You are on page 1of 7

Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần

thứ IV 965

PHÂN TÍCH NGỮ DỤNG TRONG DỊCH THUẬT TỪ GÓC ĐỘ


GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA
Võ Trung Định
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
Email: votrungdinh@gmail.com

Tóm tắt: Dịch thuật từ lâu đã trở thành một mắt xích quan trọng của giao tiếp liên văn hóa. Hoạt
động dịch thuật không những đòi hỏi người dịch phải có kĩ năng phân tích văn bản, kiến thức
chuyên ngành, am hiểu văn hóa của ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích mà còn phải nhạy bén, tinh
tế và sáng tạo, vận dụng đúng ngữ cảnh, phải từ bối cảnh của ngữ cảnh và văn hóa nắm được hàm
nghĩa ngữ dụng. Từ đó cho thấy việc phân tích ngữ dụng trong dịch thuật có thể phát triển theo
hướng làm thế nào để một bản dịch được hay hơn và sát nghĩa hơn.Trong quá trình dịch thuật,
người làm công tác biên phiên dịch có thể áp dụng Lý thuyết hành động ngôn từ của Austin vào
việc phân tích ngữ dụng trong ngôn bản nguồn, từ đó hiểu rõ hơn mục đích giao tiếp. Khi hiểu
được mục đích giao tiếp, thì người dịch có thể hiểu toàn diện hơn ngữ nghĩa của ngôn bản, từ đó
bản dịch sẽ chính xác hơn, hoàn thiện hơn.
Từ khóa: ngữ dụng, dịch thuật, giao tiếp liên văn hóa, lý thuyết hành động ngôn từ

1. Mở đầu
Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra với tốc độ vô cùng mạnh mẽ, cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 lan tỏa sâu rộng trên phạm vi toàn cầu, kéo các đất nước lại gần với nhau hơn
bao giờ hết thì nhu cầu giao tiếp, giao thương giữa các quốc gia, các nền văn hóa ngày càng tăng
trưởng vượt bậc. Với sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông hiện đại, tiên tiến, các nền văn hóa
trên khắp thế giới có cơ hội giao lưu, đối thoại, học hỏi lẫn nhau không ngừng nghỉ. Trong bối cảnh ấy,
giao tiếp liên văn hóa đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của đời sống xã hội đương đại, trở
thành lĩnh vực được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu, trong đó có dịch thuật.
Ngôn ngữ và văn hóa luôn song hành với nhau. Bởi vì ngôn ngữ là một sản phẩm đặc biệt của
xã hội, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển nền văn hoá của một dân tộc, do đó khi nghiên cứu,
học hỏi, giao tiếp hay dịch thuật ngôn ngữ nào đó, chúng ta không thể không xem xét nó dưới các góc
nhìn văn hóa. GS.Cao Xuân Hạo trong sách Tiếng Việt văn Việt người Việt đã đưa ra nhận định rằng:
―Giữa tiếng nói của một dân tộc với nền văn hoá của dân tộc ấy chắc chắn phải có một mối quan hệ
nhất định. Vì ngôn ngữ trực tiếp phản ánh cách tri giác và tư duy thế giới của cộng đồng dân tộc, mà
văn hoá dân tộc không thể không liên quan đến cách tri giác và tư duy ấy.‖ [trang 287] Ngôn ngữ của
một đất nước phản ánh và truyền tải nền văn hóa của đất nước đó. Có thể nói, khi học tập bất kỳ một
ngôn ngữ nào trên thế giới, thì ngôn ngữ là cánh cửa đưa bạn bước vào đất nước đó, còn văn hóa chính
là phương tiện giúp bạn giao tiếp và thấu hiểu bản sắc của dân tộc đó. Mối quan hệ đặc thù giữa ngôn
ngữ và văn hoá từ lâu đã được các nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
Do đó, người làm công tác dịch thuật, cho dù là phiên dịch hay biên dịch thì không những phải
thành thạo ít nhất hai ngôn ngữ (ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích), mà còn phải am hiểu văn hóa của
hai ngôn ngữ đó.Trong quá trình dịch, người dịch không chỉ đơn thuần làm công việc chuyển nghĩa
của bản gốc sang nghĩa tương đương ở bản dịch mà phải tìm ra được sự khác biệt giữa nội hàm từ ngữ
Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ IV 966

của hai nền văn hóa đó. Điều này cho thấy, dịch thuật đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các
nền văn hóa khác nhau hay nói cách khác, dịch thuật là phương tiện giao tiếp liên văn hóa.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Giao tiếp liên văn hóa và năng lực giao tiếp liên văn hóa
Giao tiếp liên văn hóa là một xu hướng tất yếu và nổi bật trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
khi nhu cầu giao lưu giữa các quốc gia trên thế giới đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Tuy vậy, giao
tiếp liên văn hoá đã tồn tại từ xa xưa, song đến thế kỷ XXI đã trở thành một vấn đề có ý nghĩa toàn cầu.
Hall và Trager (1954) cho xuất bản sách Văn hóa là giao tiếp, giao tiếp là văn hóa (Culture is
communication and communication is culture), đây được coi là năm đánh dấu sự ra đời của chuyên
ngành ngành giao tiếp liên văn hóa. Đến năm 1959, E.Hall tiếp tục ra mắt cuốn sách Ngôn ngữ thầm
lặng (The Silent Language), chứng minh thêm mối quan hệ vô cùng gắn bó giữa văn hóa và giao tiếp.
Trong công trình này, Hall đưa ra hai thuật ngữ là giao tiếp nội văn hoá (intracultural communication)
và giao tiếp liên văn hoá (intercultural communication). Giao tiếp nội văn hóa là giao tiếp giữa các
thành viên trong cùng một nền văn hóa, còn giao tiếp liên văn hóa là giao tiếp giữa các thành viên đến
từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Từ đó, các thuật ngữ như giao thoa văn hóa (cross-cultural), đa văn
hóa (multiculturalism), sốc văn hóa (culture shock)...liên tiếp ra đời trong các cuộc tranh luận về giao
tiếp liên văn hóa.
Có thể nói, giao tiếp liên văn hóa chính là sự giao tiếp giữa các nền văn hóa, giữa các cộng
đồng văn hóa khác nhau với những phương thức sống và thế giới quan khác nhau. Hoạt động này
không chỉ đòi hỏi các bên giao tiếp có năng lực ngôn ngữ mà cần có những hiểu biết về các nền văn
hóa khác ngoài văn hóa bản địa của họ.Trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ, giáo viên cần chú trọng
bồi dưỡng cho người học năng lực giao tiếp liên văn hóa (intercultural communicative competence).
Theo Deardorff, ba yếu tố cấu thành của năng lực giao tiếp liên văn hóa là kiến thức (knowledge), kĩ
năng (skills) và thái độ (attitudes). Kiến thức bao gồm kiến thức về ngôn ngữ, kiến thức đặc thù văn
hóa và biết nắm bắt những xu hướng mang tính toàn cầu. Kỹ năng bao gồm các kỹ năng như quan sát,
đánh giá, phân tích, phê phán... các vấn đề mang tính văn hóa, có ý nghĩa văn hóa. Thái độ bao gồm sự
tôn trọng các nền văn hóa khác biệt, trân trọng sự đa dạng văn hóa và sẵn sàng học hỏi, thu nhận các
yếu tố văn hóa khác biệt... [dẫn theo Nguyễn Quang, 2016: 6-7]
Có thể nói năng lực giao tiếp liên văn hóa là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năngsử dụng vốn ngoại ngữ đã học, khả năng giao tiếp xã hội và khả năng điều chỉnh thái độ, hành vi
của người học trong nhiều ngữ cảnh giao tiếp đa văn hóa khác nhau. Do đó gần đây khái niệm ―dạy
ngôn ngữ‖ còn được gọi là ―dạy ngôn ngữ liên văn hóa‖ (intercultural language teaching), bởi vì trong
các lớp ngoại ngữ, nếu chúng ta chỉ tập trung vào các yếu tố bên trong ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp, ngữ nghĩa... mà quên đi những yếu tố bên ngoài của ngôn ngữ như xã hội và văn hóa, thì
người học dần dần sẽ bị thui chột và đánh mất đi năng lực giao tiếp liên văn hóa.
Trên thực tế, năng lực giao tiếp liên văn hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với
mỗi cá nhân mà còn cả quốc gia. Đối với mỗi cá nhân, nếu trang bị cho mình một năng lực giao tiếp
liên văn hóa tốt thì sẽ giúp cá nhân đó tự tin khi giao tiếp đa văn hóa, từ đó người giao tiếp sẽ không
cảm thấy lạc lõng, tự ti hay gặp rào cản gì lớn trong quá trình giao tiếp liên văn hóa, hơn nữa còn giúp
họ có được sự hiểu biết và khoan dung với các khác biệt văn hóa cũng như khả năng dung hòa sự khác
Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ IV 967

biệt giữa các giá trị văn hóa và năng lực biểu đạt để không gây trở ngại khi giao tiếp mà vẫn gìn giữ
được bản sắc văn hóa riêng của mình.
Đối với mỗi quốc gia, năng lực giao tiếp liên văn hóa tốt sẽ thúc đẩy nền ngoại giao văn hóa
phát triển vững mạnh, góp phần truyền bá hữu hiệu bản sắc văn hóa dân tộc ra toàn thế giới, vun đắp
tình hữu nghị, chung sống hòa bình với các nền văn hóa khác ở các quốc gia, các dân tộc khác, từ đó
góp phần phát triển đất nước ngày một văn minh hiện đại, sánh vai các cường quốc trên thế giới.
2.2. Vai trò của dịch thuật trong giao tiếp liên văn hóa
Dịch thuật đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ thời đại nào, đặc biệt trong xu thế toàn cầu
hóa sâu rộng hiện nay. Hoạt động dịch thuật thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc với nhau
trên phạm vi toàn thế giới, từ đó dịch thuật đã trở thành một mắt xích quan trọng của giao tiếp liên văn
hóa.
Một người làm công tác dịch thuật nếu như chỉ nắm bắt ý nghĩa mặt chữ của ngôn ngữ mà
không có kiến thức về bối cảnh văn hóa, phong tục tập quán, điển tích điển cố, thành ngữ tục ngữ,
nhân vật lịch sử và những kiến thức liên quan thì bản dịch rất dễ mắc phải những lỗi sai về văn hóa và
gây ra những hiểu lầm tai hại. Chẳng hạn như câu thành ngữ 老马识途 (lão mã thức đồ) trong tiếng
Hán nếu chỉ dựa vào nghĩa mặt chữ sẽ rất dễ dịch thành ―ngựa quen đường cũ‖. Nếu so sánh với câu
thành ngữ mang nghĩa xấu ―ngựa quen đường cũ‖ trong tiếng Việt, thì câu thành ngữ ―lão mã thức đồ‖
trong tiếng Hán lại hoàn toàn mang nghĩa tốt, biểu thị ý nghĩa ―một con ngựa già nhiều kinh nghiệm sẽ
quen thuộc đường đi nước bước, từ đó ví von với một người giàu kinh nghiệm, có khả năng dẫn dắt,
lãnh đạo‖, có thể dịch sang câu thành ngữ ―quen tay hay việc‖ của tiếng Việt. Nếu dịch câu thành ngữ
―ngựa quen đường cũ‖ của tiếng Việt sang tiếng Hán thì phải dịch sang câu thành ngữ khác như 旧习
难改 (cựu tập nan cải-chứng nào tật ấy).
Trong giao tiếp hàng ngày, người Việt thích sử dụng thành ngữ, tục ngữ có nguồn gốc từ điển
tích điển cố, tác phẩm văn học nổi tiếng như: nợ như chúa Chổm, nói dối như Cuội, ghen như Hoạn
Thư, giàu như Thạch Sùng, Trạng chết Chúa cũng băng hà, vắng như chùa bà Đanh… Nếu dịch
những cách nói này sang ngôn ngữ khác mà người dịch sử dụng phép trực dịch, tức là dịch thẳng, dịch
trực tiếp nguyên văn bản gốc thì sẽ khiến cho người nghe thuộc nền văn hóa khác hoàn toàn cảm thấy
khó hiểu, hoặc dẫn đến hiểu nhầm khi giao tiếp. Do đó người dịch liên ngôn cần phải tìm những cách
nói tương tự trong ngôn ngữ đích để chuyển tải nét văn hóa này. Ví dụ như khi dịch sang tiếng Hán
những cách nói trên, người dịch có thể sử dụng những thành ngữ, ngạn ngữ như sau:
- nợ như chúa Chổm 债台高筑 (trái đài cao trúc-nợ cao như núi).
- nói dối như Cuội 弥天大谎 (di thiên đại hoang-nói dối đầy trời).
- ghen như Hoạn Thư 争风吃醋 (tranh phong cật thố),醋海翻波 (thố hải phiên ba) (trong
tiếng Hán ăn giấm mang nghĩa ghen tuông).
- giàu như Thạch Sùng富可敌国 (phú khả địch quốc-giàu nhất nước),腰缠万贯 (yêu
triền vạn quán-eo dắt đầy tiền).
- Trạng chết Chúa cũng băng hà 鱼死网破 (ngư tử võng phá-cá chết lưới rách).
- vắng như chùa bà Đanh 门可罗雀 (môn khả la tước-quang lưới bắt chim sẻ trước
cổng),门庭冷落 (môn đình lãnh lạc-cửa nhà vắng vẻ).
Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ IV 968

Người Trung Quốc khi nhắc đến chim Hoàng Hạc thường nghĩ ngay đến bài thơ Hoàng Hạc
Lâu nổi tiếng xưa nay của thi nhân thời Đường Thôi Hiệu: ―Tìch nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ, thử địa
không dư Hoàng Hạc lâu. Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản, bạch vân thiên tải không du du…‖
(Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi, Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc. Hạc vàng một khi bay đi đã
không trở lại,Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không...) Do đó chim Hoàng Hạc thường được
sử dụng để ví với sự việc một đi không trở lại. Câu thành ngữ 杳如黄鹤 (yểu như Hoàng Hạc-mất tăm
mất tích như chim Hoàng Hạc) khi dịch sang tiếng Việt người dịch phải dịch sang cách nói của văn
hóa Việt, đó là ―biệt vô âm tín‖, người Huế còn có cách nói tương tự là ―biệt mù cà cưỡng‖.
Đối với người Việt thì hình ảnh con voi cực kỳ quen thuộc, do đó yếu tố ―voi‖ xuất hiện khá
nhiều trong thành ngữ, tục ngữ, chẳng hạn như: được voi đòi tiên, bắt voi đi cày, khỏe như voi... Trong
khi đó hình tượng này lại khá xa lạ với người Trung Quốc vì con voi thường sinh sống ở khu vực nhiệt
đới. Nếu dịch sang tiếng Hán thì người dịch phải dịch thành cách nói thành ngữ, ngạn ngữ của người
Hán như sau:
- bắt voi đi cày 大材小用 (đại tài tiểu dụng).
- đầu voi đuôi chuột虎头蛇尾 (hổ đầu xà vĩ-đầu cọp đuôi rắn).
- được voi đòi tiên 得寸进尺 (đắc thốn thiêm xích-được tấc thêm thước).
- khỏe như voi 力大如牛 (lực đại như ngưu-sức khỏe như trâu)
- lấy thúng úp voi不自量力 (bất tự lượng lực), 一手遮天 (nhất thủ già thiên-một tay che
trời).
- tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi大巧若拙 (đại xảo nhược chuyết-cực giỏi vờ ngu);
不飞则已,一飞冲天 (không bay thì thôi, đã bay là bay ngang trời).
- tránh voi chẳng xấu mặt nào 好汉不吃眼前亏 (hảo hán không chấp); 多一事不如少一
事 (thêm một việc chi bằng bớt một việc).
- trăm voi không được bát xáo 轻诺寡信 (khinh nặc quả tín-hứa lèo thất tín), 过甚其辞
(quá thậm kỳ từ-nói quá lời).
Có thể thấy, dịch thuật trong giao tiếp liên văn hóa phải được xét trên khía cạnh tương đương
ngữ dụng (pragmatic equivalence). Đó là kiểu người dịch phải thoát ra khỏi các yêu cầu của chuẩn sử
dụng ngôn ngữ trên văn bản gốc và văn bản dịch, thậm chí cả tương đương biểu vật và biểu thái nhằm
phục vụ sự thông hiểu của lớp người đọc hay người nghe nào đó.
2.3. Phân tích ngữ dụng trong dịch thuật Lí thuyết hành động ngôn từ của Austin
Dịch thuật là một quá trình phức tạp bao gồm phân tích nhiều yếu tố của ngôn bản nguồn như
phân tích ngữ cảnh, phân tích ngữ pháp, phân tích ngữ nghĩa và cả phân tích ngữ dụng. Quá trình phân
tích diễn ra nhanh hay chậm tùy theo hình thức dịch (dịch nói hay dịch viết), nhưng muốn dịch đúng
thì người làm công tác dịch thuật trước tiên phải hiểu đúng, lý giải đúngngôn bản nguồn trên nhiều
yếu tố, trong đó yếu tố phân tích ngữ dụng trong giao tiếp liên văn hóa đóng vai trò nổi bật trong dịch
thuật.
Nội dung và mục đích chính của bộ môn ―ngữ dụng học‖ là làm thế nào để đạt hiệu quả cao
nhất khi giao tiếp, đây là bộ môn ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao
tiếp (tức là cách sử dụng ngôn ngữ trong ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục đích cụ thể) và tác
động qua lại giữa hành động giao tiếp và ngôn ngữ. Với sự xuất hiện của Lý thuyết hành động ngôn từ
Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ IV 969

(hay hành động lời nói - speech act theory) do J.L.Austin (1962) khởi xướng, ngữ dụng học bắt đầu
bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, đi sâu nghiên cứu và giải đáp nhiều vấn đề của ngôn ngữ học. Từ
đây, ngôn ngữ học đã được mở rộng phạm vi quan tâm, bao quát đến từng lời nói cụ thể, từng giao tiếp
cụ thể của con người.
Theo quan điểm của thuyết hành động ngôn từ thì ―nói chính là hành động‖. Nghĩa là, khi
người ta nói tức là người ta đang thực hiện một hành động như mọi hành động khác trong cuộc sống.
Austin phân biệt ba loại hành vi ngôn ngữ là: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời. Trong
đó hành động ở lời có một vai trò rất quan trọng, đó chính là hành động mà con người thực hiện ngay
khi nói ra một phát ngôn và thực hiện bằng chính phương tiện ngôn ngữ. Khi nói năng, con người thực
hiện nhiều loại hành động ở lời, như chào hỏi, cám ơn, xin lỗi, cầu khiến, cam đoan, cảm thán, khen,
chê, mắng chửi, phàn nàn…[Austin, 1955] Điều này cho thấy, điều mà Austin quan tâm là phát ngôn
ngôn hành (performatives). Phát ngôn ngôn hành là những phát ngôn mà khi nói ra chúng, người nói
hay người viết chính là đã làm một điều gì đấy hơn là nói một điều gì đấy. Đó là một lí thuyết về dụng
học, tức là hành vi ở lời (illocutionary act) như nói ở trên.
Dựa trên cơ sở Lý thuyết hành động ngôn từ của J.L.Austin, nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam,
đặc biệt là các nhà Việt ngữ học đã có những công trình nghiên cứu mới về việc sử dụng ngôn ngữ
Việt. Đầu tiên phải kể đến nhà khoa học nổi tiếng Cao Xuân Hạo (1991) với công trình ―Tiếng Việt Sơ
thảo ngữ pháp chức năng‖ đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt. Sách―Đại
cương ngôn ngữ học‖ (1993), GS.Đỗ Hữu Châu bàn về Lý thuyết hành động ngôn từ một cách đại
cương nhằm đem đến những hiểu biết bước đầu về Lý thuyết hành vi ngôn ngữ cho người đọc. ―Ngữ
dụng học‖ (1998) của GS Nguyễn Đức Dânđã nêu những cơ sở lí thuyết căn bản về ngữ dụng học
trong đó có hành vi ngôn ngữ. ―Dụng học Việt Ngữ‖ (2000) của GS Nguyễn Thiện Giáp cũng bàn về
lí thuyết hành động ngôn từ. Các ông tin rằng ngôn ngữ không chỉ được dùng để thông báo hoặc miêu
tả cái gì đó mà nó thường được dùng để làm cái gì đó, để thể hiện các hành động. Các hành động được
thực hiện bằng lời gọi là hành động ngôn từ (speech act)...
3. Thảo luận và Kiến nghị
Trong quá trình dịch thuật, người làm công tác biên phiên dịch có thể áp dụng Lý thuyết hành
động ngôn từ của Austin vào việc phân tích ngữ dụng trong ngôn bản nguồn, từ đó hiểu rõ hơn mục
đích giao tiếp là gì. Khi hiểu được mục đích giao tiếp, thì người dịch có thể hiểu toàn diện hơn ngữ
nghĩa của ngôn bản, từ đó bản dịch sẽ chính xác hơn, hoàn thiện hơn.
Khi giao tiếp, mỗi hành động lời nói đều nhằm một mục đích nào đó như chào hỏi, hàn huyên,
giới thiệu, hẹn hò, thông báo, cảnh báo... Ví dụ khi giới thiệu, người Trung Quốc thường sử dụng họ +
chức danh, người Việt Nam lại thường dùng chức danh + tên, do đó khi dịch cần lưu ý cách nói khác
biệt này. Chẳng hạn giới thiệu thầy giáo/bác sĩ/giám đốc Nguyễn Văn Nam, người Việt Nam sẽ giới
thiệu ―Đây là thầy/bác sĩ/giám đốc Nam‖, dịch sang tiếng Trung lại là 这是阮老师/医生/经理。(đây
là thầy/bác sĩ/giám đốc Nguyễn). Hoặc nếu chỉ muốn giới thiệu ―Đây là anh Nam‖ thì dịch sang tiếng
Trung phải là 这是阮先生。(đây là Nguyễn tiên sinh).
Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt cũng vô cùng phong phú, do đó tùy trường hợp mà người
dịch phải dịch các đại từ nhân xưng của tiếng Trung như 我 (tôi), 你 (anh) , 他 (anh ta), 她 (cô ta) sang
tiếng Việt cho đúng với ngữ cảnh, và phải phân tích ngữ dụng của câu nói đó thuộc nghĩa tốt hay
Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ IV 970

nghĩa xấu. Ví dụ với hai đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít 他 (anh ta), 她 (cô ta), ở nghĩa xấu tiếng
Việt có những cách nói sau:
他y, gã, gã đó/ấy, hắn, hắn ta, tên ấy/đó, thằng ấy/đó, thằng cha ấy/đó, lão ấy/đó/ta...

她thị, mụ, mụ ta/ấy/đó, bà ta, con ấy/đó, con mụ đó/ấy, con mệ đó/ấy...

Người Trung Quốc khi học tiếng Việt cũng hay nhầm lẫn giữa từ ―bạn‖ nghĩa là bạn bè (朋友
bằng hữu) với ―bạn‖ là đại từ nhân xưng. Ví dụ với câu ―Chào bạn, đây là bạn tôi, bạn ấy tên là
Nguyễn Văn Nam‖, người Trung Quốc sẽ có thể sẽ hiểu là 朋友,你好!这是我朋友,朋友的名字
叫阮文南。Thực ra chỉ cần dịch 你好!这是我朋友,他叫阮文南 là đúng mục đích giao tiếp mà
người nói cần biểu đạt.
Người Việt Nam và Trung Quốc thường tế nhị tránh cách nói ―đi vệ sinh‖ trong những trường
hợp trang trọng, lịch sự. Do đó người Trung Quốc thường dùng các cách nói như 去洗手 (đi rửa tay,
nhà vệ sinh được gọi là 洗手间-nhà rửa tay), 去方便一下(đi thuận tiện một lát), 去化妆 (đi trang
điểm) hoặc 内急,解手,嘘嘘,办公,唱歌,一号... Người Việt Nam lại hay dùng các cách nói như đi
ngoài, đi toilet, đi WC...Điều này phản ánh những điều cấm kỵ trong giao tiếp liên văn hóa, và uyển
ngữ thường được sử dụng trong các ngữ cảnh này. Chẳng hạn như để biểu thị ý nghĩa chết chóc, người
Trung Quốc và Việt Nam có hàng trăm thậm chí hàng ngàn cách nói khác nhau, chẳng hạn như:化鹤
(hóa hạc), 驾鹤西游 (cưỡi hạc tây du), 仙游 (tiên du), 长眠 (trường miên-giấc ngủ dài), 百年 (bách
niên-trăm tuổi), 寿终正寝 (thọ chung chánh tẩm), 与世长辞 (từ biệt dài với thế gian)... Trong giao
tiếp nhiều khi chỉ cần nói 老了 (già rồi), 没了 (mất rồi), 去了, 走了 (đi rồi), 见马克思去了 (đi gặp
Các Mác rồi), 去见老祖宗了 (đi gặp lão tổ tông rồi)... là đã có thể biểu thị ý nghĩa qua đời. Nhà
nghiên cứu Bằng Giang trong sách Tiếng Việt phong phú (1997) thống kê hơn 1.001 cách diễn đạt về
từ chết trong tiếng Việt. Nếu muốn hỏi tuổi người cao tuổi, khi giao tiếp người Trung Quốc sẽ hỏi
những câu như 您贵庚了?(Ông được bao nhiêu quý canh rồi?) hoặc 您多大年纪了?(Ông được bao
nhiêu niên kỷ rồi?) hoặc 您高寿了?(Ông cao thọ bao nhiêu?) .Nếu không hiểu mục đích giao tiếp ẩn
chứa sau những ngôn bản mang đầy bản sắc văn hóa này thì người dịch khó lòng dịch đúng ý đồ người
nói trong những ngữ cảnh đó.
4. Kết luận
Có thể thấy rõ, ngữ dụng học có ý nghĩa chỉ đạo rất quan trọng đối với vấn đề dịch thuật. Điều
này phản ánh hoạt động dịch thuật không những đòi hỏi người dịch phải có kĩ năng phân tích văn bản,
kiến thức chuyên ngành, am hiểu văn hóa của ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích mà phải còn phải
nhạy bén, tinh tế và sáng tạo, vận dụng đúng ngữ cảnh, phải từ bối cảnh của ngữ cảnh và văn hóa nắm
được hàm nghĩa ngữ dụng, từ đó tiến hành phân tích ngữ dụng để thấy rõ mục đích giao tiếp. Việc
nghiên cứu ngữ dụng học trong dịch thuật là hướng tiếp cận để một bản dịch được hay hơn và sát
nghĩa hơn.
Trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ, giáo viên là cầu nối dẫn dắt người học hiểu đúng tầm
quan trọng của giao tiếp liên văn hóa. Học ngoại ngữ là học giao tiếp, học ngôn ngữ là học văn hóa, do
đó khi giảng dạy ngoại ngữ cần phải định hướng như là học giao tiếp bằng văn hóa, bởi vì ngôn ngữ
vừa là thành phần cấu thành văn hóa, vừa là kho tàng chứa đựng, lưu giữ và truyền bá văn hóa. Vận
dụng Lí thuyết hành động ngôn từ của Austin vào việc phân tích ngữ dụng trong dịch thuật sẽ giúp
Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ IV 971

người học hiểu sâu hơn mục đích giao tiếp, từ đó công tác biên phiên dịch sẽ chính xác hơn khi giao
tiếp liên văn hóa.
Tài liệu tham khảo
Austin , J.L. (1955). How to do things with words. NewYork.
Cao Xuân Hạo (2003). Tiếng Việt văn Việt người Việt. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.
Đinh Hồng Vân (2010). Những phân tích cơ bản và việc hiểu nghĩa ngôn bản gốc trong dịch thuật.
Tạp chì Ngôn ngữ và Đời sống, số 5 (175).
Đỗ Hữu Châu (1995). Giản yếu về ngữ dụng học.Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
Đỗ Hữu Châu (2001). Đại cương ngôn ngữ học (T2), Ngữ dụng học.Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
E.T. Hall, E.T. (1959). The silent language. New York: Doubleday.
George Yule, G, (2003). Dụng học (bản tiếng Việt). Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
Nguyễn Đức Dân (1998). Ngữ dụng học, Tập 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
Nguyễn Quang (2004). Một số vấn đề giao tiếp nội văn hóa và giao văn hóa. Hà Nội: Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Quang (2016). Từ năng lực ngôn ngữ đến năng lực liên văn hóa. Tạp chì Khoa học ĐHQGHN:
Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 32.
Nguyễn Thiện Giáp (2000). Dụng học Việt ngữ. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

PRAGMATIC ANALYSIS IN TRANSLATION: A VIEW FROM


INTERCULTURAL COMMUNICATION
Abstract: Translation has long been an important link of intercultural communication. Translation
activities not only requires the translator must have the skills to analyze text, specialized
knowledge, knowledge of the culture of the source language and the target language, but also
sensitive, delicate and creative, use right context, from cultural context grasp the pragmatic
connotations. So you can see that, pragmatic analysis in translation can develop towards how a
translation is better and more literal.In the translation process, the translators and interpreters can
apply Speech Act Theory of Austin on the pragmatic analysis in source language, from then on, we
can understand the purpose of communication. When you understand the purpose of
communication, the translator can understand more comprehensive meaning of the text, the
translation will be more correct and perfect.
Key words: pragmatic, translation, intercultural communication, speech act theory

You might also like