You are on page 1of 49

THỰC HÀNH VĂN BẢN

TIẾNG VIỆT
ThS. Võ Tuấn Vũ
tuanvu@hcmussh.edu.vn
ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

- Giữa kỳ: 30%


- Cuối kỳ: 70% (trắc nghiệm + tự luận)
- Chuyên cần: không được nghỉ quá 2 buổi trên toàn
môn học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 1. Lê A – Đinh Thanh Huệ (1997), Tiếng Việt thực hành (dùng cho sinh
viên không chuyên ngữ), NXB Giáo dục.
 2. Bùi Minh Toán – Lê A – Đỗ Việt Hùng (1997), Tiếng Việt thực hành, NXB
Giáo dục.
 3. Nguyễn Thị Ly Kha (2010), Dùng từ, viết câu và soạn thảo văn bản, NXB
Giáo dục.
 4. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (1997), Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục.
 5. Phan Thiều (1998), Rèn luyện ngôn ngữ (2 tập), NXB Giáo dục.
Văn bản pháp quy

 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ban hành ngày 5/3/2020 của Chính phủ về
công tác văn thư
 Thông tư số 01/2011/TT-BNV ban hành ngày 19/1/2011 của Bộ Nội vụ về
việc hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính
”Chanh sả" “flex”, “xu cà na”

"Hiểu, vững, khôn, ngã"


Mục tiêu và nhiệm vụ của môn học

 Năm học 1995 – 1996, tiếng Việt được đưa vào chương
trình Đại học ở giai đoạn đại cương với tên gọi Tiếng
Việt thực hành hay Thực hành văn bản tiếng Việt.
 Việclàm này xuất phát từ vai trò của tiếng Việt: không
những là phương tiện nhận thức, tư duy và phương tiện
giao tiếp hàng ngày, mà còn là công cụ để học tập,
nghiên cứu khoa học và tích lũy kiến thức.
Môn tiếng Việt ở nhà trường hướng tới các mục
tiêu:
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng đối
với tiếng Việt, một di sản văn hóa quý báu của dân tộc.
- Tiếp tục nâng cao những hiểu biết có cơ sở khoa
học về tiếng Việt.
- Bà Quẹo, Hom, Chiểu, Hạt, Điểm
- Tiếp tục rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng
tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày và nhất là trong
học tập và nghiên cứu.
- Ngoài ra, tri thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt là cơ
sở để sinh viên học tập và nghiên cứu ngoại ngữ.
Để đạt được những mục tiêu trên, việc dạy tiếng
Việt trong nhà trường phải thực hiện những nhiệm vụ
khá lớn lao.
Nó phải làm nhiệm vụ bồi dưỡng tình cảm, thái độ, ý
thức đối với tiếng Việt; cung cấp những kiến thức cần
thiết về tiếng Việt, rèn luyện được kĩ năng sử dụng tiếng
Việt và kĩ năng tư duy cho người học.
TIẾNG VIỆT

1. Khái quát về tiếng Việt


a. Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt (dân
tộc Kinh), đồng thời cũng là tiếng phổ thông của tất cả
các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam.
Cùng với lịch sử phát triển của dân tộc, tiếng Việt
ngày càng lớn mạnh và khẳng định địa vị của nó, trường
tồn và phát triển cho tới ngày nay.
Thế kỷ IX-X đến thế kỷ XVII-XIX

𤾓𢆥𥪞揆𠊛些
Trăm năm trong cõi người ta.
𡦂才𡦂命窖饒
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
𣦆戈没局𣷭橷
Trải qua một cuộc bể dâu,
仍調𬖉𧡊㐌𤴬疸𢚸
Những điều trông thấy đã đau đớn lòng.
Thế kỷ XVI – XVII đến nay
b. Tiếng Việt đã và đang đảm nhiệm các chức
năng xã hội trọng đại.
 Phương tiện giao tiếp quan trọng nhất;
 Từnăm 1945, tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ
chính thức trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu;
 Chấtliệu của sáng tạo nghệ thuật – nghệ thuật
ngôn từ;
 Công cụ nhận thức, tư duy của người Việt;
 Phương tiện tổ chức và phát triển xã hội;
2. Đặc điểm của tiếng Việt

a. Là thứ tiếng phân tiết tính


 Dòng lời nói ra (hoặc viết ra) luôn được phân cắt thành các
âm tiết. Mỗi âm tiết được nói và viết tách bạch, có đường
ranh giới rõ ràng. Mỗi âm tiết tiếng Việt đều có cấu trúc chặt
chẽ và luôn mang thanh điệu.
 Từ = Tiếng (âm tiết) = Hình vị
 Ví dụ: Anh tặng tôi một bó hoa rất đẹp.
b. Từ tiếng Việt không biến đổi hình thức âm thanh
và cấu tạo khi tham gia cấu tạo câu.
 Ví dụ:
Tôi mua kẹo cho nó.
Kẹo là thứ nó thích từ bé.
Từ bé nó đã thích kẹo.
c. Do đó, để biểu đạt sự thay đổi về quan hệ ngữ
pháp và ý nghĩa ngữ pháp, tiếng Việt không dùng
phương thức biến đổi hình thái từ mà chọn các phương
thức đặc thù sau:
- Trật tự từ:

So sánh: Tôi tin là nó sẽ thắng. (a)


Tôi tin là sẽ thắng nó. (b)

“Tôi, thấy, anh, đến, nó” .  có 94 cách hiểu


 có 40 cách hiểu
“Nó, bảo, sao, không, đến”
So sánh:
 20 con vịt vẫn còn.
 Vẫn còn 20 con vịt.
Tuy nhiên, khi hoàn cảnh cho phép và có sự hỗ trợ của
các yếu tố ngôn ngữ khác, trật tự sắp xếp của từ trong câu
có thể thay đổi nhưng nghĩa sự vật của câu không thay đổi.
Ví dụ:
(a) Chúng ta hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.
(b) Chúng ta hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất.
(c) Những gì tốt đẹp nhất, chúng ta hãy dành cho trẻ em.
- Hư từ:
+ Có sự khác biệt giữa trường hợp có dùng hư từ và
không dùng hư từ.

So sánh:
thành phố này/ những thành phố này
họ xây nhà/ họ đã xây nhà xong
tính tình trẻ con/ tính tình của trẻ con
+ Có sự khác biệt giữa các hư từ khác nhau.
So sánh:
o Tôi mua hàng của nó/ Tôi mua hàng cho nó.
o Bức ảnh của nó chụp/ Bức ảnh do nó chụp.
o Tôi chỉ ăn 2 bát cơm.
o Tôi ăn chỉ 2 bát cơm.

o Chiếc bình cổ này giá chỉ 10 triệu đồng.


o Chiếc bình cổ này giá những 10 triệu đồng.
- Ngữ điệu:
Khi nói, ngữ điệu được nhận biết lúc thay đổi giọng,
lên hay xuống, nói liên tục hay ngắt quãng, nhấn giọng hay
không. Khi viết, ngữ điệu được thể hiện bằng các dấu câu.
So sánh:
o Phương pháp làm việc mới/ là điều quan trọng.(a)
o Phương pháp làm việc/ mới là điều quan trọng.(b)
o Sự khác biệt về ngữ điệu cũng dùng để biểu hiện sự khác biệt về quan hệ
ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp.
Ví dụ:
1. Khi mẹ vào ca ba/ em ngủ ngon bên cô giáo.
Khi mẹ vào ca/ ba em ngủ ngon bên cô giáo.

2. “ Anh Hòa cắt tiết anh Hùng, nhổ lông cô Hồng, luộc trứng anh Tuấn, mổ bụng cô
Lài, lột da anh Tán, rán mỡ chị Kim, rửa chim cô Lý, bóp mềm anh Tuất, băm nhỏ cô Lan,
xào gan anh Hiệp quét dọn xong để đó chờ tôi”.

3. "Quân ta đánh sập hầm tiêu, diệt 50 tên địch".


o Thanh điệu gắn liền với tiếng, ngữ điệu gắn liền với câu.
o Ngữ điệu và hư từ có tác dụng phân biệt các loại câu.
Ví dụ:
 Cô ấy đã nghỉ việc. (câu tường thuật)
 Cô ấy đã nghỉ việc? (câu nghi vấn)
o Ngữ điệu  cách nói “mỉa”  hàm ngôn

Ví dụ:
 Con đã sáng mắt ra chưa?
 Con bé đó thì đẹp.
 Tất cả những điều trên tạo nên bản sắc của tiếng Việt
và là cơ sở cho việc sử dụng, lĩnh hội những sản phẩm
bằng tiếng Việt.
 “Cha các đồng chí... (ngừng giọng, nhìn khắp lượt hội trường), mẹ các đồng chí...
(cao giọng, ngưng lại để lấy hơi)... đã từng hy sinh cho chúng ta có ngày hôm nay!”.
 “Cán bộ y tế chém đồng nghiệp và vợ ngay tại trung tâm y tế”,
 “Em trai của chủ nhà tử vong cùng hai con bỏng nặng”,
 “Trưởng công an xã xin nghỉ việc vì lương thấp khiến vợ đòi ly dị”,
 “Bác sĩ BV Mắt Trung ương gác chân lên ghế nói gì?”,
 “Cha mẹ mất, ba đứa trẻ vật lộn trong căn nhà dột nát giữa Sài Gòn”…
3. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và chuẩn hóa
tiếng Việt

 Để bảo vệ và phát huy hơn nữa những phẩm chất,


ưu thế và hiệu quả của tiếng Việt, một vấn đề đặt ra
là cần phải giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng
Việt.
 Vậygiữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bao gồm
những nội dung cụ thể nào?
a. Phải có tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng đối
với tiếng Việt.
b. Phải hình thành được ý thức thường trực và thói
quen trong việc sử dụng tiếng Việt.
Sử dụng tiếng Việt cho trong sáng là sử dụng
theo các chuẩn mực của tiếng Việt. Các chuẩn mực
gồm:
 Chuẩn mực về phát âm và chữ viết
 Chuẩn mực về từ ngữ
 Chuẩn mực về ngữ pháp
 Chuẩn mực về phong cách
QUYẾT ĐỊNH
– […]
Điều 1: […]
Điều 2: […]
Điều 3: Đề nghị các đồng chí cố gắng giúp đỡ tôi thực hiện quyết định này
với.
v.v..
Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng Việt theo chuẩn
mực không hề phủ nhận và thủ tiêu những sự sáng tạo
trong sử dụng, những cách dùng độc đáo, những đóng
góp mới mẻ và sự uyển chuyển, linh hoạt trong sử
dụng.
c. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt còn bao hàm cả
nội dung luôn luôn tiếp nhận những yếu tố ngôn ngữ có
giá trị tích cực từ các tiếng bên ngoài. Tuy nhiên, cũng
cần lưu ý rằng:
 Chỉtiếp nhận những yếu tố ngôn ngữ cần thiết (khi
tiếng Việt còn thiếu).
 Yếutố tiếp nhận phải được Việt hóa (về hình thức, về
ngữ nghĩa, về sắc thái…).
 Tránh lạm dụng, tránh bệnh sính dùng tiếng nước
ngoài.

You might also like