You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ TIN HỌC 

 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
✦✦✦✦✦
KHOA NGOẠI NGỮ 

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC


& HƯỚNG DẪN DU LỊCH
 

BÀI THU HOẠCH BẢO TÀNG LỊCH SỬ 


 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 

Thành viên nhóm :  


Võ Thị Kim Ngân 20DH713368 
Nguyễn Thị Anh Thư 20DH710714 
Nguyễn Trí Vũ 20DH712916 
Nguyễn Tiểu Yến 20DH714840 

Giảng viên : Mã Xuân Vinh 

Thành phố Hồ Chí Minh, 2023


MỤC LỤC
PHẦN 1:............................................................................................................................ 3
1. NGHIỆP VỤ THUYẾT MINH BẢO TÀNG:......................................................3
1.1. Tác phong: ........................................................................................................3
1.2. Chào đoàn:........................................................................................................3
1.3. Cách thuyết minh:.............................................................................................3
1.4. Cách đứng: .......................................................................................................4
1.5. Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt.....................................................................................4
1.6. Giọng đọc:.........................................................................................................5
2. NỘI DUNG CHÍNH ĐƯỢC NGHE THUYẾT MINH........................................5
2.1. PHÒNG 1: THỜI ĐẠI NGUYÊN THỦY.........................................................6
2.2. PHÒNG 2: THỜI DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC..........................................8
2.3. PHÒNG 3: THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ....................................................10
2.4. PHÒNG 4: THỜI LÝ......................................................................................11
2.5. PHÒNG 5: THỜI TRẦN - HỒ (THẾ KĨ XIII – XIV).....................................12
2.6. PHÒNG 6: VĂN HÓA CHAMPA..................................................................13
2.7. PHÒNG 7: VĂN HÓA ÓC EO.......................................................................15
2.8. PHÒNG 8: ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHAMPA........................................................15
2.9. PHÒNG 9: THỜI LÊ SƠ - MẠC - LÊ TRUNG HƯNG.................................15
2.10. PHÒNG 10: THỜI TÂY SƠN (1771 - 1802)...............................................17
2.11.  PHÒNG 11: SÚNG THẦN CÔNG - ĐẠI BÁC..........................................17
2.12. PHÒNG 12: THỜI NGUYỄN......................................................................17
2.13. PHÒNG 13: SƯU TẬP DƯƠNG HÀ..........................................................19
2.14. PHÒNG 14: GỐM MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á...........................................19
2.15. PHÒNG 15: XÁC ƯỚP XÓM CẢI.............................................................19
2.16. PHÒNG 16: SƯU TẬP VƯƠNG HỒNG SỂN............................................20
2.17. PHÒNG 17: VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC PHÍA NAM...............................20
2.18. PHÒNG 18: TƯỢNG PHẬT GIÁO MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á................22
PHẦN 2: CẢM NGHĨ VỀ BUỔI THAM QUAN BẢO TÀNG...........................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................24
PHẦN 1:
1. NGHIỆP VỤ THUYẾT MINH BẢO TÀNG: 
1.1.Tác phong:  
 Trang phục, đầu tóc, giầy dép gọn gàng, sạch sẽ. Đối với thuyết minh viên
du lịch nữ, khi đeo nữ trang, cần lưu ý số lượng và kích cỡ của nữ trang vừa
phải, không quá lớn, gây phản cảm với du khách. 
 Vệ sinh cá nhân phải được kiểm tra, lưu ý móng tay vừa phải, không để dài
quá. Nữ không trang điểm/ dùng màu sơn móng tay quá đậm. 
 Chuẩn bị về tâm lý: Thuyết minh viên du lịch cần tạo cho mình tâm thế tích
cực khi vào ca làm việc để sẵn sàng truyền cảm hứng tới du khách. 
 Chuẩn bị về kiến thức nghề, kỹ năng nghề và hành vi ứng xử phù hợp đối
với đoàn khách và chương trình du lịch của đoàn khách. 
1.2.Chào đoàn: 
 Nói lời chào đón với đoàn. 
 Chúc chuyến tham quan được như ý. 
 Tự giới thiệu bản thân. 
 Ổn định khách thành hàng. 
1.3.Cách thuyết minh: 
 Sử dụng từ ngữ chính xác, đơn giản, dễ hiểu, mang tính đại chúng. 
 Sử dụng thuật ngữ chính xác.
 Mỗi sự vật, mỗi con người, mỗi hiện tượng, mỗi sự kiện đều có những từ
ngữ cụ thể để diễn đạt.
 Sử dụng thuật ngữ chính xác có tác dụng làm cho bài thuyết minh trở nên
chuyên nghiệp hơn. 
 Phát âm đúng, chính xác, đúng trọng âm tạo âm điệu chuẩn trong câu nói.
 Tránh nói ngọng. 
 Lưu ý các từ đệm, ậm ừ trong lời nói. 
 Kết hợp với ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt hiệu quả hơn.
 Nếu tay không dùng tới thì xếp ngang tay ở bụng, không để tay lung tung. 
 Khi dùng tay chỉ vào hiện vật, dùng nguyên bàn tay hướng ra ngoài để chỉ
chứ không dùng mỗi một ngón tay. 
1.4.Cách đứng:  
 Đứng bên trai hiện vật cần thuyết minh. Không đứng chính giữa hay quá gần
hiện vật, phải chừa khoảng trống và không đứng sát kính để khách có thể
thấy hiện vật. Đứng 1 góc 45 độ so với kính hướng vè phía khách chứ không
vuông góc. 
 Tư thế chuẩn của thuyết minh viên du lịch khi thuyết minh là luôn đứng
thẳng, lưng thẳng, thoải mái, không gượng ép, thể hiện sự tự tin và khả năng
kiểm soát.
 Thuyết minh viên du lịch phải luôn đứng đối diện với khách.
 Khi đi bộ tại điểm du lịch, nếu an toàn, thuyết minh viên du lịch nên đi giật
lùi khi thuyết minh cho khách.
 Việc đứng quay lưng lại với khách sẽ làm cho du khách không nghe rõ lời
thuyết minh và đồng thời cũng thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và tôn trọng
đối với họ. 
 Không sử dụng loa khi có đoàn khác đang thuyết minh cùng lúc để tôn trọng
người khác. 
 Không nên đứng chống nạnh hoặc khoanh tay trước ngực, điều này có thể
làm cho khách hiểu nhầm là sự buồn chán và thiếu kiên nhẫn của thuyết
minh viên du lịch. 
1.5.Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt 
 Điệu bộ: Để có tác phong nghiêm túc nhưng không nghiêm khắc, thuyết
minh viên du lịch nên giữ điệu bộ tự nhiên, tránh những cử chỉ lặp lại, nên
kiểm soát mọi cử động của cơ thể. 
 Những cử động không mục đích, hoặc đùa giỡn quá trớn sẽ làm cho du
khách, những người dù rất thân thiện nhưng vẫn luôn lịch sự, sẽ không cảm
thấy thoải mái. 
1.6.Giọng đọc: 
 Giọng thanh thoát, không lên xuống bất thường, đọc rõ ràng, không dùng từ
địa phương nhiều nếu khách đa phần là người thành phố. 
 Nhấn mạnh bằng ngữ điệu của giọng nói. 
 Duy trì sự chú ý của du khách và nhấn mạnh vào những ý chính bằng 
 cách tăng tốc độ giọng nói. 
 Kích thích sự chú ý và cảm xúc của du khách về điểm đến bằng việc tăng
tốc độ nói và sử dụng âm điệu cao. 
 Nói chậm lại khi muốn nhấn mạnh tới mức độ, sự quan tâm, hoặc đưa ra câu
hỏi cho du khách về một vấn đề nào đó. 
 Nhấn mạnh thông qua lên xuống ngữ điệu 
 Thu hút sự quan tâm của du khách bằng cách cao giọng để nhấn mạnh sự 
 phấn khích, bất ngờ, tạo niềm tin vào những gì đang nói. 
 Sử dụng âm điệu thấp để nhấn mạnh vào mức độ, sự quan tâm, hay khi 
 đang tỏ ra là mình trầm ngâm, suy nghĩ. 
 Biết sử dụng các giai thoại, các câu chuyện hài hước: Giai thoại giống như
một cuộc đối thoại tự nhiên gồm những câu chuyện hay mẩu chuyện về các
nhân vật, sự kiện trong quá khứ hoặc hiện tại, trong đó có những câu chuyện
mang tính hài hước, gây cười. 

2. NỘI DUNG CHÍNH ĐƯỢC NGHE THUYẾT MINH


 Giới thiệu chung: 
 Bảo tàng được người Pháp xây dựng năm 1927, khánh thành ngày 1/1/1929.
Lúc bấy giờ bảo tàng mang tên một vị thống đốc Nam Kỳ là Blanchard de la
Brosse. Trải qua bao biến đổi theo dòng lịch sử, năm 1956 bảo tàng đổi tên
thành “Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam” tại Sài Gòn. 
 Trong 2 giai đoạn đầu, bảo tàng chủ yếu trưng bày mỹ thuật cổ Việt Nam và
một số nước Châu Á. Sau năm 1975, một lần nữa bảo tàng đổi tên thành
“Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh” cho đến nay từ ngày
23/8/1979. 
 Hiện nay có tất cả 18 phòng. 
 Phần 1: chúng ta sẽ khám phá theo tiến trình lịch sử, từ thời Tiền sử, trải qua
các thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc, các triều đại phong kiến của
Việt Nam, và kết thúc là nhà Nguyễn năm 1945. 
 Phần 2: chúng ta sẽ khám phá những đặc trưng của văn hóa phương Nam.
Chúng ta ghé thăm những Vương quốc Cổ đã từng tồn tại ở Việt Nam với sự
ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Đó là vương quốc Champa, văn hóa Óc Eo
của Vương quốc Phù Nam, văn hóa của các tỉnh phía nam Việt Nam, đặc
biệt là xác ướp Xóm Cải.  

2.1.PHÒNG 1: THỜI ĐẠI NGUYÊN THỦY


 Sự hình thành, phát triển, tiến hóa của loài người:  
 Thời kì đá cũ cách chúng ta 500 000 năm và sang thời đại đá mới cách nay
khoảng 10 000 năm. 
 Xuất phát điểm, người tiền sử chủ yếu sống trên núi non, rừng rậm.  
 Thời kì đã cũ: Các nhà khảo cổ học đã phát hiện: răng người cổ ở các hang
Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), hang Hùm (Yên Bái), những công cụ
thô sơ bằng đá có vết chế tác của người nguyên thủy ở núi Đọ, núi Nuông
(Thanh Hóa) được chế tác bằng đá bazan (thô, to). Kỹ thuật chế tác còn thô
sơ, công cụ chưa có hình dáng cụ thể. 
 Hậu kì thời đá cũ:   
 Con người tiến bộ, không sống trên núi, họ di dời xuống hang động. Tập thể
gia đình có khoảng 30, 40 di cốt  có sự tách ra, sống theo huyết thống.   
 Tìm ra đá cuội  chế tác thành công cụ. Hình thành kĩ thuật bổ đôi hay bổ
tư hòn đá  công cụ nhỏ gọn hơn, dễ cầm nắm hơn. 
 Phát minh ra lửa, đánh dấu sự tiến bộ của con người, dùng lửa để thắp sáng,
nấu chín thức ăn, sưởi ấm, xua đuổi thú dữ….  tách con người ra khỏi thế
giới động vật. 
 Thời kì đá mới: cách 10 000 năm 
 Tiêu biểu: nền văn hóa Hòa Bình (cách chúng ta 10 000 năm), văn hóa Bắc
Sơn (cách chúng ta 8 000 năm). 
 Kĩ thuật chế tác đá đạt trình độ cao, biết ghè, biết mài, biết đẽo, …  
 Họ còn tạo ra bàn nghiền, chàynghiền để nghiền hạt quả, củ. 
 Biết khai phá thiên nhiên, biết trồng trọt, chăn nuôi sơ khai, … 
 Có hình vẽ nhưng không biết được ý nghĩa  tin rằng có thần linh xuất
hiện tín ngưỡng: Bái Vật Giáo hay Tôn Tem Giáo.  
 Họ cũng có thể lấy các hiện tượng siêu nhiên hay là một con vậtnào đó để
làm vật tổ cho mình, Việt Nam lấy hình tượng “con rồng cháu tiên” - vật tổ
đầu tiên của người Việt. 
 Họ đã biết phân công lao động trong xã hội: Đàn ông chủ yếu săn bắt, phụ
nữ hái lượm, lấy những gì có sẵn trong thiên nhiên để sinh tồn. 
 Nhưng sau này, khi trình độ chế tác đạt trình độ cao hơn, ta có thể bắt gặp
hình ảnh người phụ nữ họ có chức năng trong gia đình. Ngoài nuôi dạy con
cái thì họ biết chế tác nhiều công cụ hơn phục vụ cho người đàn ông đi kiếm
ăn bên ngoài xã hội.  
 vẫn còn tồn tại chế độ mẫu hệ.
 Và càng về sau này, thì con người ngày càng tiến bộ hơn để phục vụ cho đời
sống của mình, ví dụ như là lưỡi cày, rìu, đục đá, cuốc đá, chứng tỏ rằng
kinh tế nông nghiệp đã hình thành ở thời kỳ này  
 

Rìu Rìu mài lưỡi Rìu tứ giác


2.2.PHÒNG 2: THỜI DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC
 Ba nền văn hoá này tồn tại song song trong khoảng thời gian từ 4000 - 2000
năm cách ngày nay. 
 Bắc và Bắc Trung Bộ: nền văn minh Sông Hồng, có 4 gia đoạn phát triển:
Phùng Nguyê, Đồng Đậu, Gò Mun, và đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn, tương
ứng thời kì nước Văn Lang của các Vua Hùng. 
 Ven biển miền Trung và Nam Tây Nguyên: địa bàn cư trú của nhóm cư dân
cổ, tạo nên nền văn hóa Sa Huỳnh, tiền thân của văn hóa Champa để hình
thành nhà nước Champa. 
 Đông Nam Bộ: Văn hóa Đồng Nai, tiền thân của văn hóa Óc Eo để hình
thành nhà nước Phù Nam. 
 Đặc trưng của 3 nền văn hóa: 
 Đông Sơn:
 Trống đồng:  
 Trống đồng Đông Sơn: thật ra Đông Sơn là tên nền văn hóa, hiện nay ở tỉnh
Thanh Hóa. 
 Trống đẹp nhất, cổ nhất: trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Hoàng Hà, trống
đồng Hà Tây, và trống đồng Sông Đà (trống được phát hiện ở di chỉ nào thì
được đặt tên theo tên nơi đó). 
 Trống là nhạc cụ trong các lễ hội, được sử dụng trong lễ cầu mưa (trống có
hình con cóc). Một số nước Đông Nam Á đều có trống cóc. 
 Việt Nam tự hào là một trong ba nước khu vực Đông Nam Á sở hữu trống
nhiều nhất và đẹp nhất. 
 Đặc tả trống: Tâm trống luôn luôn là hình ngôi sao (hoa mặt trời - thờ thần
mặt trời). Tiếp theo là những hoa văn hình hóc (cảnh sinh hoạt…) 
 Trống cũng là vật truyền tin cho nhau. Nhà quyền quý mới sở hữu trống
đồng.  
 Ngoài trống đồng, cũng phát hiện: lưỡi cày, lưỡi rìu, dao găm 
 Quan tài thuyền: quan niệm chết không phải là hết. Việt Nam chủ yếu di
chuyển chủ yếu bằng thuyền bè, văn hóa sông nước. Người có vai có thế
mới được chôn bằng thuyền.

 Sa Huỳnh: cách chúng ta 3 300 năm. 


 Văn hóa đồ sắt.
 Đồ đựng bằng đất nung. 
 Chôn trong quan tài hình chum, hình lu. Chôn theo tư thế ngồi (vì đứa bé
tượng hình trong bụng mẹ như thế nào, khi chết theo tư thế ấy --> có sự
tái sinh) , chôn theo trang sức. 
 Đông Nai:
 Có sự ảnh hưởng của văn hóa Sa Huỳnh.
 Quan tài hình cầu, hình trứng (quan niệm: sinh ra trong trứng).

Rìu

Dao găm

Trống
2.3.PHÒNG 3: THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
 Sau thất bại của An dương Vương trong kháng chiến chống Triệu Đà (179
TCN) đất nướcViệt Nam bị các thế lực phong kiến phương Bắc kế tiếp nhau
cai trị và thực hiện âm mưu đồnghóa dân Việt. Thời kỳ này còn gọi là thời
kỳ Hán hoá hay là thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc. 
 Chậu trống bằng đồng: Vừa là chậu, vừa là trống (vì Trung Quốc lúc bấy giờ
cấm chúng ta đúc trồng). Mặt trong đáy chậu khắc hình đôi cá, một đề tài
trang trí điển hình của người Hán.
Mặt ngoài đáy chậu khi úp xuống thành mặt trống lại thể hiện rõ những chi
tiết, hoa văn của một chiếc trống đồng Đông Sơn với hình chim lạc và ngôi
sao ởtrung tâm. Điều đó đã nói lên sức sống của nền văn hoá Đông Sơn từ
thời Hùng Vương dựng nước. 
 Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: 
  Mở đầu là cuộc khởi nghĩa
năm 40: Hai Bà Trưng đánh
đuổi quân Đông Hán. 
 Năm 248: Triệu Thị Trinh
khởi nghĩa chống quân Đông
Ngô. 
 Chiến thắng Bạch Đằng (năm
938): chiến thắng này đã
chấm dứt thời kỳ mất nước
hơn 1000 năm và đã mở ra
khỉ nguyên mới, thời kì quốc gia phong kiến trên đất nước Việt Nam 
 Chúng ta khởi đầu kỷ nguyên độc lập với 3 triều đại: Ngô - Đinh - Tiền Lê.
Tuy nhiên, nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranh chống xu hướng các cứ dẹp loạn
12 xứ quân.
 Năm 979, Đinh Tiên Hoàng đế cùng người con trai trưởng bị ám hại. Lúc
bấy giờ quân Tống tràn sang xâm lược nước ta.
Đứng trước tình cảnh đó buộc Thái hậu Dương Văn Nga đã trao quyền lãnh
đạo cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn.
Ông đã có công lãnh đạo người dân tiến hành cuộc khách chiến chống Tống
lần thứ nhất thắng lợi năm 981, lập nên triều Tiền Lê.
Sau đó, do tuổi cao sức yếu, ông đã nhường ngôi cho con mình là Lê Long
Việt. Thế nhưng, vị vua này ở ngôi được 3 ngày thì bị chính người em ruột
mình giết chết để tranh ngôi là Lê Long Đĩnh - Lê Ngoạ Triều. 
 Một lần nữa, dưới sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân, đặc biệt là
Sư Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn đã được suy tôn lên ngôi báu, mở đầu cho triều
đại nhà Lý tồn tại 216 năm. 

2.4.PHÒNG 4: THỜI LÝ
 Năm 1010, sau khi lên ngôi, thì Lý Thái Tổ đã cho dời kinh đô từ thành Hoa
Lư về kinh thànhĐại La. Sau đó, theo giấc mơ có rồng bay lên, ông đã cho
đổi tên thành Thăng Long. Trong chiếudời đô, Lý Thái Tổ đã viết rằng
“Trên thuận ý trời, dưới vừa lòng dân. Nơi đây có thế rồng cuộnhổ ngồi, là
nơi hội tụ các bậc đế vương muôn đời.”
 quyết định sáng suốt khi dời đô vềvị trí này để phát triển đất nước về các
mặt kinh tế văn hoá. 
 Cung điện các vị vua được xây dựng bằng đất nung và đá, ngói: hình con
chim uyên ương: hạnh phúc lứa đôi, sự chung thủy. 
 Tảng đá kê cột hình hoa sen: hoa tiêu biểu trong Phật Giáo lúc bấy giờ. 
 Song Long  mĩ thuật Phật Giáo phát triển. 
 Một số thông tin về Phật Giáo: từ Ấn Độ, 2 phái, …. 
 Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ Trung
Quốc. 
 Tượng A Di Đà: tượng ở bảo tàng làm
bằng thạch cao, tượng nguyên bản đặt ở
chùa Phật Tích. 
 Phật giáo giữ vai trò chủ đạo trong cuộc sống Việt Nam lúc bấy giờ. 
 Không từ bỏ âm mưu sang xâm lược nước ta lần thứ 2, năm 1076, quân
Tông đã đưa 10vạn quân sang nước ta. Lần này triều đình đã cử Thái uý Lý
Thường Kiệt chỉ huy trận đánh này. 
 Bài thơ: 
“Nam quốc sơn hà nam đế cư 
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư 
Như hà nghịch lỗ lai xâm phậm 
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư” 
cổ vũ, khích lệ tinh thần của nghĩa quân, làm nên chiến thằng vang dội. 
 Tháng 3 năm 1077 quân Tống rút chạy về nước trong cảnh hoản loạn. 
 Nữ vương “Lý Chiêu Hoàng”
sự chuyển giao quyền lực êm ái. 

2.5.PHÒNG 5: THỜI TRẦN - HỒ (THẾ KĨ XIII – XIV)


 Sau khi thay thế nhà Lý, nhà Trần tiếp tục công cuộc xây dựngmở mang
nước Đại Việt. 
 Lãnh thổ đế quốc Mông Cổ Mông Cổ đã được mở rộng đến sát biên giới Đại
Việt. Chính trên bước đuờng xâm lược, chúng đã vấp phải một bức lũy thép,
đó là dức kháng chiến vô cùng anh dũng của nhân dân Đại Việt trên sông
Như Nguyệt bằng phòng tuyến cọc. 
 Bản đồ 3 lần chiên thắng quân Nguyên Mông: 
 Lần thứ nhất (1258): với 3 vạn kị binh, giặc tiến vào kinh thành Thăng
Long. Quân dân thực hiện chiến thuật “vườn không nhà trống”. Nhiều
tháng trời không có một bóng người, không một hạt thóc, giặc đã giảm
nhuệ khí và rút lui về Vân Nam. 
 Lần thứ hai (1285): Hốt Tất Liệt đưa 5 vạn kỵ binh sang đánh nước ta.
Lần này, triều đình đã mở hội nghị Diên Hồng xin ý kiến các bô lão. Và
chúng ta đã làm nên những trận đánh đi vào lịch sử: trận Chương
Dương, trận Hàm Tử, trận Vạn Kiếp. Cuộc kháng chiến lần thứ hai này
gay go và ác liệt, quân thù càng thất bại nhục nhã và thắng lợi của Đại
Việt càng vang dội. 
 Lần thứ ba (1288): hủy bỏ kế hoạch xâm lược Nhật Bản để dồn lực lượng
vào xâm lược Đại Việt. Lần này, quân ta áp dụng chiến thuật cắm cọc
trên sông Bạch Đằng. Quân ta đánh từ sáng đến chiều, 600 chiếc thuyền
của giặc lớp thì bị phóng hoả, lớp thì bị cọc đâm thủng, góp phần dẫn
đến chiến thắng. Chỉ huy trận đánh Trần Hưng Đạo sau được nhân dân ta
phong thánh là Đức thánh Trần Hưng Đạo. 
 Cọc gỗ Bạc Đằng: gỗ lim. Cọc thời Ngô Quyền có bọc sắt, thời Trần không
có. 

2.6.PHÒNG 6: VĂN HÓA CHAMPA


 Cái tên Chămpa có được vào thế kỷ VII. Chămpa là hoa sứ, hiện nay là quốc
hoa của Lào, đồng thời cũng là tên của một tiểu quốc Ấn Độ thu nhỏ nơi
đây. 
 Ở Chămpa có những tiểu vùng văn hoá, ban đầu là Indrapura và kết thúc là
Panduranga. 
 Chămpa sở hữu cho mình mộtcon đường biển giúp cho họ có mối quan hệ,
giao lưu văn hoá thương mại giữa các nước trong khu vực, trong đó đối tác
lớn là người Ấn Độ. 
 Họ mang tới đây hai nền văn hoá tôn giáo lớn là Bà la môn giáo và Phật
giáo.  
 Tượng Phật làm bằng đồng, tượng Bà La Môn làm bằng đá. 
 Thần Shiva: vị thần hủy diệt và sáng tạo, có con mắt thứ 3 giữa trán. Con
mắt có thể nhìn thấy thấy quá khứ, hiện tại và tương lai. Thấy vua nhưu thấy
thần, thấy thần như thấy vua. Vật cưỡi của thần là bò thần Nandin. Người
dân theo tôn giáo này không dám giết bò để ăn thịt (điều kiên kị của tôn giáo
Bà La Môn).  
 Tượng thần Ganesa: là con của thần Shiva, là phúc thần hay thần hộ mệnh. 
(Sự tích thần có đầu voi, bụng to của thần), thần đeo con rắn vắt ngang
bụng. 
 Bệ thờ 9 vị thần: Bệ này còn được gọi là "Trụ Ngạch Cửu Tú" thường phổ
biến ở Campuchia nhưng hiếm ở Chămpa. Đây cũng là bệ thờ 9 vị thần duy
nhất còn được thấy ở Chămpa hiện nay. 
 Tượng chim thần Garuda: Chim thần Garuda bắt rắn Naga ở Chămpa mang
ý nghĩa phản ánh hiện thựcxã hội hơn là ý nghĩa tôn thờ của thần Visnu.
Tương truyền mẹ của rắn Naga đã hạ nhục mẹ củachim thần Garuda nên
giữa chúng có mối luôn thù. Đó là lý do chim thần Garuda bắt và giết rắn
Naga. 
Giáo hóa: chúng ta hãy thêm bạn bớt thù, chúng ta vị tha, chúng ta hãy
thương yêu nhau đi, chúng ta hãy mở lòng với nhau, chúng ta hãy cười với
nhau. 
 Bệ thờ vú phụ nữ: chế độ mẫu hệ vẫn còn ở Chăm-pa. 
2.7.PHÒNG 7: VĂN HÓA ÓC EO
 Óc Eo là tên của một cánh đồng ở tỉnh An Giang, do một người Pháp phát
hiện, tương ưng với thời kì vương quốc Phù Nam hình thành và phát triển 7
thế kì (I –VII). 
 Vốn là đất nước thịnh vượng, xong những năm cuối thế kỉ VI đầu thế kỉ VII
có dấu hiệu suy tàn do sự đấu đá, tranh chấp quyền lực. 
 Vương quốc Phù Nam để lại cho chúng ta rất nhiều hiện vật quý giá, phản
ánh đời sống vật chất, tinh thần. 
 Người dân Phù
giáo, vị
thần
bảo tồn
(bảo tổn
những
gì thần
Siva tạo
ra cho
thế giới
này). 

Tượng Phật Tượng thần


Ganesa Tượng sư tử
Đồng Dương
2.8.PHÒNG 8: ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHAMPA
(không tham quan)

2.9.PHÒNG 9: THỜI LÊ SƠ - MẠC - LÊ TRUNG HƯNG


 Sau khi Hồ Quý Ly lật đổ triều Trần và thất bại trong cuộc kháng chiến
chống quân Minh (1407), nước Đại Việt rơi vào ách thống trị của phong
kiến phương Bắc. 
 Tuy nhiên, sức mạnh Đại Việt đã được chứng minh bằng sự bùng nổ liên
tiếp các cuộc khởi nghiã chống quân xâm lược, trong đó khởi nghiã Lam
Sơn (1418 -1427) do Lê Lợi lãnh đạo đã trở thành lá cờ đầu, đánh bại quân
Minh, giành lại chủ quyền dân tộc. 
 Năm 1428, Lê Lợi lập ra triều Lê, bắt đầu việc xây dựng lại đất nước. Dưới
thời Lê, công cuộc khẩn hoang lập ấp được đẩy mạnh; nhiều chính sách kinh
tế - xã hội được ban hành; giáo dục, văn học, nghệ thuật được nâng cao…
Văn minh Đại Việt bước vào giai đoạn phát triển mới.
 Trong thời này là một tâm thần của Lê Lợi:  Nguyễn Trãi, người rất giỏi về
lĩnh vực chính trị, văn hóa, tư tưởng, ngoại giao nhưng sau này bị bọn gian
thần hãm hại vì tội giết vua, vụ án Lệ Chi Viên và nhận án chu di tam tộc.
Đến thời vua Lê Thánh Tông đã minh oan được cho ông. Năm 1980 nhân
dịp kỉ niệm 600 năm ngay sinh, ông được UNESCO công nhận là danh nhân
văn hóa thế giới 
 Từ năm 1527, khi Mạc Đăng Dung đoạt ngôi triều Lê, chế độ quân chủ Đại
Việt lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện: Họ Nguyễn rồi họ Trịnh khôi
phục triều Lê và gây nên nội chiến Lê – Mạc (1527-1592), Trịnh - Nguyễn
(1627-1672) chia cắt đất nước. Khắp nơi, nông dân đã nổi dậy chống chế độ
quân chủ áp bức. 
 Vào thời hậu Lê, nho giáo giữ vai trò chủ đạo, là công cụ để thực hiện cho
vương quyền nên đã có sự xuất hiện của bức tượng phật ngàn tay ngàn mắt
được làm gỗ sơn song thép vàng vào năm 1656. Hiện nay nguyên tác được
thờ ở chùa Múc Tháp (Bắc Ninh), ở Bảo tàng chỉ là bản đúc lại bằng thạch
cao với ý nghĩa thể hiện sự mong cầu Bồ Tát với ngàn mắt nhìn rõ được sự
thống cổ của chúng sinh, ngàn tay để chở che, bao dung những số phận cay
nghiệt vì cảnh lòng than đói khổ mà người dân phải trải qua trong các cuộc
tranh chấp quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến này.  
 Thời gian này, nhân dân Đại Việt hoàn thành công cuộc khẩn hoang ở
phương Nam và có những cuộc tiếp xúc đầu tiên với phương Tây.
 Chữ Quốc ngữ - chữ Việt ra đời. 
2.10. PHÒNG 10: THỜI TÂY SƠN (1771 - 1802)
 Vào thế kỉ XVIII, trong khí thế của phong trào nông dân chống các thế lực
cát cứ Lê - Trịnh (dàng Ngoài), Nguyễn (dàng trong) chia cắt đất nước, cuộc
khởi nghĩa Tây Sơn đã bùng nổ ở Quy Nhơn năm 1771. 
 Lịch sử Việt Nam đề cao người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang
Trung, ông đã đánh tan hơn bốn vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút
nay là thành phố Mỹ Tho trực thuộc tỉnh Tiền Giang.  
“Xứ gì mà xứ lạ kì
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp kêu”
 Đây là khu vực hoang sơ, chưa có bàn tay con người khai phá, đây cũng là
lợi thế giúp nghĩa quân ta chiến thắng vang dội, đánh đuổi hơn bốn vạn quân
Xiêm - Thái Lan. Về phương Bắc, vua Quang Trung đã làm nên một trận
đánh kỳ vĩ khi đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh.  
 Ngày mùng năm tết Kỷ Dậu 1789, trận đánh cuối cùng mang tên Ngọc Hồi
Đống Đa đã bị san bằng. Nguyễn Nhạc lập ra triều tây Sơn và khi Nguyễn
Huệ lên ngôi vua, triều Tây Sơn đã ra sức phục phục hồi kinh tế, chấn hưng
văn hóa, thực hiện nhũng cải cách tiên tiến bộ trong quản lý đất nước. Lịch
sử thế giới đã ca ngợi vua là người tài giỏi “bách chiên bách thắng” và ví
ông như Napoleon thế giới nhưng tiếc thay, cái chết của vua Quang Trung
hiện nay vẫn là một nghi án lịch sử. Đây là một vị vua đem lại nhiều lợi ích
cho dân tộc 

2.11.  PHÒNG 11: SÚNG THẦN CÔNG - ĐẠI BÁC


(không tham quan)

2.12. PHÒNG 12: THỜI NGUYỄN


 Năm 1802, hậu duệ của họ Nguyễn là Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn, lập
ra triều Nguyễn. Thời kỳ đầu cầm quyền tuy có cố gắng củng cố chính
quyền thống nhất, đẩy mạnh việc khẩn hoang, phát triển văn hóa song triều
Nguyễn không duy tân được đất nước và khi thực dân Pháp xâm lược đã
nhanh chóng đầu hàng, trong lúc nhân dân Việt Nam khắp nơi nổi dậy chống
giặc. 
 Từ năm 1883, nhân dân Việt Nam tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh nhiều
mặt để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu chọn lọc những giá trị của
văn hóa phương Tây và tiến hành hàng loạt những cuộc khởi nghĩa với nhiều
khuynh hướng nhằm đánh đuổi thực dân, tư bản, giành lại nền độc lập. Thời
kì này với cái cớ là không được phép truyền đạo và chính sách bế quan tỏa
cảng nên liên minh của Pháp và Tây Ban Nha đã bắt đầu đổ xô vào vùng
biển Đà Nẵng vào ngày 11/9/1858, nnước chúng ta chìm trong biển máu. 
 Năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, đã đề ra cương lĩnh
Cách Mạng đúng đắn. Trong 15 năm lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện
cuộc Cách Mạng Tháng 8 năm 1945, đánh đổ chính quyền thực dân phong
kiến, thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới cho
dân tộc Việt Nam. 
 Một số phẩm phục của nhà Nguyễn được lưu truyền: 
 Mũ cánh chuồn: quan Văn - dáng tròn, quan Võ - dáng vuông. Áo quan màu
đỏ thêu rồng bốn móng. 
  Áo:  
 Áo vua màu vàng thêu
rồng năm móng,
trên áo có chữ Vạn Thọ
với ý nghĩa chúc vua
ngan ngàn tuổi, áo
vua với chín con rồng.  
 Áo Hoàng thái hậu
được thêu hình
loan - phượng (loan
là giống đực, phượng là giống cái) và chỉ được thêu chữ Thọ.  
 Áo Thái tử, người nối ngôi vua trong tương lai được thêu hình rồng nhỏ nằm
trong tư thế viên long tức là rồng nằm trong trứng, chỉ khi vua cha mất thì
mới được mặc áo Vua.  

2.13. PHÒNG 13: SƯU TẬP DƯƠNG HÀ


(không tham quan)

2.14. PHÒNG 14: GỐM MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á


(không tham quan)

2.15. PHÒNG 15: XÁC ƯỚP XÓM CẢI


 1/1994 trong lúc các người thợ đang trong quá trình giải tỏa mặt bằng để xây
dựng chung cư tọa lạc tại xóm Cải, phường 8, quận 5, thành phố Hồ Chí
Minh. Họ vô tình phát hiện trong 10 ngôi nhà mồ thì có ngôi mộ của bà
được xây dựng rất lớn (khoảng 60m2) và được chạm khắc rất nhiều hoa văn,
tiểu tiết của triều đình thời bấy giờ.  
 Sau nhiều ngày đập phá thì người thợ phát hiện đây là mộ song táng của hai
vợ chồng được chôn cất song song với nhau (nam tả nữ hữu - chồng bên trái
và vợ bên phải ) 
 Khi khai quật thành công thì phát hiện xác ông cũng được ướp những kỹ
thuật ướp không thành công, chỉ còn lại xương và một số vật dụng, trang sức
được chôn theo. Bên mộ ông, người ta chôn: cây quạt, cây lược, ống mái
trầu, hộp đựng vôi ăn trầu, bảy chiếc nhẫn vàng và cây bút lông. Vì vậy, theo
nghiên cứu bước đầu thì ông có thể là quan văn do được chôn theo cây bút.  
 Bà chết sau ông cùng với kinh nghiệm ướp xác trước đó, bà được chôn trong
hai quan tài (trong quan ngoài quách )theo lối cổ truyền Việt Nam với đầy
đủ đồ khâm liệm, tùy táng, toàn bộ ngâm trong dung dịch màu đỏ. 
 Theo biên bản được ghi lại, khi mở nắp quan tài ra thì ngửi thấy một mùi
hương rất thơm được cho là dung dịch nước ướp. Hiện tại một mẫu dung
dịch được gửi đến Pháp viện nghiên cứu tuy nhiên vẫn chưa được hồi âm.
Theo quan niệm phương Đông: “nam thất nữ cửu”, thi hài được quấn trong
chín lớp dải lụa, bên ngoài cuốn thêm chín lớp chiếu. Ban đầu, xác của bà
đẹp: mắt mũi còn nguyên vẹn, da thịt hồng hào nhưng khi đưa lên khỏi mặt
đất thì bắt đầu da tái xám, mắt mũi bị hủy và các cơ co cứng lại.  
 Bảo tàng lịch sử phối hợp với các chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên ngành
để tìm thân phận của bà. Theo nghiên cứu, đây là một người phụ nữ người
Việt (dân tộc Kinh), tên là Trần Thị Hiệu, pháp danh Minh Trường, mất năm
1869 thọ 60 tuổi, thuộc tầng lớp quý tộc nhà Nguyễn.  
 Hiện tại theo định kỳ - 3 tháng, bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
phối hợp bệnh viện Đại học Y Dược để kiểm tra và bảo quản xác bà. Hiện
vật thật còn lại được trưng bày là hai đôi hài của bà và trang sức được chôn
cùng. Xác ướp Xóm Cải là di sản vật chất và tinh thần quý giá góp phần vẽ
lại bộ mặt Sài Gòn xưa.  

2.16. PHÒNG 16: SƯU TẬP VƯƠNG HỒNG SỂN


(không tham quan)

2.17. PHÒNG 17: VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC PHÍA NAM
 Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, bao gồm 54 dân tộc anh em.
Trong đó, dân tộc Việt (Kinh) chiếm tỷ lệ đông nhất với hơn 85% dân
số, dân tộc ít người nhất là Rơ Măm, Brâu và Ơ Đu (dưới 500 người)
[Theo Tổng điều tra dân số năm 2009].
 Cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển cùng
với tiến trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước tạo nên
một dân tộc Việt Nam thống nhất.
 Mỗi dân tộc mang sắc thái văn hóa riêng tạo nên sự đa dạng, phong
phú, độc đáo và góp phần hình thành bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam. 
 Với lí do diện tích của Bảo tàng Lịch sử còn bị giới hạn nên chỉ trưng
bày được khu vực phía Nam, từ Quảng Bình đến Cà Mau là địa bàn cư
trú chủ yếu của các dân tộc thuộc các ngữ hệ Nam Á, Nam Đảo.
 Từ thế kỷ XVI, cư dân Việt và Hoa đã đến đây góp phần khai phá và
xây dựng vùng đất này.
 Sau năm 1975, do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên tình hình phân
bố dân cư cũng có sự thay đổi lớn, nhiều nhóm cư dân thuộc các thành
phần dân tộc ở Bắc Việt Nam đã chuyển vào phía Nam định cư. 
 Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường: văn hóa nước ta đã có từ nền văn hóa
Đông Sơn ở các khu vực phía Bắc hơn 2500 năm và khu vực Gia Định
- Sài Gòn chỉ hơn 300 năm do Nguyễn Hữu Cảnh khai phá vùng đất
này.
Không chỉ Nhật Bản, Việt Nam nước ta cũng có trà đạo tuy nhiên
không được phát triển thành đạo.
Người Việt cũng có tục uống trà dành cho quý tộc, dành cho lớp bình
dân.
Ngoài ra, người Việt còn có thói quen “khấn quan lập ấp” tức là thờ
những người tiền hiền hậu hiền, những người đã có công khai mở vùng
đất mới.  
 Nhóm người Hoa: Mạc Cửu là một người làm kinh doanh rất giỏi,
được các chúa Nguyễn cấp một phần đất ở Hà Tiên (Kiên Giang) để
phát triền vùng đất đó.
Những người tướng lĩnh đem gia đình, những người cùng chung chí
hướng muốn diệt phò Minh, diệt Thanh đi trên 3 con tàu để định cư khu
vực Cừu Lao Phố (Đồng Nai, Mỹ Tho).
Họ còn đem theo tín ngưỡng thờ bà Thiên Hậu - người có công phù hộ
cho những người làm ăn trên sông, biển nhưng theo tín ngưỡng bản địa
hóa, nguời dân đã phối hợp hình ảnh bà theo người Việt sẽ phù hộ cho
những người làm ăn buôn bán, những người có mong cầu.  
 Nhóm khu vực Đông Nam Bộ: những chiếc trống cái được làm từ da
voi đặt trong những ngôi nhà rông, được xem là trung tâm văn hóa của
buôn làng.
Đặc biệt là bức tượng nhà nhà mồ của dân tộc Gia Rai, khi mới chôn
cất người chết xong, người dân đẻo những khúc gỗ thành hình những
bức tượng để ở xung quanh nhà mồ vì quan niệm rằng đây là những
người bạn, người thân, người hầu của người chết; sau lễ bỏ ma thì sẽ
đốt đi, tuy nhiên vẫn có vài dân tộc giữ lại để trang trí vì họ cho rằng
con cháu vẫn sẽ luôn nhớ thương về tổ tiên, ông bà. 

2.18. PHÒNG 18: TƯỢNG PHẬT GIÁO MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á


(không tham quan)
PHẦN 2: CẢM NGHĨ VỀ BUỔI THAM QUAN BẢO
TÀNG
Buổi đi tham quan bảo tàng lịch sử Việt Nam rất thỏa đáng và mang lại cho
tôi nhiều hứng thú về lịch sử của nước nhà. Có lẽ không cần phải nói nhiều về bảo
tàng “Lịch sử Việt Nam” này cả thì bất kỳ ai, kể cả những người chưa bước chân
vào bảo tàng cũng biết trong bảo tàng trưng bày những gì. Vâng! Đúng như thế,
không còn gì khác ngoài những câu chuyện về lịch sử, chiến tranh đã in sâu vào
những trang sử vẻ vang của dân tộc ta. 
Hôm nay chúng tôi đã được cô hướng dẫn viên giới thiệu, thuyết minh về
những giai đoạn, những điểm mốc về lịch sử Việt Nam. Và hơn thế nữa, chúng tôi
đã được học tập về nghiệp vụ của một hướng dẫn viên, cách thuyết minh, cách
đứng, sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách linh hoạt. Từ đó có thể thấy, để trở thành
một hướng dẫn viên không phải chỉ cần đọc sách thì có thể làm được, nhờ những
chuyến trải nghiệm thực tế như hôm nay chúng tôi mới có thể nhìn nhận rõ hơn về
những khó khăn và vất vả của một hướng dẫn viên phải trải qua.  
Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam đã giúp tôi không thể nào quên được những tội
ác chiến tranh của bọn đế quốc, bọn tay sai đã gây ra cho nhân Việt Nam chúng ta,
và nhắc nhở chúng ta phải ra sức học tập tốt để đền đáp công ơn các chiến sĩ giải
phóng, bộ đội cụ Hồ ngày đêm ra sức chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam chúng ta
như được những ngày hôm nay. Hôm đi tham quan, tôi rất vui một điều là có rất
nhiều người nước ngoài tìm đến tham quan bảo tàng cùng với người dân Việt Nam,
tôi cảm thấy họ khâm phục nhân dân ta dũng cảm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, và họ
cũng lên án tội án chiến tranh đã gây ra cho một đất nước kiên cường như thế này,
đó là nước: Việt Nam. 
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo Tàng Lịch Sử: http://www.baotanglichsutphcm.com.vn/

You might also like