You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN


----------

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

MÔN: QUẢN TRỊ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

ĐỀ BÀI: PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CHO MỘT ĐIỂM ĐẾN
TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Thị Thu Hương


Nhóm 1: Phạm Thị Linh 11202259
Nguyễn Thùy Linh 11205843
Nguyễn Thị Thu Huyền 11205544
Bùi Thị Hằng 11207644
Trần Tuấn Anh 11200406
Lại Quỳnh Anh 11204003
Đinh Thùy Linh 11202100
Nguyễn Tiến Kiên 11201982
Nguyễn Anh Tuấn 11208302
Nguyễn Khánh Hà 11201182
Nguyễn Hoàng Anh 11200215
Lê Thị Thu Trang 11208052
Lê Anh Thư 11203831

Hà Nội, 11/2022

MỤC LỤC
PHẦ N 1: GIỚ I THIỆ U VỀ ĐIỂ M ĐẾ N......................................................................................................................... 3
1.1. Attractions............................................................................................................................................................... 3
1.1.1. Địa điểm tham quan.................................................................................................................................... 3
1.1.2. Các món ăn đặc sản..................................................................................................................................... 4
1.1.3. Các lễ hội........................................................................................................................................................ 5
1.2. Public and private amenities............................................................................................................................. 6
1.3. Accessibility( Khả năng tiếp cận).................................................................................................................... 7
1.3.1. Hệ thống đường xá, giao thông................................................................................................................ 7
1.3.2. Chính sách thị thực, xuất nhập cảnh....................................................................................................... 7
1.3.3. Hệ thống cung cấp thông tin..................................................................................................................... 7
1.4. Human resources.................................................................................................................................................. 8
1.5. Image and character (Hình ảnh)....................................................................................................................... 9
1.6. Price (Giá cả)......................................................................................................................................................... 9
PHẦ N 2: SẢ N PHẨ M CẠ NH TRANH CỦ A ĐIỂ M ĐẾ N ĐÓ ................................................................................ 12
2.1. Du lịch văn hóa - tâm linh............................................................................................................................... 12
2.2. Du lịch sinh thái................................................................................................................................................. 13
2.3. Du lịch nghỉ dưỡng............................................................................................................................................ 14
2.4. Du lịch trải nghiệm nông nghiệp................................................................................................................... 15
PHẦ N 3: THIẾ T KẾ SẢ N PHẨ M MỚ I...................................................................................................................... 17
3.1. Ý tưởng về sản phẩm mới............................................................................................................................... 17
3.1.1. Điểm đến cạnh tranh................................................................................................................................. 18
3.2. Package (Sản phẩm).......................................................................................................................................... 19
3.2.1. Lịch trình...................................................................................................................................................... 20
3.2.2. Xây dựng giá............................................................................................................................................... 21
3.2.3. Lưu ý............................................................................................................................................................. 21
3.3. Program................................................................................................................................................................. 22
3.4. Physical Products (Cơ sở vật chất kỹ thuật).............................................................................................. 22
3.4.1. Hạ tầng giao thông.................................................................................................................................... 22
3.4.2. Cơ sở vật chất ở Khu du lịch Đầm Long............................................................................................ 23
3.4.3 Cơ sở vật chất ở xung quanh Trung tâm phục hồi chức năng Thụy An.....................................23
3.5. People (Con người)........................................................................................................................................... 23
3.6. Những đóng góp của của sản phẩm mới đối với hoạt động kinh doanh du lịch huyện Ba Vì....25
Tà i liệu tham khả o........................................................................................................................................................ 26
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐIỂM ĐẾN

1.1. Attractions

1.1.1. Địa điểm tham quan


- Điểm đến du lịch bên trong vườn quốc gia Ba Vì:
+ Đồi Thông: Theo lối mòn từ cổng đi vào dẫn lối du khách vào trong rừng thông vi
vút, rừng tùng rộng lớn. Vẻ bao la của đại ngàn như đưa du khách lạc tới một miền đất
kỳ diệu.
+ Nhà thờ Đổ: Điểm du lịch này nằm ở độ cao 800m, giữa tán rừng già cổ thụ, khiến
cho điểm du lịch này trông rất cổ kính, rêu phong. Đây là địa điểm thu hút các bạn trẻ
đến check-in và chụp những bức ảnh sống ảo rất đẹp.
+ Nhà kính xương rồng: Được xây dựng ở vườn quốc gia Ba Vì có hơn 1200 loài
xương rồng khác nhau, từ những loại nhỏ nhắn, xinh xắn đến những loại xương rồng
gai góc, khổng lồ.
+ Đền Thờ Bác Hồ trên Đỉnh Vua: Ngôi đền mang phong cách kiến trúc truyền thống
có 8 mái đao uốn cong ở bốn phía, dựng trên những chiếc cột tròn trên chân đá tảng,
… Đền được xây dựng theo kết cấu bền vững, uy nghiêm. Chính điện là một không
gian mở, không có cửa. Trên bệ thờ đá có bức tượng Bác Hồ đúc bằng đồng trong tư
thế ngồi, phía trên là bức hoành phi ghi dòng chữ nổi tiếng: “Không có gì quý hơn độc
lập, tự do”.
+ Tháp báo thiên: (hay còn gọi là Báo thiên bảo tháp) được xây dựng gần đền thờ Chủ
tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh Vua núi Ba Vì và hoàn thành năm 2010 nhân dịp kỷ niệm
1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
+ Đền Thượng: Theo truyền thuyết để lại, để xây dựng đền Thượng, nhà nước phong
kiến đã phải huy động nguồn nhân lực rất lớn ở hai bên bờ sông Đà, dân chúng nối tay
nhau chuyển vật liệu từ sông Đà lên đỉnh núi Tản để xây đền.
- Các khu du lịch:
+ Khu di tích lịch sử K9: Đến với K9, các bạn sẽ được tham quan không gian nơi Bác
từng ở, hầu như được giữ nguyên vẹn đến ngày hôm nay.
+ Khu du lịch Thiên Sơn - Suối Ngà: Nếu bạn là một người, yêu thiên nhiên, đam mê
khám phá thì khu du lịch Thiên Sơn Suối Ngà sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho
bạn.
+ Khu du lịch Ao Vua: đây là khu du lịch rộng lớn với nhiều khu vui chơi, tại khu du
lịch này bạn có thể vui chơi tại khu trò chơi hoặc thỏa sức bơi lội trong khu vực công
viên nước. Ngoài các khu vui chơi giải trí trong ngày, khu du lịch này cũng có dịch vụ
lưu trú với các phòng nghỉ tiện nghi, …
+ Khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên: Khu du lịch này phù hợp với những ai vừa
muốn trải nghiệm bản thân giữa thiên nhiên núi rừng vừa muốn được vui chơi giải trí
để loại bỏ đi những áp lực căng thẳng hàng ngày.
+ Khu du lịch Đầm Long - Bằng Tạ: thuộc xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì là một khu du
lịch sinh thái khá hấp dẫn. Đến khu du lịch này, bạn được tham quan khu rừng nguyên
sinh với đa dạng chủng loại thực vật và nhiều loài thú sinh sống nơi đây như: khỉ,
hươu, nai, sóc... nhưng thú vị nhất là những chú khỉ, bạn có thể cho chúng ăn, chơi
đùa cùng chúng.
+ Khu du lịch Long Việt: Khu du lịch Long Việt được xây dựng, quy hoạch tổng thể
tái hiện kiến trúc theo các vùng miền của Bắc bộ, mỗi khu tham quan đều có trưng
bày hiện vật theo từng vùng miền để khách tham quan có thể hình dung được phần
nào cuộc sống của đồng bào các dân tộc.
- Ngoài ra, Ba Vì còn có mùa hoa dã quỳ nở rộ bắt đầu từ khoảng cuối tháng 10, đầu
tháng 11 và thời gian hoa nở rộ nhất chỉ kéo dài trong khoảng 10 đến 14 ngày. Để
chụp được những bức ảnh đẹp về Hoa Dã Quỳ bạn phải đi vào khu vực đồi 700, ở đó
có thảm hoa dã quỳ rất rộng, vào đúng thời điểm nở rộ, hoa nở vàng khắp cả 1 vùng
đồi.

1.1.2. Các món ăn đặc sản


- Sữa chua: Khi nhắc tới đặc sản Ba Vì đầu tiên phải nhắc tới sữa chua, sữa tươi.
Ngoài những trang trại sữa với quy mô lớn và hiện đại, ở Ba Vì hiện nay còn được
nhân rộng mô hình chăn nuôi hộ gia đình theo quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Thế
nên nếu đến Ba Vì mà không tranh thủ thưởng thức ly sữa bò, sữa dê tươi tại các cửa
hàng dọc theo tuyến đường 32, tuyến đường Láng Hòa Lạc… thì đáng tiếc vô cùng.
Uống ly sữa tươi ở đây, bạn cảm nhận rõ rệt vị béo, thơm, ngậy hay hơi gây đặc trưng
của sữa. Nếu không quen, ban đầu có thể hơi khó uống, nhưng nếu đã thử một vài lần,
bạn sẽ nghiện lúc nào không hay. Ở các quầy hàng bán sữa, ngoài sữa tươi còn có sữa
chua và các chế phẩm từ sữa khác như carmel. Sữa chua ở đây đương nhiên làm trực
tiếp từ sữa tươi, khi ăn sẽ thấy độ xốp, mềm, dẻo trong từng thìa, vị chua cũng rất dịu.
Vị sữa chua homemade ở vùng Ba Vì này đặc trưng và ngon đến nỗi, nhiều người sau
khi đã nếm 1, 2 hộp nhất định phải mua vài hộp nhỏ để về làm quà cho người ở nhà.
- Gà đồi: Ba Vì là vùng núi trung du chuyển tiếp, nhiều vùng đồi núi tương đối thấp,
chính vì thế ở đây thường hình thành các trang trại với quy lớn (thường 1 đến 2 trang
trại trên một quả đồi) dùng để nuôi gà. Cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc
chăn nuôi gia súc gia cầm vì thế gà ở đây rất ngon và nổi tiếng với cái tên gà đồi.
Chúng đều được nuôi dưới hình thức thả tự do trong vườn. Giống gà được nuôi ở đây
chủ yếu là gà ri lai mía với cân nặng từ 2 đến 2,2 kg/con là có thể xuất chuồng. Với
điều kiện địa hình chăn thả vùng núi thấp vì vậy chúng được tự do kiếm ăn, bay nhảy
làm cho thịt của chúng trở nên săn chắc, thơm ngon hơn. Cách chế biến theo kiểu dân
dã ở đây cũng tạo nên những món ăn độc đáo mà ai cũng muốn thưởng thức, một ấn
tượng khó mà có thể quên được.
- Giò đà điểu: Ở Ba Vì là nơi đất đai rộng rãi, không khí mát mẻ thích hợp cho việc
chăn nuôi nên tại đây nuôi rất nhiều các loài vật khác nhau nổi bật lên là đà điểu.
Được nuôi khá nhiều và phát triển nên nơi đây hiện đang là nơi cung cấp các sản
phẩm từ thịt đà điểu rất lớn. Giò đà điểu là một sản phẩm nổi trội được du khách ưa
chuộng hơn cả bởi mùi vị thơm ngon, giá cả phải chăng và hợp khẩu vị của tất cả mọi
lứa tuổi từ già đến trẻ ai cũng ăn được.
- Bánh tẻ: Nhắc đến bánh tẻ thì hẳn ai cũng biết và nhiều nơi đều có nhưng đến với Ba
Vì thì không ai không biết một đặc sản bánh tẻ làm nao lòng bất cứ thực khách nào.
Đây là một trong những đặc sản ở Ba Vì rất nổi tiếng. Bánh tẻ Phú Nhi được nhiều
người biết đến, nổi tiếng vì cái ngon mà không bánh tẻ nơi nào có được mùi vị thơm
ngon, dẻo như bánh tẻ nơi đây được.
- Bánh sữa: Cùng với các sản phẩm khác được chế biến từ sữa, bánh sữa Ba Vì cũng
là một trong những thứ quà mà ai đặt chân đến vùng đất này cũng muốn được nếm
thử. Vị thơm ngon, béo mềm của sữa, bơ cùng với hàm lượng dinh dưỡng cao từ sữa
nguyên chất mang đến cảm giác thanh thanh vô cùng vừa miệng. Bánh sữa Ba Vì
được chia thành nhiều loại với các loại hương vị đặc trưng của vùng núi Tản: bánh sữa
trắng, bánh sữa nhạt, bánh sữa socola, bánh sữa nhạt socola. Vị ngọt, thơm của chiếc
bánh sữa rất bắt miệng, đặc biệt khi thưởng thức cùng tách trà nóng.

1.1.3. Các lễ hội


- Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh (xã Minh Quang, Ba Vì, Hà Nội): Lễ hội đền Thượng,
đền Trung, đền Hạ tưởng nhớ công đức của Sơn Tinh – vị thánh đứng đầu trong “Tứ
bất tử” theo quan niệm dân gian của người Việt. Được khai mạc trọng thể tại đền Hạ,
xã Minh Quang, huyện Ba Vì. Lễ hội được tổ chức vào 14 tháng Giêng. Sau lễ tế, lễ
rước thánh của nhân dân trong vùng và du khách thập phương. Nhiều hoạt động văn
hóa, dân gian đặc sắc như ném còn, cồng chiêng, kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy…
- Lễ hội truyền thống làng Chu Quyến- Chu Minh (xã Chu Minh, Ba Vì, TP Hà Nội):
Lễ hội truyền thống Đình làng Chu Quyến, xã Chu Minh (Ba Vì) diễn ra từ ngày 13-
15 tháng Giêng. Ngoài các nghi thức tưởng nhớ lòng thành kính, tại lễ hội còn có
nhiều trò chơi dân gian như đánh cờ, vật dân tộc, ca hát thu hút đông đảo người dân
trong vùng tham gia. Lễ hội có tục rước nước, đây là một cách giáo dục con cháu rất
đặc biệt. Trong ngày lễ hội người ta lấy nước trong từ giữa dòng rước về để tắm cho
các bức tượng Thánh trong Đền với mong ước được thần thánh phù hộ cho dân làng
quanh năm mạnh khỏe.
- Tết Người Mường: Theo quan niệm truyền thống của xứ Mường. Tết không bắt đầu
vào ngày Ông Công, ông Táo như của người Việt. Ngày Xuân chỉ thực sự bắt đầu từ
27 tháng Chạp. Từ ngày này, chợ Tết cũng mới được mở ra. Vào dịp Tết, mỗi gia đình
đều mổ một con lợn, dù to hay nhỏ để làm cỗ mời anh em, bạn bè, hàng xóm chung
vui. Đặc biệt, Tết người Mường ở Ba Vì không thể thiếu bánh chéo kheo. Loại bánh
được làm từ bột nếp, có nhân đậu xanh đồ chín trộn với mật. Bánh được gói bằng lá
hóa thành hình trụ, dài khoảng 7-10 phân và mỗi lá phải gói hai chiếc bánh, gấp lại
thành một đôi, tượng trưng cho tình yêu đôi lứa thắm thiết, bền chặt.
1.2. Public and private amenities
Cơ sở hạ tầng giao thông tại điểm đến: Chưa được đồng bộ song vẫn tương đối
đảm bảo cho nhu cầu đi lại của du khách. Có bãi đỗ xe rộng rãi được quy hoạch ở
từng chặng ở cốt 400m và cốt 1100m. Tuy nhiên, bãi đỗ chưa có mái che nắng, che
mưa, chưa thực sự được chú trọng và quan tâm. Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất
cập: hiện nay nhiều đoạn đường đang tiến hành thi công nâng cấp và mở rộng nên bụi
xuất hiện rất nhiều, đá răm và sỏi phát sinh trong quá trình thi công rơi vãi khắp cả
đoạn đường. Do địa hình là núi cao nên đường từ cổng lên các cốt 400m, cốt 1100m
vẫn còn nhiều đoạn chưa có hàng rào chắn, điều đó rất nguy hiểm vì có thể sẽ rơi
xuống vực nếu không cẩn thận. Xe máy và ô tô có thể lên tận cốt 1100m Đường đi di
chuyển từ cốt 1100m lên đền Thượng và đền Bác Hồ chật hẹp và chưa có hành lang
bảo vệ xuyên suốt chặng đường.
Cơ sở lưu trú: Tại vườn quốc gia Ba Vì, ở độ cao 400m có Ba Vì Resort là nơi
phục vụ nhu cầu du lịch và nghỉ dưỡng trong vườn quốc gia, nơi yên tĩnh, thoáng đãng
giúp con người ta hoài mình vào với thiên nhiên. Khách du lịch có thể lựa chọn địa
điểm lưu trú như: Các resort, khách sạn trong và xung quanh vườn QG Ba Vì. Ngoài
ra, ở cốt 400m của vườn quốc gia còn là nơi thích hợp để cắm lều trại, picnic ở khu
vực đồi thông. Đây là loại hình lưu trú mới xuất hiện được vài năm ở vườn quốc gia,
lều trại vẫn đảm bảo về chất lượng cho khách du lịch. Tuy nhiên vẫn cần nâng cấp
thường xuyên đề phục vụ tối đa nhu cầu của khách du lịch, nhất là kiểu dáng, cỡ lều
để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách du lịch.
Dịch vụ ăn uống: Hiện nay, tại vườn quốc gia Ba Vì ở cốt 1100m chưa có nhà
hàng nào kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống mà chỉ có một gian hàng nhỏ bán đồ lưu
niệm, nước uống và một số hàng hóa là đồ ăn vặt nhẹ phục vụ khách. Đó là một hạn
chế lớn và là một khó khăn đối với vườn quốc gia Ba Vì. Vì nhu cầu ăn uống là một
nhu cầu thiết yếu đối với mỗi chúng ta. Ở cốt 400m, có một cơ sở phục vụ ăn uống
thuộc Ba Vì Resort là nhà hàng Xạ Hương. Hệ thống nhà hàng gồm hai tầng các các
phòng ăn riêng sức chứa từ 20-30 và 50 khách. Ở đây có quầy Bar, tại đây du khách
có thể thưởng thức những ly cà phê thuần Việt hay nhâm nhi những tách trà cũng các
loại đồ uống được chế biến từ nhiều loại trái cây theo mùa từ nguồn nước tinh khiết.
Ngoài ra, dọc con đường từ quốc lộ 2B đi vào vườn quốc gia cũng xuất hiện rất nhiều
những nhà hàng nhỏ và vừa phục vụ các món ăn dân tộc đặc sản của Ba Vì. Với hệ
thống nhà hàng cả trong và ngoài vườn. quốc gia Ba Vì nhưng chưa đáp ứng được nhu
cầu của khách du lịch. Các món ăn ở đây được đánh giá là chưa phong phú, trình độ
chế biến chưa cao, chưa đảm bảo về chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
và giá cho. Nhiều du khách có đề nghị rằng nên cho người dân vào mở các cửa hàng
tập hóa, các cở sở ăn uống để thúc đẩy lợi ích cho cộng đồng địa phương, tạo công ăn
việc làm cho con người. Từ đó sẽ giúp nâng cao chất lượng đời sống của người dân,
thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh hơn.
Dịch vụ vui chơi giải trí: Các khu vui chơi giải trí ở đây chưa xuất hiện nhiều,
chưa khai thác được thực sự những tiềm năng vốn có ở vườn quốc gia, nhìn chung còn
nhiều thiếu thốn, chưa hấp dẫn khách du lịch nên thời gian lưu trú của khách du lịch
thấp, chưa tận dụng hệt khả năng chi trả của khách. Chủ yếu là các khu vui chơi xuất
hiện ở ngoài vườn quốc gia như: Ao Vua, Thiên Sơn - Suối Ngà, Khoang Xanh Suối
Tiên....Hiện nay ở VQG Ba Vì có khu vực đồi thông là nơi thích hợp để tổ chức hoạt
động cắm trại, tổ chức picnic, dã ngoại và đốt lều trại. Đó cũng là một hình thức lưu
trú khá phát triển ở đây trong những năm gần đây. Tuy nhiên, khu vực đồi thông chưa
được quy hoạch ràng, việc khách du lịch tổ chức dã ngoại tự phát, chưa có ý thức bảo
vệ môi trường dẫn dẫn rác ở khu vực đồi thông rất nhiều, bừa bãi dẫn đến mất mỹ
quan nơi công cộng.
Cơ sở vật chất tại các điểm tham quan: Vườn quốc gia Ba Vì không chỉ nổi
tiếng là nơi bảo tồn thiên nhiên của thủ đô mà còn là một điểm du lịch tâm linh có
tiếng ở Ba Vì với hai đền: Đền Thượng , Đền Trung, Đền Hạ và di tích lịch sử Đền
thờ Bác Hồ. Hằng năm, vẫn diễn ra các lần kiểm tra về cơ sở vật chất tại các điểm
tham quan để kịp thời đưa ra các phương án tôn tạo, tu bổ và sửa chữa.Tuy nhiên, hiệu
quả thực sự của các điểm du lịch chưa thực sử hiệu quả, hoat động xúc tiến quảng bá
du lịch chưa được chú trọng. Vấn đề bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan đã
được chú trọng, tuy nhiên chưa thực sự hiệu. Dọc theo con đường từ cốt 1100m lên
đền, rác thải rất nhiều mà chưa được thu gom và xử lý dẫn đến bốc mùi và là một
nguyên nhẫn dẫn đến ô nhiễm môi trường nước.

1.3. Accessibility( Khả năng tiếp cận)

1.3.1. Hệ thống đường xá, giao thông


Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60km về phía tây Bắc, Ba Vì có hệ thống
giao thông thuận lợi liên kết với thủ đô và đi các tỉnh lân cận
Giao thông đến Ba Vì:
- Đại lộ Thăng Long với vận tốc thiết kế dành cho xe 4 bánh 100km/h nối trung tâm
Hà Nội với Quốc lộ 21A, điểm đầu của đường Hồ Chí Minh.
- Quốc lộ 32 chạy qua thị trấn Tây Đằng, nối Sơn Tây với Hưng Hóa tỉnh Phú Thọ và
đi các tỉnh vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Trên quốc lộ này, đoạn cuối tại xã Thái Hòa có cầu
Trung Hà, bắc qua sông Hồng.

1.3.2. Chính sách thị thực, xuất nhập cảnh


Các chính sách nằm trong quy định chung của nhà nước Việt Nam.

1.3.3. Hệ thống cung cấp thông tin


Khách hàng có thể tiếp cận thông tin qua các công ty du lịch (website, hotline,
văn phòng…) cũng như các trang thông tin điện tử của địa phương.
1.4. Human resources
Người dân địa phương
Theo số liệu của UBND thành phố Hà Nội ngày 19/04/2017 dân số huyện Ba
Vì khoảng trên 267 nghìn người, trong đó có hơn 64% dân số trong tuổi lao động nên
Ba Vì có lực lượng lao động trẻ, dồi dào rất thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực
du lịch nói riêng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung của huyện. Người
dân địa phương nhiệt tình thân thiện và cởi mở. Tuy nhiên chất lượng nhân lực có
chuyên môn cao, năng lực quản lý tốt lại đang thiếu trầm trọng. Rất nhiều các sản
phẩm du lịch tự phát ở đây được thực hiện kinh doanh bởi các hộ gia đình nhỏ lẻ như
homestay, camping, team building,.. phát triển không đồng bộ, quản lý lỏng lẻo,
chuyên môn nghiệp vụ, Trình độ tiếng Anh của người dân không cao, khả năng kết
nối kém dẫn tới tình trạng không đem lại được trải nghiệm tốt nhất cho du khách.
Ban Quản Lý
UBND thành phố Hà Nội cũng như huyện Ba Vì cũng rất quan tâm tới vấn đề
phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và lao động nghiệp vụ du
lịch. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, định hướng
đến 2030 của UBND thành phố Hà Nội đã đề ra những quan điểm, mục tiêu phát triển
du lịch nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo về chất lượng, số
lượng và phù hợp với mục tiêu phát triển ngành. Ngoài ra, Ba Vì là một huyện nằm ở
ngoại thành Hà Nội, chính vì thế việc di chuyển qua lại từ trung tâm thành phố đến
BA vì rất thuận tiện. Từ đó giúp cho việc đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát
triển các sản phẩm du lịch của nguồn nhân lực sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn, đáp
ứng được ngành du lịch đang đòi hỏi một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao.
Ngoài ra, Ba Vì đang được được nhiều công ty đầu tư xây dựng thành một khu
du lịch nổi tiếng phải kể đến như là: Thiên Sơn - Suối Ngà, Ao Vua,.. Họ đang cố
gắng xây dựng một khu du lịch, thân thiện môi trường với nhiều trải nghiệm mới lạ
cho du khách bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực chuyên môn của
nhân viên, đồng thời tạo mối liên hệ thân thiết với người dân địa phương.
Nhân viên ngành
Khu Ao Đầm Khoang Thiên Hồ Tản Ba Vì Vườn Tổng
du Vua Long Xanh Sơn Tiên Đà Resort Cò
lịch / Suối Sa Resort
Năm Ngà

2017 113 134 205 105 70 162 162 20 971

2018 119 145 210 115 72 190 184 22 1057

2019 127 140 215 121 88 195 192 30 1108


Bảng 1.1: Bảng số liệu lao động ngành du lịch tại một số khu du lịch ở Ba Vì.
Nguồn: Số liệu phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ba Vì
Thông tin huyện Ba Vì thống kê mới nhất trong năm 2019: Trình độ lao động
trung học và trung học phổ thông 37,6%. Trình độ lao động trung cấp chuyên ngành
du lịch & khách sạn 48%. Trình độ lao động tốt nghiệp cao đẳng và đại học chuyên
ngành du lịch là 12,4%. Trình độ thạc sĩ là 2%. Lao động tốt nghiệp trung học và
trung học phổ thông công việc chủ yếu là phục vụ nhà hàng, tạp vụ, kiểm soát vé, bảo
vệ… tại khu du lịch. Lao động này được sử dụng nhiều tại các khu du lịch như: Thiên
Sơn – Suối Ngà, Hồ Tiên Sa, Vườn Cò, Khoang Xanh. Lượng lao động này thường
được tuyển thêm trong mùa cao điểm và 2/3 số lao động này không thuộc biên chế của
khu du lịch. Vì vậy, họ không có trình độ và kỹ năng phục vụ du lịch, không được đào
tạo bài bản. Họ chỉ được đào tạo và chỉ dẫn trong quá trình làm việc và được đào tạo
bởi nhân viên vào trước họ, cho nên chất lượng lao động này thường thấp và còn
nhiều hạn chế. Đối với lao động tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành du lịch khách sạn,
họ là những nhân viên thuộc biên chế của điểm du lịch. Họ được lựa chọn và đào tạo
với nghiệp vụ như: Lễ tân phòng tắm khoáng, lễ tân Spa, buồng phòng, bếp, thu
ngân…Số lao động này tương đối ổn định, ít có sự biến động, họ có kỹ năng giao tiếp
và nghiệp vụ khá tốt. Nhưng 84% số lao động này họ không có trình độ ngoại ngữ, chỉ
có 16% số lao động này có trình độ ngoại ngữ và tập chung chủ yếu tại các khu nghỉ
dưỡng như Tản Đà Resort, Family Resort, Ba Vì Resort. Lao động tốt nghiệp cao
đẳng, đại học chủ yếu là lao động công tác trong nghiệp vụ lễ tân khách sạn, quản lý
tổ, nhóm…Đây là lực lượng lao động nòng cốt kết hợp với nhà quản lý thực hiện các
chương trình đào tạo cho nhân viên. Các chương trình đào tạo tại các khu du lịch chủ
yếu là kinh nghiệm của những người đi trước và được chỉ dẫn lại cho những người
mới. Một số cán bộ chủ chốt của khu du lịch được doanh nghiệp du lịch kết hợp cùng
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội mở lớp đào tạo nâng cao trình độ hoặc được
cọ sát thực tế tại các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Nha Trang, Đà Nẵng…

1.5. Image and character (Hình ảnh)


Ba vì được mệnh danh là "lá phổi xanh" điều hoà khí hậu cho thành phố hà
nội. Là một điểm đến mang đậm nét văn hoá truyền thống đặc sắc, một vùng đất
hoang sơ và nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn.

1.6. Price (Giá cả)


Vé tham quan:
- Khu du lịch sinh thái Ao vua: Người lớn (trên 1.3m) là 150.000VNĐ/ người và Trẻ
em (dưới 1.3m), người tàn tật là 100.000VNĐ/ người. Trẻ em dưới 80cm hoàn toàn
miễn phí.
- Khu du lịch sinh thái Khoang Xanh - Suối Tiên: Người lớn (trên 1.2m) là
200.000VNĐ/ người và Trẻ em (dưới 1.2m) là 150.000VNĐ/ người.
Khu du lịch Thiên Sơn - Suối Ngà: 150.00VNĐ/ người (trẻ em dưới 1.2m hoặc dưới 6
tuổi miễn phí vé vào)
- Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam: 30.000VNĐ/ người lớn; 10.000VNĐ/ sinh viên;
5.000VNĐ/học sinh, trẻ em.
Bảng giá vé tham quan danh lam thắng cảnh:

STT Loại vé Đối tượng Giá vé (VNĐ/ Ghi chú


người)

1 Người lớn Người lớn 60.000

2 Ưu tiên Ưu tiên 30.000 Thẻ CMND/ CCCD, Thẻ


xác nhận đối tượng khuyết
tật

3 Sinh viên Sinh viên 20.000 Thẻ sinh viên

4 Học sinh Học sinh 10.000 Học sinh từ cấp 3 xuất


trình thẻ học sinh hoặc
CMND/ CCCD

Bảng giá vé trông giữ phương tiện:


Đối với xe máy:
Vé dịch vụ trông giữ xe máy ban ngày khu vực cốt 400m: 5.000 VNĐ/ xe/ lượt
Vé dịch vụ trông giữ xe máy ban ngày khu vực cốt 1100m: 5.000 VNĐ/ xe/ lượt
Vé dịch vụ trông giữ xe máy ban đêm khu vực cốt 400m: 8.000 VNĐ/ xe/ lượt
Vé dịch vụ trông giữ xe đạp ban ngày: 3.000 VNĐ/ xe/ lượt
Đối với xe ô tô:
STT THỜI GIAN LOẠI XE Ô TÔ GIÁ (VNĐ) GHI CHÚ

1 1 giờ đầu tiên Miễn phí 1h đầu tiên lưu thông trên đường

2 Từ 2-3 giờ tiếp theo Xe đến 9 chỗ ngồi 25.000


dưới 2 tấn

Xe từ 10 chỗ ngồi 35.000


trên 2 tấn

3 Từ 3-4 giờ tiếp theo Xe đến 9 chỗ ngồi 35.000


dưới 2 tấn

Xe từ 10 chỗ ngồi 45.000


trên 2 tấn

4 Từ 5h trở đi Xe đến 9 chỗ ngồi 45.000


dưới 2 tấn

Xe từ 10 chỗ ngồi 55.000


trên 2 tấn

Ăn uống: có các nhà hàng ăn uống nổi tiếng như nhà hàng Lá Cọ, Just Eat,...
giá bình quân đầu người dao động từ 100.000 VNĐ - 500.000 VNĐ. Hoặc khách du
lịch cũng có thể thưởng thức BBQ ngoài trời với loại hình cắm trại.
Lưu trú: Du khách khi đến Ba Vì có thể lựa chọn các loại hình lưu trú như
camping (cắm trại trong ngày hoặc qua đêm), nghỉ ở homestay hay nhà nghỉ khách
sạn với chi phí khá rẻ (đặc biệt là homestay vào mùa cao điểm nếu đặt trước sẽ có giá
ưu đãi hơn so với việc đặt sát ngày). Dao động bình quân mỗi người từ 100.000VNĐ -
200.000VNĐ cho một đêm ở Ba Vì.

PHẦN 2: SẢN PHẨM CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN ĐÓ

2.1. Du lịch văn hóa - tâm linh


Tài nguyên du lịch:
Vùng đất Ba Vì vào thời Hùng Vương dựng nước thuộc bộ lạc Văn Lang,
miền đất từ núi Tản, sông Đà sang đến Sông Hồng. Là miền truyền thuyết cổ tích thời
các vua Hùng hiện còn nhiều nhất. Tương truyền là trường hoạt động của Sơn Tinh -
Tản Viên Sơn Thánh, qua bao thế kỷ vẫn được suy tôn là một trong tứ bất tử, “thượng
đẳng tối linh thần”, đệ nhất phúc thần của toàn quốc và toàn dân.
Ba Vì có khoảng 300 di tích lịch sử, văn hóa, những ngôi đình có kiến trúc độc
đáo nhất Việt Nam như: Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh núi Ba Vì, khu di
tích K9, Cụm di tích Đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, đình Tây Đằng, đình Chu
Quyến, đình Thụy Phiêu,... gắn liền với tên tuổi các vị anh hùng dân tộc, danh nhân
văn hóa như: Tản Viên Sơn Thánh, Chủ tịch Hồ Chí Minh,…
Bên cạnh đó còn có hệ thống các di tích liên quan đến các danh nhân trong lịch
sử phong kiến Việt Nam như Nhà thờ Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Sư Mạnh ở xã Cổ Đô,
Nhà thờ Tiến sĩ, Thượng thư Trần Thế Vinh ở xã Phú Châu, danh nhân Tản Đà –
Nguyễn Khắc Hiếu ở Sơn Đà, khu Di tích Miếu Mèn (thờ mẹ Hai Bà Trưng) thuộc
thôn Nam An, xã Cam Thượng, đền Bà Chúa Đá Đen….
Lễ hội chợ phiên Mường - Dao tại Khu du lịch sinh thái Bản Coốc (xã Minh
Quang), gồm các hoạt động đặc sắc như chợ phiên, tái hiện tục vác nước đầu xuân của
già làng Mường, văn hóa chiêng Mường hay tham quan vườn chè, vườn thuốc Nam
của dân tộc Dao…
Lễ hội Cơm mới - phong tục đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số vào
dịp mồng 10 tháng Mười âm lịch với nhiều hoạt động như chế biến nông sản, thi nấu
cơm ngày mùa mừng cơm mới cùng các hoạt động tín ngưỡng tại cụm di tích thờ Tản
Viên Sơn Thánh.
Huyện Ba Vì cũng sẽ đẩy mạnh khai thác sản phẩm du lịch khám phá tại khu
vực núi Ba Vì bằng chương trình “Hành trình ký ức di sản”, theo đó, du khách có dịp
tiếp cận gần 200 nền phế tích là những công trình kiến trúc, nhà thờ, biệt thự nghỉ
dưỡng mang đậm dấu ấn thời gian và ký ức lịch sử, từng được người Pháp xây dựng
cách đây gần 1 thế kỷ (từ năm 1932 - 1944) trên núi Ba Vì.
Lễ hội khinh khí cầu sẽ được tổ chức vào tháng 11 hằng năm gắn với nhiều hoạt động
trình diễn hoa dã quỳ.
Dịch vụ du lịch:
Dịch vụ đặt tour và hướng dẫn tour: Đơn vị Thu Hằng travel và đơn vị Mytour
sẽ cung cấp cho du khách những tour du lịch tâm linh hấp dẫn, bổ ích, những thông tin
chỉ dẫn hữu ích về điểm đến cùng với đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, nhiệt
tình.
Dịch vụ lưu trú: Các homestay, nhà nghỉ,...
Sản phẩm/ Hàng hóa:
Các loại hàng hóa phục vụ hoạt động du lịch tâm linh vào đền, chùa như nhang,
hương…
Quà lưu niệm như quạt, vòng tay…
Khi đến các khu chợ tại các lễ hội: chủ yếu tập trung các mặt hàng nông sản
của bà con vùng đồng bào dân tộc tự canh tác sản xuất như gạo nếp, khoai, sắn, hay
mua bán trao đổi thực phẩm từ các loại gia súc gia cầm như gà, dê. Đến phiên chợ mọi
người có thể dễ dàng bắt gặp những món ăn của đồng bào dân tộc thiểu số như bánh
sắn, bánh trứng kiến, rau sắn muối, rau rừng, hay những cây thuốc quý được lấy về từ
núi.

2.2. Du lịch sinh thái


Tài nguyên du lịch sinh thái
Địa hình: thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu
vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng.
Về khí hậu: Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt
độ trung bình 23 độ C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,6 độ
C. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 20 độ C,
tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,8 độ C.
Đất đai: được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi
núi.
Mạng lưới sông ngòi: độc đáo, được bao bọc bởi hai dòng sông lớn là sông
Hồng và sông Đà. Ngoài ra, trong khu vực còn có nhiều các dòng suối nhỏ bắt nguồn
từ trên đỉnh núi xuống. Đứng trên đỉnh núi Ba Vì ta có thể quan sát được toàn cảnh
non nước của vùng. Phía Tây là dòng sông Đà chảy sát chân núi. Phía Đông là hồ
Đồng Mô, phía Bắc là Hồ Suối Hai, xa hơn là dòng sông Hồng. Tất cả tạo nên cảnh trí
non nước hữu tình thơ mộng hiếm có của vùng núi Ba Vì.
Hệ động thực vật: đa dạng, phong phú. Hiện nay, các nhà thực vật học Việt
Nam ước khoảng 2000 loại. Gồm thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới bước đầu kê được 812
loài thực vật bậc cao với 88 họ thực vật, 270 loài bậc cao gồm nhiều loại gỗ quý hiếm
như lát hoa, kim giao sến mật, sồi, dẻ gai.... Hai loại cây rất quý được ghi vào "Sách
đỏ Việt Nam" là Bách xanh và Thông đỏ đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Động vật cú
44 loài thú, 104 loại chim, 15 loại bò sát, 9 loại lưỡng cư (tài liệu quy hoạch Vườn
quốc gia Ba Vì). Đây là nguồn tài nguyên rừng quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt.
Ba Vì là vùng đất có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như núi, rừng,
thác, suối, sông, hồ gắn liền với các địa chỉ du lịch được nhiều du khách biết đến như:
Vườn quốc gia Ba Vì; Du lịch Ao Vua; Khoang Xanh - Suối Tiên; Thiên Sơn - Suối
Ngà, Tản Đà,... Nơi đây còn có nhiều trang trại đồng quê, nhiều sản phẩm nông
nghiệp phong phú và nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên tại Thuần Mỹ rất thuận lợi
cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Dịch vụ du lịch
Dịch vụ lưu trú: Khu nhà sàn, biệt thự, nhà nghỉ cộng đồng (lưu trú cho khoảng
30-40 người), phòng nghỉ khách sạn, Ba Vì resort,...
Dịch vụ ăn uống: Có các món ăn như gà quay, canh rau sắn nấu cá suối, bánh
tẻ Phú Nhi, cơm lam xứ Mường, lặc lày chấm muối vừng… Đặc biệt có dê hầm bát vị
bổ dưỡng; trà dưỡng nhan được làm từ các loại thảo mộc như hoa, quả, lá,...; cháo
trường thọ hồi phục sức khoẻ, giúp cơ thể dẻo dai, khỏe khoắn… Ngoài ra còn có thực
đơn các bữa ăn xanh, sạch cho mỗi bữa ăn với các loại rau củ quả được cung cấp bởi
đồng bào mường, dao, sử dụng phương pháp trồng rau củ hữu cơ, các món ăn từ nhím
và lợn mán cũng hoàn toàn sạch.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Bạn có thể tắm suối, thác, bể bơi, có bể tạo sóng
cho người lớn và bể vầy cho trẻ em, các khoang tắm dọc suối. Dịch vụ tắm bùn
khoáng nóng tự nhiên kết hợp với tự nhiên và thảo dược.
Dịch vụ vui chơi giải trí: Leo núi, tắm nước vua xưa, bể bơi ngoài trời, vượt
thác, vui đùa trong công viên nước, nhà chơi đa năng, đu quay, du thuyền trên mặt hồ
Tiên, vui đùa với chim thú trong vườn .
Dịch vụ khác: Cho thuê dụng cụ phục vụ ăn uống hay 1 số hoạt động khác bao
gồm: bếp ga, than củi, loa, lều trại…

2.3. Du lịch nghỉ dưỡng


Tài nguyên du lịch
Tài nguyên tự nhiên: Ba Vì là 1 huyện bán sơn địa thuộc phía Tây Bắc của
Thành phố Hà Nội.Đây được coi là vùng đất cổ với sự ưu đãi của thiên nhiên ban tặng
các cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp:sông,hồ,rừng,núi…;không khí trong lành,môi
trường trong xanh,khí hậu quanh năm mát mẻ nên hệ sinh thái vô cùng đa dạng.Có lẽ
đây cũng chính là lý do mà tại Ba Vì đã xây dựng và phát triển được rất nhiều các khu
resort nổi tiếng:Tản Đà,Ba Vì,Family hay là Yên Bài Top Hill Resort…Bên cạnh
đó,Ba Vì còn có rất nhiều những khu du lịch nổi tiếng:Đầm Long,Khoang xanh -Suối
Tiên,Khoang Xanh -Suối Ngà,Ao Vua..đã thu hút rất nhiều khách du lịch từ nhiều nơi
không chỉ bởi cảnh đẹp mà còn bởi không gian yên bình vốn có của Ba Vì.Với nét độc
đáo trong địa hình,Ba Vì có khí hậu ôn đới-là dạng khí hậu rất đặc trưng của khu nghỉ
dưỡng chất lượng,phù hợp cho các du khách có nhu cầu nghỉ dưỡng hay phục hồi sức
khỏe.Tại Ba Vì có rất nhiều tháng thuận lợi cho sức khỏe con người và tổ chức các
hoạt động du lịch.Khách du lịch thường bị hấp dẫn bởi các điểm đến có địa hình đồi
núi bởi thời tiết thường mát mẻ hơn so với đồng bằng.
Tài nguyên nước của Ba Vì vô cùng dồi dào,phong phú bởi có lượng nước mưa
nhiều,thảm thực vật đa dạng và sông suối phát triển.Nhiều sông suối nhỏ đã được đắp
chăn lại thành thành các đập và hồ để phục vụ cho vấn đề nông nghiệp và du lịch.
Hệ thống giao thông tương đối phát triển,thuận lợi cho đi lại.Ba Vì khá quan tâm đến
vấn đề củng cố cơ sở đường xá,cầu cống,ngày càng có nhiều cung đường mới,thuận
tiện cho vấn đề di chuyển của khách du lịch.Đây cũng được coi là lợi thế của Ba Vì so
với các điểm đến khác.
Tài nguyên nhân văn:khách du lịch khi đến với VQG Ba Vì ban ngày tự do đi
thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên,ban đêm giao lưu văn hóa với cư dân các vùng
dân tộc vùng đệm.Tiềm năng du lịch nhân văn của Ba Vì gồm:các di tích và danh
thắng lịch sử,các đối tượng gắn với khảo cổ,dân tộc học,sự kiện văn hóa….Mặc dù
hoạt động tài nguyên nhân văn không phải là đối tượng tham quan chủ yếu vào các
dịp cuối tuần tuy nhiên hiện nay thì bên cạnh việc hòa mình vào cùng với các giá trị
thiên nhiên thì việc tham gia trải nghiệm và cảm nhận các giá trị văn hóa các dân tộc
đang dần trở thành xu hướng phát triển của dòng khách du lịch.
Ba Vì có gần 200 phế tích kiến trúc được xây dựng từ khoảng 90 năm
trước.Đây là những dấu tích quan trọng của di sản quy hoạch,kiến trúc vùng núi rừng
đặc trưng của Pháp.Những phê phế tích này cùng với non nước,đất trời đã tạo nên
những khung cảnh hữu tình,vô cùng cảm xúc thu hút khách du lịch.
Dịch vụ du lịch
Dịch vụ lưu trú: Tản Đà Spa Resort với hệ thống 85 phòng nghỉ chia làm hai
khu: xóm nhà cổ và xóm Lạc Việt, Family resort Ba Vì, …
Dịch vụ spa: tắm bùn, tắm với sữa bò, thảo dược cùng các dịch vụ massage
khác, bể tắm khoáng, …
Dịch vụ ăn uống, phòng tập, góc vui chơi cho trẻ em, khoảng sân vườn rộng
cho cả gia đình,...
Hàng hóa
Đồ lưu niệm, thực phẩm,...

2.4. Du lịch trải nghiệm nông nghiệp


Tài nguyên du lịch
Có rất nhiều các trang trại phục vụ cho du lịch nông nghiệp tại Ba Vì như là:
Trang trại Đồng Quê (Bavi Homestead), Hợp tác xã cổ phần nông trại xanh, Trung
tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì xã Vân Hòa; Gia Trịnh ecofarm, Nông trang vui
vẻ xã Yên Bài… Đến đây, du khách sẽ được tham quan các làng sản xuất nông nghiệp
có truyền thống, được hưởng thụ các đặc sản thiên’ nhiên tươi lành cũng như có cơ
hội tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch nông nghiệp mang đậm dấu ấn văn
hóa đồng quê Việt Nam như: cấy lúa, bắt cá cua ốc bằng những dụng cụ làm bằng tre,
trồng và hái các loại rau rừng và rau thảo dược, xem cách làm mật ong, tự hái và sao
chè khô, cho đà điểu, dê, thỏ, bò sữa ăn...
Dịch vụ du lịch
Dịch vụ lữ hành: Du khách đi du lịch trải nghiệm nông nghiệp tại Ba Vì có thể
đặt các tour qua các đại lý lữ hành: Công ty du lịch Ba Vì, công ty du lịch sức sống
Việt hoặc tìm kiếm thông tin và đặt qua kênh online website Vietsoul, dulichbavi.com,
nuibavi.com,...
Dịch vụ lưu trú: Có phòng nghỉ tập thể và phòng riêng cho các gia đình với tiện
nghi đầy đủ tại các trang trại hoặc xung quanh các trang trại cũng có các homestay,
khách sạn phục vụ lưu trú cho du khách
Dịch vụ vận chuyển: các nhà xe đưa đón khách tận nơi
Dịch vụ ăn uống: Du khách dùng bữa tại Trang trại với sản vật tươi lành nơi
đây hoặc có thể thưởng thức các đặc sản khác của Ba Vì tại các nhà hàng xung quanh.
Dịch vụ vui chơi trải nghiệm:
 Tại trang trại chăn nuôi bò sữa, du khách sẽ được tìm hiểu quy trình chăn
nuôi và quy trình tạo nên sữa tươi Ba Vì nổi tiếng cùng các chế phẩm từ
sữa. Ngắm tận mắt đàn bò ngộ nghĩnh với những đốm khoang đen trắng mà
thường chỉ có trên quảng cáo, phim ảnh.
 Tại các làng sản xuất chè, du khách được ngắm nhìn những vạt chè xanh
mướt, những búp chè non mơn mởn còn đang ngậm sương. Giữa đồi chè
xanh tươi, tự tay hái chè, sơ chế và thưởng thức vị chè Ba Trại cùng đặc sản
kẹo lạc Đường Lâm sẽ là trải nghiệm khó quên với mỗi người.
 Du khách đến với các trang trại Ba Vì sẽ được tham gia bắt tôm cua cá ốc
bằng cách úp nơm hoặc các dụng cụ làm bằng tre; tập cấy lúa, tập trồng và
hái các loại thảo dược hay rau rừng; ngắm nhìn các con vật nuôi còn khá lạ
lẫm với trẻ em thành phố như đà điểu, dê, thỏ, bò sữa và tự tay cho chúng
ăn; chứng kiến cách bắt ong là xem cách làm mật ong nguyên chất…
Ngoài ra còn các dịch vụ khác như tham gia vào các lớp học trồng rau, cấy lúa,
thuê hướng dẫn viên du lịch,...
Hàng hóa
Gắn liền với các trải nghiệm thú vị tại các trang trại, 1 số sản phẩm hàng hóa
mà khách hàng có thể tham khảo như: sữa bò Ba Vì, rau sạch, đặc sản chè tươi Ba Vì,
các loại thảo dược quý...

PHẦN 3: THIẾT KẾ SẢN PHẨM MỚI

3.1. Ý tưởng về sản phẩm mới


Tên ý tưởng: Phát triển Du lịch tình nguyện kết hợp với du lịch tham quan
nghỉ dưỡng.
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng hoạt động du lịch huyện Ba Vì,
cho thấy rằng Ba Vì có tiềm năng rất lớn đối với phát triển du lịch với cảnh quan thiên
nhiên tươi đẹp, trong lành, nguyên sơ, đa dạng phong phú. Các loại hình du lịch cũng
được xây dựng và phát triển khá đa dạng bao gồm: Du lịch nghỉ dưỡng, Du lịch sinh
thái, Du lịch trải nghiệm nông nghiệp, Du lịch văn hóa tâm linh,... đem lại một nguồn
thu không nhỏ cho điểm đến. Tuy nhiên, có một loại hình du lịch mới chưa được khai
thác nhưng cũng đầy tiềm năng đối với Ba Vì đó là loại hình du lịch tình nguyện.
Theo trang Vntrip.vn, du lịch tình nguyện là những chuyến đi du lịch có sự kết
hợp tham quan, nghỉ ngơi, khám phá các hoạt động từ thiện, tình nguyện như bảo vệ
môi trường, phòng chống và khắc phục thiên tai, đóng góp vật chất để duy trì các
hoạt động giáo dục hay xây dựng cơ sở vật chất như trường học, nhà ở.
Theo đó, người tham gia hành trình này vừa là một du khách, vừa là một tình
nguyện viên. Mô hình du lịch kết hợp với hoạt động thiện nguyện đã phát triển tại
Việt Nam nhiều năm nhưng đa phần dành cho khách lớn tuổi hoặc các cơ quan, tổ
chức. Với mục đích giúp các bạn trẻ đi du lịch, qua đó phát triển bản thân, mở mang
kiến thức và vốn sống, việc xây dựng và phát triển loại hình du lịch tình nguyện này
mang sứ mệnh kết nối giới trẻ với cộng đồng, đồng thời góp phần vào việc tuyên
truyền nâng cao nhận thức của mọi người về phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi
trường. Đây cũng chính là mô hình du lịch mà mọi hướng tới sau đại dịch Covid 19,
xu hướng du lịch trải nghiệm, du lịch xanh, cùng với chính sách phát triển du lịch bền
vững của các cơ quan du lịch và chính phủ.
Ba Vì có tiềm năng rất lớn cho mô hình du lịch này. Trước hết, Ba Vì thuộc
thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố không quá xa. Do đó, sẽ thu hút được
lượng lớn khách du lịch từ thành phố đông đúc này, đặc biệt là lượng sinh viên khổng
lồ từ các trường đại học tại nơi đây. Ba Vì còn là nơi tập trung một số lượng đáng kể
các trung tâm thiện nguyện, các khu chức năng hỗ trợ người khuyết tật như:
- Khu điều dưỡng tâm thần (Thụy An - Ba Vì),
- Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ em tàn tật (Thụy An - Ba Vì)
- Trung tâm bảo trợ xã hội 4 (Tây Đằng - Ba Vì)
- Trung tâm bảo trợ xã hội 3 (Tân Lĩnh - Ba Vì)
- Trung tâm bảo trợ xã hội 2 (Ngọc Sơn - Ba Vì)
- Trung tâm trẻ khuyết tật Ba Vì Sơn Tây (Thụy An - Ba Vì)

3.1.1. Điểm đến cạnh tranh

Tên Lộ trình chung Điểm nổi bật về tour Điểm nổi bật về điểm đến
điểm
đến
Mai Đèo Thung Khe Tổ chức lớp học cộng Tham quan Bản Lác – Mai
Châu - Bản Lác II đồng cho trẻ em trong Châu.
Hòa Giao lưu văn hóa bản. Tham gia chương trình
Bình dân tộc Thái, múa Hỗ trợ truyền thông về Amazing Race khám phá Mai
sạp vẻ đẹp thiên nhiên, văn Châu
Tham gia Cuộc đua hóa của Mai Châu Trải nghiệm làm xôi ngũ sắc,
Kỳ thú – Amazing Thu hút, khai thác tiềm cơm lam độc đáo.
Race năng du lịch của vùng Thử các trang phục truyền
Thác Gò Lào – Ba đất này. thống: áo thổ cẩm, váy Mèo,
Khan Hỗ trợ tư vấn và cải váy Thái…
thiện cảnh quan Tham gia hoạt động lửa trại,
homestay cho các hộ giao lưu văn hoá dân tộc Thái
gia đình. trắng
Phát triển sản phẩm du
lịch cộng đồng địa
phương.

Bắc - Làng văn hóa - Hỗ trợ phát triển du - Tham quan làng văn hóa
Sơn - Quỳnh Sơn lịch cộng đồng độc đáo Quỳnh Sơn.
Lạng - Giao lưu cùng tạo Làng văn hóa - Phiêu du thung lũng Bắc
Sơn người dân và trẻ Quỳnh Sơn Sơn đẹp như mơ, và ngắm
em địa phương - Hỗ trợ truyền thông bình minh lên rực trên đỉnh
- Đỉnh Nà Lay về vẻ đẹp thiên nhiên, Nà Lay
- Khu du lịch văn hóa của Bắc Sơn, - Trải nghiệm nét văn hóa
Đồng Lâm – Hữu từ đó thu hút, khai thác đậm nét Tày, với làn điệu hát
Liên. tiềm năng du lịch của Then độc đáo, cùng những
- chèo Kayak trên vùng đất này. món ăn truyền thống thơm
hồ Nong Dùng - Hỗ trợ tư vấn và phát ngon.
triển homestay cho các - Trải nghiệm chèo Kayak
hộ gia đình. trên hồ Nong Dùng – Đồng
- Tổ chức lớp học cộng Lâm
đồng cho trẻ em và
người lớn nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục
cho địa phương.
- Tham gia trải nghiệm
làm bánh Chưng đen
sau đó đánh giá,
feedback lại về dịch vụ,
hoạt động trải nghiệm
cho địa phương để xây
dựng 1 tour trải nghiệm
hoàn chỉnh.

Mộc - Đèo Thung Khe - Tham gia buổi lửa trại - Thác Dải Yếm là ngọn thác
Châu - - Thác Dải Yếm giao lưu cùng đồng bào nổi tiếng nhất nhì vùng núi
Sơn La - Vườn hoa Happy dân tộc và thưởng thức Tây Bắc bởi vẻ đẹp mạnh mẽ
Land văn nghệ truyền thống. nhưng không kém phần thơ
- Ngũ Động Bản - -Được ăn cơm lam, mộng
Ôn thịt nướng, uống rượu - Vườn hoa Happy Land là
- Đồi chè trái tim Tây Bắc, hòa mình nhà của hàng trăm, hàng
- Thung lũng mận trong sự náo nhiệt dưới nghìn loại hoa bản địa, hoa
Nà Ka ánh lửa bập bùng và nhập khẩu vô cùng đa dạng
- Chợ phiên Pà Cò các điệu nhảy độc đáo - Địa danh đồi chè trái tim
- Hỗ trợ truyền thông đang làm mưa làm gió trên
về vẻ đẹp thiên nhiên, các diễn đàn mạng xã hội
văn hóa của Mộc Châu - Tự do tham quan các vườn
- Thu hút, khai thác hoa trồng bởi người dân và
tiềm năng du lịch của mua sắm sản vật địa phương
vùng đất này. - Hội chợ phiên Pà Cò của
người đồng bào H'Mông sôi
nổi vô cùng, có rất nhiều sản
vật

=> Đánh giá: Mức độ cạnh tranh của tour du lịch đến Mai Châu - Hòa Bình ở mức
cao

3.2. Package (Sản phẩm)


Tour du lịch tình nguyện tại Trung tâm phục hồi chức năng Thụy An kết hợp
với du lịch sinh thái tại khu du lịch Đầm Long - Bằng Tạ (Trần Tuấn, LQA,
PLinh,Huyền)
(xây dựng cụ thể timeline, giá,...)

3.2.1. Lịch trình


 NGÀY 1: HÀ NỘI - BA VÌ
06h00: Quý khách tập trung tại cổng trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
06h30: Đoàn xe bắt đầu khởi hành đi Ba Vì ngày đầu tiên với các hoạt động tình
nguyện tại trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An. Trung tâm được
thành lập năm 1976 (thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) nằm trên địa bàn
xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội. Tại đây, các y bác sĩ, các thầy cô giáo sẽ xây
dựng và phát triển các hoạt động giáo dục, phục hồi chức năng và phát triển dạy nghề
để giúp các em nhỏ khuyết tật.
08h30: Đoàn đến trung tâm phục hồi chức năng Thụy An để giao lưu, trò chuyện,
quyên góp, tặng quà cho các em nhỏ có vấn đề về sức khỏe hay các em nhỏ bị khuyết
tật. Bên cạnh đó, chia sẻ một chút với công việc của các y bác sĩ, các thầy cô đang làm
mỗi ngày để giúp các em nhỏ không may mắn ở đây cũng cảm nhận được cuộc sống
tươi đẹp như bao người bình thường khác. Tiếp đó, đoàn sẽ đi tham quan cơ sở vật
chất của trung tâm, tham quan các phòng, các lớp và nơi ở sinh hoạt của những người
tại trung tâm.
12h00: Đoàn di chuyển đi ăn trưa và nghỉ ngơi.
14h00: Đoàn về Khu du lịch Đầm Long và thực hiện check-in, nhận nhà sàn.
18h00: Đoàn tham gia tiệc gala dinner ngoài trời với tiệc nướng, chương trình giao
lưu văn nghệ, kết nối giữa các du khách tham gia tour bằng hoạt động đốt lửa trại,
nhảy sạp.
22h00: Quý khách tự do sinh hoạt cá nhân và nghỉ ngơi.
 NGÀY 2: KHU DU LỊCH ĐẦM LONG - BẰNG TẠ (BA VÌ) - HÀ NỘI
07h00: Đoàn ăn sáng tại Nhà hàng tại Khu du lịch Đầm Long.
08h00: Đoàn đi khám phá hệ sinh thái rừng tự nhiên và đầm sen (vào mùa hè) hoặc
đầm hoa súng (vào mùa đông) trong khu du lịch Đầm Long bằng xe đạp hoặc đi bộ.
Khu rừng Bằng Tạ nguyên sinh có tới hơn 400 loại cây, trong đó nhiều cây quý hiếm
tuổi thọ vài trăm năm tạo ra không gian thật sự gắn kết với thiên nhiên. Trong khu
rừng có rất nhiều khỉ, hươu, nai, chim chóc… các con thú được nuôi bán hoang dã. Du
khách có thể lắng nghe tiếng chim trong tiết trời mát mẻ và vui đùa cùng khỉ. Khu
Đầm Sen là một trong hệ sinh thái tự nhiên bao quanh hơn 20 ha khu du lịch sinh thái
Đầm Long. Bạn có thể lựa chọn ngồi câu cá hay bơi thuyền theo nhân viên khu du lịch
đắm mình vào thiên nhiên với cả một hồ sen xa ngút tầm mắt.
11h30: Quý khách thưởng thức các món ăn đặc sản tại nhà hàng địa phương và nghỉ
ngơi.
13h30: Du khách tự do tham gia các trò chơi, giải trí trong khu du lịch như xe điện,
đạp vịt, thiên nga quanh hồ, hoặc tắm tại bể bơi trong khu du lịch.
15h30: Đoàn lên xe trở về Hà Nội
17h30: Đoàn tập trung tại một điểm, hướng dẫn viên chào đoàn và kết thúc chuyến
hành trình Hà Nội - Ba Vì 2N1D.

3.2.2. Xây dựng giá

STT NỘI DUNG CHI ĐƠN GIÁ SỐ THÀNH GHI CHÚ


PHÍ LƯỢNG TIỀN

1 Vé tham quan 90.000 26 2.470.000 Khu du lịch


Đầm Long

2 Vận chuyển 2.800.000 1 2.800.000 2 ngày


(Hyundai County
29 chỗ)

3 Nhà sàn tập thể 1.200.000 2 2.400.000 10-15 người/


(nhỏ) nhà sàn

4 Ăn sáng 30.000 27 810.000

5 Ăn (2 bữa chính) 100.000 27*2 5.400.000

6 Gala Dinner 250.000 27 6.750.000

7 Công tác phí cho 300.000 2 600.000


HDV

8 Bảo hiểm 3.000 2*26 156.000

TỔNG 21.386.000
Vé tham quan chiết khấu 5% cho đoàn từ 20-50 người:
100.000 * 95% = 95.000 VND/ người lớn
Tổng chi phí cả đoàn: 21.386.000 VND
Lợi nhuận = 21.386.000 * 10% = 2.139.000 VND
Giá thành = 21.386.000 + 2.139.000 + 50.000*26 = 24.825.000 VND
Giá bán = 24.825.000 / 26 = 955.000 VND

3.2.3. Lưu ý
Giá tour bao gồm:

Giá tour không bao gồm:

Giá dịch vụ ở khu du lịch Đầm Long không quá cao, phù hợp với mọi đối tượng, đặc
biệt nhóm học sinh, sinh viên có thể lựa chọn để xả stress cuối tuần.
 Vé dành cho người lớn cao trên 1,2m: 100.000 đồng/ người
 Vé dành cho trẻ em dưới 1,2 m: 60.000 đồng/ người
Đặc biệt, tại khu du lịch Đầm Long có áp dụng giảm giá nếu bạn đi theo đoàn nhiều
người: từ 20 - 50 người sẽ được giảm 5% giá vé cho mỗi người, đoàn có từ 50 - 500
người sẽ được giảm 10% giá vé cho mỗi người. Đối với đoàn trên 500 - 1000 người
có thể được giảm 15% giá vé. Mức giảm giá chỉ được áp dụng đối với người lớn.
3.3. Program
Các hoạt động có thể tổ chức tại Ba Vì:
- Tổ chức hoạt động giao lưu, quyên góp ủng hộ, hỗ trợ đối với những người khiếm
khuyết tại trung tâm phục hồi chức năng.
hỗ trợ người dân địa phương(các cửa hàng uy tín,chất lượng) trong việc quảng bá du
lịch tại các điểm du lịch bán và cũng như là mời khách du lịch mua các sản phẩm lưu
niệm đặc trưng của vùng miền.
- Tham quan các cảnh quan, trải nghiệm các dịch vụ du lịch tại điểm đến Đầm Long:
các trò chơi mạo hiểm, thưởng thức ẩm thực đặc sản của Ba Vì.
- Hoạt động camping.
Sự kiện: Tổ chức đêm gala “màu xanh và những người bạn” gồm các thành
viên của đoàn với lời kêu gọi tham gia của những vị khách “bất ngờ”(thường là các vị
khách gần đó) và tổ chức ca hát giao lưu, chơi các trò chơi đồng đội.

3.4. Physical Products (Cơ sở vật chất kỹ thuật)

3.4.1. Hạ tầng giao thông


Trung tâm phục hồi chức năng Thụy An và khu du lịch Đầm Long nằm cách
trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 62 km về phía tây Bắc, thuộc huyện Ba Vì, có hệ
thống giao thông thuận lợi liên kết với thủ đô và đi các tỉnh lân cận. Từ nội thành Hà
Nội đến khu du lịch Đầm Long không có tuyến bus nào chạy qua, nên tốt nhất du
khách có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân hay xe khách, ô tô. Hai địa điểm
này cách nhau khoảng 11km nên không quá khó khăn trong việc di chuyển. Hệ thống
đường xá được giải bê tông và giải nhựa, những cung đường này thường không chia
làn nhưng khá thuận lợi và dễ di chuyển. Các phương tiện giao thông có thể dễ dàng
tránh nhau.
Nhìn chung, hệ thống giao thông tới 2 địa điểm này và giữa 2 địa điểm này so
với các điểm du lịch khác trong các tỉnh lân cận từ trung tâm Hà Nội khá gần và thuận
tiện. Huyện Ba Vì có những cung đường mới, tương đối thuận lợi cho việc di chuyển
của khách du lịch. Đây chính là lợi thế của các điểm đến tại Ba Vì so với các điểm du
lịch khác.

3.4.2. Cơ sở vật chất ở Khu du lịch Đầm Long


Dịch vụ vui chơi giải trí:
- Tham quan rừng nguyên sinh, tham quan những loại động thực vật quý hiếm như
nai, hươu, khỉ, sóc,…
- Các hoạt động vui chơi ngoài trời: Khu bể bơi có cầu trượt được xây dựng khá hiện
đại; khu du thuyền phục vụ cho du khách vừa đạp nước vừa ngắm hoa sen, cảnh quan
quanh hồ. Đội xe điện chuyên dụng chở khách đi tham quan xung quanh rừng Bằng
Tạ. Khu vui chơi giải trí còn nhiều dịch vụ khác: Tàu lượn vượt thác cảm giác mạnh,
xe đạp đôi, cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền, tennis, tắm hơi, massage, bấm huyệt...
Dịch vụ ăn uống: Đến Đầm Long du khách có cơ hội được thưởng thức nhiều
món ăn đặc sắc khai thác từ ao, hồ, đầm. Hệ thống nhà ăn rộng, thoáng mát có sức
chứa 700 thực khách luôn đón và phục vụ quý khách.
Dịch vụ lưu trú: Khu du lịch có 56 phòng khách sạn và 4 nhà sàn `có sức chứa
lên tới 80 người, nhà sàn cỡ vừa với sức chứa 60 người và nhà sàn nhỏ với sức chứa
10-15 người.

3.4.3 Cơ sở vật chất ở xung quanh Trung tâm phục hồi chức năng Thụy An
Dịch vụ ăn uống: đa dạng các nhà hàng, quán ăn: phở, bún, cơm… Ngoài ra,
còn có cái cửa hàng bán đặc sản của Ba Vì như sữa dê, kẹo sữa…
Tóm lại, hạ tầng và cơ sở vật chất đều thuận lợi, dễ tiếp cận và đáp ứng được
các nhu cầu về ăn uống, nghỉ ngơi của du khách khi tham gia du lịch tình nguyện tại
Ba Vì.

3.5. People (Con người)


Guess: Đối tượng khách hàng mục tiêu
Vì đi du lịch tình nguyện trước hết cần phải có nền tảng thể chất tốt, sự linh
hoạt và thích nghi được với môi trường sống thiếu thốn. Do đó, sản phẩm Tour du lịch
tình nguyện nhắm tới nhóm đối tượng mục tiêu là khách nội địa. Trong đó, khách nội
địa gồm các đối tượng học sinh sinh viên và trí thức trẻ, công ty, doanh nghiệp, trường
học, đại đọc, cao đẳng. Bên cạnh đó, cũng hướng tới các khách quốc tế gồm các du
khách nước ngoài hứng thú với du lịch trải nghiệm, đến những vùng đất mới lạ, tìm
hiểu những nền văn hóa độc đáo, trải nghiệm những lối sống khác nhau của người dân
địa phương.
Ngoài ra, Có rất nhiều nhóm bạn trẻ đam mê du lịch và giúp đỡ cộng đồng đã tổ chức
những chuyến du lịch tình nguyện nổi tiếng và có sức lan tỏa như: dự án HumaniTour,
nhóm phượt thiện nguyện The Great Pens, nhóm phượt Trekking fan, tổ chức thiện
nguyện vì giáo dục VEO…, ta có thể liên hệ đến những dự án đó để hợp tác và quảng
bá sản phẩm của mình.
Host: Gồm lực lượng lao động và cư dân địa phương
Xây dựng du lịch thiện nguyện theo hướng cộng đồng, lấy người dân là trung
tâm, tập trung vào việc hỗ trợ, ổn định kinh tế cho cư dân địa phương sẽ trực tiếp tạo
ra cơ hội việc làm, thay đổi đáng kể đời sống của người dân. Để làm tốt điều đó cộng
đồng địa phương là người phải hiểu rõ và ý thức được một cách nghiêm túc về việc
đảm bảo chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách, chất lượng của sản phẩm
du lịch không chỉ thể hiện ở giá trị vật chất mà còn ở giá trị tinh thần. Cảm nhận tốt
của du khách bắt nguồn từ chính thái độ thân thiện, tiếp đón ân cần, sự am hiểu về môi
trường tự nhiên và nhân văn, sự chân thực của cộng đồng địa phương. Hiệu quả trong
quá trình giao tiếp giữa du khách và cộng đồng là sự diễn đạt thông tin một cách chính
xác và dễ hiểu. Để tạo nên những giá trị văn hóa đích thực, cộng đồng địa phương cần
nhận thức sâu sắc việc giữ gìn, bảo tồn và thực hiện thói quen văn hóa một cách đời
thường chứ không phải trình diễn văn hóa.
Hiện nay ở Ba Vì có một số địa điểm để tình nguyện như là: Khu điều dưỡng
tâm thần (Địa chỉ : Thụy An – Ba Vì – Hà Nội), Trung tâm nuôi dưỡng người già và
trẻ tàn tật (Địa chỉ : Thụy An – Ba Vì – Hà Nội), Trung tâm bảo trợ xã hội 4 (Địa
chỉ :Xã Tây Đằng- Huyện Ba Vì – Hà Nội), Trung tâm bảo trợ xã hội 2 (Địa chỉ :
Ngọc Sơn – Ba Vì – Hà Nội),... hầu hết ở những trung tâm này đều thường xuyên có
những đoàn thiện nguyện, nhà hảo tâm về tài trợ. Tuy nhiên, nhân lực lao động ở đây
thì lại vô cùng khan hiếm với quản lý và 1 vài nhân viên, trong khi số lượng trẻ em
mồ côi, tàn tật và người già thì lại vô cùng nhiều. Bên cạnh đó, việc giúp đỡ, chăm
sóc, trẻ nhỏ tàn tật, bệnh nhân ở các trung tâm cũng cần một số kỹ năng, kinh nghiệm
cần thiết. Do vậy, có thể tổ chức thêm những khóa học cơ bản, cấp tốc, để các tình
nguyện viên có thể dễ dàng nắm bắt được công việc.
Ngoài ra, các điểm nghỉ ngơi lại khá xa so với những trung tâm này, chủ yếu là
xung quanh các hồ nước, và hầu hết được kinh doanh nhỏ lẻ bởi các hộ dân. Chính vì
thế,để tiện cho việc di chuyển và tạo cho du khách có nhiều trải nghiệm mới lạ cũng
như tìm hiểu văn hóa địa phương DMOs có thể liên hệ với các hộ dân xung quanh các
trung tâm đó để được ngủ nhờ hay thuê phòng với giá rẻ. Hoặc để du khách có thể
mượn các dụng cụ để dọn vệ sinh, nhổ cỏ, khơi thông cống rãnh.
Để làm được điều này, các DMOs cần có những chính sách và ưu đãi cụ thể
cho người dân như là hỗ trợ về chi phí sinh hoạt, giải quyết các mâu thuẫn, hay thậm
chí là nhận được sự giúp đỡ từ các tình nguyện viên, ngoài ra các DMOs cũng cần có
những nghiên cứu về chính sách để chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng địa phương
thông qua các nguồn thu từ hoạt động du lịch và tạo công ăn việc làm cho người dân.
Việc nhận được lợi ích xứng đáng sẽ là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy người
dân tập trung tham gia vào làm du lịch một cách chuyên nghiệp hơn. Cuối cùng, cần
phải liên kết tốt với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch để tạo nên các tour du lịch
độc đáo, hấp dẫn, thu hút khách du lịch, quảng bá du lịch và văn hóa huyện Ba Vì.

3.6. Những đóng góp của của sản phẩm mới đối với hoạt động kinh doanh du lịch
huyện Ba Vì
Kinh tế: Giúp cho huyện tăng doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động du lịch, góp
phần vào sự phát triển kinh tế của Ba Vì nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung.
Bên cạnh đó, sự phát triển của loại hình du lịch này cũng tạo thêm cơ hội việc làm cho
người dân địa phương, tạo thêm thu nhập và cuộc sống ổn định cho họ.
Marketing: Giúp phổ biến rộng rãi hình ảnh, thương hiệu du lịch của Ba Vì hơn
thông qua hoạt động tình nguyện kết nối hàng triệu con người trên khắp mọi miền của
tổ quốc, tuyên truyền hoạt động thiện nguyện và bảo vệ môi trường.
Xã hội và nhân văn: Du lịch thiện nguyện cũng giúp cho đời sống xã hội của
con người nơi đây nói riêng và với tất cả mọi người Việt Nam nói chung được nâng
cao hơn; góp phần thu hẹp khoảng cách giữa con người với nhau, thể hiện tốt lối sống
tốt “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta. Bên cạnh đó, sự phát triển của loại hình du
lịch này cũng tạo thêm cơ hội việc làm cho người dân địa phương, tạo thêm thu nhập
và cuộc sống ổn định cho họ.
Môi trường: Du lịch tình nguyện bao gồm các hoạt động thiện nguyện xã hội
như: lao động công ích, nhặt rác, trồng cây,... góp phần làm sạch môi trường sống
xung quanh, truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường đến với nhiều người hơn, tái tạo
lại môi trường.
Tài liệu tham khảo
1. Bách hóa Xanh,11 địa điểm du lịch Ba Vì đẹp cho kỳ nghỉ dưỡng 2 ngày 1 đêm,
truy cập ngày 31/10/2022,11 địa điểm du lịch Ba Vì đẹp cho kỳ nghỉ dưỡng 2
ngày
2. Du lịch Ba Vì, Review về Khu du lịch Đầm Long, truy cập ngày 31/10/2022,
Đầm Long - Khu du lịch Đầm Long
3. Hoàng Thu Thủy (2022),Thực trạng và những tiềm năng phát triển du lịch
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, Tạp chí điện tử của Bộ Tài Nguyên và Môi
trường
4. Minh An (2021), Đánh thức tiềm năng du lịch của Ba Vì, truy cập ngày
31/10/2022, Đánh thức tiềm năng du lịch Ba Vì
5. Volunteer For Education, Du lịch tình nguyện Mai Châu Hòa Bình, truy cập
ngày 31/10/2022, Du lịch tình nguyện Mai Châu-Hòa Bình
6. Website chính thức của Ao vua JSC, truy cập ngày 31/10/2022,Khu du lịch
Đầm Long

You might also like