anh.

2.2 Tiếng Việt đang dần bị biến chất và mất đi vẻ đẹp đáng có
Ngày nay, đa số giới trẻ nói chuyện trên mạng bằng một thứ ngôn ngữ "rắc rối" mà họ
không hiểu... Khởi nguồn là một hình thức truyền thông thời thượng được đông đảo giới
trẻ lăng xê, chúng ta có thể bắt gặp hàng ngày từ nhà ra ngõ, từ công sở đến trường học.
Hay khi sáng tạo ra những kết hợp kiểu biến danh từ thành tính từ chưa có trong từ điển:
''Một cảm giác rất yomost'', ''một phong cách thật xì-tin''.

Bên cạnh đó những cách diễn đạt đã ăn sâu đến mức là câu "cửa miệng" của không nhỏ
bộ phận giới trẻ: Từ "vãi" +… kiểu như: Mệt vãi chưởng, buồn ngủ vãi, xinh vãi... Việc
liệt kê đơn giản một vài ví dụ trên cho thấy việc sử dụng tiếng Việt hiện nay của một bộ
phận giới trẻ nói riêng và của một số người Việt Nam nói chung đang gặp nhiều vấn đề.

3. Làm sao để giữ được sự trong sáng của tiếng Việt?


Mỗi quốc gia đều có ngôn ngữ riêng. Người Việt nói tiếng Việt. Người Anh nói tiếng
Anh. Người Pháp nói tiếng Pháp… Các ngôn ngữ trên không đồng nghĩa.Vì vậy, là người
Việt Nam, trước tiên chúng ta cần thông thạo tiếng Việt. Giỏi tiếng Việt sẽ hiểu được cái
hay, cái đẹp của tiếng Việt. Có sử dụng thông thạo tiếng Việt mới hiểu được cái hay, cái
đẹp của tiếng Việt. Có thể nói giữ gìn bản sắc của tiếng Việt là công việc của mọi người,
từ người già cho đến người trẻ, đặc biệt là thế hệ trẻ. Để thực hiện tốt công việc này vấn
đề là ở ý thức, sự tự giác của người nói, người viết, của cả xã hội. Trong đó có vai trò
không nhỏ là chính sách, là tính tích cực của các cơ quan chủ quản về văn hóa, các nhà
trường, các viện nghiên cứu...

Tiếng Việt được ví như dòng máu trong cơ thể người Việt Nam. Khi dòng máu đó ngừng
chảy, cơ thể kia ngay lập tức không còn sự sống. Tiếng Việt là sức sống, là niềm tin yêu
và là niềm tự hào trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Tiếng Việt là linh hồn, là quê hương,
là đất nước và con người Việt Nam. Vì lẽ đó mà người ta cho rằng: “Mất ngôn ngữ mẹ đẻ
chẳng những là mất nước mà còn là mất cả dân tộc anh em”.

4. Nâng cao trách nhiệm và làm giàu tiếng Việt


Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ông cha ta đã bảo vệ và phát triển tiếng Việt như một
gia tài lớn. Tiếng Việt đã trở thành hồn cốt của dân tộc. Tiếng Việt là sức sống, là tâm
hồn, lối sống, tư duy người Việt.

Giữ gìn và làm giàu tiếng Việt là trách nhiệm của toàn dân. Song, dù xã hội, khoa học
công nghệ có thay đổi đến đâu, chúng ta phải nhận thức sâu sắc và xác định không được
làm méo mó, lai căng tiếng Việt trong quá trình sử dụng. Mỗi người cần ý thức được việc
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải trên cơ sở nói và viết đúng chuẩn mực về phát
âm, chính tả chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ. Cần loại bỏ những yếu
tố không phù hợp, làm ảnh hưởng đến sự chuẩn mực, trong sáng của tiếng Việt. Mỗi
người dân cần nêu cao trách nhiệm giữ gìn và làm giàu tiếng Việt để chúng ta luôn tự hào
về tiếng của dân tộc Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
(2020, 04 06). Được truy lục từ baodientudcsvn:
https://dangcongsan.vn/cung-ban-luan/giu-gin-su-trong-sang-cua-tieng-viet-
552099.html

(2021, 11 19). Được truy lục từ giaoducvadaotao:


https://vov2.vov.vn/giao-duc-dao-tao/tieng-viet-giau-va-dep-30849.vov2

(2022, 11 30). Được truy lục từ thongtin&tuyenthong: https://ictvietnam.vn/giu-gin-su-


trong-sang-cua-tieng-viet-chinh-la-giu-gin-va-bao-ton-gia-tri-van-hoa-dan-toc-
54338.html

You might also like