You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á

BÁO CÁO THỰC TẾ

NGÀNH HỌC: ĐÔNG NAM Á HỌC

MÔN HỌC: DU LỊCH VĂN HOÁ VÀ DI SẢN

Lớp: DH20DN02

Nhóm: 02

Giảng Viên:Th.S Trần Thị Bích Ngọc

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên MSSV Mức độ hoàn


thành

1 LÊ THỊ DUNG 2055012011 100

2 HỒ XUÂN MAI 2055012045 100

3 ĐẶNG TRÍ VĨ 2057010966 100

4 NGUYỄN NGỌC LINH 2055012041 100

5 NGUYỄN HỒNG VY 2055012098 100

6 NGUYỄN THỊ NGỌC DIÊM 2055012008 100

7 ĐÕ PHƯƠNG THẢO 2055010303 100

8 VÕ THÀNH NAM 2055010163 100

9 NGUYỄN ANH THƯ 2055012077 100

10 NGÔ THỊ KHÁNH LINH 2055012040 100

11 DƯƠNG NGỌC QUỲNH VY 2055012096 100

12 PHẠM THỊ YẾN NHI 2055012060 100


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐÂU ............................................................................................................................. 1
1.Lý do khảo sát ............................................................................................................................... 1
2.Mục tiêu khảo sát .......................................................................................................................... 2
3.Đối tượng khảo sát ........................................................................................................................ 2
4.Phạm vi khảo sát ........................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................................... 3
1.1.Khái niệm di sản .................................................................................................................... 3
1.2. Những di sản đã đi khảo sát thực tế ..................................................................................... 4
1.3.Những di sản khác tại tỉnh Ninh Thuận................................................................................. 7
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC DI SẢN TẠI NINH THUẬN ............ 13
2.1.Thực trạng của những di sản đã sử dụng và khai thác trong du lịch. ...................................... 13
2.1.1.Làng gốm Bàu Trúc .......................................................................................................... 13
2.1.2.Vịnh Vĩnh Hy ................................................................................................................... 13
2.2.Những di sản còn tiềm năng .................................................................................................... 15
2.2.1. Những di sản đã tham quan trong chuyến đi ................................................................... 15
2.2.2 Những di sản khác tại tỉnh Ninh Thuận............................................................................ 16
2.3.Cơ hội và thách thức khi phát triển du lịch di sản văn hoá ...................................................... 18
2.3.1.Cơ hội ............................................................................................................................... 18
2.3.2 Thách thức ........................................................................................................................ 19
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ BẢO TỒN CÁC DI SẢN ...................................... 20
3.1.Tuyên truyền ý thức bảo vệ di sản ........................................................................................... 20
3.2.Bảo vệ môi trường ................................................................................................................... 20
3.3 Nâng cao cơ sở vật chất .......................................................................................................... 23
3.4 Quảng bá du lịch ..................................................................................................................... 26
3.5 Nâng cao công tác quản lý ...................................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 31
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
PHẦN MỞ ĐÂU

1.Lý do khảo sát

Ninh Thuận - vùng đất xinh đẹp ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ được thiên nhiên ban
tặng nhiều nguồn tài nguyên phong phú. Thiên nhiên Ninh Thuận là một bức tranh hài hòa giữa
đồng bằng, đồi núi và biển cả, tạo nên vẻ đẹp riêng có của vùng đất này, đây là nền tảng vững
chắc để Ninh Thuận phát triển du lịch. Bởi vậy, Ninh Thuận đánh giá là tỉnh có nguồn tài
nguyên phát triển du lịch phong phú về du lịch văn hoá, du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch
biển, khám phá bản sắc văn hóa của vùng đất gắn bó lâu đời của các dân tộc với các lễ hội đặc
sắc diễn ra quanh năm. Đến nay, ngành du lịch Ninh Thuận đã có bước phát triển ấn tượng;
không gian, điểm tham quan du lịch ngày càng mở rộng; cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch có sự
phát triển nhanh về số lượng và chất lượng

Ninh Thuận là địa phương có đa dạng các loại hình di sản văn hóa được bảo tồn qua nhiều
thế hệ. Là vùng đất của những địa danh nổi tiếng, đặc biệt là những di tích cổ thời kỳ vương
quốc Chăm Pa với những lối kiến trúc mang đậm nét lịch sử của một thời đại, trong đó, đặc
biệt kể đến các di sản văn hóa đền, tháp, lăng… mang đậm nét văn hóa của đồng bào Chăm,
Raglai. Chính vì vậy, di sản văn hóa là một trong những thế mạnh có thể tạo ra các sản phẩm
đặc biệt để thu hút du khách đến với vùng đất này.

Tận dụng lợi thế đó, Ninh Thuận tập trung gắn kết bảo tồn di sản văn hoá với phát triển du
lịch. Đây là hướng đi bền vững, vừa gìn giữ văn hóa bản địa vừa phát huy tiềm năng vốn có
của vùng. Phát huy tiềm năng, lợi thế về hệ thống di tích lịch sử, văn hóa của địa phương,
những năm qua, tỉnh Ninh Thuận đã đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch di sản kết nối di tích
với các danh lam thắng cảnh để thu hút du khách trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó phối hợp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch xây dựng các sản
phẩm du lịch mới, hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao; đặc biệt là phát huy giá trị di sản văn hóa
gắn với phát triển du lịch, tạo sản phẩm du lịch đặc thù riêng của Ninh Thuận.

Với sự đa dạng sinh học do thiên nhiên ban tặng và đa dạng văn hóa của các dân tộc, tất cả
đã tạo nên một Ninh Thuận xinh đẹp, thu hút khách du lịch...Có thể nói Ninh Thuận là điểm
đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.

1
2.Mục tiêu khảo sát

Các di sản văn hoá là giá trị cốt lõi để phát triển du lịch đặc trưng ở các vùng du lịch của
Việt Nam nói chung và của Ninh Thuận nói riêng. Trong chuyến khảo sát thực tế sinh viên có
cơ hội tham quan, nghiên cứu văn hoá lịch sử thông qua các di sản, tìm hiểu và trải nghiệm
làng nghề truyền thống.

Sản phẩm du lịch văn hoá là yếu tố tạo nên nét khác biệt cho hệ thống sản phẩm du lịch
Việt Nam, kết nối và đa dạng hoá các tour, tuyến du lịch. Có thể kể đến nhiều sản phẩm du lịch
văn hoá nổi bật và hấp dẫn du khách như du lịch tham quan di sản, nghiên cứu văn hoá lịch sử
thông qua di sản, các bảo tàng sống và các bảo tàng trưng bày, tìm hiểu và trải nghiệm văn hoá
truyền thống, đời sống văn hóa cộng đồng du lịch lễ hội, du lịch văn hóa ẩm thực, du lịch tâm
linh, du lịch cộng đồng – du lịch sinh thái,...

Ngoài ra, chuyến đi thực tế không chỉ giúp cho sinh viên cọ xát với thực tế, tiếp cận gần hơn
với các di sản và văn hóa một cách chân thật nhất cũng như hiểu rõ cách mà người dân ở đây
áp dụng những tài nguyên sẵn có để làm du lịch, mang đến nhiều hoạt động gắn kết khách du
lịch với văn hóa bản địa, những hoạt động mang tính giáo dục, cảm xúc, trải nghiệm đáng nhớ.

3.Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là những di sản mà nhóm đã được khảo sát thực tế tại các điểm Làng
gốm Bàu Trúc, Cụm tháp Chăm Po Klong Giarai, Vịnh Vĩnh Hy.

4.Phạm vi khảo sát

Không gian khảo sát: Các địa điểm khảo sát đều thuộc tỉnh Ninh Thuận và cụ thể là:

Làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.

Cụm tháp Po Klong Giarai tại Bác Ái, Đô Vinh, Phan Rang-Tháp Chàm.

Vịnh Vĩnh Hy một vịnh nhỏ nằm ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Thời gian khảo sát: Chuyến đi thực tế kéo dài 2 ngày 1 đêm từ ngày 29 tháng 3 năm 2023
đến ngày 30 tháng 4 năm 2023.

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1.Khái niệm di sản


Di sản văn hóa là các di tích, các công trình kiến trúc, các công trình điêu khắc và hội họa,
các yếu tố hoặc cấu trúc có tính chất khảo cổ học, các dấu khắc, nơi cư trú hang động và tổ hợp
các đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hay khoa học;
các nhóm công trình xây dựng: các nhóm công trình riêng lẻ hoặc liên hoàn mà, do kiến trúc,
tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan
điểm lịch sử, nghệ thuật hay khoa học; các di chỉ, các công trình của con người hoặc công trình
kết hợp giữa con người và thiên nhiên, và các khu vực gồm có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi
bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hay nhân học. (Theo Điều 1,
Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới -1972)

Điều 1, chương 1 Luật Di sản văn hoá của Việt Nam nêu rõ định nghĩa về di sản văn hoá
của Việt Nam như sau: “Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá
vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền
từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Điều 4, chương 1 Luật Di sản văn hoá của Việt Nam Luật Di sản văn hóa (2001), sửa đổi,
bổ sung năm 2009 “Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia”

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được
lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và
các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết
về nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian khác

Di sản thiên nhiên là các đặc điểm thiên nhiên bao gồm các kiến tạo vật lý hoặc sinh học
hay các nhóm kiến tạo tương tự có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan thẩm mỹ hoặc khoa
học, các kiến tạo địa chất địa lý thiên nhiên và các khu vực được phân định rạch ròi là môi
trường sống của các các loài động vật và thực vật bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cần xét theo
quan điểm khoa học hoặc bảo tồn các di chỉ thiên nhiên hoặc các khu vực thiên nhiên được

3
phân định rạch ròi có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học bảo tồn hay vẻ đẹp
thiên nhiên.

Di sản hỗn hợp hay còn gọi là di sản kép, cảnh quan văn hóa thế giới để miêu tả các mối
quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hóa và thiên nhiên của một số khu di sản.

1.2. Những di sản đã đi khảo sát thực tế


1.2.1.Di sản văn hoá vật thể

Cụm tháp Po Klong Garai :

Di tích Quốc gia đặc biệt tháp Po Klong Garai (phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang –
Tháp Chàm),Tháp Po Klong Garai tọa lạc trên ngọn đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách
thành phố Phan Rang khoảng 9km, một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo,
chứa đựng giá trị văn hóa, được xem là biểu tượng và là niềm tự hào của đồng bào dân tộc
Chăm.

Khác với nhiều cụm đền tháp khác như tháp Nhạn Phú Yên, tháp Bà Po Nagar Nha Trang
hay tháp Po Sah Inư ở Phan Thiết. Cụm đền Tháp Chàm Po Klong Garai ở Ninh Thuận được
xây dựng hoàn toàn theo phong cách muộn, một phong cách nghệ thuật điển hình của Champa
từ thế kỷ XII – XIV. Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV để thờ
vua Po Klong Garai (1151 - 1205), vị vua có nhiều công trạng trong việc xây dựng hệ thống
thủy lợi phát triển nông nghiệp ở địa phương, được đồng bào Chăm nhớ ơn, thờ phụng hàng
trăm năm nay.

Po Klong Garai bao gồm 3 ngôi tháp, đó là tháp chính, tháp lửa và tháp cổng được xây từ
loại gạch nung đỏ sẫm. Trong ba ngôi tháp này, tháp cổng và tháp lửa không được sử dụng để
thờ cúng, chỉ có tháp chính là nơi thờ tự vị vua Po Klong Garai.

Phía trước cụm di tích là Tháp Cổng có độ cao hơn 5m, được chạm trổ những hoa văn hết
sức tỉ mỉ. Nơi này là cổng ra vào hành lễ, cúng tế và tiếp đón khách của vua khi xưa. Ở phía
Nam chính là tháp Lửa, ngôi tháp có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của
dân tộc Chăm.

4
Ngôi tháp này được thiết kế với hai mái cong cong hình chiếc thuyền. Đây là nét văn hóa
độc đáo của người Chăm cổ. Thời xưa, tháp Lửa là nơi cúng tế của tu sĩ, nơi để long bào, các
vật dụng cần thiết của vua Chăm Pa.

Ngôi tháp này có 1 cửa chính ở hướng Đông, phía trên được điêu khắc hình ảnh thần Siva
là vị thần thiêng liêng đối với dân tộc Chăm, phía dưới là hai trụ đá đỡ tháp được khắc chữ
Chăm cổ. Vào sâu hơn là tượng đá chạm khắc hình con bò được quan niệm là vật cưỡi của thần
Siva. Bên trong thờ vị vua có nhiều công lớn trong công cuộc cai trị đất nước với biểu tượng
Mukha-Linga.

Theo các nhà nghiên cứu, quần thể tháp Po Klong Garai có nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc
độc đáo còn tồn tại tương đối nguyên vẹn thuộc loại đẹp nhất của các đền tháp Chăm ở Việt
Nam hiện nay, mặc dù đã trải qua hàng trăm năm tháp Po Klong Garai vẫn giữ được nét đẹp
nguyên vẹn, với kỹ thuật xây dựng đặc biệt tháp vẫn giữ được màu gạch nung sẫm đỏ và kết
dính lại với nhau.

Hàng năm, tại tháp Po Klong Garai diễn ra nhiều sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng
quan trọng của đồng bào Chăm, đầu năm tại tháp Po Klong Garai thường diễn ra các lễ như lễ
cầu mưa, lễ đầu năm, đặc biệt là lễ hội Katê. Năm 1979, Di tích kiến trúc nghệ thuật này được
Bộ Văn hóa xếp hạng di tích di tích quốc gia và được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích
Quốc gia đặc biệt năm 2016.

Vịnh Vĩnh Hy:

Cách thành phố Phan Rang- Tháp Chàm 42 km về hướng Đông Bắc, vịnh Vĩnh Hy nằm giữa
làng Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Vịnh Vĩnh Hy là một trong tám vịnh đẹp nhất
Việt Nam được xếp hạng là danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ngày 07/01/2020, Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 44/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng lam
thắng cảnh cấp quốc gia.

Địa hình là biển, còn ba bề là núi rừng rộng lớn. Phía Tây là đỉnh núi Chúa cao 1040m so
với mực nước biển, dòng suối Lồ Ồ quanh năm đổ xuống Vịnh. Vùng biển này có những rạn
san hô muôn hình vạn trạng, những hang động bí ẩn thu hút các tín đồ ưa thám hiểm.

5
Chỉ riêng những vách núi len lỏi giữa vịnh và chạy dọc ra biển cũng đủ tạo nên vẻ đẹp rất
đỗi tự nhiên mà vô cùng độc đáo. Nhiều bãi biển trên Vịnh có bờ cát dài trắng phau đẹp đến
ngỡ ngàng cùng với cấu tạo kỳ lạ của địa chất, Vĩnh Hy có tới 307 loài san hô thân cứng và
thân mềm, trong đó có 50 loài mới được phát hiện ở Việt Nam.

Thiên nhiên ở đây chưa bị ảnh hưởng bởi chất thải công nghiệp và cũng chưa có sự can thiệp
nhiều của con người nên những rạn san hô còn rất đẹp. Chúng mọc thành rừng, với hàng chục
loại khác nhau, tạo nên những bức tường đủ màu sắc cao hàng mét, có thể dễ dàng nhìn thấy
qua làn nước trong xanh.

Vĩnh Hy không chỉ nổi tiếng là làng chài đánh cá với đội tàu hùng hậu mà còn nổi danh với
những lồng bè nuôi trồng hải sản. Ở đây có rất nhiều loại hải sản tươi ngon như ốc bàn tay, ốc
hương, ốc vú nàng, ốc giác… hay cầu gai, nhưng có lẽ ngon nhất là tôm hùm và cá dừa cựa
sống trong các ngách đá san hô, thịt trắng, vị thơm luôn là món ăn yêu thích cho những quý
ông đặt chân đến vùng đất này.

1.2.2.Di sản văn hoá phi vật thể

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc:

Nghệ thuật làm gốm Chăm Bàu Trúc vinh dự được UNESCO chính thức ghi danh vào Danh
sách Di sản văn văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp vào ngày 29/11/2022. Đây là làng
nghề làm gốm cổ nhất khu vực Đông Nam Á. Điều làm nên sự khác biệt của nghệ thuật làm
gốm Bàu Trúc là cách làm gốm không sử dụng đến thiết bị bàn xoay, bằng đôi bàn tay tài hoa
của phụ nữ Chăm; mỗi sản phẩm gốm luôn là độc bản, mang vẻ đẹp riêng, mộc mạc và giản
dị, tùy vào cảm xúc của người nặn gốm.

Làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm thủ công đất nung mang đậm bản sắc văn hóa
Chăm. Đây là một trong những địa điểm ở Ninh Thuận trong những năm gần đây luôn là điểm
đến hấp dẫn đông khách du lịch.

Nằm ở ven quốc lộ 1A, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 10km về phía Nam,
Làng gốm bàu Trúc Ninh Thuận thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. Ngôi làng này
là một trong số những ngôi làng cổ nhất ở Đông Nam Á. Cùng với làng dệt Mỹ Nghiệp, làng

6
gốm Chăm Bàu Trúc cùng nằm trong chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
của người Chăm trở thành điểm du lịch Ninh Thuận nổi tiếng.

Ngôi làng Bàu Trúc trước đây có tên gọi theo tiếng Chăm là Paley Hamu Trok, có nghĩa là
Ma Tró hay “làng trũng” trong tiếng Việt, xưa là địa danh làng Vĩnh Thuận thời Minh Mạng
năm 1832. Vào năm 1964, do một trận lụt lớn mà dân làng phải di dời về vùng đất có nhiều
cây trúc bên cạnh một cái ao lớn. Từ đó người dân gọi là làng Bàu Trúc.

Điểm đặc biệt của nghề làm gốm ở Bàu Trúc đó chính là phương pháp làm gốm thủ công,
mang tính nghệ thuật cao với sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng nét chạm khắc. Ở nhiều làng nghề,
người ta thường dùng các bàn xoay để nặn gốm. Tuy nhiên ở đây, các nghệ nhân gốm dùng
chính đôi tay khéo léo của mình để tạo nên những sản phẩm tuyệt vời.

Để làm ra sản phẩm gốm Bàu Trúc, người ta dùng loại đất có độ dẻo cao. Đất được làm sạch,
đập nhuyễn, ngâm nước, sau đó trộn với cát trắng hạt nhỏ theo tỷ lệ hai đất sét một cát. Khâu
chuẩn bị đất phải rất kỹ lưỡng, chỉ cần sót ít bụi bẩn thì sản phẩm sau khi nung sẽ bị nứt, hư
hỏng ngay. Người làm gốm gửi tình cảm, tâm linh mình vào từng đường nét hoa văn. Vì vậy
sản phẩm của mỗi người thợ có những “tiếng nói” riêng không thể trộn lẫn được. Mỗi sản phẩm
đã bán đi 5-10 năm, khi gặp lại họ vẫn nhận được mặt hàng do tay mình làm ra.

1.3.Những di sản khác tại tỉnh Ninh Thuận


1.3.1.Di sản văn hóa vật thể :

Tháp Po Rome:

Đền tháp Po Rome Ninh Thuận – Đền tháp Chăm cuối cùng được xây dựng, là một trong ba
đền tháp linh thiêng, nổi tiếng của vùng đất Panduranga, tọa lạc tại làng Hậu Sanh, xã Phước
Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận,Ngôi tháp nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang
- Tháp Chàm khoảng 15 km về hướng Nam. Nơi đây cũng cách trung tâm huyện Ninh Phước
7km, Quốc lộ 1A 6km về hướng Tây và cách Ủy ban nhân dân xã Phước Hữu 5km theo hướng
đường đi thẳng đến di tích.

Cùng với tháp Hòa Lai, Po Klong Garai, tháp Po Rome Ninh Thuận là những gì cuối cùng,
còn sót lại thể hiện cho nét nghệ thuật tuyệt mĩ của người Chăm xưa sau hàng trăm năm lịch
sử. Tháp là nơi thờ thần Visa và vua Po Rome, vị vua độc lập cuối cùng của Champa.

7
Tháp Po Rome được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 16, tổng thể kiến trúc tháp Po Rome
tương tự phong cách kiến trúc tháp Po Klong Garai, xây dựng theo phong cách “Muộn” – lối
phong cách điển hình kiến trúc của Chăm Pa từ sau thế kỷ XIII.

Công trình này có rất ít đường nét hoa văn, phù điêu cũng như trang trí chạm khắc so với
các cụm tháp Chăm khác. Về tổng thể công trình này bao gồm tháp chính, tháp phụ, một cái
miếu. Điểm nhấn đặc sắc của toàn bộ công trình tập trung hết vào ngôi tháp chính, tháp Chính
cao khoảng 8m và đáy cũng rộng gần 8m. Mặt chính của tháp quay về hướng Đông, trên cửa
điêu khắc thành từng tầng vòng cung còn bên dưới đặt tượng thánh Siva và khối đá hình ngọn
lửa, bên trong tháp Chính là nơi thờ phượng vua Po Rome và hoàn

Được xem như một biểu tượng cho một thời kỳ vàng son rực rỡ, ghi dấu về hoàng hậu Po
Bia Sancan. Tháp còn lại là tháp phụ thờ hoàng hậu Pra Sucih, đặc biệt gần tháp phụ còn là khu
mộ táng của vua Po Rome, cuộc đời và sự nghiệp của vị vua Chăm Pa độc lập cuối cùng – vua
Po Rome, tháp Po Rome là công trình kiến trúc có quy mô nhỏ nhất trong số các đền tháp ở
Ninh Thuận. Là ngôi tháp có tuổi đời trẻ nhất trong tất cả đền tháp Năm 1992, Bộ Văn hóa –
Thông tin công nhận Chăm ở Việt Nam, đồng thời là công trình còn nguyên vẹn nhất.

Tháp Po Rome là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Hằng năm, Đền tháp Po Rome Ninh Thuận
cũng là nơi sinh hoạt văn hoá, tâm linh và tổ chức các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc
Chăm. Hằng năm có bốn lễ hội được tổ chức tại tháp: Lễ cầu đạo ( Yuer yang ) tổ chức vào
tháng 4 âm lịch, Lễ hội Katê diễn ra vào tháng 7 âm lịch, Lễ cúng tưởng nhớ mẹ Xứ sở vào
tháng 9 âm lịch, Lễ mở cửa tháp tổ chức vào tháng 11 âm lịch.

Tháp Hòa Lai:

Tháp Hòa Lai tọa lạc ngay trên đường quốc lộ 1A, thuộc địa phận thôn Ba Tháp, xã bắc
Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ 6 đến thế
kỷ 9, có kiến trúc nghệ thuật độc đáo của vương quốc Chăm Pa vùng Panduranga xưa, khác
với Tháp Po Klong Garai, ngôi tháp này được xây dựng theo phong cách kiến trúc Hòa Lai tiêu
biểu của văn hoá Chăm Pa ở thế kỷ IX.

8
Lối kiến trúc này nổi bật với những cánh cửa hình vòm có nhiều mũi tròn, các trụ bổ tường
hình bát giác và phong cách trang trí hình lá uốn cong Tháp Hòa Lai đã được Bộ Văn hóa –
Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia năm 1997.

Trong quá khứ, nơi đây từng có ba ngôi tháp nên từng có tên gọi là Ba Tháp, tuy nhiên do
sự bào mòn của thời gian và những biến động trong lịch sử, một ngôi tháp đã bị sập. Người
dân bản địa còn hay gọi tháp này là tháp Hòa Lai thay cho tên Ba Tháp ngày trước. Khác với
kiến trúc của tháp Po Klong Garai, phong cách kiến trúc của tháp Hòa Lai nổi bật với những
cánh cửa hình vòm có nhiều mũi tròn, các trụ tường hình bát giác với phong cách trang trí hình
lá uốn cong.

Tháp Hòa Lai là một trong những cụm tháp Chăm cổ nhất và đẹp nhất còn tồn tại tương đối
nguyên vẹn. Với giá trị về lịch sử, nghệ thuật kiến trúc, tháp Hòa Lai đã được xếp hạng là Di
tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đặc biệt vào năm 2016.

Hiện nay, ngọn tháp trung tâm chỉ còn lại phần nền do bị phá vỡ nghiêm trọng vào thế kỉ 9.
Nơi đây được biết đến là khu di tích cổ có khá nhiều công trình phụ bao quanh tháp nhưng theo
thời gian chỉ còn một ít vết tích lưu lại như tường thành, lò gạch…

Đình Văn Sơn:

Đình làng Văn Sơn được xây trên một khu đất khá rộng, thuộc thôn Văn Sơn, xã Văn Hải,
thị xã Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, nay là khu phố 4- phường Văn Hải- Tp. Phan
Rang- Tháp Chàm, Ninh Thuận, Từ trung tâm thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, dọc theo
đường đi biển Ninh Chữ chừng 02km là đến di tích đình Văn Sơn nên thuận tiện cho du khách
đến tham quan di tích 130 năm tuổi này. Di tích đã được Bộ VHTTDL công nhận, xếp hạng là
di tích cấp quốc gia vào ngày 04/01/1999 theo Quyết định số: 01/1999/QĐ-BVHTT.

Đình Văn Sơn là một ngôi Đình có nhiều nhà vuông ghép lại, xây dựng tuân thủ theo nguyên
tắc đối xứng. Với kỹ thuật xây dựng này tạo cho ngôi Đình nét khỏe khoắn, vững chãi. Toàn
bộ kiến trúc đó được đặt trên nền móng cao, gia cố kỹ, tránh được mưa gió, một lần nữa khẳng
định sự trường tồn của Đình. Cửa của Đình Văn Sơn hướng về phía Nam, phía trước có hồ sen
hình bán nguyệt, phía sau ở xa là ngọn núi Cà Đú, hai bên tả hữu là đồng ruộng, nương rẫy và
nhà dân.

9
Từ cổng Tam quan vào, qua một sân gạch là đến tòa Chánh điện, trước tòa Chánh điện có
một bức Bình phong án ngữ, bên phải bình phong chừng 10m có am nhỏ thờ Sơn thần, trong
đề “Sơn Lâm Chi Thần”. Bên trái bình phong chừng 10m có am nhỏ thờ Thổ địa, trong đề “Thổ
Địa Chi Thần”. Nhà Tiền hiền nằm ở phía Tây tòa Chánh điện, nhà Nhóm (nhà Hội) nằm ở
phía Đông tòa Chánh điện. Liên kết giữa nhà Tiền hiền – Chánh điện – nhà Nhóm bằng hai cửa
phụ ở hai đầu hồi tòa Chánh điện.

Hai cửa phụ này dẫn ra theo hai hành lang đến các kiến trúc phụ phía sau của Đình. Nhà Tây
nằm ở phía sau Tiền hiền, cửa hướng về phía Đông. Nhà Đông nằm ở phía sau nhà Nhóm, cửa
hướng về phía Tây. Nhà Tư thư Tư hóa (nhà Kho) nằm ở phía sau tòa Chánh điện, cách Chánh
điện 8m, cửa nhìn về phía Nam và nối hai đầu nhà Tây và nhà Đông thành một công trình kiến
trúc khép kín dạng chữ khẩu . Nhà Trù (nhà Bếp) nằm ở đầu nhà Tư thư Tư hóa. Như vậy, nhà
Đông – nhà Tây – nhà Tư thư Tư hóa cùng chung một sân sau (sân Hậu). Trong khi nhà Tiền
hiền – Chánh điện – nhà Nhóm cùng chung một sân trước (sân Tiền). Toàn bộ ngôi Đình được
bao bọc bởi một bức tường thành xây bằng đá vôi.

Tại Đình Văn Sơn hằng năm diễn ra 3 lễ lớn. Đó là Lễ đầu năm và cuối năm, lễ tam nguyên,
lễ kỳ yên. Trải qua hơn 130 năm Đình Văn Sơn là luôn một ngôi Đình có giá trị về mặt kiến
trúc nghệ thuật, đồng thời Đình còn gắn liền với đời sống tâm linh và là nơi diễn ra các hình
thức hoạt động văn hóa của nhân dân địa phương.

1.3.2.Di sản văn hoá phi vật thể

Lễ hội Katê của người Chăm:

Đồng bào Chăm theo đạo Bà-la-môn ở Ninh Thuận hiện có hơn 53.700 người, sinh sống tập
trung tại địa phương của các huyện như Ninh Phước, Thuận Nam, Thuận Bắc, Ninh Hải và
thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

Katê là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bà-la-môn để tưởng nhớ các
vị thần, vị vua có nhiều công lao đóng góp, được đồng bào tôn kính, tưởng nhớ ông bà tổ tiên
và cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Những năm gần đây, đời sống của đồng bào Chăm không ngừng được nâng lên, nên việc tổ
chức đón Lễ hội Katê cũng sung túc hơn. Các làng đồng bào Chăm tổ chức nhiều hoạt động

10
văn hóa, văn nghệ, trình diễn trang phục, hội thi tay nghề dệt thổ cẩm, nặn gốm truyền thống,
tổ chức các giải thi đấu bóng đá, bóng chuyền, các trò chơi dân gian… để người dân vui đón
Lễ hội Katê.

Lễ hội Katê có các hoạt động ở đền, tháp; thôn, xóm và tại các gia đình. Tại đền, tháp có các
hoạt động: Lễ đón rước y trang, nghi lễ diễn ra ở các đền, tháp nơi tổ chức lễ hội. Lễ mở cửa
đền, tháp. Lễ tắm tượng thần. Lễ mặc y phục cho tượng thần. Tiếp đến là múa cầu an và dâng
lễ, cuối cùng là lễ múa mừng lễ hội Katê với các điệu múa của thiếu nữ Chăm hòa nhịp trong
tiếng đàn Kanhi, tiếng trống Baranưng, tiếng trống Ghi-năng và tiếng kèn Saranai.

Bên cạnh đó, lễ hội Katê còn có phần hội với các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa
đặc trưng của người Chăm như thi đi cà kheo, làm bánh gừng, thi giã gạo, đội nước vượt chướng
ngại vật… Sau khi kết thúc phần Lễ, sẽ diễn ra phần hội với những trò chơi dân gian đặc sắc
như: Hội thi dệt vải, làm gốm, đội nước, múa quạt, đánh cồng chiêng, ca hát; trưng bày gốm,
thổ cẩm; cúng Katê thần làng; các trò chơi dân gian, giao lưu thể thao…

Với ý nghĩa văn hóa - lịch sử quan trọng, năm 2017 “Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh
Thuận” chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; không chỉ đáp ứng
nhu cầu tâm linh, tình cảm của đồng bào Chăm mà lễ hội Katê còn góp phần quảng bá văn hóa,
hình ảnh Ninh Thuận đến với du khách trong nước và quốc tế.

Lễ hội Cầu Ngư:

Tại Đông Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận), cứ ba năm một lần, giữ theo lệ
thường, vào các ngày 20 và 23 tháng 5 âm lịch, ngư dân lại tổ chức lễ hội tại Lăng Ông. Lễ hội
Cầu ngư mang ý nghĩa là cầu mong thời tiết thuận lợi, ngư dân đánh bắt được nhiều hải sản để
có cuộc sống ấm no. Nó còn là sự bày tỏ lòng tri ân của ngư dân với biển cả như nguồn sữa mẹ
nuôi dưỡng họ.

Cũng giống như lễ Cầu Ngư của nhiều nơi khác, lễ hội Cầu Ngư ở Ninh Thuận cũng được
tổ chức trang trọng. Phần lễ cũng gồm nhiều nghi lễ như lễ rước Ông dưới biển, Cúng tế giao
cảm với thần bằng văn tế, vật tế, hát bả trạo hầu Ông. Lễ hội được tổ chức hằng năm tại các
làng biển Mỹ Tân, Khánh Hội, Sơn Hải, Cà Ná,..

11
Địa điểm tổ chức lễ hội tại lăng thờ cá Voi, nơi mà người dân đã chôn cất cá voi khi chết.
Điểm nổi bật nhất của lễ hội là há múa bả trạo, múa siêu. Nội dung xoay quanh việc ca ngợi
công đức cá Ông đã hộ trì cho người đi biển tránh được cuồng phong bão tố và bội thu.

Phần hội cũng tưng bừng với nhiều trò chơi dân gian như đua thuyền, lắc thúng tạo nên một
không khí nạo nhiệt vui tươi.

Đây cũng là dịp để tạ ơn cũng như cầu xin thần linh giúp đỡ, vừa là dịp để người dân vui
chơi, giải trí. Lễ hội còn là dịp để người dân lưu giữ một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời.
Lễ hội Cầu Ngư tỉnh Ninh Thuận là nét đẹp văn hóa đặc sắc, được công nhận đưa vào Danh
mục DSVH phi vật thể quốc gia vào ngày 20/12/2019.

Nghi lễ đầu năm của người Chăm ở làng Bình Nghĩa:

Ngày 03 tháng 02 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc
Thiện đã ký quyết định số 606/QĐ-BVHTTDL đưa Nghi lễ đầu năm của người Chăm ở làng
Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận vào Danh mục di sản văn hóa phi
vật thể quốc gia thuộc loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng.

Làng Chăm Bỉnh Nghĩa tiếng Chăm gọi là Palei Bal Riya. Vào tháng giêng Chăm lịch
(khoảng tháng 4 dương lịch) hàng năm cộng đồng người Chăm tổ chức nghi lễ đầu năm. Những
lễ vật dâng cúng là các sản vật địa phương do người dân nuôi trồng được. Thông qua việc dâng
lễ thể hiện một đạo lý nhân văn sâu sắc của người Chăm. Đó là truyền thống “uống nước nhớ
nguồn, ăn quả nhớ người trồng”. Đây là dịp các gia đình sum họp, quay quần bên nhau thưởng
thức các món ăn truyền thống.

Trong nghi lễ đầu năm của làng Chăm Bỉnh Nghĩa có các lễ cúng Rija Harei, Rija Nagar, Po
Patao Bin Thuer, Po Bia Chuai, Paralao Kasah, Po Ina Nagar Hamu Kut, Po Nai và Po Riyak.
Kết thúc một chuỗi nghi lễ đầu năm là nghi lễ Ikak ghak ikak limah nhằm mục đích để cầu an,
cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với dân làng. Đồng thời, tống đưa những tai ương, xấu xa,
bệnh tật của năm cũ ra khỏi làng.Các chức sắc thực hành nghi lễ đầu năm ở làng Chăm Bỉnh
Nghĩa gồm có bà Pajau, ông Kadhar, ông Maduen, ông Ka-ing và ông Camanei.

. Qua việc thực hành nghi lễ, người Chăm bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống
như âm nhạc, ẩm thực, trang phục lễ hội và các nét sinh hoạt văn hóa gia đình.

12
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC DI SẢN

TẠI NINH THUẬN

2.1.Thực trạng của những di sản đã sử dụng và khai thác trong du lịch.

2.1.1.Làng gốm Bàu Trúc

Nghề gốm Chăm Bàu Trúc đang đứng trước nguy cơ mai một, bởi tác động của nền sản
xuất công nghiệp, các sản phẩm gia dụng hiện đại với vật liệu mới dần thay thế sản phẩm
gốm truyền thống. Để cạnh tranh tồn tại, khi người tiêu dùng có yêu cầu thẩm mỹ cao, làng
gốm Bàu Trúc đã phải tìm hướng đổi mới và phát triển.
Về việc phát triển làng nghề gắn kết với du lịch mà những người trực tiếp làm ra sản
phẩm của làng nghề lại chưa thực sự “biết cách làm du lịch” thì khó đạt được “sự gắn kết”.
Ở làng gốm Bàu Trúc, khâu du lịch thiếu đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp nên khó
chuyển tải hết những giá trị văn hóa tiềm ẩn trong làng nghề cho du khách. Ngay cả khi
khách đã mua hàng thì bao bì, nhãn mác cũng khá là nghiệp dư, chưa phù hợp với nhu cầu
của khách du lịch.
Dù có nhiều nỗ lực bảo vệ nhưng nghề gốm vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách
thức. Nhiều nguyên nhân được đưa ra; các nghệ nhân lành nghề tuổi cao, sức yếu, người
sống được bằng nghề gốm không nhiều, thế hệ trẻ ít quan tâm đến nghề.
Hiện nay, làng gốm Bàu Trúc có hơn 300 hộ, có một HTX và 12 cơ sở sản xuất, kinh
doanh gốm; hơn 500 lao động làm gốm với mức thu nhập từ 2,5 đến 3 triệu
đồng/người/tháng (Nguyễn Văn Hạnh (2020), Tìm hướng đi bền vững cho gốm Bàu Trúc).
Tuy nhiên, mức thu nhập này chưa đủ trang trải cuộc sống cho bà con chuyên tâm với
nghề. Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến không gian của các làng nghề thủ công truyền
thống và nguồn nguyên liệu làm gốm. Đặc biệt, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, chi phí
cho nguyên liệu tăng cao, sản phẩm thiếu sự đa dạng cũng khiến nghề gốm đứng trước
nhiều khó khăn.
2.1.2.Vịnh Vĩnh Hy

13
Tình hình khai thác, sử dụng biển ở Vĩnh Hy chưa hiệu quả, thiếu bền vững do khai thác
tự phát, thiếu hoặc không tuân thủ quy hoạch gây lãng phí lớn tài nguyên biển. Sự sắp xếp,
bố trí các nhà bè, nhà nổi và việc đánh bắt nuôi trồng thủy sản chưa khoa học.
Mặt khác, lồng bè nuôi hải sản nổi trên mặt nước vùng vịnh làm cho cảnh quan thiên
nhiên trở nên bề bộn. Khu vực Bãi Cóc lều quán vệ sinh không đảm bảo, bờ biển ô nhiễm
do chất thải từ các nhà hàng nổi.
Hệ thống cầu tàu đáy kính neo đậu đón khách gãy đổ xập xệ, nguy hiểm cho trẻ em. Anh
Lưu Xuân Ngọc trưởng thôn Vĩnh Hy cho biết, vào những ngày cuối tuần địa phương đón
200- 300 du khách đến tham quan. Riêng những đợt nghỉ lễ dài ngày như 30-4, 2-9, sau tết
Nguyên đán mỗi ngày có trên 1.000 du khách đến Vĩnh Hy nghỉ dưỡng, vui chơi.
Do chưa được quy hoạch đầu tư theo hướng bền vững nên hoạt động dịch vụ du lịch
mang tính tự phát nhỏ lẻ, môi trường ô nhiễm, thiếu bền vững. Công tác thông tin, quảng
bá xúc tiến du lịch được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, thiết thực.
Sản phẩm du lịch rất ít, hàng lưu niệm hầu như không có (nếu có rất ít thì chỉ mang tính
tự phát) xung quanh khu du lịch biển Vĩnh Hy không có nơi nào trưng bày các sản phẩm
du lịch để cho khách tham quan. Các dịch vụ kèm theo như hàng ăn uống, giải trí không có.
Hầu hết các khu du lịch, điểm du lịch còn khai thác ở dạng tự nhiên, chưa được đầu tư tôn
tạo, cơ sở vui chơi còn ít, chưa đáp ứng được thị hiếu của khách. Chất lượng và giá cả dịch
vụ chưa đồng bộ.
Quy mô hoạt động xúc tiến còn nhỏ, hiệu quả chưa cao, chương trình xúc tiến quảng bá
về biển còn chậm đổi mới chưa đáp ứng nhu cầu du khách, một số doanh nghiệp thiếu trách
nhiệm trong việc cung cấp thông tin cho du khách gây tác động tiêu cực đến phát triển du
lịch biển. Môi trường biển tiếp tục biến đổi theo chiều hướng xấu và tiếp tục bị ‘đầu độc’
bởi rác thải của người dân và của khách du lịch.
Tình trạng khách du lịch tự do còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các công ty lữ hành
và các khách sạn, đã dẫn đến sự lộn xộn và cạnh tranh không lành mạnh giữa các khách sạn
(chi phí môi giới cao, giảm giá dịch vụ một cách quá mức,... để giành giật khách hàng) gây
sự thiệt thòi không đáng có cho ngành khách sạn (làm giảm doanh thu, lợi nhuận).

14
2.2.Những di sản còn tiềm năng

2.2.1. Những di sản đã tham quan trong chuyến đi

Vịnh Vĩnh Hy: Sở hữu một nét đẹp hoang sơ hùng vĩ, tuy chưa khai thác được hết tài nguyên
du lịch nơi đây. Vịnh Vĩnh Hy đã là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch từ mọi nơi hàng
năm.
Ngoài việc cung cấp bãi biển đẹp cùng với làn nước trong xanh cung cấp du lịch biển,
thì Vĩnh Hy còn có rất nhiều hải sản tươi. Các hoạt động dưới biển như lặn ngắm san hô,
chỉ cần một chiếc bình thở và chiếc kính lặn, du khách có thể trải nghiệm một thế giới đầy
màu sắc dưới biển, hòa mình vào dòng nước mát ngắm nhìn những rạn san hô lộng lẫy,
thỏa thích bơi cùng những đàn cá.
Bên cạnh những hoạt động vui chơi dưới biển, Vĩnh Hy còn rất nhiều những hoạt động
thú vị trên bờ như leo núi ở bãi Bà Điên, rồi đến bãi Đá Tròn ngắm những mỏm đá bị sóng
hóa thành nhiều hình thù đặc sắc khác nhau. Đặc biệt có thể nói đến Hang Rái, là một nơi
lý tưởng dành cho du khách thích chụp hình checkin, Hang Rái còn là nơi cung cấp các cây
rái dùng để chiết lấy dầu sơn cho tàu thuyền.
Ngoài ra Vĩnh Hy còn có thể là khu du lịch nghỉ dưỡng với nhiều khu resort, homestay,
khách sạn.. đây là nơi thích hợp cho những ai đang muốn phục hồi lại tinh thần, cân bằng
lại cuộc sống sau khoảng thời gian làm việc mệt mỏi.
Làng gốm Bàu Trúc:
Là một trong những làng gốm cổ được cho là lâu đời nhất tại Đông Nam Á còn tồn tại
cho đến ngày nay. Làng gốm Bàu Trúc nổi tiếng với các sản phẩm thủ công mang đậm đà
bản sắc văn hóa dân tộc Chăm. Đến với làng gốm Bàu Trúc du khách sẽ bị choáng ngợp
bởi sự đa dạng của các sản phẩm, đặc biệt ở đây còn có những tháp Chăm, tượng mô phỏng
các vị thần của tôn giáo Balamon như Brahma, Vinuss, Shiva.. hay tượng nữ thần Apsara
độc đáo.
Các tác phẩm từ lớn tới bé đều rất đặc biệt phù hợp làm quà lưu niệm. Mặc dù được chế
tác thủ công, nhưng không thể phủ nhận tất cả các sản phẩm đều rất tỉ mỉ và mang tính nghệ
thuật cao, tỉ mỉ trong từng chi tiết, chạm khắc điêu luyện.
Ngoài việc được chiêm ngưỡng những kiệt tác của làng gốm, du khách còn được thực
hành các sản phẩm để tạo nên những tác phẩm cho riêng mình. Bên cạnh đó nếu có nhu

15
cầu, các nghệ nhân sẽ biểu diễn chế tác sản phẩm cho các du khách được chiêm ngưỡng.
Có thể nói làng gốm là nơi để những ai muốn tìm hiểu thêm về phong cách làm gốm cũng
như làng nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam ta.
2.2.2 Những di sản khác tại tỉnh Ninh Thuận
Lễ hội Katê:
Mệnh danh là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Chăm để con cháu tưởng nhớ đến
tổ tiên, các vị thần, vị vua. Để lại nhiều dấu ấn khó phai trong lòng khách du lịch, lễ hội
Katê luôn được nhắc đến đầu tiên trong mỗi chuyến du lịch, lễ hội Kate hàng năm thu hút
được rất nhiều khách du lịch tham gia.
Ngoài dấu ấn về du lịch văn hóa như các hoạt động mang tính truyền thống, nghi lễ, nghi
thức hành lễ, lễ hội còn cung cấp thêm các kiến thức phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên
cứu. Hàng năm lễ Kate thường được tổ chức tại các tháp, đền như tháp Poklong Garai, Po
Rome…du khách đến đây ngoài tham gia lễ còn có thể tham quan tháp, các lối kiến trúc
cũng như lịch sử hình thành.
Hiện nay lễ hội Katê đã trở thành một loại hình du lịch lễ hội dân gian của Ninh Thuận.
Đến với lễ hội Kate là dịp để những du khách được tham dự được hòa mình vào các hoạt
động của phần hội, hòa cùng âm thanh của các loại nhạc cụ dân tộc đặc biệt như trống Gi
Năng, kèn Saranai kết hợp với điệu múa uyển chuyển của những vụ công múa Apsara. Lễ
hội Kate chính là minh chứng cho sự đa dạng về khoa tàng văn hóa của đại gia đình các
dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Cầu Ngư:
Là nét đẹp văn hóa của ngư dân vùng biển, vốn có truyền thống làm chài trăm năm. Tại
Ninh Thuận cứ ba năm tổ chức một lần, với ý nghĩa muốn cầu mưa thuận gió hòa, ngư dân
đánh bắt được nhiều hải sản.
Lễ hội Cầu Ngư cũng là một dịp để thu hút khách du lịch qua các hình thức tổ chức các
phần hội như hát tuồng, hát bả trạo, đua thuyền…Đặc biệt nhất có thể kể đến phần biểu
diễn bài võ Siêu Đao được đầu tư kỹ lưỡng hoành tráng. Chính những điều này đã góp phần
lớn cho lễ hội mang thêm tính hấp dẫn thu hút thêm hàng ngàn lượt khách du lịch ghé thăm
mỗi khi tổ chức.

16
Ngoài du lịch mang tính lễ hội văn hóa như trên, khách du lịch còn có thể thưởng thức
thêm du lịch biển, các khu nghỉ dưỡng nhằm phục vụ du lịch nghỉ dưỡng. Du khách còn có
thể hiểu biết, học hỏi thêm được nhiều kiến thức về lễ hội truyền thống của đồng bào dân
tộc ta. Thưởng thức hải sản tươi sống cũng là một phần khiến thu hút khách du lịch khi đến
với các lễ hội tại bãi biển. Đây chính là nét đẹp văn hóa của các ngư dân ven biển mà còn
là tiềm năng để phát triển du lịch tạo thêm điều kiện kinh tế, nguồn thu nhập cho những
người dân nơi đây.
Đình Văn Sơn :
Là một điểm đến du lịch nổi tiếng ở Ninh Thuận, Việt Nam. Nơi đây còn là nơi phát
triển du lịch di sản văn hóa vì Đình Văn Sơn được xây dựng từ thế kỷ 17, là một trong
những đình cổ nhất của Ninh Thuận. Nơi đây được xem là một di sản văn hóa quan trọng
của Việt Nam, thu hút nhiều khách du lịch muốn tìm hiểu về lịch sử và văn hoá của địa
phương. Kết hợp cùng lối kiến trúc độc đáo của Văn Sơn Cổ Đình được xây dựng theo
phong cách truyền thống của người Việt, mang đậm nét đặc trưng của vùng đất miền núi.
Các công trình kiến trúc trong đình như cổng đình, đình thờ, chùa Tam Thanh, đình đúc
đồng và bia đá cũng được xem là một trong những tác phẩm kiến trúc độc đáo của địa
phương.
Ngoài ra còn có không gian yên tĩnh, Văn Sơn Cổ Đình nằm trong một khuôn viên rộng
lớn, bao gồm các công trình kiến trúc và khu vườn xanh mát. Nơi đây mang lại không gian
yên tĩnh, tĩnh lặng cho du khách, giúp họ thư giãn và tìm lại sự bình yên trong cuộc sống.
Đình Văn Sơn được xem như là một nét văn hóa đặc sắc của địa phương, với các hoạt
động tôn giáo, lễ hội và các nghi lễ truyền thống được tổ chức thường niên tại đây. Điều
này thu hút nhiều du khách đến tham quan và trải nghiệm văn hóa đặc sắc của địa phương.
Có lẽ thu hút khách du lịch nhất vẫn là phong cảnh đẹp của Văn Sơn Cổ Đình. Nằm giữa
các ngọn đồi xanh mát và cách bờ biển chỉ khoảng 15km, tạo nên một khung cảnh đẹp mắt
và hấp dẫn. Điều này thu hút nhiều du khách đến để tận hưởng không khí trong lành và
tham quan cảnh đẹp của địa phương.
Với những tiềm năng trên, Văn Sơn Cổ Đình có thể trở thành một điểm đến du lịch quan
trọng của Ninh Thuận, thu hút nhiều du khách đến tham quan và trải nghiệm văn hóa và

17
lịch sử của địa phương. Tuy nhiên hiện nay Văn Sơn Cổ Đình vẫn ít được du khách trong
và ngoài nước biết đến.
Có thể nói di sản này chưa được chú trọng về mặt quảng bá cũng như đầu tư vật chất,
dẫn đến tình trạng khai thác không hết nguồn tài nguyên du lịch. Điều này khiến chúng ta
bị bỏ lỡ đi một tài nguyên quý giá về du lịch.

2.3.Cơ hội và thách thức khi phát triển du lịch di sản văn hoá

2.3.1.Cơ hội
Đời sống được cải thiện: Việc tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng của các hộ gia
đình đã giúp cho đời sống của chính các hộ dân được cải thiện đáng kể. Họ tự tạo công ăn
việc làm, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp cư dân địa phương.
Thúc đẩy kinh tế: Việc nâng cao thu nhập cho các hộ dân nhờ vào việc hoạt động du lịch
theo hình thức cộng đồng đã dần dần thúc đẩy hiệu quả kinh tế lớn theo từng vùng. Ninh
Thuận thường được nhắc đến là địa phương còn khó khăn, là vùng đất khô cằn của nắng và
gió, nhưng chính vẻ hoang sơ đặc sắc, phát triển sau lại trở thành một đặc trưng đáng chú
ý cho du lịch tỉnh.
Các địa điểm Tháp Po Klong Garai, Tháp Po rome, Làng gốm Bàu Trúc,....chứa đựng các
giá trị di tích lịch sử, di sản văn hóa với các giá trị độc đáo của người Chăm và cư dân vùng
biển.
Ngoài ra, nguồn lợi hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài hải sản các loại. Còn
có hệ sinh thái san hô phong phú và đa dạng với trên 120 loài và rùa biển đặc biệt quý hiếm
chỉ có ở Ninh Thuận.Tất cả đã tạo thành nguồn tài nguyên du lịch vô giá, giúp nâng cao
trình độ và đa dạng văn hóa của địa phương
Phát triển du lịch bền vững: Về thiên nhiên, Ninh Thuận không chỉ sở hữu khí hậu nhiệt
đới xavan, được coi là vùng sa thảo độc nhất tại Đông Nam Á, mà còn là một trong số các
địa phương hiếm hoi hội tụ hai vườn quốc gia lớn của Việt Nam, đó là Phước Bình và Núi
Chúa. Trong số đó, Vườn Quốc gia Núi Chúa đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ
sinh quyển thế giới, mở ra những chuyến khám phá, tour trekking (đi bộ leo núi). thực hiện
phát triển du lịch xanh, nói không với ‘‘bê tông hóa.

18
Giữ gìn và phát huy văn hóa bản địa: Làng gốm Bàu Trúc và làng dệt Mỹ Nghiệp là 2
làng nghề truyền thống của người Chăm còn giữ gìn và bảo tồn với các sản phẩm được làm
bằng thủ công tỉ mỉ. Đây được xem là địa điểm trong việc thu hút khách, giúp tăng nguồn
kinh phí, đóng góp vào sự phát triển chung cho du lịch tỉnh Ninh Thuận. Đồng thời, giúp
giữ gìn các giá trị văn hóa không bị lãng quên.
2.3.2 Thách thức
Về việc ô nhiễm môi trường dưới sự tác động của du lịch: Do ngành du lịch phát triển,
cũng như các địa phương khác, Ninh Thuận đang gặp phải những thách thức đối với công
tác đảm bảo môi trường trong hoạt động du lịch như vấn đề rác thải tại các di tích lịch sử,
văn hóa, danh lam thắng cảnh, các bãi biển; hoạt động của du khách tác động đến rạn san
hô, nguồn lợi thủy sản; ý thức ứng xử văn minh du lịch còn hạn chế.... Đồng thời, Ninh
Thuận cũng là địa phương chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu. Đó là một thách thức
trong việc đảm bảo vừa phát triển du lịch vừa có thể bảo vệ môi trường.
Về phát triển không đồng đều tại từng địa điểm du lịch: Du lịch của tỉnh phát triển
chưa tương xứng với tiềm năng. Chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của khách
du lịch. Nguồn vốn đầu tư công dành cho phát triển du lịch còn thấp. Công tác tôn tạo, trùng
tu các di tích lịch sử, văn hóa phục vụ phát triển du lịch chưa thực sự tương xứng. Nguồn
nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Doanh nghiệp du lịch quy mô nhỏ, sự liên kết với
các doanh nghiệp ngoài tỉnh để hình thành các tour, tuyến du lịch liên vùng còn hạn chế
(Nguyễn Long Biên-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, 2022)
Về giao thông: Giao thông đến Ninh Thuận hiện chưa thuận lợi cho du khách, ngoài
vận tải đường sắt, Ninh Thuận chưa có đường hàng không trực tiếp. Mới đây, Cảng hàng
không Thành Sơn đã được bổ sung vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng
không, sân bay toàn quốc đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đường cao tốc Bắc – Nam dự kiến
hoàn thành vào năm 2025 cũng mở ra một hy vọng mới cho du lịch Ninh Thuận phát triển.

19
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ BẢO TỒN CÁC DI SẢN

TẠI NINH THUẬN

3.1 Tuyên truyền ý thức bảo vệ di sản

Cần có những biện pháp nhằm năng cao ý thức của du khách về bảo tồn tài nguyên du
lịch và bảo vệ môi trường. Có thể lập một nhóm tình nguyện viên hướng dẫn du khách bỏ
rác đúng nơi quy định. Về sau, đó sẽ trở thành thói quen đẹp, cũng tạo hiệu ứng lan truyền
cho những du khách tham đến sau có thể làm theo. Từ đó có thể cải thiện mỹ quan của các
khu du lịch di sản văn hoá từ những chi tiết nhỏ nhất. Bên cạnh đó trong những ngày lễ lớn
lượng khách quá đông, nhóm tình nguyện viên cũng có thể tăng cường hơn nữa việc nhắc
nhở du khách bằng cách để các bảng chỉ dẫn.

Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch di sản, đảm bảo thực hiện đúng
các quan điểm phát triển du lịch di sản mang lại những giá trị tinh thần tiến bộ cho xã hội,
góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội bền vững. Quan tâm chăm lo tới đời sống
tinh thần cho nhân dân thông qua các chính sách tạo điều kiện cho du lịch di sản phát triển
theo đúng hướng mang lại những giá trị tinh thần thiết thực, góp phần vào phát triển kinh
tế xã hội và phát triển kinh tế du lịch nói riêng. Thực hiện các chính sách du lịch có trách
nhiệm hướng tới hỗ trợ cộng đồng dân cư tăng cường năng lực tham gia phục vụ du lịch tại
điểm du lịch di sản . Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư, mang lại sự hưởng lợi tối đa
cho cộng đồng dân cư tại điểm du lịch di sản.

3.2 Bảo vệ môi trường

Để bảo tồn và phát huy giá trị của những di sản văn hóa ở Ninh Thuận thì một trong những việc
được xem là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu có thể đề cập đến đó là vấn đề bảo vệ môi trường. Bảo
vệ môi trường có thể xem là một trong những khía cạnh có ảnh hưởng trực tiếp đến bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa ở Ninh Thuận.
Tạo 'lá chắn xanh' ứng phó với biến đổi khí hậu
“UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số
1662/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng vùng
ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh đến năm 2030

20
trên địa bàn tỉnh để bảo vệ và phát triển diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển theo
hướng bền vững” (Nguyễn Thành (TTXVN), 2022).

Theo đó, tỉnh Ninh Thuận tăng cường quản lý, bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên vùng ven biển với diện tích giao khoán bảo vệ rừng
phòng hộ, đặc dụng khoảng 6.500 ha. Tỉnh trồng mới 200 ha rừng phòng hộ chắn gió, chắn
cát bay trên đất cát, đồi núi đá ven biển kết hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng
phòng hộ 1.500 ha, nâng cấp 420 ha rừng trồng phòng hộ có mật độ thấp. Ngoài ra, tỉnh
trồng thêm một triệu cây phân tán để góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng, chống sa mạc hóa
và sạt lở vùng ven biển; Kết hợp xây dựng các mô hình phát triển sinh kế cho người dân
tham gia nhận khoán bảo vệ rừng.
Bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng tài nguyên sinh học biển ở Ninh Thuận
Với vùng lãnh hải rộng trên 18.000 km2 có vùng biển chứa nhiều tiềm năng về sự đa
dạng sinh học, nổi bật nhất có thể kể đến đó là hệ sinh vật rạn san hô, các nhà khoa học đã
ghi nhận được 6 điểm rạn san hô với độ che phủ khoảng 42,6%. Thảm cỏ biển cũng được
xác định có 5 loài phân bố trên nền đáy ven bờ với diện tích khoảng 341 ha. Sự đa dạng
sinh học của vùng biển Ninh Thuận còn được thể hiện ở việc ghi nhận 538 loài cá có giá trị
kinh tế cao. Đáng chú ý, vùng biển Vườn quốc gia Núi Chúa-Ninh Thuận hiện là một trong
số ít khu vực hiếm hoi trên đất liền ở Việt Nam có quần thể rùa biển lên đẻ trứng hàng năm
gồm: Rùa xanh, đú, đồi mồi.
Tiềm năng đa dạng sinh học đa dạng với trữ lượng đáng chú ý, vì vậy việc khai thác hợp
lý và hiệu tài nguyên và đa dạng sinh học biển cần được chú trọng ngày một nhiều hơn và
được xem như là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong công tác bảo vệ môi
trường và cả trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.
Đồng thời tỉnh cho thiết lập khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa có tổng diện tích
7.352 ha. Cụ thể, Vườn xây dựng và duy trì các vùng bảo vệ nghiêm ngặt rùa biển tại các
bãi đẻ trong khu vực; xây dựng trạm bảo tồn rùa, thành lập các tổ tình nguyện viên cùng
tham gia bảo vệ rùa biển; đồng thời xây dựng khu vực cứu hộ sinh vật biển để tiếp nhận,
cứu hộ, chữa trị, nuôi huấn luyện rùa bị nuôi nhốt, đánh bắt, đảm bảo đủ các điều kiện để

21
rùa tự sinh sống được trước khi thả ra môi trường tự nhiên (Nguyễn Thành
(TTXVN/Vietnam+), 2021).
Để bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, tỉnh Ninh Thuận đã và đang thực hiện
nhiều biện pháp quản lý, tuyên truyền, tổ chức khai thác hải sản đúng mùa vụ, sử dụng kích
thước lưới đúng quy định, khai thác đúng tuyến, không dùng hóa chất độc, chất nổ, xung
điện để khai thác. Đồng thời, tỉnh trích một phần ngân sách của địa phương và huy động
các doanh nghiệp thả hàng triệu con tôm sú, cá giống ra biển để tái tạo, bổ sung và tái tạo
nguồn lợi thủy hải sản.
Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch - bảo vệ môi trường góp
phần phát triển du lịch bền vững
Nhằm duy trì và phát huy tốt những kết quả đạt được gắn với đảm bảo phát triển du lịch
bền vững, hướng đến xây dựng hình ảnh "Môi trường du lịch an toàn, thân thiện và hấp
dẫn", UBND tỉnh đề ra các nhiệm vụ trọng tâm, theo đó địa phương này đặt mục tiêu đến
năm 2025, phấn đấu 100% các khu, điểm du lịch hoàn thành việc xây dựng nhà vệ sinh đạt
chuẩn; 100% người làm công tác quản lý nhà nước liên quan du lịch được tập huấn, bồi
dưỡng thường xuyên về du lịch bền vững, đảm bảo môi trường trong hoạt động du lịch.
Các khu, điểm du lịch; cơ sở lưu trú du lịch được hướng dẫn, triển khai thực hiện Luật Bảo
vệ môi trường và các văn bản dưới Luật đạt 100%’’. (TCĐT Thiên nhiên và Môi trường,
2022).
“Đến năm 2030, 95% các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác
ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nylon khó phân hủy. Phấn đấu
100% các cơ sở ăn uống, cơ sở vui chơi giải trí, cơ sở bán hàng lưu niệm thực hiện Bộ Tiêu
chí hướng dẫn bảo vệ môi trường của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Phấn đấu 100%
cơ sở dịch vụ du lịch được bồi dưỡng, phổ biến về du lịch bền vững, bảo vệ môi trường du
lịch, ứng xử văn minh du lịch…”(TCĐT Thiên nhiên và Môi trường, 2022).
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động du lịch trên địa bàn vẫn đang tác động tới
chất lượng môi trường tự nhiên và xã hội. Công tác đảm bảo môi trường tại một số điểm
du lịch vẫn chưa được đảm bảo, rác thải tại các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng
cảnh, các bãi biển vẫn còn tồn tại và đang là một vấn đề nan giải. Một số hoạt động của con
người đã tác động đến rạn san hô, nguồn lợi thủy sản ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển. Ý

22
thức ứng xử văn minh du lịch vẫn còn hạn chế; Công tác phối hợp quản lý nhà nước về đảm
bảo môi trường du lịch giữa các cơ quan liên quan chưa thường xuyên, liên tục nên tình
trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra.
Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Ninh Thuận đẩy mạnh thực hiện tốt công tác bảo vệ
môi trường du lịch lâu dài và có trọng tâm. Phát huy tối đa nguồn lực của các cấp, các
ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, người dân,… và toàn xã hội trong các hoạt động du lịch.
Tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông bằng nhiều hình thức về công tác đảm bảo
môi trường du lịch, ứng xử văn minh du lịch đến tất cả các đối tượng tham gia trong hoạt
động du lịch. Phát động phong trào “Mỗi người dân là một đại sứ du lịch”; duy trì và phát
huy đặc tính tốt đẹp của con người Ninh Thuận đến với khách du lịch. Tăng cường giám
sát trong việc theo dõi, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra hiện tượng “cò”
du lịch, chèo kéo, tranh giành khách, nâng giá sản phẩm tại điểm, khu du lịch nhằm đảm
bảo an ninh, an toàn cho du khách.
Cùng với đường bờ biển dài hơn 105 km đã giúp Ninh Thuận có lợi thế rất lớn về phát
triển du lịch biển. Tuy nhiên, khu vực ven biển là nơi tập trung đông dân cư nên lượng rác
thải sinh hoạt, rác thải nhựa từ hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản, buôn bán tại các
cảng cá, chợ hải sản rất lớn. Chính vì vậy, tỉnh cần phải chú trọng nhiều hơn trong việc khai
thác, thu gom xử lý rác thải một cách hiệu quả, tạo một môi trường du lịch biển sạch - đẹp.
Điển hình, bãi biển Bình Sơn - Ninh Chữ phải hứng chịu lượng rác rất lớn từ hoạt động
sản xuất nuôi trồng hải sản và du lịch. Để bãi biển thoát khỏi tình trạng ô nhiễm, UBND
tỉnh đã ban hành riêng một đề án quản lý, xử lý rác thải bền vững ở khu vực này với các
giải pháp bảo vệ môi trường biển mang tính đột phá như: Ban hành quy chế bảo vệ môi
trường biển, lắp lưới chắn rác tại bãi tắm để ngăn rác từ ngoài biển trôi dạt vào bờ, giao
công ty thu gom rác thải nghiên cứu, đầu tư triển khai mô hình tàu thu gom rác trên biển,
chế tạo xe sàng cát thu gom rác trên bờ biển.

3.3 Nâng cao cơ sở vật chất

Ninh Thuận được biết đến như là vùng đất của di sản văn hóa của các dân tộc. Mỗi dân
tộc đều thể hiện những bản sắc văn hóa của riêng mình góp phần tạo nên điểm đặc biệt cho
vùng đất Ninh Thuận. Tỉnh Ninh Thuận là tỉnh có hệ thống di sản văn hóa phong phú và đa

23
dạng với sự góp mặt của nhiều loại hình văn hóa từ 35 dân tộc sinh sống trên địa bàn. Theo
thống kê, toàn tỉnh hiện có 239 di sản được đưa vào danh mục kiểm kê, trong đó có 64 di
sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được lập hồ sơ xếp hạng ở các cấp. Cụ thể, Ninh Thuận
có hai Di tích quốc gia đặc biệt là tháp Po Klong Garai và tháp Hòa Lai; 13 Di tích cấp
quốc gia gồm hệ thống đình, miếu, di tích lịch sử cách mạng cùng di tích thuộc loại hình
danh lam thắng cảnh. Tỉnh có 5 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: Lễ hội Katê, nghệ
thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc, cụm lễ hội đầu năm của người
Chăm làng Bỉnh Nghĩa, lễ Bỏ mả của người Raglai và lễ Cầu ngư của cư dân vùng ven
biển; 44 di sản văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh. Đồng thời, Ninh Thuận cũng là một trong
số 21 tỉnh, thành có nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được UNESCO vinh danh là Di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Với số lượng lớn di sản văn hóa tập trung
tại đây, việc bảo tồn và phát huy được hết các giá trị của di sản là một vấn đề cần nhiều sự
quan tâm đến từ nhà nước
Để giúp đỡ cho việc bảo tồn và nghiên cứu các di sản văn hóa vào năm 1993, Trung tâm
Nghiên cứu và Đào tạo Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận được thành lập (sau này đổi tên
thành Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm) đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu về nền văn
hóa Chăm và văn hóa các dân tộc khác có liên quan với người Chăm qua sự tiếp biến, giao
lưu văn hóa qua các thời kỳ. Việc thành lập Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm này đã
góp phần giúp đỡ và bảo tồn đánh giá tình trạng hư hại của các di sản văn hóa một cách kịp
thời và đúng đắn.
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước, việc giữ gìn bảo tồn bản sắc
dân tộc đang trong đà thách thức và phát triển lớn. Với việc kinh tế phát triển, quá trình hội
nhập đẩy mạnh, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, vùng miền đang có những tác động
không hề nhỏ đối với đồng bào dân tộc Chăm về mọi mặt, dẫn đến phải thay đổi những yếu
tố mới để phù hợp với thời đại và không bị mai một bản sắc văn hóa. Theo ông Hồ Sĩ Sơn,
Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Ninh Thuận cho biết: “tỉnh đang tập trung triển
khai đồng bộ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn, phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, tạo điều kiện để bà con phát triển
kinh tế, mở rộng giao lưu, học hỏi, đồng thời phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt
đẹp”.

24
Theo đó thời gian tới, tỉnh cần phát huy mạnh nâng cao công cuộc tìm kiếm, thực
hiện công tác bảo vệ di sản, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức làm công tác văn
hóa ở các cơ sở, tăng nguồn nhân lực nghiên cứu về văn hóa Chăm, thường xuyên kiểm tra,
đánh giá tình hình di sản, thực hiện chính sách pháp luật về di sản văn hóa, hoàn thiện cơ
chế chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị di sản của địa phương. Tỉnh cũng cần phát
huy vai trò của chức sắc, chức việc cùng các nghệ nhân trong việc bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa. Đây là những người nắm giữ và lưu truyền di sản văn hóa của dân tộc và
của quốc gia, đã có những cống hiến xuất sắc trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa
dân tộc. Tỉnh Ninh Thuận không chỉ cần đẩy mạnh việc bảo tồn mà còn cần nâng cấp hệ
thống vật chất để lưu giữ những di sản văn hóa được bền lâu hơn.
Cũng giống như việc bảo tồn và giữ gìn các di sản văn hóa để phát huy được hết giá trị
của di sản chúng ta còn phải nâng cao các cơ sở vật chất của các di sản văn hóa. Để bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 4654/KH-UBND
về “Triển khai thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa
Việt Nam, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”. Mục tiêu của đề án là lập
quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy di tích gắn với phát triển du lịch Ninh
Thuận đến năm 2030; tu bổ, tôn tạo ít nhất 5 di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật,
danh lam thắng cảnh cấp quốc gia; tu bổ ít nhất 10 lượt di tích cấp tỉnh; xây dựng hồ sơ
khoa học các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, cần được bảo vệ khẩn cấp đề
nghị ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di sản thế giới, ưu tiên đối
với di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc Chăm, Raglai.
Để thực hiện tốt kế hoạch này, tỉnh Ninh Thuận cần nâng cao quản lý công tác về lĩnh
vực di sản văn hóa, lập ra một đội ngũ chuyên gia quan sát báo cáo tình hình các di sản
thường xuyên để tránh tình trạng hư hại quá mức. Không chỉ vậy còn cần các ngành chức
năng đẩy mạnh nghiên cứu, phục dựng để bảo tồn và giới thiệu những di sản văn hóa, văn
nghệ dân gian tiêu biểu của các dân tộc bằng nhiều hình thức; trong đó chú trọng phát triển
các ứng dụng công nghệ số nhằm hỗ trợ nâng cao trải nghiệm của khách tham quan tại di
tích, bảo tàng, Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm, các điểm tham quan du lịch.
Các đơn vị chuyên môn áp dụng những phương tiện, kỹ thuật truyền thống kết hợp với
kỹ thuật hiện đại để trùng tu, chống xuống cấp di tích nhằm giữ gìn các yếu tố nguyên gốc

25
mang bản sắc, đặc trưng riêng của di tích. Với các di tích có thể khai thác, phục vụ du lịch,
tỉnh tiếp tục đẩy mạnh đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, kết nối di tích với các danh lam
thắng cảnh và các địa phương lân cận để thu hút khách du lịch tới tham quan, nghiên cứu,
tìm hiểu về giá trị của di sản.
3.4 Quảng bá du lịch
Để thu hút du khách, triển khai hiệu quả các biện pháp quảng bá, xúc tiến, phát triển du
lịch. Các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh cần tập trung huy động nguồn lực xã hội hóa,
triển khai hiệu quả chương trình, sự kiện văn hóa, du lịch của tỉnh. Thông qua việc truyền
thông, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch Ninh Thuận trên các nền tảng số, quảng bá trực
quan, lồng ghép vào các sự kiện, hoạt động.
Đầu tiên, quảng bá du lịch thông qua công cụ internet
Thông qua công cụ internet, Ninh Thuận nên tạo ra một website về du lịch để cung cấp
các thông tin cần thiết về du lịch cho những người có nhu cầu: các điểm du lịch, những lưu
ý khi đi du lịch tại điểm đó, nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ, các tiện ích. Đặc biệt chú ý
thiết kế website đẹp mắt, dễ sử dụng để dễ thu hút khách hàng. Ngoài các website, các trang
mạng xã hội nổi tiếng như facebook, instagram, twitter cũng là những kênh quảng bá sản
phẩm du lịch và các dịch vụ vô cùng hiệu quả, thu hút được sự chú ý đông đảo của người
dùng. Có thể liên kết các trang mạng xã hội với website du lịch để giữ chân các khách hàng
tiềm năng có hứng thú với du lịch Ninh Thuận.
Thúc đẩy du lịch trong tỉnh, tập trung thị trường khách hàng nội địa, đẩy mạnh du lịch
trong tỉnh với các chương trình “Người Ninh Thuận đi du lịch Ninh Thuận” và “Mỗi người
dân Ninh Thuận là một hướng dẫn viên/ đại sứ du lịch”. Trên cơ sở đó, thị trường hướng
tới gồm: Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Do ưu thế về vị
trí các khu vực lân cận nhau nên tăng khả năng đi du lịch. Riêng thị trường quốc tế, Ninh
Thuận nên tập trung chú trọng và thị trường có cộng đồng người Chăm đông như các nước
Campuchia, Thái Lan, Malaysia.
Thứ hai, xúc tiến việc liên kết du lịch theo vùng địa lý
Do có nhiều đặc điểm giống nhau nên các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Nha Trang,
Phú Yên, Bình Định có thể liên kết với nhau để phát triển du lịch. Cần xác định các hướng
kết hợp phát triển sản phẩm du lịch để có được các gói sản phẩm tổng hợp đặc sắc. Các địa

26
phương cần tổ chức cho các doanh nghiệp khảo sát, xây dựng các gói sản phẩm mẫu để lấy
đó làm nội dung cho công tác xúc tiến, quảng bá, thu hút thị trường. Ninh Thuận nằm trong
cụm du lịch quốc gia thuộc “tam giác” Đà Lạt - Nha Trang - Phan Rang nhưng lâu nay
trong những vườn nho, cồn cát. Với khí hậu đặc thù ít mưa, nhiều nắng, hầu như quanh
năm không bị ảnh hưởng mưa bão mà các nhà địa lý học ví như “vùng sa thảo độc nhất
Đông Nam Á”.
Thứ ba, các sản phẩm du lịch để thu hút khách hàng
Để khai thác hiệu quả thị trường du lịch này, Sở Du lịch tỉnh Ninh Thuận nên cùng với
các đơn vị, địa phương, doanh nghiệp liên quan sẽ tập trung quảng bá, giới thiệu các sản
phẩm đặc trưng của địa phương, như: sản phẩm trải nghiệm thiên nhiên, thiên đường thể
thao, nghỉ dưỡng biển; các địa điểm du lịch văn hóa tâm linh hay du lịch nông nghiệp, cộng
đồng… Đồng thời, Sở triển khai các chương trình kích cầu, ưu đãi giảm giá các dịch vụ
cho du khách, nhất là người Ninh Thuận.
Các sản phẩm du lịch được chú trọng quảng bá phát triển như du lịch trải nghiệm, khám
phá thiên nhiên. Ninh Thuận có bờ biển dài hơn 105km, nằm trung tâm vùng nước trồi với
đa dạng chủng và loài hải sản, được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên phong phú,
nhiều thắng cảnh nổi tiếng về bãi biển: Bình Sơn - Ninh Chữ, Cà Ná, Bình Tiên, Hang Rái,
Vườn Quốc gia Núi Chúa, Vịnh Vĩnh Hy đẹp mê đắm lòng người. Năm 2021, Vườn Quốc
gia Núi Chúa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, là một trong 8
vịnh đẹp nhất Việt Nam. Đây là những nơi tuyệt vời để phát triển loại hình du lịch này.
Tìm hiểu văn hóa tộc người thông qua các sản phẩm du lịch địa phương được quảng bá
sinh động thông qua các mô hình, hiện vật, hình ảnh, băng hình, nghệ thuật sắp đặt. Khách
tham quan được tìm hiểu, trải nghiệm các nghi lễ tín ngưỡng và nghệ thuật diễn xướng
mang đậm bản sắc dân tộc của đồng bào Chăm. Nghệ thuật văn hóa Chăm với những làn
điệu dân ca, múa Chăm lạ lẫm, độc đáo. Cùng với các nghề truyền thống và những phong
tục tập quán, các nghi lễ tín ngưỡng của người Chăm, các tháp Chăm cổ kính: Pôklông
Garai, Pô Rômê, Hòa Lai hầu như còn nguyên vẹn. Lễ hội Katê độc đáo, dệt thổ cẩm thủ
công Mỹ nghệ, làng nghề gốm Bàu Trúc cổ xưa nhất Đông Nam Á... đã trở thành những di
sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá của nền văn hóa Việt Nam.

27
Ngoài ra, các sản phẩm du lịch trải nghiệm tại khu vực Nhà máy Điện gió Trung Nam,
hay việc tham quan, check in ở những địa điểm, khu nghỉ dưỡng có kiến trúc độc đáo, ấn
tượng, thưởng thức ẩm thực phong phú, tươi ngon… cũng hứa hẹn mang đến những điều
thú vị, hấp dẫn cho du khách khi đến Ninh Thuận.
Thứ tư, nâng cao chất lượng dịch vụ của tỉnh.
Muốn phát triển du lịch dịch vụ là một yếu tố vô cùng quan trọng để níu kéo du khách.
Các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh cần thông tin với người dân đặc biệt là những doanh
nghiệp, cơ sở buôn bán, cung cấp dịch vụ cần có thái độ hòa ái, thân thiện với khách hàng,
để tránh làm mất điểm trong mắt khách du lịch. Các dịch vụ cần chú ý về chất lượng để
đảm bảo uy tín của tỉnh, đặc biệt nghiêm cấm các tình trạng bán không đúng giá. Thực hiện
đào tạo, đào tạo lại, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch cả về quản lý nhà nước, quản trị
doanh nghiệp và kỹ năng nghề du lịch; chú trọng đào tạo nhân lực quản lý cấp cao và lao
động có tay nghề. Du lịch Ninh Thuận tạm phân thành các nhóm như sau:
Nhóm sản phẩm đặc thù du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm biển, du lịch văn hóa di sản
Chăm, du lịch sinh thái gắn với Vườn Quốc gia Núi Chúa.
Nhóm sản phẩm mới lạ: Du lịch khám phá và vui chơi giải trí “Cát - Muối”, du lịch săn
bắn bán hoang dã, du lịch trải nghiệm đường sắt, du lịch điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe.
Nhóm sản phẩm bổ trợ: Du lịch cộng đồng, du lịch vui chơi giải trí và ẩm thực, du lịch
tham quan sản xuất năng lượng tái tạo, thương mại du lịch.
Từ các lợi thế trên, Ninh Thuận ưu tiên kêu gọi các dự án đầu tư ở vùng trọng điểm phát
triển du lịch phía bắc, phía nam và Trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm để hình
thành hệ thống khách sạn tại khu vực bãi biển Bình Sơn, các khu giải trí phức hợp kết hợp
nghỉ dưỡng, lưu trú cao cấp ven biển. Các dịch vụ du lịch chuyên đề kết hợp đua mô tô địa
hình trên cát, các môn thể thao biển như: dù lượn, lướt ván diều, trải nghiệm hoạt động
nông nghiệp là thu hoạch nho, táo, làm muối, trồng tỏi...
Các sản phẩm du lịch Ninh Thuận đặc thù, khác biệt có tính cạnh tranh cao thu hút khách
du lịch trong nước và quốc tế.
Đây là các nhóm sản phẩm riêng biệt mà Sở Du lịch tỉnh cần có các biện pháp cải thiện,
cung cấp dịch vụ khác nhau để thu hút khách du lịch. Đặc biệt là các dịch vụ cộng thêm
giúp du khách có nhiều hứng thú với điểm đến.

28
Thứ năm, tổ chức các sự kiện du lịch, quảng bá du lịch
Các cấp, ban ngành lãnh đạo nên đẩy mạnh việc tổ chức các ngày hội du lịch, ngày hội
văn hóa, ngày hội ẩm thực, các festival để thu hút du khách đến du lịch. Bên cạnh việc tổ
chức các sự kiện như vậy không chỉ tạo ra cơ hội việc làm lớn, bán các tour du lịch, sản
phẩm du lịch thì nó còn giúp quảng bá văn hóa, đặc trưng của tỉnh tạo nên sự thu hút đối
với du khách.
Thứ sáu, tăng cường kết nối, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng
Tổng Cục trưởng cũng lưu ý, Ninh Thuận cần dựa trên thế mạnh của du lịch tỉnh để ưu
tiên xây dựng, phát triển một số sản phẩm du lịch nổi trội, độc đáo, có lợi thế cạnh tranh để
mang lại trải nghiệm hấp dẫn như: Du lịch nghỉ dưỡng biển gắn với các khu resort cao cấp,
sang trọng, mang tính cá nhân hóa cao; Du lịch văn hóa gắn với di sản Chăm; Du lịch nông
nghiệp công nghệ cao; Du lịch sinh thái gắn với Vườn quốc gia Núi Chúa; Du lịch điều
dưỡng và chăm sóc sức khỏe.... Đồng thời, đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong khu vực và với
TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các trung tâm du lịch lớn theo cơ chế linh hoạt, thực chất, có
sự tham gia của cơ quan quản lý với vai trò dẫn dắt, định hướng; tham gia của doanh nghiệp
lữ hành, nhà đầu tư để phát triển sản phẩm kết nối, bổ trợ lẫn nhau, hình thành các tour,
tuyến hấp dẫn phục vụ khách du lịch; tham gia của đơn vị, hãng thông tấn, truyền thông để
hợp tác giới thiệu quảng bá du lịch, tiếp cận thị trường quốc tế; chia sẻ kinh nghiệm phát
triển du lịch.
3.5 Nâng cao công tác quản lý
Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại Ninh Thuận, cần tăng cường kết hợp
hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế,
du lịch trên địa bàn. Muốn thực hiện được điều đó thì việc tăng cường công tác quản lý nhà
nước về lĩnh vực di sản văn hóa đóng vai trò tất yếu, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối
hợp các đơn vị liên quan để nghiên cứu, lập hồ sơ tham mưu trình các cấp thẩm quyền xét
duyệt, xếp hạng các di tích để đưa vào danh mục Di sản văn hóa của quốc gia.
Tuân theo nghị quyết về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Thuận đến năm 2025
và tầm nhìn năm 2030, đồng thời xác định “Phát triển du lịch bền vững trên cơ sở bảo vệ
môi trường sinh thái, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, gắn khai thác với bảo tồn và phát

29
huy giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đảm bảo quốc phòng, an ninh
và trật tự an toàn xã hội”.
Công tác quản lý nhà nước kết hợp với trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức đoàn
thể và người dân nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng tự hào và ý thức tham gia của người
dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục
pháp luật cho người dân, đề cao vai trò của nhân dân trong việc tham gia quản lý di sản văn
hóa. Các địa phương gắn kết việc giữ gìn, phát huy di sản với việc xây dựng, bảo vệ môi
trường văn hóa, đời sống của cộng đồng.
Các hành vi gây ảnh hưởng đến di tích, di sản như chiếm dụng, chiếm đoạt và sử dụng
di tích trái với quy định của Luật di sản văn hóa, các hành vi trộm cắp hoặc hủy hoại cảnh
quan môi trường, tuyên truyền hay giới thiệu sai lệch về nội dung giá trị của di tích và các
hành vi trái pháp luật khác… đều là những hành vi nghiêm cấm, vi phạm pháp luật. Cơ
quan Nhà nước, Sở và ban ngành có thẩm quyền cần tăng cường phát huy vai trò giám sát
để kịp thời phát hiện, điều chỉnh những sai sót có thể xảy ra và tránh xảy ra sai phạm rồi xử
lý không kịp thời. Chấn chỉnh đoàn thể, tổ chức có liên quan, khi phát hiện sai phạm phải
báo ngay với Cơ quan có thẩm quyền, cùng phối hợp để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bình, H. (2022). Đình văn sơn - ngôi đình cổ 130 tuổi vẫn đẹp rực rỡ với thời gian.
Truy cập ngày 14/5/2023 từ https://prtc.ninhthuan.gov.vn/portal/Pages/2022-12-
13/DINH-VAN-SON-NGOI-DINH-CO-130-TUOI-VAN-DEP-RUC-RO.htm
2. Châu, T. (2022). Ninh Thuận: Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong phát
triển du lịch. Truy cập ngày 10/05/2023 từ
https://moitruongdulich.vn/index.php/item/19038
3. Chung, C. (2022). Đón nhận Bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi
Chúa và Bằng xếp hạng Di tích quốc gia danh lam thắng cảnh Vịnh Vĩnh Hy. Cổng
thông tin điện tử tỉnh Ninh Thuận. Truy cập ngày 10/5/2023 từ
https://ninhthuan.gov.vn/portal/Pages/2022-4-14/Don-nhan-Bang-cong-nhan-Khu-
du-tru-sinh-quyen-the-g1qycv.aspx

4. Dân, T. T. (2022). Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Katê của người Chăm.
Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận. Truy cập ngày 12/5/2023 từ Phát huy di sản
văn hóa phi vật thể Lễ hội Katê của người Chăm (binhthuan.gov.vn)

5. Đoàn, V. (2020). Bí ẩn tháp Pô RôMê. Báo điện từ pháp luật. Truy cập ngày
11/5/2023 từ Bí ẩn tháp Pô RôMê | Báo Pháp luật Việt Nam điện tử (baophapluat.vn)

6. Hà, T. (2022). Tiềm năng và cơ hội phát triển du lịch biển tỉnh Ninh Thuận. Tạp chí
điện tử Thương hiệu và Công Luận. Truy cập ngày 10/5/2023 từ Tiềm năng và cơ
hội phát triển du lịch biển tỉnh Ninh Thuận (thuonghieucongluan.com.vn)

7. Hoa, N. (202). Cụm tháp Hòa Lai (Ninh Thuận) có phải là 'tháp Khmer'? Báo thanh
niên. Truy cập ngày 11/5/2023 từ https://thanhnien.vn/cum-thap-hoa-lai-ninh-thuan-
co-phai-la-thap-khmer-1851095234.htm

8. Hòa, T. (2021). Lễ Bỏ mả, nét văn hóa độc đáo của người Raglai. Báo thanh tra Việt
Nam. Truy cập ngày 12/5/2023 từ Lễ Bỏ mả, nét văn hóa độc đáo của người Raglai
(thanhtra.com.vn)

31
9. Kinh tế đô thị. (2019). Vẻ đẹp siêu thực của vịnh Vĩnh Hy. Tạp chí điện tử du lịch.
Truy cập ngày 12/5/2023 từ Vẻ đẹp siêu thực của vịnh Vĩnh Hy | Tạp chí du lịch
(tapchidulich.net.vn)
10. Lâm, P. (2020). Tháp Po Klong Garai: Biểu tượng tâm linh của người Chăm Ninh
Thuận. Vietnamplus. Truy cập ngày 11/5/2023 từ Tháp Po Klong Garai: Biểu tượng
tâm linh của người Chăm Ninh Thuận | Văn hóa | Vietnam+ (VietnamPlus)

11. Luyến, N. (2019). Làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận – Đất “nở hoa” từ những bàn tay
tài hoa. Truy cập ngày 12/5/2023 từ https://www.vntrip.vn/cam-nang/lang-gom-
bau-truc-79651

12. Nguyên, N & Ánh, N. (2022). Trợ lực giúp Ninh Thuận thực hiện tốt công tác bảo
tồn, phát huy di sản văn hóa. Báo Dân tộc. Truy cập ngày 11/05/2022 từ
https://baodantoc.vn/tro-luc-giup-ninh-thuan-thuc-hien-tot-cong-tac-bao-ton-phat-
huy-di-san-van-hoa-1665546638687.htm
13. Ninh, N. (2023). Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Thuận. Báo Nhân dân.
Truy cập ngày 11/5/2023 từ Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Thuận
(nhandan.vn)

14. NK. (2022). Lễ hội Katê Ninh Thuận năm 2022 chính thức bắt đầu. Báo điện tử
Đảng Cộng sản. Truy cập ngày 13/5/2023 từ Lễ hội Katê Ninh Thuận năm 2022
chính thức bắt đầu (dangcongsan.vn)

15. Quê hương online. (2011). Lễ hội Cầu Ngư - Múa Siêu: Nét văn hóa đặc sắc của
vùng đất Ninh Thuận. Báo Đăk Lak. Truy cập ngày 12/5/2023 từ
https://baodaklak.vn/channel/5441/201105/le-hoi-cau-ngu-mua-sieu-net-van-hoa-
dac-sac-cua-vung-dat-ninh-thuan-1994122/

16. Thanh, H. (2022). Quảng bá, kết nối du lịch Ninh Thuận với Thủ đô. Báo điện tử
Đảng cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 11/05/2023 từ Quảng bá, kết nối du lịch
Ninh Thuận với Thủ đô (dangcongsan.vn)

32
17. Thành, N & Hà, N, T. (2022). Nghệ thuật làm gốm của nguòi Chăm chính thức được
UNESCO ghi danh. Báo tin tức. Truy cập ngày 10/5/2023 từ
https://baotintuc.vn/long-form/emagazine/tinh-tuy-gom-cham-
20221208180154641.htm.
Bình, T. (2021). Nghề gốm cổ truyền của người Chăm. Báo điện tử Đảng Cộng sản
Việt Nam. Truy cập ngày 10/5/2023 từ Nghề gốm cổ truyền của người Chăm
(dangcongsan.vn)
18. Thành, N. (2019). Tháp Po Klong Garai - điểm đến hấp hẫn của Ninh Thuận. Truy
cập ngày 11/5/2023 từ Tháp Po Klong Garai - điểm đến hấp hẫn của Ninh Thuận
(vietnamtourism.gov.vn)
19. Thành, N. (2021). Bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển Ninh Thuận .
Báo Vietnamplus. Truy cập ngày 11/05/2023 từ https://www.vietnamplus.vn/bao-
ton-phat-trien-ben-vung-da-dang-sinh-hoc-bien-o-bien-ninh-thuan/718397.vnp
20. Thành, N. (2021). Ninh Thuận nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các
dân tộc. Báo tin tức. Truy cập ngày 11/05/2023 từ https://baotintuc.vn/van-hoa/ninh-
thuan-no-luc-bao-ton-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-cac-dan-toc-
20211123100846440.htm
21. Thành, N. (2022). Bảo tồn và phát triển nghề làm gốm của người Chăm ở Ninh
Thuận - Bài cuối: Đưa thương hiệu gốm Chăm vươn xa. Báo tin tức. Truy cập ngày
10/5/2023 từ https://baotintuc.vn.
22. Thành, N. (2023). Ninh Thuận: Bảo vệ môi trường góp phần phát triển du lịch bền
vững. Báo Du lịch Online. Truy cập ngày 11/05/2023 từ https://vietbao.vn/ninh-
thuan-bao-ve-moi-truong-gop-phan-phat-trien-du-lich-ben-vung-425517.html
23. Thử, C. (2023). Ninh Thuận: Liên kết với các tỉnh để kết nối, quảng bá du lịch. Báo
Vietnamplus. Truy cập ngày 11/05/2023 từ Ninh Thuận: Liên kết với các tỉnh để kết
nối, quảng bá du lịch | Du lịch | Vietnam+ (VietnamPlus)
24. Tiên, H. (2015). Vịnh Vĩnh Hy. Truy cập ngày 10/5/2023 từ
https://ninhhai.ninhthuan.gov.vn/portal/Pages/2015/vinh-vinh-hy-ae3c11.aspx

25. Trâm, H. (2023). Di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Ninh
Thuận. Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam. Truy cập ngày 12/5/2023 từ

33
https://www.moitruongvadothi.vn/di-san-van-hoa-va-danh-lam-thang-canh-tieu-
bieu-cua-tinh-ninh-thuan-a121309.html

26. Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận. (2021). Nghi lễ đầu năm của
người Chăm ở làng Bỉnh Nghĩa được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Truy cập ngày 12/5/2023 từ Nghi lễ đầu năm của người Chăm ở làng Bỉnh Nghĩa
được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (ninhthuantourism.vn)

27. Trung tâm Thông tin Du lịch. (2021). Vịnh Vĩnh Hy – Nơi biển đảo yên bình. Truy
cập ngày 10/5/2023 từ https://vietnamtourism.gov.vn/post/1406

28. VN. (2022). Công nhận lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận là Di sản văn
hóa quốc gia. Báo Điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 12/5/2023 từ Công nhận lễ
hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận là Di sản văn hóa quốc gia
(baochinhphu.vn)

29. Vương, Đ. (2022). Ninh Thuận: Cần đẩy mạnh phát huy giá trị di sản văn hóa để thu
hút du khách. Báo điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường. Truy cập ngày 11/05/2023
từ https://baotainguyenmoitruong.vn/ninh-thuan-can-day-manh-phat-huy-gia-tri-di-
san-van-hoa-de-thu-hut-du-khach-341769.html

34
HÌNH ẢNH TRONG CHUYẾN ĐI THỰC TẾ

Ảnh 1: Hình ảnh chung của cả lớp tại làng gốm Bàu Trúc trong chuyến đi thực tế

Ảnh 2: Hình ảnh thực tế của nhóm 2 môn Du lịch Văn hóa và Di sản
Ảnh 3 – 4: Hình ảnh không gian Trường Dục Thanh ở Bình Thuận

Ảnh 5: Hình ảnh làng gốm Bàu Trúc ở Ninh Thuận


Ảnh 6 – 7: Sản phẩm thủ công được làm từ gốm được trưng bày và kinh doanh tại
làng gốm Bàu Trúc

Ảnh 8: Nghệ nhân đang tạo gốm trước khi thành phẩm
Ảnh 9: Hình ảnh sinh viên được trải nghiệm tham gia làm gốm trong chuyến đi
thực tế

Ảnh 10: Đại diện Ban Tổ chức của chuyến đi thực tế trao tặng quà cho các nghệ
nhân làm gốm tại làng gốm Bàu Trúc
Ảnh 11: Hình ảnh Tháp Poklong Garai ở tỉnh Ninh Thuận

Ảnh 12: Sinh viên được nghe thuyết minh về Tháp Poklong Garai
Ảnh 13: Hình ảnh cổng chào tại Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm

Ảnh 14: Các nghệ nhân múa Chăm chuẩn bị trước buổi trình diễn tại Trung tâm
Nghiên cứu Văn hóa Chăm
Ảnh 15: Sinh viên được tham gia vào hoạt động nhảy múa sau buổi trình diễn cùng
các nghệ nhân múa Chăm

Ảnh 16 – 17: Một vài hình ảnh về nét đẹp của Vịnh Vĩnh Hy tại Ninh Thuận
Ảnh 18: Sinh viên được tham gia vào các hoạt động giải trí trong quá trình tham
quan tại Vịnh Vĩnh Hy.

You might also like