You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Nhóm 6 - Lớp học phần LLTT1101(221)_03


Giảng viên: Nguyễn Thùy Linh

Đề tài: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Văn hóa phải
soi đường cho quốc dân đi.”

Hà Nội 2021
Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................... 1
NỘI DUNG........................................................................................................................................................ 2
I. CƠ SỞ LUẬN ĐIỂM .................................................................................................................................... 2
1. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................................................... 2
2. Cơ sở lý luận ............................................................................................................................................. 3
II. NỘI DUNG CỦA LUẬN ĐIỂM................................................................................................................. 4
1. Các khái niệm ........................................................................................................................................... 4
1.1. Khái niệm văn hóa............................................................................................................................. 4
1.2. Khái niệm về văn hóa của Hồ Chí Minh ......................................................................................... 4
2. Nội dung luận điểm .................................................................................................................................. 4
2.1. Cách tiếp cận văn hóa của Hồ Chí Minh ........................................................................................ 4
2.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác ............................. 5
2.3 Vai trò của văn hóa của Hồ Chí Minh.................................................................................................. 6
2.4 Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới ................................................................ 8
III.GIÁ TRỊ,Ý NGHĨA CỦA LUÂN ĐIỂM .................................................................................................. 9
1.GIÁ TRỊ LUẬN ĐIỂM ............................................................................................................................. 9
1.1 Văn hóa trở thành một bộ phận thiết yếu của cuộc sống và góp phần phát triển cuộc sống. ..... 9
1.2 Văn hóa góp phần hoàn thiện con người trên ba phương diện “ chân-thiện-mĩ”...................... 10
1.3 Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
.................................................................................................................................................................. 11
2.Ý nghĩa luận điểm ................................................................................................................................... 11
2.1 Thúc đẩy ý nghĩa văn hóa trong tư tưởng người dân ................................................................... 12
2.2 Ý nghĩa trong kinh tế và chính trị, xây dựng nhà nước XHCN VN ............................................ 13
2.3. Kế thừa tư tưởng HCM về văn hóa ............................................................................................... 13
IV. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................................. 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 18
LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong mối
quan hệ tương hỗ giữa con người và xã hội. Tuy nhiên, chính văn hóa mới tham gia
vào việc sáng tạo ra con người và duy trì sự ổn định và trật tự xã hội. Văn hóa được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái
tạo và phát triển trong quá trình con người hoạt động và giao tiếp xã hội. Văn hóa là
trình độ phát triển của con người và xã hội thể hiện ở các kiểu, hình thức tổ chức đời
sống và hành động của con người cũng như ở các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra.. Từ đó, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Văn hóa phải soi
đường cho quốc dân đi.”
Và trong bài tiểu luận này, chúng em sẽ phân tích luận điểm trên của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Trong bài làm không tránh khỏi có sai sót, rất mong nhận được sự đánh
giá, góp ý và bổ sung đến từ cô và các bạn.
Các thành viên nhóm:
Họ Và Tên Mã Sinh Viên
Tô Huy Hoàng 11197302
Dương Tuấn Anh 11190130
Đặng Thảo Linh 11192762
Đặng Thị Lệ 11202050
Nguyễn Thị Thùy Linh 11202231
Nguyễn Thị Hương 11201724
Lê Thị Hương Sen 11203433
Nguyễn Thị Hải Yến 11195906
Phạm Thu Hiền 11191875
Dương Công Thành 11203570

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1
NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LUẬN ĐIỂM
1. Cơ sở thực tiễn
Ngày 23/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc
lần thứ nhất, Người thiết tha mong muốn: Nền văn hóa mới của nước nhà sẽ lấy hạnh
phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sởVăn hóa phải làm cho mọi người có tinh
thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng .

Đối với xã hội, văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam, từ già đến
trẻ, cả nam và nữ, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng những hạnh phúc
mà mình đáng được hưởng; số phận dân ta là ở trong tay ta; văn hóa phải soi đường
cho quốc dân đi.

Kể từ đây, luận điểm "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" đã trở thành "sợi chỉ
đỏ" xuyên suốt quá trình phát triển văn hóa Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Nền văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của dân
tộc không phải là kết quả vận động chỉ riêng những yếu tố nội sinh.

Việc tiếp thu văn hóa nhân loại như vậy phải thông qua những đại biểu có trình độ,
đủ để phân biệt được những gì là tinh hoa với những gì không phải tinh hoa, những gì
có thể và cần tiếp thu hoặc ngược lại. Sự thiếu hiểu biết đối với các nền văn hóa khác,
quan điểm mơ hồ trong vấn đề tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại có thể dẫn đến hai
khuynh hướng hoặc “sùng ngoại” hoặc “bài ngoại”. Cả hai khuynh hướng này trước
kia đều đã có ở nước ta, đến nay vẫn không phải không có. Do bảo thủ nên mọi cái
của nước ngoài đều e ngại, đều cho là của chủ nghĩa tư bản, nên không cần nghiên
cứu, không thể tiếp nhận. Ngược lại, do “sùng ngoài”nên đã đồng nhất hiện đại hóa
với “Tây Phương hóa”, mọi cái mới của nước ngoài đều coi là “tiên tiến, hiện đại”,
đều có thể “ăn sống nuốt tươi”, không phân biệt hay dở, tốt xấu, tiến bộ hay chỉ làm
tha hóa con người. Điều này có thể thấy khá rõ trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ,
trong lối sống, và trong các lĩnh vực khác nữa.

Một mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần làm
phong phú thêm văn hóa nhân loại. Đó là quan niệm trong lĩnh vực văn hóa mà Hồ
Chí Minh thường dặn cán bộ: “Mình có thể bắt chước cái hay của bất kỳ nước nào ở
Âu – Mỹ, nhưng điều cốt yếu là sáng tác. Mình đã hưởng cái hay của người thì cũng
phải có cái hay cho người ta hưởng. “Mình đừng chịu vay mà không trả”.Trong văn
hóa, nếu chỉ muốn “viện trợ không hoàn lại”, thì chính điều đó không chỉ là một thái
độ rất không văn hóa mà còn không thể phát huy được bản sắc văn hóa của mỗi dân
tộc.

Hơn nữa, nền văn hóa mới Việt Nam còn phải bổ sung những thiếu hụt, phát triển
những nội dung mới do những yêu cầu mới của nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất
nước đang đặt ra, cũng như xu thế chung của thời đại đang đòi hỏi.

2
2. Cơ sở lý luận
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa chính là phương thức sinh
hoạt của dân tộc, của cộng đồng, gia đình, cá nhân... phù hợp với các đặc điểm về
kinh tế, chính trị, xã hội, truyền thống của dân tộc, phục vụ mục tiêu phát triển đất
nước. Chính vì vậy, tính chất của văn hóa cũng thay đổi cùng với những biến đổi
trong mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước trong từng thời kỳ.

Hồ Chí Minh nói: “Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông
phương và Tây phương chung đúc lại…Tây Phương hay Đông Phương có cái gì tốt ta
học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn
hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa thật có tinh thần thuần túy Việt nam để
hợp với tinh thần dân chủ”.

Việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, của cả cổ kim Đông Tây là một vấn đề lớn
trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh. Nhưng đây không phải là sự tiếp thu xô bồ mọi
thứ của thiên hạ, mà là chọn lọc những cái hay, cái tốt, cái đẹp để làm giàu thêm cho
văn hóa dân tộc.Đây thật sự là sự thâu hóa những tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho
những tinh hoa ấy trở thành những cái hay, cái tốt, cái đẹp mang “tinh thần thuần túy
Việt Nam”. Đây thực sự là “Việt Nam hóa” những cái từ ngoài đến, biến chúng thành
những cái bên trong, tự nhiên như những yếu tố nội sinh của văn hóa Việt Nam.

Như Hồ Chí Minh quan niệm, trong nền văn hóa Việt Nam có “sự chung đúc lại”
những tinh hoa văn hóa Đông Phương và Tây Phương. Điều đó cũng có nghĩa là nền
văn hóa Việt Nam là do dân tộc Việt Nam tạo dựng không phải chỉ từ những yếu tố
nội sinh, mà còn kết hợp với sự chiếm lĩnh, thâu hóa những giá trị của nhiều nền văn
hóa khác.Đứng vững trên cái nền dân tộc để chiếm lĩnh, thâu hóa những giá trị văn
hóa bên ngoài, bản lĩnh đó của dân tộc Việt Nam đã được thể hiện trong suốt chiều
dài lịch sử mấy nghìn năm. Bản lĩnh đó càng được phát huy mạnh mẽ hơn trong việc
xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, trong thời kỳ đất
nước ta mở rộng giao lưu quốc tế, hội nhập khu vực và thế giới.

Là người mở đường cho việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, là nhà văn hóa
kiệt xuất của nhân loại, Hồ Chí Minh là hiện thân tiêu biểu nhất của sự kế thừa truyền
thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, kết hơp với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại, kết hợp tính dân tộc với tính nhân loại trong văn hóa. Chính vì vậy, Người
không ở tầm cao, xa cách mọi người, mà trái lại rất gần gũi với mọi người Việt Nam;
Người không xa cách thế giới mà lại gần gũi với tất cả bạn bè gần xa trên thế giới.
Người đã đưa dân tộc đến với nhân loại và thời đại – điều chưa từng có trong lịch sử
Việt Nam.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất dân tộc của văn hóa là quan điểm rất hoàn
chỉnh. Tính dân tộc mà Hồ Chí Minh nêu cao là tính dân tộc hướng tới tính quốc tế,
tinh nhân loại, tính dân tộc không tan biến vào tính quốc tế, tính quốc tế lại nâng tính
dân tộc lên ngang tầm thời đại, cả hai đều làm phong phú cho nhau. Phải chăng tính
dân tộc mãi mãi là động lực lớn trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa mới.
Cũng như Nguyễn Ái Quốc đã từng viết từ năm 1924, đối với Việt Nam thì chủ nghĩa
dân tộc là động lực lớn của đất nước…, nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành
3
chủ nghĩa quốc tế,cần phải phát động cho được động lực đó để đưa phong trào cách
mạng đi lên.
Hồ Chí Minh thường nói: “Phải làm thế nào cho văn hóa đi sâu vào tâm lý quốc dân”
để xây dựng những tình cảm lớn như lòng yêu nước, tình yêu thương con người; yêu
cái chân, cái thiện, cái mỹ; yêu tính trung thực , chân thành thủy chung; ghét những
thói hư tật xấu, những sa đọa biến chất, căm thù mọi thứ “giặc nội xâm”… Hơn nữa,
chính tư tưởng đúng đắn lại được tiếp nhận không phải chỉ bằng lý trí mà còn bằng
tình cảm, từ đó lại trở thành tình cảm lớn, tạo nên sự bên vững bên trong mỗi người.
Mà điều này văn hóa lại có nhiều khả năng nhất.

II. NỘI DUNG CỦA LUẬN ĐIỂM


1. Các khái niệm
1.1. Khái niệm văn hóa
‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong
hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các
giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi
dân tộc”. Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng
người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một
thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát, đồng thời có tính đặc
thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc
1.2. Khái niệm về văn hóa của Hồ Chí Minh
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”

2. Nội dung luận điểm


2.1. Cách tiếp cận văn hóa của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa:
-Tiếp cận theo nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người
-Tiếp cận theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng
-Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn là bàn đến các trường học, số người đi học, xóa nạn mù
chữ, biết đọc biết viết (thường xuất hiện trong các bài nói với đồng bào miền núi);
-Tiếp cận theo phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”.
Tháng 8-1943, khi còn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã đưa ra
quan niệm nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa. Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
4
cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu
cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Quan niệm văn hóa nêu trên của Hồ Chí Minh xuất hiện trong một bối cảnh thời gian
và không gian đặc biệt, khi UNESCO chưa thành lập, cả nước đang tập trung cho
nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đây là quan niệm văn hóa duy nhất theo nghĩa rộng. Từ
sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh có bàn đến văn hóa nhưng theo nghĩa hẹp,
với ý nghĩa là kiến trúc thượng tầng, là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội.
2.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác
Quan hệ giữa văn hóa với chính trị. Hồ Chí Minh cho rằng, trong đời sống có bốn
vấn đề phải được coi là quan trọng ngang nhau và có sự tác động qua lại lẫn nhau, đó
là chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhưng ở nước Việt Nam thuộc địa, trước hết
phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, xóa ách nô lệ,
thiết lập nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó chính là sự giải phóng chính trị để mở
đường cho văn hóa phát triển. Tuy nhiên, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở
trong chính trị, tức là văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị; đồng thời mọi hoạt
động của tổ chức và nhà chính trị phải có hàm lượng văn hóa.
Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế. Trong mối quan hệ với kinh tế, Hồ Chí Minh giải
thích rằng, văn hóa thuộc kiến trúc thượng tầng. Vì vậy, những cơ sở hạ tầng của xã
hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được.
Tuy nhiên, văn hóa cũng không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế, nghĩa là
văn hóa không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế, mà có vai trò tác động tích cực trở
lại kinh tế. Sự phát triển của chính trị, kinh tế, xã hội, sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển;
ngược lại, mỗi bước phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội đều có sự khai sáng của
văn hóa.
Quan hệ giữa văn hóa với xã hội. Giải phóng chính trị đồng nghĩa với giải phóng xã
hội, từ đó văn hóa mới có điều kiện phát triển. Xã hội thế nào văn hóa thế ấy. Văn
học, nghệ thuật của dân tộc Việt Nam rất phong phú, nhưng trong chế độ nô lệ của kẻ
áp bức, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, không thể phát triển được. Vì vậy phải làm cách
mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng chính trị,
giải phóng xã hội, đưa Đảng Cộng sản Việt Nam lên địa vị cầm quyền, thì mới giải
phóng được văn hóa.
Về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại. Bản sắc văn hóa dân
tộc là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; là thành
quả của quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu và giao lưu của con người Việt Nam.
Bản sắc văn hóa dân tộc được nhìn nhận qua hai lớp quan hệ. Về nội dung, đó là lòng
yêu nước, thương nòi, tinh thần độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc...Về hình thức, cốt
cách văn hóa dân tộc biểu hiện ở ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội, truyền thống,
cách cảm và nghĩ...
Bản sắc văn hóa dân tộc chứa đựng giá trị lớn và có một ý nghĩa quan trọng đối với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó phản ánh những nét độc đáo, đặc tính dân
tộc. Nó là ngọn nguồn đi tới chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh nói rằng, âm nhạc
dân tộc ta rất độc đáo, phải khai thác và phát triển lên; rằng, những người cộng sản

5
chúng ta rất quý trọng cổ điển, có nhiều dòng suối tiến bộ chảy từ những ngọn nguồn
cổ điển đó; vì vậy, trách nhiệm của con người Việt Nam là phải trân trọng, khai thác,
giữ gìn, phát huy, phát triển những giá trị của văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ cách mạng của từng giai đoạn lịch sử. Theo Người, “dân ta phải biết sử ta,
cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”; “càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin
càng phải coi trọng những truyền thống tốt đẹp của cha ông”. “Mỗi dân tộc cần phải
chăm lo đặc tính dân tộc mình trong nghệ thuật”. Chăm lo cốt cách dân tộc, đồng thời
cần triệt để tẩy trừ mọi di hại thuộc địa và ảnh hưởng nộ dịch của văn hóa đế quốc,
tôn trọng phong tục tập quán, văn hóa của các dân tộc ít người.
Trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Tiếp biến văn hóa (tiếp nhận và biến đổi) là một quy luật của văn hóa. Theo Hồ Chí
Minh, “văn hóa Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây
phương chung đúc lại... Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo
ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn
hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp
với tinh thần dân chủ”.
Hồ Chí Minh chú trọng chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Trao đổi với một nhà văn
Liên Xô, Người nhấn mạnh rằng “các bạn chớ hiểu là tôi cho rằng chúng tôi cần dứt
bỏ văn hóa nào đó, dù là văn hóa Pháp đi nữa. Ngược lại, tôi muốn nói điều khác. Nói
đến việc mở rộng kiến thức của mình về văn hóa thế giới, mà đặc biệt hiện nay là văn
hóa Xôviết - chúng tôi thiếu - nhưng đồng thời tránh nguy cơ trở thành kẻ bắt
chước... Văn hóa của các dân tộc khác cần phải được nghiên cứu toàn diện, chỉ có
trong trường hợp đó mới có thể được nhiều hơn cho văn hóa của chính mình. Nhận
diện về hiện tượng văn hóa Hồ Chí Minh, một nhà báo Mỹ viết: “Cụ Hồ không phải
là một người dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi, mà cụ là một người yêu mến văn hóa Pháp
trong khi chống thực dân Pháp, một con người biết coi trọng những truyền thống
cách mạng Mỹ trong khi Mỹ phá hoại đất nước cự”.
Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích tiếp thu văn hóa nhân loại là để làm giàu cho văn hóa
Việt Nam, xây dựng văn hóa Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ. Nội dung tiếp thu
là toàn diện bao gồm Đông, Tây, kim, cổ, tất cả các mặt, các khía cạnh. Tiêu chí tiếp
thu là có cái gì hay, cái gì tốt là ta học lấy. Mối quan hệ giữa giữ gìn cốt cách văn hóa
dân tộc và tiếp thu văn hóa nhân loại là phải lấy văn hóa dân tộc làm gốc, đó là điều
kiện, cơ sở để tiếp thu văn hóa nhân loại.
2.3 Vai trò của văn hóa của Hồ Chí Minh
2.3.1 Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng
Văn hóa là mục tiêu. Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Như vậy, cùng với chính
trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trình cách
mạng.
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, văn hóa là mục tiêu – nhìn một cách tổng quát – là
quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc; là khát vọng
của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ. Đó là một xã hội dân chủ - dân là chủ và
dân làm chủ - công bằng, văn minh, ai cũng cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành;
6
một xã hội mà đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân luôn luôn được quan tâm
và không ngừng nâng cao, con người có điều kiện phát triển toàn diện.
Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở cho một xã hội phát triển bền vững với ba trụ cột là bền
vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Chúng ta có thể nhận thức ở những mức độ
khác nhau trong di sản Hồ Chí Minh về các mục tiêu của Chương trình nghị sự XXI,
một phần quan trọng của chiến lược phát triển bền vững.
Văn hóa là động lực. Động lực là cái thúc đẩy làm cho phát triển. Di sản Hồ Chí
Minh cho chúng ta một nhìn nhận về động lực phát triển đất nước, bao gồm động lực
vật chất và tinh thần; động lực cộng đồng và cá nhân; nội lực và ngoại lực. Tất cả quy
tụ ở con người và đều có thể được xem xét dưới góc độ văn hóa. Tuy nhiên, nếu tiếp
cận các lĩnh vực văn hóa cụ thể trong tư tưởng Hồ Chí Minh, động lực có thể nhận
thức ở các phương chủ yếu diện sau:
Văn hóa chính trị là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường cho quốc dân đi,
lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ. Tư duy biện chứng, độc
lập, tự chủ, sáng tạo của cán bộ, đảng viên là một động lực lớn dẫn đến tư tưởng và
hành động cách mạng có chất lượng khoa học và cách mạng.
Văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cách mạng,
sự lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng.
Văn hóa giáo dục diệt giặc dốt, xóa mù chữ, giúp con người hiểu biết quy luật phát
triển của xã hội. Với sứ mệnh “trồng người”, văn hóa giáo dục đào tạo con người
mới, cán bộ mới, nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp cách mạng.
Văn hóa đạo đức, lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh cho con người,
hướng con người tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh,
đạo đức là gốc của người cách mạng. Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ
có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không. Nhận thức như vậy để thấy văn hóa
đạo đức là một động lực lớn thúc đẩy cách mạng phát triển.
Văn hóa pháp luật bảo đảm dân chủ, trật tự, kỷ cương, phép nước.
2.3.2 Văn hóa là một mặt trận
Văn hóa là một trong bốn nội dung chính của đời sống kinh tế - xã hội, quan trọng
ngang các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội. Nói mặt trận văn hóa là nói đến một
lĩnh vực hoạt động có tính độc lập, có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác,
đồng thời phản ánh tính chất cam go, quyết liệt của hoạt động văn hóa. Mặt trận văn
hóa là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng.
Nội dung mặt trận văn hóa phong phú, đấu tranh trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức,
lối sống... của các hoạt động văn nghệ, báo chí, công tác lý luận, đặc biệt là định
hướng giá trị chân, thiện, mỹ của văn hóa nghệ thuật.
Mặt trận văn hóa là cuộc chiến đấu trên lĩnh vực văn hóa; vì vậy anh chị em văn nghệ
sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy, cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có
nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

7
Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật phải có lập trường tư tưởng vững vàng;
ngòi bút là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp “phò chính trừ tà”. Phải bám sát cuộc sống
thực tiễn, đi sâu vào quần chúng, để phê bình nghiêm khắc những thói xấu như tham
ô, lười biếng, lãng phí, quan liêu, và ca tụng chân thật những người tốt việc tốt để làm
gương mẫu cho chúng ta ngày nay và giáo dục con cháu đời sau. Đó chính là “chất
thép” của văn nghệ theo tinh thần “kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng
chiến.
Theo Hồ Chí Minh, dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, thời đại ta là một thời đại vẻ
vang. Vì vậy chiến sĩ văn nghệ phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc anh
hùng và thời đại vẻ vang.
2.3.3 Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng văn
hóa của Người cũng vì nhân dân, phục vụ nhân dân. Theo Người, mọi hoạt động văn
hóa phải trở về với cuộc sống thực tại của quần chúng, phản ánh được tư tưởng và
khát vọng của quần chúng.
Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân là phải miêu tả cho hay, cho thật, cho hùng
hồn; phải trả lời được các câu hỏi: Viết cho ai? Mục đích viết? Lấy tài liệu đâu mà
viết? Cách viết như thế nào? Viết phải thiết thực, tránh cái lối viết rau muống mà ham
dùng chữ. Nói cũng vậy. Nói ít, nhưng nói cho thấm thía, nói cho chắc chắn, thi quần
chúng thích hơn. Tóm lại “từ trong quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng”. Trên
cơ sở đó để định hướng giá trị cho quần chúng.
Chiến sĩ văn hóa phải hiểu và đánh giá đúng quần chúng. Quần chúng là những người
sáng tác rất hay. Họ cung cấp cho những nhà hoạt động văn hóa những tư liệu quý.
Và chính họ là những người thẩm định khách quan, trung thực, chính xác các sản
phẩm văn nghệ. Nhân dân phải là những người được hưởng thụ các giá trị văn hóa.
2.4 Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Tháng 8-1943, cùng với việc đưa ra quan
niệm về ý nghĩa của văn hóa, Hồ Chí Minh quan tâm đến việc xây dựng nền văn hóa
dân tộc với năm nội dung. Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập tự cường. Xây dựng
luân lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng. Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp
liên quan đến phúc lợi của nhân dân. Xây dựng chính trị: dân quyền. Xây dựng kinh
tế.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Khi cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến
trường kỳ, gian khổ, Hồ Chí Minh khẳng định lại quan điểm của Đảng từ năm 1943
trong Đề cương văn hóa Việt Nam về phương châm xây dựng nền văn hóa mới. Đó là
một nền văn hóa có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng.
Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ nhân dân miền Bắc quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền văn hóa có nội dung xã
hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc.

8
Tóm lại, quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, đó là
là một nền văn hóa toàn diện, giữ gìn được cốt cách văn hóa dân tộc, bảo đảm tính
khoa học, tiến bộ và nhân văn.
III.GIÁ TRỊ,Ý NGHĨA CỦA LUÂN ĐIỂM
1.GIÁ TRỊ LUẬN ĐIỂM
Giá trị là những cái cao cả mà con người cần vươn tới và khi đạt được thì con người
mãn nguyện, có sự thăng hoa về tình cảm, sự cân bằng về tâm sinh lý. Với tư cách là
một trong những thành tố quan trọng của văn hóa, giá trị luôn được sự quan tâm và
chấp nhận rộng rãi trong khoa học xã hội. Có thể coi giá trị là những quan niệm về
cái đúng mong muốn ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn. Giá trị là điều mà chủ thể quan
tâm, vì vậy, nhìn nhận một cách rộng rãi hơn thì bất cứ cái gì tốt, xấu đều là giá trị.
Giá trị gắn với nhận thức và tình cảm của chủ thể. Chúng có tính hướng dẫn và lựa
chọn. Khi đã nhận thức được, chúng trở thành tiêu chuẩn lựa chọn, để hướng tới và
dùng nó để phán xét. Do đó, giá trị chính là yếu tố quan trọng để hướng dẫn cho hành
vi của chủ thể.
1.1 Văn hóa trở thành một bộ phận thiết yếu của cuộc sống và góp phần phát
triển cuộc sống.
Nó là chuẩn mực, là thước đo hành vi đạo đức, quan hệ ứng xử giữa người với người
trong một cộng đồng, một giai cấp, một quốc gia, một dân tộc nhất định. Giá trị văn
hóa truyền thống của một dân tộc là những nguyên lý đạo đức lớn mà con người
trong một nước thuộc các thời đại, các giai đoạn lịch sử đều dựa vào để phân biệt
phải trái, đúng, sai; để định hướng cho các hoạt động vì mục đích xây dựng cuộc
sống tự do và tiến bộ của dân tộc đó.
Văn hóa ra đời, phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Những giá trị của
nó được chuyển giao tiếp nối, qua nhiều thế hệ và giá trị văn hóa truyền thống đó
được giữ gìn phát huy lên một tầm cao mới. Qua hàng nghìn năm lịch sử, các giá trị
văn hóa truyền thống Việt Nam như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, ý thức
cộng đồng được lưu truyền phát triển tạo thành một hệ giá trị mới của dân tộc Việt
Nam.
Những giá trị của văn hóa truyền thống được gạn lọc, khẳng định qua nhiều thế hệ,
nó trở thành cái chân, thiện, mỹ đã được lịch sử thừa nhận. Nó là một trong những hệ
giá trị của văn hóa dân tộc, một thành tố ổn định của ý thức xã hội. Do đó, văn hóa
truyền thống trở thành những khuôn mẫu được cố định hóa dưới dạng nghệ thuật,
phong tục tập quán, nghi lễ, dư luận xã hội, pháp luật… Ví như đạo lý “uống nước
nhớ nguồn”, truyền thống “lá lành đùm lá rách” trở thành những giá trị ổn định; là
một trong những thước đo, khuôn mẫu đánh giá nhân cách con người, hành vi của
mỗi cá nhân và cả cộng đồng xã hội.

9
1.2 Văn hóa góp phần hoàn thiện con người trên ba phương diện “ chân-thiện-
mĩ”
Văn hóa tồn tại và vận động trong không gian dân tộc. Không có văn hóa chung thì
các cộng đồng thiếu điểm tựa tinh thần để liên kết thành dân tộc, nhưng không có dân
tộc thì không có văn hóa vì thiếu đi cái chủ thể để liên kết những giá trị sáng tạo
chung. Thiếu đi không gian tồn tại của văn hóa. Trong phạm vi ảnh hưởng của mỗi
con người, văn hóa là những yếu tố đã định hình, ổn định “ neo giữ” những giá trị
chung, những giá trị chân – thiện - mĩ.Trên bình diện xã hội, văn hóa là kết quả của
sự tương tác giữa các giá trị trong những quan hệ sống, là kết quả của sự tích lũy và
kế thừa vừa là kết quả của sự sáng tạo và giao lưu, vừa là truyền thống vừa là cái hiện
đại, vừa là cái bảo tồn vừa là cái phát triển. Ai đó đã nói” văn hóa là cái còn lại sau
khi tất cả đã quên đi, là cái còn thiếu sau khi đã biết tất cả” đó cũng chính là nét chân
thực của văn hóa.
Văn hóa là tổng thể những giá trị mà con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình
hoạt động thực tiễn nhằm cải biến tự nhiên, xã hội và bản thân, tuy nhiên trong xã hội
hiện nay, sự xung đột giữa kinh tế và văn hóa đang hiện dần ra: Tham nhũng tràn lan,
ô nhiễm môi sinh đến mức báo động, phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, ma
túy và mại dâm phát triển vv. Ở bình diện vi mô, trong từng lĩnh vực xã hội, cái xấu
đang bùng nổ. Chưa bao giờ chúng ta cần nói nhiều và nói đúng về vai trò của văn
hóa như hiện nay nhưng cũng chưa bao giờ văn hóa cộng đồng lại bộc lộ những điểm
yếu, sa sút như hiện nay. Đạo đức học đường, y tế xuống cấp. Con đánh mẹ, người
giữ trẻ đánh đập trẻ, sinh viên tạt axit thầy giáo, cán bộ nhũng nhiễu người dân, người
tham quan lễ hội thì cướp hoa, vv. Có điều gì đó bất ổn trong trạng thái đạo đức, lồi
sống của xã hội, do đó hiện nay vai trò của văn hóa về việc giáo dục con người hoàn
thiện chân thiện mỹ càng lớn hơn bao giờ hết.
Văn hóa như một cơ thể sống, văn hóa là sản phẩm của con người, văn hóa giáo dục
con người hướng thượng, hướng thiện, hướng mĩ, sống có nhân cách tử tế, văn hóa
giúp cho con người biết sự sống đẹp, có thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh, có khát vọng
chân-thiện- mĩ của con người được cố định hóa trong các sản phẩm văn hóa sẽ thực
hiện hóa các giá trị văn hóa, đặt chúng vào vận hành của đời sống, đảm bảo lưu thông
, đảm bảo quá trình phát triển văn hóa là nơi chân-thiện- mĩ vận động và phát huy tác
dụng. Văn hóa, theo cách hiểu của người Trung Hoa( biến đổi để đẹp) hay của người
phương Tây (cultus: chăm sóc, vun trồng) đều hàm nghĩa tác động.
Văn hóa có tính lan tỏa, do đó nó góp phần làm con người hoàn thiện thông qua cảm
nhận về chân thiện mĩ, qua văn hóa, nó cung cấp cho con người chúng ta cái vô hạn
của không gian, thời gian so với cái hữu hạn của cuộc sống con người, từ đó ta thấy
con người thật là bé nhỏ, so với thế giới xung quanh, nếu không có văn hóa, con
người chúng ta không được giáo dục, đạo đức sẽ bị suy đồi, qua văn hóa ta tiềm hiểu,
được nhận thức những sự vật, hiện tượng quanh ta từ đó rút ra những kinh nghiệm để
sống hướng thiện, sống chân thật và luôn hướng đến cái đẹp, tạo dựng một phong
cách sống tốt, làm một người tốt và là một công dân tốt cho xã hội.
10
1.3 Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra trong lịch sử.
Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn đời sống tinh thần để phát
triển văn hóa; là những tri thức, kiến thức khoa học, nghệ thuật, tạo nên trình độ văn
hóa. Văn hóa còn là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh như
sống có văn hóa, ăn nói, cư xử có văn hóa. Văn hóa tạo nên bản sắc riêng của mỗi
dân tộc, có sức sống lâu dài, mãnh liệt. Nước mất có thể lấy lại được, nhưng mất nền
văn hóa là mất tất cả. Những giá trị còn lại sau khi mọi cái khác qua đi đó chính là
văn hóa.
Chúng ta mãi mãi tự hào về truyền thống văn hóa yêu nước thương dân của dân tộc.
Người Việt Nam đã đem sức mạnh văn hóa hơn bốn nghìn năm vào mỗi trận đánh, để
chiến thắng những đế quốc hùng mạnh ở nhiều thời đại. Vinh quang đời đời thuộc về
dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng. Đó chính là cốt cách, là “thẻ căn cước” để
người Việt Nam hội nhập với thế giới văn minh hiện đại.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa thì văn hóa là toàn bộ những sáng tạo và phát
minh của con người vì lẽ sinh tồn và mục đích của cuộc sống. Năm điểm lớn để xây
dựng nền văn hóa dân tộc là: xây dựng tâm lý tinh thần độc lập tự cường, xây dựng
luân lý biết hy sinh mình làm lợi cho quần chúng, xây dựng xã hội phúc lợi cho nhân
dân, xây dựng chính trị dân quyền và xây dựng kinh tế. Chính trị, xã hội có được giải
phóng thì văn hóa mới được phát triển. Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho xây
dựng, phát triển văn hóa. Song văn hóa không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh
tế và chính trị. Văn hóa phục vụ chính trị và phát triển kinh tế. Trong chính trị và
kinh tế phải có tính văn hóa.
Chúng ta xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. “Tiên tiến là
khoa học, hiện đại, là xã hội chủ nghĩa, là biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Đậm đà bản sắc dân tộc là biết kế thừa, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp
của dân tộc, phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với những điều
kiện lịch sử mới của đất nước”(5). Theo Bác: “Một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu”(6). Người coi dốt nát cũng là một thứ giặc, xem thói quen và những tập tục lạc
hậu cũng là một loại kẻ thù. “Nền văn hóa mà Người chủ trương xây dựng là sự kết
hợp giữa kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc với
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa yêu nước -nhân
văn Việt Nam và chủ nghĩa quốc tế trong sáng, chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa
kỳ thị - độc tôn về văn hóa”(7). Văn hóa phải bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình
cảm cao đẹp, phải nâng cao dân trí, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, phong cách
lành mạnh, luôn vươn tới “chân, thiện, mỹ” để không ngừng hoàn thiện bản thân
mình.
2.Ý nghĩa luận điểm
Để văn hóa đảm nhận đúng, đủ, tốt trọng trách "phải soi đường cho quốc dân", theo
chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì nền văn hóa dân tộc và con người mới cần phải
được xây dựng và phát triển, phù hợp với thời đại. Lịch sử nhân loại cũng đã cho thấy
11
giá trị của văn hóa đối với mỗi quốc gia, dân tộc trong hành trình phát triển là không
thể phủ nhận.
Vì thế, trong quá trình kiến thiết và bảo vệ nền cộng hòa dân chủ, dù phải tập trung
cho nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trường kỳ, gian khổ, song Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Đảng Lao động Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam) vẫn đặc biệt quan tâm,
chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam mới.
2.1 Thúc đẩy ý nghĩa văn hóa trong tư tưởng người dân
2.1.1 Nhân dân đại chúng
“Quốc dân” thời kỳ cách mạng 95% mù chữ, lại sống lâu trong chế độ thực dân -
phong kiến, bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp, thì hiển nhiên có nhiều “quốc dân
tính” xấu, bất cập với thời đại mới. Làm gì cũng cần văn hóa. Làm cách mạng cần có
văn hóa. Bởi vậy, từ mỗi người dân, đến Nhà nước phải chăm lo cho sự phát triển của
văn hóa, giáo dục lý tưởng, phép tắc cho Nhân dân.
Đặc biệt, nền văn hóa dân tộc mới được xây dựng phải hoàn thành trọng trách "làm
thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi
được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng
có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do. Đồng thời, văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân
có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng mình”
Cùng với đó, phải: "Xúc tiến công tác văn hóa để đào tạo con người mới và cán bộ
mới cho công cuộc kháng chiến kiến quốc. Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa
và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc. Đồng thời, phát triển những truyền thống
tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới, để
xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng"
Đây chính là mục tiêu xây dựng nền văn hóa dân tộc và con người Việt Nam mới xã
hội chủ nghĩa, phù hợp điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đây cũng chính là nhiệm vụ
quan trọng của cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa ở Việt Nam.
2.2.2 Đội ngũ trí thức
Đặt đúng vai trò của văn hóa, của đội ngũ trí thức là lực lượng then chốt của cách
mạng với sứ mệnh “soi đường” cho quốc dân đi là bước phát triển, là đóng góp có
tầm quan trọng đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ
nghĩa Mác. Đó cũng là sự kế thừa và phát huy những tư tưởng tiến bộ của cha ông.
Vua Lê Thánh Tông đã từng răn bảo Thái tử: "Dù là Thiên tử, con trời, đứng đầu
trăm họ, có quyền uy tuyệt đối với thần dân, có quyền phong chức tước cho thần linh,
các vị vua chúa các triều đại vẫn thấy rằng một mình không thể đảm đương được
trọng trách, mà phải dựa vào dân, dựa vào nhân tài của đất nước”.
2.2.3 Cán bộ, lãnh đạo, Đảng viên
Đối với người lãnh đạo, với cán bộ, đảng viên Cộng sản ở cương vị của một đảng
cầm quyền, người dẫn dắt xã hội, cần luôn nhắc nhớ mình là công bộc của dân, phải
12
tu dưỡng thường xuyên để trở thành người cán bộ “cần kiệm liêm chính, chí công vô
tư”
Trước hết, anh phải là người lao động cần cù. Nhân dân ta lên án kịch liệt những kẻ
“ngồi mát ăn bát vàng”. Bác Hồ cũng kịch liệt phê phán những kẻ làm cán bộ để
mong thăng quan, phát tài. Người nói: “Làm cán bộ không phải là để thăng quan,
phát tài. Chính phủ là đầy tớ của Nhân dân. Cán bộ làm công tác gì cũng vì dân vì
nước. Nếu làm tròn nhiệm vụ là vẻ vang, là anh hùng” Chính vì tư tưởng “thăng
quan, phát tài”, vì không có liêm chính, liêm sỉ nên sinh ra nạn tham nhũng, bè cánh,
lợi ích nhóm, tha hóa nhân cách trong cán bộ đảng viên, kể cả những cán bộ lãnh đạo
cấp cao nhất của Đảng. Đó là sự giả danh cách mạng, sự phản bội lý tưởng, là hành vi
cùng loại với bọn cướp bóc, thảo khấu.
2.2 Ý nghĩa trong kinh tế và chính trị, xây dựng nhà nước XHCN VN
Tư tưởng của Người không chỉ nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hóa, ngang với
các lĩnh vực trọng yếu khác như chính trị, kinh tế, xã hội; cảnh báo, phê phán bệnh
coi nhẹ lĩnh vực văn hóa, coi văn hóa như lĩnh vực phụ, ăn theo các lĩnh vực khác,
không thấy vai trò nền tảng, vai trò sáng tạo, dẫn dắt, "soi đường" của văn hóa mà
còn cho thấy kinh tế, chính trị cũng phải nằm trong văn hóa, chịu sự tác động của văn
hóa.
Cụ thể, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì nền văn hóa mới của dân tộc có mối liên hệ
mật thiết với chính trị, cho nên trong quá trình xây dựng nền cộng hòa dân chủ, thực
hiện nhiệm vụ vừa kháng chiến vừa kiến quốc, mọi chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nền văn hóa của dân tộc đều phải
góp phần xác lập giá trị cốt lõi của một nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; đều phải hướng đến mục tiêu
vì con người - coi con người vừa là chủ thể vừa là trung tâm của sự phát triển…
Chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa gắn với chính trị, kinh tế và
ổn định xã hội cho thấy, vật chất và tinh thần là hai mặt của đời sống xã hội nói
chung và đời sống mỗi con người nói riêng. Một quốc gia, dân tộc không thể phát
triển ổn định và bền vững nếu chỉ chú trọng tăng trưởng kinh tế mà bỏ quên, thậm chí
hy sinh các giá trị văn hóa.
Cho nên, trong khi chú trọng phát triển kinh tế để xây dựng nền tảng vật chất của xã
hội, đáp ứng nhu cầu không ngừng nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, Đảng và
Nhà nước Việt Nam cũng luôn chú trọng xây dựng và phát triển nền văn hóa xã hội
chủ nghĩa, xây dựng con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa.
2.3. Kế thừa tư tưởng HCM về văn hóa
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước đã xác định 5 quan điểm chỉ đạo về văn hóa của Đảng.

13
Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền
vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.
Hai là, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất
trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân
văn, dân chủ và khoa học.
Ba là, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con
người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng
con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái,
nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
Bốn là, xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia
đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu
tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.
Năm là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan
trọng.
Có thể khẳng định rằng, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa là
những tư tưởng có tính vượt trước và vẫn còn nguyên vẹn giá trị trong bối cảnh hiện
nay.

IV. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY

Cách đây 75 năm, ngày 24/11/1946 Hội nghị Văn hóa toàn Quốc lần thứ nhất được tổ
chức tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ chí Minh khai mạc Hội nghị. Người chỉ rõ: “Văn hóa
phải hướng dẫn quốc dân thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”, “Văn hóa soi đường
cho quốc dân đi”, nhấn mạnh vai trò của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ
và phát triển đất nước. 75 năm qua, quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về văn hóa vẫn còn nguyên giá trị. Tiếp nối tư tưởng, quan điểm đó, nền văn hóa Việt
Nam đã chuyển biến mạnh mẽ, có những đóng góp tích cực, quan trọng vào công
cuộc phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Năm 1943, "Đề cương văn hóa Việt Nam" ra đời, đây là cương lĩnh đầu tiên về
đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đề cương xác định văn hóa là một
trong ba mặt trận cách mạng (chính trị, kinh tế và văn hóa), phân tích mối quan hệ
giữa cách mạng chính trị và cách mạng văn hóa.Đề cương đã khẳng định vai trò của
Đảng đối với lãnh đạo cách mạng văn hóa, vạch ra hướng đi đúng đắn chống thực
dân xây dựng đường lối văn hóa mới của đảng, được thể hiện qua các thời kỳ như:
Đại hội văn hoá toàn quốc lần thứ 2 (tháng 7-1948); đường lối Đại hội III, Đại hội
IV, Đại hội VI…
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (tháng 7-1998) ban
hành nghị quyết về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
14
bản sắc dân tộc - cương lĩnh văn hóa của Đảng ta trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập
quốc tế. Nghị quyết đưa ra các quan điểm chỉ đạo cơ bản: Văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.
Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các
dân tộc Việt Nam. Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát
triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng, phát triển văn hoá là sự
nghiệp cách mạng, sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, đội ngũ trí thức giữ vai
trò quan trọng. Nghị quyết nhấn mạnh đến giải pháp xây dựng, ban hành luật pháp và
các chính sách văn hóa, định hướng phát triển văn hóa trong trong điều kiện đất nước
hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội IX của Đảng (tháng 4 - 2001) đánh giá về chặng đường 71 năm lãnh đạo cách
mạng Việt Nam, tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi mới,
10 năm thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội, rút ra những bài học kinh nghiệm của
công cuộc đổi mới, từ đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định ra chiến lược phát
triển đất nước trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Đảng ta tiếp tục khẳng định, xây
dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con
người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất,
năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa
tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Quan
điểm của Đảng về văn hóa thời kỳ này nhấn mạnh: Hoàn thiện nhân cách con người
và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Chú trọng gìn giữ, phát triển các di sản
văn hoá phi vật thể, các di sản văn hoá vật thể. Thể hiện bản sắc văn hoá Việt Nam
trong những tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình xây dựng, kiến trúc, mở
rộng giao lưu văn hoá, thể thao quốc tế; đầu tư, xây dựng một số trung tâm văn hoá
lớn gắn kết văn hoá, thể thao, du lịch, giới thiệu, truyền bá hình ảnh đất nước, văn
hoá, con người Việt Nam với thế giới.
Đại hội X của Đảng (tháng 4 - 2006), trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-
XH 5 năm 2006 – 2010 đã xác định nhiệm vụ về văn hoá. Phát triển văn hoá là nền
tảng tinh thần của xã hội "làm cho văn hoá thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia
đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá
trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài người, tăng sức đề
kháng chống văn hoá đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hoá trong mọi hoạt động
kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân”. Xây dựng nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người
trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là
then chốt với phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội. Xây dựng đời sống
văn hoá tiên tiến, thúc đẩy sáng tạo văn hoá và xây dựng thiết chế văn hoá.
Yêu cầu xây dựng con người Việt Nam đi liền với xây dựng nền văn hóa dân tộc
được các kỳ đại hội tiếp theo xác định cụ thể hơn. Hội nghị Trung ương 9 khóa XI
15
(năm 2014) khẳng định, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện là một
mục tiêu của chiến lược phát triển, một nhiệm vụ hàng đầu trong các mục tiêu, nhiệm
vụ về văn hóa. Kỳ Đại hội này ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW, về xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước, với 5 quan điểm chỉ đạo, trong đó nêu rõ: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; Phát triển văn hóa vì
sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa,
trọng tâm là chăm lo xây dựng nhân cách, lối sống con người. Đảng ta nhấn mạnh
“Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất
nước. Văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Đảng ta đánh giá
toàn diện, sâu sắc hơn về vai trò phát huy nguồn lực của văn hóa trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ đất nước. Đây chính là sự tiếp nối, phát triển tư tưởng, quan điểm của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá trong thời kỳ mới.
Đại hội lần thứ XII của Đảng (tháng 1-2016), chủ trương gắn tăng trưởng kinh tế với
phát triển văn hóa, xây dựng con người và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đã trở
thành tư tưởng chỉ đạo cho nhiều chương trình, kế hoạch phát triển. Sự vào cuộc của
cả hệ thống chính trị cùng với sự đầu tư của Nhà nước, sự tham gia của nhân dân là
những nhân tố quyết định tạo ra những chuyển biến của sự nghiệp phát triển văn hóa,
xây dựng con người.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng (tháng 1-2021) đã chỉ ra nhiệm vụ trọng tâm là: “Khơi
dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức
mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập
quốc tế”. Đây là những quan điểm, nội dung quan trọng, có tính thế thừa và có nhiều
điểm mới về phát triển văn hóa.
Tròn 75 năm kể từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập
(24/11/1946), dưới ngọn cờ của Đảng, Nhân dân ta không ngừng phát huy những
truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo những giá trị văn hoá mới, đưa đất
nước vững bước trong xu thế tiến bộ nhân loại.
Ngày 24/11/2021 Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra tại Hà nội nhằm triển
khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa cũng như đánh
giá thực trạng kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm đổi mới; từ
đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai
đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045. Chủ trì hội nghị Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo, trong đó nêu rõ: Nền văn hóa chúng ta xây dựng là
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ
đạo trong đời sống tinh thần của xã hội; kế thừa những truyền thống văn hóa tốt đẹp
của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa văn hóa thế giới,
phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm

16
giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng
cao.
Từ những mục tiêu cốt lõi đặt ra tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11 năm
1946, lời hiệu triệu của Bác Hồ đã khơi dậy ngọn lửa quyết tâm, trở thành động lực
tinh thần của toàn dân tộc.75 năm trôi qua, nền văn hóa chúng ta xây dựng có rất
nhiều yếu tố tiến bộ thời kỳ mới là khoa học, dân chủ, nhân văn, tiến bộ. Bước vào
thời kỳ mới, tiếp nối tinh thần "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân ta nỗ lực phát huy sáng tạo, bồi đắp nội lực, xây dựng và phát huy
những giá trị tốt đẹp trong nền văn hóa Việt Nam, cùng chung sức xây dựng một
nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh như mong ước của
Người.

17
KẾT LUẬN
Dựa trên các cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn, Bác đã đưa ra nhận định:”Văn
hóa phải soi đường cho quốc dân đi” Sự nghiệp văn hoá của Hồ Chí Minh đã toả sáng
và sẽ còn thúc đẩy một cách mạnh mẽ sự phát triển của dân tộc Việt Nam, một dân
tộc sau bao nhiêu năm kinh qua chiến tranh tàn khốc và chịu tác động của nhiều biến
cố của thời cuộc, kể cả sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu,
sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, hiện đang kiên trì, quyết tâm bước
trên con đường đổi mới vì mục tiêu chủ nghĩa xã hội.Ở một xã hội ngày càng phát
triển tư tưởng đó sẽ luôn là kim chỉ nam dẫn bước cho dân tộc ta trên con đường hội
nhập và phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh


2.http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/vi-tri-va-vai-tro-cua-van-hoa-trong-
doi-moi-phat-trien-thuc-tien-va-nhung-van-de-dat-ra.html
3. https://dangcongsan.vn/multimedia/megastory-van-hoa-soi-duong-cho-quoc-
dan-di-598254.html
4.https://thehehochiminh.wordpress.com/2010/01/11/ch%C6%B0%C6%A1ng-
4-van-hoa-soi-d%C6%B0%E1%BB%9Dng-cho-qu%E1%BB%91c-dan-disach-
h%E1%BB%93-chi-minh-con-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-c%E1%BB%A7a-
s%E1%BB%B1-s%E1%BB%91ng/
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T. 10, tr. 465.
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T. 3, tr. 383.
7. .Dẫn theo Trân Văn Giàu: Giá trị tinh thần truyền thống của nhân dân Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội , Hà Nội, 1990, tr. 301.

18

You might also like