You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH

BÀI TẬP LỚN


Học phần: Văn hóa ẩm thực

Giảng viên giảng dạy: Vũ Thị Hoàn

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4

Lớp: Quản trị Khách sạn D2020B

Hà Nội, tháng 5/2022

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI NHÓM 4

STT HỌ VÀ TÊN MSV CHỨC VỤ

1 Lê Thị Hải Nhạn 220001652 Nhóm trưởng

2 Nguyễn Thị Thu Trà 220001689 Thành viên

3 Cao Xuân Được 220001602 Thành viên

4 Lân Thị Thu 220001713 Thành viên

5 Nguyễn Anh Tú 220001699 Thành viên

2
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu “Vai trò ẩm thực đường phố Hà Nội trong
phát triển du lịch Việt Nam” chúng em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến
giảng viên TS Vũ Thị Hoàn- Khoa Văn hóa Du lịch – Đại học Thủ đô Hà Nội
đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành nghiên cứu đề tài này.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới nhà trường và các thầy cô giáo trong
Khoa Văn hóa Du lịch đã tạo điều kiện giúp đỡ cho chúng em trong suốt quá
trình thực hiện nghiên cứu.

Vì là do thời gian và trình độ có hạn nên bài tiểu luận của chúng em không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các thầy cô giáo và các bạn góp ý để
bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG.........................................................................6

1.1. Khái niệm về ẩm thực..............................................................................................6

1.2. Khái niệm về du lịch................................................................................................6

1.3. Khái niệm về du lịch ẩm thực và du lịch ẩm thực đường phố..................................7

1.3.1. Khái niệm về du lịch ẩm thực............................................................................7

1.3.2. Khái niệm về du lịch ẩm thực đường phố..........................................................7


1.4. Mối quan hệ giữa ẩm thực và du lịch.......................................................................8

1.5. Điều kiện phát triển du lịch ẩm thực đường phố......................................................8


Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................9
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI TRONG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH............................................................................................................. 11

2.1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Hà Nội.............................................................11

2.2. Khái quát về ẩm thực đường phố Hà Nội...............................................................14

2.3. Một số món ăn đường phố nổi tiếng tại Hà Nội.....................................................15

2.4. Thực trạng khai thác ẩm thực đường phố trong du lịch tại Hà Nội........................18

2.5. Đánh giá.................................................................................................................21

Tiểu kết chương 2............................................................................................................22


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN ẨM THỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI..........23

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp..........................................................................................23

3.1.1. Tại Việt Nam...................................................................................................23

3.1.2. Tại Hà Nội.......................................................................................................24

3.2. Giải pháp................................................................................................................25

3.2.1. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn uống......................................25

3.2.2. Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn.......................................................26

3.2.3. Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm..............................................27

3.2.4. Phát triển và đa dạng sản phẩm ăn uống cho khách du lịch.............................29
4
3.2.5. Giải pháp tuyên truyền, quảng bá....................................................................29

KẾT LUẬN..................................................................................................................... 32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................34
PHỤ LỤC......................................................................................................................... 35

5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Khái niệm về ẩm thực

Ẩm thực là một khái niệm, theo nghĩa Hán Việt thì Ẩm nghĩa là uống, thực nghĩa
là ăn, dịch ra có nghĩa là ăn uống, là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống
và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc.

Theo nghĩa rộng, ẩm thực là một nền văn hóa ăn uống của một dân tộc dã trở
thành một tập tục, thói quen. Ẩm thực không chỉ nói về văn hóa vật chất mà nó còn nói
về văn hóa tinh thần. Những món ăn mang màu sắc riêng thì cũng đem lại cho người
ăn một cái nhìn riêng về phong tục của dân tộc đó. Còn về nghĩa hẹp, theo tiếng Hán
thì ẩm nghĩa là uống, thực nghĩ là ăn, nghãi hoàn chỉnhlà ăn uống, là một hệ thống đặc
biệt về quan điểm truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc, nghệ thuật
chế biến món ăn thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể nó thường được dặt tên
theo từng vùng miền hiện hành, Một số món ăn chủ yếu bị ảnh hưởng bởi một số
thànhphần có sẵn tại đại phương hoặc thông qua buôn bán trao đổ

Ẩm thực cũng có nghĩa là một nên văn hóa ăn uống của một dân tộc, trở thành một
tập tục, thói quen, không chỉ là văn hóa vật chất mà còn là văn hóa tinh thần.

Nền văn hóa ẩm thực được hình thành từ các yếu tố theo thời gian như lịch sử, vị trí
địa lý, khí hậu mỗi quốc gia hay hình thành từ sự du nhập, ảnh hưởng từ những nơi
khác.

Tại Hà Nội các món ẩm thực được nhắc đến như một nét văn hóa, một nghệ thuật
chế biến bày trí món ăn. Chính điều ấy, có thể khẳng định ẩm thực Hà Nội còn là một
công trình nghệ thuật.

1.2. Khái niệm về du lịch

Du lịch là việc đi lại nhằm mục đích niềm vui hoặc kinh doanh; cũng là lý thuyết
và thực hành về tổ chức các chương trình đi du lịch, ngành kinh doanh nhằm thu hút,
cung cấp và giải trí cho khách du lịch, và việc kinh doanh của các tổ chức điều hành
các tour du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa du lịch nói chung, theo nghĩa

6
"vượt ra ngoài nhận thức chung về du lịch là chỉ giới hạn trong hoạt động nghỉ lễ", vì
mọi người "đi du lịch và ở trong những nơi ngoài môi trường thông thường của họ
không quá một năm liên tiếp để giải trí và không ít hơn 24 giờ, với mục đích kinh
doanh và các mục đích khác".

Du lịch có thể là nội địa (trong quốc gia của khách du lịch) hoặc quốc tế và du lịch
quốc tế có cả ý nghĩa đến và đi đối với cán cân thanh toán của một quốc gia.

Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức, du lịch được hiểu là hoạt động
du hành đến nơi khác với địa điểm cư trú của mình nhằm mục đích không phải để làm
ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.

1.3. Khái niệm về du lịch ẩm thực và du lịch ẩm thực đường phố

7
1.3.1. Khái niệm du lịch ẩm thực

Du lịch ẩm thực trong tiếng Anh gọi là: Culinary tourism hay Food tourism hay
Gastronomy tourism.Du lịch ẩm thực là một trong các loại hình du lịch hướng tới sự
trải nghiệm các món ngon, đồ ăn, đặc sản gắn liền với truyền thống, bản sắc văn hóa
của điểm đến đó. Với xu hướng du lịch này, bạn sẽ được hòa mình cùng cuộc sống,
các hoạt động văn hóa ẩm thực đậm đà bản sắc dân tộc một cách vô cùng chân thực.

Du lịch ẩm thực là loại hình du lịch văn hóa mà qua đó du khách không chỉ được
trải nghiệm các món ăn, đồ uống mà là cả các trải nghiệm bản sắc văn hóa, cuộc sống
của cộng đồng tại điểm đến qua câu chuyện của từng món ăn, đồ uống đó.

Với việc trải nghiệm các món ăn, đồ uống, lễ hội ẩm thực, lớp học nấu ăn hoặc
bữa ăn theo mô hình “từ trang trại đến bàn ăn” …, du khách được hòa mình và cảm
nhận giá trị truyền thống địa phương một cách chân thực nhất.

Bên cạnh đó, du lịch ẩm thực còn là một hình thức du lịch dựa vào nội dung mục
đích chuyến đi nhằm tạo nên sự hứng thú cho khách du lịch cũng như đáp ứng nhu cầu
về thường thức tìm hiểu giá trị văn hóa món ăn của khách du lịch.

Theo định nghĩa của hiệp hội du lịch ẩm thực, du lịch ẩm thực là sự theo đuổi
những kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng nhớ, thường khi đi du lịch nhưng cũng có
thể chỉ là du lịch ẩm thực tại nhà.

1.3.2. Khái niệm du lịch ẩm thực đường phố

Ẩm thực đường phố còn được gọi là thức ăn vỉa hè, thức ăn lề đường, là các loại
thức ăn, đồ uống đã chế biến sẵn hay sẵn sàng chế biến và phục vụ tạ chỗ theo yêu cầu
của khách hàng được bày bán trên vỉa hè, đường phố. Thông thường thức ăn đường
phố được bày bán trên các tiệm ăn di động, quán ăn tạm thời,…

Vậy du lịch ẩm thực đường phố là hành động du khách rời khỏi nơi cư trú thường
xuyên đi đến một nơi khác, có thể là một tỉnh thành khác hoặc thậm chí một quốc gia
khác để kết hợp việc thưởng thức các món ăn đường phố với việc tận hưởng kỳ nghỉ
của họ nhằm tìm hiểu và khám phá văn hóa, tự nhiên, lịch sử con người nơi họ đến.

1.4. Mối quan hệ giữa ẩm thực và du lịch

8
Học giả Maslow khi nghiên cứu và đưa ra mô hình về tháp nhu cầu của con người
đã chỉ ra, ăn uống là nhu cầu tối thiểu, chỉ khi được thỏa mãn trọn vẹn, con người mới
quan tâm tới các nhu cầu khác. Đối với du lịch, dịch vụ ăn uống là yếu tố cấu thành, có
vai trò quan trọng để làm nên thành công, tạo sức hấp dẫn và là yếu tố để quảng bá
điểm đến, đôi khi còn là động cơ và mục đích du lịch của khách. Theo các nghiên cứu
cho rằng, ẩm thực là 1 trong 3 yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa
chọn điểm đến của khách du lịch. Ẩm thực hấp dẫn nhiều thực khách bởi sự độc đáo
và khác biệt trong từng nền văn hóa của các quốc gia, vùng miền. Tuy mới phát triển
trong thời gian gần đây nhưng ẩm thực đã trở thành một phần không thể thiếu trong
việc tạo hình tượng, thương hiệu và sự đặc biệt cho điểm đến để thu hút khách du lịch.
Tại các trung tâm du lịch, vai trò của dịch vụ này càng lớn. Nơi nào có dịch vụ ăn
uống độc đáo, đặc sắc, có bản sắc, chất lượng… nơi đó có những dấu ấn tốt đối với du
khách, qua đó tạo niềm tin và giúp họ thỏa mãn nhu cầu khám phá văn hóa ẩm thực
của địa phương, đồng thời giúp điểm đến thu hút thêm khách du lịch, kéo dài thời gian
lưu trú, tăng mức chi tiêu bình quân của khách, tăng doanh thu du lịch và tạo nguồn
thu cho địa phương. Trong nhiều trường hợp, dịch vụ ăn uống còn làm thay đổi thói
quen của chính người dân bản xứ. Đời sống kinh tế được nâng lên, văn hóa tiêu dùng
thay đổi, khả năng thanh toán và các điều kiện thuận lợi khác đã làm tăng nhu cầu đối
với dịch vụ ăn uống, khiến nó ngày càng trở nên tinh tế hơn. Qua đó, góp phần phát
triển nền ẩm thực nói riêng và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nói chung.

1.5. Điều kiện phát triển ẩm thực đường phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội là thủ đô, trung tâm văn hoá lớn nhất cả nước, có lượng khách
du lịch hằng năm ra vào dẫn đầu cả nước. Một trong những yếu tố hàng đầu góp phần
phát triển, làm nên tên tuổi du lịch “ vùng đất nghìn năm văn hiến” đó chính là ẩm
thực đường phố. Vì vậy, ẩm thực đường phố Hà Nội luôn luôn cần những điều kiện
thuận lợi để phát triển để ngày càng nâng cao chất lượng ăn uống cho du khách nói
riêng và chất lượng du lịch nói chung. Trước hết, các cơ sở kinh doanh ẩm thực đường
phố cần xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với hoạt động du lịch. Không ngừng
học hỏi, phát triển ẩm thực của các nước phát triển để ứng dụng vào mô hình của mình
cho phù hợp với du khách tại Hà Nội. Các cư dân, các điểm kinh doanh ẩm thực ở
điểm du lịch cần nâng cao chất lượng ẩm thực về hương vị, giá cả thậm chí là an ninh

9
cho du khách. Các tập đoàn du lịch, doanh nghiệp cần liên kết phối hợp với nhau nhằm
mở rộng quy mô kinh doanh góp phần tăng thu nhập, từ đó có vốn đầu tư ngày càng
nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa. Các cơ quan chức năng, tổng cục du lịch tăng
cường kiểm tra, rà soát chất lượng dịch dụ ẩm thực du lịch trên địa bàn Hà Nội đặc biệt
là các điểm du lịch có lượng khách lớn. Đồng thời, có những biện pháp xử phạt, cảnh
cáo với các trường hợp kinh doanh làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ ẩm thực Hà
Nội nói riêng và trong du lịch nói chung như chặt chém khách, lấn chiếm vỉa hè lề
đường để kinh doanh, phục vụ thực phẩm kém chất lượng,…Tiếp đó, xây dựng các
điểm cung cấp dịch vụ ẩm thực đường phố tại các nơi có nhiều người qua lại như bến
xe, khu du lịch, khu lễ hội, buổi triển lãm nhằm quảng bá, mang hương vị ẩm thực
đường phố Hà Nội tiếp cận với nhiều người hơn. Thường xuyên có các chương trình,
lớp học đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ lao động về kĩ năng giao tiếp, chuyên
môn nghiệp vụ, kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm,… Cuối cùng, có kế hoạch chiến
lược bảo tồn, phát triển các món ăn, thức uống mang đậm bản sắc văn hóa của cộng
đồng dân cư thành phố. Tổ chức các cuộc thi nấu ăn và chế biến, tôn vinh tài năng
trong chế biến ẩm thực đường phố nhằm tuyên truyền, thu hút mọi người nhiều hơn.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã chỉ ra những khái niệm cơ bản trong đề tài về ẩm thực và du lịch, ẩm
thực đường phố, du lịch ẩm thực. Từ đó giúp xây dựng, đưa ra một góc nhìn khái quát
về ẩm thực đường phố trong du lịch. Bên cạnh đó, chương 1 nêu ra những mối liên hệ
giữa ẩm thực và du lịch, trình bày về tầm quan trọng, đóng góp của ẩm thực trong du
lịch. Từ đó làm căn cứ để phát triển nội dung phần tiếp theo. Cuối cùng, chương 1 đề
cập đến điều kiện để phát triển ẩm thực đường phố Hà Nội. Từ việc nghiên cứu các
vấn đề này kết hợp với thực trạng ở chương 2 sẽ giúp đưa ra các giải pháp để nâng cao
chất lượng dịch vụ ẩm thực đường phố Hà Nội – đề tài của bài luận này.

10
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI TRONG
TRIỂN DU LỊCH

2.1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Hà Nội

Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội
thì chỉ có từ năm 1831. Nguyên là từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Ðại
La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn
Kiếm và một phần của hai quận Ðống Ða, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới
Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành
bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là
Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Ðức. Năm 1831, có một cuộc cải cách
hành chính lớn: xoá bỏ các trấn, thành lập các tỉnh. Từ đó ra đời tỉnh Hà Nội. Sở dĩ có
tên gọi này vì tỉnh mới nằm trong (nội) hai con sông (hà) là sông Hồng và sông Ðáy,
gồm có 4 phủ, 15 huyện. Tỉnh lỵ đặt tại thành Thăng Long cũ, do vậy Thăng Long
được gọi là tỉnh thành Hà Nội rồi nói gọn lại là Hà Nội.

Ðến năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam hoàn toàn giải
phóng, đất nước thống nhất toàn vẹn. Tháng 7/1976 tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khoá
VI, Quốc hội thống nhất quyết định lấy Hà Nội là thủ đô nước Cộng hoà Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.

(1)Vị trí địa lý Hà Nội

Nằm lệch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà
Nội có vị trí từ 20°53′ đến 21°23′ vĩ độ Bắc và 105°44′ đến 106°02′ kinh độ Đông, tiếp
giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam,
Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hoà Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà
Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nan Định 87 km tạo
thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào
tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông
Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với
độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần

11
tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông
Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện
Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê
(707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m).Khu vực nội
thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

(2) Khí Hậu Hà Nội

Khí hậu Hà Nội mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết có sự
khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh và có thể phân ra thành 4 mùa: xuân, hạ,
thu, đông. Mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 9, khí hậu nóng ẩm và
mưa nhiều rồi mát mẻ, khô ráo vào tháng 10. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến hết
tháng 3.

Tức cuối tháng 11 đến tháng 1 rét và hanh khô, từ tháng 2 đến hết tháng 3 lạnh và
mưa phùn kéo dài từng đợt. Trong khoảng cuối tháng 9 đến tháng 11, Hà Nội có những
ngày thu với tiết trời mát mẻ ( rõ rệt hơn Hải Phòng, Nam Định và nhiều tỉnh phía Bắc
khác ) do đón vài đợt không khí lạnh yếu tràn về. Nhiệt độ trung bình mùa đông: 17,2
°C ( lúc thấp xuống tới 2,7 °C ). Trung bình mùa hạ: 29,2 °C ( lúc cao nhất lên tới 43,7
°C ). Nhiệt độ trung bình cả năm: 23,2 °C, lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800mm.

(3) Giao Thông Hà Nội

Là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên cạnh con
sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận
tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt. Giao thông đường
không, ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35 km, thành phố còn có
sân bay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc quận Long Biên, từng là sân bay chính của Hà
Nội những năm 1970, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ
của trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch.

Bên cạnh đó là sân bay Bạch Mai thuộc quận Thanh Xuân được xây dựng từ năm
1919 và có thời gian đóng vai trò như một sân bay quân sự. Ngoài ra, Hà Nội còn có
sân bay quân sự Hòa Lạc tại huyện Thạch Thất, sân bay quân sự Miếu Môn tại huyện
Chương Mỹ. Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và
một tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước châu Âu, một tuyến

12
quốc tế sang Côn Minh, Trung Quốc. Các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Nước Ngầm,
Giáp Bát, Yên Nghĩa, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp đất nước
theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam và rẽ quốc lộ 21 đi Nam Định, quốc lộ 2 đến Hà
Giang, quốc lộ 3 đến Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, quốc
lộ 17 đi Quảng Ninh, quốc lộ 6 và quốc lộ 32 đi các tỉnh Tây Bắc.

(4) Con Người Hà Nội

Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế kỷ
gần đây. Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội, thành
phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152 km². Đến năm 1961, thành phố được mở
rộng, diện tích lên tới 584 km², dân số 91.000 người. Năm 1978, Quốc hội quyết định
mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu người.
Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924 km², nhưng dân số vẫn ở
mức hơn 2 triệu người.

Trong suốt thập niên 1990, với việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân
số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999. Sau đợt mở rộng
địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và
nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân số
ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 người, dân số trung bình năm
2010 là 6.561.900 người. Tính đến ngày 31/12/2015, dân số Hà Nội là 7.558.956
người. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km². Mật độ dân số cao
nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện ngoại
thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa mật độ dưới 1.000 người/km².

(5) Văn Hóa Hà Nội

Hà Nội thường được xem như nơi tập trung những tinh hoa văn hóa của miền Bắc
và cả Việt Nam. Trong hàng ngàn năm, vị trí kinh đô khiến thành phố này trở thành
nơi quy tụ của những nhân vật ưu tú, những thương nhân, những nghệ nhân, những thợ
thủ công lành nghề. Họ tới đây lập nghiệp, mang theo những phong tục, tập quán địa
phương và tỉnh Hà Nội trở thành mảnh đất tiêu biểu cho nền văn hóa của cả Việt Nam.
Những danh nhân, nhân vật nổi tiếng của Việt Nam phần đông xuất thân từ những
vùng đất khác, nhưng kinh đô Thăng Long thường là nơi họ xây dựng nên sự nghiệp.

13
Môi trường cạnh tranh của đất kinh thành khiến những thương nhân, thợ thủ công trụ
vững lại Hà Nội phải là những người xuất sắc, tài năng. Khi những người dân tứ xứ về
định cư tại Thăng Long, các phong tục tập quán mà họ mang theo cũng dần thay đổi,
tạo nên nét văn hóa của Hà Nội.

Thăng Long – Hà Nội, kinh đô của Việt Nam, còn là nơi giao thoa của những nền
văn hóa lớn. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc đã để lại trên vùng đất Hà Nội ít nhiều
những dấu ấn của nền văn minh Trung Hoa. Khi những người Pháp vào Việt Nam,
nhiều người trong số họ chỉ coi Hà Nội như một tỉnh của Trung Quốc, hoặc đơn thuần
là một vùng chuyển tiếp giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Qua những người Pháp, Hà Nội –
trung tâm văn hóa của quốc gia – biết tới nền văn minh phương Tây để rồi xây dựng
nên những cơ sở đầu tiên của nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại với tân nhạc, thơ mới,
hội họa, văn học hiện đại, điện ảnh và nhiếp ảnh.

(6) Du Lịch Hà Nội

So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có tiềm
năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn
sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có nhiều
lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các
nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống.

Mặc dù vậy, các thống kê cho thấy du lịch Hà Nội không phải là một thành phố du
lịch hấp dẫn. Với nhiều du khách quốc tế, thành phố chỉ là điểm chuyển tiếp trên hành
trình khám phá Việt Nam của họ. Năm 2007, Hà Nội đón 1,1 triệu lượt khách du lịch
ngoại quốc, gần bằng một nửa lượng khách của Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2008,
trong 9 triệu lượt khách của thành phố, có 1,3 triệu lượt khách nước ngoài.Tỷ lệ du
khách tới thăm các bảo tàng Hà Nội cũng không cao. Hàng năm, bảo tàng Dân tộc học
ở Hà Nội, một bảo tàng có tiếng trong khu vực, điểm đến được yêu thích trong các
sách hướng dẫn du lịch nổi tiếng, có 180.000 khách tới thăm, trong đó một nửa là
người nước ngoài.

2.2. Khái quát về ẩm thực đường phố Hà Nội

Ẩm thực được xem là một phần văn hóa của một quốc gia. Và chính những món
ăn đường phố rẻ nhưng hấp dẫn đã thể hiện đầy đủ và rõ nét tinh hoa văn hóa đó. Nếu
14
muốn có những hiểu biết và trải nghiệm trọn vẹn về từng vùng đất mình đi qua, bạn
nên một lần thưởng thức ẩm thực đường phố, điều này sẽ mang lại những thú vị bất
ngờ. Và ẩm thực đường phố Hà Nội được coi là mảnh đất màu mỡ để các tín đồ ẩm
thực thực sự tìm đến và thưởng thức. Ẩm thực đường phố Hà Nội không chỉ được thực
khách trong nước yêu thích bởi sự đa dạng mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú
và ham khám phá.

Ẩm thực đường phố Hà Nội mang nét đặc trưng của ẩm thực đất Bắc. Với thời tiết
4 mùa rõ rệt, Hà Nội mang đến cho du khách những món ăn riêng biệt, vô cùng ấn
tượng. Nếu đến Hà Nội vào một ngày mùa hạ, ly nước sấu chua ngọt mát lành sẽ là
điều bạn nhớ nhất thì vào mùa thu, hương cốm sữa thơm lừng theo từng gánh hàng
rong trên các con phố ngang dọc là điều khiến bao người xiêu lòng.

Rồi từng bếp than quạt lên mùi thơm ngô, khoai nướng vào đêm đông lạnh tê tái,
hay cùng nhâm nhi gói ô mai Hàng Đường cho buổi tối mưa xuân lây phây. Cùng với
đó là hương vị của các món bún, phở, bánh cuốn hay chả cá,… nức danh xứ Kinh Kỳ
mà bạn không thể bỏ qua.

Nghe cái tên ẩm thực đường phố, kì thực người ta sẽ tưởng tượng ra những cảnh
chen chúc xô bồ trên những con phố chật hẹp. Thế nhưng khi bước chân vào những
quán ăn này thì thực khách lại thật sự cảm thấy hài lòng và dường như cái đam mê ăn
uống được thỏa mãn hoàn toàn. Đặc trưng của ẩm thực đường phố là được chế biến
nhanh chóng, không trang trí cầu kì, sang trọng.

Không được chế biến bởi những người đầu bếp chuyên nghiệp, những món ăn
đường phố ở đây ghi điểm bởi sự gần gũi, dung dị, cách chế biến đơn giản nhưng có
hương vị riêng biệt. Những người bán hàng xởi lởi luôn niềm nở với thực khách và đó
cũng chính là điều mà du khách nước ngoài khi đến với Hà Nội đều rất ấn tượng.

2.3. Một số món ăn đường phố nổi tiếng tại Hà Nội

(1) Phở Hà Nội

Nhắc đến ẩm thực đường phố Hà Nội, không thể không nhắc đến phở. Phở từ lâu
được xem là linh hồn của ẩm thực Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Không chỉ
là món ăn truyền thống, phở còn mang trong mình nét văn hóa đặc trưng của người Hà
Nội với bí quyết gia truyền; tạo nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn.

15
Phở thường được biết đến với hai loại phổ biến là phở bò và phở gà. Nước phở
thơm ngọt được hầm từ xương. Bánh phở trắng, mềm, cộng thêm hương vị của thịt gà
hay bò, cùng một số gia vị như: chanh, ớt, hành tây, hạt tiêu,… vừa đậm đà vừa đặc
sắc. Đó là lý do mỗi khi có dịp tới tham quan Việt Nam; du khách nước ngoài đều
muốn đến với thủ đô Hà Nội để được thưởng thức những tô phở nóng hổi.

(2) Bún chả Hà Nội

Bún chả là một trong những món ngon giá rẻ ở Hà Nội, có từ lâu đời. Bún chả Hà
Nội có hương vị thơm ngon và hấp dẫn, được nhiều tờ báo nước ngoài bình chọn là
một trong những món ăn ngon nhất Việt Nam. Món ăn này có thể dùng vào bất cứ thời
điểm nào trong năm và bạn cũng dễ tìm thấy quán bún chả ở khắp đường phố, ngóc
ngách Hà Nội. Bún chả hấp dẫn bởi những miếng chả nướng nóng hổi; được tẩm ướp
đậm đà và thứ nước chấm chua ngọt hài hòa, điểm xuyết thêm vài miếng dưa góp làm
từ đu đủ; cà rốt khiến món ăn trở nên thơm ngon khó cưỡng.

(3) Bánh mì Hà Nội

Nói về món ăn đường phố Hà Nội không thể không kể đến bánh mì; với rất nhiều
hàng quán ngon nổi tiếng, với đủ mức giá. Bánh mì hiện nay đa dạng hơn xưa rất
nhiều; tùy thuộc vào nguyên liệu thành phần bên trong mà bánh mì có nhiều tên gọi
khác nhau: bánh mì kẹp thịt, bánh mì trứng, patê,…

Tuy được kết hợp độc đáo giữa phương Đông với phương Tây; nhưng bánh mì Hà
Nội vẫn sở hữu cho mình những nét riêng với nguyên liệu địa phương đa dạng: Một
chút rau mùi, một vài miếng dưa chuột kèm theo nước sốt chua ngon; cùng với thịt,
xúc xích, nem khoai hay thịt xiên, trứng,… cho bạn thỏa sức lựa chọn theo sở thích
của mình.

(4) Cháo sườn

Đây là món ăn nhẹ ưa thích của đa số thực khách khi đến với Hà Nội. Một bát
cháo sánh mịn, kèm theo những miếng sườn sụn sần sật, thêm vào dầu cháo quẩy; rắc
một chút tiêu và ớt sẽ được bày ra trước mặt bạn. Trong cơn đói cồn cào, sẽ chẳng còn
gì hạnh phúc hơn việc được bưng trên tay tô cháo nóng hổi; và bốc khói thơm lừng cả.

(5) Bánh đúc nóng

16
Chén bánh đúc mềm mịn, rưới một loại nước mắm nóng, kết hợp với thịt băm,
mộc nhĩ; thêm ngò tây và một ít hành phi sẽ là món ăn lý tưởng cho cho những “thánh
đồ ăn vặt” khi đến Hà Nội. Bạn cũng có thể thêm các loại “topping” như đậu phụ rán;
hay giò chả tùy sở thích để món ăn có thể tròn vị hơn.

(6) Bánh gối, bánh tôm

Đây được xem là một trong những món chiên hấp dẫn được thực khách Hà Nội ưa
chuộng nhất. Những chiếc bánh gối nhân thịt giòn ruộm, cùng với bánh tôm tròn tròn
hấp dẫn; chấm với nước mắm chua ngọt, ăn kèm gỏi đu đủ và rau xanh sẽ giúp bạn
“bài trừ” cơn đói một cách hiệu quả không ngờ.

(7) Trứng cút nướng

Lại một món ăn nữa đến từ Sài Gòn và khi tới Hà Nội; nó đã trở thành một trong
những thứ quà vặt đường phố phổ biến ở thủ đô. Không chỉ thích hợp cho những ngày
trời mát mẻ; món ăn này còn rất dễ ăn và hoàn toàn có thể gây “nghiện”. Trứng sẽ
được đập vào từng ô của một chiếc chảo tròn; rắc thêm khô bò, hành, ngô rồi rưới sốt
mayonnaise, tương ớt, tương cà. Chỉ cần nhìn thôi cũng đã thấy thích rồi nói chi đến
hương vị đúng không nào?

(8) Xôi xéo Hà Nội

Xôi xéo – một món ăn sáng nhẹ nhàng rất đỗi quen thuộc; nhưng lại có sức hấp
dẫn kì lạ níu chân khách phương xa. Xôi xéo có màu vàng, dẻo, hòa quyện cùng hương
vị hành và đậu xanh. Xôi được gói vào lá chuối, lá sen thơm lừng mùi của đồng quê.
Thưởng thức một nắm xôi xéo, bạn sẽ cảm nhận được tất cả cái ngọt ngọt, mằn mặn,
beo béo… thơm ngon và ấm áp giữa tiết trời lành lạnh của Hà Nội.

(9) Bún đậu mắm tôm

Bún đậu mắm tôm ắt hẳn không còn gì xa lạ với người Việt Nam. Hiện tại bún đậu
mắm tôm thì có mặt ở khắp các vùng miền rồi, tuy nhiên mỗi nơi sẽ có những mùi vị
khác nhau. Vậy nên nếu ra Hà Nội, các bạn nên ăn thử món ăn này một lần. Bún đậu
mắm tôm được làm với nguyên liệu hết sức bình dân và dễ kiếm. Một suất bún đậu bao
gồm một ít bún, đậu phụ chiên giòn, thịt, chả cốm, dưa leo. Thông thường sẽ ăn kèm
mắm tôm, rau kinh giới, tía tô, mùi tàu. Những ai ăn lần đầu sẽ cảm giác không quen

17
với vị nồng của mắm tôm, nhưng dần dần rồi sẽ quen và nghiện. Cũng có một lựa chọn
khác với người không ăn được mắm tôm là xin chủ quán chén mắm ớt.

2.4. Thực trạng khai thác ẩm thực đường phố trong du lịch tại Hà Nội

Ẩm thực được xem là một phần văn hóa của một quốc gia. Và chính những món
ăn đường phố rẻ nhưng hấp dẫn đã thể hiện đầy đủ và rõ nét tinh hoa văn hóa đó. Nếu
muốn có những hiểu biết và trải nghiệm trọn vẹn về từng vùng đất mình đi qua, bạn
nên một lần thưởng thức ẩm thực đường phố, điều này sẽ mang lại những thú vị bất
ngờ. Và ẩm thực đường phố Hà Nội được coi là mảnh đất màu mỡ để các tín đồ ẩm
thực thực sự tìm đến và thưởng thức. Ẩm thực đường phố Hà Nội không chỉ được thực
khách trong nước yêu thích bởi sự đa dạng mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú
và ham khám phá.

Đặc biệt với thủ đô Hà Nội 36 phố phường thì trải nghiệm ẩm thực đường phố còn
càng trở nên thú vị hơn khi du khách có thể kết hợp giữa việc vốn đã nổi tiếng của Hà
Thành. Âm thực đường phố Hà Nội đa dạng phong phú, từ những món ăn truyền thống
nức tiếng của thủ đô như phở, ồn ào hơn mà cũng náo nhiệt hơn. Trải nghiệm ẩm thực
thưởng thức ẩm thực và việc chiêm ngưỡng không gian cổ kính của các khu phố cổ
bún chả, bún thang, bánh cuốn..., tới những món ăn du nhập mới hơn như lẩu,bít tết,
thịt nướng..., và cả những thức quà ăn vặt mang đậm chất Hà Nội như nộm, chè, bánh
rán, hoa quả dầm... món gì cũng có, đầy đủ trong một không gian của sự cởi mở,
phóng khoáng, đường phố là trải nghiệm những gì tự nhiên nhất, chân thực nhất của
con người Hà Nội. Khám phá ẩm thực đường phố để thấy một Hà Nội tuy đã hàng
nghìn năm tuổi nhưng vẫn còn vô cùng Bên cạnh văn hóa ẩm thực Hà Nội thì văn hóa
ẩm thực đường phố Hà Nội hiện đại và trẻ trung. cũng là một trong những tài nguyên
du lịch thật sự tiềm năng nhưng lại ít được các nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm tìm
hiểu. Nếu như được làm phong phú thêm cho khai thác đúng cách tài nguyên du lịch
này hoàn toàn có thể góp phần thu hút và sự lựa chọn của du khách khi đến thăm quan
và du lịch tại thủ đô.

Ẩm thực Hà Nội là cả một niềm tự hào của người Thủ đô và có thể hấp dẫn bất cứ
ai đặt chân đến đây. Theo đó, ngành Du lịch Hà Nội đang xây dựng văn hóa ẩm thực
thành sản phẩm du lịch đặc sắc đậm chất Hà thành, thu hút khách du lịch đến với Thủ

18
đô, nhằm hiện thực hóa mong mỏi của những người làm du lịch. Để có được như vậy
thì không thể thiếu sự tham gia của các quán ăn, những con phố nức tiếng góp phần
thu hút và quảng bá văn hóa ẩm thực đường phố Hà Nội:

(1) Phố nướng Gầm Cầu

Khu phố nướng Gầm Cầu là địa chỉ thích hợp để tụ tập bạn bè hay họp mặt gia
đình. Thực đơn ở đây rất đa dạng từ thịt lợn ba chỉ, thịt bò cho đến nội tạng động vật.
Món ăn được nướng trên giấy bạc, cho thêm một chút bơ tan chảy thơm dọc cả khu
phố. Mỗi lần ghé ngang qua khu phố này, chắc chắn, bạn chỉ muốn tạt ngang vào một
quán nào đó để thưởng thức ngay cho bõ cơn thèm đồ nướng.

(2) Phố Nhà Thờ

Nhắc tới những khu phố ẩm thực tại Hà Nội, không thể không nhắc đến phố Nhà
Thờ. Ngoài các quán trà chanh vỉa hè như bao khu phố khác, khu phố này còn có rất
nhiều các món ăn ngon mà du khách nên thưởng thức như pizza, kem dừa, café sữa đá,
nem chua rán,…

(3) Phố phở cuốn Ngũ Xã

Đúng như tên gọi, con phố Ngũ Xã nổi tiếng với món phở cuốn. Những cuốn phở
được cuốn đều tay, bên trong có thịt bò, một chút rau thơm và nước chấm thần thánh
chua ngọt. Chính nước chấm đã làm nên dư vị đặc trưng riêng của món phở cuốn Ngũ
Xã.

Bên cạnh đó, khu phố ẩm thực Ngũ Xã còn thu hút thực khách với một số các món
ăn khác như: bún hải sản, phở chiên phồng,…

(4) Chợ Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân là khu chợ lâu năm, đông đúc bậc nhất Hà Nội. Đây không chỉ là
nơi mua sắm của chốn Thủ đô, mà còn là địa điểm ngập tràn đồ ăn truyền thống.

Ẩm thực đường phố Hà Nội tại đây được xếp vào loại “nhất định phải nếm thử”
khi đặt chân đến thủ đô. Đặc biệt, có ngõ chợ Đồng Xuân, nơi tập trung rất nhiều hàng
quán kinh doanh ăn uống ngon, bổ và rẻ.

Du khách thường tập trung về đây để thưởng thức các hương vị “hiếm gặp”. Điển
hình như chả que tre Hà Nội. Bên cạnh đó, các món ăn ngon nức tiếng như bún chả,

19
được nấu theo phong cách cổ truyền: chả bọc lá lốt, và được kẹp que bằng tre nướng
trên than hoa. Gia vị được nêm nếm độc đáo với giấm me, giấm sấu, tạo nên hương vị
khác biệt hẳn.

Ngoài ra, chợ Đồng Xuân – phố ẩm thực Hà Nội còn đa dạng các bún ốc, bún riêu,
bánh rán, bánh gối, rồi thêm các món lòng lợn tiết canh, phở miến, cháo sườn sụn,.…
đều giữ cho mình hương vị truyền thống từ xa xưa.

(5) Phố Tạ Hiện

Tạ Hiện là địa điểm “ăn chơi” đông đúc nhất mỗi khi đi du lịch Hà Nội. Vị trí
thuận lợi, ngay trung tâm thành phố và cũng nằm trong tuyến đi bộ khu vực hồ Gươm.
Chính vì thế mà khu ẩm thực đường phố Hà Nội mang màu sắc thủ đô Hà Nội rõ rệt
nhất.

Con phố tuy không lớn nhưng tập trung toàn bộ các món ngon đường phố Hà Nội
thơm nức mũi. Đa số là những hàng quán lâu năm. Du khách hay lui tới phố Tạ Hiện
để thưởng thức món nem chua, khoai môn lệ phố, cá bò nướng, chân gà sả ớt,…

Đặc biệt, phố Tạ Hiện được mệnh danh là “thiên đường bia, mà đối với người dân Hà
Thành không mấy xa lạ. Mặc dù cũng không phải là những nhà hàng bia sang trọng,
cao tầng nhưng khiến du khách vô cùng thích thú. Nếu muốn thử thì bạn nên chọn
những bàn nhậu ở ngoài vỉa hè, để tiện thưởng thức không khí Hà Nội về đêm một
cách trọn vẹn nhất.

(6) Phố Tống Duy Tân Hà Nội

Phố Tống Duy Tân là con phố “xuyên màn đêm” dành cho du khách. Các món ăn
ngon tại đây cũng mang đậm hương vị ẩm thực Hà Thành với những hàng nướng, hàng
lẩu mở san sát nhau. Phố ẩm thực Hà Nội – Tống Duy Tân đem đến cho du khách cảm
giác thưởng thức món ăn theo cách dân dã.

(7) Phố Lý Quốc Sư

Là khu phố nằm trên đường Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội. Lý Quốc Sư là một trong những con phố ngắn nhất tại Hà Nội, nhưng ẩm thực
trong con phố này lại rất đa dạng.

Phở ở đây được mệnh danh là ngon nhất Hà Nội. Mang tinh hoa ẩm thực đặc trưng

20
của nền ẩm thực phố cổ Hà Nội: nước lèo ngọt lịm, thơm phức đặc trưng. Thịt mềm
thơm và cả miếng quẩy cũng giòn tan. Tạo hương vị riêng biệt thu hút rất nhiều khách
đến thưởng thức. Phở được xem là linh hồn ẩm thực của người Việt Nam nói chung và
người Hà Nội nói riêng. Phở Hà Nội mang đậm nét văn hóa riêng bởi bí quyết gia
truyền, tạo nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn và vô cùng mới lạ.

Ngoài ra, khi đến khu phố ẩm thực Lý Quốc Sư bạn còn có thể thưởng thức các
món ăn hấp dẫn khác như: bánh gói, nem nướng, mứt, hoa quả dầm, trà chanh,…

(8) Khu ẩm thực phố đi bộ Hà Nội – Hồ Hoàn Kiếm

Phố Hồ Hoàn Kiếm là thiên đường ăn vặt Hà Nội nổi tiếng. Là địa điểm yêu thích
của rất nhiều bạn trẻ. Đến đây, bạn như lạc vào một thế giới ẩm thực của sắc màu đầy
mê hoặc và cuốn hút. Từ màu xanh lam điểm tô vừng trắng của bánh Khúc Quân, màu
vàng giòn của bánh quẩy nóng hay đủ sắc màu của món nộm khô bò hấp dẫn…

Bạn rất dễ để thưởng thức “nộm kho bò” bất cứ chỗ nào ở khu vực Hồ Hoàn
Kiếm. Ở đây có hơn chục quán san sát nhau trên con phố chưa đầy 300 mét. Nộm khô
bò ở đây nổi tiếng nhất nhì Hà Nội. Tuy vẫn là những nguyên liệu quen thuộc nhưng
điều làm nên sự khác biệt của món nộm phố Hoàn Kiếm chính là nước trộn chua ngọt
gia truyền rất vừa miệng. Ngoài ra, khi đến khu phố ẩm thực này, bạn còn có dịp
thưởng thức món kem trứ danh vùng đất Hà Thành : kem Tràng Tiền, kem Thủy Tạ,…

2.5. Đánh giá

Ẩm thực đường phố Hà Nội được coi là mảnh đất màu mỡ để các tín đồ ẩm thực
thực sự tìm đến và thưởng thức. Ẩm thực đường phố Hà Nội không chỉ được thực
khách trong nước yêu thích bởi sự đa dạng mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú
và ham khám phá. Với thời tiết 4 mùa rõ rệt, Hà Nội mang đến cho du khách những
món ăn riêng biệt, vô cùng ấn tượng.

Người xưa thường nói “ăn Bắc, mặc Kinh”, ẩm thực Hà Nội là cả một sự tinh tế
trong cách chế biến và thưởng thức. Mỗi một món ăn không chỉ mang trong mình nét
đẹp riêng, hương vị riêng mà còn mang cả tâm tình và tấm lòng của người chế biến.
Bởi vì vậy mà ẩm thực Hà Nội là cả một nghệ thuật mà thưởng thức nó là thưởng thức
cả những nét văn hóa riêng biệt chỉ có thể tìm thấy ở Hà Nội.

21
Không được chế biến bởi những người đầu bếp chuyên nghiệp, những món ăn
đường phố ở đây ghi điểm bởi sự gần gũi, dung dị, cách chế biến đơn giản nhưng có
hương vị riêng biệt. Những người bán hàng xởi lởi luôn niềm nở với thực khách và đó
cũng chính là điều mà du khách nước ngoài khi đến với Hà Nội đều rất ấn tượng.

Mặc dù được không ít sự quan tâm nhưng sự phát triển của ẩm thực đường phố
đang theo hướng tự phát, nằm ngoài sự quản lý của Sở du lịch và các cơ quan liên
quan. Theo phản ánh của nhiều du khách quốc tế, có nhiều quán ăn đường phố ở thành
phố rất ngon nhưng chỉ sau một lần đến họ không muốn quay trở lại vì quá đắt, hay
nhiều gánh hàng rong chèo kéo du khách,…Vì vậy, để ẩm thực đường phố phát triển
đúng hướng trở thành hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận, ngành du lịch
thành phố cần khai thác tiềm năng này một cách hợp lý.

Tiểu kết chương 2


Qua việc nghiên cứu thực trạng kinh doanh và các đánh giá của thực khách đã trải
nghiệm ẩm thực đường phố Hà Nội ta thấy nhìn chung chất lượng dịch vụ đã đáp ứng
được nhu cầu của du khách không chỉ trong nước mà cả những du khách nước ngoài
khó tính nhất. Tuy nhiên trong quá trình phân tích vẫn còn một số những tồn tại cần
khắc phục để cải thiện chất lượng dịch vụ ẩm thực đường phố Hà Nội. Để tồn tại trong
một thị trường khắc nghiệt, sự cạnh tranh gay gắt thì các doanh nghiệp, cửa hàng ẩm
thực phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Chính vì thế dựa vào
chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa
chất lượng dịch vụ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ ẩm thực đường phố tại Hà Nội được
trình bày và phân tích tại chương 3 của bài luận.

22
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1. Tại Việt Nam

Với ưu thế về địa lý khí hậu, nước ta không chỉ có rất nhiều danh lam thắng cảnh
mà còn độc đáo với vô vàn phong cách ẩm thực mang phong vị từng vùng miền. Các
món ăn thuần Việt Nam đang được rất nhiều khách quốc tế ưa chuộng vì không chỉ vì
vị ngon, hương vị lạ, mà còn ít chất béo và tốt cho sức khoẻ. Với sự phong phú về nền
ẩm thực và chi phí du lịch thấp hơn các nước khác. Chính vì vậy, tour sẽ tiếp tục là sản
phẩm thu hút khách quốc tế, góp phần vào sự đa dạng sản phẩm du lịch nước ta và là
một trong những lí do chính thu hút khách du lịch tới Việt Nam. Và trong tương lai xu
hướng du lịch ẩm thực nhất định sẽ chiếm vai trò quan trọng trong nền du lịch nước ta.
Đó sẽ là một bước đi quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền du lịch.

Như các quốc gia Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Ý, ẩm thực được định vị
như một thế mạnh góp phần tạo nên sự khác biệt nhằm thu hút khách du lịch. Nhắc đến
Hàn Quốc, người ta nhớ ngay món kim chi, Nhật Bản là Sushi, Pháp là rượu vang
Bordeaux và Ý là pizza và spaghetti. Cùng với sự phát triển của du lịch văn hóa ẩm
thực trên thế giới, thì ở Việt Nam hình thức du lịch này vẫn còn đang trong giai đoạn
đang phát triển bởi nó chưa thực sự tạo được dấu ấn rõ nét. Tuy nó đã có tại những
nước khác nhưng ở nước ta vẫn chưa có sự chú trọng và đầu tư đúng mức cho phong
cách du lịch mới này. Theo khảo sát xu hướng Du lịch toàn cầu, thì trong hai năm tới,
24% khách quốc tế có kế hoạch tới việt nam du lịch sẽ chủ yếu đến từ Singapore, Thái
Lan, Australia và Hàn Quốc. Lượng khách của bốn thị trường tiềm năng này hầu hết
đều bày tỏ thiện cảm với ẩm thực, phong cảnh và bản sắc văn hóa độc đáo của Việt
Nam. Theo đó, kết quả khảo sát cho thấy, du khách có kế hoạch đến Việt Nam tỏ ra rất
hào hứng được tham gia những tour ẩm thực để khám phá, thưởng thức đặc sản của
các vùng miền, và họ sẵn sang cho trả một khoản tiền cao hơn để thưởng thức ẩm thực
và trải nghiệm văn hóa ( 64%). Cùng với sự kiện Tổ chức kỷ lục châu Á công nhận 12
món ăn của Việt Nam đạt giá trị châu Á đã khẳng định ẩm thực và văn hóa ẩm thực là

23
thế mạnh của du lịch Việt, là yếu tố quan trọng thu hút khách.Vì vậy, văn hóa ẩm thực
đã được chọn để xây dựng thành thương hiệu du lịch quốc gia thúc đẩy du lịch du lịch

Việt Nam phát triển. Ðể thực hiện điều này, các tổ chức Du lịch đã tổ chức các sự kiện
ở trong nước và ngoài nước giới thiệu ẩm thực theo chủ đề vùng, miền, thi tay nghề
chế biến món ăn định kỳ, kết hợp giữa địa phương, doanh nghiệp, từng bước xây dựng
các sự kiện đó trở thành sản phẩm du lịch. Không những thế, các doanh nghiệp lữ hành
và địa phương còn đang xây dựng và triển khai các tour du lịch tham quan vùng
nguyên liệu, chợ quê và học cách làm các món ăn Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng ta
cũng đang phấn đấu để có thể xây dựng được cả những bảo tàng, nhà trưng bày giới
thiệu văn hóa ẩm thực, đặc sản địa phương, nhà hàng để trình diễn hay thực hành về
các món ăn cho du khách xem và thưởng thức. Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu
du lịch ẩm thực Việt Nam là thông qua sách, báo, phương tiện truyền thông và cả
internet nghệ thuật điện ảnh như một số nước đã làm cũng được đẩy mạnh.

3.1.2. Tại Hà Nội


Cùng với việc thúc đẩy “Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới”. Ẩm thực đường
phố Hà Nội cũng đã và đang được khai thác trong quá trình phát triển ngành kinh tế du
lịch Thủ đô. Du khách đến Hà Nội, bên cạnh tham quan danh lam, di tích, thắng cảnh,
họ còn mong muốn khám phá các món ăn truyền thống, đặc trưng của Thủ đô, qua đó
hiểu thêm cuộc sống thường ngày của người dân Hà Nội. Các món ăn như nem, phở
gà, bánh tôm Hồ Tây, bánh cuốn Thanh Trì, chả cá Lã Vọng, bún chả Hàng Mành, bún
ốc bà Sáu, cốm làng Vòng... được du khách quốc tế đặc biệt yêu thích và các giá trị
văn hóa ẩm thực đường phố Hà Nội đã trở thành mục đích chính cho chuyến đi của
nhiều du khách. Hiện nay, ẩm thực đường phố Hà Nội đã được nhiều doanh nghiệp lữ
hành khai thác, xây dựng thành những tour, tuyến chuyên biệt như tổ chức tour đến
những cơ sở chế biến thực phẩm, đưa khách dự các lễ hội ẩm thực dân gian thi nấu
cơm, nấu cỗ, giã giò...; tổ chức cho khách đi chợ mua thực phẩm, học cách chế biến
các món bún thang, bún ốc, phở, phở cuốn, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây,
các loại chè... cũng như học cách thưởng thức món ăn đặc trưng của Hà Nội. Đối với
những du khách không có nhiều thời gian, một số khách sạn còn tổ chức ngay tại

24
khuôn viên để khách tự tay nấu nướng và thưởng thức các món ăn truyền thống của Hà
Nội.
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn
2030, ngành Du lịch Thủ đô đã đề ra những nhiệm vụ và phương hướng để nâng tầm
văn hóa ẩm thực thành sản phẩm du lịch đặc sắc, tập trung phát triển theo hướng hình
thành các phố ẩm thực truyền thống. Trong những năm tới, Du lịch Thủ đô sẽ tiếp tục
duy trì tổ chức và tăng cường Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội (dự
kiến sẽ trở thành sự kiện thường niên của ngành Du lịch Hà Nội); Tăng cường đầu tư
cho công tác quảng bá, xúc tiến văn hóa ẩm thực Hà Nội tại các sự kiện du lịch khác ở
trong và ngoài nước; Tổ chức quy hoạch sản phẩm du lịch gắn với ẩm thực và văn hóa
ẩm thực; Xây dựng và hướng dẫn doanh nghiệp thiết kế tour khai thác hiệu quả truyền
thống nghệ thuật ẩm thực Thủ đô; Động viên, khuyến khích các nhà hàng trên địa bàn
đăng ký “Cơ sở đạt chuẩn phục vụ khách du lịch”....

3.2. Giải pháp

3.2.1. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn uống

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình
tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng
du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy nên sự phát triển của
ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ
thuật.

Một số giải pháp phát triển các thành phần cơ bản cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:

Thứ nhất: Việc khai thác đòi hỏi phải có nhận thức đúng, xử sự đúng mực, tôn
trọng giá trị tự nhiên và giá trị truyền thống, giá trị nhân văn. Công tác quy hoạch và
nghiên cứu thị trường phải đi trước một bước để đặt mục tiêu phát triển phù hợp với
đặc điểm tài nguyên, không gian và sức chứa của Hà Nội.

Thứ hai: Cần kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch giúp cho cơ sở phục vụ du lịch có hiệu quả, kéo dài thời gian sử dụng chúng trong
năm.

Thứ ba: Do khách du lịch đông, lại từ nhiều nơi đến nên nhu cầu về hàng hoá của
họ rất phong phú, đa dạng, tuỳ theo đặc điểm tiêu dùng như tính truyền thống, tính dân

25
tộc… Từ đó cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đáp ứng nhu cầu trên cũng phong phú, đa
dạng, từ cửa hàng bán thực phẩm, rau quả, cửa hàng bán đồ lưu niệm đến các cửa hàng
bán đồ chuyên dùng cho du lịch, bán hàng tiêu dùng (bằng ngoại tệ hay nội tệ…).

Thứ tư: Vai trò quyết định định trên hết là yếu tố con người tức nguồn nhân lực du
lịch, từ việc hoạch định chính sách, chiến lược kinh doanh cho tới quy trình phục vụ du
lịch và hình thành giá trị gia tăng cho sản phẩm du lịch. Giải pháp về tăng cường đào
tạo, chuyển giao kiến thức, kỹ năng về du lịch, nâng cao nhận thức du lịch cho mọi đối
tượng là cần thiết phải thực hiện cả trước mắt và lâu dài. Đầu tư vào các cơ sở đào tạo
du lịch trong vùng và tăng cường đào tạo tại chỗ là những biện pháp kèm theo. Tiến
hành đào tạo theo địa chỉ và khuyến khích, hỗ trợ công nhận kỹ năng nghề cho việc tự
đào tạo tại doanh nghiệp.

3.2.2. Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn


Bên cạnh những kết quả đạt được, tuyến phố ẩm thực còn bộc lộ một số tồn tại,
hạn chế, vì vậy TP.Hà Nội đã chỉ đạo các khu ẩm thực tăng cường giữ gìn, phát huy
giá trị. Đặc biệt là tăng tuyên truyền để các hộ dân trong khu vực xác định được trách
nhiệm trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị khu phố cổ, tạo sự đồng thuận, ủng
hộ và cùng tham gia của các hộ dân.
Việc tuyên truyền cần để người dân nhận thức được, khi người dân sinh sống tại
khu ẩm thực cần có trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh trật tự đô thị, trật tự an
toàn giao thông, phòng chống cháy nổ khi sinh sống, kinh doanh trên các tuyến phố ẩm
thực trong Hà Nội. Có thể mở các lớp đào tạo, hướng dẫn về vệ sinh an toàn thực
phẩm để người dân tham gia, nâng cao hiểu biết và trách nhiệm.
Đối với các hộ dân sống trong khu vực các tuyến phố ẩm thực có điều kiện để xe
đạp, xe máy trong nhà, thành phố sẽ có các giải pháp phù hợp để các hộ dân mang xe
vào để trong nhà, cho phép dắt xe qua các tuyến phố đi bộ. Còn đối với các hộ dân
không có chỗ để xe trong nhà sẽ bố trí các điểm trông giữ miễn phí, bảo đảm an toàn
phương tiện cho các hộ dân. Các phương tiện (ô tô, xe đạp, xe máy) của các đối tượng
khác đi vào khu phố đi bộ đều phải gửi ở ngoài. TP.Hà Nội cũng đã cho phép quận
Hoàn Kiếm mở rộng phạm vi và thời gian (từ 18h hôm trước đến 8h sáng hôm sau các
đêm thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật) khu vực trông giữ xe tại gầm vòng xoay đầu cầu

26
Chương Dương để vừa trông xe miễn phí cho các hộ dân, vừa phục vụ cho khách đến
thăm quan, mua bán trong khu Phố cổ.
Khu vực các tuyến phố ẩm thực quy tụ rất nhiều mặt hàng kinh doanh, trong đó
chủ yếu là các mặt hàng ẩm thực thu hút đông khách du lịch trong và ngoài nước.
Thành phố Hà Nội đã khuyến khích các hộ dân kinh doanh các mặt hàng phù hợp, bảo
đảm hiệu quả, trật tự văn minh đô thị, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các hộ dân trong ngõ được đăng ký kinh doanh trên hè phố nhưng phải đảm bảo trật tự
công cộng, không có tranh chấp, khiếu kiện với các hộ dân có nhà ở mặt phố; bàn ghế
sẻ dụng phải sạch sẽ, gọn gàng; người tham gia kinh doanh mặc lịch sự, văn hóa. Các
hộ dân chỉ được kinh doanh trên hè, không kinh doanh dưới lòng đường (riêng phố Tạ
Hiện không có vỉa hè cho phép kinh doanh hai bên đường, nhưng phải dành tối thiểu
3m ở giữa làm lối đi).
Ý thức của người dân kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc tạo một môi
trường kinh doanh. Để triển khai hiệu quả, Công ty CP Đồng Xuân, đơn vị thực hiện
đề án đang tích cực vận động các hộ dân kinh doanh các món ăn truyền thống của Hà
Nội như: Bún thang, bún ốc, phở, phở cuốn, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây,
các loại chè cổ truyền..., đồng thời tổ chức sắp xếp cửa hàng, quầy hàng đảm bảo mỹ
quan, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Riêng tình trạng hàng quán nấu nướng
giữa lòng đường sẽ bị nghiêm cấm.
3.2.3. Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất không thể thiếu trong cuộc sống của
chúng ta. Thực phẩm phong phú, đa dạng, có thể là thức ăn, nước uống; thậm chí còn
bao hàm cả những dạng thuốc bổ sung chất cho cơ thể.
Tuy nhiên, vấn nạn lớn con người đang phải đối mặt hiện nay là thực phẩm bẩn,
không đảm bảo an toàn vệ sinh về chất lượng, độ an toàn trong chế biến và sản xuất.
Chính vì vậy, An toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề lớn, nhức nhối trong xã hội,
đặc biệt là an toàn thực phẩm đường phố Hà Nội khi càng ngày càng có nhiều người
mắc phải các bệnh do ăn phải thực phẩm bẩn và kém chất lượng. Do đó từng cá nhân,
tổ chức cần phải có trách nhiệm cụ thể để đảm bảo an toàn thực phẩm cho chính bản
thân cũng như gia đình và xã hội.

27
Trước thực trạng về thực phẩm bẩn, không hợp vệ sinh; Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn
2030.
Để giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay, cần sự đồng bộ từ 3 phía
giải pháp: Cơ chế – chính sách; kinh tế – xã hội ; Khoa học – công nghệ cũng như
hành động từ phía: Nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng.
(1) Về phía Nhà nước
Nhà nước cần điều chỉnh các văn bản luật: Quy định có liên quan đến vệ sinh an
toàn thực phẩm cho phù hợp với tình hình đất nước, Khắc phục tình trạng chồng chéo;
đùn đẩy trách nhiệm làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về những văn bản pháp luật
liên quan đến an toàn thực phẩm.
Cơ quan chức năng cần phải tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của tất cả cơ
sở sản xuất kinh doanh, buôn bán
Bên cạnh đó, cần đề ra những chính sách nhằm ngăn chặn các sản thực phẩm nguy
hại từ bên ngoài vào nước ta; gây những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.
Các cơ quan thẩm quyền liên quan cần phải tăng cường thanh tra, giám sát hoạt
động của tất cả cơ sở sản xuất kinh doanh (chăn nuôi, giết mổ động thực vật, trồng trọt,
cơ sở chế biến,…), xử phạt nghiêm khắc đối với các đối tượng vi phạm vệ sinh an toàn
thực phẩm.
(2) Về phía Nhà sản xuất
Các cơ sở sản xuất, cơ sở buôn bán chế biến cần phải có những biện pháp để hỗ trợ
sản xuất sạch phát triển; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng mọi tiêu chuẩn
được cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận.
Nhà sản xuất cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh; tránh vì lợi ích
riêng hay mục đích lợi nhuận mà gây ảnh hưởng xấu đến phía người tiêu dùng cũng
như gây ảnh hưởng đến toàn xã hội.
(3) Về phía người tiêu dùng
Người tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết về chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất
lượng các loại thực phẩm.Người dân cần thận trọng nhiều hơn trong việc lựa chọn thực
phẩm để đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc, tránh mua những thực phẩm kém chất lượng,
gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.Người dân cần thận trọng nhiều hơn trong

28
việc lựa chọn thực phẩm.Người tiêu dùng có trách nhiệm báo cáo những hành vi vi
phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để kịp thời giải
quyết.
Hiện nay việc xin “giấy phép an toàn thực phẩm” là điều kiện bắt buộc phải có đối
với những đối tượng phải xin giấy phép; Nếu cơ sở, doanh nghiệp, cơ sở buôn bán
chuẩn bị đi vào hoạt động hoặc đang hoạt động rồi nhưng chưa có giấy chứng nhận
này cần phải bổ sung gấp.
3.2.4. Phát triển và đa dạng sản phẩm ăn uống cho khách du lịch

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch là một trong những giải pháp quan trọng nhất để thu
hút khách du lịch. Nhìn chung sản phẩm du lịch văn hóa ẩm thực đường phố Hà Nội
tuy đã có nhiễu nỗ lực hơn trước, đã có những con phố đi bộ, phố ẩm thực nhưng vẫn
còn chưa đa dạng, chưa phát huy được hết thế mạnh của mình để tạo được nhiều ấn
tượng, giữ chân khách. Vì vậy, đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch thông
qua việc phát huy thế mạnh ẩm thực tại phố cổ vô cùng qua trọng để thu hút khách du
lịch. Cụ thể như:

(1) Đa dạng hóa sản phẩm phục vụ các đối tượng khách với những nhu cầu đa
dạng như du lịch ẩm thực kết hợp với chữa bệnh, làm đẹp... ngoài những đồ uống
thông dụng: bia, chè, cà phê... cần tập trung vào những loại trà thuốc như: chè hoa cúc,
chè hoa sen, chè hoa hòe, các loại chè giảm béo... nhằm đáp ứng các nhu cầu của
khách đồng thời thong qua nó đưa được những nét văn hóa truyền thống của người Hà
Thành tới cho du khách.

(2) Bên cạnh những món ăn truyền thống của người Hà Thành cũng nên đa dạng
ẩm thực bằng cách bổ sung thêm các món chay, các món đặc trưng của các vùng miền
của Việt Nam cũng như các nước khác nhằm giúp cho du khách thỏa sức thưởng thức,
khám phá văn hóa ẩm thực nhưng vẫn phải làm bật nên được nét văn hóa truyền thống,
đặc trưng của ẩm thực đường phố Hà Nội.

(3) Tập trung xậy dựng các sản phẩm, loại hình dịch vụ du lịch mới, chất lượng
cao, độc đáo tận dụng tài nguyên du lịch ẩm thực đường phố Hà Nội như: Tổ chức các

29
cuộc thi, trò chơi liên quan tới ẩm thực... mà khách du lịch có thể tham gia làm tăng
thêm hiểu biết, trải nghiệm thực tế cho du khách.

3.2.5. Giải pháp tuyên truyền, quảng bá


Ẩm thực đường phố Hà Nội là tiềm năng lớn về phát triển du lịch văn hoá ẩm
thực. Việc tăng cường hoạt động marketing, xúc tiến, quảng bá du lịch ẩm thực đường
phố Hà Nội phải được chú trọng. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, cơ quan quản lí nhà
nước địa phương về du lịch phải tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá, tuyên truyền
về du lịch ẩm thực một cách hiệu quả bằng nhiều hình thức, phải tập trung xây dựng về
chiều rộng, chiều sâu, cũng như ngắn hạn và dài hạn với các chương trình và nội dung
cụ thể:
Với khách du lịch quốc tế: Cùng Tổng cục Du lịch, các cơ quan trung ương, Sở
Văn hoá Thể thao và Du lịch Hà Nội kết hợp với các lực lượng truyền thông trong
nước cũng như ngoại nước quảng bá hình ảnh các món ăn đặc trưng của đường phố Hà
Nội, những nét văn hoá độc đáo về ẩm thực đường phố Hà Nội đến với khách du lịch
quốc tế. Đồng thời tạo ra một môi trường văn hoá.
Ví dụ như:
(1) Các hoạt động tuần lễ văn hóa du lịch tại nước ngoài: Hoạt động tuần lễ văn hóa
Việt Nam tại nước ngoài được tổ chức thường xuyên trong thời gian qua. Trong nội
dung, nhiều hoạt động được triển khai như cung cấp các ấn phẩm, biểu diễn văn hóa
nghệ thuật truyền thống, chế biến và giới thiệu các món ăn của Việt Nam.
(2) Các hội chợ triển lãm: Tại các hội chợ triển lãm, ban tổ chức đã giới thiệu các món
ăn tiêu biểu thông qua chế biến trực tiếp và tạo cơ hội cho khách du lịch thưởng thức.
Ở đây, có khi việc xúc tiến các món ăn chỉ được thực hiện qua các ấn phẩm bằng tranh
ảnh hoặc các đoạn video clip.
(3) Các kênh truyền hình quốc tế: Các phim phóng sự hoặc các đoạn phim quảng cáo
được ngành du lịch đầu tư để tổ chức đưa lên các kênh truyền hình quốc tế với nội
dung đề cập đến nhiều thông tin, trong đó hình ảnh về các món ăn của Việt Nam cũng
được đăng tải.
Trong nước: Sở Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ sở thông tin
đại chúng của Đảng và nhà nước, các đài phát thanh truyền hình, hệ thống báo chí, các

30
cơ quan tuyên truyền, phổ biến tới các khách du lịch trong và ngoài nước những nét
văn hoá ẩm thực đặc trưng riêng có tại đường phố Hà Nội giúp cho khách du lịch có
những sự tò mò muốn khám phá đường phố Hà Nội để thưởng thức những món ăn
này. Cần tăng cường thông tin, đa dạng thông tin về các món ăn, các bài viết về văn
hoá ẩm thực, các phóng sự về cách thức chế biến món ăn truyền thống của người dân
phố cổ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời kích thích nhu cầu ăn uống của
khách du lịch.
Đa dạng hoá hình thức quảng cáo: In sách giới thiệu các món ăn của Phố cổ như
cuốn : “Những món ngon” của tác giả Vũ Bằng, viết tạp chí, hướng dẫn, bản đồ du
lịch, lập các trang web về ẩm thực... Xây dựng các áp phích, catologe quảng cáo món
ăn đường phố Hà Nội trên các tuyến phố nội thành như khu vực Hồ Gươm, Hồ Tây,
Lăng Bác, Văn miếu Quốc Tử Giám... Xây dựng các ấn phẩm tuyên truyền phù hợp
với từng đối tượng khách du lịch.
Có chính sách hỗ trợ và phối hợp với các sở, ngành, thành phố Hà Nội trong việc
triển khai các chuỗi sự kiện kết hợp với phát triển du lịch ẩm thực đường phố Hà Nội.
Coi trọng việc tuyên truyền và quảng bá du lịch ẩm thực, những nét văn hoá ẩm thực
độc đáo của Hà Nội cho cộng đồng, những người dân địa phương, khách du lịch nội
địa và quốc tế. Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng việc lập các website để quảng
bá hoạt động kinh doanh của mình, thực hiện phương thức rõ ràng, minh bạch trong
quảng cáo Internet lôi cuốn du khách trong và ngoài nước.

31
KẾT LUẬN

Nghệ thuật ẩm thực là một nét đẹp,một di sản văn hóa quý báu của dân tộc Việt
Nam để giới thiệu với du khách quốc tế. Du lịch văn hóa trong đó có du lịch văn hóa
ẩm thực không chỉ giúp nâng cao hình ảnh, nếp sống mà còn góp phần thúc đẩy ngành
du lịch phát triển, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia.Từ đó so sánh với các đối thủ
trong và ngoài khu vực nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng sức hấp dẫn của ngành du
lịch Việt Nam.Tuy nhiên, cho đến nay, du lịch ẩm thực vẫn còn là một khái niệm khá
mới mẻ ở Việt Nam, và các công ty hoạt động trong lĩnh vực này vẫn chưa có hướng
đi hay mô hình cụ thể. Ngoài ra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm , quản lý chất lượng
cũng là một trở ngại lớn cho các cấp, ngành, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Vì
vậy, nhóm thực hiện đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu vai trò ẩm thực đường
phố Hà Nội trong phát triển du lịch”. Nghiên cứu này đã hoàn thành được mục tiêu
đưa ra các giải pháp để phát triển du lịch văn hoá ẩm thực đường phố Hà Nội. Bằng
việc sử dụng các phương pháp khảo sát, logic, các phương pháp thống kê, so sánh,
đánh giá, phân tích số liệu và các thông tin thực tế một cách có hệ thống cho thấy thực
trạng phát triển du lịch văn hoá ẩm thực đường phố Hà Nội. Thành phố Hà Nội có quy
hoạch về vấn đề phát triển du lịch văn hoá ẩm thực Hà Nội, tháng 9/2014 Hà Nội đã
mở thêm tuyến phố ẩm thực được kết nối với chợ đêm Hàng Đào– Đồng Xuân tạo ra
sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Qua đó cho thấy Hà Nội đã chú trọng đến việc
dùng văn hoá ẩm thực để thu hút khách du lịch. Tuy món ăn Việt được ưa chuộng,
nhưng ngành du lịch chưa khai thác hết nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực Việt Nam vào
hoạt động du lịch nhằm thu hút khách như ngành du lịch của một số quốc gia đã làm.
Tuy rằng có quy hoạch từ các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội nhưng quy hoạch
lại không được phép mở rộng do diện tích nhỏ, từ đó làm hạn chế về quy mô và số
lượng cửa hàng.

Nghiên cứu khoa học đã đưa ra những giải pháptăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ ăn uống, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm, phát triển và đa dạng sản phẩm ăn uống cho khách du lịch và
giải pháp tuyên truyền, quảng bá ẩm thực đường phố Hà Nội, nâng cao ý thức của
người dân kinh doanh tại các khu ẩm thực và những kiến nghị với Tổng cục Du lịch,

32
UBND Thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng, công ty du lịch để phát triển du
lịch văn hoá ẩm thực đường phố Hà Nội.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Vũ Thị Hoàn đã tận tình giúp đỡ
chúng em trong quá trình làm bài nghiên cứu khoa học này. Trên đây là bài nghiên cứu
khoa học của nhóm em, do kiến thức còn hạn chế nên bài nghiên cứu không thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo và các
bạn đọc.

33
TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Các tài liệu tham khảo

1. Vũ Đức Minh (2008), Tổng quan du lịch, NXB Thống Kê.

2. Trịnh Xuân Dũng (2011), Một số vấn đề về ẩm thực và phát triển du lịch tại
Việt Nam, Bài báo đăng 16/5/2011 tại web Viện nghiên cứu phát triển du lịch.

3. Ngô Đức Thịnh, Khám phá ẩm thực truyền thống Việt Nam, NXB Đại Học
Quốc Gia Hà Nội

4. Võ Văn Thành, Một số vấn đề về văn hoá du lịch, NXB Văn hoá - Văn nghệ

5. Nguyễn Phạm Hùng, Văn hoá du lịch, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
* Các website:

http://www.itdr.org.vn

http://www.vietnamtourism.gov.vn

http://www.gso.gov.vn.

http://www.saigonact.edu.vn

http://www.vista.net.vn

http://sovhttdl.hanoi.gov.vn/

34
PHỤ LỤC
Phụ lục 1

Ảnh các món ăn nổi tiếng của ẩm thực đường phố Hà Nội

Kem Tràng Tiền

Chè

35
Phở

36
Bún chả

Bún đậu mắm tôm

37
Phố nướng Gầm Cầu

Nem nướng Ấu Triệu

38
Phụ lục 2

Bảng 2 Một số thị trường khách đến Hà Nội năm 2013- 2014

So sánh năm 2014/2013


TT Thị trường Năm 2013 Năm 2014
+/- %

1 Quốc tế 2.580.900 3.000.000 419.100 116,24

1.1 Châu Á – TBD 1.392.770 1.574.891 182.121 113

1.1.1 Bắc và Đông Bắc Á 833.985 1.002.72 -733.713 88

Nhật 185.680 256.293 70.613 138

Hàn quốc 135.953 233.910 97.975 172,07

Trung Quốc 395.709 395.972 263 100,06

Đài Loan 106.747 107.127 380 100,35

Bắc Triều Tiên 8.081 7.276 - 805 90

Hồng Kông 1.420 1.790 370 126,05

Mông Cổ 395 344 - 51 87,1

1.1.2 Đông Nam Á 549.284 561.166 11.882 102,2

Thái Lan 88.045 89.865 1.802 102

Malaysia 95.049 96.477 1.428 101,5

Singapore 109.517 111.064 1.547 101,4

Indonesia 3.225 3.634 409 112,7

Lào 92.971 93.740 769 100,83

Campuchia 156.054 161.221 5.167 103,3

Miama 269 428 159 159,1

Philipin 3.930 4.413 483 112,3

39
Brunei 224 324 100 144,64

1.1.3 Trung – Tây Nam Á 9.501 11.013 1.512 115,9

Ấn độ 4.603 5.052 449 109,75

Apganistan 786 908 122 115,5

Bangladesh 535 607 72 113,46

Pakistan 389 473 84 121,6

Iran 333 463 130 139

Srilanca 353 499 146 141,4

Tajikistan 2.173 2.516 343 115,8

Khác( Nepa, Btan,


329 495 166 150,45
Maldive)

1.2 Châu Âu 599.031 739.391 140.360 123,43

Pháp 90.274 124.965 34.691 138,43

Đức 48.788 63.412 14.624 130

Tây Ban Nha 22.099 30.836 8.737 139,53

Anh 99.252 106.041 6.789 106,84

Hà Lan 24.606 28.043 3.437 114

Bỉ 29.492 34.599 5.107 117,3

Thụy Sỹ 29.005 34.924 5.919 120,4

Áo 4.416 6.159 1.743 139,5

Italia 30.039 40.064 10.025 133,4

Israel 7.680 9.883 2.203 128,7

Đan Mạch 21.173 27.496 6.323 129,9

Thụy Điển 29.227 39.766 10.539 136,06

40
Phần Lan 3.896 6.055 2.159 155,4

Nauy 5.292 7.029 1.737 132,8

Nga 149.590 173.837 24.247 116,2

Hung gari 2.735 3.892 1.157 142,3

Balan 1.099 1.905 806 173,4

Slovenia 368 485 117 131,8

1.3 Châu Mỹ 295.581 350.069 90.488 134,86

Canada 98.070 98.589 519 100,53

Mỹ 126.567 162.458 35.891 128,36

Brazil 23.702 25.790 2.088 108,8

Chi lê 19.665 31.010 11.345 157,7

Mêhicô 22.669 26.899 4.230 118,66

Cuba 4.908 5.323 415 108,45

1.4 Châu Phi 4.622 1.800 - 2.822 38,9

1.5 Châu Úc 200.707 181.495 - 19.212 90,4

Úc 160.787 139.362 -21.425 86,67

New Dilan 39.920 42.133 2.213 105,5

1.6 Việt Kiều 290.486 152.354 -138.132 52,45

2 Nội địa 13.997.800 15.500.000 1.502.200 110,7

(Nguồn: sở văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội)

41
42

You might also like