You are on page 1of 2

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Học phần: Dẫn luận ngôn ngữ học


Bài 1: Bản chất và chức năng của ngôn ngữ (phần 1)
Trình bày quan điểm về vấn đề: Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với
sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Hình thức nộp bài: sinh viên nộp bài bằng file (word) đính kèm.

Lưu ý: nội dung trình bày không quá một trang giấy A4

Bài làm:

Xã hội ngày càng đa dạng phức tạp, phong phú hơn thì ngôn ngữ cũng phải
đa dạng phong phú hơn để phù hợp và kịp thời phản ánh sự tiến bộ của xã hội.
Nhìn lại quá trình phát triển của xã hội loài người chúng ta thấy, tổ chức xã hội
đầu tiên của loài người là thị tộc. Đó là tập hợp những người cùng dòng máu. Một
số thị tộc thân thuộc kết hợp với nhau tạo thành bộ lạc. Các bộ lạc liên kết với
nhau tạo thành các bộ tộc hay liên minh các bộ lạc. Các dân tộc hiện đại được
hình thành từ các bộ lạc, dân tộc như thế. Thực ra sự phát triển từ các thị tộc bộ
lạc nguyên thuỷ đến các dân tộc ngày nay không theo một con đường thẳng đuột
mà trải qua những chặng đường quanh co khúc khuỷu, rất phức tạp. Trong đó quá
trình thống nhất và phân ly chằng chéo lẫn nhau. Ngôn ngữ phát sinh và phát triển
cùng với xã họi loài người cho nên nó cũng trải qua những chặng đường khúc
khuỷu, quanh co, cũng phải theo quy luật thống nhất và phân ly như thế, qua mỗi
chặng đường, ngôn ngữ cũng được thay đổi về chất. Nhìn lại toàn bộ quá trình
phát triển của ngôn ngữ có thể thấy những bước sau: Ngôn ngữ bộ lạc, Ngôn ngữ
khu vực, ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ văn hoá dân tộc và ngôn ngữ cộng đồng
tương lai.
Sự biến đổi và phát triển của các ngôn ngữ luôn diễn ra trên cả hai mặt cấu
trúc và chức năng. Quá trình phát triển từ ngôn ngữ bộ lạc đến ngôn ngữ cộng
đồng tương lai là quá trình phát triển của các ngôn ngữ về mặt chức năng. Sự phát
triển về mặt cấu trúc của ngôn ngữ thể hiện ở sự biến đổi của hệ thống ngữ âm,
thành phần hình thái học, từ vựng, ngữ nghĩa, và cơ cấu ngữ pháp của nó. Với tư
cách là hiện tượng xã hội đặc biệt, sự phát triển của ngôn ngữ phải do những điều
kiện kinh tế, chính trị, văn hoá và các điều kiện xã hội khác quy định. Người ta chỉ
có thể hiểu được một ngôn ngữ và quy luật phát triển của nó khi nào người ta
nghiên cứu nó theo sát lịch sử của xã hội, lịch sử của nhân dân có ngôn ngữ đó,
sáng lập và bảo tồn ngôn ngữ đó. Sản xuất phát triển, các giai cấp xuất hiện, chữ
viết ra đời, các quốc gia hình thành cần giao dịch có thư từ có quy thức ít nhiều cho
việc hành chính. Nền thương nghiệp trưởng thành càng cần giao dịch thư từ có quy
tắc hơn nữa. Báo chí xuất hiện, văn học tiến lên, tất cả điều đó đã đưa lại những sự
biến đỏi lơn lao trong quá trình phát triển của ngôn ngữ. Ngoài ra, ảnh hưởng đến
sự phát triển của ngôn ngữ còn phải kể đến những nhân tố khách quan như: hình
thức cộng đồng dân tộc người, dân số, trình độ học vấn, hình thức thể chế nhà
nước, môi trường tộc người, tốc độ phát triển kinh tế xã hội, mối liên hệ kinh tế
chính trị văn hoá, thế tương quan giữa trình độ phát triển của một dân tộc với nước
láng giềng, truyền thống văn hoá, mức độ phân chia thành tiếng các địa phương.
Những yêu cầu của xã hội đặt ra sẽ được đáp ứng thông qua việc giải quyết những
mâu thuẫn trong nội bộ của ngôn ngữ.

You might also like