You are on page 1of 1

1.

Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc:

- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin, dân tộc là quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài
người, trải qua các hình thức cộng đồng từ thấp tới cao, bao gồm thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc.

- Theo nghĩa rộng dân tộc (Nation) là khái niệm dùng dể chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành
nân dân một nước, có lãnh thổ riêng, nền kinh tế thống nhất, có ngôn ngữ chung và có ý thức về sự
thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và
truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.

- Theo nghĩa rộng, dân tộc có một số đặc trưng cơ bản sau:

+ Thứ nhất, có chung một vùng lãnh thổ ổn định

+Thứ hai, có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế

+ Thứ ba, có chung một ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp

+ Thứ tư, có chung một nền văn hóa và tâm lý

+ Thứ năm, có chung một nhà nước(nhà nước dân tộc)

 Các đặc trưng cơ bản nói trên gắn bó chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể, đồng thời mỗi đặc
trưng có mội vị trí xác định.

- Theo nghĩa hẹp, dân tộc (Ethnie) là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng tộc người được hình
thành trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung ý thức tự giác tộc người, ngôn
ngữ và văn hóa.

- Dân tộc – tộc người có một số đặc trưng sau:

+ Cộng đồng về ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết; hoặc chỉ riêng ngôn ngữ
nói)

+ Cộng đồng về văn hóa

+ Ý thức tự giác tộc người

 Ba tiêu chí này tạo nên sự ổn định trong mỗi tộc người. Đây cũng là căn cứ để xem xét và phân
định các tộc người ở Việt Nam hiện nay

You might also like