You are on page 1of 3

Câu 1: Hãy trình bày các giai đoạn phát triển của ngôn ngữ

Câu 2: Những nhân tố chủ quan và khách quan làm cho ngôn ngữ biến đổi và phát triển?

Bài làm:

Câu 1:

a) Sự phát triển của ngôn ngữ trải qua 5 giai đoạn:

+) Ngôn ngữ bộ lạc và các biến thể của nó

+) Ngôn ngữ khu vực

+) Ngôn ngữ dân tộc và biến thể của nó

+) Nôn ngữ văn hóa dân tộc

+) Ngôn ngữ cộng đồng tương lai

1. Ngôn ngữ bộ lạc và các biến thể của nó


- Ở chế độ công xã nguyên thủy tồn tại các cộng đồng xã hội là thị tộc và bộ lạc. Mỗi bộ lạc
bao gồm nhiều thị tộc, vì các thị tộc trong mỗi bộ lạc có quan hệ rất chặt chẽ với nhau cho
nên không có ngôn ngữ riêng cho từng thị tộc mà cả bộ lạc có một ngôn ngữ chung. Như vậy
những ngôn ngữ đầu tiên của loài người là những ngôn ngữ bộ lạc.
 Là gôn ngữ đầu tiên, là tiếng nói chung cho cả bộ lạc.
- Biến thể của ngôn ngữ bộ lạc: Ngôn ngữ phát triển theo 2 xu hướng:
+) Xu hướng chia cắt, phân li: Khi bộ lạc phát triển đến một mức nào đó, có một bộ phận
tách ra, họ sống phân tán ra ở khu vực khác và dần trở thành bộ lạc độc lập và nảy sinh ngôn
ngữ có sự khác biệt so với ngôn ngữ gốc, tạo thành thổ ngữ và phương ngữ (trong phương
ngữ có cổ ngữ).
+) Xu hướng hợp nhất: Đó là sự liên minh giữa các bộ lạc, họ sống gần nhau nên có sự tiếp
xúc ngôn ngữ nhưng tuy nhiên vẫn chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ gốc và ít nhiều có biến đổi.
2. Ngôn ngữ khu vực
- Ngôn ngữ khu vực chính là bước quá độ trên con đường phát triển ngôn ngữ
- Sự phát triển của kinh tế, thủ công nghiệp, chăn nuối và thương mại,… khiesn cho hình thức
cưu trú tách biệt không còn tồn tại nữa, cũng chính vì vậy mà những mối quan hệ giữa bộ là
và thị tộc dần mất đi nhường chỗ cho những mối liên hệ mới về kinh tế, chính trị, giữa
những người thuộc các thị tộc bộ lạc khác nhau cùng sống trong 1 khu vực.
 Nhu cầu này đã đòi hỏi phải có ngôn ngư xchung thống nhất, ngôn ngữ từng khu vực
cũng ra đời từ đây.
- Ngôn ngữ khu vực ra đời là tiền thân của ngôn ngữ dân tộc, là phương tiên giao tiếp chung
của tất cả mọi người trong 1 vùng, không còn phân biệt thị tộc và bộ lạc.
3. Ngôn ngữ dân tộc và các biến thể của nó
- Sự phát triển của dân tộc và nhà nước đã đẩy mạnh sự thống nhất về kinh tế, chính trị, văn
hóa,… tăng cường mở rộng quan hệ giữa các quốc gia. Chính vì vậy các bộ lạc, bộ tộc, liên
minh bộ lạc ta rã, các dân tộc ra đời.
- Ngôn ngữ dân tộc ra đời, và đây là ngôn ngữ dùng chung cho toàn dân tộc bất kể sự khác
nhau về lãnh thổ hay xã hội.
-Biến thể của ngôn ngữ dân tộc: Biến thể địa phương. (Ví dụ: Vua quan ở nước ta trước đây
dùng từ ngữ xa lạ với quảng đại quần chúng nhân dân.)
4. Ngôn ngữ văn hóa dân tộc
- Ngôn ngữ dân tộc phát triển cũng dẫn đến sự hình thành ngôn ngữ hóa nhưng vẫn tuân thủ
chuẩn mực ngôn ngữ của dân tộc. Sự ra đời của ngôn ngữ văn hóa là cột mốc lớn trên con
đường thống nhất ngôn ngữ dân tộc.
- Ngôn ngữ văn hóa đã có thể hình thành ở một số nước trước khi dân tộc phát triển, khi đó
nhân dân địa phương nói ngôn ngư xcuar riêng mình nhưng trên phạm vi từng quốc gia thì
pharic ó một ngôn ngư xchung để phục vụ chonhaf thờ, tôn giáo, cho việc viết sách và công
việc hành chính, chính vì lẽ đó đã dề ra ngôn ngữ văn hóa.
- Ngôn ngữ văn hóa được chau chuốt, tinh luyện, đạt đến chuẩn mực xã hội và được sử dụng
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giáo dục, văn hóa, khoa học => Ngôn ngữ văn hóa
hoạt động theo quy tắc chặt chẽ, chuẩn ngôn ngữ.
- Biến thể ngôn ngữ văn hóa: Tồn tại ở nhiều phong cách:
+) Phong cách hội thoại;
+) Phong cách sách vở;
+) Phong cách ngông ngữ khoa học;
+) Phong cách ngôn ngữ hành chính;
+) Phong cách ngôn ngữ chính luận;
+) Phong cách ngôn ngữ nghê thuật (là phong cách ngôn ngữ đặc biệt, có thể mang dặc
trưng của nhiều loại phong cách).
5. Ngôn ngữ cộng đồng tương lai
Hiện nay các nhà ngôn ngữ học có những dự đoán khác nhau về tương lai ngôn ngữ loài người:
+) Một số cho rằng trong tương lai các ngôn ngữ sẽ hòa nhập vào nhau, một ngôn ngữ chung
thông nhất dựa vào liên mình giữa các ngôn ngữ hiện đại. (Ví dụ: Các thuật ngữ khoa học mang
tính quốc tế; sự xích lại gần với tiếng Việt của các ngôn ngữ trên lãnh thổ Việt Nam.)
+) Một số khác lại dự đoán sự phát triển của ngôn ngữ sẽ đi theo con đường tạo ra các ngôn ngư
xgiao tiếp chung giữa các dân tộc. Ngôn ngữ chung này không phải là một ngôn ngư xmowis nào
mới được tạo ra mà chỉ là 1 ngôn ngữ có sẵn, nhưng được để lên cương vị ngôn ngữ dao tiếp
chung giữa tất cả các dân tộc (Ví dụ: tiếng Đức là ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc
vùng biển Ban Tích). Đối với những dân tộc mà ngôn ngữ của họ không được dùng làm ngôn ngữ
quốc tế thì tương lai có lẽ là củng cố tiếng mẹ đẻ của mình, đồng thời học thêm một hoặc hai
ngôn ngữ quốc tế.
b) Cách thức phát triển
- Ngôn ngữ biến đổi từ từ, liên tục không đột biến: Phát triển kế thừa và bảo tồn những cái đã
có. Mỗi chế độ xã hội mới, thế hệ mới đều sửa dụng ngôn ngữ vốn có.
- Sự phát triển không đồng đều giữa các mặt: Ngôn ngữ phát triển không đều ở các đơn vị của
nó:
+) Lĩnh vực về từ vựng biến đổi nhanh và nhiều hơn.
+) Ngữ âm và ngữ pháp biến đổi chậm hơn.

Câu 2:

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến đỏi và phát triển của ngôn ngữ:

a) Nhân tố khách quan:


- Sự biến đổi từ ngôn ngữ bộ lạc đến ngôn ngữ cộng đồng tương lai là quá trình phát triển về
chức năng và cấu trúc của nó về các phương diện ngữ âm – từ vựng – ngữ pháp.
- Những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội quy định và theo sát lịch sử xã hội.
- Hình thức cộng đồng dân tộc, trình độ văn hóa, dân số, thể chế nhà nước, tốc độ phát triển
kinh tế các dân tộc láng giềng.
b) Nhân tố chủ quan
- Là yếu tố con người
- Thể hiện chính sách đối với ngôn ngữ gắn liền quy luật phát triển ngôn ngữ và phát triển xã
hội.

You might also like