You are on page 1of 11

Số phách (để trống):…………… Số phách (để trống):…………………

TÊN HỌC PHẦN: Thông tin cá nhân sinh viên:

=====CẮT PHÁCH =========== CẮT PHÁCH=====


Địa lý Việt Nam
Điểm bài thi sau thống nhất: Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh

Ngày sinh: 19/11/2003


Bằng số:…………………………
Mã sinh viên: 715606119
Bằng chữ: ..……………………..
Lớp tín chỉ:

VNSS 127-K71VNH.1_LT

Chủ đề số: 7
Cán bộ chấm thi 1
(ký ghi rõ họ tên)

……………………………………..

Cán bộ chấm thi 2


(ký ghi rõ họ tên)

………………………………………
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA VIỆT NAM HỌC

BÀI TIỂU LUẬN


HỌC PHẦN: ĐỊA LÝ VIỆT NAM
Học kỳ 1 năm học 2022-2023

Tên chủ đề: Nghèo và công tác giảm nghèo


xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

HÀ NỘI-2022

2
MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 4
1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 4
1.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 5
1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 5
2.1. Khái niệm nghèo đói ........................................................................................ 5
2.2. Khái quát về xã Đại Hưng ............................................................................... 5
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................... 6
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................... 6
2.3. Điều kiện xóa đói giảm nghèo ở địa phương .................................................. 7
2.4. Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở xã Đại Hưng ............................................ 7
2.5. Kết quả công tác giảm nghèo tại xã Đại Hưng ............................................ 10
3. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 10
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 11

3
Nghèo và công tác giảm nghèo
xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Từ trước đến nay, để một quốc gia có thể phát triển kinh tế - xã hội bền vững đều phải
đối mặt giải quyết rất nhiều vấn đề về dân cư, xã hội, kinh tế trong đó có vấn đề nghèo
và giảm nghèo. Tình trạng nghèo đói luôn có tác động xấu đến kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia nên nó luôn là vẫn đề cấp bách cần được chú trọng khắc phục. Hơn nữa, trải
qua đại dịch Covid vừa rồi đã làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế từ đó
mà tỷ lệ nghèo đói cũng tăng cao. Và tình trạng gia tăng nghèo đói đang ở mức báo
động đối với một số nước đang phát triển và kém phát triểm. Trong những năm qua,
Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng rất quan tâm, chú trọng đến vẫn đề xóa đói giảm
nghèo, đề ra những chính sách, tổ chức các chương trình xóa đói giảm nghèo trên toàn
quốc. Với sự cố gắng, đoàn kết của Chính phủ và nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kể trong công tác xóa đói giảm nghèo, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội bền vững, để đất nước ngày một đi lên.
Được sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các
cấp trong huyện Khoái Châu, thuộc tỉnh Hưng Yên đã tích cực triển khai phong trào
xoá đói, giảm nghèo với các hoạt động thiết thực. Nhờ đó, trong nhiều năm liền toàn
huyện không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 là 2,85%; năm 2019 còn 1,9%.Trong
đó, Đại Hưng là xã nằm ở phía Nam huyện Khoái Châu cách trung tâm huyện khoảng
7km. Năm 2021, toàn xã có 4 thôn, quy mô 369,9 ha và 2310 hộ với 7807 nhân khẩu,
cơ sở hạ tầng cơ bản hoàn thành, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng
được cải thiện nâng cao, đến nay có 100% số dân dùng điện thắp sáng và dùng nước
sạch sinh hoạt, các đường liên thôn, liên xã và các xóm được lát gạch và bê tông hóa.
Tuy nhiên, xã Đại Hưng vẫn còn có hộ nghèo, cụ thể tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo
năm đầu năm 2021 là 153 hộ, tương đương tỷ lệ 6,62% hộ ở xã.
Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nghèo đói vẫn còn tồn tại và đã có những giải
pháp nào để xóa đói giảm nghèo tại xã Đại Hưng? Để làm rõ vấn đề trên, tác giả đã lựa
chọn đề tài “Nghèo và giảm nghèo tại xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên”
làm đề tài nghiên cứu. Ở phạm vi bài viết này, tác giả sẽ phân tích thực trạng và điều
kiện phát triển xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là vấn đề xóa đói giảm nghèo tại xã Đại Hưng, huyện Khoái
Châu, tỉnh Hưng yên.

4
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích các điều kiện và hiện trạng vấn đề nghèo và giảm
nghèo tại xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2019 – 2021.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
─ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
─ Phương pháp thống kê mô tả
─ Phương pháp thu thập số liệu
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm nghèo đói
Định nghĩa về đói nghèo có nhiều ý kiến khác nhau và chỉ mang tính chất tương đối bởi
nó phụ thộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, địa lý và điều kiện phát triển... của từng địa
phương, từng khu vực, từng quốc gia khác nhau. Dưới đây là một số quan điểm chung
khác nhau về định nghĩa nghèo đói.
─ Một số quan điểm về nghèo đói do các tổ chức quốc tế định nghĩa
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Đói nghèo được định nghĩa là tình trạng vô cùng thiếu
thốn do không có đủ nguồn lực đáp ứng các nhu cầu cá nhân cơ bản. Tình trạng đói
nghèo cũng đồng nghĩa với không có chỗ ở, nước sạch. Đói nghèo cũng làm cho người
ốm không thể đi khám bác sỹ, người mù chữ không được đến trường, người lao động
không có kỹ năng và trình độ, thất nghiệp phổ biến. Đói nghèo cũng đồng nghĩa với
việc lo lắng về tương lai, sống ngày nào biết ngày đấy. Đói nghèo là điều không ai muốn
[1,tr.11].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đói nghèo được hiểu là sự thiếu cơ hội để có thể
sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Theo đó một
người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa các thu nhập bình quân trên đầu
người hàng năm của quốc gia. Cũng theo WHO thì thước đo các tiêu chuẩn này và các
nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo thay đổi theo từng địa phương và theo thời gian
[2, tr.96].
─ Ở Việt Nam, quan điểm về nghèo đói được định nghĩa như sau:
Chính phủ Việt Nam đã công nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống
đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực Châu
Á Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993 đó là: “Đói
nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ
bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ
phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương” [3, tr.16].
Từ các định nghĩa trên, ta có thể nhận thấy ba vấn đề chủ yếu có ở những người nghèo
đó là: Có chất lượng cuộc sống thấp hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư; không

5
được hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người; quyền tham gia
vào quá trình phát triển cộng đồng không được đảm bảo. Đói nghèo là một vấn đề mang
tính toàn cầu, có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế-xã hội chung của một đất
nước. Nó là sự thể hiện của việc phân phối bất bình đẳng trong xã hội và việc ứng dụng
các thành tựu kinh tế-xã hội để nâng cao, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Vì vậy, chú trọng đầu tư và quan tâm đúng mức đến vấn đề nghèo đói là việc cần thiết
mà mỗi quốc gia phải làm để đảm bảo sự phát triển kinh tế-xã hội và chất lượng cuộc
sống của nhân dân, đảm bảo sự công bằng trong xã hội.
2.2. Khái quát về xã Đại Hưng
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
 Vị trí địa lý:
Đại Hưng là đơn vị xã thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; nằm ở phía Nam
huyện Khoái Châu, cách trung tâm huyện khoảng 7 km. Xã có vị trí tiếp giáp với
các xã Phùng Hưng, Chí Tân, Thuần Hưng và huyện Kim Động.
 Điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn:
Điều kiện khí hậu thời tiết của Đại Hưng có đầy đủ đặc điểm khí hậu thời tiết vùng
đồng bằng sông Hồng, nhiệt đới nóng ẩm, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500-
1800mm nhưng phân bố không đều, chỉ tập trung vào mùa mưa (từ tháng 4-10), độ
ẩm trung bình 80%. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau
kèm theo gió rét và sương muối ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,5⁰C; ngày nóng nhất lên đến 39-40⁰C, ngày lạnh
nhất xuống tới 7⁰C.
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã bình quân đạt 10,1%/năm. Năm 2014, giá trị sản xuất
tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ chiếm gần 80% tổng giá trị thu nhập của toàn
xã, thu nhập bình quân 85 triệu đồng/ha canh tác, thu nhập bình quân đầu người đạt 27
triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn 7,8%; 85% số hộ gia đình trong xã đạt danh
hiệu gia đình văn hóa, khôi phục danh hiệu làng văn hóa giai đoạn 2011 - 2014.
Nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đảng bộ xã Đại Hưng đã đề ra nhiều mục tiêu và giải pháp để
lãnh đạo địa phương phấn đấu thực hiện đạt và vượt các mục tiêu. Đời sống văn hóa
tinh thần của nhân dân trong xã không ngừng được nâng cao, được công nhận là Làng
văn hóa, xã có đội văn nghệ, điểm vui chơi và thư viện có nhiều đầu sách phục vụ cho
nhu cầu của thanh thiếu niên và nhân dân, câu lạc bộ người cao tuổi hoạt động thường
xuyên, đội thể dục dưỡng sinh, cầu lông, câu lạc bộ thơ được tổ chức thường kỳ. Hàng
năm hội làng được tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch để tưởng nhớ người có công với làng
với nước. Toàn xã có 80% gia đình được công nhận " Gia đình văn hóa mới ", 100%
các cháu trong độ tuổi đi học được cắp sách tới trường.
Xã Đại Hưng đang từng bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
theo hướng nền nông nghiệp kỹ thuật công nghệ cao. Năm 2021, xã đã chuyển đổi 32,1

6
ha đất trồng lúa có năng suất thấp sang trồng rau, cây công nghiệp ngắn ngày và nuôi
trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 2-3 lần.
2.3. Điều kiện xóa đói giảm nghèo ở địa phương
 Điều kiện tự nhiên:
Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 370 ha, trong đó có 250 ha là đất
nông nghiệp chủ yếu là đất trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày. Hệ thống
kênh nước tưới tiêu đảm bảo cho nhu cầu tưới tiêu và sử dụng của nhân dân. Khí
hậu nhiệt đới ẩm thuận lợi, ít chịu ảnh hưởng bởi thiên tai tạo điều kiện cho hoạt
động sản xuất nông nghiệp quanh năm.
 Điều kiện kinh tế - xã hội
Đại Hưng có mật độ dân số tương đối, nguồn lao động dồi dào, thường di cư đến
các thành phố lớn để tìm việc làm. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở mức khá, một
số lao động chưa có việc làm ổn định. Hệ thống cơ sở hạ tầng khá đầy đủ, các
công trình công cộng đều được chú trọng xây dựng như trạm y tế, nhà văn hóa,
thư viện xã, bưu điện... nhằm đảm bảo các nhu cầu cơ bản cần thiết về an sinh
xã hội cho nhân dân trong xã.
Công tác giáo dục đào tạo luôn được chú trọng phát triển, chính quyền địa
phương đã có nhiều chính sách khuyến học và hỗ trợ học tập cho con em gia
đình có hoàn cảnh khó khăn và đạt nhiều kết quả tích cực, tỷ lệ học sinh thi đỗ
vào các trường đại học hàng năm cao. Trên địa bàn xã có 1 trường tiểu học, 1
trường trung học cơ sở và có trường THPT công lập duy nhất của 6 xã khu Nam
huyện Khoái Châu.
Toàn xã có khoảng 5 doanh nghiệp cỡ nhỏ và vừa, các hoạt động sản xuất nông
nghiệp là chính. Hoạt động buôn bán, giao thương cũng diễn ra sôi nổi với 2 khu
họp chợ diễn ra vào buổi sáng và chiều. Mạng lưới giao thông đầy đủ thuận lợi
cho việc giao lưu mua bán với các vùng lân cận.
 Các chính sách hỗ trợ tại địa phương:
─ Chính sách cho vay tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo: Cung cấp dịch vụ cho
vay tín dụng với nhiều ưu đãi cho các hộ nghèo có khả năng tự thoát
nghèo, có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, khởi nghiệp, tăng thu
nhập.
─ Chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt: hỗ trợ
đất sản xuất, cấp đất ở, nước sạch, điện sinh hoạt và cấp vốn xây dựng,
sửa sang nhà ở cho những người nghèo, đời sống khó khăn cùng với việc
thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
─ Chính sách hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội, hỗ trợ bảo hiểm y tế, hỗ trợ
tiền điện, giảm hoặc miễn học phí cho con em hộ nghèo...
2.4. Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Đại Hưng
UBND xã Đại Hưng đã xây dựng chương trình xóa đói giảm nghèo tại địa phương theo
Nghị quyết của Ban chấp hành Huyện uỷ, HĐND huyện Khoái Châu về việc thực hiện
giảm tỷ lệ hộ nghèo trong giai đoạn 2015 - 2020 và giai đoạn tiếp theo. Trong thời gian
qua, Đảng bộ và nhân dân Đại Hưng đã tranh thủ được sự giúp đỡ của các nhà đầu tư,

7
của Huyện ủy, để khai thác hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng phấn đấu đạt được kết
quả khá về mặt kinh tế. Cán bộ xã đã không ngừng cố gắng nâng cao nhằm đời sống
nhân dân, giúp đời sống người nghèo từng bước được ổn định, góp phần không nhỏ vào
công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương. Đến nay trên địa bàn xã đã không còn hộ
đói, nhưng trên thực tế số hộ nghèo và cận nghèo Đại Hưng vẫn chiếm 6,62% tổng số
hộ dân toàn xã, cụ thể được thể hiện qua bảng 1.
Bảng 1: Tổng hợp kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo xã Đại Hưng năm 2021

Tổng
Tổng Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ
Tổng số
số hộ số hộ số hộ hộ cận
STT Thôn số hộ khẩu
dân khẩu nghèo cận nghèo
nghèo cận
cư nghèo (%) nghèo (%)
nghèo
1 Thôn 1 560 22 53 3.93 15 53
2.68
2 Thôn 2 550 19 55 3.45 14 41
2.55
3 Thôn 3 640 26 75 4.06 26 58
4.06
4 Thôn 4 560 15 41 2.68 16 65
2.86
Toàn
Đại Hưng 2,310 82 224 3.55 71 217 3.07

(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác xóa đói giảm nghèo xã Đại Hưng năm 2021)
Dựa trên thực trạng hộ nghèo trên địa bàn xã, cán bộ xã đã thực hiện phân tích hộ nghèo
nguyên nhân nghèo. Kết quả thực hiện phân tích 82 hộ nghèo cho thấy: 100% hộ thuộc
nhóm nguyên nhân không có vốn sản xuất, kinh doanh; 71,9% hộ thuộc nhóm nguyên
nhân không có đất sản xuất... cụ thể được thể hiện trong bảng 2.
“Bảng 2: Phân tích hộ nghèo theo các nguyên nhân nghèo
Nguyên nhân nghèo

Không
Không Không người
Khu Tổng Không có vốn Không có kỹ
có công ốm Nguyên
TT vực/ số hộ có đất sản Không có kiến năng
cụ/ đau, nhân
đơn vị nghèo sản có lao thức về lao
xuất, phương bệnh khác
động sản động,
xuất kinh tiện sản nặng, (ghi rõ)
xuất sản
doanh xuất tai
xuất
nạn...
Thôn 1 22 15 22 10 5 11 11 14
Thôn 2 19 14 19 9 8 10 10 15
Thôn 3 26 17 26 11 7 10 10 18
Thôn 4 15 13 15 13 6 12 12 13

8
Cộng: 82 59 82 43 26 43 43 60
(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác xóa đói giảm nghèo xã Đại Hưng năm 2021)”
Ngoài ra, các chỉ tiêu về mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cũng được đánh
giá tổng quan trên 82 hộ nghèo để đưa ra các chính sách khắc phục, thực hiện mục tiêu
xóa đói giảm nghèo. Theo đánh giá, tỷ lệ thiếu việc làm cao của hộ nghèo cao lên đến
78%, tỉ lệ người phụ thuộc trong hộ gia đình là 53%, chi tiết các chỉ số được thể hiện ở
bảng 3.
Bảng 3: Tỷ lệ chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo
(so với tổng số hộ nghèo) (%)
Tỷ lệ chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo (so với tổng số hộ nghèo)
Tổng số
TT Khu vực/đơn vị
hộ nghèo 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1 Thôn 1 22 75 50 25 75 40 15 40 30 25 15 35 25

2 Thôn 2 19 74 47 21 74 47 11 37 36,8 21 21 35 316

3 Thôn 3 26 77 50 23 77 38 12 31 38,5 27 19 35 308

4 Thôn 4 15 87 67 27 87 46 13 47 40 27 27 35 40
Tổng 82 78 53 24 78 42,5 13 38 36,3 25 20 35 31,3

5: Trình độ giáo dục của 9: Nguồn nước 11: Sử dụng dịch


1: Việc làm 3: Dinh dưỡng 7: Chất lượng nhà ở
người lớn sinh hoạt vụ viễn thông
Ghi
chú: 12: Phương tiện
2: Người phụ thuộc trong hộ 6: Tình trạng đi học của trẻ 8: Diện tích nhà ở bình 10: Nhà tiêu hợp
4: Bảo hiểm y tế phục vụ tiếp cận
gia đình em quân đầu người vệ sinh
thông tin

(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác xóa đói giảm nghèo xã Đại Hưng năm 2021)
Thực hiện theo Quyết định 471 của tỉnh Hưng Yên về việc trợ cấp cho những người
khó khăn, có thu nhập thấp với mức trợ cấp từ 360.000 đồng – 720.000 đồng/hộ/tháng
theo quy định. Và Quyết định 268/QĐ-TTg về biểu giá bán lẻ điện, các hộ gặp khó khăn
trong xã được hỗ trợ giá điện cho 50 kWh/tháng, mức hỗ trợ là 30.000 đồng/hộ/tháng.
Kinh phí hỗ trợ giá điện cho các hộ nghèo trích từ tiền bán điện.
Đồng thời các cấp ủy Ðảng, chính quyền và toàn thể xã Đại Hưng đã thực hiện Quyết
định số 760/QÐ-UBND về việc ban hành Ðề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Tổ chức hỗ
trợ xây nhà tình thương, sửa sang nhà cửa, cấp đất ở... cho các hộ gia đình có điều kiện
khó khăn, nhà ở không đảm bảo. Tổ chức thực hiện chính sách một cách minh bạch,
công bằng; danh sách các hộ được hỗ trợ, các nguồn đầu tư được công khai trên các
phương tiện truyền thông của xã, thôn... Đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ, kêu gọi ủng
hộ, huy động vốn với phương châm "cân đối nguồn lực ngay tại địa phương". Việc thực
hiện các chính sách được công khai, minh bạch và gắn với xã hội hóa. Việc tổ chức
kiểm tra, bình xét phải được thực hiện một cách công bằng, minh bạch, đảm bảo hỗ trợ
đúng đối tượng. Công khai danh sách các hộ gia đình được hỗ trợ trên các phương tiện
truyền thông của trụ sở thôn, xã...

9
Ngân hàng Chính sách xã hội kết hợp với toàn thể ban ngành, cán bộ xã luôn tạo cơ hội
để người nghèo có thể thuận lợi tiếp cận chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi với mức
vay 30 triệu đồng/ hộ, lãi suất 0,72%/tháng đối với hộ cận nghèo và mức vay 50 triệu
đồng/hộ , lãi suất 0,6%/tháng đối với hộ nghèo. Tích cực tuyên truyền và hướng dẫn
người nghèo làm ăn có hiệu quả, áp dụng kĩ thuật khoa học vào lao động sản xuất nhằm
tăng năng suất, vươn lên tự mình thoát nghèo. Phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản, thực
hiện chính sách hỗ trợ ưu đãi các dịch vụ xã hội về bảo hiểm y tế, giáo dục, nhà ở...
Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội cơ bản của người nghèo. Phát động, cổ vũ toàn dân tham
gia đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo và cận nghèo trong xã để hướng tới mục tiêu
xóa đói giảm nghèo bền vững.
2.5. Kết quả công tác giảm nghèo tại xã Đại Hưng
Việc tập trung đẩy mạnh sản xuất, chăn nuôi và xây dựng được nhiều mô hình kinh tế
hiệu quả gắn với các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất cao đã đem lại nhiều kết quả
tích cực. Với mỗi chính sách, chúng ta đều đã đạt được những thành quả nhất định:Với
chính sách cho vay vốn tín dụng ưu đãi đã tiếp cận được với nhiều gia đình chính sách
và không ít hộ đã thoát nghèo, tuy nhiên, lượng vốn giải ngân cũng giảm dần theo từng
năm vì các hộ đã vươn lên thoát nghèo, ít có nhu cầu vay vốn; với chính sách hỗ trợ hộ
nghèo về nhà ở, xã Đại Hưng đã hoàn thành việc xây và sửa chữa 11 căn nhà cho hộ
nghèo; hiệu quả của chính sách hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội là 100% các hộ nghèo
và cận nghèo có bảo hiểm y tế, nhu cầu sử dụng các dịch vụ điện nước được đảm bảo...
Tỷ lệ hộ nghèo có thể tiếp cận với các chính sách hộ trợ không ngừng tăng. Với sự nỗ
lực của nhân dân và toàn thể các cấp, ban ngành chính quyền địa phương đã giúp 12 hộ
thoát nghèo, 28 hộ thoát cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 4,89%; chi tiết được thể
hiện trong bảng 4.
Bảng 4: Thống kê hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo sau khi rà soát

STT Hộ gia đình thoát nghèo Hộ gia đình thoát cận nghèo
1 Thôn 1 5 8
2 Thôn 2 1 6
3 Thôn 3 6 10
4 Thôn 4 0 4
Tổng 12 28
(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác xóa đói giảm nghèo xã Đại Hưng năm 2021)
3. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu và phân tích thực trạng cho thấy, tuy Đại Hưng không phải một địa
phương tỷ lệ nghèo cao nhưng dù ở bất cứ địa phương nào nếu vấn đề nghèo và giảm
nghèo không được quan tâm đúng mức thì tỷ lệ đó rất có khả năng tăng cao. Trên thực
tế, các chương trình xóa đói giảm nghèo tại xã đã đem lại nhiều kết quả tích cực nhưng
vẫn còn tồn tại một số điểm yếu cần khắc phục như: hiệu quả sử dụng vốn chưa tốt, các
hộ thoát nghèo nhanh nhưng chưa bền vững có khả năng tái nghèo cao, tỷ lệ thiếu việc
làm trong xã tương đối cao, tốc độ triển khai thực hiện các Chương trình còn chậm,

10
công tác phối hợp chỉ đạo còn hạn chế, chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các
nhà đầu tư… Có thể thấy trình độ quản lý của cán bộ cơ sở còn nhiều thiếu sót, các
chính sách đề xuất chưa phù hợp với tình hình địa phương, các hộ chính sách còn nhiều
băn khoăn, chưa dám vay vốn là nguyên nhân chính dẫn đến các hạn chế trên.
Để khắc phục những hạn chế và phát huy những điểm mạnh nâng cao hiệu quả giảm
nghèo hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai
bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, thì việc tìm ra hệ thống các giải
pháp phù hợp với khả năng, nguồn lực, điều kiện phát triển và đặc trưng của bộ phân
người nghèo tại xã Đại Hưng để giảm nghèo bền vững là rất cần thiết và quan trọng.
Việc chống nghèo, nguy cơ tái nghèo cũng rất quan trọng và là giải pháp cơ bản có hiệu
quả nhất. Cần thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp, linh hoạt theo điều kiện của
từng địa phương, đó cơ sở và cũng là chìa khóa quan trọng nhằm thực hiện tốt các
chương trình xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Đại Hưng.

Tài liệu tham khảo


1. Hà Minh Ðức, (1996), Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn (T.2), Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
2. Đề tài “Vấn đề đói nghèo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Luận văn
thạc sỹ ngành Quốc tế học năm 2011 của tác giả Vũ Thanh Thủy, Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội).
3. Chính phủ (2002), Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo
giai đoạn 2001-2010, Hà Nội.
4. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Quyết định số 268/QĐ-TTg ngày 23
tháng 02 năm 2011, Hà Nội.

11

You might also like