You are on page 1of 2

ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA:

1. Định nghĩa văn hóa:


- Văn hóa là những nét tổng thể riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và
cảm xúc, quyết định tính cách của xã hội hay một nhóm người trong xã hội.
Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống những quyền
cơ bản của con người.
2. Đặc điểm của văn hóa:
- Văn hóa có tính hệ thống, bởi nó có mối liên hệ chặt chẽ với các khía cạnh
trong cuộc sống. Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa có thể thực hiện được các
chức năng của xã hội. Văn hóa bao trùm lên mọi hoạt động, lĩnh vực xã hội.
Từđó, làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp và trang bị cho xã hội những
phương tiện cần thiết để ứng biết với môi trường tự nhiên.
- Văn hóa có tính giá trị. Văn hóa mang giá trị cho cá nhân và cho cả cộng
đồng, được coi là một thước đo chuẩn mực cho con người và xã hội, Chính bản
thân văn hóa cũng mang trong mình những giá trị riêng bao gồm giá trị vật chất
và giá trị tinh thần.
- Văn hóa có tính nhân sinh, văn hóa được coi như một hiện tượng xã hội.
Chính vì là một thực thể có tính nhân sinh nên văn hóa chịu tác động của cả vật
chất lẫn tinh thần con người. Vì vậy, văn hóa là sợi dây liên kết giữa người với
người, vật với vật và cả vật với người.
- Văn hóa có tính lịch sử. Văn hóa không phải sự kiện xuất hiện bất chợt, nó
phản ánh quá trình sáng tạo của con người trong một thời gian và không gian
nhất định. Chính vì thế, văn hóa cũng gắn liền với chiều dài lịch sử, thậm chí
làvăn hóa hàm chứa lịch sử khiến cho văn hóa có bề dày, có chiều sâu, có hệ giá
trị. Văn hóa có tính lịch sử cao cần phải được tích lũy, được gìn giữ và không
ngừng tái tạo, chắt lọc những tinh hoa, không ngừng sản sinh và phát triển để
hoàn thiện dưới dạng ngôn ngữ, phong tục,…
3. Khái niệm văn hóa ẩm thực:
- văn hóa ẩm thực là những tập quán và khẩu vị ăn uống của con người,
những ứng xử của con người trong văn hóa ăn uống; nhưng tập tục kiêng kị
trong ăn uống; những phương thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá trị
nghệ thuật thẩm mỹ trong các món ăn, cách thức thưởng thức món ăn,...
4. Ẩm thực nhìn từ các góc độ:
Nhìn từ góc độ văn hóa, ẩm thực được khai thác trên nhiều bình diện:
phương thức chế biến, bày biện, cách thức thưởng thức món ăn; ứng xử,
giao tiếp, những tập tục kiêng kị, ý nghĩa biểu tượng tâm linh của món ăn..
Tuy nhiên, cách nhìn ẩm thực của các nhà văn hóa không đồng nhất với cách
nhìn của các nhà văn.
Nếu nhà văn hóa nhìn ẩm thực với thái độ khách quan, trung tính thì các nhà
văn nhìn nhận với thái độ chủ quan, nghĩa là ẩm thực được nhìn nhận thông
qua hoàn cảnh, môi trường sống, tích cách và tâm trạng của từng cá thể nghệ
sĩ. Từ đó họ có thái độ ứng xử và quan tâm khác nhau khi tiếp cận văn hóa
ẩm thực.
Trong văn chương, văn hóa ẩm thực vừa là một mảng hiện thực sinh động,
góp phần phác thảo diện mạo đời sống văn hóa xã hội của từng địa phương,
vùng miền, vừa là yếu tố để khám phá vẻ đẹp đời sống. Đồng thời thông qua
các trang văn về ẩm thực, người đọc cũng hiểu thêm những bộc bạch tâm sự,
tính cách của người cầm bút.
Như vậy ẩm thực không những mang giá trị vật chất mà còn chứa đựng yếu
tố tinh thần, một trong những góc độ tiếp cận của các nhà văn khi viết về ẩm
thực.

You might also like