You are on page 1of 10

NỘI DUNG THẢO LUẬN MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ VÀ TIẾNG VIỆT

THỰC HÀNH

NHÓM 6 :

ĐỀ TÀI: HIỆN TƯỢNG TIẾP XÚC, GIAO THOA TRONG NGÔN NGỮ

I, KHÁI NIỆM

 Tiếp xúc ngôn ngữ là gì? Là hiện tượng xã hội và ngôn ngữ mà những người
nói các ngôn ngữ khác nhau ( hoặc các ngôn ngữ khác nhau của cùng một
ngôn ngữ ) tương tác với nhau, dấn đến chuyển giao các đặc điểm ngôn ngữ
 Giao thoa ngôn ngữ là gì? Giao thoa ngôn ngữ (hay còn được gọi là vay
mượn ngôn ngữ) là hệ quả của sự tiếp xúc trực tiếp giữa các ngôn ngữ, là
hiện tượng nảy sinh trong xã hội đa ngữ. Thuật ngữ giao thoa dùng trong
ngôn ngữ học để chỉ khi 2 hoặc hơn 2 ngôn ngữ tiếp xúc với nhau ở các cá
thể hay cộng đồng thì hệ thống ngôn ngữ này sẽ chịu ảnh hưởng của hệ
thống ngôn ngữ khác tạo nên sự lan toả, tiếp biến và chuyển thành các hiện
tượng như mô phỏng, vay mượn.

II, NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG TIẾP XÚC, GIAO THOA NGÔN
NGỮ

 Do di dân:
Dẫn chứng:
- Lịch sử VN ghi nhận nhiều đợt di dân của người Việt ra nước ngoài.Giai
đoạn 1975-1995 có hàng trăm nghìn người VN nhập cư vào Mĩ. Hiện
nay, trung bình mỗi năm từ VN có khoảng 80.000 người đi hợp tác lao
động, 60.000 du học sinh và hàng chục nghìn người kết hôn với người
nước ngoài. Dù di dân vì bất cứ lý do gì thì người di dân vẫn luôn sống
trong môi trường song ngữ, cho nên tình trạng di dân là 1 nguyên nhân
quan trọng hàng đầu dẫn đến hiện tượng tiếp xúc, giao thoa ngôn ngữ.
 Do chính trị:
Dẫn chứng:
- Đầu TKXX, Liên Xô là cánh chim đầu đàn của CNCS, là 1 siêu cường
quốc có ảnh hưởng trên thế giới. Vì vậy, nửa thế giới trong đó có VN
chọn tiếng Nga là ngoại ngữ dạy trong trường, đặc điểm này tạo nên
trạng thái tiếp xúc, giao thoa tiếng dân tộc và tiếng Nga
- Hơn 80 năm bị người Pháp đô hộ, tiếng Việt đã vay mượn nhiều từ gốc
Pháp, đại bộ phận lớp từ này là tên gọi các đối tượng từ Pháp thâm nhập
vào mà thường thì trong tiếng Việt chưa có. Phần lớn các từ đó đã bị thay
đổi cả về cách đọc lẫn chữ viết để phù hợp với đặc trưng của tiếng Việt
(ngôn ngữ đơn lập; không biến hình). Các từ mượn tiếng Pháp được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực như: ăn uống → cacao (ca cao), café (cà phê),
crème (kem), carotte (cà rốt), gâteau (ga tô), salade (xa lát), cerise (sơ
ri), fromage (pho mát), jambon (giăm bông), saussisse (xúc-xích),
chemise (sơ-mi), veston (vét-tông), gilet (gi-lê), blouse (bờ-
lu),ydược → acide (axít), lipide (lipit), péniciline (pênixilin), vaccin (vắc
xin), vitamine (vitamin),... và nhiều lĩnh vực khác. Các lớp từ này đã dần
đi vào kho từ vựng tiếng Việt, và cơ bản được người Việt sử dụng một
cách phù hợp trong các hoàn cảnh giao tiếp. 
 Do giáo dục song ngữ:
Dẫn chứng:
- Học sinh người hoa ở quận 5 TPHCM bên cạnh chương trình chính khoá
bằng tiếng Việt còn được học tăng cường thêm tiếng Hoa để bảo tồn và
phát huy tiếng dân tộc thiểu số. Nguyên nhân này tạo nên trạng thái tiếp
xúc, giao thoa ngôn ngữ Hoa – Việt.
- Tiếng Anh với vai trò là ngôn ngữ quốc tế có ảnh hưởng lớn đến đời sống
kinh tế, chính trị đương nhiên sẽ trở thành một ngoại ngữ chính thức
được chọn dạy trong trường phổ thông. Từ đây sẽ tạo thành trạng thái
tiếp xúc, giao thoa giữa tiếng Anh với tiếng Việt, tiếng Anh với tiếng
Hoa hoặc tiếng Anh với tiếng các dân tộc thiểu số khác. Chính sách giáo
dục song ngữ trong nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển trạng thái song ngữ.
- Hiện nay tại VN, các du học sinh Lào và Hàn du học tại các trường Đại
Học điển hình ngay tại trường chúng ta – Trường ĐH Quy Nhơn không
những làm tăng tình hữu nghị giữa nước ta và nước bạn mà còn góp phần
làm đa dạng vốn ngôn ngữ của chúng ta bởi sự tiếp xúc, giao thoa ngôn
ngữ trong giao tiếp hằng ngày giữa các học sinh với nhau.
 Do sự phân chia vùng miền:
Dẫn chứng:
- Trong môi trường đa ngữ tiếng Việt và các tiếng dân tộc, các ngôn ngữ
dân tộc thiểu số không chỉ tương tác với tiếng Việt và chịu ảnh hưởng
của tiếng Việt mà còn có sự tương tác giữa các ngôn ngữ dân tộc thiểu số
với nhau. Thông thường, trong một vùng/địa phương, thường có một
tiếng dân tộc thiểu số nổi lên làm ngôn ngữ vùng (sau tiếng Việt) và có
thể tác động đến ngôn ngữ khác. Đấy là nhìn ở mặt khái quát, còn thực tế
này diễn ra rất đa dạng. Không chỉ giữa các ngôn ngữ dân tộc mà ngay
trong nội bộ một dân tộc, sự tiếp xúc giữa các phương ngữ tại mỗi vùng
cũng chịu ảnh hưởng của các nhân tố xã hội - ngôn ngữ.
- Ngoài ra sự phân chia vùng miền theo vị trí địa lý còn là nơi xảy ra hiện
tượng tiếp xúc, giao thoa ngôn ngữ giữa các dân tộc thiểu số với tiếng
Hoa, tiếng Campuchia hay tiếng Lào ở các vùng biên giới giữa các nước
bạn với Việt Nam.
III, CÁC BÌNH DIỆN NGHIÊN CỨU CỦA TIẾP XÚC, GIAO THOA NGÔN
NGỮ
1. Bình diện giao tiếp
- Giao thoa ở bình diện giao tiếp đó là hiện tượng lệch chuẩn trong các phát ngôn: có
thể là ngữ âm, có thể là ngữ pháp, từ vựng hoặc ngữ nghĩa hoặc có khi làtất
cả. Mức độ lệch chuẩn quyết định hiệu quả giao tiếp, tức là khả năng truyền
đạtthông tin dạt dược ở các mức độ khác nhau (hiểu hết, hiểu tương đối, hiểu
ít và không hiểu được). 
- Ví dụ : khi nhóm người Việt nói tiếng Anh với nhau thì rất lưu loát và hiểu
nhau. Nhưngkhi có sự xuất hiện của người thuộc quốc gia nói tiếng Anh
thì họ lại rất lúng túng phải nhắc đi nhắc lại cả khi nghe lẫn khi nói vì giao thoa
ngôn ngữ và lai tạp ngôn ngữ . Nếu sự lệch chuẩn diễn ra ở cấp độ cộng đồng thì có thể
dẫn đến hình thành| biến thể và rất có thể tạo ra một biến thể mới: hiện tượng
tiếng bổi (pidgin). 
- Đã từng có ý kiến rằng, giao thoa ở bình diện cấu trúc là thuộc về ngôn ngữ
học cấu trúc, còn giao thoa ở bình diện giao tiếp là thuộc phạm vi của ngôn ngữ học xã
hội. Lí do là vì, ở bình diện thứ nhất, đó là sự tương tác giữa các cấu trúc
cùng các yếu tố trong cấu trúc của hai (hoặc hơn hai) ngôn ngữ, dẫn đến sự ảnh hưởng
lẫn nhau giữa chúng, chẳng hạn như, sự xâm nhập lẫn nhau giữa các cấp độ của hai
ngôn ngữ (âm vị học, hình thái học, từ vựng - ngữ nghĩa, phong cách học). Ở
bìnhdiện thứ hai là sự tương tác trong giao tiếp mang tính cộng đồng (xã
hội). Tuy nhiên, theo chúng tôi, hai bình diện này có quan hệ mật thiết với
nhau. Như đã biết,đa ngữ xã hội là do nhiều người da ngữ tạo ra. Hiện tượng giao
thoa là hiện tượng chênh chuẩn của một ngôn ngữ nào đó trong lời nói của những người
da ngữ biết từ hai ngôn ngữ trở lên. Như vậy, hiện tượng giao thoa ở các cá
nhân đa ngữ tất sẽ tácđộng đến hiện tượng da ngữ xã hội

3. Bình diện ngôn ngữ văn hóa của giao thoa ngôn ngữ
- Nếu quan niệm cho rằng tiếp xúc ngôn ngữ là một phương diện của tiếp xúc văn hoá
thì giao thoa ngôn ngữ là một mặt của quá trình lan toả và tiếp xúc văn hoá.
Nếu quan niệm cho rằng, tiếp xúc ngôn ngữ chính là tiếp xúc văn hoá thì giao thoa ngôn
ngữ cũng là giao thoa văn hoá. Sử dụng khái niệm giao thoa ngôn ngữ văn hoá, cũng là
nhằm chỉ ra rằng: tiếp xúc ngôn ngữ và tiếp xúc văn hoá bên cạnh những đặc
điểm riêng thì chúng có những điểm giao nhau khó tách rời.
- Giao thoa ngôn ngữ văn hoá toàn phần xảy ra khi thành viên tham gia giao tiếp có năng
lực giao tiếp ngôn ngữ và khả năng hiểu biết văn hoá đối với các ngôn ngữ là như nhau
(tức là năng lực ngôn ngữ văn hoá của ngôn ngữ thứ hai bằng hoặctương đương như
tiếng mẹ đẻ). Hiện tượng này thường thấy ở các cộng đồng mà ngôn ngữ thứ hai
được sử dụng là ngôn ngữ chính thức. Ví dụ, tiếng Anh của người nhập cư
như cộng đồng di dân ở Mỹ, Canada. Trường hợp này còn gọi là song ngôn
ngữ văn hoá.
- Giao thoa ngôn ngữ văn hoá bộ phận xảy ra khi thành viên tham gia giao tiếp có năng
lực giao tiếp ngôn ngữ và khả năng hiểu biết văn hoá đối với ngôn ngữ thứ hai mặc dù
là tốt nhưng chưa bằng ngôn ngữ văn hoá của dân tộc mình. Dựa vào mức
độ khác nhau, có thể chia giao thoa ngôn ngữ văn hoá thành hai loại: giao
thoa ngôn ngữ văn hoá ở mức độ cao và giao thoa ngôn ngữ văn hoá ở mức độ thấp.
+ Giao thoa ngôn ngữ văn hoá ở mức độ cao thường xảy ra ở những người nhập
cư hay có thời gian sống và làm việc lâu năm ở cộng đồng vốn không phải của họ. Thời
gian đã giúp các thành viên này hoà nhập cả về ngôn ngữ và văn hoá, không những sử
dụng tốt ngôn ngữ để giao tiếp mà còn am hiểu về văn hoá của cộng đồng đó. Tuy
nhiên, vẫn còn những nét văn hoá của cộng đồng này mà họ chưa biết hoặc chưa thể
cảm nhận hết được.
+ Giao thoa ngôn ngữ văn hoá ở mức độ thấp thường xảy ra ở những
người nhập cư hay có thời gian sống và làm việc chưa lâu ở cộng đồng vốn không phải
của họ. Cũng không loại trừ cả những trường hợp có thời gian sống lâu ở đó nhưng vẫn
ở mức độ này. Vì thế, điều quan trọng là mức độ hoà nhập về ngôn ngữ và văn hoá của
các thành viên này còn thấp.
IV, HỆ QUẢ -THỰC TIỄN CỦA HIỆN TƯỢNG TIẾP XÚC, GIAO THOA
NGÔN NGỮ
1. Sự sai lệch so với chuẩn mực
- Dù giao thoa ở bình diện nào thì kết quả của nó là sai lệch so với chuẩn mực (gọi tắt là
sự lệch chuẩn). Sự lệch chuẩn gồm lệch chuẩn về ngôn ngữ và lệch chuẩnvề văn hoá
- Sự lệch chuẩn về ngôn ngữ được hiểu là những lỗi về ngôn ngữ do ảnh hưởng từ ngôn
ngữ khác.
- Chẳng hạn, tiếng Việt có thể nói quyển sách (ở) trên bàn, quyềnsách (ở) dưới
bàn, chiếc quạt trên trần nhà do xuất phát từ điểm quan sát. Trongkhi đó,
tiếng Anh thì chỉ có thể dùng on (trong) đối với quyển sách ở trên bàn và
under (dưới) đối với chiếc quạt ở dưới trần nhà. Sự sai lệch sẽ xảy ra khi
người Việt học tiếng Anh hoặc người biết tiếng Anh học tiếng Việt áp đặt cách dùng
của tiếng Việt này vào tiếng Anh hoặc ngược lại.Những sai lệch so với chuẩn mực
xảy ra trong lời nói của người da ngữ là do thóiquen sử dụng ngôn ngữ này đã ảnh
hưởng sang ngôn ngữ khác. Đó là kết quả của sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ.
Thêm nữa, sự khác biệt giữa hai hệ thống ngôn ngữ càng lớn thì phạm vi giao
thoa tiềm năng càng nhiều.- Sự lệch chuẩn về văn hoá dược hiểu là những lỗi về văn
hoá do sự ảnh hưởng từ nền văn hoá khác. 
- Khi tìm cách nắm vững ngôn ngữ, văn hoá của ngôn ngữ khác giống như
bản ngữ, các cá thể có xu hướng chuyển các dạng thức, ý nghĩa cùng sự
phân bố các dạng thức, ý nghĩa của ngôn ngữ và văn hoá bản ngữ sang ngôn
ngữ và văn hoá nước ngoài( cả trong lúc sản sinh lời nói và ứng xử trong nền
văn hoá đó lẫn trong lúc tiếp thụ ngôn ngữ)
- Ví dụ : Ví dụ,khi giao tiếp ngôn ngữ, người Việt luôn sử dụng từ xưng hô, bởi cách
xưng hô thể hiện thái độ ứng xử và nét văn hoá của người Việt. Vì thế, các bậc phụ
huynh, thầy Cô giáo luôn dạy con trẻ khi nói phải có thưa có gửi, không được
nói trống không.
- Tuy nhiên, trong giao tiếp tiếng Hán thì ngược lại, đối với người Trung Quốc
lại bỏ qua việc sử dụng từ xưng hô khi giao tiếp tiếng Việt.
+ Ví dụ :
 Thầy giáo hỏi: – Tết này em có về Trung Quốc không?
Sinh viên Trung Quốc trả lời:- Không! Mới về rồi. Ở lại chơi Việt Nam.
Thầy giáo hỏi:- Từ này em đã biết chưa? Chắc là chưa học?
Sinh viên Trung Quốc trả lời: Đúng rồi. Chưa nghe thấy. Mới lắm
2. Các lỗi giao thoa khác
a. Lỗi ở người bản ngữ
Ví dụ : lỗi ở người bản ngữ là sự nhầm lẫn ( mistake), nói lắp (falter), nói
ngọng(lisp), lỡ miệng ( slip of the tongue)
b. Lỗi ngôn ngữ
- Là những lỗi hiện thị trên các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng – ngữ
nghĩa và giao tiếp . những lỗi này có thể xảyra ở ba trường hợp hay giai
đoạn như sau:Khi người học sử dụng ngôn ngữ chưa ý thức được sự tồn
tại của một quy tắc nào trong ngôn ngữ đích. Đây là lỗi trước hệ thống. Điều này
cũng có nghĩa là, người học/sử dụng không thể nào giải thích được tại sao
lại như vậy.
Ví dụ, người bắt chước không thể lí giải được tại sao khi nói tiếng Anh
Goodbye you bị cho là sai vì người nói quy chiếu về tiếng Việt Chào anh!
c. Do lạm dụng từ mượn
- Hiện nay điển hình là ở Việt Nam, nhiều người vẫn thường có thói quen sử dụng từ
mượn một cách lạm dụng. Thậm chí chủ nhân văn hóa còn quay lưng lại với
văn hóa truyền thống nếu chủ thể tiếp nhận chưa có được sự chuẩn bị đầy
đủ khả năng lựa chọn; về ngôn ngữ nói riêng, những biểu hiện trong cách
nói, cách viết “khác lạ” đã làm mất đi bản sắc vốn có của tiếng Việt.
Ví dụ: Giới trẻ ngày nay không ngần ngại nói với tất cả các đối tượng
tham gia hội thoại bằng các dạng cấu trúc như:“ok thầy”,“thank-
kiu cô”,“sorry bạn”. Trường hợp cấu trúc phức hợp hoặc nhiều yếu tố
tham gia như câu chẳng hạn, họ thường chọn một yếu tố nước ngoài được
cho là trọng điểm thông báo xen vào cấu trúc Việt ngữ. Chẳng hạn,
“Trông con bé kute quá” “Anh ấy handsome thật!”, “mình là fan của anh
ấy”, “nhóm ấy toàn bọn chuẩn men” “Các superstar thích xài mobile loại
xịn”, “Idol của tao kìa”, rồi nào là hotboy, hotgirl.
Đề cập đến vấn đề sử dụng tùy tiện ngôn ngữ gốc Hán trong giao tiếp
tiếng Việt do hạn chế về sự hiểu biết hoặc lạm dụng chúng trong nhiều
hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Khá nhiều trường hợp do không phân biệt
được nguồn gốc ngôn ngữ đã dẫn tới việc sử dụng không phù hợp với cấu
trúc. Chẳng hạn, không phân biệt được chủ nghĩa xã hội và xã hội chủ
nghĩa, đa phần và phần đa, khuyến mãi và khuyến mại, kiểm sát và kiểm
soát, luật pháp và pháp luật, quản lí và quản trị, tiền và tiền tệ,
quyền và quyền lợi, quyết nghị và nghị quyết;… hoặc không hiểu nghĩa
của từ ngữ mình đang dùng nên ngay cả một số người làm du lịch, làm
truyền thông cũng không hiểu được thế nào là danh lam, thế nào là thắng
cảnh, cứ thấy cảnh đẹp thì đều nói là danh lam thắng cảnh… Hơn thế
nữa, nhiều người cho rằng, tiếng Hán trang trọng và súc tích về nghĩa nên
thường lạm dụng chúng trong giao tiếp. Điều đó dẫn tới việc trong nhiều
trường hợp người tham gia hội thoại cảm thấy khó chịu hoặc bị xúc
phạm. Những từ như soái ca, đại ca, tỷ muội, huynh đệ, sư phụ… được
nhiều người trong giới trẻ xưng hô với mọi người, với mọi lứa tuổi và các
vai giao tiếp khác nhau.
V, CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TRONG VIỆC TIẾP XÚC,
GIAO THOA NGÔN NGỮ

- Chúng ta cần làm mọi thứ xuất phát từ nhận thức, tình yêu, lòng biết ơn,
sự kính trọng với tiếng dân tộc.

Tiếng Việt chính là một bản sắc không thể thay đổi, nó là một minh chứng hùng
hồn cho những giai đoạn lịch sử và sự phát triển của nước ta nên hãy sử dụng từ
mượn một cách sáng tạo, biến tấu để góp phần làm cho chúng trở nên ngày một
giàu đẹp, đa dạng hơn. Đừng chỉ tập trung bao biện cho sự cẩu thả và thiếu tôn
trọng trong giao tiếp.

- Chúng ta có thể vay mượn một cách thông minh.

Trung Quốc sẽ xem tiếng nước ngoài phát âm như nào rồi dùng 1 từ tiếng trung để
thay thế. Ví dụ như Napoleon thì dịch ra là Nã Phá Luân, Kim Taehyung thì dịch
ra là Kim Thái Hanh, Washington thì là Hoa Thịnh Đốn.

Ở người Nhật thì học dùng tiếng Anh để Nhật hóa. Ví dụ từ toàn cầu hóa thì họ sẽ
dùng "global" trong tiếng Anh, ghép với chữ “hóa” trong tiếng Nhật, hoặc dùng
tiếng Anh để sáng tác ra những từ mới luôn mà tiếng Anh chưa bao giờ có. Ví dụ
như là "My speed" - dịch ra là tốc độ của tôi - ý là chỉ tôi muốn làm theo 1 cách
phù hợp với mình. Và nhìn vào nước Nhật, dù họ mở tung cửa ra để tiếp nhận văn
hóa thế giới, nhưng đồng thời họ cũng giữ văn hóa truyền thống rất hiệu quả. Họ
khiến cho việc tiếp nhận văn hóa nước ngoài và bảo tồn văn hóa truyền thống
không còn hẳn là đối chọi nhau, mà còn có thể tồn tại song song, thậm chí còn có
thể đạt đỉnh cao ở cả hai.

- Vấn đề là làm chủ ngôn ngữ, nói gì, vào lúc nào là điều quan trọng trong
văn hóa giao tiếp. 
Chúng ta đang nói chuyện với ai, phải nói thế nào cho người ta hiểu và cuộc trò
chuyện này không rơi vào tình huống khó xử, khiến người đối diện khó chịu với
cách dùng từ, đặt câu. 

VI, KẾT LUẬN

Ngôn ngữ vốn là một điều khách quan, ta khó có thể có 1 khái niệm bất di bất dịch
ngôn ngữ nào là ngôn ngữ gốc. Chúng ta có thể luyện tập bằng cách trau dồi vốn từ
tiếng Việt, đọc nhiều hơn, nói chuyện với gia đình, bạn bè nhiều hơn. Ngôn ngữ là
phương tiện để kéo con người gần nhau hơn. Tôi nghĩ ở đây, điều chúng ta cần làm
là có thái độ rộng mở đúng mực với ngôn ngữ. Không thể quên mất tiếng mẹ đẻ,
cũng không thể khăng khăng sống với vốn từ truyền thống mà không tiếp thu
những từ ngữ hiện hành phù hợp hơn. Và không ai có thể chắc chắn rằng thứ ngôn
ngữ mình đang nói là nguyên bản.

You might also like