You are on page 1of 5

BÀI TIỂU LUẬN

I) PHẦN MỞ ĐẦU
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn đến Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM đã
đưa môn Tiếng Việt thực hành vào chương trình giảng dạy. Và hơn hết, em xin cảm ơn
giáo viên bộ môn- Cô Nguyễn Thu Hà đã hết long dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức
quý báu cho chúng em trong khoảng thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia
học lớp Tiếng Việt thực hành của cô, em đã học them được nhiều kiến thức bổ ích, tinh
thần học tập nghiêm túc. Đây chính là hành trang để em vững bước trong tương lai phía
trước.
Ngôn ngữ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người, nó không chỉ đơn
thuần là một công cụ truyền đạt thông tin mà còn thể hiện cả tính cách, văn hoá và xã hội
của người sử dụng. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chính của con người, tồn tại ở
dạng lời nói, ký hiệu hoặc chữ viết . Phần lớn các ngôn ngữ trên thế giới sở hữu các hệ
chữ viết có chức năng ký âm và bảo tồn lời nói. Trong số các hệ thống giao tiếp ở động
vật, ngôn ngữ của con người độc đáo ở nhiều điểm như: nó không phụ thuộc vào một
phương thức truyền tải duy nhất nào, nó khác biệt giữa từng nền văn hóa và từng giai
đoạn lịch sử, và nó có phạm vi biểu đạt rộng hơn nhiều so với các hệ thống khác. Trong
bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, tiếng Việt, là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, đang trải
qua nhiều thách thức và cơ hội đồng thời. Trong khi tiếng Anh và các ngôn ngữ quốc tế
ngày càng trở nên phổ biến, thì việc bảo tồn và phát triển tiếng Việt là một nhiệm vụ
quan trọng đối với người Việt Nam. Bài tiểu luận này sẽ khám phá các khía cạnh của
tiếng Việt trong thực hành và tại sao nó đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống
hàng ngày.

Tiếng Việt không chỉ là một phương tiện để giao tiếp, mà còn là một phần quan trọng của
bản sắc dân tộc. Tiếng Việt có sự thay đổi trong giọng nói từ Bắc vào Nam, không đột
ngột mà tiệm tiến dần theo từng vùng liền nhau. Trong đó, giọng Bắc , giọng Trung và
giọng Nam là 3 phân loại chính. Những tiếng địa phương này khác nhau ở giọng điệu và
từ địa phương. Thanh ngã và thanh hỏi ở miền Bắc rõ hơn ở miền Nam và Trung. Miền
Bắc phát âm một số phụ âm khác với miền Nam và miền Trung. Giọng Trung có nhiều từ
vựng địa phương hơn những giọng khác. Trong bối cảnh thế giới đa dạng về ngôn ngữ
và văn hóa, việc duy trì và phát triển tiếng Việt đòi hỏi sự quan tâm và nỗ lực từ tất cả
mọi người. Bài tiểu luận này sẽ nghiên cứu cách mà tiếng Việt được sử dụng trong các
tình huống hàng ngày, từ giao tiếp cá nhân đến trong lĩnh vực công việc và giáo dục.
Chúng ta sẽ khám phá sự thay đổi của tiếng Việt dưới tác động của tiến hóa xã hội và
công nghệ, cũng như tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ trong một
thế giới ngày càng liên kết.
Bài tiểu luận này sẽ bắt đầu bằng việc trình bày một cái nhìn tổng quan về tiếng Việt và
vai trò của nó trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam. Tiếng Việt đã góp phần
tạo nên bản sắc Việt Nam trong suốt quá hình thành và phát triển dân tộc, là nhân tố, là
chìa khóa tạo nên sự thống nhất, hòa hợp, đoàn kết trong đấu tranh giải phóng dân tộc và
xây dựng đất nước Việt Nam, tiếng nói Việt Nam luôn là niềm tự hào vang lên trên các
diễn đàn, trên trường quốc tế.Sau đó, chúng ta sẽ đi sâu vào việc sử dụng tiếng Việt trong
các ngữ cảnh khác nhau và tác động của xã hội hiện đại lên ngôn ngữ này. Cuối cùng, bài
tiểu luận sẽ trình bày những cơ hội và thách thức mà tiếng Việt đang đối diện và cách
chúng ta có thể đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của mình.

Mục tiêu của bài tiểu luận này là tạo ra một cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng của
tiếng Việt trong cuộc sống hàng ngày và thúc đẩy sự quan tâm đối với việc bảo tồn và
phát triển ngôn ngữ quốc gia của chúng ta. Cùng nhau, chúng ta có thể giữ lửa sáng cho
tiếng Việt và thúc đẩy sự phát triển của nó trong tương lai.
II) NỘI DUNG

HÌNH 1
-Lỗi : sai chính tả (lỗi vùng miền, do phát âm sai nên dẫn đến viết sai) ‘ nòng’
-Sửa: Sửa chữ‘ nòng’ thành chữ ‘lòng’ để có câu ‘ Nóng long chờ hỗ trợ’
HÌNH 2

-Lỗi: sai chính tả ‘đểm’( do nhầm lẫn các từ đồng âm)


-Sửa: sửa chữ ‘ đểm’ thành chữ ‘điểm’ để có câu ‘Con gái mất điểm trước con trai vì...’
HÌNH 3
-Lỗi: sai chính tả toàn bộ từ( do cố tình sai để thu hút khách)
-Sửa: sửa các chữ ‘nuộc,chứng, nộn, lem trua dán, tráo chai’ thành các chữ ‘luộc, trứng, nem
chua rán, cháo trai’

You might also like