You are on page 1of 37

Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.

S Nguyễn Thành Tín


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

- Như bún chả đã mở đường đi trước, bún đậu mắm tôm cũng dễ dàng làm
quen với khẩu vị của thực khách phương Nam. Người Sài Gòn dễ tính, giới trẻ Sài
Gòn lại càng thích cái mới lạ. Phải cảm ơn ai là người đầu tiên nghĩ đến chuyện
mang thức quà mùa hè dân dã của phố Hà thành vào thành phố phương Nam nhộn
nhịp này. Để buổi tối mát trời, giới trẻ có thể tụ tập trên mấy chiếc ghế tre, cùng
chia nhau miếng bún trắng tươi và hóng chờ đậu rán vàng từ chảo mang ra đến tận
bàn. Giới trẻ Sài Gòn ăn bún đậu cũng theo kiểu riêng, không phải ào ạt ngồi vào
gánh rồi đi như ở Hà Nội, cũng không từ tốn e dè như ăn ở nhà hàng bún Bắc. Mẹt
bún đậu có thêm chả cốm, vài lát chân giò luộc cắt khoanh, ngoài rau thơm có
thêm dưa chuột giòn rụm, như một kiểu tổng hợp vị ngon phương Bắc ăn chơi cho
biết. Mắm tôm ăn kèm cũng pha ngọt nhạt tùy theo yêu cầu người ăn, tắc tươi
thơm phức, ớt đỏ lừ để trên đĩa men trắng sạch sẽ nêm nếm tùy thích, khỏi lo chợt
nhìn thấy cái nhìn khó chịu của bà chủ hàng.
- Sài Gòn bây giờ nhà nhà bún đậu, giới trẻ Sài Gòn rủ nhau đi ăn bún đậu
đoán chừng chắc còn nhiều hơn ăn cơm tấm. Là trào lưu hay sẽ trở thành đặc sản
trụ lại lâu dài như bún chả? Có hề gì. Cứ thưởng thức nhé, khi món ngon thời vụ
còn đang nhan nhản trên đường phố Sài Gòn, bởi có khi qua mùa thì thức ngon
cũng nói lời chào tạm biệt, như cơn say nắng, dễ gì có lần trở lại thứ hai.
- Quê hương là nỗi nhớ da diết đối với những người con xa xứ, con người
luôn luôn muốn quay về với cuội nguồn. Ở xứ người họ luôn muốn tìm đến những
món ăn của người Việt để làm vơi bớt đi nỗi nhớ về quê nhà, đặc biệt là những
món ăn dân giã đậm chất thôn quê .
- Những ai đi xa, mỗi khi nhớ về quê hương, nhớ những ngày cùng bạn bè
ngồi ở một quán nhỏ nơi chợ quê nào đó hoặc lê la chỗ gánh bún đậu vỉa hè đất Hà
Thành, hẳn lòng sẽ thấy rưng rưng đến lạ.
- Ẩm thực Việt Nam đặc trưng bởi những món ăn bình dân. Những hương vị
đại diện cho quốc hồn quốc túy dân tộc không nằm ở những nhà hàng sang trọng,
đắt tiền mà ở những quán nhỏ dân dã ven đường.
- Xuất phát từ ý tưởng xoa dịu nỗi nhớ quê hương đồng thời giới thiệu văn
hóa ẩm thực đặc sắc và phong phú của người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 1
Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín

“Bún Đậu Quê Hương


Nồng Hương Kinh Bắc”

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP

Quán Bún Đậu Mẹt chuyên phục vụ các món ăn đặc trưng miền Bắc như bún
đậu mắm tôm, bún giả cầy, nem chua rán, nước mơ, nước sấu chua, trà chanh.…
Hứa hẹn sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm thú vị khi đến quán.

2.1 Phương châm hoạt động

"Sự hài lòng của khách hàng là niềm hạnh phúc của chúng tôi".

2.2 Tầm nhìn

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 2


Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
Chúng tôi mong muốn Quán Bún Đậu Mẹt sẽ phát triển và mở rộng thành
chuỗi cửa hàng trên khắp các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

2.3 Sứ mệnh

- Với những món ăn và thức uống đặc trưng của quê hương kinh Bắc sẽ phần
nào giúp thực khách miền Nam thấy rõ hơn về nét đẹp trong ẩm thực miền Bắc.

- Mang đến cho khách hàng những món ăn tinh tế và độc đáo bên cạnh đó luôn
bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Là nơi giao lưu, kết nối giữa hai Miền Nam- Bắc.

2.4 Giá trị cốt lõi

- Tôn trọng: Biết lắng nghe những ý kiến khác nhau từ khách hàng, luôn vui vẻ
niềm nở đón tiếp khách hàng.

- Chất lượng: Luôn chú trọng đến chất lượng của sản phẩm để phục vụ cho thực
khách những món ăn ngon nhất.

- Tận tâm: Luôn kinh doanh một cách có đạo đức, chu đáo.

- Đổi mới: Luôn tìm hiểu, nghiên cứu để tạo ra những món ăn, thức uống ngon
nhất để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của quý khách hàng.

CHƯƠNG 3: MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

3.1 Giới thiệu

Chỉ với một mẹt bún đậu mắm tôm bao gồm bún lá, vài miếng chả cốm xinh
xinh, vài lát đậu hủ chiên vàng nóng hổi, một ít rau sống, một chén mắm tôm ...
không chỉ lôi cuốn người Hà Nội sinh sống tại Sài Gòn đến ăn mà ngay cả người
Sài Gòn và đặc biệt còn có cả du khách đến thưởng thức.

3.2 Địa điểm kinh doanh

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 3


Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
Vị trí để đảm bảo thành công cho Quán cần phải đảm bảo các yếu tố:

- Khu vực đông dân cư

- Gần các cao ốc, văn phòng, công ty, chợ, …

- Hệ thống giao thông thuận lợi

- Nơi có nhiều trường đại học, trung học phổ thông… và có nhiều người miền
Bác sinh sống và làm việc.

Vì vậy, chúng tôi chọn địa điểm mở quán tại số 39 Đồng Nai, phường 15, Quận
10, thành phố Hồ Chí Minh.

- Tại khu vực này có nhiều cửa hàng ăn uống,và các trường đại học. Nhất là
người dân miền Bắc đang học tập, sinh sống và làm việc.

- Dễ dàng thu hút khách hàng từ các khu vực lân cận như quận 3, quận Tân
Bình, quận 11, quận 5…

- Giao thông thuận tiện, thông thoáng, không bị ngập nước, là địa điểm kinh
doanh thuận lợi.

3.3 Khách hàng

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 4


Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
- Chúng tôi nhắm đến đối tượng khách hàng là: sinh viên, nhân viên văn phòng,
nghề tự do với độ tuổi từ 14 - 55 tuổi.

- Khách hàng mục tiêu: Chúng tôi nhắm tới hai đối tượng khách hàng mục tiêu
chính là sinh viên, nhân viên văn phòng và các khách hàng trung niên là người
Bắc.

- Đây là phân khúc thị trường tiềm năng có nhu cầu và khả năng để thỏa mãn
bản thân như muốn ăn ngon, thưởng thức những sản phẩm mới lạ.

Vì thế chúng tôi chọn đây là khách hàng nhắm đến trong chiến lược kinh
doanh của mình.

3.4 Sản phẩm - Dịch vụ


Nếu bạn chưa có dịp đi du lịch và nhất là thưởng thức những món ăn ngon
dân dã thường được bày bán ngay trên các hè phố Hà Nội thì ở Sài Gòn, hãy đến
với “Bún Đậu Mẹt” của chúng tôi. Vẫn với bún ấy, đậu ấy, mắm tôm ấy nhưng đã
được “Bún Đậu Mẹt” chăm chút hơn về phong cách thưởng thức, về chất lượng
món ăn, chất lượng dịch vụ nhằm làm thỏa mãn nhu cầu ăn uống cao của người Sài
thành.

Khách hàng có thể trực tiếp đến quán để thưởng thức những thức ăn và thức
uống ngon, hấp dẫn hoặc mua về.

Bên cạnh việc bạn đến thưởng thức những món ngon Hà Nội ngay tại quán
hay tự mua về, “Bún Đậu Mẹt” cung cấp dịch vụ giao thức ăn tận nhà cho bạn
qua điện thoại. Quán sẽ miễn phí giao hàng trong phạm vi 3km tính từ quán, nếu ở
xa hơn khách hàng vui lòng cho quán tính thêm phí phục vụ.

Ngoài việc trực tiếp đến cửa hàng để thưởng thức khách hàng có thể đặt mua
thức ăn qua điện thoại hoặc website điện tử.

Website: www.bundaumet.com là trang web của shop nhằm giúp khách hàng
mua sản phẩm và sử dụng dịch vụ mà không cần đến trực tiếp cửa hàng. Website
có đầy đủ thông tin về giá cả, phí vận chuyển, mẫu mã các loại thức ăn và thức
uống.
SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 5
Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
3.5 Sự khác biệt so với các quán ăn khác

Quán có lợi thế địa hình nằm trên đường Đồng Nai (Quận 10) nơi vốn tập
trung phần lớn người dân Hà thành sinh sống nên “Bún Đậu Mẹt” là nơi giúp họ
tìm lại cho mình một món ăn dân dã của Hà Nội vốn khá mới mẻ đối với người Sài
Gòn trong thời gian gần đây.

Với lối kiến trúc hiện đại không cầu kỳ, không cần sang trọng lịch lãm như
kiểu nhà hàng cũng không luộm thuộm kiểu hè phố nhưng “Bún Đậu Mẹt” vẫn
toát lên vẻ thanh lịch, mang đậm màu sắc, hơi thở Hà Nội qua tông màu chủ đạo
vàng - đen tại quán tạo nên sự ấm cúng, gần gũi cho thực khách đến thưởng thức.
Điểm xuyến cho quán là những bức tranh treo ngay ngắn trên tường như hình
phong cảnh, con người Hà Nội xa xưa hay những bức tranh cổ động đúng "chất"
Hà Nội hay mang một chút nghệ sĩ lãng tử Hà Nội qua hình ảnh cây đàn guitar.

Khi đến đây bạn sẽ có cảm giác như mình đang ngồi giữa một góc Hà Nội
thu nhỏ với những món ăn Hà Nội, với những con người Hà Nội xung quanh.

Điều ấn tượng đầu tiên bạn sẽ nhìn thấy khi đến quán là khu bếp lộ thiên
ngay khu vực cửa ra vào nên mọi vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh thực
phẩm sẽ được các khách hàng giám hộ.

Điều ấn tượng thứ hai, bạn sẽ “mắt tròn, mắt dẹt” với một bảng đen dài ghi
chi chít những thông tin mà bạn chỉ có thể thấy ở các bảng tin khu phố Hà Nội.
Nào là “Bản tin Hàng Bè”, nào là “Thông báo khẩn”, nào là “Thông tin hot nhất từ
“Bún Đậu Mẹt”” ... sẽ khiến bạn đọc cảm thấy vui vui khi chờ món ăn lên cũng
như không ngại đường xá xa xôi tìm đến quán.

Một món ăn dân dã, nồng nàn hương vị mà với những người con đất Hà
thành khi đi xa luôn nhớ đến từ vị đậu nành béo ngậy trong từng miếng đậu được
chiên vàng còn nóng hổi, từ miếng chả cốm dẻo dẻo, bùi bùi, từ thịt bắp heo hấp
vừa chín tới... ăn cùng các loại rau ăn kèm như kinh giới, tía tô, cùng những khúc
bún lá trắng tinh hấp dẫn. Quan trọng nhất là phần mắm tôm đúng gốc Hà Nội
chuyển vào với một chút rượu nếp cái hoa vàng, một chút đường, một chút dầu rán

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 6


Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
đậu rồi vắt thêm một quả quất, đánh bông lên bạn sẽ được một chén nước chấm
cực kì hấp dẫn.

Phần đậu được quán chế biến và rán ngay trước quán vì vậy luôn đảm
bảophujc vụ thực khách những miếng đậu tươi và nóng, giòn tan.

Chưa hết, nếu bạn vẫn còn thòm thèm thì không thể nào bỏ qua với
những món ăn ngon, nổi tiếng Hà thành như bún giả cầy, bún ốc chuối đậu, nem
chua rán... hay nước sấu, nước mơ. Đặc biệt là trà chanh gần đây xuất hiện như
một trào lưu tại Sài Gòn với sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn trẻ .

Món ăn ngon đúng kiểu Hà Nội, sự phục vụ chu đáo, nhiệt tình và trẻ trung
từ chủ quán cho đến nhân viên quan trọng nhất là không gian thoáng mát, sạch sẽ,
an toàn vệ sinh thực phẩm tất cả đã tạo nên sự khác biệt giữa “Bún Đậu Mẹt” với
các quán bún đậu khác.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH


4.1 Môi trường vĩ mô
4.1.1 Môi trường Kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế(GDP) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tăng
liên tục, bình quân 11%/năm.
- Sự tăng trưởng nền kinh tế và sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người dẫn
đến đời sống đa số bộ phận dân cư được cải thiện và nâng cao theo hướng tinh tế
và hiện đại hơn.
4.1.2 Môi trường Chính trị - Pháp luật

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 7


Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
- Với hệ thống chính trị ổn định tại Việt Nam, là yếu tố đảm bảo cho sự phát
triển kinh tế bền vững và lâu dài.
- Hệ thống pháp luật của nước ta ngày càng hoàn thiện theo hướng phù hợp
với thực tiễn góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất và kinh doanh phát triển bền
vững.
4.1.3 Môi trường Văn hóa - Xã hội
- Trong bối cảnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước đời sống của
người dân càng cao, trình độ dân trí phát triển kéo theo trình độ nhận thức của
người tiêu dùng ngày càng cao, đòi hỏi nhu cầu cũng thay đổi, cách nhìn nhận của
người tiêu dùng về chất lượng, thẩm mỹ cũng như tính độc đáo, sáng tạo của sản
phẩm cũng tăng lên.
- Ngày nay, mọi người dễ dàng tiếp nhận các trào lưu, xu hướng mới gia nhập
vào Việt Nam.
4.1.4 Môi trường Dân số
- Với tình hình di cư từ nông thôn lên thành thị, dân số Thành Phố Hồ thuộc
loại dân số trẻ với độ tuổi lao động 16 - 40 tuổi có trình độ học vấn. Đây chính là
thị trường tiềm năng cho việc kinh doanh cây cảnh trong nhà trong thời gian tới.
- Dự kiến đến năm 2015 dân số Việt Nam sẽ lên đến 90 triệu người với tốc độ
đạt khoảng 1,23%/năm. Với tốc độ gia tăng dân số trên đồng thời trình độ nhận
thức và nhu cầu thẩm mỹ cũng tăng cao đây là cơ hội để công ty tăng doanh số,
điều này đòi hỏi không ngừng cải tiến, học hỏi nhằm mang đến những sản phẩm
độc đáo, tinh tế đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
4.1.5 Môi trường Tự nhiên
- Hồ Chí Minh là thành phố lớn, kinh tế trọng điểm, trình độ dân trí và tính
thẩm mỹ cao. Với vị trí địa lý thuận lợi, thời tiết ổn định thích hợp với hoạt động
sản xuất kinh doanh.
4.1.6 Môi trường Công nghệ
Công nghệ luôn thay đổi nhanh chóng, sự xuất hiện của công nghệ mới tạo ra
những sản phẩm mới có chất lượng cao, sáng tạo và độc đáo thỏa mãn mọi nhu cầu
khắt khe nhất của người tiêu dùng. Đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải không ngừng
học hỏi áp dụng những công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm dịch vụ đáp ứng
được nhu cầu của thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
4.2 Môi trường Vi mô
4.2.1 Đối thủ tiềm năng
SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 8
Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
Vì đây là sản phẩm, rào cản xâm nhập thị trường không lớn, nhiều đối thủ dễ
dàng gia nhập ngành với quy mô lớn, chiến lược và tổ chức mới.
4.2.2 Sản phẩm thay thế
- Sản phẩm thay thế của quán là các quán ăn lân cận vì xung quanh khu vực
này chưa có một quán bún đậu nào đây cũng là một thuận lợi cho quán.
4.2.3 Khách hàng
Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi theo trào lưu văn hóa, xu hướng mới,
nhằm thể hiện cá tính, nét độc đáo riêng biệt.
4.2.4 Đối thủ cạnh tranh
Quán có hai đối thủ cạnh tranh chính là quán Phở khô Gia Lai và quán Cút
Chiên Bơ Cô Năm vì cả hai quán này đã thành lập rất lâu và có một lượng khách
rất đông. Đặc biệt, nhóm khách hàng chính của hai quán này cũng là nhóm khách
hàng mục tiêu của “Bún Đậu Mẹt”.

4.3 Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 9


Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín

Tầm quan
Các yếu tố bên ngoài Trọng số Tổng điểm
trọng

1. Môi trường Kinh tế 0.13 3 0.39

2. Môi trường Chính trị - Pháp luật 0.03 2 0.06

3. Môi trường Văn hóa - Xã hội 0,13 2 0.26

4. Môi trường Dân số 0,09 3 0.27

5. Môi trường Tự nhiên 0,04 2 0.08

6. Môi trường Công nghệ 0,07 3 0.21

7. Đối thủ Tiềm năng 0,10 3 0.30

8. Các sản phẩm thay thế 0,07 2 0.14

9. Khách hàng 0,16 3 0.48

10. Đối thủ cạnh tranh 0,2 4 0.80

Tổng cộng điểm 1.0 3.0

Kết luận: Kinh doanh Quán Bún Đậu Mẹt đang ở môi trường kinh doanh khá
thuận lợi.

4.4 Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

Tầm quan
Các yếu tố bên trong Trọng số Tổng điểm
trọng

1. Tài chính 0.12 2 0.24

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 10


Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
2. Quản lý 0.13 2 0.26

3. Marketing 0.22 3 0.66

4. Giá sản phẩm 0.25 4 1

5. Mẫu mã 0.28 4 1.12

Tổng điểm 1 3.26

4.5 Phân tích ma trận SWOT

4.5.1 Điểm mạnh (Strengths)


- Với vị trí kinh doanh thuận tiện nằm trên con đường đông dân, nơi tập trung
nhiều tòa nhà, cao ốc, văn phòng đây là nơi tập trung nhiều dân đất Hà thành – họ
đã khá quen thuộc với Món Bún đậu mắm tôm vì thế là một lợi thế cạnh tranh cho
Quán, nhu cầu bún đậu của người dân Hà thành sẽ khá cao.
- Với cách chế biến, bày trí các món ăn đạm đà hương vị Bắc một cách
chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm và theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nhằm
đảm bảo vệ sinh ăn toàn thực phẩm cho thực khách. Món bún đậu mắm tôm của
quán tuy không giữ được toàn vẹn hương vị của món ăn như ở Hà Nội, nhưng cũng
đủ để những người con xa quê vơi đi cảm giác nhớ nhà khi thưởng thức món ăn
này.
- Giá cả hợp lý từ hai mươi mấy ngàn đến năm mươi mấy ngàn đồng một tô
mà mỗi suất bún có đầy đủ các thành phần như: đậu rán giòn, bún nắm sợi nhỏ, rau
ăn kèm, thịt luộc và chả cốm. Món bún đậu ngon và rẻ, ngoài ra còn có các món
khác như bún đậu giả cầy, bún dọc mùng....tạo ra sự lựa chọn hợp lý cho thực
khách, phát huy lợi thế cạnh tranh cho Quán.
- Đội ngũ nhân viên tận tình phục vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi vào
quán – giờ mở cửa 9h00 đến 20h30 hứa hẹn sẽ mang lại sự hài lòng cho khách
hàng, với thái độ ân cần, chu đáo, vui vẻ của đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên
nghiệp và còn có nhiều chương trình ưu đãi khách hàng trực tiếp .
4.5.2 Điểm yếu (Weaknesse)
- Quán mới được thành lập nên ít được nhiều người biết đến, bị cạnh tranh bởi
các quán ăn đã có lâu đời khác

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 11


Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
- Chưa có thiết lập được nhiều mối quan hệ với khách hàng là tập thể
- Cửa hàng chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý, đội ngũ nhân viên còn non
trẻ, không tránh khỏi tình trạng làm cho khách không hài long.
- Nguồn lực tài chính còn hạn chế do chưa huy động được nguồn vốn kinh
doanh và ủng hộ góp vốn của các cổ đông.
4.5.3 Cơ hội (Opportunitisees)
- Có mặt ở Sài Gòn chưa lâu nhưng bún đậu mắm tôm đã nhanh chóng lấy
lòng giới trẻ Sài Thành. Món ăn này không đòi hỏi quá nhiều sự cầu kỳ trong cách
chế biến nhưng lại có một sức hấp dẫn vô cùng kỳ lạ. Tạo nên một sức hút vô cùng
mạnh mẽ đến giới trẻ và người dân Sài thành, đây là thị trường tiềm năng cho quán
hoạt động và phát triển.
- Thu nhập trên đầu người ngày càng tăng, yêu cầu về chi tiêu cá nhân cũng
tăng theo, không chỉ có ăn ngon mặc đẹp mà họ còn có nhu cầu rất lớn vào các
món ăn độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, thưởng thức và chia sẽ các món ăn từ
vùng miền khác nhau trên đất nước.
4.5.4 Đe dọa (Threats)
- Tình hình kinh tế Nước nhà đang trong giai đoạn khó khăn chung, tỷ lệ thất
nghiệp và giá cả hàng hóa đang tăng, bệnh dịch cúm đang phát triển dẫn đến các
yêu cầu gắt gao về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các quán muốn hoạt động trên
lĩnh vực ẩm thực này.
- Tình trạng lạm phát cao dẫn đến giá cả leo thang của các mặt hàng nguyên
vật liệu đầu vào, chi phí nhân công, thuê mặt bằng, điện nước sẽ tăng cao
- Các đối thủ cạnh tranh đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường, có tiềm lực
mạnh về thương hiệu và có rất nhiều mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
4.6 Chiến lược của Quán Bún Đậu Mẹt

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 12


Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
Cơ Hội (O) Đe Dọa (T)

- Có mặt ở Sài Thành không - Có nhiều đối thủ cạnh


lâu nhưng đã thu hút mạnh tranh lâu trong lĩnh vực
mẽ và khá quen thuộc với ẩm thực.
người dân nơi đây. - Nhu cầu khách hàng dễ
- Có nhu cầu rất lớn vào các
thay đổi theo trào lưu.
món ăn độc đáo, đậm đà bản
Ma trận SWOT
sắc dân tộc, thưởng thức và - Lạm phát cao làm tăng
chia sẽ các món ăn từ vùng chi phí đầu vào.
miền khác nhau trên đất - Yêu cầu gắt gao về vệ
nước. sinh an toàn thực phẩm
cho các quán muốn hoạt
động trên lĩnh vực ẩm
thực này
Điểm mạnh (S) Chiến lược phối hợp (S-O) Chiến lược phối hợp (S-

- Với vị trí kinh -Thực hiện chiến lược T)

doanh thuận tiện nằm marketing sâu rộng để chiếm - Xây dựng hình ảnh sản
trên con đường đông lĩnh thị trường, thiết kế bố trí phẩm, phong cách phục
dân, nơi tập trung Quán độc đáo, thân quen để vụ luôn khác biệt đối với
nhiều tòa nhà, cao ốc, gây sự chú ý cho khách hàng. các đối thủ cạnh tranh.
- Thực hiện chiến lược
văn phòng đây là nơi
kết hợp về phía trước giữ
tập trung nhiều dân
tốt các mối quan về với
đất Hà thành.
khách hàng.
- Đội ngũ nhân viên
trẻ, năng động yêu
nghề được đào tạo
nghiệp vụ.

- Có tiềm lực về tài

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 13


Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
chính. Giá cả hợp lý.

Điểm yếu (W): Chiến lược phối hợp (W-O) Chiến lược phối hợp

- Ít các mối quan hệ - Xây dựng củng cố thương (W-T)

với khách hàng. hiệu vững chắc và tạo uy tín - Xây dựng thương hiệu
- Không có nhiều
cho khách hàng. riêng cho cửa hàng và các
kinh nghiệm thực tế. - Luôn luôn dám sát theo dõi
hoạt động marketing như
- Quán mới chưa có
các hoat động quản lý phục
quảng cáo trên mạng xã
thương hiệu ít được
vụ để kịp thời sửa chữa.
hội, thực hiện chương
biết đến trên thị - Kiểm soát tối đa các chi phí
trình khuyến mãi giảm.
trường . tránh tình trạng lãng phí.
- Có nhiều đối thủ - Nâng cao chất lượng các
cạnh tranh trong lĩnh món ăn tạo uy tín.
vực cùng ngành và
các ngành dịch vụ
khác.

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

5.1Đánh giá Thị trường


Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm văn hóa, giáo dục, kinh
tế, y tế, dịch vụ, thương mại, du lịch lớn nhất nhì trong cả nước, trong đó ngành
dịch vụ ẩm thực phát triển đa dạng và phong phú. Và là nơi hội tụ nhiều tinh hoa

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 14


Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
ẩm thực của quốc tế và trong nước, dễ dàng thành xu hướng và phong cách sống
của người dân năng động trong một thành phố hiện đại thời nay.
Thị trường dịch vụ ăn uống là một thị trường có nhiều sản phẩm gia tăng như
nước uống, thuốc lá,…nhưng lĩnh vực ẩm thực các món ăn riêng biệt lại đang phát
triển mạnh mẽ và là ngành kinh doanh có nhiều đối thủ cạnh tranh và khả năng
sinh lời rất cao. Đối với nhiều người dân thành phố Hồ Chí Minh thì nhiều tiểu
thương đang ăn nên làm ra nhờ món ăn dân dã có nguồn gốc từ Hà Nội đó là Món
Bún đậu mắm tôm. Món ăn này không chỉ ngon mà còn tạo cảm giác tò mò cho
người dân đất Sài khi thưởng thức hương vị đặc trưng các món ăn của Hà thành,
nhiều người tìm đến dùng thử chỉ để thỏa mãn trí tò mò nhưng đâm ghiền từ lúc
nào chẳng hay.
Dân Sài Gòn đang có xu hướng thích món ăn dân dã. Hơn nữa bún đậu là món
lạ miệng với người miền Nam và chưa có mặt trong Nam nhiều. Bún đậu mắm tôm
hiện trở thành món ăn hút khách ở Sài Gòn. Không chỉ giới văn phòng, tuổi teen
mà nghệ sĩ cũng ghiền món ăn đặc trưng của xứ Bắc. Vì thế đây chính là thị trường
đây tiềm năng để chúng tôi khai thác.

5.2Phân tích Đối thủ cạnh tranh


Vì đây là ngành rào cản gia nhập thấp và kinh doanh có lời cũng cao nên có rất
nhiều đối thủ, và đối thủ tiềm năng rất nhiều. Tính trên tổng thị trường thành phố
đã có hàng chục các quan ăn lớn nhỏ, từ dẫn dả đến sang trọng đang kinh doanh
trong lĩnh vực bún đậu mắm tôm này như: Quán Bún đậu cô Khàn(102/1B Cống
Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM), Quán Homemade(6 Hồng Hà,
phường 2, quận Tân Bình, TP HCM), Quán ngõ phố nhỏ(156C Pasteur, phường
Bến Nghé, quận 1, TP HCM), Quán Bún đậu A Vừng - Số 53 Lương Hữu Khánh,
phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM,….
Các đối thủ này là những quán đã có mặt lâu, có tên tuổi thương hiệu mạnh mẽ
và được rất nhiều người dân thành phố biết đến mỗi quán đều mang những đặc
điểm và riêng biệt, vì thế Quán Bún đậu mẹt của chúng tôi muốn đi vào hoạt động
phải có sự nghiên cứu và tạo những nét khác biệt gây dựng thương hiệu riêng và
tạo lwoj thế cạnh tranh bền vững về sau.
5.3 Vị thế cạnh tranh của “Bún Đậu Mẹt”
SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 15
Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
- Vị trị kinh doanh ở khu trung tâm dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi.
- Thức ăn ở quán mới lạ so với thực khách Sài Thành nên sẽ kích thích sự hiếu
ký tò mò cho thực khách, đồng thời nó cũng là những món ăn quen thuộc của
người con Hà Thành vì vậy nó sẽ là món ăn tinh thần xoa diệu nỗi nhớ quê tha
thiết.
- Với sự phục vụ nhiệt tình, tậm tụy của đội ngũ nhân viên trẻ, giá cả phải
chăng, thức ăn ngon hợp vệ sinh.
- Khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng về chất lượng sản phẩm của cửa hàng.

CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH MARKETING HỖN HỢP

6.1 Chiến lược Kinh doanh Tổng thể

Trong khi các đối thủ cạnh tranh là quán ăn lâu năm, có nhiều năm kinh nghiệm,
đã có nhiều khách hàng thân thiết, có nguồn lực chiếm lĩnh thị phần khá lớn thì
“Bún Đậu Mẹt” mới được hình thành chính vì vậy Chúng tôi sẽ áp dụng, triển
khai các chiến lược Marketing phù hợp để gây sự chú ý, tạo độ ấn tượng và khơi
gợi nhu cầu thưởng thức những món ăn ngon, mới lạ dần trở thành xu hướng của
giới trẻ Sài Thành. Đối tượng khách hàng:

- Phụ nữ, các bà nội trợ trẻ


- Học sinh, sinh viên, giáo viên
SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 16
Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
- Giới trẻ
- Nhân viên văn phòng
- Những người yêu thíc, mong muốn thưởng thức món ăn mới lạ đặc trưng
từng vùng miền.
- Những người làm nghề tự do
- Những người sống gần, trong khu dân cư, cao ốc.
6.2 Chiến lược Quảng cáo

- Trước thời điểm khai trương 1 tuần: In ấn băng rôn, tờ rơi, các catolog,
voucher khuyến mãi phát và treo xung quang khu vực:

 Đường Trường sơn, Bắc Hải, Thành Thái.


 Đường Cách Mạng Tháng 8 Ngã sáu Dân chủ.
 Cầu vượt Hàng Xanh, Ngã tư Bảy Hiền.

- Thực hiện chiến lược Social Media thông qua: Trang Facebook, Zing Me,
Twiter, Yahoo,… các foroum, diễn đàn,… thông qua các bài PR(Public relations)
về “Bún Đậu Mẹt”

- Kết nối với các báo điện tử đăng những tin, bài PR về “Bún Đậu Mẹt” trên các
trang như: www.24h.com.vn, www.zingme.com.vn, www.tinhte.vn,
www.5giay.vn,... để thu hút và tạo nhu cầu cho khách hàng (chỉ cần click vào
đường link dẫn đến trang website bán hàng của Quán).

6.3 Chiến lược Sản phẩm


- Quán Bún đậu mẹt kinh doanh các món đậm đà hương vị Bắc như các món ăn
ngon miệng khác của miền Bắc như: bún ốc chuối đậu, bún mắm tép thịt luộc, nem
rán....Giá dao động từ 25.000-55.000 đồng.

- Thực đơn
• Món chính :
- Bún đậu mắm tôm 25.000
- Bún đậu + thịt ba chỉ luộc mắm tém 35.000
- Bún đậu chả cốm 35.000
- Chân giò hấp 35.000
- Bún giả cầy 35.000
- Bún ốc chuối đậu 35.000
- Nem chua rán
• Ngoài ra còn có các thức uống giải khát :
- Nước sấu 13.000
SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 17
Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
- Nước mơ 13.000
- Bột sắn 10.000
- Chà tranh 10.000
- Trà chanh bạc hà 10.000
- Tàu hũ đá 8.000
- Trà đá 2.000
- Khăn lạnh2.000
• Combo : gồm bún đậu+ thịt ba chỉ luộc+ chả cốm + một phần thức uống tự
chọn 55.000

6.4 Chiến lược Chiêu Thị


- Trong 1 tuần đầu khai trương, thực hiện chương trình khuyến mãi giảm 20%
cho tất cả các sản phẩm, sau đó sẽ giảm dần trong các tuần tiếp theo: 10%, 5%.
Với 100 khách hàng đầu tiên của cửa hàng sẽ được tặng coupon giảm giá 10% cho
lần mua hàng tiếp theo, giá trị sử dụng coupon trong vòng 2 tháng.
- Trong những tuần tiếp theo, quán sẽ áp dụng các chương trình thích hợp cho
từng thời điểm thích hợp để thu hút khách hàng: lễ Tình nhân 14/2, Quốc tế phụ nữ
8/3, Valentine trắng, lễ Quốc khánh 2/9 và ngày lễ khác trong năm
- Hỗ trợ thanh toán và mua hàng trực tuyến thông qua Website của Shop chúng
tôi: www.bundaumet.com giảm giá 10% khi mua trực tuyến.
- Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cây xanh mới trong tương lai.
6.5 Chiến lược Giá và Phân phối
- Tuy Bún Đậu Mẹt còn khá mới mẻ, thế nhưng với mục tiêu kích thích nhu cầu
và thâm nhập thị trường trong giai đoạn đầu nên chúng tôi áp dụng chiến lược giá
cạnh tranh.
- Chúng tôi chọn địa điểm mở Quán “Bún Đậu Mẹt” tại: số 39 Đồng Nai,
phường 14, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
- Chúng tôi thực hiện chiến lược bán hàng chủ yếu 80% bán trực tiếp tại cửa
hàng và 20% thông qua website bán hàng.
- Bên cạnh đó chung tôi liên kết với cách Website bán hàng như:
www.nhommua.com, www.muachung.com,.... Để tạo thương hiệu và giảm giá đến
30 -40% nhằm thu hút khách.

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 18


Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín

CHƯƠNG 7: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ

Do Quán của chúng tôi kinh doanh với quy mô nhỏ nên chọn theo mô hình quản
lý đơn giản trực tuyến gọn nhẹ:

7.1 Cấu trúc tổ chức

Quản lý Quán

Nhân viên Nhân viên Bếp – Nhân viên Nhân viên


Phục vụ phụ bếp giao hàng Bảo vệ

Sơ đồ 7.1 – Sơ đồ cấu trúc tổ chức

7.2 Nhiệm vụ theo chức danh


7.2.1 Quản lý Quán
- Quản lý Quán là một trong những thành viên góp vốn, kiểm soát, hướng dẫn
và đào tạo nhân viên, chịu trách nhiệm về thu - chi của cửa hàng.
- Thiết lập quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàng.
- Kiểm soát mọi hoạt động của nhân viên, giám sát chất lượng và tái sản xuất
trong shop.
- Chịu trách nhiệm thu tiền, hoạch toán chi phí hàng tháng.
- Hỗ trợ nhân viên về các vấn đề phát sinh,…
7.2.2 Nhân viên phục vụ

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 19


Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
- Điều kiện trình độ và đối tượng: Tốt nghiệp THPT trở lên, là sinh viên năm
cuối các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trong Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kỹ năng: Ưu tiên giới tính nữ, am hiểu về ẩm thực, nhanh nhẹn, nhạy bén,
chất giọng nhỏ nhẹ, giao tiếp tốt, ưu tiên đã làm từng phục vụ các quán ăn nhà
hàng.
- Yều cầu: Sức khỏe tốt, không có tiền án tiền sự, ngoại hình ưa nhìn, kinh
nghiệm dưới 1 năm.
- Mô tả công việc:
* Thực hiện việc kinh doanh bán hàng online, offline của shop.
* Thực hiện công tác PR, marketing thông qua các Mạng xã hội, facebook,
ZingMe,….
* Làm ca cố định: 2 nhân viên ca sáng 9h30 đến 16h, 1 nhân viên ca tối 16h
đến 21h.
* Chăm sóc khách hàng cũ, tìm kiếm và mở rộng khách hàng mới và duy trì
khách hàng hiện tại.
* Đề ra các chiến lược Kinh doanh - Marketing theo từng thời điểm cụ thể.
* Không phải chịu áp lực về doanh số bán tháng.
* Chịu sự quản lý từ Quản lý shop.
* Các công việc khác dưới sự phân của Quản lý trực tiếp.
* Vệ sinh quán sau giờ làm.
7.2.3 Nhân viên giao hàng
- Điều kiện trình độ và đối tượng: Tốt nghiệp Trung cấp trở lên chuyên ngành
kinh doanh, bán hàng, Marketing, và các ngành liên quan, sinh viên năm cuối các
trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trong cả nước.
- Kỹ năng: Ưu tiên giới tính nam, thành thạo đường phố, am hiểu về chăm sóc
cây cảnh, phẩm chất đạo đức tốt, vui vẻ, nhiệt tình, cẩn thận, chu đáo.
- Yều cầu: Sức khỏe tốt, không có tiền án tiền sự, ngoại hình ưa nhìn, kinh
nghiệm dưới 1 năm.
- Mô tả công việc:
* Làm ca cố định: 2 nhân viên ca sáng 9h00 đến 15h30, 1 nhân viên ca tối
15h30 đến 21 h00 .
* Thực hiện công việc giao nhận hàng hóa cho Shop, lấy hóa đơn và chứng từ
từ khách hàng
* Chuẩn bị hàng hóa trước khi giao
* Các công việc khác theo sự phân công của Quản lý Quán.
7.2.4 Nhân viên Bếp- Phụ bếp

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 20


Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
- Điều kiện trình độ và đối tượng: Tốt nghiệp đầu bếp các trường trong cả
nước, nấu ăn tốt khả năng đứng chảo tốt.
- - Kỹ năng: Giới tính nam/nữ, nhanh nhẹn.
- Yều cầu: Sức khỏe tốt, không có tiền án tiền sự, ngoại hình ưa nhìn, kinh
nghiệm dưới 1 năm.
- Mô tả công việc:
* Làm ca cố định: 2 nhân viên ca sáng 9h00 đến 15h30, 1 nhân viên ca tối
15h30 đến 21 h00 .
* Thực hiện công việc nấu ăn và chế biến các món ăn.
* Các công việc khác theo sự phân công của Quản lý quán.
* Phụ chế biến cho Bếp, rửa chén và các công việc vệ sinh khác.
7.2.5 Nhân viên Bảo vệ
- Điều kiện trình độ và đối tượng: Tốt nghiệp Trung cấp trở lên chuyên ngành
kinh doanh, bán hàng, Marketing, và các ngành liên quan, sinh viên năm cuối các
trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trong cả nước.
- Kỹ năng: Ưu tiên giới tính nam, nhanh nhẹn.
- Yều cầu: Sức khỏe tốt, không có tiền án tiền sự, ngoại hình ưa nhìn, kinh
nghiệm dưới 1 năm.
- Mô tả công việc:
* Làm ca cố định: 2 nhân viên ca sáng 9h00 đến 15h30, 1 nhân viên ca tối
15h30 đến 21 h00 .
* Thực hiện công việc giữ xe khách và bảo vệ an ninh cho Quán.
* Các công việc khác theo sự phân công của Quản lý quán.

CHƯƠNG 8 – KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

8.1 Chi phí tài chính đầu tư

Bảng 8.1 - Tổng chi phí đầu tư

1 Hệ thống máy Quạt 5 Cái 360,000 1,800,000


2 Bàn ăn bằng tre 15 Cái 400,000 6,000,000
3 Hệ thống âm thanh 1 Bộ 8,450,000 8,450,000
4 Máy vi tính 1 Cái 15,000,000 15,000,000
5 Bàn làm việc 1 Bộ 3,000,000 3,000,000
6 Ghế làm việc 1 Cái 450,000 450,000
7 Điện thoại bàn 1 Cái 450,000 450,000
SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 21
Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
8 Ghế ăn tre 60 Cái 100,000 6,000,000
Các loại dụng cụ nhà bếp, chế biến
9 1 Lần 15,000,000 15,000,000
nguyen liệu
10 Dụng cụ vệ sinh Quán 1 Lần 1,000,000 1,000,000
11 Máy tính in hóa đơn 1 Cái 5,000,000 5,000,000
12 Đèn trang trí (đèn trần và đèn tường) 1 Bộ 4,500,000 4,500,000
13 Ly, dĩa, chén, đũa 1 Lần 5,000,000 5,000,000
14 Tranh trang trí 2 tấm 1,100,000 2,200,000
15 Bình nước nóng lạnh (Alaska) 1 Cái 3,100,000 3,100,000
16 Bảng hiệu Quán (5m x 1,6m) 1 Cái 5,000,000 5,000,000
17 Chi phí đèn Halogen trang trí 1 bộ 500,000 500,000
18 Chi phí sữa chữa, trang trí Quán 1 lần 10,000,000 10,000,000
19 Tủ Đông dự trữ hiệu Sanyo 1 Cái 8,000,000 8,000,000
20 Tủ lạnh Toshiba 1 Cái 8,000,000 8,000,000
21 Chi phí thuê mặt bằng 1 Năm 96,000,000 96,000,000
Tổng cộng 204,450,000
Vốn Tự Có 360,000,000
Tổng Vốn 360,000,000

Tổng chi phí đầu tư ban đầu của dự án 204,450,000 VNĐ (Hai trăm lẻ bốn triệu
bốn tram năm mươi ngàn).

VỐN CỔ PHẦN ĐVT: đồng


STT Nhà Đầu tư Số tiền
1 Lê Lộc Bích Trâm 120,000,000
2 Đặng Minh Khôi 120,000,000
3 Nguyễn Văn Thành 120,000,000
Tổng 360,000,000

Vốn góp: Sau khi bàn bạc và thống nhất, chúng tôi quyết định mỗi người sẽ
góp vốn 120,000,000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng chẵn), tổng cộng 360,000,000
VNĐ. Số tiền còn lại sau khi đã trừ đi chi phí đầu tư là 155,550,000 VNĐ, với số
tiền còn lại này chúng tôi chỉ có thể duy trì hoạt động của cửa hàng trong khoảng
thời gian đầu.
8.2 Chi phí cố định, biến phí

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 22


Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
BẢNG 8.2 - DỰ TOÁN CHI PHÍ CỐ ĐỊNH HÀNG THÁNG TỪ THÁNG 8/2013
- 12/2016

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 23


Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
ĐVT: VNĐ
5 tháng cuối Năm 2013
SỐ THÀNH TỔNG CẢ
STT KHOẢN MỤC ĐVT LƯỢNG ĐƠN GIÁ TIỀN NĂM
1 Thuê mặt bằng tháng 1 8,000,000 8,000,000 40,000,000
2 Văn phòng phẩm tháng 1 100,000 100,000 500,000
3 Chi phí dự trù tháng 1 2,000,000 2,000,000 10,000,000
4 Chi phí Quản lý tháng 1 3,000,000 3,000,000 15,000,000
Tổng cộng: 65,500,000
Năm 2014
SỐ THÀNH TỔNG CẢ
STT KHOẢN MỤC ĐVT LƯỢNG ĐƠN GIÁ TIỀN NĂM
1 Thuê mặt bằng tháng 1 8,400,000 8,400,000 100,800,000
2 Văn phòng phẩm tháng 1 105,000 105,000 1,260,000
3 Chi phí dự trù tháng 1 2,100,000 2,100,000 25,200,000
4 Chi phí Quản lý tháng 1 3,150,000 3,150,000 37,800,000
Tổng cộng: 165,060,000
Năm 2015
SỐ THÀNH TỔNG CẢ
STT KHOẢN MỤC ĐVT LƯỢNG ĐƠN GIÁ TIỀN NĂM
1 Thuê mặt bằng tháng 1 8,820,000 8,820,000 105,840,000
2 Văn phòng phẩm tháng 1 110,250 110,250 1,323,000
3 Chi phí dự trù tháng 1 2,205,000 2,205,000 26,460,000
4 Chi phí Quản lý tháng 1 3,307,500 3,307,500 39,690,000
Tổng cộng: 173,313,000
Năm 2016
SỐ THÀNH TỔNG CẢ
STT KHOẢN MỤC ĐVT LƯỢNG ĐƠN GIÁ TIỀN NĂM
1 Thuê mặt bằng tháng 1 9,261,000 9,261,000 111,132,000
2 Văn phòng phẩm tháng 1 115,763 115,763 1,389,150
3 Chi phí dự trù tháng 1 2,315,250 2,315,250 27,783,000
4 Chi phí Quản lý tháng 1 3,472,875 3,472,875 41,674,500
Tổng cộng: 181,978,650

BẢNG 8.3- DỰ TOÁN BIẾN PHÍ HÀNG THÁNG TỪ THÁNG 8/2013 - 12/2016
ĐVT: VNĐ
5 Tháng cuối Năm 2013

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 24


Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
SỐ THÀNH TỔNG CẢ
STT KHOẢN MỤC ĐVT LƯỢNG ĐƠN GIÁ TIỀN NĂM
1 Tiền điện kw 250 2,500 625,000 3,125,000
2 Tiền nước m3 150 16,900 2,535,000 12,675,000
Chi phí thuê bao
3 điện thoại tháng 1 250,000 250,000 1,250,000
Chi phí thuê bao
4 kết nối Internet tháng 1 275,000 275,000 1,375,000
5 Chi phí Marketing Năm 1 3,000,000 3,000,000 15,000,000
49,140,00 49,140,00
6 Tiền lương tháng 1 0 0 245,700,000
7 Bình nước bình 6 16,000 96,000 480,000
8 Nguyên vật liệu Lần 1 382988 382,988 1,914,942
9 Chi phí dự trù tháng 1 2,000,000 2,000,000 10,000,000
Tổng cộng: 291,519,942
Năm 2014
SỐ THÀNH TỔNG CẢ
STT KHOẢN MỤC ĐVT LƯỢNG ĐƠN GIÁ TIỀN NĂM
1 Tiền điện kw 280 2,500 700,000 8,400,000
2 Tiền nước m3 170 16,900 2,873,000 34,476,000
Chi phí thuê bao
3 điện thoại tháng 1 250,000 250,000 3,000,000
Chi phí thuê bao
4 kết nối Internet tháng 1 275,000 275,000 3,300,000
5 Chi phí Marketing Năm 1 3,000,000 3,000,000 36,000,000
54,054,00 54,054,00
6 Tiền lương tháng 1 0 0 648,648,000
7 Bình nước bình 6 18,400 110,400 1,324,800
8 Nguyên vật liệu Lần 1 1097220 1,097,220 13,166,644
9 Chi phí dự trù tháng 1 2,000,000 2,000,000 24,000,000
Tổng cộng: 772,315,444
Năm 2015
SỐ THÀNH TỔNG CẢ
STT KHOẢN MỤC ĐVT LƯỢNG ĐƠN GIÁ TIỀN NĂM
1 Tiền điện kw 300 2,500 750,000 9,000,000
2 Tiền nước m3 180 16,900 3,042,000 36,504,000
Chi phí thuê bao
3 điện thoại tháng 1 250,000 250,000 3,000,000

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 25


Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
Chi phí thuê bao
4 kết nối Internet tháng 1 275,000 275,000 3,300,000
5 Chi phí Marketing Năm 1 3,000,000 3,000,000 36,000,000
6 Tiền lương tháng 1 59,459,400 59,459,400 713,512,800
7 Bình nước bình 6 22,080 132,480 1,589,760
8 Nguyên vật liệu Lần 1 949159 949,159 11,389,910
9 Chi phí dự trù tháng 1 2,000,000 2,000,000 24,000,000
Tổng cộng: 838,296,470
Năm 2016
SỐ THÀNH TỔNG CẢ
STT KHOẢN MỤC ĐVT LƯỢNG ĐƠN GIÁ TIỀN NĂM
1 Tiền điện kw 320 2,500 800,000 9,600,000
2 Tiền nước m3 200 16,900 3,380,000 40,560,000
Chi phí thuê bao
3 điện thoại tháng 1 250,000 250,000 3,000,000
4 Chi phí Marketing Năm 1 275,000 275,000 3,300,000
Chi phí thuê bao
5 kết nối Internet tháng 1 3,000,000 3,000,000 36,000,000
6 Tiền lương tháng 1 65,405,340 65,405,340 784,864,080
7 Bình nước bình 6 24,288 145,728 1,748,736
8 Nguyên vật liệu Lần 1 976165 976,165 11,713,976
9 Chi phí dự trù tháng 1 2,000,000 2,000,000 24,000,000
Tổng cộng: 914,786,792
Từ bảng biến phí định phí tính được bảng chi phí tổng hợp như sau:

BẢNG 8.4 - TỔNG CHI PHÍ (ĐỊNH PHÍ + BIẾN PHÍ) ĐVT: Đồng
CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 Năm2015 Năm2016
Định phí(TFC) 65,500,000 165,060,000 173,313,000 181,978,650
Biến phí(TVC) 291,519,942 772,315,444 838,296,470 914,786,792
Tổng chi phí(TC) 357,019,942 937,375,444 1,011,609,470 1,096,765,442
1,828,700,49
Danh Thu(DT) 638,314,000 0 1,581,931,967 1,626,941,074
Số dư đãm phí (DT-TVC) 281,294,058 891,325,046 570,322,497 530,175,632

8.3 – Dự báo sản lượng bán từ 8/2013 đến 12/2016

Bảng 8.5 - Dự Báo sản lượng Bán 5 Tháng cuối năm 2013 ĐVT:1000đ
ST Tên Món Ăn/ SP Giá SL Giá VC DOANH THU
SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 26
Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
Bán/
T vốn
Đĩa
1 Bún đậu mắm tôm 25
3,053 15 45,795 76,325
Bún đậu thịt ba
2 35
chỉ luộc mắm tép 2,442 21 51,282 85,470
3 Bún đậu chả cốm 35
2,137 21 44,877 74,795
4 Chân giò hấp 35
2,137 21 44,877 74,795
5 Bún giả cầy 35
2,442 21 51,282 85,470
6 Bún ốc chuối đậu 35
1,526 21 32,046 53,410
7 Nem chua rán 35
1,526 21 32,046 53,410
8 Nước sấu 13
2,137 8 16,669 27,781
9 Nước mơ 13
1,832 8 14,290 23,816
10 Bột sắn 10
1,832 6 10,992 18,320
11 Trà chanh 10
2,442 6 14,652 24,420
12 Trà chanh bạc hà 10
1,954 6 11,724 19,540
13 Tàu hủ đá 10
733 6 4,398 7,330
14 Trà đá 2
1,832 1 2,198 3,664
15 Khăn lạnh 2
4,884 1 5,861 9,768
18
32,909 3 382,988 638,314
Dự Báo sản lượng Bán năm 2014
ST Giá
Tên Món Ăn/ SP Giá Bán SL VC DOANH THU
T vốn
1 Bún đậu mắm tôm 25
8,754 15 131,316 218,860
Bún đậu thịt ba
2 35
chỉ luộc mắm tép 6,994 21 146,874 244,790
3 Bún đậu chả cốm 35
6,118 21 128,478 214,130
SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 27
Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín

4 Chân giò hấp 35


6,118 21 128,478 214,130
5 Bún giả cầy 35
6,994 21 146,874 244,790
6 Bún ốc chuối đậu 35
4,374 21 91,854 153,090
7 Nem chua rán 35
4,374 21 91,854 153,090
8 Nước sấu 13
6,118 8 47,720 79,534
9 Nước mơ 13
5,250 8 40,950 68,250
10 Bột sắn 10
5,250 6 31,500 52,500
11 Trà chanh 10
6,994 6 41,964 69,940
12 Trà chanh bạc hà 10
5,603 6 33,618 56,030
13 Tàu hủ đá 10
2,104 6 12,624 21,040
14 Trà đá 2
5,250 1 6,300 10,500

15 Khăn lạnh 2 14,01


1 16,816
3 28,026

18 1,097,22
94,308 3 0 1,828,700
Dự Báo sản lượng Bán năm 2015
ST Giá
Tên Món Ăn/ SP Giá Bán SL VC DOANH THU
T vốn
1 Bún đậu mắm tôm 25
7,524 15 112,863 188,105
Bún đậu thịt ba
2 35
chỉ luộc mắm tép 6,019 21 126,406 210,677
3 Bún đậu chả cốm 35
5,267 21 110,605 184,342
4 Chân giò hấp 35
5,267 21 110,605 184,342
5 Bún giả cầy 35
6,019 21 126,406 210,677
6 Bún ốc chuối đậu 35
3,762 21 79,004 131,673
SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 28
Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín

7 Nem chua rán 35


3,762 21 79,004 131,673
8 Nước sấu 13
5,267 8 41,082 68,470
9 Nước mơ 13
4,515 8 35,213 58,689
10 Bột sắn 10
4,515 6 27,087 45,145
11 Trà chanh 10
6,019 6 36,116 60,193
12 Trà chanh bạc hà 10
4,815 6 28,893 48,155
13 Tàu hủ đá 10
1,806 6 10,835 18,058
14 Trà đá 2
4,515 1 5,417 9,029

15 Khăn lạnh 2 16,35


1 19,622
1 32,703
18
85,423 3 949,159 1,581,932
Dự Báo sản lượng Bán năm 2016
ST Giá
Tên Món Ăn/ SP Giá Bán SL VC DOANH THU
T vốn
1 Bún đậu mắm tôm 25
7,932 15 118,987 198,311
Bún đậu thịt ba
2 35
chỉ luộc mắm tép 6,170 21 129,570 215,950
3 Bún đậu chả cốm 35
5,399 21 113,379 188,965
4 Chân giò hấp 35
5,399 21 113,379 188,965
5 Bún giả cầy 35
6,170 21 129,570 215,950
6 Bún ốc chuối đậu 35
3,855 21 80,955 134,925
7 Nem chua rán 35
3,855 21 80,955 134,925
8 Nước sấu 13
5,399 8 42,112 70,187
9 Nước mơ 13
4,627 8 36,091 60,151
10 Bột sắn 10 46,270
SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 29
Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
4,627 6 27,762
11 Trà chanh 10
6,170 6 37,020 61,700
12 Trà chanh bạc hà 10
4,936 6 29,616 49,360
13 Tàu hủ đá 10
1,851 6 11,106 18,510
14 Trà đá 2
4,627 1 5,552 9,254

15 Khăn lạnh 2 16,75


1 20,111
9 33,518
18
87,776 3 976,165 1,626,941

8.4 Khấu hao tài sản

BẢNG 8.6 - DỰ TRÙ KẾ HOẠCH KHẤU HAO ĐVT: VNĐ


ST KHOẢN
T MỤC NĂM 0 NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4 NĂM 5
Trang trí cửa
1 hàng
1.1 Nguyên giá 18,000,000
1.2 Khấu hao 3,600,000 3,600,000 3,600,000 3,600,000 3,600,000
Khấu hao lũy
1.3 kế 3,600,000 7,200,000 10,800,000 14,400,000 18,000,000
1.4 Giá trị còn lại 14,400,000 10,800,000 7,200,000 3,600,000 0
2 Trang thiết bị
2.1 Nguyên giá 204,450,000
2.2 Khấu hao 40,890,000 40,890,000 40,890,000 40,890,000 40,890,000
Khấu hao lũy 163,560,00
2.3 kế 40,890,000 81,780,000 122,670,000 0 204,450,000
163,560,00
2.4 Giá trị còn lại 0 122,670,000 81,780,000 40,890,000 0
Tổng tài sản
3 cố định
3.1 Nguyên giá 585,851,650
117,170,33 117,170,33 117,170,33 117,170,33
3.2 Khấu hao 0 0 0 0 117,170,330
Khấu hao lũy 117,170,33 234,340,66 351,510,99 468,681,32
3.3 kế 0 0 0 0 585,851,650
468,681,32 351,510,99 234,340,66 117,170,33
3.4 Giá trị còn lại 0 0 0 0 0

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 30


Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín

Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng


40%

8.5 Tính lương nhân viên

Bảng 8.7 -BẢNG TÍNH LƯƠNG NHÂN VIÊN


ST
CHỨC VỤ SỐ LƯỢNG LƯƠNG BHXH Tổng lương
T
1 Quản lý 1 5,000,000 850,000 5,850,000
2 Thu ngân 2 2,500,000 425,000 5,850,000
3 Bếp trưởng 2 4,000,000 680,000 9,360,000
4 Phụ nấu ăn 2 2,500,000 425,000 5,850,000
5 Nhân viên phục vụ 6 2,000,000 340,000 14,040,000
6 Vệ sinh 2 1,500,000 255,000 3,510,000
7 Bảo vệ 2 2,000,000 340,000 4,680,000
Tổng cộng 17 19,500,000 3,315,000 49,140,000

nếu biên độ dao động là 10% thì có bảng lương dự báo cho các năm như sau:

CHỨC SỐ Tổng
STT LƯƠNG BHXH Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
VỤ LƯỢNG lương
Quản 85 5,8 5,850 6,435 7,07 7,78
1
lý 1 5,000,000 0,000 50,000 ,000 ,000 8,500 6,350
Thu 42 5,8 5,850 6,435 7,07 7,78
2
ngân 2 2,500,000 5,000 50,000 ,000 ,000 8,500 6,350
Bếp 68 9,3 9,360 10,296 11,32 12,45
3
trưởng 2 4,000,000 0,000 60,000 ,000 ,000 5,600 8,160
Phụ 42 5,8 5,850 6,435 7,07 7,78
4
nấu ăn 2 2,500,000 5,000 50,000 ,000 ,000 8,500 6,350
Nhân
viên 34 14,0 14,040 15,444 16,98 18,68
5
phục 0,000 40,000 ,000 ,000 8,400 7,240
vụ 6 2,000,000
Vệ 25 3,5 3,510 3,861 4,24 4,67
6
sinh 2 1,500,000 5,000 10,000 ,000 ,000 7,100 1,810
34 4,6 4,680 5,148 5,66 6,22
7 Bảo vệ
2 2,000,000 0,000 80,000 ,000 ,000 2,800 9,080
19,500, 3,31 49,14 49,140, 54,054, 59,459, 65,40
Tổng cộng
17 000 5,000 0,000 000 000 400 5,340

8.6 Hoạch toán lãi lỗ, hòa vốn

Bảng 8.8 - BẢNG HOẠCH TOÁN LÃI LỖ ĐVT: 1 đồng


KHOẢN MỤC NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016
1,828,7 1,581, 1,626,
Doanh thu bán hàng
638,314,000 00,490 931,967 941,074
Chi phí hoạt động 937,3 1,011, 1,096,
SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 31
Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
357,019,942 75,444 609,470 765,442
47, 57,
Bán thức ăn thừa, phế liệu 15,000,000 39,600,000
520,000 024,000
161,6 161, 161,
Khấu hoa TSCĐ
161,660,330 60,330 660,330 660,330
93,0 61, 58,
Thuế thu nhập DN
- 92,505 784,250 719,963
930,92 617,8 587,1
Lợi nhuận trước thuế
296,294,058 5,046 42,497 99,632
837,83 556,0 528,4
Lợi nhuận sau thuế
296,294,058 2,542 58,247 79,669
999,49 717,7 690,1
Thu nhập ròng
457,954,388 2,872 18,577 39,999

BẢNG 8.9 - ĐIỂM HÒA VỐN


CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
ĐHVlt (FC/(DT-VC)) 0.23 0.19 0.30 0.34

DTo=ĐHVlt*DT 148,632,955 338,647,841 480,726,916 558,434,832


ĐHVtt ((FC-KHTS)/
(DT-VC)) 0.34 0.004 0.02 0.04

DTo=ĐHVtt*DT 218,207,542 6,974,984 32,321,592 62,350,488


 Điểm hòa vốn nhỏ hơn 1 chứng tỏ Quán kinh doanh có lãi
Quán khả thi về tài chính.

BẢNG 8.10 - THỜI GIAN HOÀN VỐN KHÔNG CHIẾT KHẤU

204,450,00
0 0
2013 457,954,388 457,954,388 253,504,388
2014 999,492,872 1,457,447,260 1,457,447,260
2015 717,718,577 2,175,165,837 2,175,165,837
2016 690,139,999 2,865,305,836 2,865,305,836
TỔNG 204,450,00 2,865,305,836
SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 32
Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
0
Thời gian hòa vốn
Không chiết khấu: 2.23
Thời gian hòa vốn Không chiết khấu = 2,23 Tháng ( 2 tháng 7 ngày )
• Khi không tính chiết khấu lãi suất Ngân hàng thì thời gian hoàn vốn
là 2 tháng 4 ngày

BẢNG 8.12 - THỜI GIAN HOÀN VỐN CÓ CHIẾT KHẤU (LÃI SUẤT NH r=14%)

0 204,450,000 1
2013 0.877 457,954,388 401,714,375 401,714,375 197,264,375
2014 0.769 999,492,872 769,077,310 1,170,791,685 966,341,685
2015 0.675 717,718,577 484,439,596 1,655,231,281 1,450,781,281
2016 0.592 690,139,999 408,618,282 2,063,849,563 1,859,399,563
TỔNG 204,450,000 2,865,305,836
BCR 10.09
Thời gian hòa vốn Có chiết
khấu: 2.54
Thời gian hòa vốn Có chiết khấu = 2.54 Tháng ( 2 tháng 16 ngày)
• Ta thấy tỷ lệ BCR = 10.09 tức là một đồng vốn bỏ ra sẽ thu về 10.09 đồng
lãi.
• Khi có tính chiết khấu ngân hàng 14% năm, thì thời gian hoàn vốn là 2
tháng 16 ngày.

8.7 Tổng hợp hoạt động kinh doanh

BẢNG TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

638,314,00
1 Doanh thu 0 1,828,700,490 1,581,931,967 1,626,941,074
2 Tổng chi phí(TC) 357,019,942 937,375,444 1,011,609,470 1,096,765,442
3 Định phí(TFC) 65,500,000 165,060,000 173,313,000 181,978,650
4 Biến phí(TVC) 291,519,942 772,315,444 838,296,470 914,786,792
5 Thuế TNDN 0 93,092,505 61,784,250 58,719,963
296,294,05
6 Lợi nhuận trước thuế 8 930,925,046 617,842,497 587,199,632
7 Lợi nhuận sau thuế 296,294,05 837,832,542 556,058,247 528,479,669
SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 33
Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
8
8 Khấu hao TSCĐ 161,660,330 161,660,330 161,660,330 161,660,330
9 Thu nhập ròng 457,954,388 999,492,872 717,718,577 690,139,999
Điểm hòa vốn
ĐHVlt (FC/(DT-VC)) 0.23 0.19 0.30 0.34
10 DTo=ĐHVlt*DT 148,632,955 338,647,841 480,726,916 558,434,832
ĐHVtt ((FC-KHTS)/
(DT-VC)) 0.34 0.004 0.02 0.04
218,207,54
DTo=ĐHVtt*DT 2 6,974,984 32,321,592 62,350,488
Thời gian hoàn vốn
11 không chiết khấu 2 tháng 7 ngày
Thời gian hoàn vốn có
12 chiết khấu 2 tháng 16 ngày

CHƯƠNG 9 : RỦI RO TRONG KINH DOANH

Hầu như tất cả mọi việc chúng ta đang làm nhằm mục đích kinh doanh đều
liên quan đến một loạt rủi ro nào đó: thói quen của khách hàng thay đổi, sự xuất
hiện của đối thủ cạnh tranh mới, những yếu tố mới nằm ngoài tầm kiểm soát...nếu
biết cách phân tích và quản lý rủi ro, doanh nghiệp có thể quyết định nên thực hiện
những gì để giảm thiểu những nhân tố làm xáo trộn kế hoạch kinh doanh. Một rủi
ro được xem là nhỏ đối với doanh nghiệp này lại có thể làm phá sản một doanh
nghiệp khác. Một trong những cách để lượng hóa tác động rủi ro là sử dụng công
thức: Mức độ rủi ro bằng khả năng xảy ra sự kiện nhân với chi phí phát sinh liên
quan đến sự kiện.

Giai đoạn đầu tiên trong phân tích rủi ro là xác định các mối đe dọa mà Quán
Bún Đậu mẹt đang đối đầu. Các mối đe dọa này có thể là:

• Con người: Những tác động từ chính nhân viên như đau bệnh, tử vong, niềm
tin và đánh giá từ khách hàng....

• Tác nghiệp: Những sự kiện dẫn đến sự đình trệ trong hoạt động, mất tài sản
quan trọng, xáo trộn trong hệ thống phân phối, nhà cung cấp.
SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 34
Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
• Uy tín: Mất các đối tác kinh doanh, lòng tin của nhân viên sụt giảm, người
tiêu dùng hay khách hàng không còn trung thành vì quán mới mở nên khó
tránh khỏi.

• Quy trình: Những sai lầm, thất bại trong hệ thống tổ chức của nội bộ, cách
phân chia trách nhiệm và quyền hạn, các quy trình, thủ tục xử lý công việc.

• Tài chính:Thua lỗ trong kinh doanh, tài chính không xoay kịp vòng vốn.

• Môi trường tự nhiên: Những mối đe dọa do thiên tai, thời tiết xấu, bệnh
dịch... đặc biệt trong lĩnh vực ăn uống rủi ro rất cao.

• Chính trị: Những thay đổi trong các chính sách của chính phủ, sự ảnh hưởng
của nước ngoài. Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tạo ra các áp lực
cho quán.

Sau khi đã ước tính được rủi ro, phải nghiên cứu những cách để quản lý các rủi
ro này. Khi làm việc này, doanh nghiệp phải cố gắng chọn lựa những cách quản lý
rủi ro đỡ tốn chi phí nhất. Rủi ro có thể được quản lý bằng một số cách sau đây:

• Cải tiến nguồn lực hiện tại: Phương pháp này có thể liên quan đến một số
việc như cải tiến các hệ thống, quy trình làm việc hiện tại, thay đổi trách
nhiệm, cải tiến các hoạt động kiểm soát nội bộ...

• Lên kế hoạch giảm thiểu tác động của rủi ro: Có thể quyết định chấp nhận
một loạt rủi ro nào đó nhưng xây dựng một kế hoạch để giảm thiểu những
tác động của rủi ro đó khi nó xảy ra. Kế hoạch ấy bao gồm những hành động
mà doanh nghiệp cần thực hiện ngay khi xảy ra rủi ro và là một phần của kế
hoạch duy trì hoạt động kinh doanh liên tục.

• Đầu tư vào những nguồn lực mới: Việc phân tích rủi ro sẽ là cơ sở để doanh
nghiệp quyết định có nên đầu tư thêm vào những nguồn lực mới để phòng
tránh rủi ro hay không. Phương pháp này có thể bao gồm bảo hiểm rủi ro,
nghĩa là doanh nghiệp trả cho một người khác một số tiền để họ cùng chia sẻ

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 35


Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín
một phần rủi ro của doanh nghiệp. Bảo hiểm thường được áp dụng cho
những rủi ro lớn, đe dọa sự sống còn của doanh nghiệp.

Quán sẽ đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro, phải thường xuyên phân tích lại
môi trường xung quanh cũng như kiểm tra lại tác dụng của những biện pháp quản
lý rủi ro. Chẳng hạn ít nhất mỗi năm một lần, doanh nghiệp phải chạy thử các kế
hoạch duy trì hoạt động kinh doanh liên tục để đánh giá tác dụng của nó và đưa ra
những điều chỉnh cần thiết và kịp thời.

CHƯƠNG 10 : HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI

• Tạo thêm một địa điểm ăn uống, vui chơi, tụ họp bạn bè cho người dân
thành phố Hồ Chí Minh
• Giúp người nông dân kiếm thêm thu nhập từ việc cung cấp nguyên liệu.
Giải quyết 1 phần nhỏ trong nhu cầu việc làm.

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 36


Lập kế hoạch kinh doanh GVHD: Th.S Nguyễn Thành Tín

PHẦN PHỤ LỤC – BẢNG GIÁ THỰC ĐƠN CÁC MÓN ĂN

Loại sản phẩm Giá


Bún đậu mắm tôm 25
Bún đậu thịt ba chỉ
35
luộc mắm tép
Bún đậu chả cốm 35
Chân giò hấp 35
Bún giả cầy 35
Bún ốc chuối đậu 35
Nem chua rán 35
Nước sấu 13
Nước mơ 13
Bột sắn 10
Trà chanh 10
Trà chanh bạc hà 10
Tàu hủ đá 10
Trà đá 2
Khăn lạnh 2

SVTH: Lê Lộc Bích Trâm_ “Bún Đậu Mẹt” Trang 37

You might also like