You are on page 1of 8

ĐỀ LÝ THUYẾT 12 VÀ BÀI TẬP 11 LẦN 4

Câu 1: Điều nào sau đây sai khi nói về pin quang điện?
A. Là dụng cụ biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng
B. Pin quang điện có thời gian hoạt động lâu nên có hiệu suất lớn hơn 10%
C. Suất điện động của pin quang điện nằm trong khoảng từ 0,5V đến 0,8V
D. Hiệu suất của pin quang điện chỉ vào khoảng trên dưới 10%
Câu 2: Pin quang điện hoạt động dựa vào nguyên tắc nào?
A. Hiện tượng quang dẫn . B. Hiện tượng quang điện trong
C. Hiện tượng phát quang D. Hiện tượng quang điện
Câu 3: Tốc độ truyền sóng là:
A. tốc độ truyền của bước sóng B. tốc độ lan truyền của vật chất
C. tốc độ lan truyền của pha dao động D. tốc độ dao động của phần tử vật chất.
Câu 4: Độ cao của âm là một đặc tính sinh lí của âm được hình thành dựa trên đặc tính vật lí nào của âm:
A. Cường độ và tần số B. Tần số C. Biên độ và bước sóng D. Biên độ
Câu 5: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ trong nước tới mặt phân cách với không khí. Biết chiết suất của nước và của
không khí đối với ánh sáng đơn sắc này lần lượt là 1,333 và 1. Góc giới hạn phản xạ toàn phần ở mặt phân cách giữa
nước và không khí đối với ánh sáng đơn sắc này là
A. 36,88°. B. 53,12°. C. 48,61°. D. 41,40°.
Câu 6: Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 50V. Công mà lực điện tác dụng lên một electron khi nó chuyển
động từ điểm M đến điểm N là:
A. -8.10-18J B. – 4.8. 10-18J C. + 8. 10-18J D. + 4,8. 10-18J
Câu 7: Hai điện tích điểm q1 = +3 µC và q2 = -3 µC, đặt trong dầu có hằng số điện môi ε = 2 và cách nhau một khoảng
3 cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:
A. lực hút với độ lớn 45 (N). B. lực hút với độ lớn 90 (N).
C. lực đẩy với độ lớn 90 (N). D. lực đẩy với độ lớn 45 (N).
Câu 8: Một nguồn điện có suất điện động 0,6 V, điện trở trong 2 Ω, nối với mạch ngoài là điện trở R = 10 Ω. Công suất
nguồn điện:
A. 0,92W B. 0,03W C. 0,22W D. 0,02W
Câu 9: Trong sơ đồ khối của máy phát, mạch có chức năng tạo ra sóng mang là
A. mạch biến điệu B. mạch phát sóng điện từ cao tần
C. mạch khuếch đại D. micrô.
Câu 10: Chiếu ánh sáng từ nước có chiết suất 4/3 vào thủy tinh có chiết suất 1,5. Nếu góc khúc xạ 300 thì góc tới gần
giá trị nào nhất sau đây?
A. 34,20 B. 36,40 C. 450 D. 42,30
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sóng điện từ lan truyền với tốc độ trong chân không bằng 3.108 m/s.
B. Điện từ trường biến thiên theo thời gian lan truyền trong không gian dưới dạng sóng gọi là sóng điện từ.
C. Điện trường và từ trường trong sóng điện từ dao động cùng phương và cùng vuông góc với phương truyền sóng.
D. Sóng điện từ mang năng lượng.
Câu 12: Điều kiện để xảy ra hiện tượng quang điện là
A. năng lượng phôtôn chiếu tới nhỏ hơn công thoát của kim loại làm Katot.
B. ánh sáng chiếu tới có bước sóng lớn hơn hoặc bằng giới hạn quang điện của kim loại làm Katot.
C. ánh sáng chiếu tới có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng giới hạn quang điện của kim loại làm Katot.
D. năng lượng phôtôn chiếu tới phải có giá trị lớn.
Câu 13: Chiếu các chùm sáng sáng trắng, đỏ , vàng , tím vào lăng kính. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. chùm sáng trắng có bước sóng xác định và không bị tán sắc khi qua lăng kính.
B. chùm sáng đỏ, vàng, tím có bước sóng xác định và bị tán sắc khi qua lăng kính
C. chùm sáng trắng, vàng, tím có bước sóng xác định và bị tán sắc khi qua lăng kính.
D. chùm sáng đỏ, vàng, tím có bước sóng xác định và không bị tán sắc khi qua lăng kính
Câu 14: Hai điện tích điểm đặt trong không khí cách nhau 12cm, lực tương tác giữa chúng bằng 10N. Đặt chúng vào
trong dầu cách nhau 8cm thì lực tương tác giữa chúng vẫn bằng 10N. Hằng số điện môi của dầu là:
A. 2,25 B. 2,01 C. 1,51 D. 3,41
Câu 15: Một ống dây có độ từ cảm 0,2H, nếu cường độ dòng điện qua ống dây có giá trị 2A thì từ thông qua ống là
A. 4 Wb B. 0,4 Wb C. 0,4 Wb D. 0,1 Wb
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng
A. Quang dẫn là hiện tượng giảm độ dẫn điện của chất bán dẫn khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
B. Quang dẫn là hiện tượng độ dẫn điện của chất bán dẫn tăng lên khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
C. quang điện trong là hiện tượng giải phóng electron ra khỏi liên kết thành các electron dẫn đồng thời tạo ra các lỗ
trống trong bán dẫn khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
D. quang điện ngoài là hiện tượng giải phóng electron ra khỏi tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
Câu 17: Nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng
A. phân tích một chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc khác nhau
B. ánh sáng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi gặp vật cản
C. hai chùm sáng gặp nhau xuất hiện những vạch sáng, vạch tối xen kẽ.
D. hai chùm sáng kết hợp gặp nhau tạo ra những vạch sáng, vạch tối xen kẽ.
Câu 18: Một điện tích Q = -1μC đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng

A. 9000 V/m, hướng ra xa nó. B. 9.109 V/m, hướng ra xa nó.
9
C. 9.10 V/m, hướng về phía nó. D. 9000 V/m, hướng về phía nó.
Câu 19: Cặp tia nào sau đây bị lệch trong điện trường và từ trường?
A. Tia  và tia tử ngoại B. Tia hồng ngoại và tia γ.
C. Tia tử ngoại và tia Rơnghen. D. Tia  và tia .
Câu 20: Sóng dọc là sóng có phương dao động các phần tử vật chất trong môi trường
A. vuông góc với phương truyền sóng truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.
B. trùng với phương truyền sóng, truyền được trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng.
C. trùng với phương truyền sóng, truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.
D. hướng theo phương thẳng đứng và truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.
Câu 21: Tia hồng ngoại có tính chất nào sau đây ?
A. gây phát quang một số chất B. gây ion hóa không khí
C. gây tác dụng sinh lý D. gây phản ứng hóa học.
Câu 22: Chiếu tia tử ngoại vào một tấm kẽm thì
A. có xảy ra hiện tượng quang điện và điện tích tấm kẽm vẫn không đổi.
B. không xảy ra hiện tượng quang điện
C. có xảy ra hiện tượng quang điện và tấm kẽm mất dần điện tích âm
D. có xảy ra hiện tượng quang điện và tấm kẽm mất dần điện tích dương
Câu 23: Vật sáng nhỏ AB đặt vụông góc trục chính của một thấu kính và cách thấu kính 15 cm cho ảnh ảo lớn hơn vật
hai lần. Tiêu cự của thấu kính là
A. 18 cm. B. 63 cm. C. 30 cm. D. 24 cm.
Câu 24: Chiếu một chùm sáng song song tới thấu kính thấy chùm ló là chùm hội tụ tại một điểm cách thấu kính một
đoạn 25 (cm). Thấu kính đó là:
A. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = - 25 (cm). B. thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 25 (cm).
C. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 25 (cm). D. thấu kính phân kì có tiêu cự f = 25 (cm).
Câu 25: Tìm phát biểu đúng về tia γ
A. Là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn, mang năng lượng cao.
B. Là sóng điện từ nên chỉ bị lệch trong từ trường, không bị lệch trong điện trường.
C. Có khả năng đâm xuyên kém hơn tia α và tia β.
D. Không mang điện nên không gây nguy hại cho con người và cho sinh vật.
Câu 26: Cho các ánh sáng đơn sắc lục, chàm, lam, tím thì ánh sáng có năng lượng phôtôn nhỏ nhất là
A. vàng B. cam C. lam D. lục
Câu 27: Hai điểm trên phương truyền sóng dao động ngược pha nhau thì cách nhau
A. số lẻ lần bước sóng B. số nguyên lần bước sóng
C. số nguyên lần nữa bước sóng D. số lẻ lần nữa bước sóng
Câu 28: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của quang phổ liên tục ?
A. xác định nhiệt độ của các vật phát sáng B. xác định bước sóng của ánh sáng
C. xác định tần số của sóng của ánh sáng D. xác định thành phần cấu tạo của các vật phát sáng
Câu 29: Lực hạt nhân là lực tương tác giữa
A. các hạt nơtron trong hạt nhân nguyên tử B. các hạt nuclôn trong hạt nhân nguyên tử
C. các hạt prôton và electron trong hạt nhân nguyên tử D. các hạt prôton trong hạt nhân
nguyên tử
Câu 30: Hiện tượng quang – phát quang là:
A. hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại
B. hiện tượng ánh sáng giải phóng các electron liên kết trong khối bán dẫn
C. sự hấp thụ điện năng chuyển hóa thành quang năng
D. sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác
Câu 31: Tìm phát biểu sai về tia laze:
A. tia laze bị tán sắc khi qua lăng kính B. tia laze có tính định hướng cao
C. tia laze là chùm sáng kết hợp D. tia laze có cường độ lớn
Câu 32: Hiện tượng điện trở suất của chất bán dẫn giảm khi chiếu ánh sáng thích hợp vào gọi là hiện tượng
A. quang dẫn B. quang điện trong C. giao thoa. D. quang điện ngoài
Câu 33: Trong thời gian 4s một điện lượng 1,5C chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc bóng đèn. Cường độ dòng điện
qua bóng đèn là:
A. 3,75A B. 0,375A C. 2,66A D. 6A
Câu 34: Đơn vị của cường độ âm là
A. dB B. W C. W/m2 D. W/m
Câu 35: Một khung dây tròn có 15 vòng đặt chân không có bán kính 22cm mang dòng điện có cường độ 4A . Tính độ
lớn của véc tơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây.
A. 2,3.10−5 T. B. 1,9.10−5 T. C. 1,8.10-4 T. D. 1,71.10−4 T.
Câu 36: Sóng điện từ không có tính chất nào dưới đây?
A. Phản xạ. B. Khúc xạ C. Là sóng dọc. D. Giao thoa.
Câu 37: Hai âm có cùng độ cao là hai âm có :
A. Cùng tần số B. Cùng vận tốc truyền sóng
C. Cùng biên độ D. Cùng bước sóng
Câu 38: Đặc tính nào sau đây là đặc tính sinh lí của âm :
A. Đồ thị dao động âm B. Mức cường độ âm
C. Tần số D. Âm sắc
Câu 39: Đơn vị của từ thông là
A. Vôn B. Vêbe C. Henry D. Tesla
Câu 40: Biết chiết suất của thủy tinh là 1,5 của nước là 4/3. Góc giới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ thủy
tinh sang nước:
A. 62,70 B. 41,80 C. 46,80 D. 72,50
Câu 41: Một electron di chuyến được một đoạn đường 1 cm dọc theo chiều một đường sức điện, dưới tác dụng của lực
điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Công của lực điện có giá trị nào sau đây?
A. +1,6.10−16J. B. −1,6.1018J. C. −1,6.10-16 J. D. +1,6.10-18 J.
Câu 42: Độ to của âm thanh gắn liền với:
A. Biên độ dao động âm B. Cường độ âm
C. Áp suất âm thanh D. Mức cường độ âm
Câu 43: Một đoạn dây dẫn dài 0,80 m đặt nghiêng một góc 60° so với hướng của các đường sức từ trong một từ trường
đều có cảm ứng từ 0,50 T. Khi dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn này có cường độ 7,5 A, thì đoạn dây dẫn bị tác dụng
một lực từ bằng bao nhiêu?
A. 2,6 N. B. 4,2 N. C. 3,6 N. D. 1,5 N.
Câu 44: Một nguồn điện có suất điện động 0,6 V, điện trở trong 2 Ω, nối với mạch ngoài là điện trở R = 10 Ω.
Cường độ dòng điện trong mạch:
A. 0,5A B. 0,05 A C. 1A D. 0,02A
Câu 45: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất.
B. Tần số sóng điện từ bằng tần số của điện tích dao động phát ra sóng điện từ.
C. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa 2 môi trường.
D. Sóng điện từ là sóng ngang.
Câu 46: Tia hồng ngoại không có tính chất nào sau đây ?
A. có thể biến điệu được B. tác dụng nhiệt rất mạnh
C. gây ion hóa không khí D. gây phản ứng hóa học.
Câu 47: Một nguồn điện có suất điện động 0,6 V, điện trở trong 2 Ω, nối với mạch ngoài là điện trở R = 10 Ω. Hiệu suất
nguồn điện:
A. 63% B. 50% C. 70% D. 83%
Câu 48: Tia X có ứng dụng nào sau đây ?
A. tìm vết nứt trên bề mặt kim loại. B. Dùng trong các bộ điều khiển từ xa.
C. chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh. D. kiểm tra hành lí của hành khách.
Câu 49: Chùm tia bức xạ nào sau đây gây ra hiện tượng quang điện cho hầu hết các kim loại?
A. Chùm tia tử ngoại. B. Chùm ánh sáng nhìn thấy.
C. Chùm tia Rơn ghen. D. Chùm tia hồng ngoại.
Câu 50: Chiếu một chùm ánh sáng vào bề mặt một tấm kim loại, cách nào sau đây sẽ gây được hiện tượng quang điện
A. giảm dần bước sóng ánh sáng. B. tăng dần cường độ chùm sáng
C. tăng dần bước sóng ánh sáng D. giảm dần tần số ánh sáng
Câu 51: Gọi nV, nL , nC lần lượt là chiết suất của thuỷ tinh đối với các tia đơn sắc màu vàng, lục, chàm. Sắp xếp theo
thứ tự nào sau đây là đúng ?
A. nL = nV > nC B. nV > nL > nC C. nV < nL < nC D. nC > nL > nV
Câu 52: Một khung dây hình chữ nhật kích thước 3 cm x 4 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10 -4 T.
Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung một góc 30°. Từ thông qua khung dây đó là
A. 1,5 3 ,10−7Wb B. 2.10−7Wb
C. 3.10−7Wb D. l,5.10-7Wb
Câu 53: Chiếu ánh sáng từ không khí vào thủy tinh có chiết suất 1,5. Nếu góc tới là 60° thì góc khúc xạ gần giá trị nào
nhất sau đây?
A. 40°. B. 35°. C. 45°. D. 30°.
Câu 54: đây là đúng khi nói về nguồn phát ra quang phổ liên tục ?
A. phát ra từ mọi vật khi bị nung nóng. B. chỉ do các vật rắn phát ra
C. do các chất lỏng và khí phát ra. D. do các chất rắn, lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.
Câu 55: Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có sự gặp nhau của hai nguồn kết hợp, là hai nguồn dao động có
A. cùng tần số, độ lệch pha không đổi . B. cùng tần số, cùng biên độ.
C. cùng pha, cùng biên độ. D. cùng biên độ, độ lệch pha không đổi .
Câu 56: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ trong nước tới mặt phân cách với không khí. Biết chiết suất của nước và của
không khí đối với ánh sáng đơn sắc này lần lượt là 1,54 và 1. Để có hiện tượng phản xạ toàn phần thì góc tới phải có giá
trị là
A. i  34,23°. B. i  45, 32°. C. i  40,49°. D. i  40,49°.
Câu 57: Quang phổ liên tục của một vật chứa các màu đơn sắc có bước sóng ngắn chứng tỏ
A. vật có nhiệt độ không đổi. B. vật chứa nhiều chất khác nhau
C. vật có nhiệt độ cao D. vật có nhiệt độ thấp
Câu 58: Dùng ống Cu-lít-dơ để phát ra tia X bằng cách
A. chiếu chùm ánh sáng có năng lượng lớn đập vào một vật rắn khó nóng chảy.
B. cho một chùm tia electron có năng lượng lớn đập vào một kim loại có nguyên tử lượng lớn.
C. cho một chùm tia electron có năng lượng lớn va chạm với nhau.
D. cho một chùm tia electron có năng lượng lớn đập vào một kim loại có nguyên tử lượng nhỏ.
Câu 59: Cho dòng điện cường độ 1A chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn. Cảm ứng từ tại những điểm cách dây 10cm
có độ lớn:
A. 2.10−6T B. 2.10−5T C. 5.10−6 T D. 0,5.10−6 T
Câu 60: Tia hồng ngoại
A. không thể gây ra hiện tượng quang điện. B. có thể gây ra hiện tượng quang điện trong
C. có thể gây ra hiện tượng quang điện ngoài D. có thể gây ra hiện tượng quang điện ngoài và trong
Câu 61: Cho dòng điện cường độ 2A chạy qua một ống dây hình trụ, biết số vòng trên mỗi mét chiều dài của ống là 100
vòng. Tính độ lớn của véc tơ cảm ứng từ trong lòng ống dây
A. 2,5.10−4 T. B. 3.10−5 T. C. 4,1.10−4 T. D. 7,5.10−5 T.
Câu 62: Với ε1, ε2, ε3 lần lượt là năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ màu vàng, bức xạ tử ngoại và bức xạ hồng ngoại thì
A. ε2 > ε1 > ε3 B. ε2 > ε3 > ε1 C. ε3 > ε1 > ε2 D. ε1 > ε2 > ε3
Câu 63: Tia tử ngoại không có tính chất nào sau đây?
A. đâm xuyên. B. gây ion hóa không khí.
C. gây phản ứng hóa học. D. gây phát quang một số chất.
Câu 64: Quang điện trong là hiện tượng khi chiếu ánh sáng thích hợp vào
A. kim loại làm giải phóng các electron liên kết thành các electron dẫn đồng thời tạo ra các lỗ trống
B. bán dẫn làm điện trở suất của chất bán dẫn tăng lên
C. chất bán dẫn làm giải phóng các electron ra khỏi chất chất bán dẫn đồng thời tạo ra các lỗ trống.
D. chất bán dẫn làm giải phóng các electron liên kết thành các electron dẫn đồng thời tạo ra các lỗ trống
Câu 65: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tia X ?
A. Được dùng để chiếu chụp điện và phát hiện ra các khuyết tật trong các vật đúc bằng kim loại.
B. Có thể xuyên qua một tấm nhôm dày hàng centimet.
C. Có tác dụng nổi bật là tác dụng nhiệt, dùng để sấy khô sưởi ấm.
D. Tác dụng lên kính ảnh, làm phát quang một số chất, gây iôn hoá không khí, có tác dụng sinh lí.
Câu 66: Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat có anôt bằng bạc, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân
là 5A . Lượng bạc bám vào cực âm của bình điện phân trong 2 giờ là bao nhiêu, biết bạc có A = 108, n = l:
A. 40,29.10−3g B. 42,910−3g C. 42,9g D. 40,29g
Câu 67: Vật sáng đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = + 5 (đp) và cách thấu kính một
khoảng 30 (cm). Ảnh của vật qua thấu kính là:
A. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).
B. ảnh thật, nhỏ hơn vật, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).
C. ảnh thật, lớn hơn vật, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).
D. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).
Câu 68: Phát biểu nào sau đây là không đúng.
A. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động, không có phôtôn đứng yên.
B. Mỗi lần nguyên tử hay phân tử phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ một phôtôn.
C. Năng lượng của một phôtôn bằng một lượng tử năng lượng có giá trị bằng hf.
D. Những nguyên tử hay phân tử vật chất hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục.
Câu 69: Tốc độ truyền âm là lớn nhất trong môi trường
A. khí B. lỏng C. chân không. D. rắn
Câu 70: Thân thể con người bình thường có thể phát ra được ánh sáng đơn sắc nào dưới đây ?
A. ánh sáng nhìn thấy B. Tia tử ngoại
C. Tia hồng ngoại D. Tia X
Câu 71: Gọi nĐ, nL , nT lần lượt là chiết suất của thuỷ tinh đối với các tia đơn sắc màu đỏ, lam và tím. Sắp xếp theo thứ
tự nào sau đây là đúng ?
A. nL > nĐ > nT B. nL > nĐ > nT C. nĐ < nL < nT D. nL < nĐ< nT
Câu 72: Tia nào sau đây đi vào trong điện trường sẽ bị lệch về phía bản âm
A. Tia anpha và beta cộng B. Tia anpha và beta trừ
C. Tia beta và tia gamma. D. Tia gamma và tia anpha
Câu 73: Một dây đàn khi dao động với chu kỳ 0,02s sẽ phát ra
A. âm nghe được. B. cả sóng hạ âm và sóng siêu âm
C. sóng hạ âm D. sóng siêu âm
Câu 74: Tia gây được hiện tượng quang điện với kim loại là
A. tia tử ngoại và tia hồng ngoại. B. tia hồng ngoại.
C. tia hồng ngoại và tia X D. tia tử ngoại và tia X
Câu 75: Khi phản xạ trên vật cản cố định, sóng phản xạ trên sợi dây luôn ngược pha với sóng tới tại
A. trung điểm sợi dây B. mọi điểm trên dây
C. điểm phản xạ. D. điểm bụng
Câu 76: Tia tử ngoại không có ứng dụng nào sau đây ?
A. chữa bệnh còi xương. B. tìm khuyết tật trong các vật đúc bằng kim loại.
C. khử trùng nước, thực phẩm và dụng cụ y tế. D. tìm vết nứt trên bề mặt kim loại.
Câu 77: Chọn phát biểu đúng về sự phát quang:
A. Sự phát quang của chất lỏng và khí là huỳnh quang, của chất rắn là lân quang.
B. Sự phát quang của các chất lỏng và chất rắn đều là huỳnh quang.
C. Sự phát quang của chất rắn là huỳnh quang, của chất lỏng và khí là lân quang.
D. Sự phát quang của các chất lỏng và chất rắn đều là lân quang.
Câu 78: Chiết suất của một môi trường trong suốt có giá trị.
A. lớn đối với những ánh sáng có bước sóng dài B. lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn
C. như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc D. như nhau với mọi môi trường
Câu 79: Quang phổ vạch phát xạ ở vùng ánh sáng nhìn thấy có bốn vạch đỏ, lam, chàm và tím là của
A. hơi Cacbon B. hơi Thủy ngân
C. hơi Natri D. Hiđrô
Câu 80: Đặt một điện tích thử có giá trị q = - 1μC tại một điểm, nó chịu một lực điện 1mN có hướng từ trái sang phải.
Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là
A. 100V/m, từ trái sang phải. B. 100 V/m, từ phải sang trái.
C. 1000 V/m, từ phải sang trái. D. 1000 V/m, từ trái sang phải.
Câu 81: Tia X có bản chất là sóng điện từ
A. nhìn thấy được, có bước sóng nhỏ hơn bước sóng tia tử ngoại.
B. không nhìn thấy được, có bước sóng nhỏ hơn bước sóng tia tử ngoại.
C. không nhìn thấy được, có bước sóng nhỏ hơn bước sóng tia hồng ngoại.
D. nhìn thấy được, có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh sáng đỏ.
Câu 82: Ba điểm A, B, C tạo thành tam giác vuông tại A đặt trong điện trường đều có véc tơ cường độ điện trường song
song với AB như hình vẽ. Cho góc α = 600; BC = 10cm và UBC = 400V. Tính UBA
C


E


B A

A. 300V. B. 400 V. C. 200 V. D. 800V .


Câu 83: Sóng điện từ nào sau đây ít bị khí quyển hấp thụ ?
A. Sóng cực ngắn. B. Sóng dài.
C. Sóng ngắn. D. Sóng trung.
Câu 84: Phát biểu nào sau đây không đúng :
A. Sóng âm là sóng dọc không truyền được trong chân không
B. Sóng siêu âm là sóng âm mà tai người không nghe được có tần số dưới 16Hz
C. sóng âm là những sóng cơ truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí.
D. Dao động âm nghe được có tần số trong miền từ 16Hz đến 20kHz
Câu 85: Một vòng dây dẫn hình vuông, cạnh 10 cm, đặt cố định trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông
góc với mặt khung. Trong khoảng thời gian 0,05s, cho độ lớn của cảm ứng từ tăng đều từ 0 đến 0,5T. Xác định độ lớn
của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây.
A. 0,15 (V). B. 1 (V). C. 0,1 (V). D. l,5 (V).
Câu 86: Một chùm tia sáng hẹp truyền từ môi trường chiết suất n1 tới môi trường chiết suất n2 với n1 > n2 . Góc tới giới
hạn phản xạ toàn phần được xác định theo công thức
n2 n2 n1 n1
A. i gh  B. sin i gh  C. i gh  D. sin i gh 
n1 n1 n2 n2
Câu 87: Loại tia mà tính chất nổi bật của nó là tác dụng nhiệt là
A. ánh sáng nhìn thấy B. Tia Rơnghen
C. Tia tử ngoại D. Tia hồng ngoại
Câu 88: Tia hồng ngoại có ứng dụng nào sau đây ?
A. diệt vi khuẩn, nấm mốc. B. sấy khô, sưởi ấm.
C. chiếu điện, chụp điện. D. chữa bệnh còi xương.
Câu 89: Đại lượng đặc trưng nào của sóng không phụ thuộc vào môi trường truyền sóng ?
A. Tốc độ B. Tần số
C. Bước sóng D. Tần số và bước sóng
Câu 90: Biết ánh sáng phát quang của một chất có bước sóng 0,50 μm. Khi chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng
nào dưới đây thì chất đố sẽ không thể phát quang?
A. 0,60 μm B. 0,30 μm C. 0,40 μm D. 0,48 μm
Câu 91: Tia laze không có đặc điểm:
A. độ đơn sắc cao B. cường độ lớnC. độ định hướng cao D. công suất trung bình có giá trị lớn
Câu 92: Kim loại Kali (K) có giới hạn quang điện là 0,55m. Hiện tượng quang điện không xảy ra khi chiếu vào kim loại đó bức
xạ nằm trong vùng.
A. tử ngoại. B. ánh sáng màu tím.
C. hồng ngoại. D. ánh sáng màu lam.
Câu 93: Tia Beta phóng ra với tốc độ nào sau đây?
A. Tốc độ ánh sáng B. 2.107m/s.
8
C. 2.10 m/s D. Gần bằng 3.108 m/s
Câu 94: Một ống dây có độ từ cảm 0,1H, nếu cho dòng điện qua ống dây giảm từ 200A về 0 trong 1s thì trong ống dây
xuất hiện suất điện động tự cảm bằng
A. 20V B. 0,1kV C. 10V D. 2kV
Câu 95: Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ
A. nhìn thấy được, có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh sáng tím.
B. không nhìn thấy được, có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng tím.
C. không nhìn thấy được, có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh sáng đỏ.
D. nhìn thấy được, có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh sáng đỏ.
Câu 96: Một khung dây tròn đặt chân không có bán kính 15 cm mang dòng điện 8A . Biết khung dây có 15 vòng. Tính
độ lớn của véc tơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây.
A. 3.10−5 T. B. 8.10−5 T. C. 5.10−4 T. D. 9.10−5 T.
Câu 97: Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng.
A. Truyền dẫn ánh sáng theo các sợi quang. B. một chất cách điện trở thành dẫn điện khi được chiếu sáng.
C. Giảm điện trở của một chất bán dẫn, khi được chiếu sáng. D. Giảm điện trở của kim loại khi được chiếu sáng.
Câu 98: Khi một điện tích q = -2C di chuyển từ điểm M đến N trong điện trường thì công của lực điện -6J. Hiệu điện
thế UMN bằng?
A. – 3V B. 12V. C. 3V D. – 12V
Câu 99. Trong quá trình thu phát và truyền thông tin, thiết bị dùng để biến dao động điện của tín hiệu thành dao động
cơ là
A. micro B. mạch biến điệu C. loa D. mạch khuếch đại.
Câu 100. Dao động cưỡng bức có
A. tần số bằng tần số lực cưỡng bức B. tần số bằng tần số dao động riêng
C.biên độ bằng biên độ lực cưỡng bức D. biên độ không phụ thuộc biên độ ngoại lực cưỡng bức
Câu 101. Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì
A. tần số ngoại lực bằng tần số dao động riêng và biên độ dao động bằng không.
B. tần số ngoại lực bằng tần số dao động riêng và biên độ dao động đạt cực đại.
C. biên độ ngoại lực bằng biên độ dao động riêng và biên độ dao động đạt cực đại.
D. tần số ngoại lực bằng tần số dao động riêng và đạt cực đại.
Câu 102. Lượng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền trong một
đơn vị thời gian có giá trị bằng:
A. Độ to của âm. B. Độ cao của âm. C. Cường độ âm. D. Mức cường độ âm.
Câu 103: Với biên độ đao động của ngoại lực cưỡng bức là không đổi, biên độ của dao động cưỡng bức đạt giá trị cực
đại khi:
A. tần số của ngoại lực lớn hơn tần số dao động riêng của hệ
B. tần số của ngoại lực nhỏ hơn tần số dao động riêng của hệ
C. tần số của ngoại lực bằng tần số dao động riêng của hệ
D. tần số của ngoại lực bằng hai lần tần số dao động riêng của hệ
Câu 104. Khi động cơ không đồng bộ hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của
roto
A. luôn bằng tốc độ quay của từ trường B. lớn hơn tốc độ quay của từ trường
C. nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường D. có thể lớn hơn hoặc bằng tốc độ quay của từ trường.

Câu 105. Chọn câu sai khi nói về sóng điện từ.
A. Sóng điện từ có thể nhiễu xạ, phản xạ, khúc xạ, giao thoa.
B. Có thành phần điện và thành phần từ biến thiên vuông pha với nhau
C. Sóng điện từ là sóng ngang.
D. Sóng điện từ mang năng lượng.
Câu 106. Trong sóng điện từ, cường độ điện trường E và cảm ứng từ B biến thiên điều hòa
A. cùng pha. B. vuông pha. C. cùng biên độ. D. ngược pha.
Câu 107. Sóng nào sau đây không phải là sóng điện từ?
A. Sóng của đài truyền hình B. Ánh sáng phát ra từ ngọn nến đang cháy.
C. Sóng của đài phát thanh D. Sóng phát ra từ loa phóng thanh.
Câu 108. Trong máy phát thanh vô tuyến, mạch biến điệu dùng để
A. tạo ra dao động điện từ cao tần. B. khuếch đại dao động điện từ cao tần.
C. trộn sóng âm tần với sóng mang. D. tạo ra dao động điện từ âm tần.
Câu 109. Các sóng vô tuyến nào sau đây đã được sắp xếp theo năng lượng tăng dần?
A. Sóng ngắn, sóng trung, sóng cực ngắn. B. Sóng dài, sóng trung, sóng ngắn.
C. Sóng trung, sóng ngắn, sóng dài. D. Sóng ngắn, sóng trung, sóng dài
Câu 110. Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào hiện tượng nào:
A. Cộng hưởng điện B. Giao thoa sóng C. Phản xạ sóng D. Hấp thụ sóng.
Câu 111. Chiếu ánh sáng tím vào một tấm kim loại thì xẩy ra hiện tượng quang điện ngoài. Kim loại đó là
A. Đồng B. Bạc C. Kẽm D. Natri
Câu 112. Sơ đồ khối của máy thu thanh đơn giản không có bộ phận
A. khuếch đại. B. tách sóng. C. biến điệu. D. anten.
Câu 113. Theo nội dung thuyết lượng tử, kết luận nào sau đây sai?
A. Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái chuyển động và đứng yên.
B. Phôtôn của các bức xạ đơn sắc khác nhau thì có năng lượng khác nhau.
C. Phôtôn chuyển động trong chân không với vận tốc lớn nhất.
D. Năng lượng của Phôtôn không đổi khi truyền đi trong chân không.
Câu 114. Bộ phận nào dưới đây không có trong sơ đồ khối của máy phát vô tuyến điện
A. Mạch khuếch đại B. Mạch biến điệu C. Anten D. Mạch tách sóng.
Câu 114. Hiện tượng nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt ?
A. Hiện tượng quang điện. B. Hiện tượng nhiễu xạ.
C. Hiện tượng giao thoa. D. Hiện tượng tán sắc.
Câu 115. Giới hạn quang điện của kim loại phụ thuộc vào
A. bước sóng của ánh sáng chiếu vào kim B. bản chất của kim loại.
C. năng lượng của photon chiếu tới kim loại. D. động năng ban đầu của electron khi bật ra khỏi kim loại.
Câu 116. Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được
A. hiện tượng quang điện ngoài. B. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện.
C. hiện tượng quang – phát quang. D. hiện tượng giao thoa ánh sáng.
Câu 117. Khi một chùm ánh sáng đơn sắc truyền từ không khí vào thủy tinh thì :
A. tần số tăng, bước sóng giảm B. tần số không đổi, bước sóng giảm.
C. tần số giả, bước sóng giảm D. tần số không đổi, bước sóng tăng
Câu 118. Phản ứng hạt nhân tuân theo các định luật bảo toàn nào?
A. Bảo toàn điện tích, khối lượng, năng lượng B. Bảo toàn điện tích, số khối, động lượng, khối lượng
C. Bảo toàn điện tích, khối lượng, động lượng, cơ năng D. Bảo toàn điện tích, số khối, động lượng, năng lượng toàn
phần.
Câu 119. Bản chất tương tác giữa các nucleon trong hạt nhân là:
A. Lực điện từ B. Lực tĩnh điện C. Lực tương tác mạnh D. Lực hấp dẫn
Câu 120: Khi nói về tia , phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tia  phóng ra từ hạt nhân với tốc độ bằng 2000 km/s.
B. Khi đi qua điện trương giữa hai bản tụ điện, tia  bị lệch về phía bản âm của tụ điện.
C. Khi đi trong không khí, tia  làm ion hóa không khí và mất dần năng lượng.
4
D. Tia  là dòng các hạt nhân heli ( 2 He ).
Câu 121: Trong phóng xạ luôn có sự bảo toàn
A. số nơtrôn. B. điện tích. C. khối lượng. D. số prôton.
Câu 122. Sóng điện từ dùng trong thông tin liên lạc vô tuyến có bước sóng từ
A. vài mét đến vài kilômét. B. vài mét đến vài trăm mét.
C. vài chục mét đến vài trăm kilômét. D. vài chục mét đến vài kilômét.
Câu 123. Xét các tia gồm tia hồng ngoại, tia X, tia gamma, tia β. Tia có bản chất khác với các tia còn lại là
A. tia gamma. B. tia β. C. tia X. D. tia hồng ngoại.
Câu 124. Trong dao động tắt dần, đại lượng giảm dần theo thời gian là
A. chu kì. B. tốc độ. C. tần số. D. biên độ.
Câu 125. Thí nghiệm giao thoa Y-âng dùng để xác định:
A. cường độ chùm sáng B. bước sóng ánh sáng C. vận tốc ánh sáng D. tính đơn sắc của ánh sáng

You might also like