You are on page 1of 35

MÔN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Giảng viên
Phan Đình Quyền

NHÓM 4

TP.HCM, tháng 11 năm 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4

Phạm Thị Huệ K194070905

Đoàn Nữ Hồng Hương K194070911

Lê Hữu Di Mi K194070923

Dương Ngọc Phương Uyên K194070952

Giản Thị Tú Uyên K194070954

Phạm Thụy Vy K194070956


LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình phát triển của lịch sử, các giá trị văn hoá kinh doanh được con
người sáng tạo, tích lũy và phát triển qua nhiều thế hệ, nó tồn tại lâu đời trong cách ứng
xử của các chủ thể trong hoạt động kinh doanh. Nếu cơ sở vật chất và trang thiết bị là
“phần xác”, thì văn hóa doanh nghiệp là “phần hồn” của doanh nghiệp, là nền tảng tinh
thần, là linh hồn cho hoạt động kinh doanh của một tổ chức, một doanh nghiệp. Đặc
biệt trong giai đoạn này, quá trình toàn cầu hóa hiện đại hóa diễn ra ngày càng mạnh
mẽ thì vai trò của một nền VHDN vững mạnh lại càng trở nên quan trọng. Có một nền
VHDN lành mạnh, doanh nghiệp sẽ có nền tảng vững chắc, tạo được niềm tin cho đối
tác và tạo cơ sở cho những mối quan hệ lâu dài.

Nói đến VHDN, không thể nào không nhắc tới nền VHDN vô cùng đặc sắc và
thú vị của doanh nghiệp Nhật Bản. Với các doanh nghiệp Nhật, yếu tố văn hóa càng
được quan tâm và đặt nặng hơn bởi người Nhật khá coi trọng vấn đề lễ giáo, ứng xử
trong giao tiếp. Nhiều công ty Nhật Bản hiện nay đã xây dựng được văn hóa công ty
thành công và đạt hiệu quả cao. Đó cũng là yếu tố góp phần vào việc đưa các công ty
Nhật trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới.

Chính vì thế, nhóm chúng em quyết định lựa chọn Nhật Bản là quốc gia được
chọn để phân tích văn hóa kinh doanh. Vì VHDN của người Nhật có rất nhiều chuẩn
mực để chúng ta có thể tham khảo và ứng dụng trong công việc thực tế khi làm tại công
ty Nhật, hoặc có thể chọn lọc áp dụng trong cuộc sống, trong môi trường doanh nghiệp
trong nước.
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

MỤC LỤC Trang

PHẦN 1. ĐÔI NÉT VỀ NHẬT BẢN ......................................................................... 1

1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................... 1

1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................... 2

1.3. Dân tộc, tôn giáo ...................................................................................................... 3

1.4. Triết lý kinh doanh .................................................................................................. 4

1.4.1. Triết lý kinh doanh vì sự phát triển của đất nước ................................................. 4

1.4.2. Triết lý đề cao sự tử tế .......................................................................................... 5

1.4.3. Triết lý kinh doanh theo chủ nghĩa “đại gia đình” ............................................... 5

1.5. Văn hóa tổ chức ....................................................................................................... 6

PHẦN 2. CÁC GÓC ĐỘ VĂN HÓA CỦA HOFSTEDE ......................................... 8

2.1. Khoảng cách quyền lực (POWER DISTANCE - PDI) ........................................... 8

2.2. Chủ nghĩa cá nhân (INDIVIDUALISM - IDV) ...................................................... 9

2.3. Thái độ né tránh rủi ro (UNCERTAINTY AVOIDANCE - UAI)........................ 10

2.4. Yếu tố mang tính nam quyền (MASCULINITY - MAS) ..................................... 11

2.5. Yếu tố định hướng dài hạn (LONG TERM ORIENTATION – LTO) ................. 12

2.6. Yếu tố tự do (INDULGENCE – INO) .................................................................. 12

PHẦN 3. GIAO THỨC TRONG KINH DOANH .................................................. 14

3.1. Trang phục ............................................................................................................. 14

3.2. Chào hỏi ................................................................................................................. 14

3.3. Cách gọi tên ........................................................................................................... 15

3.4. Nghệ thuật trò chuyện............................................................................................ 16


3.5. Ngôn ngữ cơ thể .................................................................................................... 16

3.6. Trao và nhận quà ................................................................................................... 17

3.7. Các bữa tiệc thiết đãi ............................................................................................. 18

3.8. Duy trì mối quan hệ ............................................................................................... 19

PHẦN 4. GIAO TIẾP VÀ ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH ....................... 20

4.1. Các biểu hiện gián tiếp hoặc mơ hồ ...................................................................... 20

4.2. Hành vi phi ngôn ngữ gây khó hiểu, nhầm lẫn...................................................... 21

4.2.1. Im lặng ................................................................................................................ 21

4.2.2. Cười .................................................................................................................... 21

PHẦN 5. NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI NHẬT ....................... 23

5.1. Quan điểm về giá trị thời gian của người Nhật ..................................................... 23

5.2. Ngôn ngữ giao tiếp trong kinh doanh với đối tác Nhật ......................................... 23

5.3. Người Nhật luôn làm việc một cách chỉn chu: ...................................................... 23

5.4. Sự hòa giải ............................................................................................................. 24

5.5. Lưu ý trong buổi đàm phán kinh doanh (Negotiation) với đối tác Nhật ............... 24

5.5.1. Bắt đầu cuộc đàm phán (Making a presentation ................................................ 24

5.5.2. Quá trình ra quyết định (Decision - Making) ..................................................... 24

5.5.3. Vai trò của hợp đồng (Role of contract) ............................................................. 25

5.6. Lưu ý trong buổi tiệc gặp mặt với đối tác Nhật..................................................... 25

5.7. Những lưu ý khác .................................................................................................. 26

5.7.1. Nội bộ ................................................................................................................. 26

5.7.2. Khởi nghiệp ........................................................................................................ 27

KẾT LUẬN ................................................................................................................. 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1
ĐÔI NÉT VỀ NHẬT BẢN

1.1. Vị trí địa lý

Nhật Bản là quốc gia hải đảo hình vòng cung, nằm ở phía Đông của châu Á, phía
Tây của Thái Bình Dương, được hình thành chủ yếu từ 4 hòn đảo lớn là Hokkaido,
Honshu, Shikoku, Kyushu từ Bắc xuống Nam, trong đó đảo Honshu là nơi có diện tích
lớn nhất, đông dân nhất và tập trung nhiều trung tâm công nghiệp.

Là một quốc đảo, đặc điểm vị trí địa lý Nhật Bản khá đặc biệt là xung quanh giáp
biển chứ không giáp một quốc gia hoặc lãnh thổ đất liền nào. Các quốc gia lân cận ở
vùng biển giáp Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc. Phía Đông Hải là Trung
Quốc, Đài Loan, phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.

Vị trí địa lý như vậy đã mang đến những thuận lợi và khó khăn cho Nhật Bản
như: phát triển tiềm năng du lịch, thuận lợi để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, phát
triển các cảng biển… tuy nhiên cũng đem lại nhiều thiên tai và có nguồn tài nguyên
thiên nhiên khá nghèo nàn.
2

1.2. Điều kiện tự nhiên

Nhật Bản là một quần đảo với trên 3.000 đảo được tạo thành từ các ngọn núi cao
nổi lên từ một dãy núi nằm sâu dưới biển Thái Bình Dương, phía ngoài lục địa châu Á.
Toàn bộ diện tích của Nhật Bản là 377.829 km2, tương đương với diện tích của Đức,
Phần Lan hay Việt Nam. Honshu là đảo lớn nhất, chiếm 61% diện tích lãnh thổ quốc
gia. Khoảng 80% diện tích Nhật Bản là vùng núi trong khi các vùng bình nguyên thường
nhỏ và hẹp. Các cánh đồng được canh tác chiếm 12,3%, diện tích đất trồng cây ăn quả
chiếm 1,1% và đất trồng cỏ chiếm 0,2% diện tích quốc gia. Ngược lại, rừng bao phủ tới
66,5% tổng diện tích đất.

Các dòng biển đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà nhiệt độ và khí hậu
vùng duyên hải. Chính nhờ ảnh hưởng của các dòng biển mà khí hậu Nhật Bản tương
đối ôn hoà. Bên cạnh bốn mùa mang những đặc điểm riêng, còn có mùa mưa đầu hè
ảnh hưởng đến nhiều vùng và mùa bão bắt đầu từ hè nhưng tập trung vào mùa thu. Nằm
giữa lục địa Âu-Á và Thái Bình Dương, Nhật Bản nằm trên đường di chuyển của vùng
khí áp thấp nên mưa bão thường xuyên xảy ra. Vì tất cả các yếu tố đó mà tỉ lệ thiên tai
cao so với hầu hết các nước khác.

Do quần đảo Nhật Bản nằm phía trên hai vùng địa chất thường xuyên tương tác
là vành đai núi lửa Thái Bình Dương và khu vực địa chấn vành đai Thái Bình Dương
3

nên lớp vỏ địa chấn phía dưới không bền vững khiến cho Nhật Bản có nhiều trận động
đất hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Hiện nay tại Nhật Bản có khoảng 80 núi lửa đang
hoạt động. Trên cả nước và các vùng lân cận hàng năm có khoảng 7.500 chấn động địa
chấn, bao gồm cả những chấn động chỉ đo được bằng các phương tiện tinh vi nhất. Tuy
nhiên, chỉ có khoảng 1.500 lần con người có thể cảm nhận được.

1.3. Dân tộc, tôn giáo

Nhật Bản là nước có nhiều tôn giáo. Tôn giáo ở Nhật Bản được thống trị bởi hai
tôn giáo chính: Thần đạo - Shinto (tôn giáo dân gian của người Nhật) và Phật giáo.

40% dân số của Nhật Bản tự nhận đi theo một tôn giáo có tổ chức: khoảng 35%
là Phật giáo, 3% đến 4% là tín đồ của Thần đạo và các tôn giáo phái sinh từ Thần đạo,
và ít hơn 1% đến 2.3% dân số theo Kitô giáo.

Người Nhật là dân tộc đóng vai trò chủ thể của đất nước Nhật Bản. Trên Thế
giới có khoảng 130 triệu người hậu duệ của dân tộc Nhật, khoảng 127 triệu người trong
số đó là cư dân của Nhật Bản. Thuật ngữ "người Nhật hay dân tộc Nhật Bản" cũng được
sử dụng trong một số ngữ cảnh để chỉ các dân tộc khác, bao gồm cả người Yamato,
người Ainu, người Triều Tiên và người Ryukyu.
4

1.4. Triết lý kinh doanh

Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ
tư theo sức mua tương đương (PPP), ngoài ra Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trong
số các nước phát triển. Nhật Bản là thành viên của G7 và G20. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc
tế, GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP) của quốc gia này đạt
41.637 Đô la Mỹ (2020). Góp phần không nhỏ cho sự thành công của nền kinh tế Nhật
Bản ngày nay, không thể không kể đến những triết lý kinh doanh của quốc gia này.

Triết lý kinh doanh được xem như sứ mệnh trong sự nghiệp kinh doanh của
doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa như mục tiêu phát biểu, định hướng cho doanh nghiệp
trong cả một thời kì phát triển rất dài. Thông qua triết lý kinh doanh, doanh nghiệp Nhật
Bản tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo xác định nền tảng cho sự phát triển, gắn kết mọi
người và làm cho khách hàng biết đến doanh nghiệp. Hơn nữa các doanh nghiệp Nhật
Bản sớm ý thức được tính xã hội hóa ngày càng tăng của hoạt động kinh doanh, nên
triết lý kinh doanh còn có ý nghĩa như một thương hiệu, cái bản sắc của doanh nghiệp.

1.4.1. Triết lý kinh doanh vì sự phát triển của đất nước

Triết lý kinh doanh hướng đến mục tiêu vì sự phát triển của đất nước, giúp ích
xã hội và vì hạnh phúc của nhân dân đã và đang được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản
xem là sứ mệnh của doanh nghiệp mình. Như ý nghĩa câu nói của Ibuka Masaru - cha
đẻ của tập đoàn Sony, "Ta phải đem công nghệ góp phần vào phục hưng tổ quốc chúng
ta". Các nhà kinh doanh tiêu biểu khác như Matsushita Konosuke (sáng lập Panasonic),
Toyoda Kiichi (sáng lập Toyota), Honda Soichiro (sáng lập Honda) và rất nhiều doanh
nhân khác cũng có cùng triết lý đó.

Các doanh nghiệp Nhật luôn mong muốn những sản phẩm mà mình làm ra phải
đạt chất lượng hoàn mỹ, đem lại những trải nghiệm tuyệt vời đến với cộng đồng và xã
hội. Vì vậy, họ nỗ lực trong sản xuất, nghiên cứu chuyên sâu, khám phá những nền tảng
công nghệ tiên tiến… để sản xuất và cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn chất lượng cao,
đem lại sự hài lòng cho cộng đồng. Ngày nay, những người kế tục sự nghiệp cũng gìn
giữ tinh thần vì đất nước, vì xã hội của thế hệ trước để phát triển công ty chứ không chỉ
vì lợi ích của bản thân mình.
5

1.4.2. Triết lý đề cao sự tử tế

Các sản phẩm và dịch vụ của Nhật Bản luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên
hết. Họ không chỉ hoàn thiện về chất lượng, đem đến khách hàng những sản phẩm có
chất lượng vượt trội, mà còn để lại ấn tượng sâu sắc với khách hàng quốc tế bởi sự uy
tín, cẩn trọng, ân cần trong việc kinh doanh và đối đãi với khách.

Và đó là lý do vì sao chúng ta luôn dễ dàng bắt gặp hình ảnh các nhân viên cười
thật tươi, cúi gập người chào khách khi bước vào một cửa hàng Nhật, hay thậm chí là
hình ảnh người lãnh đạo và nhân viên cúi gập người xin lỗi khách hàng hoặc người dân
dù lỗi đó không hoàn toàn do chính họ gây ra…

1.4.3. Triết lý kinh doanh theo chủ nghĩa “đại gia đình”

Inamori Kazuo, một trong những doanh nhân tiêu biểu với triết lý kinh doanh:
"Vì một tương lai hạnh phúc cả về vật chất lẫn tinh thần cho toàn thể nhân viên". Theo
Inamori Kazuo, trước tiên, doanh nhân phải đặt mục tiêu kinh doanh lớn nhất là mang
lại hạnh phúc cả về vật chất và tinh thần cho nhân viên. Người lãnh đạo phải thể hiện
rõ triết lý kinh doanh của mình cho mọi nhân viên, trong đó khẳng định công ty luôn
hướng tới sự phát triển của họ, đồng thời giải thích ý nghĩa xã hội mà công việc của họ
mang lại. Điều này khiến mọi nhân viên đều cảm thấy tự hào về công ty và sẵn sàng
cống hiến hết sức cho thành công của công ty.
6

1.5. Văn hóa tổ chức

Nói đến văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, chúng ta sẽ thấy nhiều điểm đặc thù
gây kinh ngạc cho người nước khác. Bởi lẽ văn hóa độc đáo của Nhật Bản đã ăn sâu
bén rễ vào văn hóa doanh nghiệp của đất nước này.

Nhân viên Nhật Bản thường bị nói là làm thêm giờ nhiều, nhưng quả thực làm
thêm giờ đang là thực trạng hiện nay, không chỉ ở riêng đất nước này. Tuy nhiên, văn
hóa của các công ty đã niêm yết hàng đầu ở Nhật Bản lại có chút thay đổi. Những thay
đổi đặc biệt nằm ở hai thứ: cách hoạt động và kinh nghiệm.

Về sự thay đổi trong cách hoạt động, ví dụ như giảm thời gian làm thêm giờ hay
việc xin được các kỳ nghỉ phép, đang được triển khai tích cực, đặc biệt trong các công
ty lớn. Về sự thay đổi trong vấn đề kinh nghiệm thì thể hiện khi chuyển việc. Hiện tại,
việc chuyển việc đang có khuynh hướng tích cực hơn, những người làm việc theo hướng
freelance cũng đang tăng lên.

Bên cạnh đó, Nhật Bản hiện tại cũng đang thay đổi từ phong cách ổn định sang
phong cách kinh nghiệm làm việc. Trước kia, phong cách làm việc với mục đích “có
cuộc sống ổn định” như chế độ tuyển dụng trọn đời hay lương hưu là trào lưu chính.
Tuy nhiên, hiện tại, khái niệm “ổn định” đang dần mờ nhạt đi. Cũng có những công ty
không có chế độ tuyển dụng trọn đời và không có lương hưu. Các doanh nghiệp có chế
độ lương bổng mỗi năm tăng lên và đang trong quá trình chuyển sang cách hoạt động
với ý thức nâng cao kỹ năng. Hơn nữa, các công ty cũng đang có khuynh hướng coi
trọng kỹ năng và động lực hơn thâm niên.

Tuy nhiên, thứ vẫn tồn tại không đổi chính là “thói quen”. Các công ty liên doanh
thì thói quen này có xu hướng mờ nhạt, nhưng các công ty lớn, đi đầu, thường tổ chức
7

các hoạt động làm mất đi xu hướng này từ xưa. Nhưng dù thế và dù thế nào đi nữa, thói
quen vẫn có phần nào đó kiên trì tồn tại. Ví dụ, nếu như là ở Nhật Bản thì sẽ có xu
hướng đặt nặng nghi lễ, quy tắc, phép xã giao... Khiến cho các nhân viên nước ngoài
làm ở các doanh nghiệp Nhật đều ít nhiều cảm thấy hoang mang và cần thời gian lâu
dài để thích nghi với văn hóa Nhật.
8

PHẦN 2
CÁC GÓC ĐỘ VĂN HÓA CỦA HOFSTEDE

2.1. Khoảng cách quyền lực (POWER DISTANCE - PDI)

Theo cuốn - Cultures and Organizations Software of The Mind – của Hofstede
thì khoảng cách quyền lực được định nghĩa như sau: Power distance is defined as the
extent to which the less powerful members of institutions and organisations within a
country expect and accept that power is distributed unequally.

Trong văn hóa nói chung và văn hóa làm việc nói riêng, Power Distance nói lên
mức độ bất bình đẳng (Inequality) đã tồn tại – và được chấp nhận – giữa những người
có và không có quyền lực trong xã hội và tổ chức.

Nhật Bản là quốc gia có điểm Power Distance chỉ ở mức trung bình (cụ thể là 54
điểm) tuy nhiên do chịu sự ảnh hưởng của đạo Khổng cùng với tinh thần Võ sĩ đạo
(bushido) mà Nhật Bản vẫn thể hiện mình là một đất nước có sự coi trọng thứ bậc trong
xã hội.

Khoảng cách quyền lực (power distance) là một yếu tố tác động đến những hành
vi ứng xử trong đời sống hàng ngày và cả trong kinh doanh (behaviors in daily life and
business). Từ văn hóa coi trọng thứ bậc (hiearachy) dẫn đến việc người Nhật trọng nghi
thức (formal), họ quan tâm đến nghi thức trong rất nhiều việc, từ việc đứng ngồi, cúi
chào, cách trao và nhận quà... và cả trong trang phục.

Ví dụ như trong các cuộc đàm phán (negotiations) giữa hai công ty, người Nhật
mong muốn mỗi bên sẽ sắp xếp người có cùng độ tuổi và cùng vị trí chức vụ ngồi ngang
nhau trong các cuộc thảo luận. Mong muốn dựa trên sự phân cấp này tạo sự thuận lợi
khi đàm phán với nhau.

Trên taxi, chỗ ngồi phía sau tài xế sẽ được dành cho người có cấp bậc cao nhất
và chỗ ngồi cạnh tài xế sẽ dành cho người có cấp bậc thấp nhất. Thứ tự phát ngôn cũng
theo cấp bậc, thường người có cấp bậc cao nhất sẽ phát biểu cuối cùng.

Tuy nhiên sự coi trọng thứ bậc ở Nhật Bản không quá cứng nhắc, điều này thể
hiện qua cách trao đổi giữa nhân viên và sếp.
9

Ở VN, Power Distance ở mức 70, bởi vì người Việt đã được dạy từ bé truyền
thống tôn sư trọng đạo, học sinh có xu hướng không phản biện sự giảng dạy của thầy
cô. Theo đó, văn hóa làm việc của người Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, nhân viên làm
theo lời sếp bởi họ coi đó là bổn phận, là điều đương nhiên. Sự phân chia đẳng cấp rất
rõ ràng. Nhưng Ở nhật, Bình đẳng được coi như một mục đích chung của cả công ty.
Một nhân viên có thể thẳng thắn nói suy nghĩ của mình với sếp, và sếp cũng sẵn lòng
nghe và tiếp thu các ý kiến đó.

2.2. Chủ nghĩa cá nhân (INDIVIDUALISM - IDV)

Individualism can be defined as a preference for a loosely - knit social framework


in which individuals are expected to take care of only themselves and their immediate
families. Chủ nghĩa cá nhân nói lên sức mạnh của một cá nhân với những người khác
trong cộng đồng, sự kết nối và sẻ chia giữa các thành viên trong một tổ chức như doanh
nghiệp.

IDV của Nhật Bản không quá cao, chỉ 46 điểm và thể hiện xu hướng ít ràng buộc
(less constrained) về gia đình, họ hàng, khu dân cư.

Trong xã hội Nhật Bản, từ lâu theo nền kinh tế nông nghiệp – giống với văn hóa
lúa nước của người Việt; nên người Nhật đã có thói quen tạo thành các nhóm làm việc
với một tinh thần tập thể cao. Điều này khiến cho Nhật Bản dần dần trở thành một quốc
gia có tính cộng đồng (collectivism) cao, chủ nghĩa cá nhân (individualism) không được
khuyến khích cho lắm.

Ví dụ như trong hoạt động hàng ngày, họ không muốn những hành động và trang
phục của mình quá nổi bật mà muốn hòa vào đám đông, thường chọn trang phục có màu
sắc nhã nhặn.
10

Thậm chí họ còn có câu thành ngữ “出る釘は打たれる”


(Nghĩa là: Trong một hàng, cây cọc nào cao hơn so với hàng sẽ bị
đóng xuống cho bằng những cây cọc khác), cho thấy mức độ nghiêm
túc của người Nhật khi nhắc tới việc tuân thủ những quy chuẩn đã
được tập thể đặt ra.

2.3. Thái độ né tránh rủi ro (UNCERTAINTY AVOIDANCE - UAI)

Theo cuốn Cultures and Organizations Software of The Mind – của Hofstede :
Uncertainty avoidance can be defined as the extent to which the members of a culture
feel threatened by ambiguous or unknown situations - Chiều văn hóa này liên quan tới
mức độ lo lắng hay cảm thấy không ổn của các thành viên trong xã hội hay nhân viên
trong công ty về những tình huống không chắc chắn hoặc không biết.

Nhật Bản là một quốc gia có điểm số cao về UAI (92 điểm). Điều này là do Nhật
Bản liên tục bị đe dọa bởi thiên tai (ví dụ như động đất, sóng thần… đặc biệt là núi lửa
phun trào). Người Nhật đã học cách tự chuẩn bị cho mọi tình huống không chắc chắn,
khẩn cấp và biện pháp phòng ngừa không chỉ cho những thảm họa tự nhiên bất ngờ mà
còn cho mọi khía cạnh khác của xã hội, đặc biệt là trong công việc.

Cách cư xử của người Nhật thường thể hiện sự tôn trọng, không ăn nói cư xử
bừa bãi để tránh các tình huống xấu xảy ra. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì Nhật Bản kế
thừa văn hóa trọng quan hệ (Relationship - Focused).

Vì vậy, trước khi thực hiện 1 dự án nào đó, họ luôn cân nhắc kỹ lưỡng mọi khía
cạnh để tránh bị thiệt hại do rủi ro cao nhất.
11

Ví dụ như: Trong việc giao tiếp trong kinh doanh thì mỗi khi phải trả lời câu hỏi
hoặc nhận được yêu cầu từ phía đối tác, họ thường không trả lời ngay mà thay vào đó
là im lặng, ngập ngừng để dành thời gian suy nghĩ cẩn thận, suy xét tình huống tỉ mỉ.

Người Nhật rất coi trọng chữ “Hòa” trong các mối quan hệ. Họ không muốn các
mối quan hệ bị rạn nứt do từ chối thẳng quá, do đó dùng nhiều cách nói vòng, nói tránh.
Có một câu điển hình mà người Nhật thường dùng khi muốn từ chối một giao dịch với
khách hàng, đó là câu 検討してみます "Kentou shitemimasu". Tuy có nghĩa là "Sẽ
cân nhắc, sẽ xem xét", nhưng đừng mừng vội. Vì thực ra, câu này có hàm ý là "Xin
đừng kỳ vọng sẽ có câu trả lời tốt đẹp".

2.4. Yếu tố mang tính nam quyền (MASCULINITY - MAS)

Yếu tố này chỉ đến việc trọng vật chất, trọng lợi, trọng sức mạnh, sự cạnh tranh
trong văn hóa làm việc của một quốc gia.

Ở Nhật Bản, điểm MAS khá cao đạt tới 95 điểm. Ở Nhật Bản giá trị thường được
đánh giá qua sự thành công, đánh giá qua các yếu vật chất.Tuy nhiên, trong xã hội Nhật
bản yếu tố nam tính không thể hiện ở một cá nhân nào mà thường được thể hiện qua sự
cạnh tranh của các nhóm. Ở trường học, trong hệ thống giáo dục Nhật bản thường
khuyến khích sự cạnh tranh giữa các đội, nhóm học tập, chơi thể thao,... Từ khi còn rất
nhỏ ở trường mẫu giáo, trẻ em học cách thi đấu trong ngày thể thao cho các nhóm của
mình. Trong lao động, sự cạnh tranh mang tính tập thể rất gay gắt tại Nhật. Người Nhật
Bản có triết lý là “Live to work, not work to live” có nghĩa là sống để làm việc chứ
không phải làm việc để sống, họ luôn dốc sức chỉ để cật lực làm việc nhằm đạt thành
tích cao.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, điểm số này khá là thấp, chỉ đạt được 40, cho thấy rằng
VN là một đất nước có yếu tố âm tính (femininity), yếu tố âm tính là yếu tố mà ở đó họ
trọng tinh thần, trọng danh, trọng tâm linh, hay trọng quan hệ, họ thường bằng mặt mà
không bằng lòng, đầy rẫy mâu thuẫn nội bộ, sự hòa hợp chỉ là bề ngoài, không thực
lòng với nhau, bao gồm cả bệnh sĩ, và không tách bạch giữa việc công và việc riêng.
Điều này có thể thấy rõ trong văn hóa doanh nghiệp ở công ty tại Việt Nam, sếp thường
đem việc bực bội ở nhà đến công ty hay giữa các đồng nghiệp với nhau, tuy ngoài mặt
12

họ có thể vui vẻ trao đổi với nhau nhưng trong lòng lại khó chịu, nói xấu sau lưng. Đôi
khi điều này làm ảnh hưởng và cản trở rất nhiều trong sự phát triển của công ty nói riêng
hay đất nước nói chung.

2.5. Yếu tố định hướng dài hạn (LONG TERM ORIENTATION – LTO)

Định hướng dài hạn (LTO) đề cập đến việc các doanh nghiệp và con người trong
các nền văn hoá có xu hướng nhìn về lâu dài hay ngắn hạn khi lập kế hoạch và cuộc
sống. Đây là chiều thứ năm mà Hofstede thêm vào sau khi tìm ra mối liên kết mạnh mẽ
với triết học Nho giáo của các quốc gia châu Á. Từ đó dẫn tới cách cư xử hoàn toàn
khác biệt so với các nền văn hóa phương Tây.

Nhật Bản là một xã hội định hướng lâu dài (88 điểm), họ nhìn vào bức tranh lớn
hơn và xem cuộc sống của một cá nhân là một khoảnh khắc ngắn ngủi. Họ làm hết sức
mình trong cuộc sống của họ và đó là tất cả những gì họ có thể làm để đóng góp cho
đất nước. Nếu một người Nhật cảm thấy mất định hướng, mất khả năng làm việc hoặc
vô dụng đối với xã hội, họ thường tìm cách kết thúc cuộc sống của mình. Đây là lý do
Nhật trong nhiều quốc gia có số vụ tự tử cao nhất thế giới.

Ở Nhật Bản, trong kinh doanh, điều này chuyển sang tập trung cao hơn nhiều
vào đầu tư dài hạn (ví dụ: trong R&D) thay vì lợi nhuận ngắn hạn, tỷ lệ vốn tự có cao
hơn, ưu tiên tăng trưởng thị phần ổn định hơn là lợi nhuận hàng quý,… Tất cả đều phục
vụ cho độ bền của các công ty.

Khi định hướng làm việc dài hạn (Long-term Orientation), người Nhật và người
Việt Nam có điểm số xấp xỉ nhau nên sẽ quý trọng sự bền bỉ (hay kiên nhẫn, bền chí),
luôn lo lắng tương lai của mình sẽ về đâu, tiết kiệm chi tiêu để dành dụm cho những lúc
trái nắng trở trời hay về già. và coi trọng “kết quả cuối cùng” hơn là “sự thật”.

2.6. Yếu tố tự do (INDULGENCE – INO)

Những cá nhân sống trong môi trường có văn hóa tự do (như các nước phương
Tây) sẽ luôn chủ động làm những gì mình thích, nhưng đôi khi việc họ làm vượt quá
tầm kiểm soát của bản thân. Bên cạnh đó, văn hóa tự do cũng tạo điều kiện cho mỗi cá
nhân tự do trong quyết định và không phải chịu sự kiểm soát quá nhiều của hệ thống
quy tắc.
13

Nhật Bản, với số điểm thấp 42 theo thang đo của Hofstede, được chứng minh là
có văn hóa hạn chế. Các xã hội có số điểm thấp trong chiều này có xu hướng hoài nghi
và bi quan vì quy tắc đạo đức và xã hội chặt chẽ hơn, và họ cho rằng việc nuông chiều
bản thân, đi ngược với các chuẩn mực truyền thống là có phần sai. Các nhu cầu về
hưởng thụ cá nhân cũng bị phụ thuộc vào các tiêu chuẩn đạo đức truyền thống rất nhiều.
Các hoạt động giải trí mang tính cộng đồng cũng bị hạn chế ở Nhật. Trong môi trường
công ty ở Nhật Bản, nhân viên không sẵn sàng nêu lên ý kiến của mình và đưa ra các
phản hồi mà đa phần là sẽ răm rắp nghe theo chỉ đạo của cấp trên vì những họ sợ sẽ ảnh
hưởng đến việc sếp đánh giá mình hay ảnh hưởng đến cá nhân, và họ thường có xu
hướng cảm thấy bất lực hơn với số phận của mình. Trong các nền văn hóa được coi là
coi trọng việc kiềm chế hạnh phúc và tự do cá nhân, nhân viên ngại việc rời bỏ tổ chức
khi họ không hài lòng với vai trò của mình, vì họ ngại thay đổi và họ thường lo lắng
nhiều vấn đề sau đó. Họ luôn nép mình vào khuôn khổ, ngại nói lên ý kiến cá nhân,
những ham muốn của mình.

Và ở Việt Nam, điểm số này chỉ có 35, chứng tỏ nước ta cũng có văn hóa kiềm
chế (restraint), mọi thứ cũng tương tự như Nhật Bản, điều này có thể sẽ hạn chế, ảnh
hưởng đến sự phát triển của công ty, doanh nghiệp hay đất nước.
14

PHẦN 3
GIAO THỨC TRONG KINH DOANH

3.1. Trang phục

- Đối với nam: com lê tối màu, áo sơ mi trắng, cà vạt có màu sắc, họa tiết đơn giản.

- Đối với nữ: com lê hoặc đầm, váy dài đơn giản về màu sắc và họa tiết.

 Lưu ý: Không sử dụng com lê màu đen, áo sơ mi trắng và cà vạt đen bởi vì
đây là trang phục tang lễ tại Nhật Bản.

3.2. Chào hỏi

- Việc kinh doanh ở Nhật Bản sẽ không được bắt đầu cho đến khi hoàn thành
trao đổi danh thiếp.

- Khi trao danh thiếp, dùng hai tay, giữ danh thiếp ở giữa ngón cái và ngón trỏ
với mặt in tiếng Nhật Bản hướng lên. Bắt tay với cái cúi đầu nhẹ và giới thiệu tên bạn
và tên doanh nghiệp của bạn.
15

- Khi nhận danh thiếp, dùng hai tay nhận lấy danh thiếp, xem nó trước khi đặt nó
xuống bàn hoặc bỏ vào ví đựng danh thiếp (lưu ý ví bằng da). Cúi đầu và bắt tay nhẹ
nhàng. Tránh bắt tay quá chặt hoặc giao tiếp bằng mắt quá trực tiếp.

 Lưu ý: Cúi chào là một cách chào hỏi, nó còn mang ý nghĩa “tôi xin lỗi” hoặc
là xin sự giúp đỡ. Cử chỉ đơn giản này giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng mối quan
hệ với khách hàng người Nhật Bản. Độ sâu của cái cúi chào phụ thuộc vào địa vị của
mình và của đối tác. Khi cúi chào một người có địa vị cao hơn thì cúi đầu thấp hơn là
cử chỉ để thể hiện sự tôn trọng dành cho người đó.

3.3. Cách gọi tên

Gọi đối tác của bạn bằng họ của anh/cô ấy cùng với hậu tố “san”.

Ví dụ: Mr Hiroshima => “Hiroshima san”

Ở Nhật Bản, theo thứ tự thì họ đi trước, sau đó là đến tên đệm và tên. Nhưng trong danh
thiếp khi giao thiệp với người nước ngoài, họ thường đảo vị trí - tên đệm và tên trước và họ
16

sau, do đó rất dễ nhầm lẫn. Khi bạn không biết gọi như thế nào thì hỏi đối tác của bạn đâu là
họ của anh ấy/cô ấy. Tuyệt đối không gọi tên của đối tác nếu bạn không được yêu cầu làm thế.

3.4. Nghệ thuật trò chuyện

- Hỏi thăm gia đình của đối tác, nói về lòng hiếu khách của họ và lịch sử Nhật
Bản là những chủ đề trò chuyện có thể tham khảo.

- Chuẩn bị tinh thần để được hỏi những câu hỏi cực kỳ cá nhân liên quan đến
tiền lương, học vấn và cuộc sống gia đình của bạn.

- Sử dụng lời xin lỗi khi có một ý định nghiêm túc và bày tỏ lòng biết ơn thường
xuyên được xem là lịch sự ở Nhật Bản.

- Bất cứ điều gì bạn nói sẽ được đối tác tiếp nhận theo nghĩa đen. Những nhận
xét như "Điều này đang giết chết tôi!" hoặc "Bạn đang nói đùa!" cần phải tránh.

- Nếu câu trả lời cho câu hỏi của bạn là “có thể” hoặc “Tôi đang nghĩ về điều
đó”, điều đó có thể có nghĩa là “có”. Tuy nhiên, “Tôi sẽ cân nhắc điều đó” thì ý nghĩa
có thể là “không”.

3.5. Ngôn ngữ cơ thể

- Đừng nắm lấy tay chủ nhà khi lần đầu gặp mặt và bắt tay nồng nhiệt - nhiều
người Nhật hiếm khi bắt tay và có thể rất khó chịu khi làm như vậy!

- Không sử dụng cử chỉ tay, nét mặt bất thường hoặc chuyển động bất ngờ. Người
Nhật không nói chuyện bằng tay. Đừng vỗ vào lưng hoặc vai một người Nhật Bản.

- Ký hiệu ‘OK’ của Mỹ (ngón cái và ngón trỏ hình chữ ‘O’) có nghĩa là ‘tiền’ ở
Nhật Bản – trái với các nước khác trên thế giới như Mỹ (thể hiện sự đồng ý: “OK”).
17

- Tiếng cười thông thường sẽ biểu thị sự bối rối hoặc đau khổ, chứ không phải là
sự thích thú ở Nhật.

- Không đưa ra nhận xét mang tính xúc phạm với bất kỳ ai, dù đó là đối thủ cạnh
tranh hay là nhân viên.

3.6. Trao và nhận quà

Trao nhận những món quà là một phần quan trọng giúp xây dựng mối quan hệ
của hai bên trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. Vì vậy, khi làm việc với đối tác
người Nhật, hãy chuẩn bị những món quà phù hợp với họ. Một loại rượu cognac đắt
tiền, một loại rượu whisky mạch nha tốt hay một món quà đặc trưng cho thành phố,
vùng miền hoặc đất nước của bạn sẽ là những món quà phù hợp cho đối tác người Nhật
Bản của bạn.

Lưu ý rằng, “của cho không bằng cách cho”, món quà của bạn được đóng gói và
được trao như thế nào quan trọng hơn món quà đó là gì. Hãy đảm bảo rằng món quà
được gói bởi những người có kiến thức về văn hóa Nhật Bản. Trao món quà cho đối tác
của bạn với cả hai tay. Người nhận quà sẽ để nó sang một bên và mở quả một cách riêng
tư. Bạn cũng nên nhận quà bằng hai tay và mở món quà sau.

 Lưu ý:

- Để lịch sự thì trước khi thật sự nhận món quà bạn nên từ chối một vài lần.

- Nếu nhận được quà, hãy đáp lại. Những món quà theo cặp được xem là đem
đến sự may mắn.

- Trao quà giống nhau cho hai người hoặc nhiều không cùng thứ bậc là một lỗi
nghiêm trọng.

- Trước mặt nhiều người, tặng quà cho một người và không làm như vậy cho
những người khác cũng là một hành vi nên tránh.

- Tránh tặng hoa màu trắng, số 4 và 9 vì chúng được xem là không may mắn.
18

3.7. Các bữa tiệc thiết đãi

Giải trí cũng là một phần quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ thân thiết
với đối tác của bạn. Ở Nhật Bản, bạn có thể muốn đáp lại bằng lời mời đến một nhà
hàng phong cách phương Tây phục vụ các món ăn Pháp hoặc Ý chẳng hạn. Ở quê hương
của bạn hoặc ở một quốc gia thứ ba, một nhà hàng cung cấp các món đặc sản địa phương
thường là một lựa chọn tốt.

Để thể hiện sự cam kết đối với khách hàng người Nhật Bản, hãy làm chủ nghệ
thuật ăn bằng đũa và “cạn ly” phù hợp. Đối với nam giới, nghi thức uống rượu là một
cách truyền thống để làm quen với đối tác. Thỉnh thoảng việc uống quá chén, uống say
cũng được chấp nhận. Đối với một vài doanh nghiệp Nhật Bản, uống rượu để xóa đi sự
cứng nhắc về hình thức bạn có thể gặp phải trong các cuộc họp kinh doanh.
19

Người Nhật Bản có xu hướng phụ thuộc vào “tatemae” hay giao tiếp khách sáo
- họ nói những gì họ nghĩ là bạn muốn nghe. Sau một vài ly rượu, họ có thể sẽ bỏ đi
điều đó và giao tiếp thân mật hơn (homme) - họ nói những gì họ thật sự suy nghĩ. Vì
vậy, rượu có thể là một chất keo kết dính cho sự đàm phán của hai bên.

Nữ giới thường không uống rượu và chắc chắn là không say xỉn. Việc không
tham gia “nghi thức uống rượu” cùng nam giới có thể là một khuyết điểm nhỏ đối với
nữ giới khi làm kinh doanh với người Nhật Bản.

Nam giới không uống rượu có thể lấy lý do là bệnh lý hoặc luật lệ trong tôn giáo
để từ chối. Tuy nhiên việc này có thể khiến họ bỏ lỡ cơ hội để hiểu đối tác và làm sâu
sắc mối quan hệ của hai bên.

 Lưu ý: Khi kết thúc bữa ăn, hãy để lại một phần nhỏ thức ăn trên đĩa của bạn
để thể hiện rằng bạn rất thích món đó, chẳng hạn như nước mì và trà.

3.8. Duy trì mối quan hệ

Việc duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng, đối tác người Nhật qua những
chuyến thăm hay qua điện thoại, fax, thư giấy hay thư điện tử là vô cùng quan trọng.
20

PHẦN 4
GIAO TIẾP VÀ ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH

4.1. Các biểu hiện gián tiếp hoặc mơ hồ

Người Nhật khi muốn thể hiện sự không đồng ý có xu hướng sẽ không tỏ thái độ
hay đưa ra phản hồi gì. Điều này khiến nhiều người không hiểu đây là một kiểu từ chối.

Trong văn hóa nước Mỹ vốn coi trọng sự thẳng thắn thì việc Nói thẳng nói thật
là một điều rất tốt. Trong khi đó, người Nhật mong muốn duy trì các mối quan hệ bằng
cách tránh sự đối mặt tuy nhiên điều này lại thường khiến người nước ngoài dễ hiểu
lầm và khó chịu bởi những cử chỉ mơ hồ đó

- Khi người Nhật nói “Yes”:

Yes trong tiếng Nhật có thể hiểu là “Tôi đang nghe bạn nói”, “Tôi hiểu bạn đang
nói gì”. Rất nhiều doanh nhân nếu chưa làm việc nhiều với người Nhật thường dễ bị
hiểu lầm: “Người Nhật nói “Yes” có nghĩa là “Tôi hiểu vấn đề” nhưng người nước
ngoài lại hiểu là “Vâng, tôi đồng ý”. Vì vậy, vào cuối cuộc đàm phán, người Nhật lại
nói “Chúng tôi sẽ suy nghĩ kỹ và liên hệ lại với bạn” điều đó khiến bầu không khí trở
nên khó chịu.

- Khi người Nhật nói “I understand”:

Người nước ngoài giải thích câu trả lời này mang sắc thái khá tích cực “Tôi chấp
nhận” hoặc “Tôi đồng ý”. Trong khi đó ý của người Nhật chỉ đơn giản là “Tôi đã lắng
nghe những gì bạn nói”.

- Khi người Nhật nói “We will consider it”:

Cách phản hồi này đôi khi được sử dụng như một cách khéo léo để kết thúc một
thảo luận tránh các phản ứng tiêu cực. Nếu không có bất kỳ động thái nào sau cuộc thảo
luận đó, có thể hiểu là người Nhật không muốn tiếp tục hợp tác.

- “This is urgent”:

Khi người Nhật nói câu nói này, mọi người thường hiểu đây là công việc cực kỳ
“khẩn cấp” trong khi đó khẩn cấp của người Nhật có thể là làm liền hoặc chỉ là trong 1
giờ, nửa ngày, một tuần hoặc thậm chí là một tháng... Vì vậy, khi một người Nhật yêu
21

cầu làm một việc nhất định bạn nên hỏi kỹ về thời gian thực hiện cho dù người Nhật
nói công việc đó là khẩn cấp.

- “We will raise your salary after a while”:

Một nhà quản lý người Nhật đã cam kết câu nói trên với một cấp dưới người Mỹ.
Người Nhật thì nghĩ rằng sẽ xem xét tăng lương sau 2-3 năm. Trong khi đó, người Mỹ
hiểu rằng anh ta sẽ được tăng lương sau 2-3 tháng, và khi điều đó không xảy ra trong
thời gian như mong đợi, anh ta cảm thấy rằng nhà quản lý người Nhật đã không thực
hiện đúng như cam kết.

4.2. Hành vi phi ngôn ngữ gây khó hiểu, nhầm lẫn

4.2.1. Im lặng

Khi người Nhật im lặng hoặc không giao tiếp bằng mắt, người nước ngoài nghĩ
rằng có thể người Nhật chưa hiểu rõ vấn đề và họ thường cố gắng giải thích thêm về
vấn đề thảo luận. Tuy nhiên, khi cố nói thêm có thể làm cho tình hình căng thẳng hơn
vì thực tế người Nhật không muốn tiếp tục.

Chính vì điều đó, sự im lặng của người Nhật dần bị mọi người hiểu theo cách
tiêu cực. Ví dụ, nó có thể bị coi là biểu hiện của sự thiếu hứng thú, không chú ý, thiếu
tự tin.. Tuy nhiên, thực tế im lặng có thể là một thông điệp trung lập hoặc tích cực hơn.
Có thể là họ đang dịch ngôn ngữ sang tiếng của họ, hay đang nghĩ cách để phản hồi
hoặc đơn giản chỉ là chờ bạn giải thích thêm.

Vì vậy, nên tránh nghĩ rằng sự im lặng luôn mang tính tiêu cực. Thay vào đó, tốt
nhất hãy cố gắng tìm hiểu thái độ của đối phương hoặc những gì mà đối phương đang
cố gắng truyền đạt cho bạn.

4.2.2. Cười

Người Nhật thường cười khi bị bất ngờ trước một quan điểm hoặc cách hiểu khác
của một người về tình huống nào đó. Người Nhật có một cách diễn đạt cho một loại
tiếng cười, "Aisoo-warai", có thể được dịch là "cười lịch sự", "cười ngoại giao" hoặc
thậm chí gọi là "cười giả tạo".
22

Một ý nghĩa của kiểu cười lịch sự là khi họ không hiểu đối phương đang nói gì.
Do đó, tiếng cười có thể biểu thị sự bối rối và thậm chí là hy vọng rằng người nói sẽ
làm rõ. Một nghĩa khác của "cười lịch sự" là người Nhật miễn cưỡng đưa ra để tránh
thể hiện phản ứng tiêu cực của họ với những gì người khác nói. Nói cách khác, thay vì
nói trực tiếp "Không" hoặc "Tôi không đồng ý", người Nhật cười lịch sự để gửi thông
điệp đó đến người nói.

Vì vậy, hãy diễn giải lời nói của bạn một cách đơn giản hơn, rõ ràng hơn để giúp
người khác hiểu. Đôi khi việc nói vấn đề một cách chậm rãi và ngắn gọn sẽ tốt hơn là
diễn giải và sẽ tránh làm tăng thêm sự nhầm lẫn.
23

PHẦN 5
NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI NHẬT

5.1. Quan điểm về giá trị thời gian của người Nhật

Một điều chắc chắn hầu như ai cũng biết chính là người nhật cực kỳ đúng giờ
(Punctuality) và họ mong đợi điều tương tự ở các đối tác nước ngoài của họ, đặc biệt là
các đối tác tiềm năng. Việc đến giờ hẹn trước 10 phút là một trong những quy định sơ
đẳng nhất đối với họ.

Tuy nhiên có lẽ việc trễ giờ (unpunctuality) hay “giờ dây thun” hiện tại ở VN
thường xuyên diễn ra đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Vì vậy để tránh việc gây ra ấn tượng
xấu với đối tác Nhật ngay từ buổi đầu tiên, ta cần phải đảm bảo sắp xếp thời gian hợp
lý để tránh bị muộn vì bất kỳ lý do nào. .

5.2. Ngôn ngữ giao tiếp trong kinh doanh với đối tác Nhật

Hiện nay thì các đối tác Nhật Bản đa phần đều có thể sử dụng tốt ngôn ngữ ngoại
quốc là Tiếng Anh, tuy nhiên thì họ thường giỏi speaking hơn reading.

Nên là khi làm việc với đối tác người Nhật đặc biệt trong những hợp đồng lớn
thì bạn nên thuê thông dịch viên cho mình để quá trình làm việc 2 bên diễn ra tốt hơn
cũng như đảm bảo tránh nhầm lẫn trong ngôn ngữ.

Tất nhiên nếu bạn sử dụng được một chút tiếng Nhật trong khi giao tiếp với đối
tác Nhật, họ sẽ thích hơn, có thiện cảm hơn bởi vì như thế họ cảm thấy gần gũi hơn.

5.3. Người Nhật luôn làm việc một cách chỉn chu:

Người Nhật trong công việc, hay cho bất kỳ làm việc gì cũng rất hay lập kế hoạch
cụ thể và luôn tuân thủ theo kế hoạch đó để tiến hành công việc điều này một phần nào
nói lên sự chỉnh chu của họ. Ví dụ: Ngay cả những công việc hằng ngày cũng lên kế
hoạch cụ thể: thời gian từ mấy giờ đến mấy giờ, địa điểm ở đâu, kế hoạch chi tiết cụ
thể của việc đó là gì…

Sự chỉn chu của họ còn được thể hiện thông qua sự coi trọng hình thức. Họ coi
việc chú ý đến hình thức bên ngoài là phép lịch sự thể hiện việc giữ gìn phẩm chất con
người và đương nhiên được coi trọng trong môi trường kinh doanh, đặc biệt là trong
24

đàm phán. Vậy nên, việc gây ấn tượng bằng trang phục gọn gàng và cảm giác sạch sẽ
phù hợp với hoàn cảnh công việc có ảnh hưởng quan trọng đến uy tín của bản thân bạn
và hơn hết là uy tín của công ty bạn.

5.4. Sự hòa giải

Người Nhật coi việc thể hiện sự tức giận hoặc thiếu kiên nhẫn trên bàn đàm phán
hay trong quá trình giải quyết công việc là một điều khá trẻ con và hành vi xúc phạm
đến họ.

Cho nên các nhà đàm phán được khuyên là nên tránh đối đầu công khai bằng
mọi giá. Bởi vì những đối tác Nhật bản sẽ nhanh chóng mất đi sự tôn trọng đối với
những người không giữ được bình tĩnh khi mà họ bị đưa vào một vấn đề ngoài ý muốn,
khó kiểm soát.

5.5. Lưu ý trong buổi đàm phán kinh doanh (Negotiation) với đối tác Nhật

5.5.1. Bắt đầu cuộc đàm phán (Making a presentation

Người Nhật khi bắt đầu cuộc đàm phán họ sẽ thường tránh việc mở đầu cuộc
đàm phán bằng một câu chuyện cười hoặc một điều hài hước gì. Vì họ cho rằng điều
này là thiếu sự tôn trọng với không khí của buổi đàm phán và các đối tác đàm phán.

Chính vì điều đó mà người Nhật luôn chuẩn bị đầy đủ các loại thông tin, tài liệu
liên quan đến cuộc đàm phán bằng văn bản, họ thích sử dụng những tài liệu, báo cáo
với số liệu hoàn chỉnh để phản ánh đúng thực trạng của công ty mình cũng như của đối
thủ để đưa ra quyết định chính xác.

Tuy nhiên có một vấn đề là trong đàm phán, người Nhật thường có văn hoá nhập
nhằng (Diffuse), khi mà ngoài những thông tin cần đàm phán thì họ luôn cố biết thêm
nhiều thông tin cá nhân cụ thể nhất của đối tác ngay cả các thông tin về đối phương như
thói quen, sở thích của lãnh đạo, văn hoá của doanh nghiệp hay những đối tác mà công
ty đã từng hợp tác họ cũng tìm hiểu trước khi bước vào đàm phán.

5.5.2. Quá trình ra quyết định (Decision - Making)

Người Nhật có văn hóa trọng tính cộng đồng (Collectivism) nên các quyết định
của họ chỉ được đưa ra sau khi đã bàn bạc kỹ lưỡng và thống nhất bởi tập thể.
25

Thêm 1 vấn đề lưu ý nữa là quá trình ra quyết định (Decision – Making) của các
công ty Nhật Bản thường kéo dài rất lâu và đòi hỏi sự kiên nhẫn đến từ đối tác, Vì người
Nhật tinh thần trách nhiệm cao, họ cần có sự cân nhắc về mọi mặt nên dẫn đến quá trình
xem xét khi đàm phán tiêu tốn rất nhiều thời gian

Trong quá trình đàm phán, người Nhật thường kìm nén cảm xúc (Neutral) họ sẽ
không bày tỏ bất kỳ thái độ nào dù là đồng ý hay phản đối. Chỉ đến khi cuộc đàm phán
đến hồi kết thì họ mới bắt đầu cân nhắc và đưa quyết định. Trong quá trình đó họ thường
gật đầu, tuy nhiên cần chú ý việc họ gật đầu là đang đồng ý với những ý kiến của bạn
mà chỉ là đang thể hiện họ lắng nghe bạn mà thôi.

5.5.3. Vai trò của hợp đồng (Role of contract)

Đối với người Nhật, hợp đồng là biểu hiện của các ý định nên dù việc tạo mối
quan hệ với đối tác rất quan trọng nhưng trong quan niệm của họ thì mọi thứ được viết
bằng văn bản vẫn tốt hơn hết.

Tuy người Nhật tôn trọng và đặt cao vấn đề chữ tín nhưng họ luôn luôn đặt đầy
đủ các vấn đề và điều khoản vào hợp đồng vì suy nghĩ trong họ là một bản hợp đồng
hợp pháp sẽ đảm bảo quyền lợi của cả 2 bên.

5.6. Lưu ý trong buổi tiệc gặp mặt với đối tác Nhật

Thiết đãi (Wining and Dining):

Việc mời ăn uống sau đàm phán cũng là một cách để củng cố mối quan hệ, điều
này là thường thấy ở những quốc gia coi trọng quan hệ (relationship-focus) như Nhật
Bản. Tuy nhiên đặc biệt chú ý là trong bữa ăn mời khách, ta nên chủ động rót đồ uống
cho khách, tránh trường hợp khách tự rót đồ uống cho mình.

Các hoạt động giải trí ngoài cuộc đàm phán là không cần thiết:

Ở Việt Nam thì sau khi những buổi đàm phán thì họ sẽ tổ chức những hoạt động
như karaoke, spa, trao quà cáp..để gây được điểm, tạo dựng mối quan hệ với đối tác.

Tuy nhiên đối với người Nhật thì những hoạt động này chẳng những không cần
thiết mà rất có thể sẽ gây phản ứng ngược. Như đã đề cập thì việc người Nhật có thể
26

tham gia các buổi ăn uống, tiệc rượu nhỏ để tránh sự khách sáo, kéo gần quan hệ giữa
hai bên nhưng họ rất ít khi thỏa thuận kinh doanh ngoài phòng họp.

Bởi sự nghiêm túc và tinh thần “võ sĩ đạo” Bushido đã ngấm vào trong tiềm thức
cho nên sẽ không thể nào có thể diễn ra một cuộc thương thảo ngoài phòng họp bởi sẽ
vi phạm chữ tín nghiêm trọng.

5.7. Những lưu ý khác

5.7.1. Nội bộ

Việc đi làm ở một công ty có nền văn hóa khác với Việt Nam, mà cụ thể ở bài viết
này là Nhật Bản thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn do khác biệt văn hóa, truyền thống. Dưới
đây là những nguyên tắc cần lưu ý khi bắt đầu công việc tại một công ty Nhật Bản.

Đi sớm 10 phút - Về trễ 5 phút

Ở Nhật có quan niệm rằng khi đi làm sớm, bạn sẽ có thời gian để chỉn chu lại
trang phục, chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đầy đủ vào những ngày có họp hành, hoặc chỉ đơn
giản là xem xét những việc cần làm vào ngày hôm nay để có tâm thế sẵn sàng làm việc.
Và mọi người thường có văn hóa làm ngoài giờ, có khi nửa tiếng nhưng cũng có khi lên
đến vài ba tiếng. Vì vậy, việc “rục rịch” thu dọn đồ đạc chuẩn bị ra về khi chưa đến giờ
tan sở là điều tối kỵ.
27

Chủ động trong mọi tình huống

Để có thể nắm bắt công việc mới một cách nhanh chóng thì nên chuẩn bị sổ tay
công việc, và quan trọng là cần chủ động ghi chép khi được cấp trên hoặc người tiền
nhiệm hướng dẫn. Ngoài những việc được hướng dẫn, người mới nên chủ động hỏi
những công việc mình có thể làm, chứ không nên thụ động, chỉ làm việc khi được bảo.

Nắm vững quy tắc “Horenso”

Đây là quy tắc bất di bất dịch ở các công ty Nhật, được viết tắt từ Hokoku (báo
cáo) – Renraku (liên lạc) – Sodan (thảo luận). Khi có vấn đề phát sinh thì phải luôn tuân
theo nguyên tắc này: Báo cáo vấn đề cho cấp trên, liên lạc chia sẻ thông tin cho đồng
nghiệp và cùng nhau bàn luận tìm ra giải pháp khắc phục.

Ngoài ra, còn một số chú ý nhỏ sau:

Đến nơi làm việc phải chào hỏi mọi người. Tan làm đi về cũng nên cất tiếng
chào. Luôn luôn tươi cười và lễ phép với đồng nghiệp và mọi người xung quanh.

Người Nhật thích sự im lặng nơi công sở, cho nên cần chú ý khi nghe điện thoại
và trò chuyện cùng đồng nghiệp khác. Giữ âm lượng vừa đủ nghe khi trò chuyện, tránh
làm ồn gây ảnh hưởng tới người khác.

Ở văn phòng, nên chủ động giúp đỡ mọi người làm các công việc lặt vặt. Những
công việc nhỏ nhặt ban đầu sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về quy trình làm việc, làm quen
với môi trường, đồng thời tạo mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và cấp trên.

Khi được đồng nghiệp và cấp trên nhắc nhở hay thậm chí quở trách vì một vấn
đề nào đó, nên im lặng lắng nghe và rút kinh nghiệm. Tránh trường hợp cãi lại, gây gổ
mất đoàn kết, tạo ra hình ảnh xấu cho bản thân.

5.7.2. Khởi nghiệp

Đầu tiên là việc xin Visa. Hiện nay, Nhật Bản đã cho phép người nước ngoài có
thể xin visa quản lý kinh doanh trong vòng 4 tháng từ nước ngoài. Visa này giúp bạn
có thể qua Nhật với mục đích chuẩn bị cho việc kinh doanh.

Tuy nhiên để có thể thuận tiện khi kinh doanh tại Nhật Bản, bạn phải có một đại
diện đang sinh sống tại Nhật Bản. Trong trường hợp công ty nước ngoài không có bất
28

kỳ đại diện nào tại Nhật Bản, bạn nên mở văn phòng đại diện trước và tuyển nhân
viên/giám đốc làm người đại diện tại Nhật Bản để bắt đầu nghiên cứu thị trường, phát
triển của khách hàng và chuẩn bị cho việc thành lập một chi nhánh hoặc công ty.

Bên cạnh loại visa cần có, bạn cần lựa chọn một tên thương mại, thậm chí đơn
giản là tên hay biệt danh của bạn; một địa chỉ hợp lệ tại Nhật Bản, một tài khoản ngân
hàng kèm số điện thoại. Sau đó nộp đơn đăng ký tại Cơ quan đăng ký thương mại tại
Nhật Bản qua mạng hoặc qua đường thư tín.

Ngoài việc đăng ký kinh doanh tại Nhật Bản, bạn nên xem xét giấy phép kinh
doanh hoặc giấy phép còn tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh hoặc ngành nghề ở
Nhật Bản. Thủ tục của giấy phép kinh doanh và từng giấy phép con là khác nhau. Vì
vậy, nếu có thể hãy nhờ tới các chuyên gia hỗ trợ tư vấn giấy phép con nào cần thiết
cho ngành nghề kinh doanh của bạn.

Đặc biệt, việc hiểu hệ thống pháp luật của Nhật Bản về các vấn đề nhập cư, thuế,
an ninh xã hội, quản lý lao động, luật doanh nghiệp và các vấn đề khác liên quan đến
công ty và quản lý kinh doanh là rất cần thiết. Điều đầu tiên là nên tìm và làm quen với
một người chuyên về những vấn đề này tại Nhật Bản khi bắt đầu việc kinh doanh.
29

KẾT LUẬN

Văn hóa doanh nghiệp không phải là những chuẩn mực nguyên tắc hà khắc và
cũng không phải là sự thoải mái không giới hạn mà văn hóa doanh nghiệp là sự dung
hòa giữa công việc và tinh thần, là sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức, giữa các cá
nhân, tập thể với nhau. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là tạo nên một môi trường tổ
chức chuyên nghiệp và tạo nên những bản sắc riêng cho mỗi doanh nghiệp.

Việc nghiên cứu về “Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản” giúp chúng ta học hỏi
được những kinh nghiệm, bài học bổ ích để áp dụng vào văn hóa doanh nghiệp tại Việt
Nam. Qua đó nhìn nhận những mặt hạn chế trong văn hóa doanh nghiệp Nhật để hoàn
thiện hơn văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của các công ty trong
nước, đồng thời tạo cơ hội để củng cố mối quan hệ trong kinh doanh giữa hai nước.

Qua đó cho thấy, văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa cho sự phát triển bền vững
cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là đòi hỏi cấp
bách hiện nay và là điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần lưu tâm tới. Xây dựng và phát
triển văn hóa doanh nghiệp đang trở thành một xu hướng trên thế giới và được nâng lên
tầm chiến lược trong nhiều doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, ở
Việt Nam, khái niệm Văn hóa doanh nghiệp còn khá mới mẻ. Thực tế cho thấy, hầu hết
các doanh nghiệp ở nước ta còn chưa có sự nhận thức đúng đắn về văn hóa doanh
nghiệp, chưa thấy được tầm quan trọng và sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp. Vì thế,
mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nền văn hóa doanh nghiệp lành mạnh,
vững chắc, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp cần tạo dựng cho riêng mình một tác phong
làm việc chuyên nghiệp để nâng cao hiệu suất công việc, giúp doanh nghiệp ngày càng
phát triển phồn thịnh và vững mạnh hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Sách

1. Cross Cultural Business Behavior: Negotiating, Selling, Sourcing and


Managing Across Cultures (Fourth Edition) by Richard R.Gesteland

2. Slide bài giảng của giảng viên Phan Đình Quyền

3. Hofstede's Cultural Dimensions Theory

B. Báo chí

4. Báo Tuổi trẻ online. (30/4/2008). Văn hoá giao tiếp của người Nhật trong kinh doanh.
https://tuoitre.vn/van-hoa-giao-tiep-cua-nguoi-nhattrong-kinh-doanh-255255.htm

5. Báo Người Lao động. (5/7/2016). Những tiền năng kinh doanh ở Nhật.
https://nld.com.vn/kinh-te/nhieu-tiem-nang-kinh-doanh-o-nhat-
20160705215732938.htm

C. Internet

6. “Điều kiện tự nhiên Nhật Bản” http://atlantic.edu.vn/dieu-kien-tu-nhien-nhat-ban-


341/
7. “Học người nhật triết lý kinh doanh” https://kaizen.vn/vuon-uom-nhan-tai/chi-
tiet/5228.hoc-nguoi-nhat-triet-ly-kinh-doanh.html

8. “Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản” https://sakurabooks.vn/van-hoa-doanh-nghiep-


nhat-ban_3293.html

You might also like