You are on page 1of 41

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN


--------------------------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
MÃ LỚP: TOU30201

Tên đề tài:

MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI BÁN ĐẢO


SƠN TRÀ (THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG)

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 13


Hồ Trúc Phương Uyên - 151A070095
Lê Ngọc Mai - 201A080312
Thi Chấn Vũ - 201A080122
Ứng Chí Huy - 201A070173
Trịnh Thị Thanh Nguyệt - 201A080125
Nguyễn Quốc Bằng - 201A080344
Giảng viên: Ths. Nguyễn Thị Diễm Tuyết

HỌC KỲ 3 (2020 – 2021)


THỜI GIAN NỘP BÀI: 10/08/2021
BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
NHÓM 13

HỌ VÀ TÊN MSSV ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CHỮ KÝ

Hồ Trúc Phương Uyên 151A070095 95/100

Lê Ngọc Mai 201A080312 95/100

Thi Chấn Vũ 201A080122 95/100

Ứng Chí Huy 201A070173 95/100

Trịnh Thị Thanh Nguyệt 201A080125 95/100

Nguyễn Quốc Bằng 201A080344 95/100


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
--------------------------

KẾT QUẢ TIỂU LUẬN

NỘI DUNG KẾT QUẢ XÁC NHẬN

1.TRÌNH BÀY 0.5

2. NỘI DUNG 1 1.0

3. NỘI DUNG 2 2.0

4. NỘI DUNG 3 1.0

5. NỘI DUNG 4 2.5

6. NỘI DUNG 5 3.0

TỔNG KẾT 10
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài:.................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:...........................................................................................1
3. Phạm vi nghên cứu:.............................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................2
NỘI DUNG...................................................................................................................3
1. Giới thiêu tổng quát bán đảo Sơn Trà:.................................................................3
2. Sản phẩm du lịch:................................................................................................3
2.1. Du lịch sinh thái............................................................................................4
2.2. Du lịch văn hóa tâm linh...............................................................................6
2.3. Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp........................................................................11
2.4. Du lịch thể thao - thể thao mạo hiểm..........................................................13
2.5. Dịch vụ và hàng hóa trong sản phẩm du lịch...............................................16
3. Các hoat động để thu hút khách du lịch:............................................................19
3.1. Tuần lễ sách................................................................................................19
3.2. Chợ đêm Sơn Trà........................................................................................21
4. Vai trò các chủ thể tham gia vào hoat động du lịch:..........................................23
4.1. Khu Du Lịch...............................................................................................23
4.2. Khách du lịch..............................................................................................24
4.3. Các doanh nghiệp lữ hành...........................................................................25
4.4. Lãnh đạo các cấp.........................................................................................26
4.5. Cộng đồng địa phương................................................................................29
5. Phân tích và chứng minh bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường:...............29
5.1. Kinh tế:.......................................................................................................29
5.2. Xã hội:........................................................................................................31
5.3. Môi trường:.................................................................................................32
KẾT LUẬN.................................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................36
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay gặp nhiều khó khăn nhung nhu cầu về
du lịch không ngừng tang lên. Con người muốn tìm đến với cảnh vật thiên nhiên, cảnh
vật hoang dã, để tận hưởng không khí trong lành, tìm hiểu những nét sinh hoạt của
người dân bản địa. Do đó du lịch biển đảo ngày càng phát triển. Đây là sự hứa hẹn về
sự phát triển ngành du lịch trong tương lai.

Bán đảo Sơn Trà – Lá phổi xanh của Đà Nẵng có nhiều tiềm năng để phát triển du
lịch. Thời gian qua thành phố đã chú trọng đầu tư, khai thác các thế mạnh để phát triển
ngành du lịch. Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và
lợi thế của bán đảo này, điều đáng lưu ý là quá trình phát triển du lịch còn có những
mâu thuẫn với phát triển chung của thành phố, chưa phát triển theo hướng bền vững.
Đây là những hạn chế chủ yếu của phát triển du lịch bán đảo Sơn Trà thời gian qua.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên và trong giới hạn nghiên cứu, nhóm em chọn đề tài
giới thiệu mô hình phát triển bền vững tại bán đảo Sơn Trà.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận, phân tích tiềm năng,
thế mạnh của mô hình phát triển du lịch bền vững, thực trạng phát triển loại hình sinh
thái tại bán đảo này, cơ hội và thách thức từ đó xây dựng các giải pháp nhằm phát triển
tối ưu hóa du lịch bền vững trong tương lai không xa.

3. Phạm vi nghiên cứu


- Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giới hạn lãnh thổ khu vực bán đảo
Sơn Trà tại thành phố Đà Nẵng.

- Thời gian: Số liệu thống kê, và các vấn đề liên quan được sử dụng từ năm 2007
đến năm 2015 tại Ban Quản Lý Bán Đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng.

- Đối tượng: Giới thiệu và phát triển mô hình du lịch bền vững tại bán đảo Sơn Trà.

1
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo hệ thống, từ đơn giản đến phức tạp, từ sơ bộ đến
chi tiết. Sau đó tiến hành nghiên cứu kỹ về mặt lý thuyết và thực tiễn bằng các nguồn
tài liệu ở thu viện, Ban Quản Lý bán đảo Sơn Trà và một số nguồn khác. Bên cạnh đó,
một số nội dung không có điều kiện thu thập được đầy đủ thông tin thì sử dụng
phương pháp phân tích và suy luận logic.

2
NỘI DUNG
1. Giới thiệu tổng quát bán đảo Sơn Trà

 Vị trí: Bán đảo Sơn Trà nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng chừng 10km về
hướng Ðông Bắc. Sơn Trà có diện tích 60km2, chiều dài 13km, chiều rộng 5km,
nơi hẹp nhất 2km. Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân bao bọc thành phố Đà
Nẵng và vịnh Đà Nẵng.
 Địa lý: Bán đảo Sơn Trà ở phía nam vây lại thành hình cánh cung tạo nên một vịnh
biển mang tên vũng Sơn Trà, hay còn gọi bằng nhiều tên khác khá quen thuộc như
vũng Tiên Sa, vũng Thùng, vũng Hàn, vịnh Ðà Nẵng. Vì vị trí như vậy nên Sơn
Trà như một tấm bia che chắn mọi cơn bão hay áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào thành
phố. Sơn Trà có gần 4.000 Ha rừng, trong đó một phần là đất đồi đang được phủ
thêm loại cây công nghiệp. Sơn Trà là nơi giao lưu giữa hai hệ động vật và thực vật
tiêu biểu của hai miền Nam - Bắc. 4.400 ha được công nhận là khu vực bảo tồn
thiên nhiên vào năm 1992. Đến cuối năm 2016, diện tích này bị mất đi 1/4, do Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc chấp thuận sử dụng phần đất này để phát triển thành
Khu Du lịch Quốc gia Núi Sơn Trà cao đến gần 700 m, xưa nay được xem như đài
khí tượng thiên nhiên của nhân dân quanh vùng.

2. Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch chính mà Sơn Trà hướng tới là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển
cao cấp, du lịch văn hóa - tâm linh; du lịch thể thao và thể thao mạo hiểm. Sản phẩm
du lịch bổ trợ gồm: du lịch tìm hiểu văn hóa - lịch sử - cách mạng, du lịch tham quan
thắng cảnh và các sản phẩm liên kết với khu vực lân cận như Ngũ Hành Sơn, Nam Hải
Vân, Bà Nà ...

Phát triển các khu chức năng phục vụ du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao và
ngắm cảnh, gồm: khu vườn hoa và thuốc Nam, khu vườn sim, khu cứu hộ động vật và
vườn thú bán hoang dã, khu cắm trại và sinh hoạt cộng đồng, hệ thống các điểm
vọng cảnh, điểm câu cá, tham quan thắng cảnh, di tích và lặn biển.

3
2.1. Du lịch sinh thái
- Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà: Bán đảo Sơn Trà là điểm du lịch Đà Nẵng nổi
tiếng, được du khách khắp nơi yêu mến bởi quanh cảnh thơ mộng nhưng mạnh mẽ,
sắc nét nhưng hài hòa từ cảnh trời, biển, núi rừng…Nằm cách trung tâm thành phố
Đà Nẵng chỉ khoảng 10km, nhìn từ trên cao, người ta ví Bán đảo Sơn Trà như một
cây nấm khổng lồ. Với núi Sơn Trà xanh thẫm, những dải cát dài ôm mềm mại,
trên đầu núi là mây trắng nhẹ nhàng trôi, dưới chân là những đợt sóng xanh nhè
nhẹ vỗ bờ…cảnh quan bốn phía như một bức tranh sống động tuyệt vời mà thiên
nhiên đã tô màu khéo léo, với những nét vẽ thật tinh tế hút hồn. Nếu chinh phục
bán đảo Sơn Trà, ở trên cao, du khách có thể thu vào tầm ngắm mình cảnh quan
tuyệt vời của Đà Nẵng.

Du khách đến thăm bán đảo Sơn Trà, còn có dịp biết thêm nhiều điều lý thú về nơi
này, cảm thấy như bị cuốn hút không chỉ từ cảnh quan, khí hậu, hệ sinh thái phong phú
với thế giới động quý hiếm được bảo tồn ở nơi đây.

Hình 2.1. Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà

Trước hết, nguồn tài nguyên có giá trị mà Sơn Trà đang sở hữu, đó là diện tích
rừng tự nhiên khá lớn được duy trì giữa lòng thành phố Đà Nẵng – một đô thị phát
triển hàng đầu khu vực miền trung. Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có tổng diện tích
tự nhiên là 4.439ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 4.180ha, được bao
phủ bởi kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Thực vật rừng trong Khu bảo
tồn thiên nhiên Sơn Trà đa dạng với 985 loài thực vật, trong đó 22 loài quý hiếm được

4
liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam. Hệ động vật Sơn Trà có 287 loài gồm 36 loài thú, 106
loài chim, 23 loài bò sát, 9 loài ếch nhái và 113 loài côn trùng; trong đó 15 loài động
vật quý hiếm cần chú trọng bảo tồn. Đặc biệt ghi nhận sự tồn tại của loài Vọoc chà vá
chân đỏ Pygrathrix nemaeus – một loài đặc hữu Đông Dương với bộ lông ngũ sắc,
được mệnh danh là “Giác hoàng – Nữ hoàng của các loài Voọc”.

Hình 2.2. Vọoc chà vá chân đỏ Pygrathrix nemaeus

Với đặc thù một bán đảo ven biển, Sơn Trà có hệ sinh thái ven bờ khá đa dạng và
có giá trị. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Hải dương học Nha Trang, rạn san hô
vùng ven bờ Đà Nẵng ước tính vào khoảng 104,6Ha, trong đó 2Ha còn trong tình trạng
rất tốt; 8,1Ha trong điều kiện tốt; 9,2Ha trung bình với chủ yếu 191 loài san hô cứng
tạo rạn và 3 giống san hô mềm tập trung chủ yếu ở khu vực Hòn Sụp, Bãi Bụt, Bãi
Nồm, Hục Lỡ và Vũng Đá. Thảm cỏ biển cùng với rạn san hô ven bờ Đà Nẵng cung
cấp môi trường sống cho 162 loài cá, 81 loài sinh vật đáy kích thước lớn trên rạn. Sự
phong phú và đa dạng của các chủng loại sinh vật ở đây là điều kiện rất thuận lợi để
phát triển các loại hình du lịch lặn ngắm san hô, cá cảnh rạn san hô và hệ sinh thái
biển. Dẫu quy mô diện tích nhỏ (4.439Ha) và phần lớn được bao phủ bởi hệ thống
rừng tự nhiên thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, song tài nguyên du lịch nhân văn
trên bán đảo và khu vực lân cận không vì thế mà kém phần phong phú. Có thể kể đến
các công trình nhân tạo có quy mô và giá trị thẩm mỹ đã được tạo dựng trên bán đảo,
trở thành những điểm đến đầy thú vị cho du lịch Sơn Trà.

- Khu du lịch sinh thái Tiên Sa: nằm trong phạm vi của khu bảo tồn thiên nhiên
bán đảo Sơn Trà, thuộc phía đông bắc thành phố Đà Nẵng.
5
Sau khi trải qua hành trình ngắn chừng 10 cây số từ trung tâm thành phố về cuối
đường Yết Kiêu gần cảng Tiên Sa, du khách sẽ được "mục sở thị" vẻ đẹp hoang sơ của
thắng cảnh du lịch này. Đặt chân đến Tiên Sa, du khách sẽ có dịp tham gia nhiều hoạt
động như dã ngoại, câu cá, mô-tô nước, lặn biển, dù lượn... hoặc đơn giản hơn là thả
mình vào làn nước biển trong xanh, lắng nghe tiếng rì rào của cây rừng, sóng biển, ghi
lại những bức ảnh ấn tượng về thắng cảnh này. Bên cạnh đó, cũng như nhiều điểm du
lịch khác trên bán đảo Sơn Trà, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch
Đà Nẵng kêu gọi du khách khi tham quan, dã ngoại tại khu vực biển Tiên Sa không xả
rác bừa bãi, góp phần giữa gìn môi trường bán đảo Sơn Trà luôn xanh-sạch-đẹp. 

Hình 2.3. Một góc khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa

2.2. Du lịch văn hóa tâm linh


- Chùa Linh Ứng: nằm trên một ngọn đồi của bán đảo Sơn Trà, nằm ở lưng chừng
núi, mặt hướng ra biển, lưng tựa vào cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn với những
loài động thực vật của bán đảo Sơn Trà… Chùa Linh Ứng Bãi Bụt Sơn Trà là ngôi
chùa lớn nhất ở thành phố Đà Nẵng với quy mô hơn 20 ha. Đây là ngôi chùa nằm
trong quần thể du lịch bán đảo Sơn Trà được xây dựng với sự kết hợp hài hòa giữa
nét hiện đại và truyền thống của chùa Việt, hiện đang là điểm du lịch nổi bật của
thành phố biển xinh đẹp này. Tượng Phật Bà Quan Thế Âm trên sân chùa Linh
Ứng với chiều cao 67m, đường kính tòa sen 35m, tương đương tòa nhà 30 tầng
đang được xem là bức tượng Phật cao nhất ở Việt Nam hiện nay (cao 67m, đường

6
kính tòa sen 35m, tương đương tòa nhà 30 tầng). Chùa Linh Ứng Bãi Bụt có điểm
nhìn ra biển Đông bao la, xa xa về phía bên trái là đảo Cù lao Chàm án, phía phải
là ngọn Hải Vân che chở với dòng sông Hàn hiền hòa thơ mộng. Bán đảo Sơn Trà
là nơi giao hòa giữa biển trời với núi sông trong khoảng không trầm lặng, với tiếng
sóng gầm vào ghềnh đá. Tương truyền vào thời vua Minh Mạng, dân chài ven biển
nơi đây đã phát hiện một tượng Phật trên bãi cát, người dân nơi đây đã lập nên am
thờ tự. Và rồi, Quan Thế Âm như đã hiển linh cứu khổ cứu nạn cho con người, kể
từ đó sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn, và từ đó nơi đây có tên gọi là Bãi
Bụt, hay còn gọi là Cõi Phật giữa chốn trần gian. Ngoài quy mô hoành tráng, Chùa
Linh Ứng Bãi Bụt cũng được đánh giá là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật nổi bật.
Ngôi chùa mang một phong cách hiện đại kết hợp với tính truyền thống vốn có của
chùa chiền Việt Nam, với mái ngói uốn cong có hình rồng, những trụ cột vững
chắc được bao quanh bởi những con rồng uốn lượn rất tinh xảo. Có thể nói, chùa
Linh Ứng Bãi Bụt được xây dựng trong một quần thể du lịch mới hình thành của
thành phố - Khu du lịch bán đảo Sơn Trà, ở một địa điểm đắc địa nhất khu vực này,
ngôi chùa đã trở thành nơi chiêm bái, sinh hoạt, học tập của tăng ni, phật tử, đồng
thời cũng là nơi ngoạn cảnh của du khách bốn phương, một điểm du lịch tâm linh
hấp dẫn của thành phố Đà Nẵng, là nơi hội tụ linh khí đất trời và lòng người.

Hình 2.4. Góc nhìn từ xa của Chùa Linh Ứng

- Đỉnh Bàn Cờ: Khi du ngoạn trên bán đảo Sơn Trà, du khách có thể dừng chân tại
Đỉnh Bàn Cờ tiên – nơi có độ cao 650m so với mặt nước biển với cảnh sắc phóng
7
khoáng và hoang sơ. Tại vị trí này, du khách có thể phóng tầm mắt để chiêm
ngưỡng toàn cảnh thành phố Đà Nẵng và xa xa là khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.
Những điểm dừng lý thú khác trên hành trình khám phá bán đảo có thể là Bảo tàng
Đồng Đình – một khu vườn ký ức tái hiện lại những nét cổ xưa với sự kết hợp hài
hòa giữa bảo tồn không gian sinh thái rừng và hiện vật đến từ các nền văn hóa khác
nhau của dân tộc; cội đa ngàn năm được vinh danh là Cây di sản Việt Nam – một
điểm nhấn đặc sắc cho hành trình du ngoạn “không gian xanh” trên bán đảo. Bên
cạnh đó còn có các khu nghỉ dưỡng, các bãi biển được đầu tư xây dựng với không
gian đẹp và thân thiện, hài hòa với môi trường tự nhiên xung quanh.

Hình 2.5. Đỉnh Bàn Cờ

- Bảo tàng Đồng Đình


Nằm giữa lưng chừng của núi trên cung đường Hoàng Sa thuộc bán đảo Sơn Trà -
Đà Nẵng. Bảo tàng Đồng Đình được gọi với cái tên rất đỗi thân thương “khu vườn ký
ức” sẽ thu hút bạn bởi sự hòa quyện tuyệt vời giữa dấu tích xưa cũ của người Việt
trong không gian sinh thái rừng xanh, rong rêu.

Đến với bảo tàng lần đầu, chắc chắn bạn sẽ bị thu hút bởi cái đẹp yên tĩnh của
không gian nơi đây. Những đồ vật cũ được trưng bày trong những gian nhà rường cổ
của thời xưa. Bảo tàng Đồng Đình là bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Đà Nẵng, kết hợp
văn hóa nghệ thuật với không gian sinh thái hiếm có ở Việt Nam. Nếu có dịp phải
check-in ngay bảo tàng Đồng Đình, không gian của bảo tàng được chia thành 4 phần:
khu trưng bày cổ vật, khu trưng bày tác phẩm mỹ thuật, Khu nhà ký ức làng chài, nhà
trưng bày dân tộc học và ký ức quê nhà của chủ nhân bảo tàng.

8
Hình 2.6. Bảo tàng Đồng Đình – khu vườn kí ức giữa núi rừng Sơn Trà

Mỗi khu điều chứa đựng những tinh hoa văn hóa nghệ thuật đặc sắc của dân tộc Việt
Nam ta.

+ Khu trưng bày cổ vật: Khu trưng bày cổ vật gồm hai ngôi nhà rường cổ theo phong
cách của thợ Kim Bồng, với một không gian hết sức cổ kính. Hai ngôi nhà này trưng
bày bộ sưu tập gốm cổ theo các chuyên đề, như: bộ sưu tập văn hoá Sa Huỳnh với một
số tiêu bản quý như khuyên tai hình lá liễu (đá) và vòng đeo chân (đá) lần đầu tiên
được thấy ở Việt Nam; bộ sưu tập gốm Chămpa, gốm thời cổ đại được tìm thấy trong
lòng đất kinh thành Trà Kiệu (Duy Xuyên, Quảng Nam) hiện là mối quan tâm của các
nhà khảo cổ học trong và ngoài nước, gốm Gò Sành (Bình Định), bộ sưu tập gốm sứ
mậu dịch.

+ Khu trưng bày tác phẩm mỹ thuật: Một ngôi nhà kiến trúc hiện đại vận dụng không
gian sinh thái rừng được xây dựng trên một ngọn đồi thoai thoải. Công trình kiến trúc
độc đáo này đã được các nhà sinh thái học, các kiến trúc sư trong và ngoài nước có dịp
đến thăm đánh giá cao khả năng biểu cảm của nó. Ba phòng trong ngôi nhà có nền cao
thấp khác nhau tuỳ theo địa thế của khu đất, và đặt biệt là cho những tảng đá lớn thâm
nhập vào bên trong nội thất như một sự tham dự của chính thiên nhiên và ngôi nhà.
Đây là công trình dùng trưng bày các tác phẩm mỹ thuật. Trước mắt là sưu tập tranh
của hai hoạ sĩ Đinh Ý Nhi và Đặng Việt Triều.

9
+ Khu nhà ký ức làng chài: Trưng bày những bức tranh làng chài được chụp từ năm
1908-1910 về những hình ảnh của người Chăm thời xa xưa và tất cả những vật dụng
quen thuộc, thường dùng của người dân làm nghề chài lưới. Ngôi nhà này được làm từ
hai xác con thuyền gỗ, ba con thuyền nan và năm cái thúng chai cũ của làng chài Nam
Thọ thuộc. Những chiếc phao thuyền được trưng bày quanh nhà vô cùng độc đáo,
những hủ mắm treo đầu giàn, những mãnh lưới, ngư cụ được trưng bày hết sức tự
nhiên. Lột tả được hết những bình dị trong cuộc sống của người dân làng chài.

+ Khu trưng bày dân tộc học: Đây là khu trưng bày bộ sưu tập dân tộc học được sưu
tầm từ các buôn làng dân tộc thiểu số khu vực miền Trung - Tây Nguyên, trưng bày
xen kẽ vào các công trình chức năng khác, tạo hiệu ứng tương thích với cảnh quan
thiên nhiên xung quanh.

+ Khu ký ức quê nhà: Dù ở đâu hay đi xa quê bao nhiêu năm thì vẫn in sâu trong lòng
những kỉ niệm khó quên của nơi chốn quê nhà. Đó là nguyên nhân vì sao chủ nhân bảo
tàng xây dựng nên khu ký ức quê nhà để gom góp lại những kỉ niệm của tuổi thơ.

+ Văn hóa nghệ thuật kết hợp với không gian sinh thái núi rừng: Bảo tàng Đồng Đình
được xem là không gian yên tĩnh giữa lòng, du khách có thể chiêm ngưỡng nét truyền
thống của dân tộc, tìm hiểu về văn hóa lịch sử và tận hưởng bầu không khí trong lành
của thiên nhiên nơi đây.

Đến đây du khách như lạc vào cõi thần tiên, giúp cho đầu óc được thư giãn và sảng
khoái tinh thần. Từ từ cảm nhận được thời gian dường như đang trôi chậm lại bởi sự
yên tĩnh và cũ kĩ. Sau những giờ phút ồn ào và náo nhiệt ngoài kia thì nơi đây đối lập
hoàn toàn. Nơi giao thoa giữa những nét truyền thống mang đậm bản sắc Việt Nam và
nét kiến trúc hiện đại. Đồng thời là sự hòa quyện hài hòa giữa thiên nhiên và văn hóa
lịch sử.

- Trong đời sống cư dân bán đảo nói riêng và toàn quận Sơn Trà nói chung hiện vẫn
đang bảo lưu nhiều nét văn hóa đặc trưng khác của miền duyên hải. Có thể kể ra
đây như: các điệu hò, điệu lý mộc mạc được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng,
được cất lên trong những lúc lao động hay khi rỗi rãi cùng hàn huyên với nhau về
cuộc sống sau những giờ làm việc. Là cư dân miền biển, cuộc sống mưu sinh của
10
khá nhiều hộ dân tại đây gắn liền với công việc khai thác các nguồn lợi từ biển.
Hình ảnh những đoàn thuyền ra khơi và trở về với những mẻ lưới trĩu nặng hay
những ánh đèn điện của những chiếc thuyền đánh cá, thuyền câu mực lung linh
huyền ảo giữa màn đêm tĩnh lặng của vùng biển Sơn Trà luôn là điều hấp dẫn đối
với du khách.

     Cùng với đó, người dân trong khu vực ngày nay còn lưu giữ khá nhiều cách thức
độc đáo trong chế biến các sản vật đánh bắt được từ biển như: làm nước mắm, sản xuất
các sản phẩm từ ruốc, tôm, cá… Những quy trình và phương pháp chế biến truyền
thống luôn là điều hấp dẫn cho những ai thích tìm hiểu và trải nghiệm về văn hóa.

2.3. Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp


Hình thành các trung tâm, cụm dịch vụ lưu trú nghỉ dưỡng cao cấp, gồm: Trung
tâm lưu trú Hồ Xanh - Bãi Bụt; các cụm nghỉ dưỡng: Bãi Trẹm, Bãi Rạng, Ghềnh Đa -
Mũi Nghê, Bãi Bắc và Bãi Bắc mở rộng, Tiên Sa; khu biệt thự Tây Nam suối Đá và
khu nhà nghỉ sinh thái. Quy mô đến năm 2030 có khoảng 1.600 buồng khách sạn.

Một số khách sạn và resort tại Bãi Bụt, quận Sơn Trà:

+ Khu Du Lịch Biển Đông:

Giá phòng dao động từ: 700.000 – 800.00 VNĐ tùy từng phòng. Bên cạnh đó còn
có phòng dành cho gia đình.

Hình 2.7. Resort Biển Đông

11
Nằm cách trung tâm TP Đà Nẵng khoảng 7km. Biển đông resort nằm trên Bán đảo
Sơn Trà, phía trước là biển xanh bao la, phía sau là núi Sơn Trà có hệ sinh thái phong
phú. Khách sạn khá gần với Khu du lịch Bãi Bụt, Cầu Thuận Phước và Cầu sông Hàn.
Biển Đông resort là lựa chọn hợp lý nhất, phù hợp với túi tiền của bạn, mà còn tận
hưởng đến thiên nhiên Sơn Trà. Bên cạnh đó, còn có dịch vụ cho thuê lều cắm trại giá
500.000 đồng dành cho khoảng 1-15 người. Từ 50 -100 người giá thuê lều là 2 triệu
đồng. Ở đó, bạn có thể tự nấu ăn, nướng BBQ ngoài trời hay tổ chức teambuilding ở
Biển Sơn Trà.

Một số lưu ý: khi kèm theo trẻ em – Khách Sạn Và Resort Tại Bãi Bụt Sơn Trà:

 Em bé 0-1 tuổi Ở miễn phí nếu sử dụng giường sẵn có. Chú ý, nếu bạn cần cũi thì
có thể phải trả thêm phí.

 Trẻ em 2-5 tuổi được miễn phí giá phòng nếu sử dụng giường sẵn có.

 Khách trên 5 tuổi được coi là người lớn.

+ Son Tra Resort & Spa:

Giá phòng: 3.700.000 – 5.000.000 đồng.

Tuy nhiên, bạn có thể ở lại những resort hay khách hàng có thể chọn khách sạn
Sơn Trà Resort & Spa vị trí Núi Khỉ – Bãi Nam, Bãi Cồn, Thọ Quảng, Sơn Trà, Đà
Nẵng. Nơi đây chỉ cách chùa Linh ứng 2,3 km đi xe, 20 phút đến sân bay Quốc tế Đà
Nẵng, và 45 phút là phố cổ Hội An. Các biệt thự này được thiết kế theo kiểu Pháp, có
hồ bơi ngoài trời và nhà hàng ở khuôn viên.

12
Hình 2.8. Sơn Trà Resort & Spa

+ InterContinental Danang Sun Peninsula Resort:

Được xem là khách sạn bậc nhất Đông Nam Á. Đi thẳng lên núi cao, qua chùa
Linh Ứng Bãi Bụt là InterContinental Danang Sun Peninsula Resort. Tọa lạc giữa chân
núi và bờ biển đầy cát Sơn Trà Thành phố Đà Nẵng. Sơn Trà bỗng chốc chốc bé lại chỉ
với không gian nơi đây.

Hình 2.9. InterContinental Danang Sun Peninsula Resort

2.4. Du lịch thể thao - thể thao mạo hiểm


 Công ty Thể Thao Mạo Hiểm SAS – Sơn Trà Adventure Sports:
13
Là nơi chuyên cung cấp những dịch vụ thể thao mạo hiểm dành cho khách du lịch
tại bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Hình 2.10. Công ty Thể Thao Mạo Hiểm SAS – Sơn Trà Adventure Sport

Cung cấp các bộ môn thể thao như:

14
Hình 2.11. Dịch vụ thể thao công ty SAS – Sơn Trà Adventure Sports cung
cấp

Chắc chắn sẽ giúp tất cả mọi người có những giây phút “đánh thức bản thân, hòa
mình vào thiên nhiên” một cách trọn vẹn, an toàn và tuyệt vời nhất.

 Thể thao giải trí biển:

Dịch vụ thể thao giải trí biển được UBND thành phố cho phép triển khai từ năm
2010 với 07 đơn vị tham gia khai thác tại 03 vị trí. Đến nay còn 04 đơn vị tham gia
khai thác bao gồm: Công ty CP Quê Việt, Công ty CP Thể thao và Du lịch biển, Công
ty CP TM & DL San Hô Đà Nẵng, Công ty CP Cá Voi Biển Xanh. Thể thao biển là
loại hình giải trí mạo hiểm và khá mới lạ đây là sản phẩm đặc trưng của du lịch biển
Đà Nẵng, do đó thời gian qua đã thu hút một lượng lớn khách tham gia.

Đến với biển Đà Nẵng bạn hãy trải nghiệm cảm giác lơ lửng trên bầu trời biển đầy
gió lộng và thưởng lãm cảnh quan phố biển xinh đẹp đầy năng động của Đà Nẵng
thành phố đáng sống, với mức giá dịch vụ cực hấp dẫn:

Cano kéo dù 1 người/lượt: 500.000 đồng, 2 người/lượt: 800.000 đồng;

Mô tô trượt nước: 500.000 đồng/15 phút;

Cano kéo phao chuối: 1.000.000 đồng/ 5 người/15 phút.

Một số khu vui chơi thể thao biển:

Dana Beach Club: Gồm nhà hàng, sân khấu ca nhạc, trình diễn thời trang ngoài
trời hằng đêm, khu thể thao bãi biển với các hoạt động như ván lướt, canô kéo, Jetsky,
thuyền buồm, dù bay. Tổ chức đốt lửa trại, sinh hoạt ngoài trời cho khách đoàn.
15
Công ty CP đầu tư phát triển TM&DV Du lịch Huy Khánh: Môtô nước, ca nô, dù
lượn, lướt song. Các chương trình Open tour, các Tour khám phá ve đẹp của Sơn Trà
và của thành phố biển ĐN.

2.5. Dịch vụ và hàng hóa trong sản phẩm du lịch


- Dịch vụ vận chuyển:

GIỜ TỔNG THỜI


GIỜ KẾT
STT TUYẾN GIÁ VÉ XUẤT GIAN
THÚC
PHÁT (PHÚT)

8h30 9h30 60 phút

Tuyến từ nút giao 10h30 11h30 60 phút


đường Hoàng Sa đi đến
13h30 14h30 60 phút
điểm tham quan Cây
45,000
1 Đa di sản (09 km):
đồng
Bãi xe phục vụ APEC –
Cây Đa di sản – Bãi xe
15h30 16h30 60 phút
phục vụ APEC

2 Tuyết Yết Kiêu đi Đỉnh 60,000 8h00 11h00 180 phút


Bàn Cờ – Bãi Bắc (35 đồng
10h00 13h00 180 phút
km):
Bãi xe trung chuyển tại
11h30 14h30 180 phút
ngã ba đường Hoàng Sa
và Lê Đức Thọ – Nhà 14h30 17h30 180 phút
Vọng Cảnh – Sân bay
trực thăng (cũ) – Đỉnh
Bàn Cờ – Cây Đa di
sản – Chùa Linh Ứng –

16
Bãi xe trung chuyển tại
ngã ba Hoàng Sa và Lê
Tuyến từ nút giao 7h30 9h40 130 phút
đường Yết Kiêu – Suối
Ôm (32 km):
Bãi xe trung chuyển tại
ngã ba đường Hoàng Sa
và Lê Đức Thọ – Điểm
ngắm Voọc – Điểm 80,000
3
ngắm cảnh – Điểm đồng
15h30 17h40 130 phút
ngắm Voọc – ngã ba
Tiên Sa về hướng Nhà
Vọng Cảnh – Bãi xe
trung chuyển tại ngã ba
đường Hoàng Sa và Lê
Đức Thọ

- Dịch vụ lưu trú:


Bán đảo Sơn Trà rất phát triển về dịch vụ du lịch: ăn uống và nghỉ dưỡng. Tùy
theo chất lượng dịch vụ mà khách sạn, resort ở bán đảo Sơn Trà có mức giá khác nhau,
dao động khoảng từ 300.000 vnđ – 1.200.000 vnđ/đêm.

Dưới đây là một số điểm lưu trú hot nhất ở bán đảo Sơn Trà:

Địa điểm lưu trú Địa chỉ Ưu điểm nổi bật


InterContinental Danang Bãi Bắc, quận Sơn Trà, Đà 197 phòng, có khu spa, hồ
Sun Peninsula Resort Nẵng bơi, câu cá, sân gofl
Canh Buom Hotel 55 Ngô Cao Lãng, Thọ Hệ thống phòng ngủ trang
Quang, Quận Sơn Trà, Đà thiết bị hiện đại
Nẵng

17
Tiên Sa Retreat Resort 1 Yết Kiêu, phường Thọ Thiết kế ấm cúng, trang nhã
Da Nang Quang, quận Sơn Trà, với không gian thoáng
thành phố Đà Nẵng đãng, thoải mái

- Dịch vụ ăn uống:
Bao gồm 10 quầy ẩm thực – hàng lưu niệm tại phía Bắc công viên Biển Đông và
Lăng Ông. Một số địa chỉ món ngon và quán ăn đặc sản tại bán đảo Sơn Trà:

+ Cua Biển Quán – Hải Sản Bờ Biển: Lô 10, Võ Nguyên Giáp, Quận Sơn Trà, Đà
Nẵng.

+ Bé Anh Restaurant – Hải Sản: Lô B14-15, Ngã Ba Hồ Nghinh – Nguyễn Cao Luyện,
Quận Sơn Trà, Đà Nẵng.

+ La Maison 1888 – InterContinental Resort: Bán Đảo Sơn Trà, Quận Sơn Trà, Đà
Nẵng.

+ Dạ Bến Bờ 6 – Phạm Văn Đồng: Lô 30-32-34-36 Phạm Văn Đồng, Quận Sơn Trà,
Đà Nẵng.

+ Fatfish Restaurant & Lounge Bar: 439 Trần Hưng Đạo, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng.

+ Han Cook – Vincom Center Đà Nẵng: Tầng 4, Vincom Center, 910A Ngô Quyền,
Quận Sơn Trà, Đà Nẵng.

Nói đến đặc sản Đà Nẵng, không thể không nhắc đến những món ngon đến từ bán
đảo xinh đẹp Sơn Trà như thịt rừng, rượu dừa, hải sản, rau rừng… Các món ăn này đã
trở thành một nét ẩm thực thu hút nhiều du khách sành ăn đến với nơi này. Rau rừng ở
Sơn Trà mọc rất nhiều quanh các triền núi, với hơn hàng chục loại rau như rau sưng,
rau cách, me rừng, rau sâm, rau dớn… Rau rừng tươi ngon nhất là vào các tháng cuối
hè. Các món rau này được các quán ăn chế biến với nhiều cách thức từ chiên xào, làm
gỏi đến đơn giản nhất là luộc. Tuy nhiên, món ăn được nhiều thực khách lựa chọn lại
là rau rừng luộc chấm mắm. Theo nhiều du khách, cách ăn đó sẽ giúp họ thưởng thức
trọn vẹn hương vị của rau rừng.

18
Nhắc đến món ăn đặc sản Đà Nẵng tại bán đảo Sơn Trà, nhất là đặc sản từ rừng thì
không thể không nói đến thịt rừng. Thịt rừng ở bán đảo Sơn Trà được bán công khai ở
nhiều tiệm ăn vì các loại thịt này được săn hoặc nuôi dưới sự quản lý vô cùng chặt chẽ
của cơ quan chính quyền địa phương. Thực khách có thể thưởng thức nhiều món ăn từ
heo rừng, gà rừng, thỏ, vịt xiêm tại các nhà hàng, hay mua thịt sống để tự chế biến.
Đặc biệt, thịt thú rừng nướng ăn kèm với rau rừng cũng là một trong những món ăn
hấp dẫn tại đây.

- Dịch vụ mua sắm và hàng hóa trong du lịch:


Một số điểm mua sắm tại bán đảo Sơn Trà:

+ Phố mua sắm: Hầu hết nằm trên con đường Phan Chu Trinh với những shop thời
trang, tơ lụa, đá quý.

+ Chợ Cồn: Nằm ngay trung tâm thành phố, giao điểm đường Ông Ích Khiêm – Hùng
Vương, ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XX.

+ Chợ Hàn: Được xây dựng thoáng đãng gần sông Hàn với bốn mặt quay ra bốn
đường phố chính Trần Phú, Bạch Đằng, Hùng Vương và Trần Hưng Đạo, hoạt động
của chợ đông đúc từ những năm 1940, nét nổi bật của chợ là thực phẩm tươi sống và
các gian hàng mắm – món ăn rất đặc trưng và gần gũi của người Việt Nam.

+ Công ty điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước: Sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước là mặt
hàng nổi tiếng trong và ngoài nước và thường được du khách chọn mua làm quà. Các
sản phẩm được làm bằng đá với rất nhiều hình dáng, mẫu mã đa dạng. Những cửa
hàng kinh doanh mặt hàng này tập trung trên đường Nguyễn Chí Thanh (đoạn gần ngã
tư Nguyễn Chí Thanh – Lê Duẩn) và trực tiếp tại làng đá – đường Lê Văn Hiến và
đường Huyền Trân Công chúa.

3. Một số hoạt động thu hút khách du lịch

3.1. Tuần lễ sách


Tuần lễ sách Sơn Trà là một địa điểm được sắp xếp trong danh mục Dịch Vụ Công
Và Chính Phủ và Tuần lễ sách Sơn Trà nằm ở địa chỉ Tại Công Viên Phía Đông Cầu
Rồng, Góc Trần Hưng Đạo Và Lý Nam Đế. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm kiếm thông
19
tin của doanh nghiệp trong khu vực từ các liên kết. Đây là một nơi rất phù hợp cho
những du khách yêu thích đọc sách. Trong Tuần lễ sách Sơn Trà 2017, ban tổ chức
cũng bố trí 01 gian hàng để tiếp nhận sách, văn hóa phẩm… của tất cả các tổ chức, cá
nhân hiến tặng và ủng hộ cho quận để chuyển giao cho hệ thống thư viện trường học,
phòng đọc sách các phường, công viên café sách, tủ sách công cộng do Chi hội Phụ nữ
tổ chức.

Hình 3.1. Tuần lễ sách Sơn Trà 2017

Ngoài ra, Tuần lễ sách Sơn Trà 2017 diễn ra đúng dịp trăng Rằm tháng 6 với cầu
Rồng phun lửa, phun nước vào hai đêm cuối tuần cũng sẽ góp phần làm phong phú
thêm các sự kiện văn hóa, lễ hội trên địa bàn, thu hút thêm nhiều người dân và du
khách đến với du lịch Sơn Trà. Tại Hội Sách lần này, chủ đề “Hướng về Biển Đảo Tổ
quốc” tiếp tục là điểm nhấn với chương trình giao lưu của Nhà thơ Trần Đăng Khoa
qua tác phẩm Đảo chìm (chương trình diễn ra ngay sau nghi thức khai mạc, đêm
6/7/2017). Khách mời đặc biệt của chương trình là 50 cán bộ, chiến sỹ Hải quân vùng
III và Lữ đoàn 83 Công binh Hải quân. Đặc biệt, diễn ra trong Tháng Tri ân-Tháng
Đền ơn đáp nghĩa, hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ (27 tháng
7), Ban Tổ chức Hội sách đã vận động các đơn vị tham gia, tặng 50 suất quà đến các
em là con Thương binh-Liệt sỹ trên địa bàn. Một hoạt động đáng chú ý khác, hưởng
ứng việc xây dựng Đà Nẵng – TP Môi trường là cuộc thi “Vẽ tranh về môi trường lên
giỏ rác bằng gốm Bát Tràng”. Do vậy, rất nhiều sân chơi được tổ chức dành cho các
du khách trong suốt thời gian diễn ra Hội Sách (Hội thi “Tài năng nhí Sơn Trà”; Hội
thi “Kể chuyện theo sách”; Hội thi tô màu tô tranh tập thể theo chủ đề; …).

20
Đồng hành cùng các hoạt động của Hội Sách Sơn Trà, Trung tâm Thông tin Dịch
vụ Công thuộc Sở Thông tin – Truyền thông TP sẽ hỗ trợ quảng bá thông tin, với hình
thức nhắn tin đến các thuê bao di động đang hoạt động trên địa bàn Đà Nẵng; tư vấn,
giải đáp, giới thiệu thông tin liên quan đến Hội Sách. Thư viện khoa học tổng hợp TP
tặng Thẻ bạn đọc miễn phí đến tất cả khách đến tham quan, mua sắm, giao lưu tại Hội
Sách. Tuần lễ Sách Sơn Trà bế mạc vào sau ngày hoạt động. Trong dịp này, các gian
hàng cũng phục vụ sách, đồ dùng học tập phục vụ năm mới. Ban Tổ chức cho biết sẽ
có hình thức thông báo, niêm yết, giới thiệu sách mới, sách đang được độc giả quan
tâm và các chính sách khuyến mãi trên từng chủng loại sách để nhân dân thành phố và
du khách biết khi đến với Tuần lễ Sách Sơn Trà lần II-2017” chủ đề “Sách – Ngày hội
Văn hóa Sơn Trà”.

3.2. Chợ đêm Sơn Trà

Chợ Sơn trà được thành lập vào ngày 2/9/2018 tại vị trí ấn tượng ngay trung tâm
thành phố. Mới chỉ hoạt động chưa đến 1 năm nhưng chợ đêm đã trở thành cái tên thu
hút đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé thăm. Với sự đầu tư kĩ lưỡng về chất
lượng mặt hàng và không gian thiết kế du khách sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái, thích
thú khi tham gia các hoạt động vui chơi giải trí kết hợp với ăn uống tại đây. Du khách
sẽ được trải nghiệm không gian ấn tượng của chất lượng dịch vụ, sự niềm nở, thân
thiện của các tiểu thương và hơn nữa là sự hấp dẫn của một không gian ẩm thực đặc
sản Đà Nẵng.

Phố chợ đêm được thiết kế kết hợp với phố đi bộ tại đoạn đường Lý Nam Đế - Mai
Hắc Đế (khu vực gần Cầu Rồng, thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà).Sau TP
HCM và Hà Nội, Đà Nẵng là địa phương thứ ba triển khai xây dựng chợ đêm kết hợp
tuyến đi bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân. Trong 6 tháng đầu
năm 2018, tổng lượng khách đến Đà Nẵng ước đạt hơn 4 triệu lượt khách, tăng hơn
29% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khách quốc tế đạt hơn 1,6 triệu lượt, tăng
47% so với cùng kỳ năm 2017.

Khi du lịch đến những vùng đất mới, người ta thường chọn những khu chợ sầm uất
và nổi tiếng nhất. Không phải chỉ phục vụ cho nhu cầu mua sắm, mà chợ còn là nơi
lưu giữ độc quyền những giá trị văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền. Cũng giống với
21
những khu chợ đêm mà du khách thường đến ở những thành phố du lịch khác, chợ
đêm Sơn Trà là không gian sầm uất của ẩm thực địa phương, mua sắm với những loại
sản  phẩm như trang sức, mỹ nghệ, hàng lưu niệm, thời trang,… Nét đặc sắc và ấn
tượng nhất của chợ đêm Sơn Trà chính là sự kết hợp giữa không gian giải trí, ăn uống
cùng với hoạt động tham quan, khám phá du lịch thành phố về đêm hấp dẫn. Sỡ hữu vị
trí đắc địa thuộc giao lộ Lý Nam Đế và Mai Hắc Đế của phường An Hải Tây, quận
Sơn Trà, kế cận với những điểm nổi tiếng của thành phố như cầu Rồng, cầu tàu Tình
yêu,… chợ đêm Sơn Trà là không gian du lịch vô cùng tiềm năng của thành phố. Đến
với chợ đêm Sơn Trà du khách có thể tận hưởng trọn gói dịch vụ tham quan, ngắm
cảnh kết hợp cùng hoạt động vui chơi, mua sắm.

Với mục tiêu mang đến một không gian giải trí ấn tượng phục vụ nhu cầu mua sắm
và tham quan của du khách, chợ đêm Sơn Trà là một trong những điểm du lịch được
đầu tư bài bản và kĩ lưỡng. Hơn 152 gian hàng kinh doanh với rất nhiều những mặt
hàng khác nhau từ ẩm thực, đặc sản đến văn hóa phẩm cùng trang sức, đồ thủ công mỹ
nghệ,… chắc chắn sẽ khiến du khách vô cùng hứng thú. Tựa như một lời chào và sự
cảm ơn những vị khách ghé thăm, cổng chào của chợ đêm Sơn Trà được thiết kế với
mô hình vòng cung và trang bị hệ thống đèn rực rỡ mang đến cho du khách một không
gian ấn tượng. Du khách có thể thực hiện ngay một tấm ảnh selfie độc đáo để check in
vị trí của mình trên bản đồ du lịch. Từ chợ đêm Sơn Trà du khách có thể chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của thành phố lúc về đêm, ngắm nhìn khung cảnh ấn tượng của bãi
biển thành phố. Đặc biệt hơn du khách còn có thể thưởng thức màn phun nước, phun
lửa của cầu Rồng, ngắm nhìn dòng sông Hàn thơ mộng êm đềm trôi giữa lòng thành
phố.
Chiều lòng và hấp dẫn du khách nhất chính là những món ăn đặc sản của thành
phố biển Đà Nẵng. Với giá cả siêu mềm, du khách có thể lựa chọn ngay những món ăn
ưa thích, trải nghiệm hương vị đặc trưng của vùng đất này. Từ hải sản đến những thực
phẩm khô, hay đơn giản chỉ là  một ly nước ép giữa mùa hè nóng bức cũng sẽ khiến du
khách ưng ý và hài lòng. Xen kẽ với những gian hàng ẩm thực mà những gian hàng
trưng bày sản phẩm mỹ nghệ đặc trưng của địa phương. Dạo bước giữa khu chợ sầm
uất, lắng nghe những bản nhạc sôi động, khấy đảo cả không gian và trải nghiệm những
sản phẩm trứ danh của thành phố thì thật tuyệt vời. Nếu may mắn đến với chợ đêm vào

22
một ngày đặc biệt du khách còn có cơ hội được thưởng thức trực tiếp những màn trình
diễn rực rỡ sắc màu được thực hiện bởi các nghệ sĩ đường phố đầy tài năng. Từ những
tiết mục guitar acoustic, ngân nga những ca khúc lãng mạn hay những tiết mục xiếc ấn
tượng… sẽ khiến du khách mãi nhớ về một khu chợ đặc biệt tại thành phố Đà Nẵng.
Mặc dù thời gian hoạt động chưa lâu, nhưng chợ đêm Sơn Trà Đà Nẵng đã chiếm giữ
một vị trí ấn tượng trong lòng du khách Việt Nam và bạn bè quốc tế. Đến với chợ đêm
Sơn Trà du khách sẽ được trải nghiệm những phút giây thư giãn thoải mái và hấp dẫn.

Đến với thành phố biển Đà Nẵng, du khách hãy đừng bỏ lỡ chợ đêm Sơn Trà –
điểm du lịch mới mẻ đầy tiềm năng của thành phố. Trải nghiệm về một Đà Nẵng trữ
tình, trải nghiệm không gian văn hóa miền Trung đậm nét, sẽ khiến du khách mê mẩn
mãi không quên.

Hình 3.2. Chợ đêm Sơn Trà

4. Vai trò các chủ thể tham gia vào hoat động du lịch

4.1. Khu Du Lịch


Các khu du lịch là những nơi sản xuất và cung cấp dịch vụ du lịch, vui chơi nghỉ
dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách dịch lịch nội địa và quốc tế. Các dịch vụ du
lịch thường được các khu du lịch cung cấp bao gồm: các hoạt động vui chơi giải trí,
khu nghỉ dưỡng, các khách sạn để du khách lưu trú, nhà hàng phục vụ việc ăn uống
hoặc để tổ chức các buổi tiệc từ vừa đến lớn ...

Người sản xuất là những người đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vu du lịch
để kinh doanh và thu lợi nhuận. Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu
23
hiện tại của khách, mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với
mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn. Vì vậy, các khu du lịch
luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất sản phẩm du lịch nào, tiềm năng của
các loại hình du lịch mới, xu hướng của thế giới so với nhóm khách thường xuyên đến
với khu du lịch, … sao cho có lợi nhất. Thiết kế ra các tour cho khách ra quận Sơn Trà
lặn ngắm san hô, chơi dù lượn, hay còn khám phá ẩm thực bằng các món hải sản tươi
sống, …

Hình 4.1. Du khách được trải nghiệm ẩm thực hải sản tươi ngon

4.2. Khách du lịch


Khách du lịch là những người trưc tiếp sử dụng hàng hóa, dịch vụ của các khu du
lịch đề thỏa mãn nhu cầu của họ. Mức độ chi tiêu của khách du lịch là yếu tố quyết
định sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Sự đòi hỏi về mức độ đa dạng cũng như
về chất lượng của các sản phẩm du lịch không ngừng tăng lên của những du khách là
động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển nền du lịch, ảnh hưởng trực tiếp tới sự ra
đời của những sản phẩm du lịch về sau. Người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong
định hướng. Do đó, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khách ngoài việc thỏa mãn
nhu càu của mình, cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

Việc nghiên cứu thị trường dùng trong quản bá du lịch rất quan trọng đối với
doanh nghiệp hoạt động du lịch, vì khi thấu hiểu được khách thì các tổ chức sẽ tăng
cường khả năng cạnh tranh trong thị trường. Do vậy điều mà tất cả các nhà kinh doanh
quan tâm là đoán biết được khách du lịch sẽ phản ứng như thế nào đối với những chiến
24
lược marketing mà họ đã nỗ lực lập ra. Và để có thể làm được điều đó các nhà nghiên
cứu thị trường đã cố gắng tìm tòi nghiên cứu kỹ lưỡng về nhu cầu du lịch của khách
trên thị trường và đã phát hiện dựa trên mô hình hộp đen người tiêu dùng.

Hình 4.2. Tháp nhu cầu của Maslow với đối tượng là khách hàng trong kinh
doanh dịch vụ du lịch

4.3. Các doanh nghiệp lữ hành


Các công ty du lịch là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò trung gian và là
cầu nối giữa các khu, địa điểm du lịch với khách du lịch. Do sự phát triển của sản xuất
và trao đổi dưới tác động của phân công lao động xã hội, làm cho tương tác giữa các
doanh nghiệp với người dân càng sâu sắc. Trên cơ sở đó xuất hiện những yêu cầu của
mỗi bên cần được đáp ứng bởi bên còn lại để sự hợp tác đó được bên lâu và mang lại
lợi ích cho cả hai bên. Để thực hiện được những yêu cầu được đưa ra đòi hỏi doanh
nghiệp đưa ra nhiều góp ý mang tính định hướng cho người dân địa phương để họ có
thể đem về kết quả như mong muốn.

Thường xuyên tổ chức các cuộc thăm dò ý kiến hoặc tiếp nhận phản hồi đến từ du
khách để khắc phục kịp thời những yếu điểm cũng như phát huy các thế mạnh đã có
sẵn. Ngoài ra, có thể lập nên các phòng hỗ trợ khách hàng và quan trọng nhất là tổ
chức marketing trung thực, có trách nhiệm tránh việc thổi phồng sản phẩm quá mức.

Nhờ vai trò của các trung gian này mà nền kinh tế thị trường trở nên sống động,
linh hoạt hơn. Hoạt dộng của các trung gian trong thị trường làm tăng cơ hội thực hiện

25
giá trị của hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Các chủ thể
trung gian làm tăng sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và tiêu
dùng trở nên ăn khớp với nhau.

Hình 4.3. Doanh nghiệp lữ hành có vai trò quan trọng đối với phát triển du
lịch đặc biêt là du lịch bền vững

4.4. Lãnh đạo các cấp


Trong phát triển du lịch, chính quyền đóng vai trò quan trọng trong việc định
hướng phát triển bao gồm: hoạch định chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch của địa phương; tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà
nước trong lĩnh vực du lịch, …

Ví dụ như đẩy mạnh về ngân sách phát triển du lịch tại quận Sơn Trà tính từ ngày
31/3 Tổng thu ngân sách Nhà nước gần 76 tỷ đồng, đạt 27,92% so với kế hoạch thành
phố và đạt 26,56% so với kế hoạch quận, tăng 37,35% so với cùng kỳ năm 2015. Quận
đã giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho gần 1.700 lao động; phát triển 42 đảng viên
và phát thẻ Đảng cho 45 đảng viên. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần
thứ 5, Quận ủy Sơn Trà tập trung lãnh đạo thực hiện những định hướng đột phá đã
được xác định trong 5 năm tới, như: Đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ, chú trọng
nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; xây dựng Sơn Trà trở thành quận trọng điểm về
du lịch của thành phố. Đồng thời, tiếp tục tranh thủ các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ
tầng đô thị; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa
bàn; thực hiện hiệu quả việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị; nâng cao

26
chất lượng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị… Trước mắt, quận tập trung
tuyên truyền công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2016-2021.

Với trách nhiệm như vậy, một mặt, nhà nước thực hiện quản trị phát triển nền kinh
tế thông qua việc tạo lập môi trường kinh tế tốt nhắt cho các chủ thể kinh tế phát huy
sức sáng tạo của họ. Việc tạo ra các rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh từ
phía nhà nước sẽ làm kìm hãm động lực sáng tạo của các chủ thể sản xuất kinh doanh.
Các rào cản như vậy phải được loại bỏ. Việc này đòi hỏi mỗi cá nhân có trách nhiệm
trong bộ máy quản lý nhà nước cần phải nhận thức được trách nhiệm của mình là thúc
đầy phát triển, không gây cản trờ sự phát triền của nền kinh tế thị trường. Cùng với đó,
nhà nước còn sử dụng các công cụ kinh tế để khắc phục các khuyết tật của nền kinh tế
thị trường, làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả.

Định hướng phát triển chủ yếu:

- Phát triển thị trường khách du lịch:


+ Đẩy mạnh khai thác các thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm: Bắc Mỹ (Mỹ);
Tây Ấu (Pháp, Đức, Anh); Đông Bắc Á (Nhật Bản và Hàn Quốc); Đông Nam Á (Thái
Lan, Singapore, Malaysia). Tập trung vào các phân khúc thị trường khách du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng biển cao cấp và thể thao mạo hiểm; khách có khả năng chi trả cao,
nghỉ dưỡng dài ngày.
+ Các thị trường khách du lịch nội địa trọng điểm: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Tập trung vào các phân khúc thị trường khách du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển cao
cấp và du lịch văn hóa - tâm linh.
- Phát triển sản phẩm du lịch:
+ Sản phẩm du lịch chính: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển cao cấp, du lịch văn hóa -
tâm linh; du lịch thể thao và thể thao mạo hiểm.
+ Sản phẩm du lịch bổ trợ: du lịch tìm hiểu văn hóa - lịch sử - cách mạng, du lịch tham
quan thắng cảnh và các sản phẩm liên kết với khu vực lân cận như Ngũ Hành Sơn,
Nam Hải Vân, Bà Nà ...
- Các khu chức năng của khu du lịch quốc gia:

27
+ Phát triển 03 trung tâm dịch vụ và cửa ngõ vào Khu DLQG trên 3 trục tiếp cận bán
đảo Sơn Trà, gồm: Trung tâm đón tiếp và lưu trú Hồ Xanh - BãiBụt; Trung tâm diễn
giải môi trường và du lịch sinh thái tại khu vực giao cắt giữa đường lên đỉnh Bàn Cờ
và đường Yết Kiêu và Trung tâm dịch vụ du lịch, nhà hàng tại khu vực Tiên Sa.
+ Hình thành các trung tâm, cụm dịch vụ lưu trú nghỉ dưỡng cao cấp, gồm: Trung tâm
lưu trú Hồ Xanh - Bãi Bụt; các cụm nghỉ dưỡng: Bãi Trẹm, Bãi Rạng, Ghềnh Đa - Mũi
Nghê, Bãi Bắc và Bãi Bắc mở rộng, Tiên Sa; khu biệt thự Tây Nam suối Đá và khu
nhà nghỉ sinh thái. Quy mô đến năm 2030 có khoảng 1.600 buồng khách sạn.
+ Phát triển các khu chức năng phục vụ du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao và
ngắm cảnh, gồm: khu vườn hoa và thuốc Nam, khu vườn sim, khu cứu hộ động vật và
vườn thú bán hoang dã, khu cắm trại và sinh hoạt cộng đồng, hệ thống các điểm vọng
cảnh, điểm câu cá, tham quan thắng cảnh, di tích và lặn biển.
- Tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia:

Kiện toàn cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các
bãi biển Đà Nẵng để thống nhất quản lý hiệu quả mọi hoạt động đầu tư, phát triển du
lịch, bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch khu vực bán đảo Sơn Trà; bảo vệ
môi trường theo quy định của pháp luật.

- Định hướng đầu tư:

Huy động hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư phát triển Khu DLQG Sơn Trà, bao
gồm vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước, Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, vốn từ
các tổ chức, doanh nghiệp, thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động
hợp pháp trong nước khác. Trong đó ưu tiên thu hút các nguồn đầu tư vào các phân
khu chức năng theo quy hoạch để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
Căn cứ vào khả năng cân đối vốn hàng năm, ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư phát
triển hạ tầng kỹ thuật; xây dựng thương hiệu Khu DLQG, phát triển nguồn nhân lực;
bảo tồn, phát huy các giá trị tự nhiên, văn hóa; bảo vệ tài nguyên du lịch và thích ứng
với biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng.

- Tổ chức tập huấn, đào tạo:

Tuy rằng tỉ lệ người dân đóng góp vào hoạt động du lịch là không nhỏ nhưng đại
đa số đều mang tính tự phát và không được đào tại bài bản dẫn đến nhiều hậu quả đáng

28
tiếc. Vì vậy chình quyền cần thường xuyên mở các lớp tập huấn cho người dân về
nghiệp vụ, cách ứng xử với khách và những điểm mạnh điểm yếu của loại hình du lịch
họ tham gia vào để họ tự đánh giá về khả năng của bản. Nếu họ quyết định tham gia
thì những kiến thức được cung cấp từ những buổi tập huấn sẽ giúp họ vừa có thể tự
bảo vệ quyền cá nhân của mỗi người vừa phục vụ du khách một cách bài bản và mạng
lại nguồn thu nhập cho chính bản thân họ.

Ngoài ra đối với loại hình du lịch homestay, đây là mũi nhọn để giúp cho Sơn Trà
phát triển du lịch bền vững. Đối với loại hình này đã có những buổi huấn luyện đặc
biệt được diễn ra để thông tin, hướng dẫn tới cộng đồng địa phương: làm thế nào để
phát triển du lịch homestay; làm sao để khách du lịch có được trải nghiệm một cách tự
nhiên, thoải mái nhất mà vẫn thể hiện được sự chuyên nghiệp của du lịch cộng đồng
địa phương; cách chọn món cho bữa ăn làm sao để cho khách có thể thưởng thức được
đặc sản địa phương mà không làm rối loạn vị giác, … và quan trọng nhất là vẫn giữ
được nét văn hóa, bản sắc riêng của địa phương.

4.5. Cộng đồng địa phương


Có người từng ví các cấp lãnh đạo như bộ não của ngành du lịch, các công ty du
lịch là 2 cánh tay thì cộng đồng địa phương chính là đôi chân nâng đỡ cho cả ngành du
lịch và giúp nó tiến tới. Người dân địa phương là cốt lõi trong phát triễn du lịch, họ là
bộ mặt đại diện của chính Sơn Trà mà khách du lịch đã chọn để đến tham quan, họ
cũng là người trực tiếp tham gia phục vu du khách trong các tour du lịch. Vì vậy, có
thể phát triển du lịch bên vững hay không thì một phần rất lớn phải dựa vào sự đóng
góp của người dân địa phương.

Ngoài ra, vì chính khu du lịch cũng là nơi sinh sống của họ, những người dân sinh
sống tại Sơn Trà là cánh tay đắt lực trong việc gìn giữ và bảo vệ chính khu du lịch Sơn
Trà như nhà của họ.

5. Phân tích và chứng minh bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường

5.1. Kinh tế:

29
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ quận Sơn Trà (Đà Nẵng) lần thứ VI, nhiệm
kỳ 2020-2025 đã nêu rõ: Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn giai đoạn 2015-2020 tăng
bình quân 5,13%/năm. Du lịch - dịch vụ phát triển theo chiều sâu, chất lượng cao, thực
sự trở thành ngành kinh tế chủ lực của quận với tỷ trọng 67,64% tổng thu nhập địa
phương; trong đó hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển mạnh, với trên 13,2
triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng (tăng 13,8%/năm).

Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ giai đoạn 2015-2019 tăng bình quân
10,38%/năm. Tổng thu ngân sách địa phương giai đoạn 2015-2020 ước đạt 2.937 tỷ
đồng, tăng bình quân 2,79%/năm. Sơn Trà đã xây dựng và triển khai đề án “Nâng cao
chất lượng dịch vụ du lịch, xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện trên địa
bàn quận Sơn Trà, giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo” đạt kết quả tích cực.

Tuy có ảnh hưởng của dịch Covid-19 vào những tháng cuối năm nhưng sự phát
triển kinh tế thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ tại quận Sơn Trà năm 2019 vẫn phát
triển mạnh mẽ. Theo như báo cáo cuối năm của Ủy ban Nhân dân quận Sơn Trà: Tổng
lượt khách du lịch đến lưu trú là 2.927.991 lượt, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong năm ước đạt 18.242 tỷ đồng, đạt
124,21% so với kế hoạch thành phố, đạt 89,86% so với kế hoạch quận, tăng 14% so
với cùng kỳ năm 2018.

So với Tổng doanh thu du lịch quận Sơn Trà trước khi được định hướng du lịch
theo hướng phát triển bền vững vào các năm như 2013 là 1.337 tỷ đồng và năm 2014
là 1.502 tỷ đồng thì cơ cấu kinh tế bấy giờ tuy có mức tăng nhẹ nhưng chưa đáng kể.
Sau khi phát triển du lịch theo hướng bền vững chính thức xâm nhập một cách mạnh
mẽ vào khắp các khu du lịch trên từng địa phương cả nước nói chung và bán đảo Sơn
Trà nói riêng (2015) thì kinh tế cũng theo đó phát triển vượt bậc. Từ 1.502 tỷ đồng
(2014) tăng lên đến 18.242 tỷ đồng (2019), mức tăng vô cùng lớn tận 16.740 tỷ đồng
chỉ trong vòng 5 năm, là con số đáng kinh ngạc với một địa bàn mới bước đầu phát
triển mạnh về mảng dịch vụ du lịch như Sơn Trà.

Nhìn chung, nền kinh tế tại Sơn Trà sau khi áp dụng hướng phát triển du lịch bền
vững đã có nhiều sự thay đổi tích cực, liên tục và theo chiều hướng bền vững. Nền
kinh tế phát triển kéo theo đời sống của người dân cũng được nâng lên, giúp xóa đói
giảm nghèo tại địa phương.
30
5.2. Xã hội:
Trước khi được đưa vào khai thác theo định hướng bền vững, du lịch tại Sơn Trà
đã gặp nhiều khó khăn. Khi hàng loạt các dự án du lịch nghỉ dưỡng đang ồ dạt “sống”
nhờ vào những giá trị thiên nhiên tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn hiện nay, thì yếu
tố bảo tồn đa dạng sinh học lại gần như “tắt thở”. Có thể kể đến như vụ 40 móng biệt
thự trái phép tại Sơn Trà nằm trong dự án khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa, dự án tổ
hợp khách sạn và căn hộ Central Coast đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới không gian
tự nhiên ven biển cũng như ảnh hưởng xấu đến hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý
Nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Cũng vậy, nằm
trọn trong khu vực mặt biển phía Nam bán đảo Sơn Trà, dự án Công viên Đại dương
Sơn Trà (tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư) sử dụng 100 ha kể cả mặt đất và mặt
nước tại bán đảo Sơn Trà, đã từng được các nhà khoa học cảnh báo là “cần cẩn trọng”.

Trong báo cáo kết quả thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, xây
dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện trên địa bàn quận Sơn Trà giai đoạn 2016-
2020 và những năm tiếp theo” trong 6 tháng đầu năm 2020 đã ghi rõ: Các ban, ngành
có thẩm quyền đã ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày
24 tháng 6 năm 2020 về việc Phối hợp triển khai đợt cao điểm “Xử lý tình trạng người
lang thang xin ăn, xin ăn biến tướng, bán hàng rong đeo bám chèo kéo khách và quảng
cáo rao vặt sai quy định” trên địa bàn quận Sơn Trà. Thường xuyên cập nhật thông tin
trên Chương trình phát thanh hàng ngày về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19;
các hoạt động du lịch, thương mại được hoặc không được kinh doanh, buôn bán; các
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương trên các lĩnh
vực liên quan đến hoạt động du lịch, dịch vụ…, nhằm nâng cao ý thức chấp hành các
quy định của pháp luật, các chủ trương, chính sách của các cấp, các ngành về du lịch,
xây dựng môi trường du lịch Sơn Trà văn minh, thân thiện, đảm bảo an ninh trật tự và
an toàn phòng chống dịch Covid-19.

Đề án cũng đã hình thành các sản phẩm dịch vụ du lịch mới, đáp ứng được nhu cầu
thị hiếu của khách du lịch và có sức cạnh tranh cao. Đáng chú ý là công tác quản lý
chợ đêm Sơn Trà khi chỉ đạo Phòng Kinh tế thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt
động của Chợ đêm theo phương án đã được phê duyệt cũng như tổ chức kiểm tra chấm

31
điểm chợ văn minh thương mại. Hay hoàn thành việc di chuyển các hộ kinh doanh từ
chợ tạm sang chợ mới An Hải Bắc, ổn định kinh doanh của tiểu thương tại chợ mới.
Theo đó rà soát, hoàn thiện các hạng mục cơ sở vật chất tại các chợ theo Quyết định số
5556/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2018 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc
Ban hành Bộ tiêu chí xây dựng mô hình chợ đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩm
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng chợ an toàn
thực phẩm chợ An Hải Bắc khi chợ được đưa vào hoạt động, duy trì và nâng cao kết
quả chợ an toàn thực phẩm đối với chợ Phước Mỹ.

Sơn Trà cũng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đặc biệt chú trọng phát triển chất
lượng nguồn nhân lực dịch vụ du lịch theo hướng chuyên nghiệp. Bằng cách liên tục
tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nhân lực; kiểm tra, kiểm soát thị
trường, hàng hóa, dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú. Xây dựng môi trường du lịch an
toàn, thân thiện khi đã đảm bảo tốt an ninh về mọi mặt liên quan đến du lịch, du khách,
đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và trật tự đô thị.

Nhờ phát triển tốt ngành du lịch - dịch vụ, địa phương đã giải quyết, tạo công ăn
việc làm cho 33.802 lao động, tiếp tục hỗ trợ 134 tỷ đồng cho các hộ nghèo. Công tác
đền ơn đáp nghĩa cũng được qua Đảng bộ, chính quyền, Các đoàn thể quan tâm, Quỹ
“Đền ơn đáp nghĩa” vận động được đạt hơn 7,1 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng 214 nhà và
sửa chữa 346 nhà cho 560 người có công, với tổng kinh phí hơn 17 tỷ đồng.

Tất cả không chỉ góp phần tạo nên một môi trường du lịch chuyên nghiệp, đem đến
sự hài lòng khi trải nghiệm dịch vụ du lịch tại bán đảo Sơn Trà mà còn giúp người dân
ổn định phát triển kinh tế; nâng cao học vấn, hiểu biết, trình độ dân trí, từ đó nâng cao
chỉ số HDI xã hội. Đó cũng là sự quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới, tăng cường sự
tham gia của công chúng vào quá trình phát triển văn hóa bền vững, từ đó phát triển du
lịch theo hướng bền vững hơn.

5.3. Môi trường:


Theo báo cáo của Viện Hải dương học Nha Trang cho thấy, trong vòng 10 năm
qua, khu vực xung quanh bán đảo Sơn Trà đã bị giảm 90% cỏ biển, 42% san hô bị biến
mất, và có những vùng đã bị mất trắng hoàn toàn. Việc xây dựng các công trình xung
quanh chân núi Sơn Trà sẽ chia cắt mạnh hệ sinh thái tự nhiên, mất đi đa dạng sinh học
32
đặc thù tại khu vực giáp giữa rừng với biển, giữa hệ sinh thái giao thoa nước ngọt của
các con suối với bờ biển, chia cắt tính kết nối giữa hệ sinh thái cạn với biển. Đồng thời
vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà bị tác động mạnh sẽ ảnh hưởng đến hiệu
quả bảo tồn vùng lõi (rừng đặc dụng). Vì vậy, sau khi du lịch tại Sơn Trà được khai
thác theo hướng phát triển bền vững thì diện tích, hình thức xây dựng cá điểm du lịch,
hình thức cung cấp dịch vụ… đều được cố gắng làm hài hòa, thân thiện với môi
trường.

Hình 5.1. Hành trình “Tôi yêu Sơn Trà” bảo vệ điểm nóng đa dạng sinh học

Cũng theo Đề án “Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, xây dựng môi trường du
lịch an toàn, thân thiện trên địa bàn quận Sơn Trà giai đoạn 2016-2020 và những năm
tiếp theo” trong 6 tháng đầu năm 2020, môi trường cũng là vấn đề rất được chú trọng.
UBND các phường đã đăng ký và xây dựng tuyến đường đảm bảo vệ sinh môi trường,
mỹ quan đô thị tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên đường Hoàng Sa, Võ Nguyên
Giáp, Phạm Văn Đồng, Hồ Nghinh, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, … Vận động nhân
dân hưởng ứng phong trào Ngày chủ nhật xanh – sạch – đẹp; thực hiện đề án "Đổ rác
theo giờ" và xây dựng mô hình “Tổ dân phố không rác”. Đảm bảo không để rác thải
tồn đọng trong khu dân cư và trên đường phố, hướng dẫn quản lý chất thải, phòng
chống dịch bệnh Covid-19. Xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường các
trường hợp với tổng số tiền lên tới 70.000.000đ. Tăng cường giám sát gói thầu “Thực
hiện dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Sơn Trà giai đoạn 2019-
2022”. Thậm chí trực tiếp nhắc nhở các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thực hiện
thường xuyên, nghiêm túc các quy trình xử lý rác thải, nước thải, không để xảy ra tình
trạng ô nhiễm ản hưởng tới môi trường cũng như cảnh quan.
33
Đặc biệt, UBND quận Sơn Trà đã nhận và thực hiện tốt Công văn số 893/BQL-
QLST ngày 15 tháng 12 năm 2020 của về việc hỗ trợ tuyên truyền trên hệ thống loa
phát thanh về bảo vệ động vật hoang dã tại bán đảo Sơn Trà. Tuy nhiên vẫn tiếp tục
triển khai một số biện pháp tuyên truyền khác nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng
trong việc bảo vệ động vật hoang dã tại Bán đảo Sơn Trà như đề nghị BQL Bán đảo
Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng thông báo các đơn vị lữ hành hướng dẫn
khách không tiếp xúc và cho động vật ăn để tránh những nguy cơ có thể xảy ra; chỉ
đạo tổ chức cắm bảng, phướn, băng rôn khuyến cáo dọc các tuyến, điểm trên Bán đảo
Sơn Trà; tuyên tuyền trên hệ thống phát thanh ven biển để người dân và du khách
được biết; cử lực lượng thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, cảnh báo du khách tại
các địa điểm khách thường xuyên cho khỉ ăn; phối hợp với các đơn vị liên quan triển
khai các giải pháp ngăn chặn kịp thời. Hiện nay bán đảo Sơn Trà đang chứa tận 2 trên
tổng 3 vùng sinh thái nhạy cảm đó là vùng ven biển (Coastal Tourism) và vùng các hệ
sinh thái còn hoang sơ (Ecotourism), vì vậy vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học luôn được
đặt lên hàng đầu và trở thành câu hỏi lớn trong suốt quá trình phát triển du lịch tại Sơn
Trà sao cho bền vững.

Có thể nói, phát triển du lịch bền vững tại bán đảo Sơn Trà luôn đi kèm với môi
trường phát triển bền vững. Điều này có thể thấy rõ qua từng bước đi của cơ quan các
cấp có thẩm quyền đã thực hiện đối với bán đảo “độc nhất vô nhị” này của Việt Nam.
Khi tài nguyên được sử dụng có hiệu quả trong du lịch; bảo vệ được đa dạng sinh học;
lại bảo vệ được các vùng sinh thái nhạy cảm vốn có và giảm thiểu rác thải, xả thải,
khắc phục cũng như cải thiện môi trường những khu vực ô nhiễm.

34
KẾT LUẬN

Mô hình du lịch bền vững phát triển khá mạnh mẽ không chỉ thu hút các thị trường
khách quốc tế mà còn nhận được sự quan tâm tham gia của thị trường khách nội địa.
Hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá của mỗi địa phương và
có sự tham gia của cộng đồng dân cư chính là đặc trưng của mô hình này. Sự kết hợp
hài hoà giữa cảnh quan tự nhiên với cảnh quan văn hoá xã hội của vùng bán đảo cùng
điều kiện thuận lợi về vị trí, địa hình của vùng ven biển đã tạo cho du lịch bán đảo có
lợi thế phát triển hơn hẳn so với nhiều mô hình du lịch khác mà đặc biệt là mô hình du
lịch theo hướng bền vững.

Thế mạnh của Sơn Trà chính là một bán đảo hội tụ đầy đủ vẻ đẹp tự nhiên hoang
dã, quyến rũ với khí hậu trong lành, tài nguyên thiên nhiên trên rừng tự nhiên và đa
dạng, những bãi tắm còn nguyên vẻ hoang sơ của một vùng chưa hề bị ô nhiễm bởi
cuộc sống công nghiệp hiện đại, nguồn hải sản phong phú, dồi dào. Nhưng trong chính
sự khởi đầu đó lại là một điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sau này bởi tài
nguyên chưa hề bị mổ xẻ, đào bới thì việc quy hoạch du lịch của các cơ quan chủ
quản, chính quyền địa phương lại được thuận lợi và dễ dàng. Nếu chú trọng đón đầu
xu hướng mới bằng sự đầu tư khai thác tốt, đưa ra các sản phẩm trải nghiệm độc đáo
và hấp dẫn, chắc chắn cơ hội phát triển du lịch của địa phương sẽ rất lớn, đem lại lợi
ích về nhiều mặt cho xã hội và góp phần vào sự phát triển chung của du lịch Việt Nam.

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty Thể Thao Mạo Hiểm SAS – Sơn Trà Adventure Sports,
https://sasports.com.vn/ , truy cập ngày 30/7/2021.
2. “Du lịch sinh thái bán đảo Sơn Trà”, https://bazantravel.com/du-lich-sinh-thai-
ban-dao-son-tra/ , truy cập ngày 30/7/2021.
3. “Du lịch tâm linh chùa Linh Ứng Bãi Bụt Đà Nẵng”,
https://chongthamvietnam.vn/du-lich-tam-linh-chua-linh-ung-bai-but-da-nang-
ths-dinh-duc-hien-tap-chi-van-hoa-phat-giao-24324/ , truy cập ngày 30/7/2021.
4. Gia Trí, "Phát huy vai trò cộng đồng để phát triển du lịch bền vững",
https://vietnamtourism.gov.vn/esrt/default.aspx-
portalid=1&tabid=344&itemid=1013.htm , truy cập ngày 05/08/2021.
5. Hoài Thu, "Cam kết bảo tồn bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch theo
hướng bền vững", https://cand.com.vn/Kinh-te/Da-Nang-Cam-ket-bao-ton-ban-
dao-Son-Tra-va-cac-bai-bien-du-lich-theo-huong-ben-vung-i514516/ , truy cập
ngày 06/08/2021.
6. Huân Nguyễn, “Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bán Đảo Sơn Trà”
https://danangfantasticity.com/diem-du-lich/thien-nhien/ban-dao-son-
tra.html#:~:text=B%C3%A1n%20%C4%91%E1%BA%A3o%20S%C6%A1n
%20Tr%C3%A0%20l%C3%A0,l%C3%A1%20ch%E1%BA%AFn%20kh
%E1%BB%95ng%20l%E1%BB%93%2C%20l%C3%A0 , truy cập ngày
05/08/2021.
7. Huỳnh Tấn Vinh, "Du lịch bán đảo Sơn Trà - định hướng phát triển bền vững",
https://nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2017/04/280417_Dinh-huong-
PTDL-ben-vung-SonTra.pdf , truy cập ngày 05/08/2021.
8. "Kinh nghiệm du lịch Sơn Trà", https://dulichsontra.com/kinh-nghiem-du-lich-
son-tra , truy cập ngày 07/08/2021.
9. Khách sạn và resort Bãi Bụt Sơn Trà, https://kinhnghiemdulichdn.com/khach-
san-va-resort-tai-bai-but-son-tra/ , truy cập ngày 30/7/2021.
10. Lương Đức, “Đại hội Đảng bộ quận Sơn Trà (Đà Nẵng) lần thứ VI, nhiệm kỳ
2020-2025”,
http://ubkttw.vn/tin-tuc-thoi-su/-/asset_publisher/bHGXXiPdpxRC/content/-ai-

36
hoi-ang-bo-quan-son-tra-a-nang-lan-thu-vi-nhiem-ky-2020-2025 , truy cập ngày
31/07/2021.
11. Nguyễn Văn Lưu, “Người sản xuất”, http;/thuvien.due.und.vn , 05/08/2021.
12. Như Trang, “Trải nghiệm kỳ nghỉ “thượng lưu” tại InterContinental Đà Nẵng
Sun Peninsula Resort” https://www.google.com/url?
sa=t&source=web&rct=j&url=https://www.vntrip.vn/cam-nang/review-
intercontinental-da-nang-sun-peninsula-resort-
98210&ved=2ahUKEwibWgp_yAhXTDd4KHR9WBwwQFnoECEYQAg&us
g=AOvVaw00D8BJ-iuY6zZtyR2vvius&cshid=1628343455839 , truy cập ngày
07/08/2021.
13. Tuyết Nhi, “Tìm về miền ký ức nơi bảo tàng Đồng Đình”
https://www.google.com/url?sa=t&source=web&rct=j&url=https://dulichkhamp
ha24.com/bao-tang-dong-dinh-da-nang.html&ved=2ahUKEwiC-
MSshJ_yAhXcyIsBHbXcD1UQFnoECAUQAg&usg=AOvVaw3MMCcl9ITjN
37qfw7H2yM9 , truy cập ngày 07/08/2021.
14. UBND quận Sơn Trà (2020), Báo cáo kết quả thực hiện Đề án “Nâng cao chất
lượng dịch vụ du lịch, xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện trên địa
bàn quận Sơn Trà giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo” trong 6 tháng
đầu năm 2020, Sơn Trà, tr. 6.
15. UBND quận Sơn Trà (2019), Báo cáo Tình hình ước thực hiện kế hoạch kinh tế
- xã hội năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020, Sơn Trà, tr. 3.
16. “Vai trò của một số chủ thể tham gia thị trường”, https://www.google.com/url?
sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=&ved=2ahUKEwi63aisaDyAhXbF4
gKHcgjCMkQFnoECAMQAw&url=https%3A%2F%2Fwww.elib.vn
%2Fhuong-dan%2Fbai-3-vai-tro-cua-mot-so-chu-the-tham-gia-thi-truong-
32253.html&usg=AOvVaw1ekMgdx40bprm_ZwKUtiau , truy cập ngày
05/08/2021.

37

You might also like