You are on page 1of 6

HTTPS://TUOITRE.

VN/SO-NHA-HANG-NHAT-BAN-TAI-VIET-NAM-TANG-GAP-3-
LAN-SAU-5-NAM-20221125194101054.HTM

HTTPS://WWW.COCOICHIBANYA.VN/AM-THUC-SAI-GON/

HTTPS://THANHNIEN.VN/THUC-KHACH-VIET-UA-CHUONG-MON-NHAT-
185889976.HTM

NỀN ẨM THỰC SÀI GÒN CÓ PHẢI LÀ MỘT NỀN ẨM THỰC “LAI TẠP”?
Ở Sài Gòn, món gì cũng có!
Câu trả lời chắc chắn là không. Sự giao thoa này thật sự không làm mất đi nét đẹp vốn có của ẩm
thực Sài Thành. Mà nó còn góp phần làm cho nền ẩm thực này trở nên đa dạng, phong phú hơn.
Sự đa dạng, phong phú của các món ăn, từ nguyên liệu, đến công thức chế biến, hay cách trình
bày,… Nét đẹp muôn màu muôn vẻ của chúng chính là yếu tố tạo nên nét riêng không thể trộn
lẫn của nềm ẩm thực phố thị này.

Nếu quan sát kĩ, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy một trong số nềm ẩm thực ảnh hưởng khá nhiều đến
Việt Nam chính là ẩm thực Nhật Bản. Với sự tinh tế trong từng món ăn, sự mới mẻ trong cách
chế biến và nét đặc biệt trong mỗi nguyên liệu đã đưa văn hóa ẩm thực Nhật Bản đến với nhiều
quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Sushi, sashimi, mì udon, ramen, bánh rán
doraemon, cơm bò hay cơm cà ri Nhật Bản,… Các món ăn này xuất hiện trên khắp mọi hàng
quán, nhà hàng, từ sang trọng cho đến bình dân .

Ẩm thực Nhật Bản len lõi vào từng góc ngách của Sài Gòn
Theo thống kê, số lượng quán ăn, nhà hàng Nhật Bản tại Việt Nam đã lên đến gần 1000. Tập
trung chủ yếu ở những nơi dân cư đông, đời sống cao ở Hà Nội và TPHCM (Sài Gòn). Vậy lí do
gì đã khiến cho ẩm thực Sài Gòn chịu ảnh hưởng sâu đậm từ văn hóa Nhật Bản như vậy?

ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG BẤT NGỜ GIỮA HAI NỀN ẨM THỰC


Việt Nam và Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng trong văn hóa ẩm thực. Điểm tương đồng đầu
tiên phải kể đến đó chính là sự giống nhau về nguyên liệu. Cả Việt Nam và Nhật Bản đều lấy gạo
làm nguyên liệu chính cho đa số các món ăn. Việt Nam có các món như cơm, bún, phở, mì,…
Nước Nhật cũng dùng gạo để chế biến các món ăn như: cơm, mì udon, mì ramen trứ danh,…
Hải sản cũng là một trong những nét đặc trưng về nguyên liệu giữa hai quốc gia này. Do vị trí
địa lí giáp biển nên Nhật Bản có sushi, sashimi,… làm từ các nguyên liệu hải sản vô cùng đặc
sắc.

Người Nhật ưa chuộng các món hải sản tươi sống như sushi, sashimi

Còn người Việt với phương châm “ăn chín uống sôi” nên thường chế biến thành các món lẩu,
món nướng thơm lừng. Ngoài ra, thói quen dùng nước chấm và các gia vị phụ trợ đi kèm cũng
giống nhau. Văn hóa trên bàn ăn giữa hai quốc gia còn gặp nhau ở một số đặc điểm như: văn hóa
chuyện trò trong bữa ăn, cách cầm đũa hay quy tắc đối với những món ăn chung.
Người Việt thường chế biến hải sản thành những món chín như lẩu, nướng, hấp,…

Có lẽ chính nhờ những điểm tương đồng về vị trí địa lí, văn hóa, xã hội mà ẩm thực Nhật Bản
mới có thể du nhập một cách mạnh mẽ vào Việt Nam, đặc biệt là ẩm thực Sài Gòn.

SỰ TIẾP THU CÓ CHỌN LỌC VĂN HÓA NHẬT VÀO NỀN ẨM THỰC SÀI GÒN

Theo thống kê, số lượng quán ăn, nhà hàng Nhật Bản tại Việt Nam đã lên đến gần 1000.
Có gần 1000 nhà hàng, quán ăn Nhật Bản tại Việt Nam. Và con số này sẽ tiếp tục tăng nhiều hơn
nữa trong tương lai. Điều này chứng tỏ sức hút của ẩm thực nước ngoài, đặc biệt là ẩm thực Nhật
Bản đối với Sài Gòn là rất lớn. Sự tiếp thu liên tục các tinh hoa ẩm thực từ nhiều nơi đã khiến
cho Sài Gòn hội tụ gần như đầy đủ các “món ngon, của lạ” trên khắp thế giới. Tuy nhiên sự tiếp
thu này lại là một quá trình có chọn lọc và đong đếm kĩ lương. Có như vậy Sài Gòn mới có thể
vừa làm mới mình, vừa giữ lại được nét đặc sắc vốn có của mình.

Các món ăn ngoại lai khi đến với ẩm thực Sài Gòn đều được tiếp biến và biến đổi để phù hợp với
khẩu vị người Việt Nam. Tất nhiên sự biến đổi này cũng không làm mất đi bản chất vốn có của
món ăn. Có thể nói, cân bằng được hai yếu tố trên là một việc làm rất khó. Nhưng may thay, bàn
tay điêu luyện của các đầu bếp Nhật tại Việt Nam đã làm được điều đó.
Những món ăn được chế biến vô cùng điêu luyện dưới bàn tay của các đầu bếp Nhật tại Việt
Nam
Hãy thử ghé sang một nhà hàng Nhật chính gốc tại Sài Gòn và thưởng thức những món ăn đặc
sắc do chính các đầu bếp Nhật nghiên cứu và chế biến. Chắc chắn bạn sẽ phải há hốc mồm trước
sự điêu luyện, tỉ mỉ  trong từng công đoạn, từng loại nguyên liệu và thậm chí là cung cấp phục vụ
đẹp lòng thực khách của các nhà hàng này.

Số nhà hàng Nhật Bản tại Việt Nam tăng gấp 3 lần sau 5 năm

TTO - Nếu như năm 2015 có khoảng 770 nhà hàng Nhật Bản được mở ở Việt Nam thì đến
năm 2020, con số này đã tăng lên gần 2.500 điểm bán.

Ông Matsumoto Nobuyuki, trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại
TP.HCM, cho biết đây là những con số được thống kê trước dịch COVID-19 bùng phát. Sau đại
dịch, con số này có thể thay đổi nhưng xu hướng chung là có nhà hàng đóng cửa thì cũng có
những điểm mới mở ra, đáp ứng thị hiếu của thị trường.

Chia sẻ tại buổi giới thiệu Triển lãm quốc tế Food & Hotel Vietnam 2022 tổ chức ngày 25-11,
đại diện JETRO cho biết thêm trong số 2.500 nhà hàng Nhật ở Việt Nam, có 1.180 điểm bán
được mở tại TP.HCM. Đây cũng là nơi có số lượng nhà hàng Nhật đông đảo nhất cả nước,
khoảng 50% ông chủ các nhà hàng là người Nhật, còn lại do người Việt mở kinh doanh hoặc hợp
tác.

Về chân dung của thực khách, khảo sát của các tổ chức Nhật Bản ghi nhận 90% người đến ăn các
quán này là người Việt, dù ban đầu nhà hàng Nhật được mở ra để phục vụ cộng đồng người Nhật
đang sinh sống, làm việc ở Việt Nam.

“Nhiều người đến nhà hàng Nhật Bản không chỉ để thưởng thức món ăn mà họ còn muốn trải
nghiệm văn hóa, lối sống Nhật Bản, điều này thể hiện qua việc đầu tư về kiến trúc, không gian ở
các nhà hàng rất được chăm chút, tỉ mỉ", ông Nobuyuki Mastsumoto chia sẻ

Đổi vị với mì Nhật “chính gốc” giá Việt


Trước đây, một phong cách ẩm thực mới lạ đến từ Nhật từng gây sốt ở Việt Nam chính là… lẩu
băng chuyền. Tiếp đến, giới thượng lưu Việt biết đến, thể hiện đẳng cấp với thịt bò Kobe nổi
tiếng đắt đỏ của Nhật. Kế tiếp là sushi, matcha…, các món này đã đều gây sốt ở thị trường Việt
Nam. Và gần đây, các loại mì Nhật là món tiếp theo gây sốt tại Việt Nam.

Cái hay của người Nhật ở chỗ, mỗi món ăn họ đều gắn một câu chuyện thú vị nào đó và
chừng đó đủ làm món ăn trở nên hấp dẫn thực khách Việt. Điển hình cho nhiều chuỗi nhà
hàng mì danh tiếng ở Nhật có mặt tại Việt Nam có thể kể đến chuỗi nhà hàng mì Ringer
Hut của Công ty Acecook Việt Nam. Đây là chuỗi nhà hàng kinh doanh mì champon
hàng đầu tại xứ sở hoa anh đào với tuổi đời 57 năm và có gần 700 nhà hàng trên toàn
Nhật Bản và cả ở Mỹ, HongKong, Thái Lan… Năm 2018, Acecook Việt Nam đã mang
Ringer Hut đến Việt Nam với nhà hàng đầu tiên tại 54 Trương Định (Q.1, TP.HCM). Sau
hơn 1 năm, nhà hàng thứ 2 tiếp tục được mở tại khu Food Court (tầng 5, TTTM Crescent
Mall, Q.7, TP.HCM). Qua đó cũng phần nào cho thấy nhà hàng này được ưa chuộng tại
Việt Nam.

Đến với chuỗi nhà hàng Ringer Hut, thực khách sẽ được thưởng thức vị ngon chính gốc
của những món mì trứ danh vùng Nagasaki với nước súp và sợi mì nhập khẩu từ Nhật, do
chính đầu bếp của Ringer Hut Nhật chế biến nhưng giá lại rất Việt Nam. Trong số đó, hai
món nổi bật trong thực đơn mà thực khách nhất định không thể bỏ qua là Nagasaki
Champon và Nagasaki Saraudon.

Nagasaki là một tỉnh nằm gần phía cực nam của Nhật Bản. Nơi này nổi tiếng có rất nhiều
điểm du lịch với đầy đủ các khu suối nước nóng, biển, núi, bảo tàng, công viên…, nhất là
điểm ngắm cảnh đẹp về đêm. Đến Nagasaki, bạn không thể bỏ qua những món ăn độc
đáo giúp du khách xua tan đi cơn đói và cảm nhận được những nét chỉ có Nagasaki mới
có, Champon là một trong số đó. Champon là một loại mì sợi to, dai được nấu cùng 11
loại nguyên liệu khác nhau như bắp cải, giá, củ cải đỏ, bắp hạt, thịt heo, tôm, chả cá…
trong nước soup đặc trưng, giúp tạo nên vị ngon hòa quyện và thấm đẫm vị ngọt của tất
cả các loại nguyên liệu tươi ngon. Sự kết hợp của hai yếu tố này đã tạo nên tên gọi
Nagasaki Champon, tương tự bún bò Huế ở Việt Nam. Đây được xem là món ăn tốt cho
cả sức khỏe lẫn tinh thần và cũng là món ăn đặc sắc nhất của nhà hàng Ringer Hut.

Còn Nagasaki Saraudon là kiểu “mì xào giòn”. Nét đặc sắc của món ăn này là sợi mì
được sấy giòn bằng bí quyết “độc quyền” của Ringer Hut, độ giòn tan, thơm ngon của sợi
mì vẫn được giữ nguyên từ khi sản xuất tại Nhật Bản, nhập khẩu, chế biến tại nhà hàng ở
Việt Nam cho đến khi thực khách thưởng thức xong món ăn.
Đặc biệt, các gia vị ăn kèm như giấm, mù tạc, sốt Worcestershire… được chuẩn bị sẵn
trên mỗi bàn để thực khách có thể tự mình điều chỉnh món cho phù hợp với sở thích riêng
theo kiểu “my style”.

You might also like