You are on page 1of 100

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG


TỈNH

LỚP

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

MỤC TIÊU Yêu cầu cần đạt sau mỗi bài học.
MỤC TIÊU
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
MỤC TIÊU
KHỞI ĐỘNG Giúp các em tạo tâm thế, hứng thú và kết nối
KHỞI ĐỘNG với chủ đề bài học.
GIỚI
MỤC THIỆU
TIÊU CHỦ ĐỀ
KHÁM PHÁ
KHÁM PHÁ
KHỞI ĐỘNGCHỦ ĐỀ
GIỚI THIỆU
MỤC
LUYỆNTIÊU
TẬP
LUYỆN TẬP Giúp các em quan sát, tìm hiểu,… để phát
KHÁM PHÁ hiện và trải nghiệm những điều mới.
KHỞI
GIỚI ĐỘNGCHỦ ĐỀ
THIỆU
VẬN DỤNG
VẬN DỤNG
LUYỆN TẬP
KHÁM PHÁ
KHỞI ĐỘNG
VẬN DỤNG Giúp các em luyện tập và thực hành những
LUYỆN TẬP
KHÁM PHÁ điều vừa khám phá được.

VẬN DỤNG
LUYỆN TẬP
Giúp các em vận dụng những nội dung đã học
VẬN DỤNG vào thực tiễn.

Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu để dành tặng


các em học sinh lớp sau!

2
Lời nói đầu
Các em học sinh thân mến!
Bước vào lớp 10, cùng với sách giáo khoa mới biên soạn theo Chương trình
Giáo dục phổ thông 2018, các em sẽ được học những nội dung giáo dục
địa phương, là những vấn đề cơ bản về: văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội,
môi trường, hướng nghiệp,… của quê hương mình.
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh An Giang – Lớp 10 được biên soạn để
cụ thể hoá các yêu cầu của chương trình, đồng thời trang bị cho các em những
kiến thức về quê hương, nơi sinh sống, qua đó bồi dưỡng tình yêu quê hương,
rèn luyện thói quen tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để giải quyết các
vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh An Giang – Lớp 10 được cấu trúc thành
6 chủ đề tương ứng với nội dung các môn học và hoạt động giáo dục lớp 10
trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Các chủ đề được thiết kế thành
các hoạt động: Khởi động, Khám phá, Luyện tập và Vận dụng, nhằm tạo điều
kiện giúp các em phát huy được tính tích cực trong quá trình học tập, đồng thời
hỗ trợ các em phát triển năng lực tự học của bản thân.
Ban biên soạn rất mong được sự đóng góp ý kiến của các nhà giáo, các bậc
phụ huynh và học sinh để tài liệu được bổ sung, hoàn thiện trong lần tái bản sau.
Chúc các em có những trải nghiệm thú vị, bổ ích cùng Tài liệu Giáo dục
địa phương tỉnh An Giang – Lớp 10.
CÁC TÁC GIẢ

3
Mục lục
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2

LỜI NÓI ĐẦU.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

CHỦ ĐỀ 1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH AN GIANG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

CHỦ ĐỀ 2. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ
Ở TỈNH AN GIANG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
Bài 1. Khái quát về di sản văn hoá ở tỉnh An Giang. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
Bài 2. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở tỉnh An Giang. . . . . . . . . . . . . 23

CHỦ ĐỀ 3. VĂN HỌC DÂN GIAN TỈNH AN GIANG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39


Bài 1. Khái quát văn học dân gian tỉnh An Giang. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
Bài 2. Đất và người An Giang qua truyện cổ dân gian. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60

CHỦ ĐỀ 4. ÂM NHẠC TỈNH AN GIANG – TÁC GIẢ, TÁC PHẨM. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73

CHỦ ĐỀ 5. MĨ THUẬT TRONG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81

CHỦ ĐỀ 6. KINH TẾ, DU LỊCH TỈNH AN GIANG.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 90

4
CHỦ ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1 Ở TỈNH AN GIANG

MỤC TIÊU
• Trình bày và phân tích được những biểu hiện và nguyên nhân của biến đổi
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
khí hậu ở tỉnh An Giang;
• Nêu được tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội
KHỞI
tỉnh ĐỘNG
An Giang;
MỤC TIÊU
• Nắm được các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại tỉnh An Giang.
KHÁM PHÁ
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
MỤC TIÊU
LUYỆN TẬP
KHỞI ĐỘNG
XemGIỚI
VẬN THIỆU
DỤNG
một đoạn
KHÁM
CHỦvềĐỀ
phim ngắn
PHÁ tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống con người
ở tỉnh An Giang.
ChiaKHỞI
sẻ cảmĐỘNG
xúc của em sau khi xem đoạn phim đó.
LUYỆN TẬP
KHÁM PHÁ
VẬN DỤNG
I. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU Ở TỈNH AN GIANG
LUYỆN TẬP

VẬNvàoDỤNG
Dựa kiến thức đã học, quan sát bảng 1 và đọc thông tin trong bài, em hãy:
– Trình bày đặc điểm khí hậu tỉnh An Giang.
– Cho biết lượng mưa trung bình năm phân bố như thế nào trên lãnh thổ và
theo mùa.
– Xác định các loại gió và hướng gió hoạt động trong năm của tỉnh An Giang.

5
Bảng 1. Một số đặc điểm về khí hậu của tỉnh An Giang

Nhiệt độ trung bình 27 – 280C

Độ ẩm 80 – 81%

Lượng mưa trung bình 1 200 – 1 300 mm

Khí hậu tỉnh An Giang có tính chất cận xích đạo, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Về nhiệt độ: tỉnh An Giang có nhiệt độ trung bình năm khoảng 27ºC (cao nhất
35ºC – 36ºC vào tháng 4, tháng 5, thấp nhất 20ºC – 21ºC vào tháng 12, tháng 1).
Tỉnh An Giang là địa phương có số giờ nắng trong năm lớn kỉ lục của cả nước.
Về độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình trong nhiều năm từ 80% đến 85% và có sự
dao động theo chế độ mưa theo mùa.
Về lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm khoảng 1 200 – 1 300 mm, trong đó
mưa ít nhất vào tháng 2 và mưa nhiều nhất vào tháng 9.
Về gió mùa: Tỉnh An Giang chịu ảnh hưởng của hai mùa gió là gió mùa Tây Nam
và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 11. Gió mùa Đông Bắc thổi vào tỉnh An Giang không tạo ra rét, mà chỉ
hanh khô, có phần nắng nóng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhìn chung, khí hậu tỉnh An Giang thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, nhất là trồng
lúa, nuôi bò và phát triển nuôi trồng thuỷ sản,…Tuy nhiên, vào mùa khô thường
thiếu nước, mùa lũ nước sông dâng cao, gây ngập úng,...

II. NHỮNG BIỂU HIỆN VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH
AN GIANG
1 Khái niệm
Biến đổi khí hậu là “các biến đổi trong môi trường vật lí hoặc sinh học gây ra
những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản
của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lí hoặc đến hoạt động của các hệ thống
kinh tế – xã hội hoặc đến sức khoẻ và phúc lợi của con người”.(1)

(1)
Theo công ước chung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu.

6
2 Những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở tỉnh An Giang

Dựa vào thông tin mục 2 và những hiểu biết thực tế của bản thân, em hãy:
– Nêu những biểu hiện biến đổi khí hậu ở tỉnh An Giang.
– Cho biết trong các biểu hiện đó, biểu hiện nào thể hiện rõ nhất.

Trong những năm gần đây, khí hậu tỉnh An Giang có nhiều biến đổi như: khô hạn,
không có lũ, xâm nhập mặn,… Nhiệt độ có thời điểm cao nhất lên đến 37,6°C, mực
nước lũ tại thị xã Tân Châu chỉ đạt 255 cm (thấp nhất so với chuỗi số liệu quan trắc
được từ năm 1926), xâm nhập mặn có nồng độ cao và kéo dài (4,5‰)(1),…
Nhiệt độ tăng: Trong 30 năm qua (1979 – 2008), nhiệt độ trung bình năm ở tỉnh
An Giang tăng 0,80C, nhiệt độ cao nhất tăng 1,20C và nhiệt độ thấp nhất tăng 0,50C.
Sự dâng lên của nước biển và quá trình xâm thực: Phân tích số liệu mực nước
tại trạm Châu Đốc và Long Xuyên (tỉnh An Giang) trong 34 năm (1977 – 2010) cho
thấy xu thế mực nước của các trạm Châu Đốc và Long Xuyên có xu hướng tăng.
Bảng 2. Tốc độ biến đổi của mực nước tại Châu Đốc và Long Xuyên (cm/năm)(2)

Trạm Cao nhất Trung bình Thấp nhất


Châu Đốc 0,177 0,126 0,466
Long Xuyên 0,954 0,390 0,546

Mưa bão, lũ lụt thất thường: Từ đầu mùa lũ năm 2020 đến nay, lượng mưa trên
lưu vực sông Mê Công thiếu hụt từ 30 – 40% so với trung bình nhiều năm, dòng
chảy sông Mê Công cũng đang ở mức rất thấp. Đỉnh lũ năm ở đầu nguồn sông
Cửu Long trên sông Tiền tại Tân Châu và sông Hậu tại Châu Đốc ở mức báo động
1 – 2, thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm 0,2 – 0,4 m.

Hình 1. Kênh cấp 2


ở xã An Nông, huyện
Tịnh Biên, tỉnh An Giang
là kênh dẫn nước vào ruộng
nay đã trơ đáy
(Nguồn: vnexpress.net)

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang.


(1)

PGS.TS. Nguyễn Đình Tuấn, ThS. Báo Văn Tuy, “Tác động của biến đổi khí hậu đến tỉnh An Giang và giải pháp
(2)

ứng phó”, Tạp chí khí tượng thuỷ văn, Trường Đại học Tài nguyên môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, 2014.

7
Hạn hán kéo dài: Do lượng mưa ngày càng giảm, mực nước trên các kênh rạch
xuống thấp kèm theo nắng nóng, gây khó khăn cho công tác bơm tưới. Hạn hán
kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống người dân ở các huyện vùng núi Tri Tôn,
Tịnh Biên và vùng đồng bằng ở các huyện An Phú, Phú Tân, Châu Đốc, Tân Châu ở
các vùng đất gò cao.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan khác: lốc xoáy, vòi rồng, bão,… đang xuất hiện
hằng năm và có xu hướng tăng dần tại tỉnh An Giang.

3 Nguyên nhân của biến đổi khí hậu ở tỉnh An Giang

Dựa vào thông tin mục 3 và những hiểu biết thực tế của bản thân, em hãy:
– Kể tên những nguyên nhân biến đổi khí hậu ở tỉnh An Giang.
– Nêu nguyên nhân em cho là quan trọng nhất dẫn đến biến đổi khí hậu.

Có hai nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu ở tỉnh An Giang: khách quan
và chủ quan.
Nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên): sự biến đổi các hoạt
động của Mặt Trời, sự thay đổi quỹ đạo Trái Đất, sự dịch chuyển của các châu lục,
sự biến đổi của các dạng hải lưu và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển.
Nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người): xuất phát từ sự thay đổi
mục đích sử dụng đất và nguồn nước; sự gia tăng lượng thải khí CO2 và các khí
nhà kính khác từ các hoạt động của con người.

III. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI KINH TẾ – XÃ HỘI TỈNH
AN GIANG

Quan sát các hình ảnh và thông tin mục III, em hãy:
– Cho biết biến đổi khí hậu đã tác động như thế nào đến kinh tế – xã hội ở
tỉnh An Giang.
– Phân tích những hậu quả mà biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp ở tỉnh An Giang.

8
Hình 2. Người dân vùng Bảy Núi huyện Hình 3. Sạt lở rạch Cái Sao tại
Tri Tôn đi “mót” nước trong mùa khô hạn thành phố Long Xuyên
(Nguồn: nongnghiep.vn) (Nguồn: nhandan.vn)

Hình 4. Sạt lở ở xã Bình Mỹ, huyện Hình 5. Rừng ở Bảy Núi huyện Tri Tôn
Châu Phú đe doạ quốc lộ 91 đang úa lá, cây chết, nguy cơ
(Nguồn: nhandan.vn) cháy rừng ở cấp cực kì nguy hiểm
(Nguồn: nongnghiep.vn)

Hình 6. Diễn biến xâm nhập mặn năm 2020 Hình 7. Diễn biến xâm nhập mặn năm 2050
theo kịch bản B2 theo kịch bản B2
(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Đình Tuấn – Đại học Tài nguyên môi trường Thành phố Hồ Chí Minh)

9
Biến đổi khí hậu đang diễn ra, ảnh hưởng đến các mặt kinh tế – xã hội của tỉnh
An Giang. Tình trạng hạn hán, giông lốc, lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước sản xuất
và sinh hoạt vào mùa khô, nguy cơ cháy rừng, sạt lở bờ sông,... thường xuyên xuất
hiện những năm gần đây, tác động đến chất lượng sản xuất nông nghiệp, gây nhiều
thiệt hại đến tài sản và tính mạng của người dân.
Tác động đến tài nguyên nước: Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, chế độ mưa thay
đổi gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, khó khăn cho
việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước, đặc biệt ở vùng Bảy Núi
thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
Tác động đến ngập nước: Theo nghiên cứu nếu kết hợp có lũ, nước biển chỉ
dâng 12 cm thì phần lớn huyện Châu Thành và Châu Phú đều bị ngập, nhất là các
huyện ven sông, diện tích bị ngập hơn 82%.(1)
Tác động đến xâm nhập mặn: Những tháng mùa khô, lưu lượng dòng chảy mùa
kiệt trên sông Mê Công giảm mạnh làm nước sông Tiền, sông Hậu và kênh rạch nội
đồng giảm nhanh, trong khi độ dốc lòng sông nhỏ, địa hình lại khá bằng phẳng kết
hợp với sự dâng cao của nước biển sẽ làm cho quá trình xâm nhập mặn tiến sâu
vào nội đồng.
An ninh lương thực: An Giang là một trong những tỉnh có diện tích đất canh
tác lớn nhất trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Biến đổi khí hậu sẽ tác động
nghiêm trọng đến lĩnh vực an ninh lương thực của tỉnh. Cụ thể, diện tích đất nông
nghiệp sẽ bị thu hẹp do thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn (theo nghiên cứu
đến năm 2050 gần 1/2 tỉnh bị ảnh hưởng).
Đa dạng sinh học: Mực nước biển dâng làm mất đi một số vùng đất ngập nước,
làm thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước, đe
doạ các loài thuỷ sinh sống trong đó. Hệ sinh thái nước ngọt sẽ bị thu hẹp dần và
hệ sinh thái nước mặn và lợ sẽ lan rộng làm suy thoái các giống cây trồng đặc hữu
của địa phương.
Các ngành kinh tế: Làm tăng nguy cơ ngập nước các tuyến giao thông quan
trọng, tăng xói lở mặt và nền đường bộ, tăng nguy cơ xói lở và cạn kiệt các luồng
đường thuỷ; làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh; nguy cơ
ngập lụt và thách thức trong tiêu thoát nước ở các đô thị lớn và xử lí nước nhiễm
bẩn từ các khu công nghiệp.
Hậu quả: “Từ năm 2016 – 2020, thiệt hại về tài sản và sản xuất của người dân
do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh là 1 204 tỉ đồng; làm 6 người chết và 8 người
bị thương (do lũ và sét đánh); 273 vụ mưa, giông lốc làm sập và tốc mái 3 885 căn
nhà, khiến 118 271 ha lúa, hoa màu, cây ăn trái bị ngã đổ; xảy ra 251 điểm sạt lở
(1)
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang.

10
với chiều dài 20 890 m, 723 hộ phải di dời khẩn cấp, 1 643 căn nhà bị sập và ngập
do lũ (năm 2018); 3 146 ha lúa, hoa màu bị ngập.” (1)

IV. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH AN GIANG

Quan sát các hình trong mục IV, dựa vào hiểu biết của bản thân và đọc
thông tin trong bài, em hãy:
– Nêu các giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh An Giang.
– Nêu những giải pháp để giải quyết tình trạng sạt lở bờ sông.

Hình 8. Thi công kè khắc phục khẩn


cấp sạt lở rạch Cái Sắn, thành phố
Long Xuyên, ứng phó với
biến đổi khí hậu
(Nguồn: moitruongvadothi.vn)

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm
cho toàn xã hội về biến đổi khí hậu. Phát động mọi người dân trồng cây, gây rừng.
Đẩy mạnh tuyên truyền về các lợi ích mà rừng mang lại như: hạn chế lũ lụt, mưa
bão, lốc xoáy, hạn hán; cải thiện tốt nguồn nước ngầm, không khí, nhiệt độ,…

Hình 9. Liên đoàn lao động


tỉnh An Giang phát động
Tết trồng cây tại huyện
Tịnh Biên, năm 2022
(Nguồn: Lục Tùng)

Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của ngập lụt, hạn hán, sạt
lở bờ sông, xâm nhập mặn do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng như:

Nguồn: https://baoangiang.com.vn/an-giang-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau-va-phong-chong-thien-
(1)

tai-a322687.html

11
– Xây dựng hệ thống hồ chứa miền núi và khu vực đồng bằng nhằm điều tiết,
phân phối và dự trữ lượng nước hợp lí đáp ứng nhu cầu.

Hình 10. Hồ chứa nước


Soài So, xã Núi Tô,
huyện Tri Tôn
nhìn từ trên cao
(Nguồn: toplist.vn)

– Tôn tạo, nâng cấp các các tuyến đê chính nhằm ngăn lũ và xâm nhập mặn, đảm
bảo tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống kinh tế – xã hội.
– Nâng cấp và củng cố hệ thống kênh mương, trạm bơm bảo đảm vững chắc
bơm tưới, tiêu phục vụ kịp thời và có hiệu quả cho sản xuất.

Hình 11. Công trình Trạm bơm


nước Ba tháng Hai, xã An Cư,
huyện Tịnh Biên(1)
(Nguồn: Nguyễn Hảo)

– Trong nông nghiệp cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu,
nghiên cứu lai tạo các giống mới đảm bảo sản xuất bền vững.
– Quản lí và quy hoạch việc khai thác cát (sông), đá (núi).

Hình 12. Ngành nông nghiệp tỉnh


An Giang ứng dụng công nghệ cao
thích ứng với biến đổi khí hậu
(Nguồn: Trần Quang Khải)

(1)
Tỉnh uỷ An Giang, An Giang trên đường phát triển (1975 – 2015), xuất bản tháng 4 – 2015, tr 358.

12
– Tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ và sử dụng hiệu quả các nguồn tài
trợ quốc tế, bao gồm tài chính, chuyển giao công nghệ thông qua các hoạt động
hợp tác, tài trợ.

Hình 13. Lễ công bố quyết


định thành lập Viện Biến đổi
khí hậu trực thuộc trường
MỤC
Đại học TIÊU– Đại học
An Giang
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
tháng 2 – 2022
(Nguồn: THIỆU
GIỚI CHỦ
ogu.edu.vn) ĐỀ

– XâyKHỞI
dựng ĐỘNG
kế hoạch hành động của các ngành, địa phương ứng phó với biến
đổi khí hậu.
KHÁM PHÁ

LUYỆN TẬP
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy hoàn thành các nội dung ở bảng sau:
VẬN DỤNG
Tác động của Giải
STT Biểu hiện
biến đổi khí hậu pháp
MỤC TIÊU
Gia tăng cường độ, tần suất mùa nước nổi tại
1 ? ?
các địa phương.

2 GIỚI THIỆU
Gia tăng CHỦ
tình trạng xóiĐỀ
mòn đất. ? ?

3 Suy giảm nguồn nước mặt, nước ngầm. ? ?


KHỞI ĐỘNG
Hạn hán trong mùa khô, biến động bất thường
4 ? ?
mùa mưa.
KHÁM PHÁ
5 Xâm nhập mặn. ? ?
LUYỆN TẬP

VẬN DỤNG
Nêu những biểu hiện của biến đổi khí hậu và những tác động chính đến địa
phương nơi em sống. Em và gia đình đã làm gì để ứng phó với những biến đổi khí
hậu đó?

13
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
CHỦ ĐỀ
GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ
2 Ở TỈNH AN GIANG

KHÁI QUÁT VỀ DI SẢN VĂN HOÁ Ở


BÀI 1 TỈNH AN GIANG

MỤC TIÊU
• Nêu được khái niệm, phân loại và ý nghĩa của di sản văn hoá;
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
• Lập được bảng xếp loại di sản văn hoá ở tỉnh An Giang;
MỤC
• Giải thíchTIÊU
được giá trị của các di sản văn hoá trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục,
duKHỞI
lịch tại ĐỘNG
tỉnh An Giang.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
KHÁM PHÁ
KHỞI ĐỘNG
LUYỆN TẬP
KHÁM PHÁ
Em đã từng nghe nói về một nền văn hoá lớn thời kì cổ đại, gắn với lịch sử
VẬN DỤNG
quê hương An Giang hay chưa? Dựa vào hình 1, hãy kể những điều em biết
về diLUYỆN
sản văn TẬP
hoá này.

VẬN DỤNG

Hình 1. Hình ảnh di tích và di vật khảo cổ ở tỉnh An Giang


(Nguồn: ditichquocgia.angiang)
14
KHỞI ĐỘNG

KHÁM PHÁ
1 Khái niệm, phân loại di sản văn hoá
a.LUYỆN
Khái niệmTẬP
Theo dòng chảy lịch sử của một dân tộc hoặc một cộng đồng người, những giá
VẬN
trị văn hoá cả DỤNG
về vật chất và tinh thần đã không ngừng được sáng tạo ra và tích luỹ,
bồi đắp trong một quá trình lâu dài.
Di sản là những gì thuộc về thế hệ trước, được giữ gìn, chuyển giao cho thế hệ
sau và tại thời điểm hiện tại lại tiếp tục bảo tồn, phát huy với mong muốn tiếp tục
lưu truyền cho thế hệ tương lai.
Theo đó, Di sản văn hoá là hệ thống những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần,
mang tính đặc trưng của một nền văn hoá cụ thể, được bảo tồn và trao truyền qua
các thế hệ, được gìn giữ và phát huy.
b. Phân loại
Theo UNESCO, toàn bộ di sản thế giới được chia làm ba loại, bao gồm: di sản
thiên nhiên, di sản văn hoá và di sản hỗn hợp. Luật Di sản Việt Nam (văn bản hợp
nhất – 2013) phân loại di sản văn hoá thành di sản văn hoá phi vật thể và di sản
văn hoá vật thể:

DI SẢN VĂN HOÁ

DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ DI SẢN VĂN HOÁ VẬT THỂ

• Là sản phẩm tinh thần; • Là sản phẩm vật chất;


• Có giá trị lịch sử, văn hoá, • Có giá trị lịch sử, văn hoá,
khoa học; khoa học;
• Được lưu truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác;
• Gồm: tiếng nói, chữ viết; • Gồm: di tích lịch sử – văn
ngữ văn dân gian; nghệ hoá, danh lam thắng cảnh, di
thuật trình diễn dân gian; vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
tập quán xã hội và tín
ngưỡng; lễ hội truyền
thống; nghề thủ công
truyền thống; tri thức
dân gian.

Hình 2. Sơ đồ phân loại di sản văn hoá


15
Hình 3. Một số quyển Kinh lá Buông Hình 4. Tượng Phật 4 tay
(Xatra Slấkrít) của người Khmer chùa Linh Sơn (huyện Thoại Sơn)
(Nguồn: Chau Râm) (Nguồn: Thuý An)

Em có biết?
Khi chưa có giấy viết, người Khmer vùng Bảy Núi đã ghi chép kinh Phật, truyện cổ,
trò chơi, bài giáo huấn dân gian trên lá cây buông phơi khô, rồi dùng nước than gỗ hoặc
nước trái cau non để lau sạch và cất giữ. Kinh Phật được người Khmer viết trên lá của
cây buông, gọi là Kinh lá Buông (Xatra Slấkrít). Đây là loại thư tịch cổ quý hiếm, viết
bằng tiếng Khmer cổ hay tiếng Bali. Mỗi bộ kinh có từ 4 – 10 cuốn (quyển), mỗi cuốn
có 20 – 60 lá kinh, mỗi mặt lá có 5 dòng, với khoảng 150 chữ. Kinh lá buông chứa đựng
giá trị về kĩ thuật, mĩ thuật, nghệ thuật và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh,
tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào dân tộc Khmer.

– Em hãy nêu khái niệm Di sản văn hoá.


– Luật Di sản Việt Nam phân loại di sản văn hoá như thế nào? Em hãy cho
ví dụ minh hoạ.

2 Xếp loại Di sản văn hoá trên vùng đất An Giang


Tỉnh An Giang là một vùng đất cổ, nơi lưu lại nhiều dấu tích lịch sử – văn hoá
trong thời kì phát triển rực rỡ của nền văn hoá Óc Eo và vương quốc cổ Phù Nam.
Nằm hai bên bờ sông Hậu với nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, lại là nơi cộng
cư của nhiều dân tộc cùng sinh sống, vùng đất An Giang có nhiều di sản thiên
nhiên, di sản lịch sử – văn hoá đa dạng, độc đáo.
Tính đến tháng 3 năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 88 di sản văn hoá được xếp loại,
trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 28 di tích quốc gia, 58 di tích cấp tỉnh và 4 di
sản văn hoá phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia:

16
Di tích quốc gia đặc biệt có 2 di tích: Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật
Óc Eo – Ba Thê (huyện Thoại Sơn), Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (thành phố
Long Xuyên).

Em có biết?
Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ
thuật Óc Eo – Ba Thê nằm trên địa bàn
thị trấn Óc Eo, thuộc huyện Thoại Sơn,
tỉnh An Giang. Nền văn hoá Óc Eo hình
thành và phát triển mạnh trong khoảng
từ thế kỉ I đến thế kỉ VII. Các di vật, di
chỉ của nền văn hoá Óc Eo được khai
quật hết sức phong phú. Nhiều loại hình
của nền văn hoá Óc Eo như tôn giáo, cư
trú, kiến trúc, mộ táng, đặc biệt là các di
tích kênh đào cổ, đường nước cổ, lung
cổ,… đã cho thấy được rõ nét diện mạo
của nền văn hoá Óc Eo và vương quốc
Hình 5. Di vật tại di tích Óc Eo – Ba Thê Phù Nam.
(Nguồn: Trần Quang Khải)

Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia gồm có 4 di sản: Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi
Sam (thành phố Châu Đốc), Hội đua bò Bảy Núi, Tri thức và Kĩ thuật viết chữ trên
lá buông của đồng bào dân tộc Khmer (huyện Tri Tôn và Tịnh Biên), Lễ hội Kỳ Yên
ở đình thần Thoại Ngọc Hầu (huyện Thoại Sơn).

Em có biết?
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam là một
lễ hội lớn, mang đậm bản sắc văn hoá của cư
dân vùng Tây Nam Bộ diễn ra từ ngày 22 đến
27 – 4 âm lịch hằng năm, tại phường Núi Sam
(thành phố Châu Đốc). Trong tín ngưỡng của
người Kinh, Bà Chúa Xứ nằm trong hệ thống
Thánh Mẫu, được tôn thờ trong điện thần và
Hình 6. Lễ phục hiện rước tượng
tổ chức các hoạt động liên quan như lễ hội, tế
Bà Chúa Xứ Núi Sam
lễ và các hình thức diễn xướng dân gian khác. (Nguồn: Thu Thảo)
Theo truyền thuyết, Bà Chúa Xứ là người được Ngọc Hoàng sai xuống cứu
dân độ thế, canh giữ bờ cõi. Bà cũng là 1 trong 6 nữ thần bất tử theo tín ngưỡng
dân gian (Bà Chúa Bầu, Bà Chúa Liễu, Bà Chúa Tó, Bà Chúa Kho, Bà Chúa
Ngọc, Bà Chúa Xứ). Lễ hội thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người
Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hoá với người Hoa, Khmer, Chăm.

17
Di tích quốc gia có 28 di tích, gồm: Núi Sam, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu,
Chùa Tây An, Chùa Hang, Đình Châu Phú, Đình Vĩnh Nguơn (thành phố Châu Đốc);
Nhà mồ Ba Chúc, Chùa Tam Bửu, Chùa Phi Lai, Đồi Tức Dụp, Chùa Xvayton, Căn cứ
cách mạng Ô Tà Sóc, Gò tháp An Lợi (huyện Tri Tôn); Thánh Đường Hồi Giáo Mubarak,
Chùa Giồng Thành (thị xã Tân Châu); Chùa Bà Lê, Cột Dây Thép (huyện Chợ Mới);
Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành, Đình Bình Mỹ (huyện Châu Phú); Bắc Đế Miếu,
Đình Mỹ Phước (thành phố Long Xuyên); Hai bia đá và tượng Phật bốn tay, Đình
Thoại Ngọc Hầu và Bia Thoại Sơn, Nam Linh Sơn Tự, Gò Cây Thị (huyện Thoại Sơn);
Chùa Hoà Thạnh (huyện Tịnh Biên) và Đình Đa Phước (huyện An Phú).
Di tích cấp tỉnh có 58 di tích phong phú với nhiều loại hình: di tích khảo cổ, di tích
kiến trúc, nghệ thuật có các di tích như Hố Thờ (huyện Tri Tôn), Chùa Phước Điền,
Đình thần Thới Sơn (huyện Tịnh Biên), Phủ thờ Nguyễn tộc (Dinh Ba quan Thượng
đẳng (huyện Chợ Mới), Miếu Hội (thị xã Tân Châu),…; di tích lịch sử cách mạng tiêu
biểu có Hầm bí mật Văn phòng huyện Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên), Địa điểm thành
lập Đội Biệt động Long Xuyên (thành phố Long Xuyên); di tích lịch sử và thắng cảnh
có Núi Nổi – Phù Sơn Tự (thị xã Tân Châu),…
Em có biết?
Chùa Tây An nằm dưới chân núi Sam (thành phố Châu Đốc). Đây là một ngôi chùa
có lối kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hài hoà với cảnh trí thiên nhiên. Điểm nhấn
ấn tượng nhất của chùa là 3 ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ theo
phong cách kiến trúc Ấn Độ, bố cục hài hoà với lối kiến trúc chữ tam theo mô típ chùa
Việt ở Nam Bộ. Chùa Tây An được xếp hạng là “Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc
gia”, được Trung tâm Sách kỉ lục Việt Nam công nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc kết
hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ của dân tộc đầu tiên tại Việt Nam”.

Hình 7. Chùa Tây An, thành phố Châu Đốc


(Nguồn: Minh Tú)

18
Em có biết?
Thánh đường Hồi giáo Mubarak nằm
bên bờ sông Hậu thuộc ấp Châu Giang,
xã Châu Phong, thị xã Tân Châu được
xây dựng từ năm 1750. Đây là một trong
những nhà thờ Hồi giáo lâu đời nhất của
cộng đồng người Chăm do kiến trúc sư
người Ấn Độ Mohamed Amin thiết kế.
Từ ngoài nhìn vào là cổng chính hình
vòng cung, tiếp đó là khoảng sân rộng
rồi đến toà thánh đường chính. Trên nóc, Hình 8.
phía trước có tháp lớn 2 tầng, nóc tháp Thánh đường Hồi Giáo Mubarak
hình bầu dục. Trong tháp là biểu tượng ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu
trăng lưỡi liềm và ngôi sao. Bốn góc có (Nguồn: Trần Quang Khải)
bốn tháp nhỏ, giữa có hai tháp bầu tròn.
Các vòm cửa chính có hình vòng cung nhọn đầu. Hai bên hông có 12 vòm hình vòng cung
bọc quanh hành lang. Thánh đường Mubarak được xếp hạng Di tích Lịch sử – Văn hoá
quốc gia (năm 1989).

Hình 10. Di tích lịch sử cách mạng


Hình 9. Di tích khảo cổ Gò Cây Tung, Giồng Trà Dên, thị xã Tân Châu
huyện Tịnh Biên
(Nguồn: Khái Hưng)
(Nguồn: Gia Lạc)

– Hãy kể tên một di sản văn hoá đã được xếp hạng ở tỉnh An Giang và
phân tích những nét đặc trưng của di sản đó.
– Theo em, việc xếp hạng di sản có ý nghĩa gì?

3 Giá trị của các di sản văn hoá trên vùng đất An Giang
Trải qua sự biến thiên của lịch sử, vùng đất An Giang yên bình, mộc mạc với
nhiều thắng cảnh độc đáo, là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hoá quý giá cùng
các di sản văn hoá phi vật thể phong phú, đa dạng. Giá trị của các di sản này thể
hiện trên các lĩnh vực như lịch sử, văn hoá, giáo dục, du lịch,…

19
a. Giá trị về lịch sử, văn hoá
Các di sản văn hoá được lưu truyền qua nhiều thế hệ, phản chiếu bức tranh quá
khứ và ghi đậm bản sắc văn hoá của cộng đồng theo dòng chảy của thời gian.
Hệ thống các di sản văn hoá của Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê (huyện
Thoại Sơn) gắn liền với lịch sử ra đời và phát triển của vương quốc Phù Nam cổ.
Những di chỉ, di vật cho thấy vùng đất An Giang xưa kia là một trong những trung
tâm của nền văn hoá Óc Eo – một nền văn hoá lớn trong lịch sử Việt Nam, phát triển
rực rỡ ở vùng châu thổ sông Mê Công và khu vực Nam Bộ.

Hình 11. Tượng Bra-ma Giồng Xoài Hình 12. Bộ Lin-ga – I-ô-ni Linh Sơn
(Nguồn: Trần Quang Khải) (Nguồn: Trần Quang Khải)

Em có biết?
Bảo tàng tỉnh An Giang hiện là nơi trưng bày 5 bảo vật quốc gia gồm: Tượng Bra-ma
Giồng Xoài (niên đại: Thế kỉ VI – VII); Bộ Lin-ga – I-ô-ni Đá Nổi (niên đại: Thế kỉ V – VI);
Tượng Phật đá Khánh Bình (niên đại: Thế kỉ VI – VII); Tượng Phật gỗ Giồng Xoài
(niên đại: Thế kỉ IV – VI) và Bộ Lin-ga – I-ô-ni Linh Sơn (niên đại: Thế kỉ VII). Ngoài ra,
có 2 hiện vật là Phù điêu Phật Linh Sơn Bắc (niên đại thế kỉ III – IV) và Nhẫn Nandin
Giống Cát (niên đại thế kỉ V) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận ngày
25 – 2 – 2021. Hai bảo vật quốc gia này được tìm thấy và lưu giữ tại Ban Quản lí
di tích văn hoá Óc Eo (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Đây là những tư liệu rất
quý, hiếm, có giá trị quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử văn hoá Óc Eo, lịch sử
vùng đất Nam Bộ, đặc biệt là lịch sử trao đổi, giao lưu kinh tế, văn hoá của vùng đất
Nam Bộ với thế giới bên ngoài trong thiên niên kỉ I, nhất là với Ấn Độ, Trung Quốc,
các nước khu vực Đông Nam Á và Địa Trung Hải.

20
An Giang là tỉnh đa dân tộc, đa tôn
giáo, có kho tàng di sản văn hoá vật thể
và phi vật thể rất đặc sắc, đa dạng của
cộng đồng các dân tộc. Với trên 160 lễ hội
truyền thống, nhiều công trình kiến trúc
nghệ thuật chứa đựng những giá trị khoa
học, lịch sử, văn hoá,... tạo thành nét độc
đáo, đặc sắc riêng của mỗi dân tộc và của
cả vùng đất An Giang. Nhiều di sản đã ghi
dấu ấn của thời kì mở mang đất đai, xây Hình 13. Lễ hội đình Châu Phú,
dựng và phát triển quê hương An Giang thành phố Châu Đốc
theo suốt chiều dài lịch sử. (Nguồn: Minh Tú)

b. Giá trị về giáo dục


Mỗi di sản văn hoá đều chứa đựng trong đó tâm hồn và trí tuệ của các thế hệ đi
trước, được truyền lại cho các thế hệ sau. Vì vậy, di sản văn hoá có giá trị giáo dục,
đặc biệt đối với thế hệ trẻ.
Nhà trường ở tỉnh An Giang đưa
giáo dục di sản vào trường học, cho
học sinh trải nghiệm thực tế tại các di
sản ở địa phương, cảm thụ được giá
trị di sản. Tìm hiểu và chiêm nghiệm
các di sản, học sinh sẽ thấy quá khứ
hào hùng của lịch sử hình thành và
phát triển vùng đất An Giang. Mỗi di
Hình 14. Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tích lịch sử cách mạng cũng đều ghi lại
(Nguồn: Trần Quang Khải) những trang sử kiêu hùng của mảnh
đất An Giang kiên cường, vượt qua sự khốc liệt của chiến tranh để dựng xây cuộc
sống hoà bình, ấm no của ngày hôm nay. Qua đó, học sinh được giáo dục lòng biết
ơn, tự hào, biết trân quý, giữ gìn những giá trị truyền thống, góp sức trong công tác
bảo tồn và phát huy di sản lịch sử – văn hoá của quê hương.
Em có biết?
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm ở Cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hoà Hưng,
thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Khu lưu niệm của Chủ tịch Tôn Đức Thắng là
địa điểm lưu niệm danh nhân cách mạng. Hiện nay, Khu lưu niệm Bác Tôn đã trở thành
một địa điểm lưu niệm quan trọng về Bác, đồng thời là nơi sinh hoạt văn hoá, văn nghệ
– thể dục thể thao trong các ngày lễ hội và các ngày lễ lớn của đất nước,.... Những hoạt
động diễn ra ở đây mang tính chất thường kì, có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục truyền
thống sâu sắc, nhất là đối với thế hệ trẻ.

21
c. Giá trị về du lịch
Các di sản thiên nhiên và di sản văn hoá – lịch sử ở tỉnh An Giang có giá trị cao
để thúc đẩy ngành du lịch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Mang
dấu ấn đặc trưng về lịch sử, văn hoá của cộng đồng các dân tộc, hệ thống các điểm
đến của vùng đất An Giang luôn thu hút du khách quốc tế và trong nước. Dòng sản
phẩm du lịch văn hoá gắn với các lễ hội truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo, trải
nghiệm các làng nghề,… mang lại nhiều lợi ích và giá trị kinh tế, góp phần hỗ trợ
cho công tác bảo vệ di sản, môi trường sinh thái và giúp cho người dân xoá đói,
giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

MỤC TIÊU
Hình 15. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, Hình 16. Khám phá Rừng tràm Trà Sư,
GIỚI THIỆU
thành CHỦ
phố Châu ĐốcĐỀ huyện Tịnh Biên
(Nguồn: Trúc Giang) (Nguồn: Nguyễn Nhậm)

KHỞI ĐỘNG
Em hãy chọn một di sản văn hoá của quê hương An Giang và phân tích
MỤC
KHÁM
những TIÊU
giá trị PHÁ
tiêu biểu của di sản đó.

GIỚI
LUYỆNTHIỆU
TẬP CHỦ ĐỀ
Em hãy liệt kê các di sản văn hoá ở tỉnh An Giang theo bảng sau:
KHỞI ĐỘNG
VẬN DỤNG Di sản văn hoá vật thể
Di sản văn hoá phi vật thể
KHÁM
quốcPHÁ
gia
Di tích quốc gia
Di tích quốc gia Di tích cấp tỉnh
đặc biệt

LUYỆN? TẬP ? ? ?

VẬN DỤNG
1. Trong vai trò một hướng dẫn viên du lịch, em hãy thuyết trình một di sản văn hoá
vật thể hoặc di sản văn hoá phi vật thể của địa phương đã được xếp hạng.
2. Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê được lập hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh
là Di sản văn hoá thế giới. Em hãy tìm hiểu và thuyết trình những giá trị nổi bật
toàn cầu của di tích này.

22
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
BÀI 2 VĂN HOÁ Ở TỈNH AN GIANG

MỤC TIÊU
• Nêu được khái niệm bảo tồn và phát huy di sản văn hoá;
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
• Trình bày được những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo tồn các di sản
văn hoá tại tỉnh An Giang;
MỤC
KHỞI
• Liên TIÊU
ĐỘNG
hệ được hoạt động bảo tồn phát huy giá trị các di sản văn hoá tại tỉnh
An Giang.
KHÁM
GIỚI PHÁ CHỦ ĐỀ
THIỆU

LUYỆN
KHỞI TẬP
ĐỘNG

KHÁM PHÁ
VẬN DỤNG

LUYỆN TẬP

VẬN DỤNG

Hình 1. Ngày hội đua bò truyền thống của quê hương An Giang
(Nguồn: Lâm Minh Nhựt)

Em đã từng tham dự ngày hội này chưa? Hãy kể những điều em biết và
nêu cảm nghĩ của em về ngày hội này.

23
KHỞI ĐỘNG

KHÁM PHÁ
1 Khái niệm bảo tồn và phát huy di sản văn hoá
LUYỆN TẬP
Bảo tồn di sản văn hoá là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức
vốn có của nó, đồng thời tìm giải pháp phù hợp cho việc gìn giữ, phát huy và khai
thác cóVẬN DỤNG
hiệu quả giá trị của di sản nhằm phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

Hình 2. Hình ảnh cuộc khai quật di tích Óc Eo lần đầu tiên vào năm 1944
(Nguồn: Ảnh tư liệu)

Luật Di sản văn hoá của Việt Nam xác định công tác bảo tồn các di sản văn hoá
quốc gia liên quan tới việc bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích lịch sử – văn hoá,
danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để không làm thay đổi những
yếu tố nguyên gốc của di sản.

Hình 3. Cây buông Hình 4. Sư cả Chau Ty (chùa Svay-xo)


(Nguồn: Quốc Phong) hướng dẫn cách viết kinh trên lá buông
(Nguồn: Phan Tín)

24
Em có biết?
Tri thức và kĩ thuật viết chữ trên lá buông của người Khmer tỉnh An Giang là
một loại tri thức dân gian, bên trong ẩn chứa một kho tàng vô giá của tri thức
nhân loại đó chính là Kinh Phật. “Tri thức và kĩ thuật viết chữ trên lá buông của
người Khmer” được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia vào năm
2017, sư cả Chau Ty được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú vì duy trì loại
hình nghệ thuật độc đáo này. Tỉnh An Giang đang thực hiện kế hoạch tư liệu
hoá và số hoá các di sản chữ viết, xây dựng mới các dị bản phục vụ giáo dục
và du lịch, xây dựng hồ sơ đăng kí công nhận di sản tư liệu tri thức và kĩ thuật
viết chữ trên lá buông của người Khmer ở tỉnh An Giang thuộc Chương trình
Kí ức thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Phát huy giá trị di sản văn hoá là những hoạt động nhằm khai thác những giá trị
tiềm ẩn của di sản, đưa di sản văn hoá vào trong thực tiễn đời sống xã hội, xem đó
là nguồn nội lực, tiềm năng góp phần phát triển kinh tế – xã hội, đem đến những giá
trị vật chất và tinh thần cho con người.
Bảo tồn di sản văn hoá thành công thì mới phát huy được các giá trị văn hoá, ngược
lại, phát huy tốt các giá trị di sản văn hoá cũng là cách để bảo tồn di sản văn hoá, nâng
cao ý thức trách nhiệm của xã hội đối với việc bảo vệ di sản văn hoá dân tộc.
Di sản văn hoá không dễ hình thành, lại rất dễ bị mai một và luôn tiềm ẩn nguy
cơ bị biến mất. Chính vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá vừa là
nhiệm vụ cấp thiết, vừa mang tính lâu dài, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội.

Thế nào là bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá? Hãy lấy ví dụ để
chứng minh.

2 Thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản
văn hoá ở tỉnh An Giang
Trong điều kiện hiện nay, hoạt động bảo tồn và phát huy các di sản phong phú và
đa dạng của tỉnh An Giang có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn.
a. Thuận lợi
Nhà nước đã xây dựng được hành lang pháp luật về di sản văn hoá. Tỉnh An Giang
đã xác định rõ nhiệm vụ của các cấp chính quyền trong việc quản lí, bảo vệ, phát huy
giá trị di tích văn hoá từ tỉnh đến cơ sở, đồng thời thực hiện một số giải pháp bảo tồn
và phát huy thế mạnh, đặc trưng văn hoá của từng địa phương.

25
Hình 5. Hội nghị tổng kết công
tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích
ở huyện Châu Phú năm 2020
(Nguồn: Mỹ Ngân – Tú Trang)

– Hệ thống di sản từng bước được kiểm kê, xây dựng hồ sơ xếp hạng và có kế
hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản dựa trên thành tựu của các ngành khoa học
– công nghệ hiện đại. Đặc biệt, các di sản của tỉnh An Giang được xếp hạng quốc
gia đều nhận được sự quan tâm, đầu tư nguồn kinh phí để bảo tồn, trùng tu, phục
hồi các giá trị nguyên bản của di tích, di vật.

Hình 6. Kiến trúc bên trong đình thần Hình 7. Chạm khắc trên đình Bình Mỹ,
Châu Phú, thành phố Châu Đốc huyện Châu Phú
(Nguồn: Trọng Tín) (Nguồn: Trọng Tín)
Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, người dân An Giang luôn
ý thức trách nhiệm bảo tồn di sản tạo nguồn lực xã hội hoá, góp sức cùng chính
quyền kịp thời trùng tu, phục hồi di tích và thực hiện các dự án bảo tồn nhằm gìn
giữ các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương.
Nhờ được tôn tạo thường xuyên, các di sản văn hoá ở An Giang đã phát huy
có hiệu quả giá trị di sản. Trong khi đó, việc tổ chức các tour, tuyến du lịch, lễ hội
không những giúp giải quyết việc làm tại chỗ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế –
xã hội của tỉnh mà còn góp phần quan trọng vào việc quảng bá các giá trị văn hoá
truyền thống.

26
Hình 8. Gia đình nghệ nhân Châu Men Saray và Néang Ok – người góp sức
lưu giữ nghệ thuật Dì Kê ở tỉnh An Giang
(Nguồn: Lương Định)
Em có biết?
Dì Kê là một loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ,
mang sắc thái riêng, hầu như chỉ phổ biến ở các huyện miền núi như:Tri Tôn,
Tịnh Biên (An Giang). Dì Kê là nghệ thuật diễn xướng dân gian, kết hợp các
yếu tố: diễn xuất, ca, vũ, kết hợp với nhạc cụ, chuyển tải kịch bản sân khấu.
Loại hình nghệ thuật truyền thống này đang đứng trước nguy cơ bị mai một,
thất truyền.

b. Khó khăn
Các di sản văn hoá vật thể thường chịu sự tác động của biến đổi khí hậu, cùng
các hành động vô thức hay có ý thức của con người, các mặt trái của công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá,… Nhiều khu di tích có quy mô lớn, phân bố lẫn trong
khu dân cư và ngoài cánh đồng thấp trũng nên công tác bảo tồn gặp rất nhiều khó
khăn. Hệ thống hạ tầng kĩ thuật, mĩ quan công trình chưa phù hợp.
Bảo tồn các di tích khảo cổ nằm sâu dưới lòng đất là vấn đề khó khăn, đòi hỏi
người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp. Di tích
khảo cổ Óc Eo từ khi được phát hiện cho đến nay, mặc dù được xây mái che nhưng
vẫn bị xuống cấp do độ ẩm, rong rêu, muối, acid,… xâm hại. Nhiều di tích cấp tỉnh
(đình, đền) thường có kết cấu bằng gỗ, tồn tại qua hàng trăm năm, ở vùng khí hậu
nóng ẩm có nhiều loại vi sinh, côn trùng phá hoại, lại thêm tình trạng ngập lụt hằng
năm nên đang đứng trước nguy cơ bị xuống cấp.
Công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích nhiều chỗ còn thiếu quy hoạch
đồng bộ, thiếu kinh phí; việc bảo tồn và phát huy giá trị một số di tích và lễ hội truyền
thống ở địa phương nhiều lúc bị lệch lạc, bị “hiện đại hoá”, làm giảm đi giá trị chân
thực, ảnh hưởng tới bản sắc của di sản. Trong bối cảnh thúc đẩy du lịch mạnh mẽ,

27
có những lễ hội bị lấn át bởi yếu tố thương mại, làm giảm đi những giá trị văn hoá
nhân văn và giá trị cộng đồng.
Sự hạn chế về ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận dân cư, tình trạng
các di vật bị thất thoát, di tích bị lấn chiếm khiến công tác bảo vệ di tích gặp khó
khăn. Nhiều địa phương công tác bảo tồn còn thiếu sự gắn kết với cộng đồng.

Hình 9. Khu di tích Óc Eo được


xây mái che để bảo quản
(Nguồn: Bảo tàng An Giang)

– Em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn các di sản
văn hoá tại tỉnh An Giang.
– Theo em, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật có vai trò như thế nào trong
công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá?

3 Phát huy giá trị di sản văn hoá ở tỉnh An Giang


Di sản văn hoá là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá, tạo nên những giá trị lịch
sử và bản sắc của đất và người An Giang. Trong công cuộc xây dựng và phát triển
tỉnh An Giang thời kì mới, di sản văn hoá được xem là nguồn lực to lớn để phát
triển kinh tế – xã hội bền vững. Việc phát huy giá trị di sản văn hoá và thiên nhiên
nhằm bảo tồn các giá trị đặc sắc của di sản, đồng thời thúc đẩy kinh tế du lịch của
địa phương, đẩy mạnh giao lưu văn hoá.
a. Di sản văn hoá phi vật thể
Đờn ca tài tử Nam Bộ
Đờn ca tài tử là dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là
Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2013, có vùng ảnh hưởng
lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam, trong đó có tỉnh An Giang.
Đờn ca tài tử hình thành từ cuối thế kỉ XIX, vừa có tính bác học, vừa mang âm
sắc dân gian, gắn liền với sinh hoạt cộng đồng của dân cư Nam Bộ, được cải biên
từ nhạc cung đình Huế và sáng tác mới trên nền tảng âm nhạc dân ca, hát đối, hò
vè của vùng đất phương Nam.

28
Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật truyền thống phổ biến ở tỉnh An Giang,
gắn với sinh hoạt cộng đồng của bà con từ xa xưa cho đến nay. Tỉnh An Giang phát
huy giá trị đặc sắc của Đờn ca tài tử trong các hoạt động quần chúng như thành lập
các câu lạc bộ Đờn ca tài tử ở các huyện, thị xã, thành phố, câu lạc bộ dành riêng
cho công nhân viên chức; tổ chức các kì hội diễn, liên hoan; đưa loại hình nghệ
thuật này vào trường học.
Tỉnh An Giang đã tổ chức được 2 kì liên hoan Đờn ca tài tử và trích đoạn cải
lương với chủ đề “Thất Sơn hoà điệu” (2018, 2020). Các hoạt động nhằm mục đích
giao lưu, nâng cao trình độ biểu diễn nghệ thuật đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn
hoá tinh thần của người dân, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ
thuật được truyền lưu trong dân gian, làm động lực phát triển văn hoá của người
An Giang.

Hình 10. Giao lưu câu lạc bộ thiếu nhi Hình 11. Liên hoan Đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử của tỉnh An Giang tại tỉnh An Giang năm 2020
(Nguồn: Mỹ Hạnh) (Nguồn: Lê Quang Trạng)
Hội đua bò Bảy Núi
Hội đua bò Bảy Núi là một dạng thức lễ hội nông nghiệp độc đáo của đồng bào dân
tộc Khmer vùng Bảy Núi gồm hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang. Không
chỉ thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống đậm chất nhân văn của đồng bào dân tộc
Khmer, ngày hội còn là một sân chơi thể thao, giải trí mang tính đại chúng đầy ý nghĩa
cho người nông dân Khmer các phum, sóc sau những giờ lao động vất vả trên đồng
ruộng. Qua lễ hội, bà con gặp gỡ, nuôi dưỡng những tình cảm cộng đồng tốt đẹp,
nhân văn, tôn vinh tinh thần thượng võ và ý chí quả cảm trong cuộc sống.
Hội đua bò Bảy Núi được tổ chức trong dịp lễ Sen Dolta (lễ cúng ông bà) của dân
tộc Khmer Nam Bộ, từ ngày 29 – 8 đến ngày 1 – 9 âm lịch hằng năm (theo lịch âm
của người Khmer khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch), mang đậm dấu
ấn văn hoá truyền thống dân gian của cư dân làm nông nghiệp lúa nước. Đó là thời
gian mà người Khmer bắt đầu chuẩn bị cho vụ lúa mới.

29
Em có biết?
Hội đua bò được tổ chức lần đầu
tiên tại xã Ô Lâm năm 1989, đến
năm 1992, hội tổ chức định kì mỗi
năm một lần tại huyện Tri Tôn và
huyện Tịnh Biên và dần trở thành lễ
hội văn hoá truyền thống của tỉnh.
Năm 2016, Hội đua bò Bảy Núi được
công nhận là Di sản văn hoá phi vật
thể quốc gia.
Hình 12. Cảnh đua bò
(Nguồn: Nguyễn Hồng)

Đến năm 2019, Hội đua bò đã trải qua 26 lần tổ chức (không kể vòng đua cấp
xã, huyện), đã trở thành nét văn hoá độc đáo của cộng đồng vùng Bảy Núi ở hai
huyện Tri Tôn và Tịnh Biên thu hút sự quan tâm của du khách. Việc phát huy giá trị
di sản văn hoá trong Hội đua bò Bảy Núi ở tỉnh An Giang được thực hiện với vai trò
của cộng đồng cư dân Khmer tại địa phương. Người dân thực hành di sản tại cộng
đồng, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản một cách có hiệu quả nhất.
Hội đua bò Bảy Núi đang được xây dựng thành điểm đến trong chuỗi du lịch theo
tuyến khép kín, đầu tư vào cơ sở vật chất, đáp ứng khách du lịch trong và ngoài
nước. Đặc biệt, tỉnh An Giang cũng chuẩn bị lộ trình, xây dựng đề án tổ chức Hội
đua bò Bảy Núi vùng Đồng bằng sông Cửu Long, xa hơn là nâng tầm thành Hội đua
bò quốc tế trong tương lai với sự tham gia của đồng bào Khmer Campuchia và các
nước trong khu vực Đông Nam Á.

Em có biết?
Năm 2019, tỉnh An Giang đã cho
xây dựng sân đua hồ Soài Check ở
xã Núi Tô, huyện Tri Tôn làm nơi tổ
chức Hội đua bò hằng năm.

Hình 13. Biểu tượng đua bò


ở huyện Tri Tôn
(Nguồn: Thiện Nhân)

30
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc
phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là lễ hội tâm linh mang
đậm nét giao thoa văn hoá giữa các cộng đồng người Việt, Hoa, Chăm, Khmer vùng
Nam Bộ. Lễ hội tôn vinh Bà Chúa Xứ cũng là dịp người dân thể hiện tâm thức “uống
nước nhớ nguồn”, sự tri ân, tôn kính đối với Bà.

Hình 14. Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam


(Nguồn: Thu Thảo, Thảo Uyên)
Hằng năm, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam thu hút hàng triệu lượt khách đến
hành hương, dâng lễ và chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên của vùng đất Châu Đốc.
Cùng với hệ thống chùa, đình, miếu và lễ hội, lễ cúng liên quan, thành phố Châu Đốc trở
thành địa điểm hành hương, du lịch văn hoá tâm linh. Trong đó, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ
Núi Sam đóng vai trò quan trọng, vừa phục vụ nhu cầu tâm linh, sinh hoạt văn hoá – văn
nghệ của cộng đồng vừa là tài nguyên vô giá phát triển kinh tế, du lịch bền vững.

Hình 15. Du khách tham


gia đông đảo tại Lễ hội
Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam
(Nguồn: Ngọc Minh)

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam cần được bảo tồn và phát huy trong đời sống
đương đại, đảm bảo sức sống của lễ hội, phổ biến những giá trị nhân văn, giá trị
đạo đức và giáo huấn cho thế hệ mai sau. Đồng thời, nâng cao nhận thức và lòng

31
tự hào của cộng đồng người dân, ý thức trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ
trẻ trong việc gìn giữ, thực hành và trao truyền Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam.
Tỉnh An Giang đang đặt mục tiêu lập hồ sơ khoa học Di sản văn hoá phi vật thể
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam để trình tổ chức UNESCO ghi danh vào danh sách
Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lễ Kỳ Yên
Lễ Kỳ Yên là lễ cầu an và lễ tế thần Thành hoàng lớn nhất trong năm của một
số ngôi đình thần ở Nam Bộ. Đình làng ở Nam Bộ mỗi năm có 2 lệ cúng: Thượng
điền (khi thu hoạch xong) và Hạ điền (khi bắt đầu xuống ruộng), Kỳ Yên có thể gộp
chung với Thượng điền hoặc Hạ điền, cũng có thể một lễ riêng biệt tuỳ theo từng
địa phương, có thời gian tổ chức khác nhau.
Lễ Kỳ Yên Đình Thần Thoại Ngọc Hầu – Thoại Sơn được tổ chức trong 3 ngày
(10, 11, 12 tháng 3 âm lịch hằng năm). Người được người dân An Giang tôn vinh
trong nghi lễ là ông Thoại Ngọc Hầu và các danh thần có công đào kênh Vĩnh Tế và
kênh Thoại Hà dẫn nước về ruộng cho người dân.

Hình 16. Lễ hội Kỳ Yên


Đình Thần Thoại Ngọc Hầu
(Nguồn: Minh Tú)

Lễ Kỳ Yên Đình Thần Thoại Ngọc Hầu gắn liền dấu ấn lịch sử thời kì di cư, khai
phá đất đai, lập làng, hình thành cộng đồng cư dân ở vùng đất An Giang. Lễ hội
này đã góp thêm các cứ liệu lịch sử – văn hoá để minh chứng cho vị thế lịch sử của
vùng đất Thoại Sơn nói riêng và tỉnh An Giang nói chung trong tiến trình mở mang
bờ cõi và giao lưu văn hoá của người Việt với các cộng đồng khác. Thực hành lễ
hội thể hiện tính gắn kết cộng đồng, giữ gìn và giao lưu văn hoá truyền thống giữa
các cộng đồng dân tộc Kinh, Khmer, Hoa,…
Nhằm phát huy những giá trị tiêu biểu của di sản văn hoá truyền thống của quê hương
Thoại Sơn, từ năm 2002 cho đến nay, ngoài việc tổ chức nghi lễ cúng Đình Thoại Ngọc
Hầu, huyện Thoại Sơn tổ chức “lễ hội văn hoá truyền thống” của địa phương.

32
Lễ hội mang đậm dấu ấn truyền thống của lễ hội đình làng Nam Bộ, thu hút đông
đảo người dân trong và ngoài tỉnh đến chiêm bái. Lễ hội còn là tiềm năng phục vụ
cho việc phát triển kinh tế du lịch bền vững ở địa phương. Với những giá trị tiêu
biểu, lễ hội Kỳ Yên Đình Thần Thoại Ngọc Hầu được đưa vào Danh mục di sản văn
hoá phi vật thể quốc gia (ngày 16 – 10 – 2020).
Em có biết?
Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại là một vị tướng đã có công khai hoang,
lập ấp, mở mang vùng đất An Giang xưa và giữ yên bờ cõi phía tây nam. Tưởng
nhớ công lao to lớn của ông, nhân dân tôn ông là thần Thành hoàng bổn cảnh
và lập đình thờ ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Hình 17. Sân khấu hoá tưởng nhớ công đức danh thần Nguyễn Văn Thoại
(Nguồn: Phương Lan)

b. Di sản văn hoá vật thể


Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng:
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng toạ lạc tại ấp Mỹ An, xã Mỹ Hoà Hưng,
thành phố Long Xuyên được thành lập sau khi di tích này được xếp hạng là Di tích
lịch sử quốc gia năm 1984. Đây là nơi Bác Tôn đã sinh ra, trưởng thành, là nơi hình
thành nhân cách, hun đúc lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng của người
lãnh tụ của nhân dân Nam Bộ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.
Khu lưu niệm rộng khoảng 6 ha, nằm trong một tổng thể không gian cảnh quan
thoáng mát như bao nhiêu làng quê Nam Bộ, bao gồm nhiều hạng mục: nhà sàn,
khu mộ chí, vườn cây, nhà làm việc, đền tưởng niệm, nhà trưng bày,… Nơi đây còn
lưu giữ nhiều hình ảnh, tư liệu và hiện vật thể hiện một tấm gương sáng về phẩm
chất đạo đức của một chiến sĩ cộng sản dũng cảm, kiên trung vì nước vì dân. Khu
lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hoá, du lịch.
Ngày 10 – 5 – 2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Khu lưu niệm
Chủ tịch Tôn Đức Thắng là Di tích quốc gia đặc biệt.
33
Hình 18. Nhà trưng bày và hiện vật được lưu gửi bên trong
(Nguồn: Gia Khánh)

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã trở thành một địa điểm tìm hiểu danh
nhân cách mạng quan trọng, đồng thời là nơi sinh hoạt văn hoá, văn nghệ – thể dục
thể thao trong các ngày lễ hội và các ngày lễ lớn của đất nước,… Những hoạt động
diễn ra ở đây mang tính chất thường kì nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống,
nhất là đối với thế hệ trẻ.

Hình 19. Chương trình văn nghệ trong Lễ kỉ niệm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng,
năm 2017
(Nguồn: tuyengiaoangiang.vn)

Em có biết?
Những năm gần đây, ngành giáo
dục tỉnh An Giang đã tổ chức nhiều
hoạt động ngoại khoá để các thế hệ
học sinh gần gũi hơn với di sản, từ
đó có ý thức bảo vệ di sản, nâng niu
Hình 20. Hội thi vẽ tranh thiếu nhi cho
giá trị của di sản.
học sinh Tiểu học tại Khu lưu niệm Chủ tịch
Tôn Đức Thắng
(Nguồn: Trường Giang)
34
Khu di tích Lịch sử – Văn hoá Óc Eo
Di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo –
Ba Thê toạ lạc trên địa bàn thị trấn Óc Eo,
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang là một
trong những di sản vô giá trong kho tàng di
sản văn hoá của dân tộc. Độc đáo về kiến
trúc, nghệ thuật và lịch sử, Óc Eo – Ba Thê
vừa là minh chứng cho một nền văn hoá
cổ đại tiêu biểu, vừa góp phần tích cực
vào sự phát triển của vùng. Với những giá
trị lịch sử và văn hoá tiêu biểu đó, ngày
Hình 21. Di tích khảo cổ và kiến trúc 27 – 9 – 2012, Thủ tướng Chính phủ chính
nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê
thức công nhận Khu di tích Óc Eo – Ba
(Nguồn: Cảnh Toàn)
Thê là Di tích cấp quốc gia đặc biệt.
Để phát huy những giá trị của Khu di tích Óc Eo – Ba Thê, tỉnh An Giang đang
chú trọng bảo tồn, tôn tạo, đưa Óc Eo – Ba Thê trở thành khu nghiên cứu khảo cổ
học, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, văn hoá, du lịch của huyện Thoại Sơn
và tỉnh An Giang. Qua đó, kết nối các điểm quan trọng của tỉnh An Giang và vùng
Đồng bằng sông Cửu Long để hình thành các sản phẩm du lịch đặc thù về lịch sử
– văn hoá, sinh thái sông nước, đồng quê, nông nghiệp và du lịch chuyên đề khảo
cổ học văn hoá Óc Eo.
Tỉnh An Giang chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các
bước xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê trình UNESCO xem
xét, ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới.

Hình 22. Hội thảo Khoa học bảo tồn di tích và di vật văn hoá Óc Eo ở Nam Bộ
được tổ chức tại tỉnh An Giang năm 2019
(Nguồn: Cẩm Nang – Kim Cương)

35
Núi Sam
Núi Sam có tên khác Vĩnh Tế Sơn hay Học Lãnh Sơn cao 284 m có chu vi 5 200 m, là
một núi nằm trong vùng Bảy Núi, thuộc xã Vĩnh Tế – nay là phường Núi Sam, thành
phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một cụm di tích phức hợp gồm nhiều di tích
lịch sử văn hoá được xếp hạng như miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại
Ngọc Hầu, chùa Hang (Phước Điền Tự),… Nơi đây được xem là trung tâm du lịch
văn hoá tâm linh, lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Núi Sam được công nhận là Khu du lịch quốc gia vào năm 2018, có diện tích
khoảng 1 500 ha, gồm nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn cùng các quần
thể di tích lịch sử văn hoá đặc sắc. Đặc biệt, Khu du lịch núi Sam gắn với các di tích
quốc gia và di sản phi vật thể quốc gia, với những giá trị văn hoá tâm linh tín ngưỡng
mang bản sắc văn hoá của vùng đất An Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung.
Tỉnh An Giang định hướng phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam trở thành
điểm đến du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao, tạo nên sự khác biệt, đặc
trưng về sản phẩm du lịch. Ngành du lịch tỉnh An Giang tăng cường hợp tác, liên kết
trong phát triển sản phẩm du lịch giữa Khu du lịch quốc gia Núi Sam đến các điểm
du lịch nổi bật trên địa bàn tỉnh An Giang như cửa khẩu Tịnh Biên, rừng tràm Trà
Sư, Núi Cấm (huyện Tịnh Biên), Khu di tích Óc Eo (huyện Thoại Sơn), Khu di tích
lịch sử đồi Tức Dụp (huyện Tri Tôn), Búng Bình Thiên (huyện An Phú),...; các khu,
điểm du lịch quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long để tạo ra những
sản phẩm du lịch nội vùng và liên vùng có sức hấp dẫn,… Trong tương lai, Khu
du lịch quốc gia Núi Sam có thể trở thành trung tâm du lịch văn hoá tâm linh,
vui chơi giải trí, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long và cả nước.

Hình 23. Một góc Khu du lịch


quốc gia Núi Sam
(Nguồn: An Giang online)

36
Đồi Tức Dụp
Tức Dụp là tên một ngọn đồi của núi Tô nằm trong vùng Thất Sơn thuộc xã
An Tức, huyện Tri Tôn. Lòng đồi gồm những hang đá tạo địa hình hiểm trở nên đã
trở thành căn cứ trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhiều
địa danh lịch sử trên đồi Tức Dụp đã được ghi nhận, gìn giữ, tôn tạo và khai thác
như: Hang C6, Hang Quân y, Hang Thanh niên, Hội trường Tỉnh uỷ, Hang của Ban
Chỉ huy quân sự, Hang của Ban Tuyên huấn,…

Hình 24. Lịch sử hào hùng


được phục dựng trong
hang Tức Dụp
(Nguồn: Bảo Ngọc)

Năm 1985, Đồi Tức Dụp đã được Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch xếp hạng là
Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia và trở thành điểm du lịch sinh thái lí tưởng
của người dân khắp cả nước.
Tức Dụp đang dần trở thành một điểm đến thu hút du khách, kết hợp tìm hiểu di
tích lịch sử hào hùng và thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình. Tỉnh An Giang đầu tư
các công trình phục vụ du lịch sinh thái, vui chơi giải trí nhưng không mất đi những
giá trị về lịch sử của nơi này: khu giải trí thể thao quốc phòng để bắn bia bằng đạn
thật; khu vườn thú, đặc biệt có loài đà điểu châu Phi; khu dịch vụ giải trí như: tàu
lượn trên không, thuyền hải tặc, du thuyền mặt hồ, câu cá sấu,… Du khách thoả
thích hoá trang thành đồng bào Tây Nguyên, bộ đội, du kích,… và thưởng thức
những món ăn đặc sản, những trò chơi dân gian của vùng Thất Sơn.
Với sự đầu tư như vậy, di tích lịch sử cách mạng Đồi Tức Dụp thực sự đã được
thổi hồn, mang sức sống hiện đại, phát huy được giá trị lịch sử, văn hoá, giáo dục,
kinh tế của di tích trong phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

37
MỤC TIÊU

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

KHỞI
Hình ĐỘNG
25. Xuân về trên đồi Tức Dụp Hình 26. Thưởng ngoạn núi non hữu tình
(Nguồn: Bảo Ngọc) trên đồi Tức Dụp
KHÁM PHÁ (Nguồn: angiangquetoi.com)

LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU
VẬN DỤNG
Theo em, việc phát huy những giá trị của di sản nhằm mục đích gì?
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
Cho ví dụ chứng minh.

KHỞI
1. Em hãy nêuĐỘNG
vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị
di sản ở tỉnh An Giang.
KHÁM PHÁ
2. Chọn một di sản văn hoá của tỉnh An Giang và cho biết di sản đó đã được bảo
tồn và phát huy như thế nào.
LUYỆN TẬP

VẬN DỤNG

Đóng vai một nhà nghiên cứu di sản văn hoá, em hãy xây dựng một báo cáo giới
thiệu giá trị của một di sản văn hoá trên quê hương em, đề xuất giải pháp bảo tồn
và phát huy những giá trị ấy.

38
CHỦ ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN
3 TỈNH AN GIANG

MỤC TIÊU
• Nhận thức được bức tranh tổng quan về văn học dân gian tỉnh An Giang
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
thông qua các thể loại tiêu biểu thuộc các loại hình: văn xuôi, văn vần và các
hình thức diễn xướng dân gian,…;
KHỞI
• Nắm đượcĐỘNG
những tri thức về tỉnh An Giang như: thiên nhiên, địa danh, nhân
vật lịch sử, phong tục, ngôn ngữ, tư tưởng tình cảm mà cha ông ta gửi gắm
KHÁM
qua văn họcPHÁ
dân gian;
• Phân tích, cảm nhận được những cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật
LUYỆN
của văn học TẬP
dân gian địa phương;
• Rèn luyện kĩ năng viết văn bản: nghị luận, thuyết minh, nghệ thuật,… Có khả
năng thuyết trình, thảo luận về các vấn đề văn nghệ dân gian;
VẬN DỤNG
• Có ý thức sưu tầm, lưu giữ, phổ biến và phát huy những giá trị văn hoá
dân gian địa phương trong bối cảnh xã hội hiện đại.

KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN


BÀI 1 TỈNH AN GIANG

1. Hệ thống thể loại trong văn học dân gian tỉnh An Giang
a. Các thể loại văn xuôi dân gian
Loại hình văn xuôi dân gian gồm có các thể loại như: thần thoại, cổ tích, truyền thuyết,
truyện cười,… Phần lớn thần thoại lưu truyền trên đất An Giang là của dân tộc Khmer:
Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài, Thần Núi Thần Nước, Bồ-Piêl diệt cá sấu khổng lồ,…
Người Chăm ở đây cũng đóng góp nhiều truyện cổ như: Nguồn gốc cái vú của đàn bà,
Tục chôn người chết,… (thần thoại); Cây sung thần, Câu chuyện về thần rừng,…(truyền
thuyết); Thạch sùng và con nhện, Tiếng kêu của cây chuối hột khi ra buồng,…(cổ tích).

39
Truyện cổ tích của người Việt có số lượng rất nhiều. Ngoài những truyện chung cho
cả Nam Bộ, còn có những truyện nói về tỉnh An Giang như: Sự tích núi Bà Đội Om,
Bạch xà hạ mãnh hổ, Sấu Năm Chèo, Sự tích cù lao Ông Hổ,… Người dân ở
đây cũng lưu truyền nhiều truyện ngụ ngôn như: Trí khôn của mèo và cái ngu của
chuột, Cái gáo dừa, Chó lại hoàn chó, Con cò và con tôm,… Văn học dân gian tỉnh
An Giang cũng lưu hành những truyện cười phổ biến chung cho các tỉnh Nam Bộ,
như truyện của bác Ba Phi, Ông Ó, Tám Cồ,... Bên cạnh đó, cũng có một số truyện
cười nhắc đến các địa danh trong tỉnh như: Thâm nho, Nói dóc,…Văn học dân gian
tỉnh An Giang có thế mạnh ở hai thể loại: truyền thuyết và giai thoại. Người dân ở
đây lưu truyền rất nhiều câu chuyện lịch sử, danh nhân, chủ yếu từ thế kỉ XVIII trở
về sau. Đó là các truyện như: Phật thầy Tây An, Đức Bổn sư Ngô Lợi, Đạo Tưởng,
Thầy thím ở núi Sập, Đạo sĩ núi Tà Lơn, Ông thầy thuốc gia truyền,… Trong các
truyền thuyết – giai thoại về khởi nghĩa Thất Sơn và vùng lân cận, có truyện về
Trần Văn Thành, Trần Văn Nhu, Trần Văn Chái, Nguyễn Hương, cô Sáu Khoẻ,
Bổn sư Ngô Lợi, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa chống Pháp, ông Đạo Lập, Đạo sĩ núi Tà Lơn,
ông Cử Đa, ông Ba Địa,… Trong nhóm truyền thuyết – giai thoại về các ông đạo, có
Phật thầy Tây An, Ông Tăng Chủ nuôi cọp bạch, Ông Đình Tây và sấu Năm Chèo,
Đạo Tưởng, Chùa thầy Thím ở núi Sập, Ông Đạo Gò Mối,… Ngoài ra còn có các
truyện về thế sự, sinh hoạt như: Tướng cướp Đơn Hùng Tín, Trần Bá Lộc, Ông thầy
thuốc gia truyền,…
Cũng giống như văn học dân gian Nam Bộ, văn học dân gian tỉnh An Giang
có sự phóng khoáng, cởi mở về mặt hình thức thể loại. Có những truyện chưa
thành truyện, không có kết cấu lớp lang rõ ràng mạch lạc như các truyện dân gian
Bắc Bộ. Cùng một sự việc nhưng mỗi người kể một kiểu khác nhau, thậm chí đánh
giá trái ngược nhau. Hiện tượng đó đã làm nảy sinh rất nhiều dị bản liên quan tới
một nhân vật, sự kiện. Ví dụ, có khoảng 10 dị bản liên quan tới sự tích Bà Chúa Xứ.
Và cũng có rất nhiều dị bản về Nguyễn Ánh, Phật Thầy Tây An,… Có nhiều truyện
rất khó định danh thể loại. Như các truyền thuyết, giai thoại: Ông Tăng Chủ nuôi
cọp bạch, Ông Đình Tây và con sấu Năm chèo, Ông Đạo Gò Mối,… Ví dụ như truyện
Ông Đạo Lập: phần nói về cách đối xử của ông với bọn trộm, lái buôn, bạn bè thì
mang màu sắc giai thoại còn phần nói về việc ông tu hành và chống Pháp lại mang
màu sắc truyền thuyết.
b. Các thể loại văn vần dân gian
Nội dung ca dao dân ca tỉnh An Giang rất đa dạng: tình yêu đôi lứa, tình nghĩa
gia đình, lao động sản xuất, lịch sử xã hội, vui chơi – giải trí,… Về hình thức thể loại,
đa số ca dao dân ca tỉnh An Giang cũng được làm theo thể thơ lục bát hoặc lục bát
biến thể:

40
Dù ai xuôi ngược bốn bề
Chưa đến Ông Hổ chưa về An Giang.

Long Hồ, Châu Đốc, Định Tường


Lòng anh sở nguyện gái miệt vườn mà thôi.
Trong ca dao Bắc Bộ, số bài theo thể song thất lục bát không nhiều và thường
được thấy trong văn học viết Trung đại. Nhưng trong ca dao Nam Bộ, thể thơ này
chiếm số lượng rất nhiều. Ở tỉnh An Giang, có khá nhiều bài ca dao viết theo thể
song thất lục bát.
Ngó lên trời, trời cao lồng lộng
Ngó xuống đất, đất rộng mênh mông
Khen ai khéo vẽ nên rồng
Con kinh Vĩnh Tế một dòng trong xanh.

Lụa Tân Châu vừa thanh vừa bóng


May áo chàng cùng sóng áo em
Chữ tình cùng với chữ duyên
Xin đừng thay áo mà quên lời nguyền.
Ca dao Nam Bộ nói chung và ca dao tỉnh An Giang nói riêng có khá nhiều bài
sáng tác theo thể thơ tự do. Nhiều bài có số câu lẻ, cấu tứ tản mạn, thích hợp cho
môi trường sinh hoạt hát hò trên sông nước:
Nhắn ai có về miền quê nội xin chớ vội qua cầu
Nước Thoại Giang chỗ cạn chỗ sâu
Xin người đứng lại cho tôi gửi vài câu ân tình.
Hình thức ca dao Nam Bộ tương đối tự do, không bị gò bó về niêm luật. Điều đó
cho thấy tính chất thoáng mở của văn hoá vùng đất mới.
Anh lên Bảy Núi
Anh chạy thẳng núi Tà Lơn
Căn nợ keo sơn, thấu đến ông trời
Ngó lên trời thấy trời cao
Ngó xuống đất thấy đất thấp
Anh đến tam cấp
Thời hư trời khiến, anh lập hoài cũng phải nên.
Thể loại tục ngữ và vè ở tỉnh An Giang rất phát triển. Có rất nhiều câu tục ngữ
nhắc đến địa danh trong tỉnh, tạo ra bản sắc địa phương rất rõ nét: “Trai Nhơn Ái,
gái Long Xuyên”, “Trai hai huyện, gái miệt vườn”, “Trai lên bạn biển, gái về tàu kê”,
“Mắm Châu Đốc, Dốc Nam Vang”, “Mắm sặc Châu Đốc, mắm lóc Long Xuyên”,
“Lụa Tân Châu, trâu Nhà Bàng”,… Người Khmer ở tỉnh An Giang lưu truyền nhiều

41
câu tục ngữ như: “Thấy cọp nằm, đừng tưởng cọp ngủ / Thấy cọp nhảy đừng tưởng
cọp đùa”, “Muốn tránh dơ thì cỡi voi / Muốn tránh việc kiện cáo thì lên đọt thốt nốt”,
“Đừng lấy cơm trét miệng dê”…
Người dân An Giang sử dụng nhiều câu đố phổ biến chung của vùng Nam Bộ.
Đáng chú ý là những câu đố nhắc đến các địa danh và sự vật tại địa phương như:
“Bà đi Châu Đốc, Nam Vang/ Bà về tới cửa bà than bực mình” (Bình mực), “Về thăm
trên đất An Giang/ Núi gì nghiêng ngả trước làn gió đông ?” (Núi Sập) “Ba địa danh
mà đếm được mười lăm cái chợ” (Ba Xuyên, Sào, Năm Giang...).
Vè thuộc loại hình văn vần, nhưng chủ yếu dùng để kể chuyện, có thể nói hoặc
hát rất linh hoạt. Vùng An Giang lưu truyền nhiều bài vè như: vè các loài chim, vè
các loài cá, vè con chuột, con chó, con kiến, vè các loài rau, trái cây, hoa, vè các
loại thức ăn, vè nước lớn, vè lao động sản xuất, vè lịch sử, danh nhân, thế sự,…
Có những bài vè phê phán những thói hư tật xấu trong nhân dân (Vè thua số, Vè
vợ hư,…). Giới thương hồ miền Tây có bài vè ghi nhớ các chặng đường sông, có
đoạn nói về tỉnh An Giang:
Thuyền về Châu Đốc nghỉ ngơi
Cỏ Òn Bon ngó thấy chân trời Mặc Dưng
Long Xuyên phút đã xa chừng
Bậu qua Bò Ót bậu đừng thắp nhang.
Có những bài vè phản ánh tình tình thời sự địa phương (Vè sáp nhập làng
Nhơn An – Mỹ Hoà, Vè huyện Tân Châu, Vè chìm tàu ở Châu Đốc,…). Bên cạnh đó
cũng có bài vè ca ngợi cảnh đẹp quê hương, ví dụ như bài Vè núi Sam:
Ai đi Châu Đốc
Nhớ viếng núi Sam
Thấy cảnh danh lam
Miền quê đất nước,…
Những bài vè ở tỉnh An Giang cũng đa dạng về hình thức, nhưng phổ biến nhất
vẫn là những bài theo thể thơ bốn chữ, mở đầu bằng “Nghe vẻ nghe ve,…”. Ví dụ
đoạn mở đầu bài Vè Táo Quân:
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè ông Táo
Ngày xuân về trời
Tâu cùng thượng đế
Mọi việc trần thế
Nơi huyện Thoại Sơn,…

42
c. Các hình thức diễn xướng dân gian
Giống như các tỉnh khác ở miền Tây Nam Bộ, tỉnh An Giang cũng phổ biến các
loại dân ca như: hát ru em, hát huê tình, hò cấy, nói thơ, nói vè, các điệu lí,… Những
bài hát ru em thường ngắn, theo thể lục bát:

Chiều chiều, quạ nói với diều


Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm.

Thất Sơn ai đắp mà cao


Sông Tiền, sông Hậu ai đào mà sâu…

Tỉnh An Giang cũng phổ biến nhiều điệu lí như: Lí ngựa ô, Lí chim chuyền, Lí đất
giồng, Lí qua cầu,… Hát huê tình cũng có nhiều hình thức phong phú. Có những bài
khá dài và trình bày theo hình thức đối đáp giao duyên. Người con gái hỏi đố, người
con trai giải đáp. Bài dân ca sau không chỉ mang nội dung tình yêu đôi lứa mà còn
thể hiện niềm tự hào quê hương:

Nữ: Nam:
Thấy anh hay chữ, em hỏi thử đôi lời Nghe em hỏi tức, anh nói phức cho rồi
Đường từ Châu Đốc đến Hà Tiên Đường từ Châu Đốc đến Hà Tiên
Kinh nào chạy thẳng nối liền hai nơi? Có kênh Vĩnh Tế nối liền hai nơi
Đất nào lắm dốc nhiều đồi? Đất Nam Vang lắm dốc nhiều đồi
Đèn nào cao nhất mọi người đều nghe? Đèn cao Châu Đốc mọi người đều nghe
Sông nào tấp nập thuyền bè? Sông Cửu Long tấp nập thuyền bè
Hồ nào với biển cặp kè bên nhau? Biển Hồ hai chữ cặp kè bên nhau
Trai nào nổi tiếng anh hào? Trai Việt Nam nổi tiếng anh hào
Anh mà đáp đặng, má đào em trao. Anh đà đáp đặng, vậy má đào có trao không?

Người dân An Giang rất mê hát bội, cải lương, đờn ca tài tử,… Nhiều người
thuộc lòng các tuồng tích hát bội do các gánh hát từ Cần Thơ, Sài Gòn đến biểu
diễn. Trong lĩnh vực tuồng ở tỉnh An Giang, có thể kể đến Bổn tuồng (quyển 6) trong
bộ Kim cổ kỳ quan của Nguyễn Văn Thới. Đây là vở tuồng được viết bằng thơ có xen
với văn xuôi. Trong lĩnh vực sân khấu cải lương, có thể kể đến soạn giả Hoa Phượng
(Lương Kế Nghiệp). Ông viết rất nhiều vở kịch, trong đó có vở khai thác từ truyện cổ
dân gian như Trương Chi – Mị Nương (viết chung với Kiên Giang). Ngày nay, loại
hình vọng cổ và đờn ca tài tử vẫn tiếp tục được các nghệ sĩ tỉnh An Giang sáng tác,
biểu diễn và được nhiều người dân địa phương ưa thích.

43
Nghệ thuật diễn xướng của người Khmer ở tỉnh An Giang có sự giao lưu mật
thiết với sân khấu và dân ca ở Campuchia. Người Khmer có hai loại hình sân khấu
cơ bản là Rô băm và Dù kê. Các vở tuồng của sân khấu Khmer cũng lấy các tích
từ truyện cổ dân gian như: Ream kê, Nàng tóc thơm, Linh Thôn, Pras Phi-run, Prac
Lac-xanh-na-vong và các vở thuộc mô típ diệt chằn tinh,… Nhiều bài dân ca Khmer
thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội truyền thống, kết hợp cả nội dung tín
ngưỡng tôn giáo và tình yêu đôi lứa. Như đoạn mở đầu bài hát Lbăm trroất:
Điệu múa Khmer thật tưng bừng
Mời thần thánh xuống, hãy vui chung
Kom phloong phloong ơi, trroất trroất
Nào, em có bằng lòng anh không?

2. Đặc điểm nội dung của văn học dân gian tỉnh An Giang
a. Văn học dân gian phản ánh mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người An Giang
So với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, An Giang có đặc điểm là nhiều đồi núi. “Thất
Sơn hòn dọc dãy ngang/ Nói sao cho hết cả ngàn phong cương”, “An Giang bảy núi
nằm kề/ Ra đi thì trắng, trở về thì đen”, “Thương nhau Bảy Núi cũng trèo/ Ghét nhau,
núi Két vượt đèo cũng không”. Khi những lưu dân Việt đầu tiên đến lập nghiệp, vùng
đất An Giang vẫn còn rất hoang vu. Trong rừng, có nhiều cọp beo, rắn rết, dưới sông
rạch, có nhiều cá sấu, muỗi, vắt: “Dưới nước đỉa lềnh, sấu lểnh nghểnh/ Trên bờ cọp
rống, muỗi vo ve”, “Xuống sông hốt trứng sấu, lên bờ xỉa răng cọp”…
Thiên nhiên hoang dã ấy được phản ánh trong: Búng Bình Thiên, Heo ba Chân,
Vô rừng bị khỉ bắt, Cá Mập Vàm Nao,… Truyện Đá cá sấu kể rằng, ngày xưa, ở dãy
Thất Sơn có nhiều cá sấu ăn thịt người. Thần núi đã chặt chúng ra thành nhiều khúc
nằm rải rác trên đỉnh núi Sam. Người Khmer cũng lấy tên người có công diệt cá sấu
để đặt tên cho núi Cấm (Bồ-Piêl diệt cá sấu khổng lồ). Rất nhiều địa danh ở tỉnh
An Giang được đặt theo tên các con vật và người có công giết thú dữ. Chúng gắn
liền với những sự tích li kì từ thuở khai hoang: Núi Chân Tiên, Sự tích núi Ba Thê,
núi Sập, núi Cậu, Sự tích núi Cấm, Sự tích cù lao Ông Hổ,…
Những chuyện về rắn ở tỉnh An Giang có số lượng nhiều hơn so với một số
tỉnh khác ở Nam Bộ. Nơi đây, không chỉ có nhiều sông rạch mà còn có cả rừng và
núi nên các loài bò sát cũng nhiều và đa dạng. Chúng ta có thể thấy phần nào sự
đa dạng ấy trong Vè các loại rắn. Người dân truyền tụng rất nhiều chuyện về rắn:
Trăn tinh, nưa, phướn, rít ở vùng Bảy Núi, Rắn chúa, Rắn thần, Rắn đồng, Sự tích
chùa Hang, Sự tích rắn lấy người, Hai anh em và con rắn thần, Rắn có chiếc

44
nhẫn thần, Mãng xà ở Vĩnh Trường, Diệt rắn ở chợ Vàm,... Nhiều con rắn có khả
năng hạ được cả cọp dữ (Bạch xà hạ mãnh hổ). Chúng sống gần người, thường
xuyên gây nỗi ám ảnh cho dân chúng mỗi mùa nước nổi: “Trăn, rắn chạy lụt bò lên
những gò đất, chui vào những ngôi nhà bập bềnh ven bãi. Lắm khi, rắn bò lên tận
chỗ người nằm, thu mình dưới chiếu (…) Đêm đêm, rắn hổ ngựa ào ào rượt chuột
trên mái nhà” (Ông thầy thuốc gia truyền). Từ chỗ sợ rắn, người ta cũng biết tận
dụng chúng để làm thức ăn:
Cần chi cá lóc cá trê
Thịt chuột, thịt rắn nhậu mê hơn nhiều.
Rắn tre thường cắn chết người nhưng “người ta phát hiện rằng rắn tre ngâm
rượu uống mát lạnh, sảng khoái, có lợi cho sức khoẻ” (Rắn tre). Đối với những loài
vật dữ, người ta không chỉ sợ mà còn e dè trong cách gọi chúng: “Ngày xưa, người
dân ở đây sợ rắn hổ mây. Họ gọi là ông rắn, ngài rắn, chứ không dám gọi con rắn.
Họ sợ ăn thịt hổ mây thì sẽ bị hổ mây đòi mạng” (Đối mặt rắn hổ mây).
Dân gian còn lưu truyền rất nhiều truyện về sự dữ dội của cọp ở tỉnh
An Giang: Con hạm tinh ở núi Cấm, Giết cọp cứu bạn, Bạch xà hạ mãnh hổ,…
Nhiều truyện cổ tích của người Chăm có: Con cọp đánh rắm thối, Rể cọp, Con
cọp và con thỏ,… Người Nam Bộ còn gọi cọp là Ông Vằn, Ông Dần, Ông
Ba Mươi, Hương Cả Cọp, Sơn quân mãnh hổ, Chúa xứ sơn lâm,… Ở cù lao Ông Hổ,
có miếu thờ cọp bạch (Sự tích cù lao Ông Hổ).
Cọp và cá sấu hung dữ như vậy nhưng lại rất sợ những người có đạo. Người ta
quan niệm rằng những người có đức độ, tài năng có thể thu phục được cả thú dữ, như
câu chuyện Ông Đạo Đình Tây có thể chinh phục được cá sấu hung dữ (Sự tích sấu
Năm Chèo). Ngoài ra, còn có nhiều truyện kể về những ông đạo thu phục cọp bạch
(Ông Tăng Chủ trị cọp, Chuyện thần bạch hổ hiển linh trên Núi Cấm,…). Con người
An Giang xưa từ chỗ sợ thú dữ đã biết thu phục chúng, sống dung hoà với thiên
nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển.
Giống như các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, văn hoá tỉnh An Giang cũng
mang tính sông nước. Tính chất ấy được hình thành trong mối quan hệ lâu dài giữa
con người và thiên nhiên sông nước. Người dân lưu truyền nhiều truyện nói về mối
quan hệ ấy: Sự tích con mắt thuyền, Vì sao có con kênh Vĩnh Tế?,… Sự lên xuống
của con nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động lao động sản xuất: “Thuyền trôi Châu
Đốc thả xuống Vàm Nao/ Thẳng tới Ba Sào coi chừng con nước nổi”, “Tháng năm
nằm nghỉ xả hơi/ Bước sang tháng sáu nước trôi vô đồng”… Người dân cất nhà gần
sông. Ở trên sông còn có nhà bè. Tỉnh An Giang nổi tiếng có nhiều khu nhà bè, buôn
bán trên sông tấp nập: “Long Xuyên mùa nước ngập cùng/ Tục dân buôn bán dưới

45
sông nhà bè”, “Châu Đốc nổi tiếng nhà bè/ Núi Sam nổi tiếng hội hè quanh năm”,
“Bờ kinh nhà cửa lăng xăng/ Xóm làng đông lắm gọi rằng Châu Giang”. Thời trước,
phương tiện đi lại phổ biến nhất là ghe xuồng. Người ta dùng ghe xuồng để đi buôn
bán, giao lưu khắp các nơi trong và ngoài nước:
– Kinh Vĩnh Tế, biển Hà Tiên
Thuyền về xuôi ngược thông thiên hai miền.
– Long Xuyên nước ngọt gió hiền
Tàu xuôi Nam Hải đến miền Nam Vang.
Nhiều lễ hội cũng được tổ chức trên sông nước: “Tri Tôn có hội đua bò/ Vàm
Nao có hội đua đò sang sông”. Những câu hát hò của trai gái cũng thắm đượm tình
sông nước. Để tỏ tình, người con trai thường lấy những sự vật trên sông nước để
khơi mào cho chuyện tình cảm: “Sông Cái Vừng khúc quanh khúc quẹo/ Bãi Bà Lẹo
nước chảy vòng cung/ Anh thương em tha thiết vô cùng/ Ước gì ta được sống chung
một nhà”, “Ngó lên Châu Đốc/ Thấy gốc bần trôi/ Ngó xuống Vàm Nao/ Thấy sóng
bủa lao xao/ Anh thương em ruột thắt, gan bào/ Biết em có thương lại chút nào hay
không ?”. Khi yêu nhau, trai gái hẹn hò nhau trên sông nước. Lịch trình hẹn hò của
họ cũng dựa vào con nước lớn, nước ròng. Đến khi cưới nhau, họ cũng đưa dâu
trên sông nước: “Đưa dâu thì đưa bằng ghe/ Chớ đưa bằng bè ướt áo dâu tôi”… Họ
tận dụng những lợi thế của môi trường sông nước nhưng cũng biết đối phó với nạn
lũ lụt hằng năm. Họ có ý thức “sống chung với lũ” và có những cách lao động, sinh
sống thích nghi với mùa nước nổi. Những hoạt động đó được tả lại trong các bài:
Vè nước lớn, Vè bão năm thìn, Vè lũ lụt…
Nam Bộ có nhiều kênh rạch, lắm cá tôm, cung cấp nguồn thức ăn vô tận cho
người dân địa phương. Khác với Bắc Bộ, người dân Nam Bộ đánh bắt cá tự do,
không theo hương ước nào, nên có câu tục ngữ: “Chim trời cá nước, ai bắt được nấy
ăn”. Những cù lao ven sông được phù sa bồi đắp nên cây trái sum suê: “An Bình đất
mẹ cù lao/ Thêm hương hoa bưởi ngọt ngào nhãn long/ Khách về nhớ mãi trong lòng/
Nhớ cù lao nhỏ bên dòng An Giang”. Thức ăn quen thuộc lấy từ môi trường sông
nước. Ca dao cũng nói đến hình ảnh quen thuộc của vùng An Giang: “Thấy bông sen
nhớ Tháp Mười/ Thấy bông điên điển nhớ người An Giang”. Thiên nhiên ban tặng sản
vật dồi dào, ruộng đồng cò bay thẳng cánh: “Ai đi Bình Thới, Trà Ôn/ Ruộng đồng lai
láng gái khôn trai hiền”, “Đất An Giang phù sa màu mỡ/ Người An Giang muôn thuở
hiền lành”. Vùng sông nước An Giang có nhiều lúa gạo, người ta sống “thong dong”
không lo đói. Nó có sức vẫy gọi những người dân nơi khác hội tụ về đây lập nghiệp:
– An Giang chợ gạo nước sông
Ai mà tới đó thong dong trọn đời.
– Ai về Ông Chưởng, Vàm Nao
Cho em hỏi cá bông lau có còn

46
An Giang nước ngọt rồng vàng
Ai đi tới đó lòng không muốn về.

Hình 1. Chợ nổi Long Xuyên


(Nguồn: mientaycogi.com/)

b. Văn học dân gian phản ánh lịch sử xã hội và tính cách, tâm tư người An Giang
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Muốn tu Phật thì về Phú Yên/ Muốn tu Tiên thì về Bảy Núi”.
Tỉnh An Giang được xem là vùng đất linh thiêng, nơi đây quy tụ nhiều nền văn hoá
Đông Tây kim cổ. Ở tỉnh An Giang, có sự hội tụ của nhiều tôn giáo: Phật giáo Hoà Hảo,
Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Cao Đài, Hồi giáo, Công giáo – Tin Lành,…
Một số tôn giáo ở đây có sự thẩm thấu của tư tưởng Đạo giáo, Nho giáo có nguồn
gốc từ Trung Quốc,… Người miền Tây xưa thích đọc truyện Tàu. Các điển tích trong
sách Tàu đã vào ca dao: Bá Nha vắng mặt Tử Kỳ/ Ôm đờn luống chịu sầu bi một
mình/ Ai khôn bằng Tiết Đinh San/ Cũng còn mắc kế nàng Phàn Lê Huê.
Thông qua các truyền thuyết về Bà Chúa Xứ, ta thấy có sự giao lưu văn hoá giữa
Việt Nam và các nước: Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Pháp,… Người ta cũng truyền
tụng nhiều giai thoại về Phật Thầy Tây An và các đệ tử của Ngài. Ca dao có nhiều
câu ca ngợi Phật Thầy và cảnh chùa chiền ở tỉnh An Giang:
An Giang bảy núi đầu rồng
Tây An chùa cổ Phật Đoàn Minh Huyên.
An Giang phong cảnh hữu tình
Có chùa Phú Mỹ, có đình Phú Hưng.
Người dân nơi đây còn lưu truyền các bài Sấm bằng văn vần của đạo Bửu Sơn
Kỳ Hương, Phật giáo Hoà Hảo, Vè Bà Thợ, Vè Phật thầy Tây An,… Không có ở đâu
mà truyền thuyết, giai thoại về các ông đạo nhiều như ở tỉnh An Giang: Đạo Tưởng,
Ông Đạo Gò Mối, Ông Tăng Chủ, Ông Đình Tây, Nhà sư ăn rau, Thầy Thím ở

47
núi Sập,… Các ông Đạo không chỉ lo tu luyện mà còn có công khai phá đất đai và
đánh giặc ngoại xâm.
Truyện cổ tỉnh An Giang ghi nhớ công ơn của các nhân vật lịch sử mở mang bờ
cõi: Nguyễn Hữu Cảnh gắn với Cù Lao Ông Chưởng, vợ chồng Thoại Ngọc Hầu chỉ
huy đào kênh Vĩnh Tế. Ca dao có câu:
Đi ngang qua đỉnh núi Sam
Thấy lăng ông Thoại hai hàng lệ rơi
Ông người vì nước vì đời
Hi sinh tài sản đổi dời nước non.
Người dân tỉnh An Giang cũng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn của quốc
gia. Trong lúc chạy trốn Tây Sơn, Nguyễn Ánh có đến ẩn náu ở Thất Sơn. Và người
dân trong vùng cũng lưu lại nhiều truyền thuyết, giai thoại về ông. Như việc ông
cấm người dân đến ngọn núi nơi ông đóng quân nên từ đó núi này mang tên là núi
Cấm. Trước đây, người dân Nam Bộ còn mang nặng tư tưởng Nho giáo. Họ trung
với vua, khi thấy vua bị nạn thì sẵn sàng xả thân che chở. Như trường hợp Nguyễn
Hữu Lễ, bà Kim Liên,… giúp đỡ Nguyễn Ánh lúc ở tỉnh An Giang. Khi đất nước bình
yên, vùng Thất Sơn là nơi tu hành của các ông Đạo. Khi Pháp đến, Thất Sơn trở
thành căn cứ kháng chiến. Một số ông Đạo cũng tham gia chống Pháp: Đức Bổn
Sư Ngô Lợi, Ông Đạo Lập, Ông Cử Đa, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa chống Pháp,… Ở
tỉnh An Giang đến nay còn lưu truyền rất nhiều truyền thuyết, giai thoại về các nhân
vật lịch sử: Trần Văn Thành, Trần Văn Nhu, Trần Văn Chái, Nguyễn Hương, cô Sáu
Khoẻ,… Đáng chú ý là truyện kể về các cuộc khởi nghĩa ở Thất Sơn và các vùng
lân cận. Các truyện này đều đề cao tinh thần dũng cảm, nghĩa khí của con người
tỉnh An Giang.
Trong văn học dân gian tỉnh An Giang, có rất nhiều bài ngợi ca, tự hào về quê
hương. Một phần, do tỉnh An Giang có nhiều cái nhất: núi sông hùng vĩ, cảnh đẹp,
người đông, sản vật trù phú, đa dạng. Một phần nữa, do tỉnh An Giang có sự đa
dạng về văn hoá, nhiều người tài, nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn đến cả vùng
Nam Bộ. Bởi vậy, người dân tỉnh An Giang luôn tự hào rằng vùng đất của mình có
nhiều địa linh nhân kiệt:
– Thất Sơn đồi núi điệp trùng
Địa linh nhân kiệt anh hùng nảy sinh.
– Ai về Châu Đốc, An Giang
Nhớ thăm núi Cấm, Thất Sơn quê mình
Danh lam thắng cảnh hữu tình
Đình chùa, di tích hiển linh diệu huyền

48
Địa linh, nhân kiệt, thánh tiên
Dâu ngoan, rể thảo, tôi hiền trung can.
Văn học dân gian tỉnh An Giang cũng cho ta thấy đời sống kinh tế và cách thức
lao động, sinh hoạt của người dân nơi đây. Người An Giang sống bằng nghề làm
ruộng, trồng hoa màu, đánh cá, nuôi heo, gà,… Một số bài vè kể về công việc
sản xuất của nông dân địa phương như: Vè làm ruộng, Vè làm lúa, Vè trúng lúa,
Vè huyện Tân Châu,… Ruộng nương cũng có tác dụng gắn kết con người với
quê hương xứ sở. Dù đi đâu, người ta cũng nhớ về những bữa cơm mắm cà:
Mỹ Luông là xứ ruộng nương
Là nơi chất chứa tình thương đậm đà
Mỹ Luông là xứ trồng cà
Anh đi không bỏ quê nhà đâu em.
Một số nơi phát triển về nghề chăn nuôi: “Lụa Tân Châu, trâu Nhà Bàng”. Tỉnh
An Giang có một số làng nghề nổi tiếng, sản phẩm được các ghe xuồng đưa đi bán
nhiều nơi:
Ai về Châu Đốc An Giang
Đừng quên gấm lụa mặt hàng Tân Châu.

Long Điền, Chợ Thủ quê anh


Trai chuyên đóng tủ, gái sành cửi canh.

Nhiều làng nghề ở tỉnh An Giang cũng chế tạo được nhiều món ăn ngon
nổi tiếng. Chất lượng sản phẩm của các làng nghề này cũng được được ghi nhận
trong các câu ca dao, tục ngữ:
Muốn ăn mắm sặc mắm linh
Lấy chồng Châu Đốc thì mình được ăn.
Vàm Nao có tự thuở nào
Cá hô kéo đến, bông lau rủ về.
Núi Sam nổi tiếng mắm kho
Châu Đốc nổi tiếng cá kho băm xoài.
Những sản phẩm truyền thống này được tạo ra từ các sản vật có sẵn tại địa
phương. Trên mảnh đất trù phú đó; có những trai thanh gái lịch, giỏi lao động, sống
có tình nghĩa:
Trai nào thanh bằng trai Nhơn Ái
Gái nào lịch bằng gái Tân Châu

49
Tháng ngày dệt lụa trồng dâu
Thờ cha dưỡng mẹ quản bao nhọc nhằn.
Ngoài chữ trung, người Nam Bộ cũng coi trọng chữ hiếu. Họ thờ vua, thờ cha mẹ
cũng như thờ các vị thánh thần: Anh về lập miếu thờ vua/ Lập trang thờ mẹ, lập chùa
thờ cha/ Mẹ cha sanh sản ra ta/ Nên chi ta phải trọng mà hiếu than/ Ngoài ra, Tiên
Phật, Thánh Thần/ Là người sáng suốt đoạt phần thanh cao. Người ta quan niệm:
cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi dưỡng con. Khi cha mẹ về già, con cái phải có trách
nhiệm nuôi dưỡng lại cha mẹ. Có cô gái không nỡ bỏ cha mẹ để đi lấy chồng xa nên
than thân, trách phận:
Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc
Đất nào dốc bằng dốc Nam Vang
Nghe tiếng anh than, hai hàng luỵ nhỏ
Em có cha mẹ già biết bỏ cho ai.
Người An Giang cũng có những tính cách chung của người miền Tây Nam Bộ.
Đó là tính dân chủ, bình đẳng, phóng khoáng, cởi mở, sẵn sàng làm bạn với tất cả
mọi người theo tinh thần “tứ hải giai huynh đệ”. Ngày xưa, An Giang là vùng trấn
biên, xa xôi hẻo lánh. Bởi vậy, họ rất quý những người khách ở xa tới thăm. Dân tứ
xứ đến đây đều được dân địa phương đón tiếp niềm nở, thân mật. Có thể thấy lòng
hiếu khách, giao lưu rộng rãi của người An Giang trong câu ca dao:
Đất Thoại Sơn tuy nghèo mà đẹp
Đường Thoại Sơn tuy hẹp mà vui
Ai ơi có đến Thoại Sơn
Nhớ đi cho hết quê hương rồi dìa.
Người An Giang cũng có tính thẳng thắn, trọng nghĩa giống như Tử Trực, Hớn Minh:
Dấn mình vô chốn chông gai/ Kề lưng cõng bạn ra ngoài thoát thân/ Đứa nào được
Tấn quên Tần/ Xuống sông sấu ních, lên rừng cọp tha.

Truyện Giết hổ cứu bạn kể rằng một người tên Mỹ đã dũng cảm giết cọp để cứu
người bạn tên Mạnh. Sau này, ông Mỹ chuyên chữa bệnh cứu người. Thỉnh thoảng,
ông mang khoai ra chợ bán rẻ nên người dân Thất Sơn gọi là Sư bán khoai.
Truyện Ông thầy thuốc gia truyền kể về người thầy rắn tên là Bảy Lễ. Ông rất
sốt sắng và tận tuỵ trong việc cứu người. Nhưng cứu xong, ông không chịu lấy tiền,
chỉ nhấm nháp qua loa vài li rượu chờ cho nạn nhân tỉnh rồi mới ra về.
Người dân lao động ở tỉnh An Giang ăn nói bộc trực, chất phác, nghĩ sao nói vậy,
đôi lúc hơi mạnh dạn, ít giữ gìn, ý tứ:

50
Người An Giang thật thà chất phác
Cảnh An Giang man mác hữu tình.

Em có có thương anh thì ăn nói cho thiệt tình


Đừng để anh lên xuống một mình bơ vơ.

Anh đừng lên xuống uổng công


Con gái đất giồng không thích đồng bưng.

Hình 2. An Giang mùa nước nổi


(Nguồn: Huỳnh Phúc Hậu)

3. Đặc điểm nghệ thuật của văn học dân gian tỉnh An Giang
a. Hình thức nghệ thuật trong văn học dân gian tỉnh An Giang
Truyện dân gian tỉnh An Giang cũng mang những đặc điểm chung của truyện dân
gian cả nước. Phần lớn các truyện được kể theo trật tự tuyến tính, mở đầu thường
có câu giới thiệu bối cảnh không gian, thời gian và nhân vật. Kết thúc thường theo
quy luật: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ”. Lấy ví dụ như câu mở đầu và kết thúc
truyện Cây sung thần của người Chăm: “Ngày xưa, dưới sự trị vì của vị vua thứ tư
tên là Kaman, đất nước Champa rất đỗi phồn vinh và giàu có (,…) Vua chết, nước
mất, lúc ấy Kumây mới hiểu rằng sự tham lam đúng là hại người, hại mình và hại cả
đất nước”. Một số truyện của người Chăm thường kết thúc bằng lời bình luận hoặc
giải thích sự việc: “Từ đấy về sau, người Chăm rất ghét loài thạch sùng và rất thích
loài nhện” (Thạch sùng và con nhện). Các truyền thuyết và giai thoại của người
Việt ở tỉnh An Giang có kết cấu tương đối linh hoạt. Cuối truyện thường có lời giải
thích vì sao có địa danh/ sự kiện đó: “Nhớ đến công lao to lớn của vị danh tướng,
vua Minh Mạng chỉ dụ: lấy tên vợ của Thoại Ngọc Hầu là Châu Thị Tế đặt tên cho
kênh là kênh Vĩnh Tế” (Vì sao có con kênh Vĩnh Tế?). Hoặc: “Hằng năm, đến ngày

51
vía Bà, khi lễ tắm cho bà xong, có rất nhiều người đến xin nước lễ về uống để được
may mắn quanh năm” (Truyền thuyết về Bà Chúa Xứ),…
Giống như ca dao miền ngoài, ca dao An Giang cũng thường theo ba thể phú, tỉ,
hứng và chất liệu lấy những địa danh và sự vật quen thuộc ở địa phương. Người ta
dùng thể phú để miêu tả cảnh đẹp quê hương với lòng tự hào:
Đẹp sao miền đất Châu Thành
Lúa xanh trải khắp ruộng đồng quê ta
Hoà Bình vang mãi lời ca
Đẹp mùa lúa chín, đầy mùa cá tôm.

Núi Sam cảnh đẹp bồi hồi


Có vườn Tao Ngộ, có đồi Bạch Vân.
Người ta dùng thể tỉ để so sánh các sự vật, hiện tượng với nhau. Ca dao tỉnh
An Giang có nhiều bài mở đầu bằng hình thức so sánh, ví dụ:
Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc
Tiếng nào đầm ấm như tiếng ru con
Dù cho sông cạn đá mòn
Lòng ta muôn thuở vẫn còn thương quê.
Còn hứng là nhân sự việc này nghĩ đến sự việc kia. Chẳng hạn, đi ngang sông
Vĩnh Tế, bỗng nhớ đến công lao Thoại Ngọc Hầu:
Nước sông Vĩnh Tế lờ đờ
Nhớ ông bảo hộ dựng cờ chiêu an.
Hoặc nhân sự việc thấy con cá lọt lưới mà nghĩ đến chuyện cưới vợ:
Ở trên Châu Đốc ngó xuống Vàm Nao
Thấy con cá đao nhảy nhào vô lưới
Không biết chừng nào mới cưới đặng em?
Trong các thể loại văn vần dân gian, ca dao dân ca sử dụng các thủ pháp tu từ
nhiều hơn cả. Ca dao tỉnh An Giang cũng dùng nhiều thủ pháp tu từ quen thuộc
như: nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, điệp láy, đối, câu hỏi tu từ,… Có những bài kết hợp
nhiều biện pháp tu từ:
Đường Nhà Bàng nó trơn như mỡ
Đường ngoài chợ lạnh tợ thâm sương
Giăng tay se sợi chỉ hường
Kết duyên chồng vợ kiếm đường ra vô.

52
Ca dao tỉnh An Giang thường sử dụng các mô típ thể hiện sự xê dịch không gian.
Điều này xuất phát từ vị trí địa lí tỉnh An Giang nằm ở biên giới, giao thương với
nhiều nước. Từ tỉnh An Giang có thể theo sông Tiền, sông Hậu, kênh Vĩnh Tế đi đến
nhiều tỉnh ở Nam Bộ, Thuyền bè xuôi ngược, khách buôn bán, du lịch dập dìu. Bao
kẻ đến người đi, bao lời nhắn nhủ, hẹn hò:
Tân Châu nô nức người lên
Em đừng qua đó mà quên đường về.
Bởi vậy, trong ca dao tỉnh An Giang, phổ biến loại không gian xê dịch, có rất nhiều
bài theo mô típ: “Ai về,…”, “Ai đi,…”, “Ai đến,…”. Chẳng hạn như mô típ mở đầu
bằng “Ai về”:
– Ai về Châu Đốc, An Giang
Nhớ thăm núi Cấm, Thất Sơn quê mình.
– Ai về Châu Đốc, núi Sam
Viếng bà Chúa Xứ, thăm ông Ngọc Hầu.
– Ai về Châu Đốc quê tôi
Ghé qua Kinh Một mà thăm cánh đồng.
– Ai về Châu Đốc quê tôi
Xin cho nhắn gửi đôi lời nhớ thương
Xa xôi cách trở dặm trường
Hướng về Bảy Núi con đường lối quen.
– Ai về Bình Mỹ, Cái Dầu
Đi lên Châu Đốc, phải về núi Sam
Những bài theo mô típ “Ai về,…” thường vẽ nên cảnh vật nên thơ, trù phú, tình
người đầm ấm. Mô típ “Ai đi,…”, “Anh đi,…” thường nói lên sự nhớ nhung, gắn bó,
quyến luyến của người ra đi với vùng đất An Giang:
Anh đi anh nhớ quê mình
Nhớ tô bún cá đậm tình Long Xuyên.
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ sông Châu Đốc, nhớ người An Giang
Sông An Giang tràn đầy ước hẹn
Người An Giang trọn vẹn thuỷ chung.
An Giang cảnh trí mĩ miều
Ta thương ta nhớ, ta liều ta đi.
Chàng đi Châu Đốc, Nam Vang
Nỗi sầu em chịu, đa mang một mình.
53
Ngoài những bài theo hẳn một mô típ ta còn gặp những bài kết hợp cả hai mô típ
trên: “Ai đi,…”, “Ai về,…” hoặc “Đi vô,…”, “Đi ra,…”, “Đi lên,…”, “Đi xuống,…”:
Ai đi, ai nhớ Cồn Tiên
Ta về ta nhớ Tịnh Biên, Nhà Bàng.

– Tri Tôn, Châu Đốc rất gần


Thương em, anh nhớ, anh lần xuống thăm.

– Thất Sơn bảy núi nằm kề


Bận vô thì có, bận về thì không.
Như vậy, ca dao An Giang có khá nhiều bài theo mô típ “Ai về,…”, “Ai đi,…” cùng
với không gian xê dịch. Từ hình thức nghệ thuật này, có thể thấy một số nét tính
cách của người An Giang: hiếu khách, cởi mở, năng động, lịch lãm,…Và các phẩm
chất này cũng rất cần thiết để tỉnh An Giang phát triển ngành du lịch, công thương
trong thời đại ngày nay.
b. Phương ngữ, địa danh An Giang
Văn học dân gian tỉnh An Giang cũng mang sắc thái phương ngữ Nam Bộ. Một
số truyện từ miền ngoài vào đã được địa phương hoá. Ở đây, ta chỉ nói đến những
truyện được sáng tác tại tỉnh An Giang và được kể bằng phương ngữ Nam Bộ. Ví
dụ như truyện Sấu Năm Chèo: “Sau một hồi tìm kiếm, hai thầy trò nhìn thấy một
người đàn bà bụng mang dạ chửa, ăn mặc rách rưới đang kêu la. Bùi Đình Tây liền
hỏi người đàn bà: “Sao chị kêu la dữ vậy? Chị bệnh gì sao?” (…) Từ đó, những
xuồng câu khi bị sấu đuổi liền la lên: “Ông Đình Tây, sấu gắp tui”. Sấu nghe tên của
ông liền hoảng sợ, bỏ chạy”. Trong truyện Ông Tăng Chủ nuôi cọp bạch, nhà tu
hành nói chuyện với cọp bằng ngôn ngữ thân mật như nói chuyện với người thân:
“Một hôm, Đức Phật thầy đi xa về gần tới cốc thấy con cọp trắng ngồi cú xụ gần bàn
thông thiên. Khi Đức Phật thầy trờ tới, cọp ta há miệng ra khò khè thở một cách khó
khăn. Đức Phật thầy hỏi: “Chà, đau gì mà ốm nhom vậy bạch hổ? Bộ ông lại xin
thuốc phải không?”.”
Phương ngữ Nam Bộ cũng được thể hiện qua ca dao. Người Nam Bộ nói năng
mộc mạc, ít trau chuốt ngôn từ. Nhiều câu ca dao có ngôn ngữ diễn đạt giống như
văn nói, dài dòng:
Quất ông tơ cái trót
Ổng nhảy tót lên ngọn cây bần
Biểu ổng se mối chỉ năm bảy lần ổng hổng se.

54
Bản sắc địa phương trong ca dao không chỉ thể hiện qua phương ngữ mà còn
thể hiện qua địa danh và và các sự vật hiện tượng tại địa phương: Ai vô Châu Đốc
em thương/ Nước phèn, kinh cạn vấn vương tháng ngày. Bài ca dao sau thể hiện khá
rõ nét bản sắc An Giang trong cả nội dung và hình thức:
Chèo vô núi Sập
Lựa con khô sặc thiệt ngon
Lựa trái xoài cho thiệt giòn
Đem ra Long Xuyên lựa gạo cho thiệt trắng, thiệt thơm
Đem dìa dọn một bữa cơm
Cho người quân tử ăn còn nhớ quê.
Mỗi dân tộc trên đất An Giang cũng mang đến cho kho tàng văn học dân gian
của tỉnh một sắc thái riêng. Truyện của người Chăm, Khmer khác người Việt ở tên
gọi các nhân vật, tư duy ngôn ngữ và sự việc. Ví dụ như một đoạn trong truyện
A-hơ-mát và Mô-ha-mát của người Chăm ở tỉnh An Giang: “Sau khi Mô-ha-mát đi
rồi, ngày ngày A-hơ-mát vẫn thường lui tới giúp đỡ Át-man, khi đồng tiền, lúc bát gạo
[…] A-hơ-mát vừa lo, vừa sợ. Hắn không dám nối dối, bèn đến trước bàn thờ thật
lòng kể lại hết việc làm của mình”. Còn đây là truyện kể của người Khmer: “Ngày
xưa, có tên nhà giàu cai quản ở phum sóc nọ […] Bà con trong phum vui như hội,
họ tổ chức làm phước mời nhà sư đến cầu kinh, bái Phật” (Sự tích chim cú mèo).
Dân ca Khmer cũng mang bản sắc riêng ở cách dùng danh từ riêng và tư duy ngôn
ngữ ví dụ như bài Cô gái chiều chồng:
Anh hỏi nàng Tôch ơi
Em có biết chiều chồng?
Em có chiều anh không?
Nàng nói rằng: “Có, có”.
Trong quá trình chung sống bên cạnh người Khmer, người Việt cũng có sử dụng
một số từ ngữ Khmer. Tiếng Khmer hoà vào ngôn ngữ văn chương Việt rất tự nhiên:
– Anh về xứ Chắc Cà Đao
Bỏ em ở lại như dao cắt lòng.

–Vàm Nao chữ đặt Hồi Oa


Chỗ nhằm mũi nước chảy qua quanh dòng.

– Châu Đốc hẹp, Cần Thơ cũng hẹp


Tịnh Biên thôn, Xà Tón cũng thôn,…

55
4. Văn học dân gian tỉnh An Giang trong xã hội hiện đại
Văn học dân gian không chỉ là sản phẩm của thời cổ trung đại mà nó vẫn tồn tại ở
thời hiện đại dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở tỉnh An Giang đầu thế kỉ XX, người
ta vẫn tiếp tục kể những câu chuyện mới về các ông Đạo. Giai thoại và truyện cười
hiện đại vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Trong thời hiện đại, người dân tỉnh An Giang vẫn
tiếp tục sáng tác, lưu truyền các thể loại dân ca như: hò chèo ghe, hò cấy, hát ru, các
điệu lí,… Loại hình vọng cổ và Đờn ca tài tử vẫn phổ biến với nội dung hiện đại. Một
số loại hình diễn xướng dân gian của người Việt, người Khmer, người Hoa và người
Chăm được phục dựng để phục vụ nhu cầu phát triển du lịch và thưởng thức văn hoá
của người dân địa phương.
Trong xã hội hiện đại, thể loại vè và ca dao vẫn tiếp tục được sáng tác. Tỉnh An Giang
có rất nhiều bài vè có nội dung hiện đại: Vè đánh Pháp, Vè chống càn, Vè chiến sĩ,
Vè liệt sĩ, Vè núi Sam, Vè dân số, Vè bán quán, Vè thua số, Vè làm lúa, Vè lũ lụt,
Vè Táo Quân, Vè chìm tàu ở Châu Đốc, Vè bão năm Thìn, vè nước lớn, Vè huyện
Tân Châu, Vè Tôn Đức Thắng,… Một số bài kể về thói hư tật xấu trong nhân dân,
ví dụ như bài Vè thua số: Nghe vẻ nghe ve/ Nghe vè thua số/ Ngày nào cũng lỗ/
xổ số không may. Vè hiện đại cũng có tính thời sự như vè truyền thống. Một số bài
có tác dụng cổ vũ tuyên truyền các chủ trương của chính quyền. Như Vè phổ cập:
Nghe vẻ nghe ve Muốn được ấm no
Nghe vè phổ cập Phải lo dân trí
Việt Nam độc lập Tập trung ý chí
Hạnh phúc tự do Diệt dốt xoá mù.
Có nhiều bài phản ánh tình hình khó khăn trong sản xuất nông nghiệp do thiên
tai lũ lụt. Cuối bài, thường có phần nhắc nhở, nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn
để yên tâm sản xuất, ví dụ như bài Vè lũ lụt:

Kính thưa quý vị Phóng viên vấn đáp


Tôi được đề nghị Vụ lúa hè thu
Kể lại cảnh tình Nhân dân cần cù
Ai cũng giật mình Ruộng đồng ngập úng
Mưa to lũ lớn […]
Phần nhiều thiếu thốn Nơi nơi trong tỉnh
Sản xuất khó khăn Kế hoạch cao cường
Nhất ở đồng bằng Ai cũng tinh tường
An Giang, Đồng Tháp Làm gương tỉnh khác.

56
Ca dao vẫn tiếp tục được sáng tác với những đề tài quen thuộc như: tình yêu
đôi lứa, tình cảm gia đình, quan hệ xã hội, cảnh đẹp quê hương,… Mặc dù khai thác
đề tài cũ nhưng mang nội dung mới, với những chất liệu hiện đại:
Đậu phộng béo đậu nành cũng béo
Bước lên xe kéo miệng réo xe hơi
Đường đi Châu Đốc xa vời
Gửi thư thì khó, gửi lời thì không.
Từ thời kháng chiến chống Pháp, ca dao mới còn có sự gia tăng các nội dung
chính trị:
Ngó lên Châu Đốc, Vàm Nao
Thấy tàu giặc chạy như dao cứa lòng.
An Giang, Bảy Núi anh hùng
Nhân dân góp sức truy lùng đánh Tây.
Ca dao dân ca hiện đại cũng được sáng tác theo một số mô típ quen thuộc của
ca dao dân ca truyền thống:
– Ai lên Vĩnh Thông, bước qua cầu sắt
Nghe con trẻ hát lanh lảnh chiều chiều

Bao phen quạ nói với diều


Vĩnh Thông, Cầu Sắt có nhiều xác Tây.

– Ai về Chợ Mới mà coi


Mạ non xanh mướt trâu ăn đầy đồng
Một lời nguyện với nước non
Cắn răng giữ lấy cờ son sắc vàng

Ban đầu, những bài ca dao dân ca này được các nhà thơ hiện đại sáng tác.
Nhưng vì họ sáng tác theo phong cách dân gian nên được quần chúng lưu truyền
rộng rãi. Và dần dần, người ta quên mất tên tác giả. Chúng trở thành sản phẩm của
tập thể. Một số bài dân ca khi tách phần nhạc có thể trở thành một bài thơ hoàn
chỉnh và không ai biết nguồn gốc của nó. Tuy nhiên, một số bài vẫn mang dấu ấn
của loại hình diễn xướng dân gian. Chẳng hạn, tác phẩm sau được sáng tác chủ
yếu để hát chứ không phải để đọc:
Con cá lí ngư sầu tư biếng lội
Em xa anh rồi, anh trông đợi biếng ăn

57
Mang bộ xương cách trí, anh leo lên tháp mười tầng
Trông vượt Bảy Núi, trông tuốt Nam Vang, trông quàng Châu Đốc, trông dọc
Long Xuyên, trông lên Cao Lãnh, trông thẳng cánh cò bay lên Sài Gòn.
Ôi thôi em ơi, con mắt anh mòn
Em mải mê xứ lạ, anh đâu còn thấy em!

Nhiều văn nghệ sĩ của tỉnh An Giang vẫn tiếp tục phát huy vốn văn hoá truyền thống
của quê hương. Họ vẫn giữ nguyên chất giọng An Giang trong sáng tác văn học, như
Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Văn Hầu, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Lê Văn Thảo,…
Truyện của Nguyễn Chánh Sắt có nhiều nét giống với truyện kể dân gian, thường theo
trật tự tuyến tính, kết thúc có hậu,… Truyện Ngãi hiệp kì duyên có sử dụng phương
ngữ Nam Bộ và nói về cảnh vật tỉnh An Giang: “Ông bèn biểu bạn đò theo ngả kinh
Vĩnh An, chèo thẳng qua Châu Đốc; ghé đó nghỉ ngơi, ăn chơi xong rồi lại theo kinh
Vĩnh Tế mà qua Hà Tiên. Khi đến chợ Tịnh Biên thì thấy hai bên núi non liền nhau,
Trịnh Thế Xương bèn biểu bạn đậu lại đó vài ngày, đặng dạo chơi, cho biết mấy chỗ
danh san thắng cảnh. […] Trên núi ấy hiện nay có nhiều cảnh chùa của người Annam
ở tu tại đó, từ dưới ngó lên thấy có hình như con sấu bằng đá”.
Nhà văn Mai Văn Tạo có rất nhiều tác phẩm kể lại chuyện dân gian theo phong
cách hiện đại. Mỗi một sự tích dân gian ở tỉnh An Giang thường có nhiều dị bản.
Ông chọn bản hợp lí nhất, tham khảo bổ sung thêm các chi tiết từ các dị bản rồi sắp
xếp theo thứ tự hợp lí. Đoạn cuối truyện Sự tích núi Bà Đội Om được Mai Văn Tạo
kể như sau: “Chị thấy cả bóng chồng dũng mãnh bay tới vung gươm chém thẳng
vào quân thù. Chị đứng lặng im trong bóng hoàng hôn, không còn biết đến những
tiếng ríu rít của đàn chim đang bay về núi và khói bụi nơi đây đã tan mất từ lúc nào
[…]. Và chị đứng mãi như thế trên triền núi nhỏ tại xã Thới Sơn. Mắt nhìn ra đồng
bãi bao la cho đến bây giờ”. Ngôn ngữ của người kể chuyện kết hợp giữa giọng kể
dân gian và văn chương hiện đại. Nhiều truyện của Mai Văn Tạo đã kết nối văn học
dân gian và văn học viết hiện đại.
Tóm lại, tỉnh An Giang có một kho tàng văn học dân gian rất phong phú: nhiều về
số lượng, đa dạng về hình thức thể loại, nội dung và tư tưởng. Văn học dân gian
tỉnh An Giang đã lưu giữ những trang sử hào hùng của cha ông từ thời khai hoang
gian khó cho đến ngày nay. Nó cũng cho thấy phần nào bức tranh văn hoá đa dạng,
với sự góp mặt của nhiều dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng,… Những lợi thế đó sẽ góp
phần đưa tỉnh An Giang phát triển mạnh trên lĩnh vực văn hoá, du lịch.

58
Trả lời câu hỏi
1. Những yếu tố nào đã làm nên sự đa dạng của văn học dân gian tỉnh An Giang?

2. Chỉ ra những nét riêng của văn học dân gian tỉnh An Giang (Nam Bộ nói chung)
so với các tỉnh miền ngoài.
3. Ở tỉnh An Giang hiện nay, những thể loại văn học dân gian nào vẫn tiếp tục được
sáng tác và lưu hành? Cho ví dụ chứng minh.

ĐỌC KẾT NỐI VỚI VIẾT


1. Lập dàn ý thể hiện các luận điểm chính trong bài viết trên.
2. Tóm tắt bài viết trên thành một văn bản ngắn (khoảng một trang A4) có kết cấu
ba phần.
3. Viết một bài văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về một vấn đề có liên quan tới văn học
dân gian địa phương.

Hình 3. Tiết mục văn nghệ của đồng bào Chăm ở tỉnh An Giang
(Nguồn: danviet.vn)

59
ĐẤT VÀ NGƯỜI AN GIANG QUA
BÀI 2 TRUYỆN CỔ DÂN GIAN

Thuở xưa, An Giang là vùng đất hoang vu, nhiều rừng rậm, dân cư thưa thớt.
Đây cũng là nơi cư trú của nhiều dân tộc Khmer, Chăm, Việt, Hoa,… Truyện cổ
dân gian các dân tộc ở đây đã cho ta thấy được phần nào cuộc sống gian khó của
người xưa. Họ phải đối phó và tập thích nghi với môi trường sống có nhiều thú dữ
và lũ lụt hằng năm. Đọc truyện cổ dân gian tỉnh An Giang, chúng ta có dịp “ôn cố tri
tân”, hiểu rõ hơn giá trị của cuộc sống hôm nay và có thêm động lực xây dựng quê
hương ngày càng giàu đẹp.

VĂN BẢN 1 BỒ-PIÊL DIỆT CÁ SẤU KHỔNG LỒ


Thông tin trước khi đọc
Núi Cấm còn có tên là Cấm Sơn, Thiên Cẩm Sơn. Người Khmer gọi là Phnom
Bồ-piêl hoặc Phnom-Popeal (núi Gấm). Núi Cấm nằm ở xã An Hảo, huyệnTịnh Biên
có độ cao trên 700 m (cao nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long). Ngày xưa, nơi
đây là hòn đảo, có nhiều đồng bào Khmer sinh sống. Họ phải vất vả đấu tranh với
thiên nhiên khắc nghiệt để sinh tồn và phát triển. Ngoài những truyện về cọp, người
dân còn lưu truyền nhiều truyện về cá sấu như: Đá Cá Sấu, Sấu Năm Chèo, Bồ-Piêl
diệt cá sấu khổng lồ,… Truyện cổ vùng Thất Sơn giàu màu sắc huyền thoại, hấp
dẫn du khách bốn phương.

Chuẩn bị đọc
Tạo sao người Khmer gọi núi Cấm là Phnom Bồ-piêl?

Đọc văn bản:


Ngày xưa, cả vùng đất quanh núi Bồ-piêl, một ngọn núi thuộc Bảy Núi ở tỉnh
An Giang ngày nay, còn là một hòn đảo nằm giữa biển nước mênh mông.
Dân chúng trong vùng ngày ngày xuống biển mò tôm, bắt cá, nhặt sò về làm thức
ăn. Họ chặt những cây to, khoét ruột làm thuyền, ra biển đánh cá. Cuộc sống được
thiên nhiên ưu đãi nên rất yên lành và no đủ. Bỗng nhiên, có một con cá sấu khổng
lồ, hung dữ xuất hiện. Nó thường quậy nước biển thành sóng to đánh chìm ghe,
đón bắt người ăn thịt.
Những lúc trời đất giận dữ nổi sấm chớp bão bùng, con sấu khổng lồ hiện ra
mình mẩy đen ngòm dài hàng chục sải. Mồm sấu há rộng thở phì phò, nhe hai hàm

60
răng nhọn hoắt. Mắt con vật đỏ như hai quả cầu lửa. Cá sấu tung hoành ngang dọc
quật đuôi, đạp nước làm biển dậy lên thành những con sóng lớn. Gặp những lúc ấy,
thuyền bè đi biển bị sóng đánh chìm không ít và sấu tha hồ đón bắt ăn thịt những
ngư dân. Người dân trên đảo kẻ mất cha, người mất chồng. Tiếng oán thán và nỗi
sợ hãi trùm lên khắp đảo.
Nguyên trước kia, một hôm, người em ruột của Bồ-piêl ra biển tắm, nhặt được
một trứng cá sấu, đem về nhà. Hôm sau, trứng nở một con sấu con bằng ngón tay.
Anh ta đem sấu bỏ vào chiếc gáo dừa để nuôi và sáng hôm sau, cá sấu đã lớn chật
cả gáo. Anh lại đem nuôi sấu trong lu nước và cũng chỉ vài ngày sau sấu đã lớn chật
cả lu. Do vậy, anh phải đem sấu ra thả ngoài ao. Nhưng cũng chỉ được một ngày,
sấu đã lớn chật cả ao. Cuối cùng, cũng đành phải đem sấu thả ra biển.
Từ khi ra ở biển, sấu lớn nhanh một cách lạ lùng. Thân sấu dài hàng chục sải. Đuôi
sấu khoẻ đến nỗi có thể quẫy biển thành một con sóng lớn. Các chân sấu to bằng
ba, bốn gốc cây thốt nốt già gập lại. Sấu bơi dưới nước nhanh nhẹn vô cùng. Miệng
sấu rất rộng, có thể nuốt cả chiếc thuyền độc mộc và nuốt một lượt bốn, năm người.
Sấu rất thích ăn thịt người. Đó là mối đe doạ khủng khiếp đối với người dân trên
đảo. Nhưng vì kế sinh nhai, họ đành đánh bạo ra mé biển mò tôm, bắt cá để kiếm
cái ăn. Mỗi khi nghe sóng động hay thấy bóng con sấu xuất hiện thì ai nấy đều khiếp
đảm, cầm chắc mười phần chết trong tay. Càng ngày, con sấu lại càng lì lợm hơn
vào tận cửa sông lớn để bắt người đánh cá, mò tôm ở sông để ăn thịt. Cuộc sống
của người dân trên đảo lâm vào khổ cực, từ trước đến giờ chưa từng có.
Bồ-piêl thấy con sấu do chính em mình nuôi ngày trước đã trở thành mối đe doạ
khủng khiếp đối với dân lành nên lấy làm bứt rứt, bèn quyết ra tay diệt sấu. Một
hôm, Bồ-piêl giả làm một chú tiểu xuôi thuyền theo dòng sông lớn (bây giờ là sông
Hậu) ra biển tìm sấu. Khi thuyền đến “biêm Ba-rạch”, nay gọi là vàm Long Xuyên, thì
gặp sấu. Sấu quẫy đuôi, đạp chân làm nước dao động, cuộn sóng toan nhấn chìm
chiếc thuyền của Bồ-piêl. Anh ta nhảy xuống nước, hoá thành một con cá sấu to
lớn, nổi vảy năm sắc xanh, đỏ, tím, nâu vàng xé nước nhắm thẳng con sấu dữ lao
tới. Con sấu dữ thấy có con sấu lạ bèn chống cự lại kịch liệt. Trận chiến kéo dài bảy
ngày bảy đêm liên tiếp và diễn ra trên một đoạn sông lớn từ “biêm Ba-rạch” đến mãi
tận cửa biển. Sóng dâng cao từng đợt to như những mái nhà, nước sông và biển
đục ngầu như vừa trải qua một trận cuồng phong.
Con sấu lúc đầu rất hung dữ, giao chiến quyết liệt với Bồ-piêl. Nhưng đến ngày
cuối thì sấu đuối sức, không chống cự nổi, toan mở đường chạy thoát ra biển.
Bồ-piêl cố sức dồn sấu vào vàm sông Ba-rạch, không cho sấu thoát ra biển.
Cuối cùng, sấu kiệt sức và bị Bồ-piêl giết. Diệt được sấu xong, Bồ-piêl chặt đầu sấu

61
kéo về tận bến sông. Tương truyền, nơi bêu đầu sấu lúc bấy giờ là ở trước chợ
Long Xuyên ngày nay. Dân chúng nghe tin Bồ-piêl diệt được cá sấu, kéo ra bến
sông ca múa vui mừng và tôn Bồ-piêl làm chủ đảo.
Về sau, khi Bồ-piêl qua đời, dân chúng lên núi chọn một hòn đá to tạc tượng để
thờ người dũng sĩ có công diệt được con quái vật đã từng gây bao nhiêu tai hoạ
trong vùng. Dân chúng trên đảo tôn Bồ-piêl làm niếc-tà, vị “thần bảo vệ” phum sóc
và gọi bằng cái tên trân trọng là Pờ-rặc Kao-lôn.
Người em Bồ-piêl về sau cũng được dân chúng tôn làm chủ đảo thay cho anh.
Người em lúc nào cũng giúp đỡ mọi người trên đảo nên dân chúng tôn ông làm
niếc-tà Ba-rạch, tức là thần bảo vệ dân sóc cả vùng Long Xuyên ngày nay.
(Huỳnh Ngọc Trảng biên soạn, Truyện dân gian Khmer, NXB Thanh Niên, 2010)

Trả lời câu hỏi


1. Con sấu được miêu tả bằng những chi tiết kì ảo, phi thường nào?
2. Tại sao Bồ-piêl phải giả làm một chú tiểu để đi tìm cá sấu?
3. Những chi tiết nào cho thấy Bồ-piêl có những năng lực của thần thánh?
4. Truyện này thuộc thể loại nào? Vì sao?
5. Nêu cảm nhận của em về vùng đất và con người An Giang xưa.
Đọc kết nối tri thức
ĐÂM CÁ SẤU
(Dân ca Khmer)
Lưng anh đứng cong cong Cá sấu ở ngoài vàm
Nhổ cong cong cỏ sậy Ở ngoài vàm Ba Rách
Mang về làm chiếc giỏ Ta phải đâm bằng được
Đựng trứng cá sấu ăn. Vì ta là con trai.

Hình 4. Cá sấu và rắn là hai mối đe doạ lớn với người dân An Giang xưa
(Nguồn: honoicairang.com.vn)

62
VĂN BẢN 2 SỰ TÍCH CÙ LAO ÔNG HỔ
Thông tin trước khi đọc
Thuở khai hoang mở cõi An Giang, lưu dân Việt gặp rất nhiều gian khó. Họ phải
đối phó với rất nhiều thú dữ và cũng lưu truyền nhiều truyện về cọp: Giết hổ cứu
bạn, Bạch xà hạ mãnh hổ, Con hạm tinh ở núi Cấm,… Bên cạnh những truyện về
cọp dữ, cũng có nhiều truyện kể về những con cọp từng sống gần gũi con người
như: Ông Tăng Chủ nuôi cọp bạch, Chuyện thần bạch hổ hiển linh trên núi Cấm,
Sự tích cù lao Ông Hổ,… Người dân xã Mỹ Hoà Hưng (Long Xuyên) có lập đền thờ
và cúng giỗ Ông Hổ vào ngày 28 tháng 10 âm lịch hằng năm. Ca dao có câu:
Dù ai xuôi ngược bốn bề
Chưa đến Ông Hổ chưa về An Giang.
Ngày nay, cù lao Ông Hổ trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng, trong đó có
Khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Chuẩn bị đọc
Theo em, nếu một con cọp được nuôi trong nhà từ lúc còn nhỏ thì tính cách
của nó sẽ có gì khác so với con cọp hoang dã?

Đọc văn bản


Ngày xưa, ở cù lao Mỹ Hoà Hưng, có hai vợ chồng nông dân nghèo khổ, không
có con. Họ sống bằng nghề trồng trọt và đánh cá trên sông Hậu. Một hôm, họ thấy
một con vật giống con mèo đang bám vào đám lục bình trôi nổi giữa dòng sông. Khi
vớt lên, mới biết đó là con cọp con. Thấy con cọp run rẩy vì lạnh và đói, người chồng
động lòng thương và nói với vợ:
– Cọp con dễ thương quá, mình mang nó dìa nuôi nghen bà?
– Sợ lớn lên nó ăn thịt người, phá xóm phá làng.
– Nếu cọp được nuôi ở nhà từ nhỏ thì chắc nó cũng hiền như mèo thôi. Đừng sợ!
Người vợ mặc dù hơi sợ nhưng cũng đành để cho chồng nuôi cọp trong nhà. Lúc
còn nhỏ, con cọp dễ thương như con mèo. Khi lớn lên, lông nó trắng vằn vện có vẻ
hung dữ nhưng tánh nó hiền lành. Hai ông bà coi cọp như con. Một thời gian sau,
bà vợ sanh được một người con gái. Cô con gái kêu cọp bạch là anh Hai. Ngày
qua ngày, hai vợ chồng già yếu, bệnh tật rồi qua đời. Cô con gái cũng đến tuổi lấy
chồng. Cô nói với cọp:
– Anh Hai ơi! Em đến tuổi phải đi lấy chồng. Anh ở lại cù lao chăm sóc giùm mồ
mả của ba má. Khi nào có dịp, em sẽ dìa thăm.
Cọp cúi đầu buồn bã tiễn cô em gái vô đất liền. Có một dạo, người em gái ít dìa
thăm. Anh Hai nhớ em nên vô đất liền tìm kiếm. Một buổi trưa nọ, người em gái

63
đang ru con thì nghe dân làng kêu la có cọp. Họ quây đánh nhưng cọp không chịu
bỏ chạy. Cô em gái chạy ra coi và nhận ra anh Hai của mình.
– Quớ bà con, đừng đánh cọp, anh Hai của tui đó!
– Anh của mầy là con cọp dữ nầy sao?
– Ảnh hiền lắm, không cắn ai hết. Ảnh vô làng tìm tui đó.
Cô năn nỉ dân làng đừng đánh nữa rồi đưa cọp dìa cù lao. Nhưng ở cù lao lâu
ngày buồn chán, cọp lại băng qua sông để vô rừng núi sống như những động vật
hoang dã khác. Người dân các nơi truyền tụng nhiều câu chuyện về con cọp bạch
lạ thường này. Nó không hề ăn trộm gà vịt của dân làng mà chỉ ăn đầu heo trong lễ
cúng đình. Ban đầu, dân làng rất ngạc nhiên khi thấy đầu heo cúng bị mất. Mấy cụ
già bố trí người canh phòng cẩn thận thì mới phát hiện ông cọp dìa lấy. Nhưng thấy
cọp bạch hiền lành nên dân làng không nỡ đuổi đánh. Họ coi cọp bạch như là người
thay mặt thần linh đến ăn lễ vật của làng. Mỗi năm, tới dịp giỗ ba má nuôi, cọp lại
dìa cù lao mang theo thú rừng đặt trên mả. Ổng nằm phủ phục, đau buồn trên mả
suốt mấy ngày rồi mới vô rừng. Nhiều dân làng không hiểu được chuyện nầy. Có
một cụ già giỏi chữ Nho, thông hiểu mọi sự trong vùng đã giải thích với bà con rằng:
– Tui đã tìm hiểu kĩ lai lịch ông cọp bạch nầy rồi. Ổng là con nuôi của vợ chồng
bác Năm Vạn đã mất trong trận dịch tả mùa hè năm Ất Mão đó. Thỉnh thoảng, ổng
dìa đây để thăm mồ mả ba má nuôi chớ hổng có ý quấy nhiễu bà con đâu. Ổng sống
có tình nghĩa, mình phải nể phục.
Dân làng tin cọp bạch là con vật linh thiêng, có thể giúp đỡ họ trong cuộc sống.
Một dạo nọ, có một con cọp xám ở đâu đến quấy phá. Nó thường vô làng bắt heo
bắt gà, làm cho mọi người sợ hãi. Dân làng khấn:
– Thần cọp bạch! Ông đang ở đâu, xin mời dìa đây đuổi cọp xám, giúp cho dân
làng được bình an.
Cọp bạch lại xuất hiện và đánh nhau dữ dội với cọp xám. Dân làng kéo tới hỗ trợ
cho cọp bạch. Cọp xám bí thế nhảy xuống sông. Cọp bạch cũng nhảy xuống sông
quần nhau với cọp xám. Cuối cùng, cọp xám đuối sức, rồi chìm nghỉm trong dòng
nước. Còn cọp bạch bị thương, cụt mất đuôi. Xong việc, ông cọp lại vô rừng rồi đi
đâu đó không rõ.
Vài năm sau, người ta thấy xác một con cọp bạch cụt đuôi trôi tấp vô cù lao. Dân
làng nhận ra là con cọp của vợ chồng bác thuyền chài năm xưa. Họ vớt xác cọp vô
chôn gần mộ của hai ông bà. Để tỏ lòng tiếc thương và tôn kính con vật có nghĩa,
dân làng lập miếu thờ cọp bạch tại cù lao. Nơi này được đặt tên là cù lao Ông Hổ.
(Phạm Ngọc Hiển, dựa theo Văn học dân gian An Giang
(Nguyễn Ngọc Quang chủ biên),
Hổ nhớ ơn người (Mai Văn Tạo) và các tài liệu khác)

64
Trả lời câu hỏi
1. Thông thường, loài cọp thường hung dữ và ăn thịt người. Nhưng tại sao con cọp
trong truyện này có những hành vi thân thiện và biết ơn con người?
2. Tại sao cô em gái gọi cọp là “anh Hai” và dân làng gọi cọp là “Ông”. Tại sao người
dân lập miếu thờ Ông Hổ?
3. Truyện dân gian thường hoà trộn hai yếu tố: thực và ảo. Hãy chỉ ra yếu tố hiện
thực và hư ảo qua nhân vật con cọp trong truyện.
4. Theo em, truyện này thuộc thể loại truyện cổ tích hay truyền thuyết? Vì sao?

Hình 5. Mộ ông Hổ ở cù lao Mỹ Hoà Hưng


(Nguồn: Trần Quang Khải)

Đọc kết nối tri thức


VĂN HOÁ DÂN GIAN VÙNG BẢY NÚI
Nếu có dịp lang thang hoặc ngủ đêm trên núi Cấm, núi Két hoặc núi Tô, du khách
sẽ được nghe nhiều câu chuyện hào hứng về hành tung của cọp Bảy Núi. Chẳng
hạn như chuyện Heo rừng cứu hổ, chuyện Sư bán khoai giết hổ cứu bạn,... Hấp dẫn
nhất là chuyện tranh giành lãnh thổ giữa bạch hổ tu hành và hắc hổ hung hãn. Cuối
cùng, bạch hổ phải nhờ một vị minh sư can thiệp, chặt đứt chân hắc hổ.
Nhiều giai thoại dân gian kể rằng, xưa kia, cọp Bảy Núi nhờ sống lâu nên rất tinh
khôn, hiểu được tiếng người. Mỗi lần xuất hiện, chúng gầm “cà um” rồi phóng lên
vồ mồi khiến cho nhiều thợ săn bỏ mạng. Có người sử dụng đến tuyệt chiêu “Hàng
long phục hổ” nhưng cũng không thắng nổi. Với khát vọng cứu nhân độ thế, nhiều

65
đạo sĩ đã âm thầm luyện tập võ nghệ và dày công tu luyện để thuần phục mãnh hổ.
Nhờ vậy mà cọp không hại người và còn lảng tránh mỗi khi đối đầu với các đạo sĩ.
Cụ thể như cụ Cử Đa, một đạo sĩ từng mở sân dạy võ tại đồi Thiên Tuế, đã thuần
phục được mãnh hổ và từng cưỡi hổ mun qua lại trên vùng Bảy Núi. Các đệ tử của
Đức Phật thầy Tây An như ông đạo Xuyến, đạo Ngoạn, Tăng Chủ,… cũng từng lên
Thất Sơn tu đạo và thuần phục được cọp.
Trên vùng Bảy Núi, có nhiều bậc kì tài lấy nọc rắn cứu người. Có thầy chỉ dùng
cây cỏ quanh nhà để trị, có người dùng những phương thuốc bí truyền hoặc bùa
ngãi. Trong số các “thần y”, có cố hoà thượng Chau Som ở chùa Phnom Pi Lơ, xã
Châu Lăng. Cách đây hơn nửa thế kỉ, thầy đã từng cứu sống rất nhiều người bị rắn
cắn. Đó là nhờ những bài thuốc bí truyền học được từ thầy Tà Huôl (…) Thầy rắn
có hai loại: thầy chuyên chữa nọc rắn và thầy bắt rắn. Cũng có người vừa bắt rắn
vừa làm thầy thuốc. Mỗi thầy có bí quyết chữa bệnh riêng nhưng hầu hết đều dùng
cây cỏ tự nhiên hoặc thuốc gia truyền. Những bài thuốc rắn đều thuộc loại bí truyền
nên không ai ăn cắp được. Con cháu trong gia đình cũng không được phép tò mò,
tự ý chữa bệnh nếu không có sự đồng ý của thầy...
Trong Hương rừng Cà Mau, Sơn Nam kể về những ông thầy rắn dám nuôi vài
con rắn trong nhà để bắt chuột. Lúc họ uống trà, rắn nằm vắt vẻo trên đòn dông
nhìn xuống gục gặc đầu. Đêm nào có trăng thì rắn đi ngao du,… Đặc biệt, thầy Hai Rắn
còn có tài điều khiển rắn. Nhất là chuyện bí mật của cây huê xà trên núi Cấm, mới nghe
qua đã rởn tóc gáy. Có người còn dùng cả kĩ xảo như bùa ngãi để điều trị. Nhưng
thật ra, ngoài những phương thuốc bí truyền, một số thầy có y đức còn dùng các
loại thuốc Nam như gừng, cỏ ống, vôi, trầu, nhựa ống điếu, trứng rệp,… để lấy
nọc rắn.
(Lược trích từ Văn hoá dân gian vùng Bảy Núi –
Hoài Phương, NXB Khoa học xã hội, H. 2015)

ĐỌC KẾT NỐI VỚI VIẾT


Viết một văn bản (khoảng 200 từ) theo một trong các yêu cầu sau:
1. Phân tích một truyện cổ của tỉnh An Giang mà em tâm đắc.
2. Thiên nhiên và con người An Giang xưa (qua văn học dân gian).
3. Tín ngưỡng thờ vật linh của người An Giang xưa.
4. Thuyết minh về một di tích văn hoá ở tỉnh An Giang.

66
VĂN BẢN 3 CA DAO DÂN CA VỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA
Thông tin trước khi đọc
Đề tài phổ biến nhất trong ca dao dân ca là tình yêu đôi lứa. Đọc những bài
ca dao tình yêu đôi lứa ở tỉnh An Giang, chúng ta sẽ hiểu được vẻ đẹp đời sống
tinh thần của người xưa (quan niệm tình yêu, hôn nhân, cách thức nói năng, tỏ
tình,…). Nó cũng cho thấy vẻ đẹp nghệ thuật ngôn từ, sự đa dạng về kết cấu, thể
loại,… Những bài ca dao dân ca tỉnh An Giang còn giúp ta nhận thức về vẻ đẹp
thiên nhiên và đời sống xã hội ở địa phương.
Chuẩn bị đọc
Trai gái ngày xưa thường tỏ tình bằng những câu hát, điệu hò. Có thể đó là
những câu hát có sẵn hoặc do họ sáng tác. Thanh niên ngày nay có còn thực hiện
những hình thức sinh hoạt như vậy trong việc bày tỏ tình cảm lứa đôi không?
Đọc văn bản:
1. Con chim liễu nó biểu con chim quỳnh
Biểu to biểu nhỏ biểu mình thương nhau.

2. Mình dìa ở bển xa xui


Thôi thì ghé lại nhà tui cho gần.

3. Tuy anh với đó không quen


Nhưng anh thương xót cánh sen vùi bùn
Vùi bùn, sen vẫn là sen
Lục bình, rau má khó chen được vào.

4. Ở trên Châu Đốc ngó xuống Vàm Nao


Thấy con cá đao nhảy nhào vô lưới
Không biết chừng nào mới cưới đặng em?

5. Chèo vô núi Sập


Lựa con khô sặc thiệt ngon
Lựa trái xoài cho thiệt giòn
Đem ra chợ Long Xuyên lựa gạo cho thiệt trắng, thiệt thơm
Đem dìa dọn một bữa cơm
Cho người quân tử ăn còn nhớ quê.

67
6. Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Tân Châu
Anh thương em chẳng ngại sang giàu
Thương vì cái nết trước sau chung tình.

7. Lụa Tân Châu vừa thanh vừa bóng


May áo chàng cùng sóng áo em
Chữ tình cùng với chữ duyên
Xin đừng thay áo mà quên lời nguyền

8. Chiếc thuyền Nam Vang chạy ngang cồn cát


Chiếc xuồng câu tôm đậu sát mé nga
Anh thấy em có một mẹ già
Muốn vô phụng dưỡng biết là đặng không?

9. Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc


Đất nào dốc bằng đất Nam Vang
Nghe tiếng anh than, hai hàng luỵ nhỏ
Em có cha mẹ già biết bỏ cho ai.

10. Anh lên Bảy Núi


Anh chạy thẳng núi Tà Lơn
Căn nợ keo sơn, thấu đến ông trời
Ngó lên trời thấy trời cao
Ngó xuống đất thấy đất thấp
Anh đến tam cấp
Lập Cửu Trùng Đài
Thời hư trời khiến, anh lập hoài cũng phải nên.

Trả lời câu hỏi


1. Ca dao tỉnh An Giang rất đa dạng về hình thức thể thơ. Phân tích các bài ca dao
trên để làm sáng tỏ điều đó (chú ý số câu, số dòng, cách phối thanh, gieo vần,…).
2. Chỉ ra cách sử dụng các thể: phú, tỉ, hứng trong các bài ca dao trên.
3. Sự tế nhị và khéo léo trong cách tỏ tình của người xưa thể hiện như thế nào trong
bài 1, 2.
4. Những bài nào có yếu tố hài hước, dí dỏm? Những bài nào có nội dung buồn bã,
bi thương?

68
5. Bài ca dao nào được trình bày theo hình thức hò đối đáp? Cho biết thông điệp
mà chàng trai và cô gái muốn gửi gắm.
6. Phân tích mối quan hệ giữa chữ tình và chữ hiếu trong bài ca dao 8 và 9.
7. Cho biết quan niệm tình yêu và hôn nhân trong bài 6, 7, 10.
8. Xác định vị trí địa danh và cho biết những hình ảnh đặc trưng An Giang trong các
bài ca dao trên.
9. Tìm những từ ngữ địa phương An Giang và cho biết chúng tương đương với từ
ngữ nào trong tiếng phổ thông.

Đọc mở rộng thể loại


TUỒNG TÍCH TRÊN SÂN KHẤU DÙ KÊ
Trong thời đại mới, xã hội có nhiều thay đổi do sự phát triển của khoa học kĩ
thuật, sân khấu cổ điển Rô băm không còn phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ của người
Khmer nữa. Do đó, một hình thức sân khấu mới ra đời đáp ứng những nhu cầu
thẩm mỹ thời hiện đại. Đó là sân khấu Dù Kê.
Cũng như Rô băm, ở buổi đầu, tuồng Dù Kê vẫn dựa vào các truyện cổ tích,
thần thoại, với các dòng họ vua chúa, vẫn có hai tuyến nhân vật: thiện và ác. Vở
tuồng đầu tiên của Dù Kê cũng là vở Ream Kê. Trước kia, cũng như Rô băm, một
vở tuồng Dù Kê thường diễn từ 2 đến 3 đêm. Lúc ấy, Dù Kê chưa có kịch bản sân
khấu. Các diễn viên biểu diễn theo lời dẫn truyện của thầy tuồng, họ vừa diễn vừa
cương. Nhưng nay, dù là tuồng cổ hay tuồng xã hội và dẫu dài bao nhiêu chăng
nữa, các gánh hát Dù Kê cũng biết sắp xếp phân đoạn, dựng cảnh, chọn lọc tình
tiết, rút gọn lại chỉ còn 3 hoặc 4 màn với khoảng thời gian diễn từ 2 đến 2 giờ rưỡi.
Chúng tôi xin giới thiệu một vở tuồng cổ tích thần thoại, được xem là tuồng Dù Kê
tiêu biểu nhất, được đông đảo khán giả ưa thích là vở Linh Thôn. Vở này được các
đoàn hát phân chia làm 4 màn:
Màn 1: Chau Sôc là con trai của một gia đình giàu có và quyền thế. Cậu lại may
mắn được làm bạn với hoàng tử Linh Thôn có bản tính hiền lành và thông minh.
Một hôm, hai người vào rừng săn bắn và gặp một đạo sĩ. Thấy họ ngỏ lời học đạo,
vị đạo sĩ nói: “Các cháu muốn học, trước hết phải về xin phép mẹ cha, nếu mẹ
cha bằng lòng, bần đạo mới nhận làm đệ tử”. Chau Sôc về xin phép mẹ xong, liền
tới hoàng cung rủ Linh Thôn cùng đi. Hắn ỷ mình là bạn thân của Linh Thôn nên
nghênh ngang đi vào. Vua cho lính đánh Chau Sôc một trận nên thân. Chau Sôc
căm giận, quyết chí phục thù. Hắn đi gặp đạo sĩ và nối dối rằng: “Thằng Linh Thôn
không thèm đến học với thầy đâu! Nó đã phản bội bạn bè và còn cho lính đánh con
bị thương”. Đạo sĩ tin lời và hứa sẽ dạy phép thuật cho hắn.

69
Màn 2: Sau khi học xong phép thuật, Chau Sôc biến thành chằn với tên là Sôc
Krông Chao. Hắn vào hoàng cung giết vua và đưa cha hắn lên ngôi, còn hắn tự
phong là tể tướng. Một vị tiên đã giúp Linh Thôn và hoàng hậu chạy thoát vào rừng.
Vị tiên dạy phép thuật cho Linh Thôn. Khi hai mẹ con chàng trở lại kinh thành, vị tiên
dặn rằng: “Con hãy nhớ kĩ, sau này muốn giết được Chau Sôc, phải nhờ người đàn
bà đã ăn ở với con, có mang thai”. Mẹ con Linh Thôn sống trong cảnh nghèo khó.
Chàng biến thành con gà để mẹ đem ra chợ bán. Nàng Keo Kêria đã mua gà về
nuôi. Ban đêm, con gà hiện nguyên hình. Linh Thôn kể đầu đuôi câu chuyện. Nàng
xúc động nói: “Cuộc đời chàng quá nhiều gian khổ rồi, hãy ở lại đây, thiếp nguyện
làm vợ chàng. Rồi chàng đem mẹ về ở với chúng ta”.
Màn 3: Linh Thôn đem mẹ về sống chung với nàng Keo Kêria. Chàng hoá thành
con ngựa chiến và bảo mẹ mang vào triều bán cho Sôc Krông Chao. Chàng dặn
mẹ sau khi bán ngựa xong phải đòi lại dây cương vì linh hồn chàng nhập vào đó.
Sôc Krông Chao thích con tuấn mã nên mua ngay. Nhưng khi thấy bà mẹ đòi xin lại
dây cương thì hắn sinh nghi, giật lấy dây cương và cho ngựa chạy ba vòng rồi giết
ngựa ăn thịt. Ăn xong, người hắn nóng như lửa đốt, liền nhảy xuống hồ tắm rồi xỉa
răng. Thịt Linh Thôn còn dính vào kẽ răng rớt xuống hồ, rồi biến thành con cá vàng.
Màn 4: Công chúa (em của Sôc Krông Chao) xuống hồ tắm và bắt con cá vàng
đem về cung, thả trong cái hồ vàng. Một đêm, thấy thuận lợi, con cá lại hiện nguyên
hình. Vừa trông thấy Linh Thôn khôi ngô tuấn tú, công chúa yêu ngay. Ban ngày,
chàng bơi lội trong hồ, ban đêm ăn nằm với công chúa. Nghe tin công chúa có
mang, Sôc Krông Chao nghĩ ngay đến con cá vàng: “Đúng là thằng Linh Thôn! Ta
phải giết hắn”. Linh Thôn biến thành con rệp bám vào vạt áo công chúa và nói nhỏ:
“Muốn cứu được ta, nàng hãy giả vờ cởi áo cho hắn, đồng thời chụp lấy đao chém
vào người hắn”. Vì quá yêu thương Linh Thôn, nàng đã chém chết anh trai. Vua cha
muốn xóa bỏ hận thù nên bằng lòng tác hợp nhân duyên giữa công chúa và Linh
Thôn, đồng thời nhường ngôi cho chàng. Linh Thôn rước mẹ và nàng Keo Kêria vào
cung cùng sống hạnh phúc.
Vở diễn Dù kê Linh Thôn có mặt khá nhiều nhân vật, nhiều loại người trong xã hội.
Các nhân vật vẫn chia làm hai tuyến rõ rệt: thiện và ác, theo như quan niệm Phật giáo
của đồng bào Khmer.
(Lược trích từ sách Sân khấu dân gian, Nhiều tác giả,
NXB Văn hoá dân tộc, 2012)

70
ĐỌC KẾT NỐI VỚI VIẾT

Viết một văn bản (khoảng 200 từ) theo một trong các nội dung sau:
1. Phân tích một bài ca dao dân ca tỉnh An Giang mà em thích.
2. Cách tỏ tình và quan niệm tình yêu, hôn nhân của người An Giang (qua ca dao
dân ca).
3. Ca dao dân ca ở tỉnh An Giang nhìn từ hình thức thể loại.
4. Phương ngữ Nam Bộ và địa danh của tỉnh An Giang trong văn học dân gian.
5. Tóm tắt một vở tuồng trên sân khấu hát bội, Rô băm, Dù Kê.
6. Thuyết minh về một hoạt động văn nghệ truyền thống ở tỉnh An Giang.

THỰC HÀNH SƯU TẦM, PHÂN LOẠI, SÁNG TÁC


a. Sưu tầm văn học dân gian ở tỉnh An Giang và sắp xếp chúng theo từng
nhóm thể loại:
– Các thể loại văn xuôi: Thần thoại – Cổ tích – Truyền thuyết – Giai thoại –
Truyện cười,…
– Các thể loại văn vần: Ca dao – Các thể loại dân ca – Tục ngữ – Câu đố – Vè,…
– Các thể loại kịch: Tuồng – Cải lương – Rô băm – Dù Kê,…
b. Tập sáng tác văn học nghệ thuật dựa theo các thể loại dân gian: ca dao dân ca,
vọng cổ, vè, câu đố, tục ngữ, truyện cười, ngụ ngôn hiện đại,…

NÓI VÀ NGHE
Chúng ta đã được học, sưu tầm và thực hành viết nhiều loại văn bản. Trình bày
các văn bản đó theo hình thức nói, có thể kết hợp diễn thuyết với trình chiếu hình
ảnh, âm thanh và diễn xướng, có sự tương tác với người nghe.
a. Văn bản nghệ thuật
– Tóm tắt một vở tuồng hoặc truyện cổ dân gian.
– Chuyển thể một truyện dân gian thành kịch ngắn và biểu diễn ở trường, lớp.
– Trích một đoạn trong kịch dân gian để biểu diễn ở trường, lớp.
– Đọc diễn cảm, ngâm, hát một số tác phẩm văn vần dân gian.
– Trình bày những tác phẩm do em sáng tác theo phong cách dân gian.

71
b. Văn bản nghị luận
– Phân tích một tác phẩm, nhân vật,… trong văn học dân gian.
– Giải thích một câu tục ngữ, ca dao, một sự việc trong truyện cổ.
– Chứng minh sự tồn tại, phổ biến của một hiện tượng văn nghệ dân gian.
– Bình luận một sự kiện, vấn đề văn hoá dân gian tại địa phương.
c. Văn bản thông tin
– Tóm tắt một bài viết khoa học về văn học dân gian.
– Thông báo về một sự kiện văn hoá dân gian tại địa phương.
– Thuyết minh về một hoạt động văn hoá, di tích lịch sử,… tại địa phương.
– Thuyết minh về các thể loại văn học dân gian sưu tầm tại địa phương:
+ Đối với các thể loại văn vần – trữ tình, cần chú ý đặc điểm về số tiếng, số câu,
phối thanh, gieo vần, chức năng thể loại, hình thức biểu diễn,…
+ Đối với các thể loại văn xuôi – tự sự, cần chú ý đặc điểm về nhân vật, ngôn từ,
giọng điệu, kết cấu, chức năng thể loại,…
+ Đối với kịch, cần chú ý đặc điểm về tích truyện, kết cấu, ngôn ngữ, điệu hát,
hành động, trang phục, âm nhạc, mĩ thuật sân khấu,…
Tổ chức cho lớp thảo luận. Các thành viên trong lớp lắng nghe, đặt câu hỏi, góp ý.
Tác giả bài thuyết trình sẽ giải thích, tiếp thu ý kiến, sửa chữa bổ sung, hoàn thiện
bài viết.

Hình 6. Toàn cảnh Núi Cấm


(Nguồn: Dương Việt Anh)

72
CHỦ ĐỀ ÂM NHẠC TỈNH AN GIANG
4 TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

MỤC TIÊU

• Nêu được những nét chính về đời sống âm nhạc tại tỉnh An Giang hiện nay;
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
• Khái quát được sự nghiệp, hoạt động âm nhạc của một số nhạc sĩ, nghệ nhân
tiêu biểu tại tỉnh An Giang;
KHỞI
• Nghe, cảmĐỘNG
thụ, vận động theo nhịp điệu hoặc gõ đệm cho bài hát Bên cổng
trường con gái;
KHÁM
• Biết yêu quýPHÁvà gìn giữ những giá trị truyền thống đặc sắc của tỉnh An Giang.
MỤC TIÊU
• Hát đúng giai điệu bài Bên cổng trường con gái và biết thể hiện bài hát bằng
cácLUYỆN
hình thứcTẬPkhác nhau.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
MỤC TIÊU
VẬN DỤNG
KHỞI ĐỘNG
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
Cùng làm việc nhóm và trình bày một vài nét chính về đời sống âm nhạc tại
KHÁM PHÁ
địa phương mà em biết.
KHỞI ĐỘNG
LUYỆN TẬP
KHÁM PHÁ
I. Giới VẬN DỤNG
thiệu chân dung một số nghệ sĩ tiêu biểu và bài hát tại tỉnh An Giang
LUYỆN TẬP
1. Soạn giả cải lương Hoa Phượng (1933 – 1984)
Hoa Phượng tên thật là Lương Kế Nghiệp, sinh ra tại Núi Sập, huyện Thoại Sơn,
VẬN DỤNG
tỉnh An Giang. Nhắc đến Hoa Phượng khán giả hâm mộ cải lương sẽ không quên
được những vở diễn kinh điển do ông và soạn giả Hà Triều đồng biên soạn như:
Nửa đời hương phấn, Sông dài, Khi hoa anh đào nở, Nỗi buồn con gái,...
Sự nghiệp sáng tác của soạn giả Hoa Phượng gắn liền với soạn giả Hà Triều.
Hai vở hát được hai ông đồng sáng tác đầu tiên mang tên Tình quê hương và
Sau cơn gió lốc. Cho đến năm 1957, soạn giả Kiên Giang đặt hàng Hoa Phượng viết

73
vở Khi hoa anh đào nở thì tài năng của ông mới được công chúng ghi nhận với sự
thành công của tác phẩm, và đã đưa tên tuổi của ông lên tầm cao mới.
Sau thành công trên, Hoa Phượng tiếp tục
viết vở Nửa đời hương phấn. Đây là một vở
diễn nổi tiếng và được nhiều nghệ sĩ nổi tiếng
chọn để diễn trên sân khấu và cũng là vở
diễn góp phần làm nên tên tuổi của nhiều
nghệ sĩ nổi tiếng.
Một số tác phẩm của ông sau này còn
được chuyển thể thành phim điện ảnh và cải
lương. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như:
Lí mùa xuân, Đời phụ anh hùng, Đi biển một
mình, Hòn đảo thần,…
Không chỉ là soạn giả, Hoa Phượng còn là
nhà văn, nhà báo của thập niên 1960, 1970.
Ông viết cuốn sách Bảy bước viết kịch bản
sân khấu để đúc kết lại những kinh nghiệm Hình 1: Chân dung soạn giả
cải lương Hoa Phượng
của mình cho đời sau. Hoa Phượng qua đời
(Nguồn: nguoinoitieng.tv)
ngày 22 tháng 10 năm 1984.
2. Nghệ sĩ ưu tú Thiện Vũ (1967 – 2015)
Nghệ sĩ ưu tú Thiện Vũ (tên thật là Nguyễn Thiện Vũ) sinh ra và lớn lên ở huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang. Tuổi thơ ông gắn
liền với vùng đất Đờn ca tài tử và hình
thành một niềm đam mê âm nhạc từ nhỏ.
Lớn lên ông vừa đi học, vừa làm việc phụ
giúp gia đình nhưng vẫn luôn dành thời
gian để học hỏi ngón đàn từ các nghệ
nhân. Ông học đàn rất chăm chỉ, vì thế các
bài bản đã được ông thể hiện bằng cả tâm
hồn với tiếng đàn sâu lắng, da diết.
Qua nhiều năm tháng tham gia các
Hình 2. Ảnh Nghệ sĩ ưu tú Thiện Vũ
cuộc thi văn nghệ ở Đông Nam Bộ, ngón
(Nguồn: baocantho.com.vn)
đàn của ông được nhiều người biết đến và
được tuyển vào Đoàn ca múa nhạc của tỉnh An Giang. Với năng khiếu, lòng đam
mê nghệ thuật, ý chí phấn đấu không ngừng,... ông đã có những bước thành công
trong sự nghiệp cùng các giải thưởng như: Huy chương vàng Liên hoan đờn ca và

74
hát dân ca tỉnh Kiên Giang năm 1988, Huy chương vàng trong cuộc thi Đờn ca tài
tử Nam Bộ tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu năm 2002, Huy chương vàng Ban nhạc hoà tấu
cuộc thi Đờn ca tài tử Nam Bộ tại tỉnh Hậu Giang năm 2009,... Với những đóng góp
cho sự phát triển của diện mạo âm nhạc của tỉnh An Giang và đất nước, ông được
Nhà nước vinh dự trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 2012.

3. Nghệ nhân ưu tú Đặng Hoàng Linh (1952)


Đặng Hoàng Linh (tên thường dùng là
Sáu Lơn), ông quê ở thị xã Tân Châu, tỉnh An
Giang. Từ nhỏ, bản thân có năng khiếu về ca hát,
biểu diễn Đờn ca tài tử, nên được cha truyền dạy
các bản nhạc và cách sử dụng nhạc cụ Đờn ca
tài tử. Từ những năm 60, ông đã theo đuổi niềm
đam mê này, tham gia vào nhiều chương trình
Đờn ca tài tử và văn nghệ địa phương nhằm
phục vụ đời sống tinh thần của người dân trong
lúc đất nước đang thời kì chống Mỹ cứu nước.
Năm 1987, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc
Nhà hát Nghệ thuật tổng hợp tỉnh An Giang,
trong khoảng thời gian này ông tiếp tục cống
hiến, xây dựng và tạo nên phong trào Đờn ca Hình 3: Chân dung
tài tử và cải lương, góp phần vào sự nghiệp Nghệ nhân ưu tú Đặng Hoàng Linh
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi (Nguồn: Thành Lợi)
vật thể này trong và ngoài tỉnh An Giang. Ông
đã dàn dựng trên 100 chương trình Đờn ca tài tử phục vụ tốt cho các Lễ hội, Liên
hoan cấp khu vực và toàn quốc, đạt nhiều giải thưởng và huy chương về dàn dựng
chương trình. Bên cạnh đó, ông còn dành thời gian của mình để tập huấn, giảng
dạy, truyền đạt những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm tích góp được, đào tạo, bồi
dưỡng trên 900 học viên, trong đó có Nghệ sĩ nhân dân Ngân Vương.
Ông được trao tặng: Huy chương Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật do
Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 1999, Huy chương vàng dàn dựng
Chương trình Đờn ca tài tử do Cục Văn hoá cơ sở – Bộ Văn hoá Thông tin năm 2002,
Kỉ niệm chương “Vì sự nghiệp Sân khấu Việt Nam” do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam
tặng năm 2017, Kỉ niệm chương “Vì sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch” của
Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch năm 2020 và vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng
danh hiệu Nghệ nhân ưu tú năm 2015.

75
4. Nhạc sĩ Võ Thắng (1964)
Nhạc sĩ Võ Thắng (tên thật là Võ Văn Thắng)
là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, ông sinh ra
và lớn lên trên đất Cù lao Giêng, huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang. Năm cuối bậc phổ
thông trung học là khoảng thời gian mà tác giả
chập chững sáng tác nhạc. Đến nay, ông đã
trải qua gần 40 năm hoạt động trong lĩnh vực
âm nhạc. Nhạc sĩ Võ Thắng vinh dự nhận
được 3 giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam
và nhiều giải thưởng quốc gia, khu vực,... Các
ca khúc của ông có ca từ và giai điệu mang đậm
dấu ấn về tình yêu quê hương, đặc biệt là
cảm xúc chân thực về thầy cô, mái trường nơi
gắn bó suốt cuộc đời của tác giả.
Bên cạnh việc sáng tác nhạc, ông còn là một
nhà nghiên cứu và là nhà quản lí giáo dục có
uy tín. Hiện ông đang giữ chức Hiệu trưởng Hình 4: Chân dung nhạc sĩ Võ Thắng
(Nguồn: Thành Lợi)
Trường Đại học An Giang.

Giới thiệu bài hát:

BÊN CỔNG TRƯỜNG NGƯỜI CON GÁI


BÊN CỔNG TRƯỜNG CON GÁI
Nhanh vừa - Trong sáng Nhạc và lời: Võ Thắng

     
            


Một sáng sớm thơm lừng hương công chúa. Bồng
    
   
    
 
   
bềnh sương hạ chớm đầu cành. Em đi học hoa
   
            

chũm đầu thỏ thẻ. Sau lưng người rớt

     
         
     
76 lại một màu xanh. Em mười bảy mượt mà mái
         
        
   
         
  

chũm đầu thỏ thẻ. Sau lưng người rớt

      
  
       
   
lại một màu xanh. Em mười bảy mượt mà mái
         
         
 
3
tóc. Hoa bướm trong lòng và sách trên tay. Vui gì
  
       
   
  
đây mà nghiên mắt nhìn. Cười đùa hoài để
    
         
 
má đỏ hây hây. Ta lặng lẽ
         

     
     
   
nhặt màu xanh mơ ước. Đem nụ cười hoa lá cất trong
   
        
  
    
rương. Ngày hoa đỏ khép cổng trường con gái.
 
             

 
Vẫn còn nguyên hương công chúa thơm lừng.

Tìm hiểu bài hát:


Bài hát Bên cổng trường con gái là một sáng tác của nhạc sĩ Võ Thắng viết về
tuổi học trò; với giai điệu nhẹ nhàng, da diết, tác giả đã vẽ lên được một bức tranh
về thanh xuân, tuổi trẻ, tình yêu thương của các em dành cho trường lớp. Bài hát có
2 đoạn: đoạn 1 từ đầu đến “...một màu xanh.’’, đoạn 2 từ “Em mười bảy...” đến hết.

77
5. Nghệ sĩ nhân dân Tạ Minh Tâm (1960)
Tạ Minh Tâm là ca sĩ hát Opera, nhạc
cách mạng hàng đầu tại Việt Nam; đồng thời
ông cũng là diễn viên đóng phim và là người
dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng. Ông
sinh ra và lớn lên tại thành phố Long Xuyên,
tỉnh An Giang.
Năm 1975, Tạ Minh Tâm tham gia ban
hợp xướng của trường và đạt Huy chương
vàng đơn ca tại Liên hoan ca múa nhạc toàn
quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1977.
Từ đây, Tạ Minh Tâm bắt đầu cho hành trình
đến với con đường nghệ thuật. Ông theo học
thanh nhạc, biểu diễn trong và ngoài nước,
đồng thời giảng dạy tại Nhạc viện Thành phố
Hồ Chí Minh. Các giải thưởng ông đã đạt Hình 5: Chân dung Nghệ sĩ nhân dân
được trong sự nghiệp gồm: Huy chương Tạ Minh Tâm
(Nguồn: dantri.com.vn)
vàng Hội diễn văn nghệ toàn quốc năm 1977,
Giọng hát vàng ASEAN tổ chức tại Hà Nội năm 1996, Cúp vàng Liên hoan tiếng hát
Bình Nhưỡng năm 1997. Những ca khúc gắn liền với tên tuổi của ông như: Đất nước
trọn niềm vui, Tiếng hát từ thành phố mang tên Người, Tổ quốc gọi tên mình, Bài ca
bên cánh võng,... Ông vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ
nhân dân năm 2019.
• Nêu khái quát về sự nghiệp hoạt động âm nhạc và các tác phẩm tiêu biểu của các
soạn giả Hoa Phượng, Nghệ sĩ ưu tú Thiện Vũ, Nghệ nhân ưu tú Đặng Hoàng Linh,
nhạc sĩ Võ Thắng, Nghệ sĩ nhân dân Tạ Minh Tâm.
II. Âm nhạc truyền thống và đương đại của người Chăm ở tỉnh An Giang
Nền âm nhạc của dân tộc Chăm là dư âm của nền âm nhạc lớn đất Chiêm Thành
xưa. Trải qua nhiều biến động lịch sử, chiến tranh, di cư, nên nét văn hoá, âm nhạc
truyền thống của người Chăm ở tỉnh An Giang có phần đặc biệt, lắng đọng hơn so với
âm nhạc của người Chăm ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Bởi lẽ, người Chăm ở
tỉnh An Giang theo Islam giáo (tôn giáo độc thần – Thánh Allah) nên còn ảnh hưởng
sâu sắc bởi sự tác động của tín ngưỡng. Họ quan niệm âm nhạc là mối dây liên
hệ giữa con người và thần thánh, với đấng tối cao và thế giới tâm linh. Do đó, họ
chú trọng đến sự phát triển của âm nhạc, gắn nó với lễ hội và nhạc lễ quán xuyến
gần như toàn bộ nền âm nhạc của người Chăm ở tỉnh An Giang.

78
Về nhạc cụ, người Chăm ở tỉnh An Giang không giống như người Chăm ở Trung
Bộ. Họ không sử dụng nhạc khí dây, hơi nào ngoài bộ trống Ráp Pà-nà. Trống cổ
Ráp Pà-nà có 12 cái, nhưng do chiến tranh bộ trống bị thất lạc chỉ còn 6 cái, trong
đó có 1 trống đực (trống dẫn) và 5 trống cái. Tiếng trống thể hiện sự linh thiêng và
được xem là linh hồn của người Chăm, nên nó luôn được xuất hiện trong những
buổi cầu nguyện hằng tuần hay các buổi lễ lớn tại các thánh đường. Người chơi
trống Ráp Pà-nà là nam, ngồi xếp thành hình bán nguyệt, họ vừa đánh cũng có thể
vừa hát. Hiện nay, chỉ còn 2 dàn trống cổ ở xóm Chăm Châu Giang (xã Phú Hiệp,
huyện Phú Tân) và đội trống Lama (xã Vĩnh Trường, huyện An Phú), nhưng chỉ có
vài nghệ nhân ở xã Vĩnh Trường biết chơi, biết hát các giai điệu cổ nhạc Chăm-pa
bằng trống Ráp Pà-nà.

Hình 6: Bộ trống Ráp Pà-na ở làng Chăm Lama ở xã Vĩnh Trường, huyện An Phú
(Nguồn: Trương Chí Hùng)

Về các bài nhạc cổ, hầu hết các bài hát của người Chăm ở tỉnh An Giang được
xuất phát từ kinh Qur’an (Coran) và có khoảng trên dưới 5 bài được cho là nhạc
truyền thống, bao gồm: Iniganhtanh (Đưa rễ), Naganhtanh, Hát ru con, Hát cầu an
và Hát mừng nhà mới. Ngoài ra, có bài hát được cho là cổ nhất, lâu đời nhất đó là
bài Hát ru con. Tuy nhiên, người Chăm không hát trong các lễ cầu nguyện mà họ chỉ
hát trong đám cưới, trong lao động để tạo ra tiết tấu nhanh, chậm khác nhau nhằm
thể hiện nội dung bài hát ở trạng thái buồn, vui và không có múa. Đội đồng ca cũng
là người chơi trống, cất vang những bài hát ca ngợi mẹ cha, tình yêu quê hương,
đất nước, lời răn dạy con cháu,...

79
Hiện nay dưới sự tác động của nhiều nền văn hoá, cuộc sống thay đổi nên những
nhạc cụ xưa, bài nhạc cổ,... dần bị mai một, thất lạc. Từ thực trạng đó, các nhạc sĩ,
những người hoạt động nghệ thuật đã cố gắng khơi dậy tính truyền thống trong
các ca khúc mới để thu hút giới trẻ người Chăm nhằm hạn chế đánh mất bản sắc
MỤC TIÊU
dân tộc, sự thiêng liêng trong tín ngưỡng. Trong đó phải kể đến công lao của: nhạc
sĩ người Chăm Amư Nhân với các bài hát Bến nước tình yêu, Gặp em đêm hội
GIỚI
Ramuvan, MùaTHIỆU CHỦ
xuân trên ĐỀcổ; nhạc sĩ Võ Thắng với bài hát Làng Chăm bên
tháp
sông Hậu; nhạc sĩ Lâm Thanh Bình với bài hát Tổ khúc Nurisha,... đã góp phần giữ
gìn bảnKHỞI
sắc âmĐỘNG
nhạc Chăm đương đại.
(Nguồn: Tạp chí khoa học quốc tế AGU)
KHÁM PHÁ

LUYỆN TẬP

1. Học hát bài Bên cổng trường con gái


VẬN DỤNG
– Nghe và vận động theo nhịp điệu bài Bên cổng trường con gái.
MỤC TIÊU
– Tập hát từng câu và cả bài.
– Hát kết hợp
GIỚI gõ đệm.
THIỆU CHỦ ĐỀ
– Trình diễn ca khúc theo hình thức tốp ca.
KHỞI
– Nêu cảm ĐỘNG
nhận của em sau khi nghe.
2. Làm việc nhóm và vẽ sơ đồ tư duy để trình bày về những nét đặc trưng trong nghệ
thuậtKHÁM PHÁcủa người Chăm ở tỉnh An Giang hoặc cộng đồng dân tộc tại
truyền thống
nơi em sinh sống.
LUYỆN TẬP

VẬN DỤNG
1. Sưu tầm một số bài hát viết về tỉnh An Giang.
2. Cùng bạn làm việc nhóm để tạo một mẫu gõ đệm bằng nhạc cụ gõ, nhạc cụ giai
điệu hoặc vận động cơ thể để đệm cho một bài hát về tỉnh An Giang mà nhóm
lựa chọn.
3. Chia sẻ cảm nhận của bản thân sau khi học xong chuyên đề này.

80
CHỦ ĐỀ MĨ THUẬT TRONG
5 LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG

MỤC TIÊU
• Biết được ý nghĩa, phong tục các lễ hội truyền thống ở địa phương;
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
• Nhận biết được đặc điểm mĩ thuật, hình thức trang trí, trang phục,... trong
lễ hội truyền thống tại địa phương;
KHỞI
• Sáng tạo ĐỘNG
được sản phẩm mĩ thuật theo năng lực cá nhân về đề tài lễ hội
MỤC
truyền TIÊU
thống;
KHÁM
• Biết giữ gìnPHÁ
và phát huy những giá trị nghệ thuật đặc sắc tại địa phương.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
LUYỆN TẬP
KHỞI ĐỘNG
Học VẬN DỤNG
sinh xem ảnh, video giới thiệu một số lễ hội tại địa phương và thảo luận:
KHÁM PHÁ
– Không khí của từng lễ hội.
– Đặc điểm lễ hội: trang phục, màu sắc, tục lệ,…
LUYỆN TẬP

VẬN DỤNG

Hình 1. Tết Chôl Chnăm Thmây, Hình 2. Lễ hội Sen Đôn Ta của
nghi thức rước tượng Phật và vật phẩm người Khmer
của người Khmer (Nguồn: baodantoc.vn)
(Nguồn: dangcongsan.vn)

81
Hình 3. Lễ cúng Kỳ Yên tại
đình Châu Phú
(Nguồn: hitour.vn)

Hình 4. Lễ hội đua thuyền truyền thống Hình 5. Hội đua bò Bảy Núi
(Nguồn:baoangiang.com.vn) (Nguồn: baotintuc.vn)

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng, là hoạt động tập thể gắn
với yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo; được diễn ra trên một địa bàn dân cư trong một
thời gian và không gian xác định, xoay quanh hai phần cơ bản là “Lễ” và “Hội”.
Lễ hội truyền thống về cơ bản giống “Lễ hội”, khác là được lưu truyền từ đời
này sang đời khác. Lễ hội truyền thống gắn với đời sống tâm linh, thiêng liêng,
là một hiện tượng văn hoá dân gian bao gồm gần như tất cả các phương diện
khác nhau của đời sống xã hội như: sinh hoạt tín ngưỡng, nghi lễ, phong tục,
giao tiếp, sinh hoạt diễn xướng dân gian,... Chủ thể của lễ hội truyền thống là
cộng đồng làng.

82
KHỞI ĐỘNG

KHÁM PHÁ
Hoạt động 1 Tìm hiểu các lễ hội truyền thống ở địa phương
Học LUYỆN
sinh quanTẬP
sát những hình ảnh các lễ hội sau và thảo luận về:
– Mục đích, ý nghĩa của lễ hội; không khí của lễ hội.
VẬN
– Đặc điểmDỤNG
của lễ hội: lễ nghi, trang phục, màu sắc,…
1. Lễ hội đua thuyền truyền thống

Hình 6. Lễ hội đua thuyền truyền thống trong lễ Kỳ Yên


đình Bình Thuỷ, huyện Châu Phú
(Nguồn: baoangiang.com.vn)

Lễ hội đua thuyền truyền thống tỉnh An Giang thường tổ chức vào lễ Kỳ Yên
hằng năm từ ngày 10 – 12 tháng 5 âm lịch. Với người dân, cúng đình là dịp để
cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, quốc thái dân an và hội đua
thuyền là nét đẹp trong văn hoá truyền thống của người dân tỉnh An Giang.

2.Tết Roya Hadji (hay còn gọi lễ hội Hát Gi)

Hình 7, 8. Người Chăm về hành lễ tại thánh đường trong dịp Tết Roya Haji
(Nguồn: baotintuc.vn/van-hoa)
83
Hình 9, 10.
Trong ngày
Tết Roya Haji,
mọi người đều mặc
trang phục dân tộc
(Nguồn:suckhoedoisong.vn)

Tết Roya Hadji (Tết của sự yêu thương và tha thứ) là một trong hai lễ hội
quan trọng nhất của người Chăm ở tỉnh An Giang có ý nghĩa như ngày Tết cổ
truyền. Lễ được tổ chức từ ngày 7 – 10 tháng 12 (hồi lịch) tại các thánh đường
Hồi giáo. Tết Roya Hadji thể hiện những giá trị văn hoá đặc sắc của cộng đồng
người Chăm.

3. Lễ Sen Đôn Ta

Hình 11. Khung cảnh Lễ Sen Đôn Ta Hình 12. Đua bò Bảy Núi tại huyện Tri Tôn
(Nguồn: baodantoc.vn) nhân dịp lễ Sen Đôn Ta
(Nguồn: dulich.laodong.vn)

84
Hình 13, 14. Bà con phật tử Khmer dự lễ tại chùa Thơm Mít, xã Vĩnh Trung,
huyện Tịnh Biên
(Nguồn: bazantravel.com)

Lễ Sen Đôn Ta (còn gọi là lễ Sen Dolta) là lễ hội truyền thống mang đậm bản
sắc văn hoá của người Khmer, được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Lễ Sen Đôn Ta
còn gọi là lễ cúng ông bà, được tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn cha mẹ, họ
hàng, cầu phước cho những người đã khuất và tri ân tổ tiên phù hộ cho xóm
làng an vui, đầm ấm, có ý nghĩa giống với lễ Vu Lan báo hiếu.
Lễ Sen Đôn Ta không chỉ để tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên, ông bà mà còn
tạo nên nếp sống lành mạnh trong sinh hoạt, góp phần giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hoá truyền thống của bà con dân tộc Khmer.

4. Tết Chôl Chnăm Thmây

Hình 15, 16. Nghi thức tắm Phật và Lễ tắm Phật truyền thống trong
ngày Tết Chôl Chnăm Thmây
(Nguồn: dangcongsan.vn)

85
Hình 17. Múa hát mừng ngày Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer
(Nguồn: dangcongsan.vn)

Chôl Chnăm Thmây (còn gọi là Tết năm mới hay Lễ chịu tuổi) là lễ hội
truyền thống mừng năm mới trọng đại nhất trong năm theo tục lệ người Khmer.
Lễ hội thường diễn ra trong 3 ngày (khoảng giữa tháng 4 dương lịch). Trong
những ngày này, người dân Khmer mặc trang phục truyền thống để đi chùa cầu
phúc cho năm mới. Buổi lễ diễn ra với các nghi thức cúng lạy và tắm Phật bằng
nước thơm. Sau lễ chính ở chùa, người Khmer tổ chức nhiều hoạt động mừng
lễ đặc sắc như hát đối, múa trống, múa nến, thả diều,…

5. Lễ Kỳ Yên ở các địa phương

Hình 18. Nghi lễ thỉnh sắc, đình Châu Phú Hình 19. Dâng cúng lễ vật, đình Châu Phú
(Nguồn: vanhoalichsuangiang.blogspot.com) (Nguồn: sites.google.com)

86
Hình 20. Đình Châu Phú, thành phố Châu Đốc
(Nguồn: Trần Quang Khải)

Lễ Kỳ Yên ở đình Châu Phú, thành phố Châu Đốc là lễ tế Thành hoàng Nguyễn
Hữu Cảnh và Thoại Ngọc Hầu cùng hai ông Chánh vệ thuỷ Đỗ Đăng Tàu và Phó
vệ thuỷ Lê Văn Sanh. Lễ hội diễn ra từ ngày 10 – 12 tháng 5 (âm lịch) với nhiều
nghi thức đặc sắc. Lễ Kỳ Yên ở đình Châu Phú vừa mang ý nghĩa tưởng nhớ các
vị có công khai phá miền Nam, vừa mong một cuộc sống no đủ.

Lễ Kỳ Yên là lễ tế Thành hoàng lớn nhất trong năm của các ngôi đình thần ở
Nam Bộ thường diễn ra vào mùa xuân, để cầu an, cầu mưa thuận gió hoà, mùa
màng tốt tươi. Thờ Thành hoàng làng là một tín ngưỡng khá phổ biến ở làng xã
của người Việt. Thành hoàng làng là vị thần bản mệnh, là chỗ dựa tâm linh cho
cả cộng đồng làng. Lễ Kỳ Yên ở các ngôi đình thần Nam Bộ là một trong những
lễ hội lâu đời thể hiện màu sắc văn hoá riêng của cư dân Nam Bộ.

Kể tên một số lễ hội ở địa phương mà em biết.

Hoạt động 2 Nghệ thuật trang trí trong lễ hội truyền thống địa phương
Quan sát những hình ảnh sau và thảo luận về nghệ thuật trang trí, màu sắc như:
– Trang phục lễ hội, trang phục dân tộc truyền thống,…
– Trang trí không gian trong lễ hội.

87
Hình 21

Hình 22

MỤC TIÊU
(Nguồn: dangcongsan.vn)
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

KHỞI
Nêu ĐỘNG
cảm nhận về trang phục và trang trí không gian trong các lễ hội ở
địa phương.
KHÁM PHÁ

LUYỆN TẬP

Hoạt động
VẬN 1 Tìm hiểu một lễ hội tiêu biểu tại địa phương
DỤNG
Gợi ý:
– Kể tên lễ hội, thời gian tổ chức, không gian, và đặc điểm nghi lễ, trang phục,
màu sắc,…
– Hình thức: hoạt động nhóm.
– Nội dung chuẩn bị: thảo luận và trình bày nội dung bằng phương pháp
thuyết trình (có thể chuẩn bị file trình chiếu).

88
Hoạt động 2 Vẽ một bức tranh về chủ đề lễ hội truyền thống ở
địa phương em

MỤC TIÊU

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

KHỞI ĐỘNG

KHÁM PHÁ
Hình 23. Hội đua bò Bảy Núi ở tỉnh An Giang
(Nguồn: Minh Tú)
LUYỆN TẬP

VẬN DỤNG

Hoạt động 1 Tìm hiểu một số tác phẩm mĩ thuật đề tài lễ hội truyền thống
Chọn một hoặc một vài tác phẩm vẽ về đề tài lễ hội truyền thống ở địa phương
để giới thiệu cho các bạn trong lớp.

Hoạt động 2 Tìm hiểu trang phục truyền thống


Từ những kiến thức đã học, lựa chọn, tìm hiểu về trang phục truyền thống các
dân tộc tại địa phương và giới thiệu với các bạn trong lớp.

89
CHỦ ĐỀ KINH TẾ, DU LỊCH
6 TỈNH AN GIANG

MỤC TIÊU
• Nắm được tình hình, thực trạng phát triển kinh tế, du lịch tỉnh An Giang;
GIỚI
• Nắm được
THIỆU CHỦ ĐỀ
tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch tỉnh An Giang;
MỤC TIÊU
• Tìm tòi, học hỏi và tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
duMỤC
lịch. TIÊU
KHỞI ĐỘNG
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
KHÁM
GIỚI PHÁ CHỦ ĐỀ
THIỆU
KHỞI ĐỘNG
LUYỆN
một số thếTẬP
Nêu KHỞI mạnh về kinh tế, du lịch của tỉnh An Giang mà em biết.
KHÁMĐỘNG PHÁ
KHÁM PHÁ
VẬN DỤNG
LUYỆN TẬP
Hoạt động 1 Thực trạng phát triển kinh tế, du lịch ở tỉnh An Giang
LUYỆN TẬP
VẬN
1. Đọc cácDỤNG
thông tin sau và trả lời các câu hỏi.
VẬN
Thông tin DỤNG
1
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19
vẫn diễn biến phức tạp và lan rộng, nhưng
hầu hết người dân trên địa bàn đều đã
được tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh nên
các hoạt động kinh tế – xã hội từng bước
chuyển sang trạng thái bình thường mới.
Bên cạnh đó, xung đột chính trị sâu sắc
ở châu Âu tác động không nhỏ đến tình Hình 1. Người lao động làm việc trong bối
cảnh dịch bệnh COVID-19
hình kinh tế của cả nước nói chung và
(Nguồn: Báo An Giang Online)
tỉnh An Giang nói riêng.

90
Tuy nhiên, dưới sự tập trung chỉ đạo của Tỉnh uỷ, sự điều hành của Uỷ ban
nhân dân tỉnh và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, tình hình
kinh tế – xã hội, 6 tháng đầu năm 2022 có nhiều khởi sắc so với cùng kì năm
trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 4,98% so với cùng kì, vượt kịch bản tăng
trưởng đề ra. Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản duy trì tăng trưởng ổn định;
ngành công nghiệp và dịch vụ có chuyển biến tích cực. Các lĩnh vực văn hoá,
an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện tốt. Trật tự an toàn xã hội,
quốc phòng, an ninh, đặc biệt là an ninh biên giới vẫn được đảm bảo.
(Theo Báo cáo Tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP
ngày 08 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ và tình hình kinh tế – xã hội
tháng 06 và 6 tháng năm 2022 tỉnh An Giang, 17 – 06 – 2022)

Thông tin 2
Phát huy tiềm năng phát triển kinh tế
du lịch, ngành du lịch tỉnh An Giang đã
có những bước tiến mới và đạt được
nhiều thành tựu nổi bật. Giai đoạn 2015
– 2020, với 38 triệu lượt khách du lịch
đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của
ngành du lịch tỉnh An Giang. Lượng Hình 2. Tượng Phật Di Lặc khổng lồ
khách lưu trú của các khách sạn đạt trên đỉnh Núi Cấm
chuẩn trên 2 triệu lượt; lượng khách (Nguồn: Nguyên Đạt)
quốc tế ước tính đạt khoảng 380 nghìn lượt. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch
đạt trên 21 nghìn tỉ đồng, trong đó doanh thu từ doanh nghiệp du lịch đạt hơn
3 nghìn tỉ đồng (tăng trưởng bình quân 5,4%); doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch
đạt gần 18 nghìn tỉ đồng. Với số liệu trên, có thể khẳng định, tỉnh An Giang ngày
càng được nhiều du khách trong và ngoài nước chọn là một điểm đến trong hành
trình về miền Tây.
An Giang được đánh giá là tỉnh có tiềm năng về du lịch, song hiện tại ngành
du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế như: cơ sở vật chất, hạ tầng, các khu, điểm du
lịch chưa được đầu tư, quy hoạch đúng mức; chưa xây dựng được các loại hình
du lịch hấp dẫn; tốc độ phát triển chưa tương xứng với nguồn tài nguyên sẵn có
của địa phương; lượng khách lưu trú còn ít;... nên hiệu quả kinh doanh du lịch
vẫn chưa cao.
(Theo https://tapchitaichinh.vn ngày 01 - 05 - 2021)

91
1. Em có nhận xét gì về tình hình phát triển kinh tế và du lịch của tỉnh
An Giang trong thời gian vừa qua?
2. Theo em, triển vọng phát triển kinh tế và du lịch của tỉnh sẽ như thế nào
trong thời gian tới?

Hoạt động 2 Tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch tỉnh An Giang
Đọc các thông tin sau và thực hiện các yêu cầu.
Thông tin 1
Doanh nghiệp Hàn Quốc tìm kiếm
cơ hội đầu tư tại tỉnh An Giang
Tỉnh An Giang đã chuẩn bị nhiều khu
“đất sạch” để mời gọi các doanh nghiệp
Hàn Quốc đến khảo sát, đầu tư xây dựng
các siêu thị, ưu tiên phân phối các sản
phẩm đặc trưng của tỉnh An Giang và
Hàn Quốc.
Hình 3. Buổi làm việc giữa lãnh đạo
Ngày 21 – 02 – 2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang với Đoàn công tác Uỷ ban
tỉnh An Giang tiếp đón và làm việc với hỗ trợ Kinh tế Hàn – Việt
Uỷ ban hỗ trợ kinh tế Hàn – Việt và đoàn (Nguồn: Thanh Sang)

doanh nghiệp Hàn Quốc.


Tại buổi làm việc, đại diện tỉnh An Giang đã giới thiệu đến đoàn công tác
Hàn Quốc về tiềm năng, cơ hội hợp tác mời gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh; tiềm năng
xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của tỉnh như cá tra, gạo,... đặc biệt trong lĩnh vực
công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản; các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP
(sản phẩm đặc trưng của từng địa phương, thoả mãn các tiêu chí về sản phẩm
và sức mạnh cộng đồng; khả năng tiếp thị và chất lượng sản phẩm), kết nối giao
thương và định hướng xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc.
Lãnh đạo tỉnh cho biết, An Giang có một nền kinh tế nông nghiệp phát triển
mạnh, hằng năm sản lượng lúa đạt khoảng 4 triệu tấn, sản lượng thuỷ sản đạt
khoảng 500 nghìn tấn, sản lượng rau màu đạt trên 700 nghìn tấn; ngoài ra còn
có các vùng cây ăn trái chủ lực như xoài, chuối đạt khoảng 180 nghìn tấn;…
Tỉnh cũng hình thành các ngành công nghiệp khác nhau, trong đó lĩnh vực
công nghiệp chế biến nông sản là mũi nhọn.

92
Hiện nay, sản phẩm nông, thuỷ sản của tỉnh An Giang đã có mặt tại nhiều quốc
gia và thị trường xuất khẩu liên tục được mở rộng. Các sản phẩm này phải đáp
ứng quy định xuất khẩu của các thị trường Mỹ, EU,...
Tỉnh cũng có nhiều lợi thế trong việc phát triển các mô hình liên kết sản xuất
theo chuỗi giá trị: nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; tạo
lập các mô hình liên kết thị trường, liên kết doanh nghiệp và các chủ thể kinh
doanh.
Trước đề nghị hợp tác của lãnh đạo tỉnh An Giang, ông Shin Jaedong –
Giám đốc điều hành Tập đoàn Marketbridge, Hàn Quốc mong muốn nhận
được sự hỗ trợ từ lãnh đạo tỉnh để thành lập công ty, mở các siêu thị tại địa
bàn tỉnh nhằm kết nối, phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp tỉnh An
Giang và Hàn Quốc đến tay người tiêu dùng.
Ông Shin Jaedong khẳng định, với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực
xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật,
phía tập đoàn có thể hỗ trợ nhanh, gọn các thủ tục để đưa sản phẩm của tỉnh
An Giang xuất khẩu qua thị trường Hàn Quốc và các thị trường khó tính trên
thế giới.
(Theo https://www.vietnamplus.vn ngày 21 - 02 - 2022)

Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh An Giang trong phát triển
kinh tế nói chung và lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng.

Thông tin 2
Tỉnh An Giang nằm trong vùng Đồng
bằng sông Cửu Long, giữa hai dòng
sông Tiền và sông Hậu, thuộc hệ thống
sông Mê Công. Phía đông và đông bắc
giáp tỉnh Đồng Tháp, phía nam và tây
nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông Hình 4. Tượng đài cá Ba Sa
nam giáp thành phố Cần Thơ, phía tây ở thành phố Châu Đốc
bắc giáp Vương quốc Campuchia với (Nguồn: Song Phúc)

93
đường biên giới dài 95,05 km. Tỉnh An Giang là vùng đất với hơn 2 500 km
đường thuỷ, có những sông lớn bao quanh các cù lao và các kênh đào hướng
ra biển Tây nhằm phục vụ cho giao thông và thuỷ lợi, có những kênh rạch nổi
tiếng như: Vĩnh Tế, Thoại Hà và các kênh T4, T5, T6,... đã tạo điều kiện cho
các hoạt động du lịch sông nước của tỉnh An Giang phát triển.
Bên cạnh đó, tỉnh An Giang được thiên nhiên ưu ái với nhiều ngọn núi, tạo
nên nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn như: Núi Sam, Núi Cấm, Núi Tô, Núi Két,
Núi Sập,... Những ngọn núi này không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên mà còn gắn
liền với nhiều di tích lịch sử đã khắc sâu vào tâm linh của người dân vùng
Đồng bằng Nam Bộ. Ngoài ra, nơi đây còn có diện tích rừng khá lớn, gần
12 nghìn ha. Đặc biệt, rừng tự nhiên ở các núi Phú Cường, Núi Cấm, Núi Tô còn
được bảo tồn tốt, tạo môi trường cho các loài động vật hoang dã về sinh sống.
Tỉnh An Giang từ lâu đã xuất hiện và tồn tại những nghề thủ công và hình thành
những làng nghề truyền thống như: nghề mộc ở Chợ Thủ (Chợ Mới); nghề trồng
dâu nuôi tằm, dệt lụa ở Tân Châu; nghề rèn ở Phú Mỹ (Phú Tân); nghề gạch
ngói và đồ gốm ở Châu Thành, Châu Phú;… hay làng nghề nuôi cá bè với mô
hình nhà nổi trên sông ở Châu Đốc và Mỹ Hoà Hưng (Long Xuyên).
Ngoài ra, trong cộng đồng các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ tỉnh An Giang,
dân tộc Kinh chiếm đa số, rồi lần lượt đến dân tộc Khmer, dân tộc Chăm, dân
tộc Hoa,... Mỗi dân tộc đều có những nét sinh hoạt văn hoá, lễ hội riêng của
mình, tạo nên sự phong phú về lễ hội tại tỉnh An Giang. Đây cũng chính là yếu
tố hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước.
(Theo https://tapchitaichinh.vn, 01 – 05 – 2021)

1. Vẽ sơ đồ thể hiện những yếu tố tạo nên tiềm năng phát triển du lịch của
tỉnh An Giang theo những gợi ý sau:

a. Vị trí b. Danh lam c. Làng nghề d. Lễ hội


địa lí thắng cảnh thủ công truyền thống

2. Theo em, những tiềm năng trên sẽ giúp tỉnh An Giang có những sản phẩm
du lịch nào mang tính đặc trưng, độc đáo.

94
Hoạt động 3 Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các
hoạt động kinh tế phù hợp
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

Hình 5 Hình 6
(Nguồn: Huyền Trâm) (Nguồn: Huỳnh Trang)

Hình 7 Hình 8
(Nguồn: Nguyễn Cao) (Nguồn: Minh Tú)

Các học sinh trong những hình ảnh trên đã làm gì để thể hiện trách nhiệm
của công dân đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà?

2. Đọc thông tin, câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu.
Thông tin
Chung kết và công bố kết quả cuộc thi
Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp
tỉnh An Giang lần thứ V năm 2021
Ngày 30 – 10 – 2021, Tỉnh Đoàn, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tỉnh
An Giang phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Vòng Chung kết
cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh An Giang lần thứ V năm 2021, với sự
tham gia của 23 dự án, ý tưởng từ thanh niên ở các cơ sở Đoàn, Hội trong toàn
tỉnh An Giang.

95
Cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh An Giang do Trung tâm Hỗ trợ
thanh niên khởi nghiệp tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn tỉnh An Giang
tổ chức và nhận được sự quan tâm của lực lượng thanh niên các cấp. Với
mong muốn tìm kiếm những dự án, ý tưởng mới và sáng tạo nhằm mục tiêu
tạo sự phong phú cho nền cung ứng hàng hoá, sản phẩm khởi nghiệp cho
tỉnh nhà. Cuộc thi năm nay đã trải qua 7 tháng phát động và nhận được 83
dự án, ý tưởng gửi về Trung tâm tham gia dự thi; trong số đó nông nghiệp là
lĩnh vực chiếm ưu thế so với các lĩnh vực khác.
Kết thúc cuộc thi, Ban Tổ chức đã
chấm chọn và thống nhất trao giải cho
10 dự án, ý tưởng có thành tích xuất
sắc, cụ thể: 2 giải Nhì thuộc về dự án
Quy trình công nghệ sản xuất cốm và
dự án Vỏ bưởi sấy dẻo Mộc Việt; 3
giải Ba thuộc về dự án Sản xuất cóc
sấy dẻo, dự án Phát triển mô hình
Hình 9. Dự án Quy trình công nghệ nuôi chồn hương Bảy Núi theo hướng
sản xuất cốm đạt giải Nhì tại cuộc thi an toàn và dự án Nuôi cá Koi trong ao
(Nguồn: Thanh Tiền) đất; 5 giải Khuyến khích thuộc về dự
án Sữa thực vật, dự án Tranh lá bồ
đề thư pháp, dự án Trồng nấm rơm công nghệ mới, ý tưởng Nghiên cứu quy
trình sản xuất hạt giống rau màu ưu thế lai F1, dự án Me chua tách vỏ Ori.
Những dự án, ý tưởng đạt giải tại cuộc thi
sẽ nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ các
đơn vị chức năng để hoàn thiện và kết nối
đầu ra cho sản phẩm. Mong rằng, hành trình
của cộng đồng khởi nghiệp tỉnh An Giang sẽ
tiếp tục sôi động và hứa hẹn mang lại nhiều
dự án, ý tưởng đột phá trong tương lai.
Hình 10. Dự án Vỏ bưởi sấy dẻo
Mộc Việt đạt giải Nhì tại cuộc thi
(Nguồn: Thanh Tiền)
(Theo https://www.angiang.gov.vn ngày 01 - 11 - 2021)

1. Đánh giá về triển vọng của các dự án được đề cập trong thông tin trên.
2. Chia sẻ về một ý tưởng của em trong việc tạo ra sản phẩm thương mại
gắn với địa phương.

96
Câu chuyện
Độc đáo trà mãng cầu Xiêm
Với mong muốn mở rộng đầu ra cho trái mãng cầu gai (mãng cầu Xiêm),
anh Hồ Thanh Nam (sinh năm 1991, ngụ tại ấp Hoà Phú, xã Định Thành, huyện
Thoại Sơn) đã chế biến thành công một sản phẩm độc đáo mang tên “Trà mãng
cầu”. Bên cạnh việc tiêu thụ trái tươi để bán cho thương lái, trái mãng cầu được
nâng tầm cao hơn khi được tạo thành vị trà mới lạ, hấp dẫn.
Anh Hồ Thanh Nam cho biết: “Trước
đây, trên 17 công đất trồng mãng cầu
(khoảng 1 300 gốc), quanh năm chúng
tôi chỉ chăm sóc và bán trái mãng cầu.
Nhưng mãng cầu thường bị thương lái
thu mua ép giá chỉ từ 15 000 – 35 000
đồng/kg. Sau nhiều lần trăn trở về việc
tìm đầu ra cũng như nâng cao giá trị cho
loại trái này, tôi đã tâm sự với thầy giáo
của mình. Được thầy gợi ý làm trà từ trái
mãng cầu nên tôi quyết định thử. Qua tìm
hiểu trên mạng internet, cộng với tự mày
mò nghiên cứu nhiều lần, cuối cùng tôi đã Hình 11. Trà mãng cầu Xiêm
thành công”. (Nguồn: Minh Tú)
Như mong ước ban đầu, từ trái mãng cầu dân dã giờ đã được nâng cao giá trị
với tên gọi “Trà mãng cầu”. Anh tiếp tục thử nghiệm sản phẩm mới “Trà mãng cầu
túi lọc” và hứa hẹn ra mắt thị trường trong thời gian không xa.
Hiện nay, trà mãng cầu của anh Nam đã có mặt ở một số cửa hàng tạp hoá
tại địa phương, một số cửa hàng tiện ích và nhà hàng ở Phú Quốc (Kiên Giang).
Nhiều khách hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tin dùng loại trà này vì công dụng
giúp đẹp da, trị mất ngủ, ngừa ung thư, chứa hàm lượng vitamin C cao, hỗ trợ làm
tăng sức đề kháng.
(Theo https://baoangiang.com.vn ngày 07 - 06 - 2019)

1. Chia sẻ những nhận xét của em về con đường khởi nghiệp của anh
Hồ Thanh Nam trong truyện kể trên.
2. Em rút ra được bài học gì từ tấm gương khởi nghiệp trên chính
quê hương mình của anh Nam?

97
KHÁM PHÁ

LUYỆN TẬP
1. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
VẬN DỤNG
Tình huống
Gia đình P có truyền thống làm nghề dệt thổ cẩm ở Châu Phong (thị xã
Tân Châu, tỉnh An Giang) và có thu nhập ổn định. Tuy còn là học sinh nhưng
P đã biết tìm kiếm những phương pháp dệt thổ cẩm mới trên mạng internet,
góp ý cho ba mẹ để kết hợp yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại nhằm
nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, P còn đăng bán
trực tuyến các sản phẩm của gia đình trên mạng xã hội và quảng bá đến
cộng đồng để bán được nhiều hơn.

Em có nhận xét gì về việc làm của P trong việc tham gia vào các hoạt động
kinh tế của gia đình tại tỉnh An Giang?

2. Chọn, tìm hiểu và giới thiệu về một địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh
An Giang theo gợi ý sau:

Hình 12. Hồ Tà Pạ
(Nguồn: Minh Tú)

• Nội dung giới thiệu:

Giá trị du lịch Biện pháp bảo tồn


Tên địa danh Nét đặc sắc
mà địa danh và phát huy
du lịch của địa danh
đó mang lại địa danh du lịch

• Hình thức giới thiệu:


– Sưu tầm các tư liệu (âm thanh, hình ảnh,...) và sự hỗ trợ của các phần mềm
tin học để thuyết minh và trình chiếu;
– Chọn một bài văn, thơ, hò (hoặc sáng tác) có nội dung ca ngợi vẻ đẹp của
địa danh và bày tỏ quan điểm về tác phẩm ấy;
– Sưu tầm và thể hiện một ca khúc ngợi ca vẻ đẹp của địa danh đó;
–…
98
LUYỆN TẬP

VẬN DỤNG

1. Tìm hiểu và giới thiệu về một số hoạt động sản xuất kinh doanh ở nơi em sinh
sống theo gợi ý sau:
Ngành kinh tế Hoạt động sản xuất kinh doanh
– Trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp;
Nông nghiệp – Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản;
– Trồng và quản lí rừng.
– Sản xuất hàng tiêu dùng: mì gói, may mặc quần áo,...;
Công nghiệp
– Sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ.
– Buôn bán các mặt hàng tại siêu thị, chợ, cửa hàng tạp hoá,...;
– Mua bán bất động sản;
– Xuất khẩu nông sản;
Dịch vụ
– Du lịch;
– Vận tải;
– Văn hoá, giáo dục, y tế,...
2. Chia sẻ về những công việc tham gia sản xuất kinh doanh của em trong gia đình
hoặc của bạn bè, người thân mà em biết.
3. Tìm hiểu về một công dân trẻ đã khởi nghiệp thành công từ những nhân tố tự
nhiên và kinh tế – xã hội tại tỉnh An Giang theo gợi ý sau:

Họ tên, địa chỉ của


Thời điểm Lĩnh vực, ngành
công dân trẻ đã khởi
khởi nghiệp nghề khởi nghiệp
nghiệp thành công

Bài học kinh nghiệm Những thành công Những thuận lợi,
em rút ra hiện tại khó khăn

4. Chia sẻ một ý tưởng khởi nghiệp của em gắn với điều kiện môi trường, tài nguyên
thiên nhiên và đặc điểm ngành kinh tế của địa phương theo gợi ý:
– Tên dự án khởi nghiệp;
– Điều kiện thuận lợi từ địa phương;
– Dự trù về kinh phí triển khai;
– Các bước triển khai;
– Những nội dung cần hỗ trợ và người hỗ trợ.

99
Chịu trách nhiệm xuất bản:

Chịu trách nhiệm nội dung:

Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo:

Biên tập nội dung:

Trình bày bìa:

Thiết kế sách:

Minh hoạ:

Sửa bản in:

Chế bản:

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG – LỚP 10


Mã số:
In ........ bản, (QĐ in số .....) Khổ 19 x 26,5 cm.
Đơn vị in : ....................
Địa chỉ : ........................
Số ĐKXB: .....................
Số QĐXB : .......... ngày .... tháng .... năm 20.....
In xong và nộp lưu chiểu tháng ....... năm 20.....
Mã số ISBN:

100

You might also like