You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.

HCM
KHOA TRUYỀN THÔNG
--------

BÀI TẬP LỚN


KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hồng Chi


Sinh viên thực hiện: Lê Kim Phương
MSSV: D23VH205
Lớp: 23DTT1

TP.HCM, ngày 22 tháng 12 năm 2023

MỤC LỤC
Bài tập 1……………………………………………………………………...3
Bài tập 2……………………………………………………………………...3
Bài tập 3……………………………………………………………………...6
Bài tập 4……………………………………………………………………...9

2
Bài tập 1: Bạn là nhân viên truyền thông mới của tập đoàn ABC. Nơi bạn đang công
tác sắp diễn ra sự kiện kêu gọi đầu tư và giới thiệu các giải pháp đổi mới sáng tạo
nhằm giảm thiểu rác thải nhựa. Bạn sẽ giới thiệu thành tựu này đến truyền thông Việt
Nam và nước ngoài như thế nào để thu hút báo chí tích cực? Trả lời câu hỏi này bằng
cách gửi một email mời báo chí Việt Nam và khu vực đến tham gia sự kiện.

Bài làm:

Bài tập 2: Bạn có thể tìm thấy nhiều mô tả khác nhau về các giai đoạn sốc văn hóa
trên mạng. Sốc văn hóa thường được mô tả theo nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có thể
kéo dài bao lâu tùy thuộc vào mỗi cá nhân.
Hãy hình dung là bạn sắp sang Nhật trong 2 năm. Dựa vào kiến thức đã học, bạn hãy
phân tích về những cú sốc có thể gặp phải khi sang Nhật. Ở mỗi giai đoạn cần có ví
dụ cụ thể.
Bài làm:
Khi chuẩn bị đến sống và làm việc ở một quốc gia có nhiều nét văn hóa độc đáo như
Nhật Bản, bản than có thể trải qua một số giai đoạn sốc văn hóa. Dưới đây là một số
cú sốc tôi có thể gặp phải khi mới sang Nhật.

Giai đoạn trăng mật (Honeymoon Stage):


Khi mới đến Nhật, tôi có thể cảm thấy hào hứng và thích thú với văn hóa giao thông
ở đây. Bởi theo tôi tìm hiểu ý thức tham gia giao thông của người Nhật rất tốt.
3
Ví dụ: Khi bạn muốn sang phải đợi đèn xanh, khi ô tô thấy mình muốn qua đường thì
sẽ chủ động dừng lại để nhường đường.
Xe máy tham gia giao thông rất ít, chủ yếu là ô tô, xe đạp nên rất ít tiếng ồn và cũng
rất hiếm hoi để nghe thấy tiếng còi xe. Rất khác biệt so với Việt Nam.

Giai đoạn khó chịu (Anxiety Stage):


Sau giai đoạn trăng mật, tôi có thể cảm thấy bối rối với văn hóa đổ rác ở Nhật. Ngoài
việc phải phân loại rác, thì còn rất nhiều vấn đề thú vị khác.

Ví dụ: Khi uống xong một lon nước, bạn phải rửa sạch, phơi khô rồi mới được vứt.
Ngoài ra, rác còn được phân thành rất nhiều loại: rác cháy được, rác không cháy
được, rác khổ lớn, rác tái chế,...
Bên cạnh đó việc đổ rác còn phải theo lịch, quy định ngày nào sẽ vứt rác sinh hoạt,
ngày nào sẽ vứt các loại như chai nhựa, thủy tinh,...Nếu thực hiện không đúng quy
định sẽ bị nhắc nhở.

Giai đoạn thích nghi dần, điều chỉnh lại (Acceptance Stage):
Dần dần, tôi nghĩ sẽ học được cách chấp nhận và làm quen với văn hóa mới.
4
Lịch đổ rác, rác được bỏ vào các ngày do địa phương quy định. Mỗi khu vực lại quy
định vào các thứ khác nhau.

3 loại bao rác phổ biến ở Nhật được phân loại theo màu sắc tương ứng với các loại
rác: Bao màu đỏ dành cho rác cháy được (giấy, thức ăn thừa, đồ sống, quần áo, giày
dép,...). Bao màu xanh dành cho rác không cháy được (lon nước ngọt, lon bia, hộp
kim loại, mảnh vỡ thuỷ tinh, sành sứ, dao kéo...). Bao màu vàng dành cho các loại
bình, chai nhựa rỗng (chai dầu gội, chai nước ngọt, bình nước rủa chén, đồ nhựa...).
Ví dụ: Với việc đổ rác, tôi sẽ phân loại vào các túi riêng, xem lịch vào đêm trước
ngày thu gom rác tôi sẽ mang bao rác ra để ở nơi vứt rác đã được quy định. Bởi vì
sáng hôm sau, nhân viên thu gom rác sẽ đến gom rác vào sáng sớm. Còn đối với các
loại rác sinh hoạt hoạt như đồ ăn thừa, tôi sẽ để vào ngăn đông của tủ lạnh chờ đến
ngày mang vứt, để tránh việc thức ăn thừa để ở ngoài sẽ bị hỏng và bốc mùi.

Giai đoạn thích nghi hoàn toàn (Adaptation Stage):


Ở giai đoạn này, tôi nghĩ bản thân có thể cảm thấy dễ chịu và tự tin với cuộc sống ở
Nhật.
5
Ví dụ: Nhật Bản nổi tiếng với văn hóa xếp hàng, nên mỗi khi tới nơi nào phải xếp
hàng, tôi sẽ nghiêm túc xếp hàng có ý thức không gây ồn ào cho đến khi tới lượt
mình.
Hay Nhật Bản cũng nổi tiếng với văn hóa lặng yên, vì vậy tôi sẽ chủ động tắt chuông
điện thoại khi tham gia các phương tiện công cộng hay đến các địa điểm yêu cầu sự
im lặng để tránh gây ảnh hưởng tới người xung quanh.
 Tài liệu tham khảo:
Vài nét về văn hóa phân loại rác thải ở Nhật Bản:
http://redsvn.net/vai-net-ve-van-hoa-phan-loai-rac-thai-o-nhat-ban-2/
Tiết lộ lý do “Nhật Bản là quốc gia sạch nhất thế giới“: Văn hóa “đem rác về nhà“:
https://hoahoctro.tienphong.vn/tiet-lo-ly-do-nhat-ban-la-quoc-gia-sach-nhat-the-gioi-
van-hoa-dem-rac-ve-nha-post1252912.tpo
Văn hóa giao thông Nhật Bản – Một nền văn hóa giao thông khác biệt:
https://morningjapan.com/kien-thuc-can-thiet/van-hoa-nhat-ban/van-hoa-giao-thong-
nhat-ban/

Bài tập 3: Dựa vào kiến thức đã được học cho biết tôn trọng văn hóa khác với chiếm
dụng văn hóa như thế nào? Hãy chọn bất kì 1 quảng cáo nào hiện đang phát trên
truyền thông và phân tích mức độ chiếm dụng văn hóa. Chỉ ra các chiến lược để ứng
dụng việc vay mượn, chiếm dụng văn hóa đạt hiệu quả và có giá trị tích cực.
Bài làm:
"Văn hóa là biểu tượng đặc trưng cho sự đa dạng của mỗi dân tộc, khiến chúng trở
nên khác biệt và độc đáo với các dân tộc khác. Quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đã
mang lại cơ hội để chúng ta tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên,
ranh giới giữa "tôn trọng văn hóa" và "xâm lược văn hóa" chưa bao giờ lại trở nên
mỏng manh đến thế.
6
Chiếm dụng văn hóa Tôn trọng văn hóa
(Cultural appropriation) (Cultural appreciation)
Là hành vi sử dụng những nét văn Là khi một cá nhân dành thời gian và
hóa, những yếu tố văn hóa từ một nền nỗ lực để học hỏi và tìm hiểu sâu về
văn hóa cụ thể nhưng: một nền văn hóa khác không phải của
mình,với một thái độ và tư duy cởi
 Thiếu sự hiểu biết
mở. Họ không chỉ đơn thuần học hỏi
 Thiếu tôn trọng
mà còn sẵn sàng tôn vinh và trân trọng
 Mang tính máy móc khuôn khổ
những phong tục tập quán của nền văn
 Mang tính trục lợi
hóa đó mà không có ý định trục lợi cho
 Không đóng góp vào việc thúc bản thân.
đẩy sự phát triển văn hóa cho
cộng đồng Ví dụ: Áo Nhật Bình của Việt Nam
được học tập từ áo Phi Phong của
Những cá nhân hoặc tổ chức này Trung Quốc, qua rất nhiều cải biến trở
thậm chí không trích dẫn nguồn hoặc thành một loại áo cho nữ giới thuộc
thừa nhận rằng họ đang lấy ý tưởng từ hoàng tộc, quý tộc thời Nguyễn.
các nền văn hóa khác.
Điển hình là từ nhóm thống trị của xã
hội, cụ thể là các tổ chức, doanh
nghiệp lớn hay những người nổi tiếng
có tầm ảnh hưởng.

Áo Phi Phong Áo Nhật Bình

Phân tích video quảng cáo của thương hiệu thời trang nổi tiếng Dolce &
Gabbana tại thị trường Trung Quốc:
Năm 2018, Dolce & Gabbana đã tung ra chuỗi ba quảng cáo với khung cảnh, nhạc
nền, người mẫu là người Trung Quốc - quốc gia được liên tưởng đến ngay khi nhắc
đến châu Á. Quảng cáo này hướng dẫn người xem ăn ba món ăn của Ý là pizza,
pasta, spaghetti bằng đũa. Và chuỗi quảng cáo này đạt đủ bốn yếu tố để ta có thể kết
luận là chiếm dụng văn hóa:
Tính khuôn mẫu, máy móc: Cho người Trung Quốc sử dụng đũa để ăn món Tây
với không khí vui nhộn, thái độ bất ngờ, cười lớn, biểu cảm lóng ngóng vụng về,
trong khi đó người châu Á sử dụng đũa để ăn cơm, ăn bữa ăn hằng ngày nhưng điều
đó không có nghĩa là khi ăn đồ Tây, người châu Á cũng phải dùng đũa như thế, thậm
chí là dùng đũa như một chiếc nĩa để cuộn spaghetti.
7
Hình ảnh trích từ video quảng cáo gây tranh cãi của Dolce & Gabbana.
Thậm chí, nhà thiết kế Stefano Gabbana còn làm tăng thêm sự bức xúc khi trả lời một
khán giả trên Instagram rằng "Chúng tôi vẫn sống tốt mà không cần các bạn".Kèm
với lời nói là biểu tượng phân.
Từ tính khuôn mẫu, máy móc cùng với phát ngôn của nhà thiết kế, ta thấy được sự
thiếu tôn trọng, thiếu hiểu biết không chỉ với Trung Quốc mà là tất cả các nước có
chung văn hóa là dùng đũa ăn cơm.
Tính trục lợi: Thể hiện rất rõ ràng vì đây là quảng cáo của một thương hiệu thời
trang nổi tiếng.
Mặc dù, tại thời điểm đó video đã được gỡ bỏ sau chưa đầy 24h nhưng nó vẫn được
lan truyền trên các trang mạng xã hội, các bài báo cho tới thời điểm hiện tại.
Các chiến lược để ứng dụng việc vay mượn, chiếm dụng văn hóa đạt hiệu quả và
có giá trị:
1. Cần phải hiểu rõ về yếu tố văn hóa mà chúng ta muốn vay mượn
2. Khi vay mượn các yếu tố văn hóa, cần đảm bảo rằng chúng không bị xuyên tạc.
Chiến lược này giúp đảm bảo tính tích cực và tránh gây ra phản ứng tiêu cực từ cộng
đồng.
3. Nếu vay mượn một yếu tố văn hóa, hãy giải thích vì sao và bạn sẽ áp dụng, thực
hiện nó như thế nào.
4. Sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh phù hợp với yếu tố văn hóa, có thể giúp việc vay
mượn trở nên hiệu quả hơn.
5.Hợp tác với các chuyên gia văn hóa hoặc thành viên thuộc cộng đồng sở hữu yếu tố
văn hóa đó để có thể hỗ trợ trong việc tạo ra sản phẩm mang yếu tố tích cực và thể
hiện được sự tôn trọng.
6. Trích ra một phần lợi nhuận đóng góp vào việc phát triển cộng động sử hữu yếu tố
văn hóa đã vay mượn và cho các hoạt động xã hội, hoạt động thiện nguyện.
8
 Tài liệu tham khảo:
Lằn ranh mỏng giữa "tôn trọng văn hoá" và "xâm lược văn hoá":
http://fashionnet.vn/arti-lan-ranh-mong-giua-ton-trong-van-hoa-va-xam-luoc-van-hoa
Khủng hoảng phân biệt chủng tộc của Dolce & Gabbana tại thị trường Trung Quốc –
bài học đắt giá về văn hoá dành cho các thương hiệu thời trang cao cấp:
https://themillennials.life/khung-hoang-phan-biet-chung-toc-cua-dolce-gabbana-tai-
thi-truong-trung-quoc-bai-hoc-dat-gia-ve-van-hoa-cua-cac-thuong-hieu-thoi-trang-
cao-cap/
Chiếm dụng văn hoá trong sáng tạo: Khi cá nhân và tổ chức không suy xét đến lợi
ích của cộng đồng:
https://advertisingvietnam.com/chiem-dung-van-hoa-trong-sang-tao-khi-ca-nhan-va-
to-chuc-khong-suy-xet-den-loi-ich-cua-cong-dong-l20752

Bài tập 4: Nêu ra chuỗi phân biệt đối xử mà bạn đã được học. Dựa vào chuỗi này,
bạn đã bước tự điều chỉnh mình như thế nào để trở thành người có tư duy đa văn hóa
trong xã hội hiện nay.
Bài làm:
Chuỗi phân biệt đối xử:
Chuỗi phân biệt đối xử:
Stereotypes Bias Discrimination
(Sự đánh đồng) (Thiên kiến) (Phân biệt đối xử)

Để trở thành một người với tư duy đa văn hóa trong xã hội hiện nay:
Tôi đã đọc sách, xem các đoạn video để mở rộng kiến thức của mình về các văn hóa
trên thế giới, tìm cách hiểu và tôn trọng chúng. Thay vì xem những nội dung vô bổ
như lúc trước.
Ngoài ra, tôi còn tích cực xây dựng và duy trì mối quan hệ với những người bạn mới
trong môi trường sống mới và trên giảng đường đại học. Những người bạn đến từ
nhiều tỉnh thành khác nhau, giúp tôi khám phá ra những nét văn hóa mới mà trước
đây tôi chưa được biết đến.
Tôi cũng nhận ra rằng việc duy trì một tư duy mở và không đánh giá trước vấn đề là
rất quan trọng. Thay vì chỉ dựa vào những gì tôi đã biết hoặc hiểu để phán đoán về
một nền văn hóa, tôi luôn cố gắng lắng nghe và tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau.
Điều này giúp tôi mở rộng quan điểm của mình và hiểu rõ hơn về thế giới xung
quanh.
9
Tôi cũng đã dần học cách lắng nghe và hiểu quan điểm của người khác và với vai trò
là nhóm trưởng học tập tôi luôn cố gắng tạo ra một môi trường mà mọi người có thể
cảm thấy thoải mái đưa ra ý kiến và được tôn trọng. Bởi tôi tin rằng, việc lắng nghe
và tôn trọng sự khác biệt là một phần quan trọng của tư duy đa văn hóa, giúp tạo nên
một môi trường làm việc tích cực và sáng tạo.
Cuối cùng, tôi đã học cách tiếp nhận và đánh giá các thông tin mà không chịu ảnh
hưởng của những đánh giá trước đó. Điều này giúp tôi không chỉ hiểu rõ hơn về
người khác mà còn hiểu rõ hơn về chính mình. Đây là điều mà trước kia bản thân khó
thực hiện được.
Qua việc tự điều chỉnh chính mình, khắc phục những việc trước kia chưa làm được
đã giúp tôi mở rộng tầm nhìn, nắm bắt được nhiều cơ hội hơn và giao tiếp hiệu quả
hơn với mọi người. Tôi cũng đã nhận ra rằng sự phân biệt đối xử không chỉ gây tổn
thương cho người bị phân biệt mà còn tác động tiêu cực đến cộng đồng và xã hội. Tôi
sẽ tiếp tục học hỏi và phát triển tư duy của bản thân để có thể có những đóng góp tích
cực cho xã hội.
Dưới đây là kênh Youtube đã đồng hành cùng với tôi trong quá trình tìm hiểu về các
nền văn hóa khác nhau của một Youtuber người Việt, nội dung của các video ghi lại
cuộc hành trình của anh khám phá các nước trên thế giới với giản dị và chân thật. Đa
số những đất nước ấy chưa được nhiều người biết đến. Đặc biệt, phải kể đến chuỗi
video anh đến thăm các quốc gia châu Phi, ghi lại chân thật những hình ảnh về con
người, cảnh vật, những bộ lạc với cách sống và những phong tục độc đáo. Thông qua
các video, tôi đã dẫn thay đổi được những định kiến về mảnh đất, con người châu Phi
và còn biết thêm được những vùng đất mới. Có lần trong buổi học về đề tài “Chiếm
dụng văn hóa“ giáo viên có hỏi họa tiết trên chiếc quần của Nike, vì đã từng xem qua
video của anh mà tôi đã biết đó là họa tiết hình xăm của người Samoa. Và còn rất
nhiều điều thú vị khác mà tôi đã biết được, học hỏi được từ kênh của anh.

10
--Hết--

You might also like