You are on page 1of 8

Các phương thức cấu tạo từ

Trước hết cần phải nói rằng, tất cả các từ trong ngôn ngữ đều được tạo ra
theo một phương thức nào đấy. Song, đối với những từ gốc có cấu tạo bằng một
hình vị cấu tạo từ, ta không thể giải thích được lý do cấu tạo của chúng, do đó
không thể nói đến phương thức cấu tạo của chúng. Các từ gốc nguyên cấp đều là
những từ được cấu tạo bằng một hình vị cấu tạo từ nên thường được gọi là từ đơn.
Như vậy, các từ đơn là những từ không thể giải thích được về mặt cấu tạo, trừ một
số từ tượng thanh và tượng hình. Mỗi từ đơn là một đơn vị duy nhất trong ngôn
ngữ, xét về cách cấu tạo, và về cơ bản mang tính võ đoán. Chính vì vậy, khi nói
đến các phương thức cấu tạo từ, người ta chỉ đề cập đến những cách thức mà các
ngôn ngữ sử dụng để tạo ra những từ có thể giải thích được về mặt cấu tạo (tức là
các từ tạo). Những từ được tạo ra theo cách đó thường mang tính hệ thống: Chúng
tập hợp thành những nhóm có chung một kiểu cấu tạo. Do vậy:

Phương thức cấu tạo từ là cách thức và phương tiện mà các ngôn ngữ sử
dụng để tạo ra các kiểu cấu tạo từ.

Các kiểu cấu tạo từ trong các ngôn ngữ có thể được mô tả ở những cấp độ khác
nhau, và do đó số lượng các phương thức cấu tạo từ có thể rất lớn, song xét ở cấp
độ chung nhất, có thể nêu ba phương thức cấu tạo từ chủ yếu sau đây:

I. Phương thức phụ gia

Phương thức phụ gia là phương thức kết hợp một căn tố hoặc một phức thể căn tố
với phụ tố để tạo ra từ mới. Những từ được tạo ra theo phương thức này thường
được gọi là từ phái sinh. Ví dụ trong tiếng Anh: căn tố milk (sữa) được kết hợp với
phụ tố -y để tạo ra tính từ milky (có sữa, bằng sữa). Phương thức phụ gia vẫn được
coi là phương thức đặc trưng cho các ngôn ngữ biến hình. Song thực ra, trong các
ngôn ngữ không biến hình, như tiếng Việt, phương thức này cũng được sử dụng
khá phổ biến, tuy nhiều khi tính chất phụ tố của các hình vị cấu tạo từ ở những
ngôn ngữ này không thật rõ ràng. Ví dụ: Các từ ‘nhạc sĩ’, ‘hợp tác hoá’, ‘nhà văn’
của tiếng Việt có thể có cách cấu tạo giống như từ phái sinh ở các ngôn ngữ biến
hình, song các từ tố ‘sĩ, hoá, nhà’ lại không hoàn toàn giống như các phụ tố, bởi lẽ
chúng có thể tồn tại độc lập với ý nghĩa ít nhiều có thể xác định được.

1/ Phương thức phụ gia (Phương thức phái sinh, phương thức phụ tố):

Phương thức phụ gia là phương thức liên kết vào căn tố 1 hoặc một vài phụ tố để
tạo nên từ mới so với căn tố hoặc từ gốc ban đầu.
Ví dụ 1: Căn tố happy được kết hợp với phụ tố un- để tạo nên từ thứ hai cùng gốc:
unhappy
Ví dụ 2: Trong tiếng Ê-đê, them trung tố - rơ- vào giữa từ, sẽ tạo ra từ khác mang
nghĩa từ loại của danh từ: bơsao (cãi nhau) – bơrơsao (sự cãi nhau)
Bơmut (căm thù) – bơrơmut (sự căm thù)
Căn cứ vào loại phụ tố có thể phân biệt ghép phụ gia thành:
- Phéo phụ gia định hình từ loại là việc them vào căn tố một phụ tố để định
hình từ loại. Trong tiếng Anh, khi them vào 1 phụ tố mang nghĩa từ loại, từ
sẽ chuyển sang một từ loại khác.
Ví dụ: good- goodness (-ness: mang nghĩa sự vật của danh từ)
Care- careful (-full mang nghĩa đặc trưng của tính từ)
- Phép phụ gia phái sinh ngữ nghĩa là sự kết hợp một phụ tố mang nghĩa phái
sinh vào căn tố để tạo nên từ mới khác với căn tố (hoặc từ ban đầu) một số
sắc thái nghĩa.
Ví dụ: Thêm phụ tố re- mang nghĩa “trở lại” vào từ hear, ta sẽ có từ thứ hai
cùng gốc: rehear (nghe lại)
Home (nhà) – homeless (không nhà)
– Homely (đạm bạc, sơ sài)
Phương thức phụ gia là cách cấu tạo từ khá phổ biến trong các ngôn ngữ Ấn Âu,
những ngôn ngữ có sự biến hình từ.
2/ Phương thức ghép (Phương thức hợp thành):
Phương thức ghép là cách ghép 2 hình vị cùng loại với nhau để tạo nên một từ.
Ví dụ: Book (sách) + case (thùng, tủ) bookcase ( tủ sách)
- Ghép hai căn tố với nhau để tạo nên một từ:
Black (đen) + board (bảng) blackboard (bảng đen)

II. Phương thức ghép

Ghép là phương thức kết hợp các hình vị cùng tính chất với nhau (chủ yếu là các
căn tố với nhau) theo một trật tự nhất định để tạo ra từ mới – từ ghép. Đây là
phương thức được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ,
ví dụ: Trong tiếng Việt: mua bán, thiệt hơn, thay đổi, được mất, xe hơi
Trong tiếng Anh: blackboard (bảng đen), inkpot (lọ mực), manpower (nhân lực)

Trong số các loại từ tạo thì từ ghép thường gây nên sự nghi ngờ và bất đồng ý kiến,
vì rằng chúng dễ bị nhầm lẫn với cụm từ tự do. Vì vậy, người ta phải đưa ra các
tiêu chuẩn nhận diện từ ghép. Ngoài các tiêu chuẩn áp dụng đối với các từ nói
chung là:

– Phải có nghĩa hoàn chỉnh, nghĩa là biểu thị một nội dung khái niệm độc lập, hoàn
chỉnh.

– Có cấu trúc hình thức chặt chẽ, nghĩa là không thể bỏ đi một hình vị (từ tố) mà
nghĩa của từ vẫn được giữ nguyên, hoặc không thể chêm các thành phần khác vào
giữa hình vị hay chêm các thành phần phụ cho từng hình vị riêng lẻ,

III. Phương thức láy

Láy là phương thức lặp lại toàn bộ hay một bộ phận từ gốc để tạo ra từ mới –
gọi là ‘từ láy’. đen đen, trăng trắng, sành sạch trong tiếng Việt. Phương thức láy là
phương thức được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ không biến hình, ví dụ
như tiếng Việt, Lào, Khơme, tiếng Inđônêxia, v.v…
Trong nhiều ngôn ngữ, phương thức này chỉ được sử dụng rất hạn chế, và
điều quan trọng là ở đó, các kiểu cấu tạo láy không có tính sinh sản, do đó thường
chỉ gồm một từ duy nhất thuộc loại, chứ không bao gồm nhiều từ thuộc loại như
trong các ngôn ngữ không biến hình, ví dụ như: tiptop (đỉnh cao) so-so (tàm tạm)
trong tiếng Anh. Hơn nữa, nhiều khi các từ láy ở những ngôn ngữ này lại có quan
hệ với hiện tượng tượng thanh hay tượng hình, ví dụ như murmur (rì rầm) hay
zigzag (ngoằn ngoèo) trong tiếng Anh, và do đó, thực ra chúng không phải là
những từ tạo mà là từ gốc.
Ví dụ:
Tiếng việt:
Đen đen, trăng trắng, sành sạch, đo đỏ
Thưa lưa thưa
Quanh loanh quanh

Tiếng anh:
Quack - quack (tiếng vịt kêu)
Ping - pong (bóng bàn)

Trên đây chỉ là những phương thức cấu tạo từ có tính chất tổng quát. Tuỳ theo từng
ngôn ngữ, các phương thức này có thể được chi tiết hoá thành những phương thức
cụ thể hơn, ví dụ: phương thức tiền tố hoá, phương thức hậu tố hoá, phương thức vĩ
tố hoá, phương thức tiền tố hoá + hậu tố hoá, phương thức tiền tố hoá + vĩ tố hoá,
v.v…

IV. Phương thức chuyển từ loại


Phương thức chuyển từ loại là phương thức giữ nguyên hình thức âm thanh,
thay đổi chức năng và nghĩa của từ loại để tạo ra từ mới.

A station (trạm, vị trí) – to station (đóng trạm)


Wet (ướt – tính từ) – to wet (làm ướt)

Khi thay đổi từ loại, đồng thời cũng thay đổi cả cấu trúc nghĩa từ vựng. Bởi vậy
trong ngữ pháp học. người ta cho rằng một vỏ ngữ âm ứng với hai nghĩa từ loại sẽ
tạo ra hai từ khác nhau.
Phương thức chuyển từ loại rất phổ biến trong tiếng việt

Muối (hạt muối) – muối (muối dưa)


Khó khăn (rất khó khăn) – Khó khăn (những khó khăn)
V. Phương thức chuyển âm
Phương thức chuyển âm là một trong những phương thức thành lập từ, trong đó từ
được biến đổi ngữ âm dẫn đến sự chuyển dịch về nghĩa của các biến thể và làm cho
các biến thể này trở thành từ mới.
Từ tiếng Việt cấu tạo bằng phương thức này được hình thành bởi biến âm trong
ngữ lưu, biến âm trong lịch sử và biến âm văn hóa. . Biến âm trong ngữ lưu chủ
yếu xảy ra do hiện tượng đồng hóa, dị hóa, bớt âm và thêm âm.Ví dụ:
Sao tắt thế này, chắc lại típ mắt vào nhìn con bé nhân viên bán hàng (dt
Ngôi Sao News, Ôi!... Đàn bà! - 20/10/2012).

Trong ví dụ (1) thì âm /t/ (âm tắc vô thanh, nướu răng) của từ tố tít trong tít mắt bị
đồng hóa thành âm /p/ (âm tắc vô thanh, hai môi) để phù hợp với tính chất hai môi/
môi-môi của âm /m/ và âm /p/, cụ thể tít mắt  típ mắt. Hiện tượng đồng hóa
trong tiếng Việt xảy ra khi hai âm khác nhau có thể gây khó khăn ít nhiều cho việc
phát âm thì một âm biến đổi cho giống với tính chất của âm kia.
Còn các hiện tượng biến âm trong lịch sử xảy ra trong một giai đoạn lịch sử nhất
định nào đó trước đây. Xem xét một vài trường hợp được khảo sát sau:

(4) a. Suốt cả tiếng đồng hồ, cặp thiếu niên dại dột này “hợp đồng tác chiến”
nhưng bất thành, cả hai đành chấp nhận “bỏ cuộc” và tự mặc quần vào, nằm ôm
nhau ngủ đến lúc tờ mờ sáng thì bị người cha phát hiện (dt Báo Dân Trí, “Hái trái
cấm” giữa đêm rồi ngủ quên bên… cha bạn gái - 18/08/2012).

b. Đại đức Tăng Nô, Phó chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng,
cho biết nguyên nhân vụ cháy là do một cây đèn cầy lớn đang được đốt trong mùa
nhập hạ đã bất ngờ bị ngã khiến lửa lan nhanh sang các vật dụng dễ cháy như cột
gỗ, rèm vải, chiếu cói… (dt Báo Thanh Niên, Cháy chùa do đèn cầy - 16/09/2012).

c. Sân khấu “Làng tôi” cũng không sặc sỡ dưới ánh đèn màu, chỉ đơn thuần được
ánh sáng để nổi bật một màu nâu chàm - sắc nâu quen thuộc và gắn bó với những
người nông dân Việt Nam (dt Báo Nhân Dân, Đón xiếc “Làng tôi” trở lại
- 02/08/2012).
Từ dại dột trong ví dụ (4a) là một từ được biến âm từ từ dại dốt. Từ đèn cây được
biến âm lịch sử trở thành từ đèn cầy như trong ví dụ (4b). Tương tự như vậy, từ sặc
sỡ trong ví dụ (4c) nguyên gốc bắt nguồn từ từ sắc sỡ.
Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tiếng Việt. Biến âm văn
hóa chịu ảnh hưởng của nhân tố văn hóa và xã hội. Chúng ta xem hiện tượng biến
âm văn hóa qua trường hợp được khảo sát sau:
(5) a. Một sự khởi đầu ấn tượng của thầy trò HLV Di Matteo (dt Báo Tuổi Trẻ,
Chelsea khởi đầu ấn tượng - 19/08/2012).

b. Thời cuộc ta đang cầm chỉ là một khúc ngắn của dòng sông chảy vô tận (dt
VietNamNet News, Việt Nam trên ngọn sóng thời cuộc - 17/12/2012).

Từ khởi đầu trong ví dụ (5a) được hình thành bằng cách biến âm do phong nhã từ
từ gốc khỉ đầu.Từ gốc khỉ đầu có gợi ý thô tục hay đồng âm với từ thô tục sẽ được
thay đổi vỏ ngữ âm ít nhiều để tránh những liên tưởng không tốt cho người nghe,
cụ thể: khỉ đầu  khởi đầu. Từ thời cuộc trong ví dụ (5b) có nguồn gốc từ từ thời
cục .Từ tố cục trong từ thời cục bị biến âm trở thành cuộc, cụ thể như sau: thời
cục  thời cuộc.

Trong tiếng Anh “Chuyển âm là phương thức tác động vào mặt ngữ âm của từ như
thêm âm, bớt âm (…) để tạo ra những biến thể từ vựng mới” [70, tr. 188 – 189]22.
Thông thường, việc chuyển âm trong tiếng Anh là do hiện tượng đồng hóa
(assimilation), do phân bố lại (metanalysis), do bớt âm (elision) hoặc do thêm
âm/chêm âm (epenthesis). Sau đây, chúng ta thử khảo sát những dạng biến âm của
từ tiếng Anh như sau:
Hiện tượng đồng hóa là hiện tượng một âm (đang xét) trở nên gần giống với âm kế
cận. Chúng ta có thể xét ví dụ sau:
Authorities prepare for widespread allusion to “Gravity’s Rainbow,”
postmodernism (cf. Daily News, Pynchon in Public Day is tomorrow –
07/05/2012).

Từ allusion (sự ám chỉ) trong ví dụ (1a) được hình thành bằng cách đồng hóa
những âm kế cận, gần giống nhau. Từ gốc adlusion có âm /-d-/ (âm xát vô thanh,
lợi- voiceless alveolar fricative) bị đồng hóa thành /-l-/ (âm bên lợi – alveolar
lateral) khi đứng trước âm /-l-/.
Hiện tượng phân bố lại còn được gọi là phân hoá lại [12, tr. 343]. Đây là hiện
tượng sắp xếp lại âm hoặc âm tiết trong từ như trong ví dụ sau:
So it is no wonder that she joined the thousands of hourly workers took extreme
measures to get to work this week, even, in her case, hiking over the Williamsburg
Bridge (cf. The New York Times, For Hourly Workers After the Storm, No Work,
No Pay – 02/11/2012).

Từ work trong ví dụ (2) được hình thành từ tiếng Anh cổ wyrcan. Từ cổ wyrcan
chịu sự phân bố lại thành từ trung cổ worht (làm) và về sau trở thành từ hiện đại
ngày nay work (làm).
Hiện tượng bớt âm là hiện tượng khi một hoặc nhiều âm trong từ hoặc cụm từ bị
lược bớt đi. Chúng ta có thể khảo sát một vài ví dụ sau:
An outside review of 17 labs in the same state building that housed the lab at the
center of a drug-testing scandal found that they, too, had problems (cf. The
MetroWest Daily News, Review finds problems at other Mass – 28/12/2012).
Trong ví dụ , từ lab được hình thành từ phần đầu của từ laboratory (phòng thí
nghiệm). Ở cách thức cắt giữ phần đầu từ (initial clipping/aphesis) thì phần đầu từ
được giữ lại và phần sau của nó bị cắt đi.
Còn hiện tượng thêm âm là hiện tượng khi một hay nhiều âm được thêm vào từ
như ví dụ sau:
While there were scattered storms in the surrounding area, no rain was falling
when the lightning and thunder jolted everyone in the ballpark in the top of the
fourth inning (cf. The Daily Beast, Understanding Diana Vreeland, “Empress Of
Fashion” – 28/10/2012).

Từ thunder trong ví dụ (4) được hình thành từ từ cổ thunor. Theo thời gian, từ
thunor chịu sự chi phối quy luật chêm âm và được thêm âm /-d-/ thành thunder
(sấm sét) trong tiếng Anh hiện đại: thunor (sấm sét)  thunder (sấm sét).

You might also like