You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN


NHÓM 3

Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thùy Linh


Lớp: Tư tưởng Hồ Chí Minh(221)_03

Thành viên:Lê Duy Anh-11190165


Hồ Trọng Dương-11191236
Nguyễn Minh Đức-11191110
Nguyễn Quang Nhật-11193950
Đinh Nhật Minh-11193387
Bùi Mạnh Cường-11190930
Nguyễn Văn Tiến-11195119
Lê Anh Tân-11194614
Trần Quang Uy-11195662
Đào Đức Khang-11192534
Mục lục

Contents
I.Cơ sở của luận điểm: .................................................................................................................................. 3
II. Nội dung................................................................................................................................................... 3
Luận cứ 1: Đảng văn minh là một đảng tiêu biểu cho lương tâm trí tuệ và danh dự của dân tộc. . 3
Luận cứ 2: Mọi hoạt động của Đảng đều xuất phát từ yêu cầu phát triển của dân tộc, lấy lợi ích
tối cao của dân tộc làm trọng, mọi lợi ích giai cấp đều phải đặt dưới sự phát triển của dân tộc;
mọi hoạt động của Đảng đều phải phù hợp với quy luật vận động của xã hội Việt Nam. ................ 8
Luận cứ 3: Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh – những nhiệm vụ then chốt ........................... 12
Luận cứ 4: Xây dựng đảng văn minh còn thể hiện trong giai đoạn cầm quyền,đảng hoạt động
trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, đảng không phải là tổ chức đứng trên dân tộc. ........... 14
Luận cứ 5: Đảng văn minh còn là ở chỗ đội ngũ đảng viên, từ những đảng viên giữ chức vụ lãnh
đạo, quản lý trong bộ máy Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, nhất là những đảng viên
giữ vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cho đến đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải
là những chiến sĩ tiên phong, gương mẫu trong công tác và cuộc sống hằng ngày. ........................ 18
Luận cứ 6: Đảng văn minh phải là Đảng có quan hệ quốc tế trong sáng, hoạt động không những
vì lợi ích dân tộc Việt Nam mà còn vì độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của các
quốc gia khác; vì hòa bình, hữu nghĩ, hợp tác cùng phát triển của các dân tộc trên thế giới. ....... 21
Liên hệ hiện nay
III.Lời kết: .................................................................................................................................................. 30
I.Cơ sở luận điểm:
“Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không
nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không
trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”
Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại buổi làm việc với một số cán bộ Ban Tuyên huấn Trung
ương, ngày 18 tháng 6 năm 1968, để bàn về cách thực hiện điều mà Bác đã đề nghị với Ban Bí thư
Trung ương Đảng làm và xuất bản loại sách “Người tốt, việc tốt”. Đây là thời điểm mà công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta ở
miền Nam thu được nhiều thắng lợi quan trọng, nhưng cũng đặt ra những khó khăn thách thức
mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao truyền thống hào hùng của dân tộc, thành tích vẻ vang của
Đảng và mỗi con người trong sự nghiệp kiến quốc và đấu tranh giải phóng dân tộc; mà còn nhắc
nhở các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan của Nhà nước, Chính phủ phải triệt để đấu tranh khắc
phục tư tưởng sống thỏa mãn trong hào quang, chiến thắng của ngày hôm qua, phải luôn tiến về
phía trước, đấu tranh loại trừ ra khỏi hàng ngũ của Đảng, bộ máy nhà nước những người “sa vào
chủ nghĩa cá nhân” không còn đủ tư cách, tha hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống, quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân. Thực hiện lời dạy của Bác, toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân ta đã đem hết tài năng và sức lực cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sau đây chúng em xin phân tích về luận điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh dưới sự tìm tòi
của chúng em, trong quá trình phân tích nếu có gì sai sót mong được cô cùng các bạn góp ý.

II. Nội dung


Luận cứ 1: Đảng văn minh là một đảng tiêu biểu cho lương tâm trí tuệ và danh dự của dân tộc.
Đây là điều đầu tiên mà Hồ Chủ Tịch đề cập trong phương thức xây dựng Đảng văn
minh( hay Đảng cách mạng chân chính).Khi đã là một Đảng văn minh thì Đảng sẽ xây dựng nên
cho đất nước một xã hội mới tiến bộ và tốt đẹp,hướng tới tương lai tươi sáng mà bỏ lại những
điều cổ hủ,lạc hậu lại phía sau và đủ sức dẫn lối cho quần chúng trong các giai đoạn phát triển
của lịch sử.Để đạt được thành công như vậu khi và chỉ khi Đảng đại diện được cho 3 yếu tố của
dân tộc:”Lương tâm trí tuệ và danh dự”.Chúng sẽ là kim chỉ nam cho đạo đức và hoạt động của
tổ chức cao nhất cả nước.
Yếu tố đầu tiên mang tên là lương tâm dân tộc.Theo định nghĩa thì “Lương tâm” là một
phần của tâm hồn con người mà nó gây ra sự đau đớn tinh thần và cảm giác tội lỗi khi chúng ta
vi phạm nó và cảm giác vui thỏa và hạnh phúc khi những hành động, ý nghĩ và lời nói của chúng
ta phù hợp với hệ thống giá trị của chúng ta.Vậy suy rộng ra với Đảng và dân tộc, Đảng cộng sản
Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển là kết quả thống nhất của phong trào cách mạng trong cả
nước, là sự đồng tâm nhất trí của những chiến sĩ tiên phong.Đảng phải là người đứng ra tiếp
nhận những tư tưởng,ý kiến,đạo đức của dân chúng trước mọi quyết định của quốc gia. Quá trình
lãnh đạo phải đề cao trách nhiệm tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là
cán bộ chủ chốt từ Trung ương xuống các cấp phải đặt lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, lợi
ích của Tổ quốc, lợi ích của cộng đồng do mình đứng đầu và đại diện cho họ lên trên hết. Từng
cán bộ, đảng viên đã và đang thể hiện được phẩm chất, năng lực, đáp ứng được yêu cầu phát
triển của dân tộc.Nhìn chung Đội ngũ đảng viên của Đảng trong các thời kỳ lịch sử, về cơ bản đã
thể hiện được tính tiền phong, gương mẫu trước toàn dân,góp phần lớn vào làm rạng danh dân
tộc . Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy
lùi, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Những căn bệnh xa dân của đội ngũcán bộ,
đảng viên thật sự đáng lo ngại trong thời kỳ hiện nay.Hơn lúc nào hết,cán bộ,đảng viên hiện nay
ngày càng phải ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.Đội ngũ cán bộ,đảng
viên phải vừa là người lãnh đạo vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân ,phải “đảng viên đi trước,
làng nước theo sau”,phải là những người”tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu,hậu thiên hạ chi lạc như
lạc”(khổ trước thiên hạ,sướng sau thiên hạ),phải là những người “phú quý bất năng dâm, bần tiện
bất năng di ,uy vũ bất năng khuất” như Hồ Chí Minh mong muốn .Phải cảnh giác trước trước
những cám dỗ trong thời bình.Trong chiến tranh gian khổ ,cán bộ,đảng viên đã chịu bao hy
sinh,gian khổ,không tiếc máu xương cho nền độc lập,tự do của đất nước.Trong thời bình,một số
cán bộ,đảng viên trước đây có khi không gục ngã trước mũi tên hòn đạn của kẻ địch, nhưng có
thể dễ dàng gục ngã trước những viên đạn bọc đường.
Đảng cũng phải thật trí tuệ,đại diện cho toàn dân trong phương diện bản lĩnh chính trị và
năng lực lãnh đạo toàn dân tộc tiến hành CNH,HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
XHCN, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.Liên tục phải tiếp tục đề ra được đường lối, chủ
trương, giải pháp đúng đắn để phát triển đất nước nhanh và bền vững, vượt qua những khó khăn,
thách thức trong bối cảnh chính trị, kinh tế toàn cầu phức tạp hiện nay là điều cần thiết trong bối
cảnh lịch sử hiện nay.Đường lối, chủ trương, giải pháp của Đảng đề ra phải đáp ứng được yêu
cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước, dựa trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là phải căn cứ vào diễn biến cụ thể của
đất nước và quốc tế. Muốn vậy, Đảng phải có tầm trí tuệ cao, tiêu biểu cho tinh hoa của dân tộc;
có khả năng tổ chức, tập hợp, phát huy được sức mạnh, trí tuệ của toàn dân tộc, nắm bắt thời cơ,
vượt qua thách thức, đưa đất nước phát triển tiến lên. Nhân dân tin tưởng trao cho ĐCS Việt
Nam trách nhiệm là người dẫn đường của dân tộc trong thế kỷ XXI và các thế kỷ tiếp theo, và
Đảng phải luôn luôn có ý thức, hành động để xứng tầm trách nhiệm ấy.
Và cuối cùng với tư cách đại diện cho danh dự của toàn dân tộc, bằng cả trách nhiệm đối
với sự phát triển văn minh, tiến bộ của nhân loại, ĐCS Việt Nam đã lãnh đạo, tập hợp, phát huy
được trí tuệ và sức mạnh của toàn dân tộc, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi
hoàn toàn. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ
(tháng 7-1954) của nhân dân Việt Nam đã làm tan rã cả hệ thống thuộc địa kiểu cũ của chủ nghĩa
thực dân trên toàn thế giới. Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước (tháng 4-1975) ở Việt
Nam đã báo hiệu cho sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.Tiếp tục quá
trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc,chủ động tích cực hội nhập quốc tế ,đẩy mạnh công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.Giành được độc lập dân tộc thì phải lo cho dân tự do,hạnh phúc,ấm no thì
mới xứng danh đảng của nhân dân cũng như lấy đó là mục tiêu phấn đấu.Nói như Hồ Chí Minh
thì ngoài lợi ích của tổ quốc ,lợi ích của dân tộc ,của nhân dân ,Đảng cộng sản Việt Nam không
còn mục đích nào khác.Ngoài ra phải đại diện cho khối đại đoàn kết dân tộc vì không thể nào có
một sự đồng thuận toàn xã hội nếu Đảng cộng sản Việt Nam không đảm bảo được sức mạnh
đoàn kết Như vậy, Đảng cộng sản Việt Nam đã hoàn thành trách nhiệm kép: vừa lãnh đạo sự
nghiệp giành độc lập dân tộc, mở đường cho đất nước phát triển với mục tiêu "Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", vừa đóng góp tích cực vào quá trình phi thực dân
hoá, thúc đẩy nhân loại tiến nhanh hơn trên con đường văn minh.
Ba điểm chủ yếu trên đây làm thành một thể thống nhất nói lên rằng,khi Đảng muốn
được được toàn thể nhân dân gọi bằng cái tên “Đảng ta”, “Đảng của chúng ta”,để nhân dân yêu
thương và tin tưởng thì đảng phải phấn đấu rất nhiều để vẫn xứng đáng là lương tâm, trí tuệ và
danh dự của dân tộc.
Trải qua thời kì tranh đấu mãnh liệt, giành giật sự sống dân tộc trước bàn tay thôn tính
của các Đế Quốc trên thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với mục tiêu tối cao là lãnh đạo toàn
dân tộc Việt Nam đánh đánh đuổi bè lũ thực dân đế quốc cùng sự tàn bạo bóc lột của chúng ra khỏi
bờ cõi quốc gia và xây dựng đât nước độc lập, đi lên định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, giúp đồng bào
ấm no hạnh phúc. Vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng được bạn bè quốc tế công nhận, được nhân
dân tin tưởng là ngọn hải đăng soi sang đường đi cho nhân dân lao động và cho toàn thể dân tộc
Việt Nam
Phần 1: Đảng ra đời là một tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển văn minh tiến bộ của dân
tộc và của nhân loại.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước Tư Bản Chủ Nghĩa tự sản sinh ra những mâu
thuẫn ngày càng gay gắt giữa các tầng lớp trong nước và giữa các nước Tư Bản với nhau do tranh
giành thuộc địa, phân chia thị trường và khu vực ảnh hưởng. Những mâu thuẫn này là ngọn nguồn
của tính tất yếu của cách mạng vô sản, là nguyên nhân của sự biến chuyển cách mạng thế giới đến
cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa. Đặc biệt là ách thống trị và bóc lột tàn bạo của bè lũ các nước theo
Chủ Nghĩa Đế Quốc khiến chomâu thuẫn giữa các thuộc địa với các nước Đế Quốc thực dân ngày
càng gay gắt và dần dần tạo nên một vấn đề mang tính thời đại.
Khi phong trào đấu tranh vô sản của cộng sản và công nhân quốc tế đang phát triển mạnh
mẽ, đặc biệt là khi đã có một học thuyết cách mạng và khoa học như là một kim chỉ nam dẫn
đường, cuộc Cách mạng vô sản đầu tiên tại Nga năm 1917 và giành thắnglợi vang dội, giải phóng
giai cấp công nhân tại Nga và đồng thời là phát súng đầu tiên tạo ra phong trào đấu tranh mạnh mẽ
của giai cấp công nhân trên thế giới, đặc biệt là nhân dân các nước thuộc địa
1, Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lenin và Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng Cộng Sản
trong Cách mạng vô sản và Cách mạng Việt Nam
Vladimir Ilych Lenin là người sáng lập và dẫn dắt Đảng Bônsêvích Nga tiến đến sự thắng lợi
vang dội và hào hùng của Cách mạng Tháng Mười, tạo một sự cổ vũ to lớn đối với giai cấp công
nhân trên toàn thế giới. Sự kế thừa và đóng góp phát triển chủ nghĩa Mác của Lênin thể hiện qua
các luận điểm chính sau:
- Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin nhấn mạnh rằng, Đảng luôn luôn giữ vai trò
lãnh đạo trong hệ thống chính trị chuyên chính của giai cấp vô sản. Thiếu đi vai trò thiêng liêng và
cao quý ấy của Đảng, cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân lao động nói riêng và của
giai cấp vô sản nói chung chắc chắn sẽ không thể thành công.
- Về vấn đề thành lập nhà nước Xã Hội Chủ NGhĩa, Lênin khẳng định rằng, bộ máy nhà nước
phải do giai cấp vô sản đứng đầu và trực tiếp điều hành là tiên quyết để xây dựng Chủ Nghĩa Xã
Hội.
- Khi tiến hành xây dựng chế độ mới, xã hội chủ nghĩa, phải tật hợp toàn bộlực lượng quần
chúng nhân dân V.I. Lênin đã từng tuyên bố: “Hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách
mạng, chúng tôi sẽ đảo lộn nước Nga”. Tổ chức những người cách mạng mà Lê ninnói đến đó là
“một đảng kiểu mới, thực sự cách mạng và thực sự cộng sản". Bởi theo Người “chỉ có Đảng Cộng
sản, nếu nó thực sự là đội tiền phong của giai cấp cách mạng, nếu nó bao gồm tất cả những đại biểu
ưu tú nhất của giai cấp đó, nếu nó gồm tất cả những chiến sĩ cộng sản hoàn toàn có ý thức và trung
thành, có học vấn và được tôi luyện bằng kinh nghiệm đấu tranh cách mạng bền bỉ; nếu nó biết gắn
liền toàn bộ với cuộc sống của giai cấp mình và thông qua giai cấp đó, gắn liềnvới tất cả quần
chúng bị bóc lột và biết làm cho giai cấp và quần chúng đó tin tưởng hoàn toàn vào mình.”
Tiếp thu những lý tưởng mang hàm ý sâu sắc từ V.I. Lê-nin và học tập những điểm mạnh
của Cách mạng Tháng Mười Nga, nhưng người thanh niên cộng sản Nguyễn Ái Quốc không sao
chép hoàn toàn chủ nghĩa Mác - Lênin, mà Người tiếp thu những tinh hoa tinh túy nhất của chủ
nghĩa, đồng thời them thắt và sửa đổi sao cho hợp với tình hình nước ta lúc bây giờ. Chủ tịch Hồ
Chí Minh coi chủ nghĩa Mác - Lê-nin là “cẩm nang thần kỳ” nhưng Người chưa từng quá lạm dụng
nó mà thậm chí còn luôn luôn nhấn mạnh rằng cần phải vận dụng một cách sáng tạo cái "cẩm nang
thần kỳ" đó. Trong cuộc phỏng vấn với báo Nhân đạo (L'Humanite') vào ngày 15-7-1969, Người
khẳng định: "Về phần chúng tôi, chính là do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lê-nin, nhưng vận
dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam ngày nay, mà chúng tôi đã chiến đấu và
giành được những thắng lợi to lớn như đồng chí đã biết. Chúng tôi giành được thắng lợi đó là do
nhiều nhân tố, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng - mà không chỉ nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày
sinh Lê-nin - chúng tôi giành được những thắng lợi đó trước hết nhờ cái vũ khí không gì thay thế
được là chủ nghĩa Mác - Lê-nin". Đứng trước thực tiễn phát triển đất nước, trong bối cảnh thế giới
đang biến động sâu sắc và mãnh liệt, điều Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vẫn bao hàm những ý
nghĩa cực kì quan trọng và thiết thực.
Năm 1858, Pháp nổ tiếng súng đầu tiên khởi đầu cho công cuộc xâm lược đất nước Việt
Nam. Sau khi tạm thời đẩy lùi các phong trào yêu nước của nhân dân ta, thực dân Pháp dần thiết lập
ách thống trị của chúng tại đất nước ta. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều bị
bè lũ thực dân Pháp và bọn tay sai phong kiến chèn ép, bóc lột, đã tạo ra mâu thuẫn gay gắt nhất
thời điểm bấy giờ, đó là mẫu thuẫn giũa toàn thể dân tộc Việt Nam với bộ máy thống trị của Pháp.
Bất bình trước sự bóc lột nặng nềcủa thực dân Pháp, những phong trào đấu tranh nhằm giành lại
độc lập dân tộc theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra hết sức mãnh liệt. Những phong
trào tiêu biểu trong thời kì này là:
+ Phong trào Cần Vương (1885-1896): Ngày 13-7-1885 vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương,
phong trào bắt đàu phát triển và lan tỏa mạnh mẽ ra nhiều địa phương. Ngày 1/1/1888, vua Hàm
Nghi bị thực dân Pháp và tay sai bắt nhưng phong trào vẫn còn dư âm cho đến năm 1896.
+ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) (1884).
+ Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) diễn ra, lợi dụng cơ hội này các cuộc khởi
nghĩa vũ trang chống Pháp của nhân dân Việt Nam vẫn tiếp diễn tuy nhiên đều đã thất bại hoàn toàn
dưới tay thực dân Pháp
+ Phong trào Đông Du (1904) do Phan Bội Châu đứng đầu+ Phong trào Duy Tân (1906) do Phan
Châu Trinh đứng đầu
Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ những giai cấp và hệ tư tưởng cũ không đủ
khả năng để lãnh đạo nhân dân đến với sự thành công hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở
Việt Nam. Cách mạng Việt Nam bắt đầu rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc cả về đường lối
thực hiện cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng. Sự thất bại của các phong trào giải phóng dân
tộc, đánh đuổi thực dân ra khỏi đất nướcta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã chứng tỏ để hoàn
thành nhiệm vụ dân tộc, chúng ta cần đi theo một con đường khác, một con đường mới phù hợp hơn
với hoàn cảnh đấtnước và hoàn cảnh thế giới lúc bấy giờ. Ngoài ra, cần phải có một giai cấp với đủ
tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnhđạo cuộc
cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của dân tộc
2. Quá trình phát triển của ba yếu tố dẫn đến sự cấu thành của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là sự thai nghén, kết hợp của ba yếu tố: Chủ nghĩa Mác
– Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Khi nói đến sự hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh hai yếu
tố chung là chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân, chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhắc đến
yếu tố thứ ba, đó là phong trào yêu nước. Trong tác phẩm “Thườngthức chính trị” được viết 1953,
Hồ Chí Minh cho rằng: “Đảng kết hợp phong trào cách mạng Việt Nam với chủ nghĩa Mác –
Lênin“. Sự kiện Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đường lối Cách
mạng sâu sắc về vấn đề lãnh đạo từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, cũng như tìm được một kim
chỉ nam cho sự nghiệp giải phóng đất nước ở nước ta, đồng thời chứng tỏ tầng lớp công nhân lao
độngở Việt Nam đã “đủ sức lãnh đạo cách mạng”. Ngay chính tại giây phút ấy, giai cấp công nhân
đã có một bộ máy đầu não của giai cấp và dân tộc với đủ khả năng để lãnh đạo, đánh dấu sự chiến
thắng của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với các trào lưu tư tưởng phi vô sản. Sự ra đời Đảng Cộng
Sản Việt Nam khiến cho cách mạng Việt Nam thật sựgóp phần vào bộ máy hoạt động một cách linh
hoạt và khăng khít của cách mạng thế giới. Tính từ giây phút này, cách mạng Việt Nam thật sự
chiếm được sự ủng hộ của cáctổ chức cách mạng thế giới, đồng thời cũng đóng góp to lớn vì mục
đích chung của cách mạng thế giới.
a, Chủ nghĩa Mác Lênin
Vào khoảng giữa thế kỉ XIX, khi các phong trào đấu tranh chống tư bản của giai cấp
công nhân phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có một hệ thống lí luận tư tưởng của riêng giai cấp công
nhân. Đáp ứng nhu cầu ấy, chủ nghĩa Mác ra đời, sau được phát triển thành chủ nghĩa Mác – Lênin.
Trong cái “cẩm nang thần kì”, Lenin đã chỉ rõ, để chiến thắng trong cuộc chiến chống áp bức bóc
lột của giai cấp công nhân, thành lập Đảng lãnh đạo là điều tất yếu. Đảng phải luôn đứng trên lập
trường của giai cấp công nhân, lấy lợi ích của giai cấp công nhân làm tất yếu để đề ra những sách
lược, chiến lược saocho phù hợp nhất. Tuy nhiên, Đảng phải đại diện cho toàn thể các giai cấp nhân
dân trong xã hội, do giai cấp công nhân chỉ có thể trao quyền tự do cho chính giai cấp của mình khi
họ đồng thời giải phóng cho các tầng lớp khác trong xã hội. Kể từ khi những tài liệu về chủ nghĩa
Mác – Lênin lan truyền rộng rãi trong xã hội Việt Nam, những phong trào yêu nước cùng với phong
trào công nhân bắt đầu nhen nhóm và phát triển mạnh mẽ theo hướng cách mạng vô sản và từ đó,
các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời.
b, Phong trào công nhân
Năm 1917, Cách mạng Tháng 10 Nga đã giành được chiến thắng một cách thành công và
vang dội, nổ phát súng đầu tiên cho sự thành lập và phát triển của các tổ chức đảng đại điện lãnh
đạo các cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp công nhân trên toàn thế giới, nổi bật nhất
là: Đảng Cộng sản Pháp (năm 1919), Đảng Cộng sản Trung Quốc ,Đảng Cộng sản Đức, Đảng cộng
sản Hungari (năm 1918), Đảng cộng sản Việt Nam (1930)… Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ rằng: “Cách
mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng làm gốc, phải có
đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã
Khắc Tư và Lênin”.
Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập nhẳm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển
mạnh mẽ phong trào đấu tranh cộng sản và công nhân trên toàn thế giới. Năm 1920, tạiĐại hội II
Quốc tế cộng sản, Lênin đã vạch rõ những phương hướng đấu tranh, nhằm mở ra con đường giải
phóng cho các dân tộc bị chèn ép, áp bức trên trường cách mạng vô sản. Đối với Việt Nam, Quốc tế
Cộng sản giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và sự ra đời
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác của chúng ta không chỉ đánh giá cao sự ra đời Quốc tế Cộng sản
với cách mạng thế giới, mà còn chỉ ra rằng tổ chức này đóng vai trò cực kì quan trọng đối với cách
mạng Việt Nam “An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế”.
c, Phong trào yêu nước
Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chấp nhận giao nước ta cho Pháp, công nhận sự thống trị
của thực dân Pháp trên đất nước ta vô điều kiện. Tuy nhiênđiều đó không thể ngăn các phong trào
đấu tranh của nhân dân diễn ra dưới sự lãnh đạo của các vua quan phong kiến đấu tranh với thực
dân Pháp xâm lược bảo vệ đất nước. Một số phong trào tiêu biểu là: Khởi nghĩa Trương Định
(9/1861), Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực (1861), Phogn trào Cần Vương (1885 – 1896), Khởi
nghĩa Ba Đình (1881-1887), Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896),....
Khuynh hướng đấu tranh phong kiến thất bại trước những ảnh hưởng của các luồng văn
hoá tư sản tiến bộ trên thế giới du nhập vào nước ta một số nhà nho yêu nước đã chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của các luồng văn hoá này do đó đã hình thành nên con đường đấu tranh theo khuynh
hướng dân chủ tư sản. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các nhà yêu nước của ta được tiếp nhận với
luồng văn hoá dân chủ tư sản. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng tư tưởng của Khang Hữu Vy và Lương
Khả Siêu và cách mạng Minh Trị dẫn đến những phong trào tiêu biểu: Phong trào Đông Du (1904),
Phong tràoĐông Kinh Nghĩa Thục (1907), Phong trào Duy Tân (1906 – 1908), .....Các phong trào
yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản cuối cùng đều thất bại. Điều đó chứng
tỏ cách mạng Việt Nam đứng trước sự khủng hoảng đườnglối cứu nước và giai cấp lãnh đạo yêu
cầu cần phải có đường lối cách mạng đúng đắn và phương pháp cách mạng đúng đắn.
Chính vì lẽ đó, việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một quyết định tất yếu, mang ý nghĩa
lịch sử đối với phong trào cách mạng tại Việt Nam.
Luận cứ 2: Mọi hoạt động của Đảng đều xuất phát từ yêu cầu phát triển của dân
tộc, lấy lợi ích tối cao của dân tộc làm trọng, mọi lợi ích giai cấp đều phải đặt dưới sự phát
triển của dân tộc; mọi hoạt động của Đảng đều phải phù hợp với quy luật vận động của xã hội
Việt Nam.
Ngày 03 tháng 02 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt quan
trọng của cách mạng Việt Nam. Tròn 90 năm qua “Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành được những
thắng lợi vĩ đại: thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, thành lập Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa; thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc;
thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội”1. Đảng
Cộng sản Việt Nam - luôn khẳng định là chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, mang bản
chất giai cấp công nhân, Đảng là lãnh tụ chính trị, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam.
Do đó, lợi ích của Đảng trước hết đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của các tầng
lớp nhân dân lao động, lợi ích của toàn dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của
chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Từ khi xuất hiện
trên vũ đài chính trị, Đảng ta đã tỏ rõ là một đảng cách mạng chân chính nhất, có sức hội tụ lớn nhất
mọi sức mạnh của dân tộc, của giai cấp, sớm trở thành đội tiên phong của giai cấp và của dân tộc
trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng không chỉ là lãnh tụ chính trị, đội tiên phong và đại
biểu cho lợi ích của giai cấp, của dân tộc mà Đảng còn là lãnh tụ chính trị, đội tiên phong và đại
biểu cho lợi ích của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Đảng phải vừa là người lãnh đạo,
vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Người khẳng định: “Muốn cứu nước giải phóng
dân tộc không có con đường nào khác - con đường cách mạng vô sản”2. Để thực hiện được mục
tiêu đó, Người chỉ rõ: “Trước hết phải có Đảng Cách Mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân
chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững, cách
mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”3. Đảng Cộng sản Việt
Nam có vai trò lãnh đạo nhân dân cùng một lúc vừa làm tư sản cách mạng, vừa làm dân tộc cách
mạng và làm giai cấp cách mạng. Đây là đặc điểm lớn nhất của cách mạng vô sản ở Việt Nam do
Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Vai trò lãnh đạo của Đảng ta được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trong Chính cương vắn
tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Lời kêu gọi của Đảng khi Đảng mới thành lập, đó là:
“Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng (révolution démocratique bourgeoise) và thổ địa cách
mạng (révolution agratire) để đi tới xã hội cộng sản”;... “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn
phong kiến”;... Làm cho nước Việt Nam được độc lập;... Giải phóng công nhân và nông dân thoát
khỏi ách tư bản; Mở mang công nghiệp và nông nghiệp;... Đem lại mọi quyền lợi tự do cho nhân
dân”.
90 năm qua, Đảng ta đã từng bước thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. 15 năm
sau khi thành lập, Đảng đã lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đánh đuổi đế
quốc, thực dân, lật đổ chế độ phong kiến, lập ra nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Châu Á;
mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam-kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã
hội. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam đã nghe theo lời kêu gọi
của Đảng, của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đứng lên kháng chiến giải phóng dân tộc và cuối cùng đã giành
được thắng lợi to lớn, đánh thắng đế quốc xâm lược; lập lại hoà bình ở miền Bắc Việt Nam. Trong
hoàn cảnh đất nước tạm bị chia làm hai miền, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành đồng
thời hai cuộc cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở miền Nam. Khi Mỹ đưa quân vào xâm lược ở miền Nam (1965), tiến hành chiến tranh
cục bộ đánh phá các căn cứ cách mạng ở miền Nam và mở rộng chiến tranh xâm lược ra miền Bắc
(1964), Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân cả nước đánh cho Mỹ cút (tháng 01 năm
1973), đánh cho ngụy nhào, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc (tháng 4 năm
1975), đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Với thắng lợi vĩ đại của các cuộc cách mạng: Tháng
Tám năm 1945, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954) và cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954-1975) do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh, dân tộc Việt Nam trở thành một trong những dân tộc đầu tiên làm cách mạng giải phóng
dân tộc thành công ở một nước thuộc địa và lệ thuộc; một trong những dân tộc đầu tiên đánh bại
chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới, mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á,
châu Phi, châu Mỹ - La tinh.
Sau thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, đất nước Việt Nam
thống nhất, Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Trước tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn về kinh tế, đời sống nhân dân còn thiếu
thốn, Đảng đã chủ động khởi xướng và lãnh đạo thành công công cuộc đổi mới đất nước. Những
thành tựu to lớn hơn 30 năm đổi mới trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc
phòng-an ninh, quan hệ quốc tế... đã khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo, vai trò của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Từ một đất nước bị tàn phá nặng nề bởi nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa
đế quốc, bị các thế lực thù địch điên cuồng chống phá, bị bao vây, cấm vận kinh tế, lại phải chịu
nhiều tổn thất do thiên tai khắc nghiệt gây ra, Việt Nam đã nhanh chóng khôi phục và phát triển
kinh tế-xã hội; đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động không ngừng được cải thiện; chính trị
ổn định; lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng được củng cố; vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế được nâng cao. Với những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước, Việt
Nam trở thành một trong những nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên tiến hành đổi mới thắng lợi theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhân dân, dân tộc Việt Nam có quyền tự hào về Đảng Cộng sản Việt
Nam-người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân. Từ thắng lợi của công cuộc đổi mới
đất nước, chúng ta có thể khẳng định một cách có cơ sở khoa học, được trang bị bằng chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, được các tầng lớp nhân dân ủng hộ, tin tưởng đi theo Đảng có
đủ bản lĩnh, trí tuệ, khả năng lãnh đạo nhân dân Việt Nam không chỉ thắng lợi trong đấu tranh giành
và giữ chính quyền trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, mà cả trong xây dựng
phát triển kinh tế, xây dựng đất nước theo mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh”.
Ngày nay, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới. Những mục tiêu cơ
bản của cách mạng Việt Nam do Đảng ta xác định từ những năm 30 của thế kỷ trước, đến nay đang
được thực hiện. Đất nước đã được độc lập, nhân dân được tự do. Tuy nhiên, đời sống của nhân dân
lao động cũng như kinh tế đất nước vẫn còn nhiều khó khăn. Đảng ta chỉ rõ: “nguy cơ “diễn biến
hoà bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về về tư tưởng
chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong một bộ phận cán
bộ, đảng viên, ... sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham những, lãng phí”4,...
chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” chống phá cách
mạng Việt Nam, các thế lực thù địch, cơ hội đã đẩy mạnh nhiều hoạt động thâm độc, nhằm gây chia
rẽ, mất đoàn kết từ bên trong nội bộ Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, khi
Đảng ta đang tiến hành đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng thì các thủ đoạn chống phá Đảng đòi “đổi mới thể chế chính trị” ở Việt Nam càng được chúng
thực hiện ráo riết hơn. Trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết kích động gây ra sự bất
ổn về chính trị ở một số nơi. Họ tuyên truyền, xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo sự thật, “kích động lôi
kéo những người bất mãn với chế độ, bôi nhọ, nói xấu cấp ủy, chính quyền địa phương... gây ra sự
hoài nghi về vai trò, khả năng lãnh đạo của Đảng, từng bước làm mất lòng tin vào sự lãnh đạo của
Đảng; tiến đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với giai cấp, dân tộc và xã hội; họ
yêu sách Đảng cần phải nhường quyền lãnh đạo cho các lực lượng đối lập khác, cần đa nguyên, đa
đảng…. Chúng ta không lạ gì đây chỉ là những chiêu trò lừa bịp không hơn không kém.
Để khẳng định Đảng có vai trò lãnh đạo đối với giai cấp và xã hội hay không, chỉ có
người dân Việt Nam mới có quyền trả lời điều đó. Chính nhân dân - chứ không phải ai khác mới là
cán cân chân lý, là người đánh giá chính xác nhất vai trò, uy tín của Đảng, là người có tiếng nói
quyết định trong việc lựa chọn sự lãnh đạo đối với cách mạng Việt Nam, lãnh đạo Nhà nước và xã
hội. Còn những kẻ bán nước cầu vinh, vụ lợi chính trị, tuyên truyền bịa đặt, giả danh, giả nghĩa,
không đủ tư cách, nhân phẩm để có tiếng nói trong vấn đề này. Dù họ có nỗ lực đến đâu và cố tình
bịa đặt “bóp méo sự thật” đến mức độ nào thì kết quả nhận được cũng sẽ là sự tuyệt vọng. Đảng ta
không có quyền lợi nào khác ngoài quyền lợi đối với dân, với nước và trên thực tế Đảng đã là của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Cho dù thời cuộc có thay đổi phức tạp, khó khăn thế nào đi
chăng nữa, nhưng người dân Việt Nam vẫn một lòng theo Đảng; vai trò lãnh đạo của Đảng đối với
giai cấp, dân tộc và xã hội ngày càng được khẳng định trong thực tiễn.

Có thể nói, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với giai cấp, dân tộc và xã
hội được xây dựng trên cơ sở pháp lý đồng bộ (hệ thống các văn bản pháp luật) và đồng thuận (điều
lệ, quy định) của các tổ chức có liên quan, không phải do Điều lệ Đảng “cố tình” quy định. Đây là
một yếu tố quan trọng, bảo đảm tính chính danh đầy đủ được quy định tại Điều 4 Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã qui định: (1). Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên
phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc
Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc,
lấy chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo
Nhà nước và xã hội. (2). Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát
của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. (3). Các tổ chức của
Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Việc quy định Đảng lãnh
đạo Nhà nước và xã hội không chỉ là tư tưởng xuyên suốt, nhất quán để khẳng định vị trí, vai trò
độc tôn lãnh đạo của Đảng, mà còn là một nguyên tắc bất di bất dịch của cách mạng Việt Nam, phù
hợp với thể chế chính trị-xã hội mà Việt Nam đã lựa chọn.
Kiên định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp, dân tộc và xã hội là vấn đề chiến
lược có tính nguyên tắc, đang đặt ra những yêu cầu mới rất cao và toàn diện, song còn nhiều khó
khăn, thách thức. Nhưng, với bản lĩnh đã được tôi luyện trong thực tiễn cách mạng, nhất định Đảng
ta sẽ vượt qua, làm tốt sứ mệnh lịch sử mà dân tộc và nhân dân giao phó. Mọi âm mưu, thủ đoạn
chống phá nhằm làm mất uy tín, danh dự, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
đối với giai cấp và xã hội nhất định sẽ vị vạch trần và thất bại thảm hại. Bởi vậy, Đảng cần kế thừa
và phát triển những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giải phóng dân tộc và
bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng cần tích cực tổng kết thực tiễn kết hợp với nghiên
cứu lý luận để nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về vai trò lãnh đạo của Đảng, không ngừng bổ
sung, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, xã hội nói chung
và các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam nói riêng trong thời kỳ mới.
Luận cứ 3: Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh – những nhiệm vụ then chốt

1 - Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức sâu sắc rằng, Đảng vững mạnh về chính trị phải
dựa trên nền tảng tư tưởng vững chắc, làm kim chỉ nam cho hành động cách mạng, xây dựng
đường lối chính trị đúng đắn và sáng tạo. Vì vậy, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về
chính trị được Đảng xác định là nhiệm vụ then chốt, được triển khai trong thực tế trên nguyên tắc
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH); kiên định và vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chống chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ, trì trệ; không
ngừng bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn mới.

Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong việc xây dựng nền tảng tư tưởng, lý luận
của Đảng là sự khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là bộ phận cấu thành nền tảng tư tưởng của
Đảng. Đó là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng
Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ
thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc
Việt Nam, mãi mãi soi đường cho dân tộc Việt Nam giành thắng lợi. Đây là bước phát triển mới
vô cùng quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng.

Trên nền tảng tư tưởng khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định đường lối chính trị đúng đắn, vững vàng vượt qua
thử thách, giành nhiều thắng lợi trong công cuộc đổi mới.

2 - Một đảng cách mạng chân chính, vững mạnh phải có nền tảng chính trị rộng lớn.
Trong quá trình đổi mới, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển, cơ cấu các tầng lớp xã hội
có sự biến đối, vì vậy Đảng phải không ngừng củng cố và phát triển cơ sở nền tảng chính trị - xã
hội, bảo đảm cho sự lãnh đạo công cuộc đổi mới thành công.

Nhận thức và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, tại Đại hội X, Đảng có diễn đạt
mới về bản chất của Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đội tiền
phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của dân tộc
Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc
Việt Nam.

Từ chỗ Đảng lấy liên minh giai cấp công nhân, nông dân, trí thức làm nền tảng chính trị -
xã hội, đến mở rộng nền tảng xã hội, bao gồm giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân
tộc. Đây là quan điểm mới rất quan trọng, tăng cường, mở rộng cơ sở nền tảng chính trị của
Đảng, tập hợp, đoàn kết sức mạnh toàn dân tộc, tạo động lực to lớn phấn đấu vì mục tiêu xây
dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Từ quan điểm đó, Đảng cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân, kết nạp những giáo dân
yêu nước, giác ngộ xã hội chủ nghĩa vào trong hàng ngũ của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội.

3 - Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, Đảng Cộng sản Việt Nam rất coi trọng công
tác tư tưởng, lý luận, thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng nâng cao phẩm chất, trình độ trí
tuệ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhận thức tầm quan trọng của công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng, Đảng thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên kiên định
mục tiêu, lý tưởng cách mạng, thấm nhuần đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, không ngừng nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ chính trị trong mọi giai đoạn cách mạng.

Trong điều kiện khoa học công nghệ, trình độ dân trí phát triển ngày càng cao, nếu đội
ngũ cán bộ, đảng viên không vươn lên giữ vai trò tiên tiến, thì bản thân Đảng sẽ mất vai trò tiên
phong, không đủ năng lực lãnh đạo đất nước phát triển và hội nhập.

Nhằm thúc đẩy cán bộ, đảng viên không ngừng tự giác học tập, rèn luyện, Đảng có quy
định chặt chẽ về chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị; chuẩn hóa về phẩm chất, trình độ,
năng lực cho tất cả các đối tượng cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược.

Mặt khác, để không ngừng bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng, xây dựng đường lối
chính trị của Đảng, nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, Đảng tăng
cường, đổi mới công tác lý luận. Nghiên cứu lý luận tập trung tổng kết thực tiễn, bổ sung, hoàn
thiện lý luận về mô hình, con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, nền kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa (XHCN), nền dân chủ XHCN và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đồng
thời, tập trung tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận xác định quy luật xây dựng Đảng cầm
quyền; làm rõ phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền và điều kiện để Đảng cầm quyền
vững chắc và lâu dài trong bối cảnh thời đại nhiều biến động khó lường.

Hiện nay, công tác lý luận đang tập trung nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học, xử lý
tốt các mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính
trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng XHCN; giữa phát triển lực
lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất XHCN; giữa Nhà nước và
thị trường; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;
giữa xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Để nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận, Đảng chủ trương xây dựng các thiết chế
nghiên cứu lý luận, tư vấn, phản biện chính sách, phát huy vai trò của Hội đồng Lý luận Trung
ương, Tổ tư vấn chính sách của Chính phủ, huy động nguồn lực khoa học từ các trường đại học,
các học viện, tập trung nghiên cứu tổng kết thực tiễn trong nước và thế giới.

4 - Xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên là nhiệm vụ căn cốt để xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh. Nhận thức toàn diện về những nhiệm vụ xây dựng Đảng, Đại hội
XII của Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức. Xây dựng nền tảng đạo đức của
Đảng là giải pháp cơ bản, lâu dài và rất quan trọng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, để
ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái, biến chất, bệnh quan liêu, tham nhũng.

Biểu tượng cao đẹp, sức cuốn hút của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là những giá trị tư
tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc thực hiện các chỉ thị của Đảng, về
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhiều năm qua, có tác dụng
giáo dục cán bộ, đảng viên phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng; là vấn đề mấu
chốt để đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững
mạnh.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chú trọng hơn trong việc phòng và chống các
tiêu cực trong Đảng. Người kiên quyết "chống" tham ô, lãng phí, quan liêu. Người nói: "Nếu
chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải
siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch được. Phải thấy kẻ địch trong mình ta nó
mạnh lắm. Nó vô hình, vô ảnh, không dàn ra thành trận, luôn luôn lấn lút trong mình ta. Nó khó
thấy, khó biết, nên khó tránh. Nhưng đã biết thì kiên quyết làm” (Sđd, T.7, tr.59-60).
Ngay sau khi giành được chính quyền hơn 80 ngày, ngày 23/11/1945 Hồ Chủ tịch đã ký
sắc lệnh số 64 về việc thành lập Ban thanh tra đặc biệt, sắc lệnh này quy định Ban thanh tra đặc
biệt có quyền "đình chỉ, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong UBND hay của Chính phủ đã phạm
lỗi trước khi mang ra Hội đồng chính phủ hay tòa án đặc biệt xét xử. Tịch biên hoặc niêm phong
tang vật và dùng mọi cách điều tra để lập một hồ sơ mang một phạm nhân ra tòa án đặc biệt".
Đến ngày 18/01/1949, sắc lệnh số: 138/SL về tổ chức thanh tra Chính phủ đã quy định
thêm chức năng "thanh tra cả ủy ban kháng chiến hành chính và viên chức về phương diện liêm
khiết".
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc xử lý các hành vi tham ô, kiên quyết trừng
trị bọn tham ô cho dù những kẻ đó ở vị trí nào trong xã hội. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký
bản án tử hình đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu đã tham ô tài sản của quân đội,
ăn chơi sa đọa. Qua sự việc này, thái độ kiên quyết đấu tranh với tệ nạn tham ô của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đem lại hiệu quả cao trong việc đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm, để đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu, phải
kết hợp giữa "xây" và "chống". Có thể ví "xây" và "chống" như hai bánh xe vững chắc. "Chống"
triệt để bảo đảm cho công việc "xây" thành công. "Xây" phát triển mạnh mẽ thì đối tượng
"chống" sẽ được xóa bỏ tận gốc.
Để kết hợp "xây" và "chống", cần nhất phải đồng tâm nhất trí, mạnh bạo xung phong, huy
động được sự tham gia của nhân dân. Nhân dân và báo chí rất quan trọng. Báo chí phải nêu
những việc kiểu mẫu, đăng những lời phê bình của quần chúng; làm cho mọi người thấy rõ tham
ô, lãng phí, quan liêu là tội ác. Và những ai, những cơ quan nào được nhân dân và báo chí phê
bình, thì thật thà tự phê bình trước nhân dân trên báo chí. Các ban Thanh tra phải chú ý kiểm tra
chống lãng phí, tham ô, chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Làm nghiêm chỉnh, kịp thời trong
công tác xét các vụ khiếu nại, tố giác.
Đảng phải làm thường xuyên nhiệm vụ phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Phải
công khai, dân chủ, minh bạch. Trong kiểm thảo thực hiện nguyên tắc: Cán bộ, đảng viên ở địa
vị càng cao, thì càng phải giữ đúng kỷ luật của Đảng, càng phải làm gương dân chủ, mạnh dạn,
thật thà tự kiểm thảo. Nắm vững trọng điểm, làm từng bước, từ cấp trên đến cấp dưới, từ bộ phận
chính đến bộ phận phụ. Nhận thức đúng vai trò của chi bộ - một tổ chức lãnh đạo chính trị, chứ
không phải là một tổ chức hành chính.
Luận cứ 4: Xây dựng đảng văn minh còn thể hiện trong giai đoạn cầm quyền,đảng hoạt
động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, đảng không phải là tổ chức đứng trên dân
tộc.

Một là, xây dựng lý luận khoa học về Đảng cầm quyền và nội dung cầm quyền của
Đảng một cách khoa học.
Đây là đòi hỏi khách quan, quan trọng hàng đầu đối với Đảng ta trong giai đoạn hiện nay.
Theo đó, lý luận khoa học về Đảng cầm quyền thể hiện trước hết ở sự lựa chọn nền tảng tư tưởng
của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thế giới ngày nay đã có nhiều đổi thay, nhưng chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn chứng tỏ là
một học thuyết khoa học về sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và con người. Dù thực
tiễn cách mạng thế giới có những bước thăng trầm, ĐCS Việt Nam vẫn luôn kiên trì và vận dụng
sáng tạo, bổ sung, phát triển lý luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước. Vì vậy, bên cạnh việc kiên định những
nguyên tắc và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã
tiếp thu có chọn lọc những giá trị tư tưởng của nhân loại, vận dụng phù hợp với điều kiện lịch sử
cụ thể của đất nước. Cùng với quá trình đó, luôn cảnh giác đấu tranh chống lại các quan điểm sai
trái, thù địch, các phần tử cơ hội chính trị nhân danh “đổi mới” để phủ nhận những giá trị của lý
luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm
2013 khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Đó là một vấn đề có tính nguyên tắc, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự ổn định và thống
nhất trong đời sống chính trị - xã hội, để vừa đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, vừa thể
hiện tính khoa học trong phương thức cầm quyền. Đảng có sự phân định rõ ràng chức năng của
Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội khác trong hệ thống chính trị. Do đó, “Đảng
lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng
công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động
gương mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ,
giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan
lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động
trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người
đứng đầu. Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời
phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ
thống chính trị”(4).

Với tư cách Đảng cầm quyền, ĐCS Việt Nam thực hiện sự lãnh đạo toàn diện đối với xã
hội thông qua đường lối, chính sách phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, quốc phòng -
an ninh, đối ngoại. Do đó, việc xây dựng đường lối, chính sách đúng đắn, khoa học được Đảng
xác định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp đến vận mệnh, tương lai của dân tộc.
Đường lối, chính sách xuất phát từ chính thực tiễn Việt Nam. Bài học mà ĐCS Việt Nam đúc rút
trong công cuộc đổi mới là phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật
khách quan có ý nghĩa rất to lớn và thiết thực trong quá trình lãnh đạo, xây dựng đường lối,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau hơn 30 năm
đổi mới là kết quả từ nhiều nguyên nhân, nhưng rõ ràng là được khởi nguồn từ đường lối, chính
sách phát triển đúng đắn, sáng tạo và khoa học của Đảng ta.

Trong giai đoạn hiện nay, ĐCS Việt Nam xác định: “Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, làm
rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống các quan điểm về CNXH và con đường đi lên
CNXH ở Việt Nam, đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp các luận
cứ khoa học, lý luận cho việc hoạch định, phát triển đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước. Đổi mới mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu lý luận của Đảng; đầu tư thích đáng cho việc xây
dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận, nhất là những chuyên gia đầu ngành; nâng cao chất
lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, đáp ứng yêu cầu mới”(5). Đây là nhiệm vụ trọng
tâm với mục tiêu xây dựng luận cứ khoa học để Đảng hoạch định đường lối chiến lược và sách
lược trong quá trình lãnh đạo cách mạng trong điều kiện mới.

Hai là, xây dựng Đảng cầm quyền một cách dân chủ.

Đây là một trong những điều kiện cần thiết liên quan đến sự tồn tại và phát triển, là
nhiệm vụ quan trọng của Đảng cầm quyền, đòi hỏi Đảng phải kiên trì phát huy, hoàn thiện nền
dân chủ XHCN - một thành quả vĩ đại mà sự nghiệp cách mạng đã mang lại. Đảng phải mở rộng
và bảo đảm trên thực tế các quyền dân chủ của nhân dân nói chung và trong Đảng nói riêng. Với
vị thế cầm quyền, Đảng phải gắn bó máu thịt với nhân dân, quan hệ giữa Đảng với nhân dân phải
luôn được củng cố, bởi sức mạnh của Đảng chính là bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân. Đồng
thời, dân chủ còn là một nguyên tắc trong sự phát triển nội tại của Đảng.

Đảng ta nhận thức rằng: “Để thực hiện dân chủ trong xã hội, trước hết phải bảo đảm phát
huy dân chủ trong Đảng là hạt nhân để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã hội”(6). Tính chất này
được thể hiện tập trung trên hai khía cạnh: dân chủ trong sinh hoạt đảng và dân chủ trong
phương thức hoạt động của Đảng. Nhận thức sâu sắc vai trò của thực hành dân chủ đối với một
Đảng cầm quyền, Đảng ta đã xác định phải phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng, từ chi bộ, cấp
uỷ ở cơ sở đến Ban Chấp hành Trung ương, trong công tác cán bộ cũng như trong việc xây dựng
và hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Dân chủ gắn với kỷ luật, kỷ cương,
thực hiện dân chủ không có nghĩa là tự do vô kỷ luật, vô tổ chức. Chống dân chủ hình thức, dân
chủ cực đoan hoặc mưu toan lợi dụng dân chủ để gây chia rẽ, mất đoàn kết. Dân chủ gắn liền với
pháp luật, kỷ cương để đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, đảm bảo sự đồng thuận xã hội
và mọi hoạt động diễn ra một cách có tổ chức. Vì vậy “Phát huy dân chủ phải đi liền với tăng
cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương và đề cao đạo đức xã
hội. Phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức. Xử lý nghiêm những hành
vi lợi dụng dân chủ để làm mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và những hành vi vi
phạm quyền dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân”(7).

Trong quá trình lãnh đạo, Đảng cần kịp thời nắm bắt tâm lý, nhu cầu và nguyện vọng
chính đáng của quần chúng nhân dân nhằm xây dựng những chương trình hành động thiết thực,
hợp “ý Đảng - lòng dân”. Từ đó, tập hợp và tổ chức nhân dân thực hiện, đưa chủ trương, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng vào cuộc sống, từng bước biến mục tiêu lý tưởng thành
hiện thực sinh động.

Có thể nói, phát huy dân chủ chính là một biện pháp tích cực để Đảng không những được
củng cố và phát triển về mặt tổ chức, mà còn được tăng cường về mặt trí tuệ - một phẩm chất
quan trọng và cần thiết đối với Đảng cầm quyền. Trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình thế giới
có nhiều diễn biến phức tạp, toàn cầu hoá và kinh tế thị trường vừa có mặt tích cực, vừa tiềm ẩn
những mặt tiêu cực, thì nhân tố trí tuệ của Đảng cầm quyền càng trở nên quan trọng hơn bao giờ
hết. ĐCS Việt Nam nhận định: toàn cầu hoá và kinh tế thị trường mang lại những cơ hội thuận
lợi, đồng thời đặt ra nhiều thách thức đối với sự phát triển của mọi quốc gia, trong đó có Việt
Nam. Giữa cơ hội và thách thức sẽ có sự chuyển hóa cho nhau nếu không nắm được quy luật,
thời cơ, vượt qua thách thức. Do đó, việc tận dụng, tranh thủ mặt tích cực, thuận lợi cũng như
tránh được nguy cơ và vượt qua những thách thức mà các quá trình này đem lại phụ thuộc vào trí
tuệ của Đảng. Chính thông qua việc thực hiện dân chủ rộng rãi và phát huy cao độ quyền làm
chủ trong Đảng, trong quần chúng nhân dân mà sức mạnh của ĐCS Việt Nam, trong đó có năng
lực trí tuệ được nhân lên gấp bội. Những cuộc trưng cầu ý dân rộng rãi, những thảo luận và đóng
góp ý kiến đầy tinh thần trách nhiệm của nhân dân đối với các vấn đề hệ trọng của quốc gia có
một ý nghĩa tích cực, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và nâng cao tính đúng đắn trong
các quyết sách lớn của Đảng. Vì vậy, ĐCS Việt Nam yêu cầu: “Các cấp ủy đảng và chính quyền
phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng
mắc và yêu cầu chính đáng của nhân dân; tin dân, tôn trọng, lắng nghe những ý kiến khác; có
hình thức, cơ chế, biện pháp cụ thể, thích hợp để nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và
thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; trân
trọng, tôn vinh những đóng góp, cống hiến của nhân dân”(8).

Việc phát huy dân chủ còn có ý nghĩa tạo điều kiện cho việc thực hiện cơ chế phản biện
xã hội với tinh thần lành mạnh, xây dựng và trách nhiệm công dân nhằm bảo đảm tính đúng đắn,
nâng cao chất lượng của các quyết định ở tầm vĩ mô. Đây là một yêu cầu đặc biệt quan trọng,
nhất là trong điều kiện một đảng cầm quyền. Mặt khác, việc thực hiện phương thức lãnh đạo một
cách dân chủ còn là biện pháp tích cực để thiết lập sự đồng thuận không chỉ trong nội bộ Đảng,
mà cả trong toàn xã hội. Vì vậy, ĐCS Việt Nam đã nhận thức rằng: “Mọi đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích
chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ,
nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả
các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân, từ
nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện. Tập trung xây
dựng những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân dân”(9).

Thực hiện sứ mệnh cầm quyền một cách dân chủ của Đảng còn giúp ngăn ngừa những
biểu hiện lệch lạc, không phù hợp với bản chất giai cấp công nhân như hiện tượng chuyên quyền
độc đoán, vi phạm dân chủ. Thông qua việc thực hiện dân chủ, cơ chế kiểm tra, giám sát và phản
biện xã hội đối với hoạt động của đảng cầm quyền sẽ phát huy được tính thực chất và ngày càng
có hiệu quả hơn. Chính vì hiểu sâu sắc giá trị và ý nghĩa to lớn của dân chủ đối với một Đảng giữ
trọng trách đảng cầm quyền, nên trong suốt quá trình lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và
nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình.

Ba là, xây dựng Đảng cầm quyền theo Hiến pháp và pháp luật.

Hiến pháp và pháp luật là thể chế hóa quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng phù
hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân, hướng đến mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Pháp luật XHCN thể hiện ý chí của giai cấp
công nhân và toàn thể nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Pháp luật còn là thước đo
trong mối quan hệ giữa các thiết chế quyền lực. Hiến pháp và pháp luật thể hiện ý chí và quyền
lực của nhân dân, mà quyền lực của nhân dân là tối cao. Nghĩa là không có ai có thể đứng trên
pháp luật hoặc đứng ngoài pháp luật, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của
pháp luật. Do vậy, ngoài chức năng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội trong quá trình xây dựng,
thực thi pháp luật, với tính cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị, ĐCS Việt Nam
cũng phải tuân thủ và chấp hành Hiến pháp, pháp luật. Nguyên tắc này được ghi rõ trong Cương
lĩnh của Đảng: “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng
gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân
dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và
pháp luật”(10). Theo đó, các tổ chức đảng và các đảng viên của Đảng phải đi tiên phong, gương
mẫu trong việc tuân theo và chấp hành Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. Lãnh đạo theo pháp
luật còn là điều kiện bảo đảm ngăn chặn sự tha hoá quyền lực, bảo đảm cho quyền lực của nhân
dân không bị biến thành quyền lực riêng của cá nhân hoặc một nhóm người có đặc quyền, đặc
lợi.

Luận cứ 5: Đảng văn minh còn là ở chỗ đội ngũ đảng viên, từ những đảng viên giữ chức vụ
lãnh đạo, quản lý trong bộ máy Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, nhất là những
đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cho đến đảng viên không giữ chức vụ lãnh
đạo, quản lý phải là những chiến sĩ tiên phong, gương mẫu trong công tác và cuộc sống
hằng ngày.

Trong công tác xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh lưu ý phải xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng
viên vừa có đức vừa có tài, trong sạch, vững mạnh. Người đề cập những yêu cầu chủ yếu sau đây
đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên:
- Phải tuyệt đối trung thành với Đảng.
Cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối trung thành với Đảng, suốt đời phấn đấu cho lợi ích
cách mạng, vì mục tiêu lý tưởng của Đảng, những người “đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, trước
hết, vì lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc. Vô luận lúc nào, vô luận việc gì,
đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau…Nếu gặp khi
lợi ích chung của Đảng mẫu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân, thì phải kiên quyết hy sinh lợi
ích cá nhân cho lợi ích của Đảng. Khi cần đến tính mệnh của mình cũng phải vui lòng hy sinh
cho Đảng”.
- Phải là những người nghiêm chỉnh thực hiện cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chủ trương,
nghị quyết của Đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng.
- Phải luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng.
- Phải luôn luôn học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.
- Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
Phải làm đầy tớ thật trung thành cho nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, tiên phong, gương mẫu, chịu khổ trước nhân dân và vui sau nhân dân, “đảng viên đi
trước, làng nước theo sau”.
- Phải luôn luôn chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo.
Không bao giờ thụ động, không bao giờ lười biếng mà phải là những người “thắng không
kiêu bại không nản”, luôn luôn có tinh thần sáng tạo, hăng hái, nêu cao trách nhiệm, dám chịu
trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân.
- Phải là những người luôn luôn phòng và chống các tiêu cực.
Trong việc phòng và chống các tiêu cực, phải đặc biệt phòng và chống tham ô, lãng phí,
quan liêu mà Hồ Chí Minh cho đó là giặc nội xâm, là những kẻ địch bên trong, “mỗi kẻ địch bên
trong là một bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên
trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra”.
Hồ Chí Minh là người chỉ ra rất sớm, nêu rõ những tiêu cực của cán bộ, đảng viên và chỉ
rõ những giải pháp khắc phục. Có thể đề cập sự thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên trên
nhiều mặt: về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống, v.v. những điều thường thấy nhất và trực
tiếp nhất là Hồ Chí Minh đề cập là về đạo đức, lối sống, về tinh thần trách nhiệm trong công
việc. Hồ Chí Minh nghiêm khắc chỉ rõ: “Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm
thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm những lỗi lầm… thì nên chú ý tránh đi, và
gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những lỗi lầm…thì phải hết sức sửa chữa…Chúng ta
phải ghi sâu những chữ “công bình, chính trực” vào lòng”. Hồ Chí Minh còn cho rằng, một đảng
giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng, “Đảng không che giấu những khuyết điểm
của mình, không sợ phê bình. Đảng phải nhận khuyết điểm của mình mà tự sửa chữa, để tiến bộ,
và để dạy bảo cán bộ và đảng viên”. Trong các quan điểm của Hồ Chí Minh, có những vấn đề về
xử lý các mối quan hệ với những đức tính: nghiêm khắc và độ lượng; kỷ luật và khoan hòa;
phòng đi trước và đi liền với chống; xử lý ba mối quan hệ đối với người, đối với việc và đối với
mình đều trên cơ sở vừa có lý vừa có tình; có tấm lòng bao dung đi liền với xử lý một cách đúng
người, đúng kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước, bất kể người đó là ai, đảng viên
thường hay là đảng viên là cán bộ giữ những chức vụ nào trong bộ máy của Đảng, Nhà nước
cũng như trong bộ máy của hệ thống chính trị nói chung.
"Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn
lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu
lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân". Đây là một trong những lời
căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự nguy hiểm của chủ nghĩa cá nhân. Đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân vừa là một nội dung trọng tâm, vừa là một biện pháp rất quan trọng để xây dựng,
chỉnh đốn Đảng.
Tại Hội nghị Lần thứ 4 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã khẳng định sự suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những hành vi tham nhũng, tiêu cực, "tự diễn biến",
"tự chuyển hoá" trong nội bộ có nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nhìn nhận từ rất sớm những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân và Người đã gọi
chủ nghĩa cá nhân là giặc nội xâm, kẻ địch ở bên trong.
Quan điểm đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ
trong gần 200 bài nói, viết về công tác xây dựng đảng, về rèn luyện, giáo dục đạo đức cách
mạng cho cán bộ, đảng viên. Và trong số đó, đáng chú ý nhất là bài viết "Nâng cao đạo đức cách
mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" đăng báo Nhân dân ngày 3/2/1969 kỷ niệm 39 năm ngày
thành lập Đảng.
Với gần 700 chữ trong tác phẩm "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh thông điệp: Chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân sẽ
làm giảm lòng tin của dân với Đảng, đe dọa sự tồn vong của Đảng. Vì vậy, Bác không dùng từ
"Chống" mà phải là "Quét sạch chủ nghĩa cá nhân".
Nhận diện kẻ thù bên trong là chủ nghĩa cá nhân đã quan trọng nhưng quan trọng hơn là
phải để mỗi cán bộ đảng viên phải nhận thức được sự nguy hiểm đó và chiến đấu để giữ mình
trước những cám dỗ, những viên đạn bọc đường trước tiền tài, quyền lực. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nêu gương từ việc lớn đến việc nhỏ, nói đi đôi với làm, tất cả vì nước vì dân, không màng tới
lợi ích cho cá nhân mình.
Trọn đời với cách mạng, với đất nước với nhân dân, cuộc đời của Chủ tịch Hồ chí Minh
là một tấm gương ngời sáng với những phẩm chất cao quý: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư. Đây chính là những phẩm chất tiên quyết để làm việc vì sự nghiệp chung, đặt lợi ích công lên
trên hết, trước hết; không tư lợi, vụ lợi, không vì lợi ích riêng để đấu tranh với chủ nghĩa cá
nhân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng tâm sự, mỗi khi đến thắp hương tưởng nhớ Bác
Hồ tại Nhà 67 trong Phủ Chủ tịch: "Đến đây để ghi nhớ những lời dạy của Bác để cố gắng tự soi,
tự sửa, tự rèn luyện mình".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ một cách hệ thống 10 loại bệnh nảy sinh từ "virus" chủ
nghĩa cá nhân: Bệnh quan liêu, Bệnh tham lam, Bệnh lười biếng, Bệnh kiêu ngạo, Bệnh hiếu
danh, Bệnh "hữu danh, vô thực", Bệnh không trông xa, thấy rộng, Bệnh tị nạnh, Bệnh xu nịnh, a
dua và Bệnh kéo bè, kéo cánh.
Có thể nói, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân đối lập với đạo đức cách mạng. Nếu
không có bản lĩnh và tự nghiêm khắc, rèn luyện mà chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân thì cá nhân đó
sẽ lún từ sai lầm này đến sai lầm khác ngày càng nghiêm trọng hơn và cuối cùng là vi phạm pháp
luật với những hậu quả đau xót.
Trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp XI, XII và XIII, Hội nghị Trung ương 4 đều đặt lên hàng đầu
thảo luận về công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng. Với việc xác định chủ nghĩa cá nhân là nguyên
nhân sâu xa dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự
chuyển hoá" và đó cũng là con đường rất ngắn dẫn đến sự phản bội lý tưởng và sự nghiệp cách
mạng của Đảng và dân tộc, do vậy, tới đây kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân là một trong
những ưu tiên hàng đầu trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng.
Trong mỗi con người đều có cá nhân nhưng đừng đặt ham muốn tiền bạc, quyền lực cho
cá nhân mình lên trên lợi ích của người khác, chứ chưa nói tới vơ vét những gì không phải mình
làm ra. Được Đảng tin tưởng giao cho trọng trách đó là cơ hội để người cán bộ cống hiến vì cái
chung, vì nhân dân chứ không phải là cơ hội để vinh thân, phì gia.
Sa vào chủ nghĩa cá nhân, quấn vào vòng xoáy của quyền lực và tiền bạc đó là đi ngược
lại đường lối của Đảng và Đảng sẽ quyết tâm để loại những con người sa ngã ra khỏi đội ngũ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: Tiền bạc lắm làm gì, danh dự mới là điều thiêng
liêng, cao quý nhất, phải trọng liêm sỉ đừng có bị chủ nghĩa cá nhân kéo xuống để thân bại danh
liệt.
Luận cứ 6: Đảng văn minh phải là Đảng có quan hệ quốc tế trong sáng, hoạt động không
những vì lợi ích dân tộc Việt Nam mà còn vì độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ của các quốc gia khác; vì hòa bình, hữu nghĩ, hợp tác cùng phát triển của các dân tộc
trên thế giới.
Ngoại giao Việt Nam trên cơ sở quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí
Minh về đối ngoại và đoàn kết quốc tế, triển khai đồng bộ, sáng tạo hiệu quả cao đường lối
đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa đa phương
hóa quan hệ đối ngoại. Là người khai sinh ra nền ngoại giao của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa, ngày nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh hình thành
và phát triển gắn liền với toàn bộ sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người. Trước hết tư tưởng
đối ngoại và đoàn kết quốc tế của Người đã thể hiện nổi bật trong hệ thống các tác phẩm báo chí,
các bức thư, các lời kêu gọi, các tác phẩm chính luận của Người. Các quan điểm đối ngoại của
Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển, hoàn thiện được thể hiện tập trung trong “Đường cách mệnh”
(1927), Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt (1930), Chương trình 10 điểm của mặt trận Việt
Minh (1944), Tuyên ngôn Độc lập (2.9.1945), thể hiện tập trung nhất trong đường lối đối ngoại
của Đảng và Nhà nước ta trong văn kiện Đại hội, Nghị quyết của Trung ương, nghị quyết của Bộ
chính trị từ 1930 đến nay.
Phần 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và đoàn kết quốc tế:
Tìm hiểu tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, tiếp cận từ các hoạt động trực tiếp của Người
từ khi ra đi tìm đường cứu nước, trong thời kỳ hoạt động ở Pháp, Nga, Anh, Trung Quốc…
(1911-1941) Bác đã có hàng loạt các hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế. Đó là các hoạt
động tìm hiểu các dân tộc bị áp bức, bóc lột ở các thuộc địa, tìm hiểu các lực lượng tiến bộ trên
thế giới, kể cả ở “mẫu quốc” chống lại chủ nghĩa thực dân, đế quốc…; tìm hiểu các thế lực phản
động hiếu chiến trong giới cầm quyền của các nước đế quốc, nhất là đế quốc Pháp để hiểu chúng
và phân hóa chúng; các hoạt động tuyên truyền, vận động tập hợp lực lượng quốc tế ủng hộ cuộc
đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

Trong thời kỳ ở Pháp và Nga, các hoạt động đối ngoại của Bác Hồ và các đồng chí của
Người đã tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của Đảng cộng sản Pháp, của Hội liên hiệp các tổ
chức thuộc địa, của quốc tế cộng sản; các hoạt động thiết lập các mối quan hệ với các lãnh đạo
phong trào cách mạng thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nói
chung và Việt Nam nói riêng. Thời kỳ hoạt động ở Trung Quốc, bằng các hoạt động ngoại giao
khôn khéo của Bác và các đồng chí của mình, đã lợi dụng được chính quyền Quốc dân Đảng
Trung Quốc, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ của Đảng cộng sản Trung Quốc, nên đã tổ chức
ở Côn Minh. “Việt Nam dân chúng hưởng ứng Trung Quốc khẳng định hậu vận hội”, tạo thế hợp
pháp cho các hoạt động cách mạng của ta. Tranh thủ chính quyền của Tưởng Giới Thạch để
chúng ta lập “Việt Nam độc lập đồng minh hội Hải ngoại biện sự xứ” là cơ quan đại diện của
mặt trận Việt Minh ở nước ngoài nhằm duy trì các quan hệ với quốc dân Đảng Trung Quốc và
làm nơi liên lạc quốc tế của ta. Với cơ quan đại diện này, cách mạng Việt Nam đã bắt liên lạc
được với các lực lượng cách mạng ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Trình bày một số vấn đề trên đây giúp chúng ta đi tới một nhận thức: Tư tưởng Hồ Chí
Minh về đối ngoại và đoàn kết quốc tế hình thành và phát triển gắn chặt với toàn bộ hơn 60 năm
hoạt động cách mạng của Người. Do đó khi nghiên cứu tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, chúng
ta phải tiếp cận từ các bài viết, bài nói của Người, từ các văn kiện về đường lối, chính sách đối
ngoại, đoàn kết quốc tế của Đảng và nhà nước ta, từ các tác phẩm của các học trò xuất sắc của
Bác, từ các chiến sĩ cộng sản quốc tế, từ các chính khách, các nhân sĩ tri thức và bạn bè quốc tế
viết và nói về Bác; và rất coi trọng tiếp cận các hoạt động trực tiếp của Bác khi Người tiến hành
các hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế. Do đó tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là hệ thống
các quan điểm toàn diện và sâu sắc về thế giới, về thời đại, về chiến lược sách lược về nghệ thuật
ứng xử trong quan hệ quốc tế nhằm phục vụ thắng lợi sự nghiệp cách mạng trong từng thời kỳ
tiến lên giành thắng lợi cho sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng một nước
Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm
Châu, là bạn với mọi quốc gia vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Phần 2: Phong cách nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và đoàn kết quốc tế - tư tưởng ngoại giao Hồ Chí
Minh được thể hiện thông qua hệ thống quan điểm, nguyên tắc, phương pháp, phong cách nghệ
thuật ngoại giao sau:

- Quan điểm cơ bản – nền tảng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là: Kiên định mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tất cả hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế phải xuất
phát từ lợi ích quốc gia, dân tộc, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết trước hết. Tất cả phải
nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân. Không
có gì quý hơn độc lập tự do

- Không ngừng nâng cao thực lực của cách mạng để nâng cao sức mạnh và hiệu quả của
hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế. Tư tưởng ngoại giao rất quan trọng này đã xác định vị
trí và mối quan hệ giữa xây dựng thực lực của cách mạng, xây dựng và phát huy sức mạnh của
dân tộc với sức mạnh và hiệu quả của hoạt động ngoại giao. Trong mối quan hệ này, hoạt động
đối ngoại và đoàn kết quốc tế là rất quan trọng, còn xây dựng thực lực cách mạng có ý nghĩa
quyết định.

- Quan điểm coi ngoại giao là một mặt trận, mặt trận ngoại giao cần và có thể triển khai
trên khắp thế giới và ngay tại hậu phương của đối phương, đối tượng do đó phải chủ động tiến
công ngoại giao: “Tiến công ngoại giao là một tiến công quan trọng có ý nghĩa chiến lược”. Tiến
công ở đây là phải chủ động tiến công, phải chủ động lấy cái chính nghĩa, lấy cả nghĩa cả tình
(Nghĩa ở đây là chân lý, lẽ phải, là pháp lý, là sự thật…; tình ở đây là khát vọng hòa bình là tinh
thần hòa hiếu, hòa giải, khoan dung…) để tiến công, để thuyết phục, để cảm hóa, để tranh thủ,
lôi kéo, để tập hợp. Do đó chiến lược ngoại giao phải dựa trên bối cảnh quốc tế, nắm vững đối
tác, đối tượng, dự báo đúng các xu hướng phát triển, các quy luật vận động của thế giới, chiến
lược của các nước, nhất là các nước lớn, các khu vực, các tổ chức quốc tế, dự báo thời cơ để
quyết định các chiến dịch tiến công ngoại giao. Cần xác định kịp thời từng nội dung, từng chính
sách ứng xử linh hoạt, khôn khéo để đạt hiệu quả cao.
- Nguyên tắc định hướng mọi hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế là: Kiên định vững
chắc về mục tiêu chiến lược đồng thời linh hoạt mềm dẻo về sách lược. Nguyên tắc ở đây cần
kiên định đó là mục tiêu giành và giữ vững độc lập cho dân tộc, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, lãnh
thổ quốc gia (cả vùng đất, vùng trời, vùng biển), đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết trước
khi tiến hành các hoạt động đối ngoại. Phải rất năng động, mềm dẻo trong thực hiện các phương
châm, chính sách ngoại giao, biết nhân nhượng, thỏa hiệp có nguyên tắc, biết lợi dụng triệt để
mâu thuẫn trong nội bộ của đối tượng để lôi kéo, phân hóa, cô lập tối đa đối tượng. Biết vận
động thuyết phục, cảm hóa các Đảng phái, các tầng lớp nhân dân các nước đồng tình ủng hộ sự
nghiệp cách mạng, sự nghiệp kháng chiến, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa. Muốn thực hiện đúng đắn và hiệu quả nguyên tắc nêu trên khi tiến hành các hoạt
động đối ngoại và đoàn kết quốc tế phải vận dụng nhuần nhuyễn phương châm: biết mình, biết
người, biết thời, biết thế, biết tiến, biết thoái, biết nhu, biết cương, biết dừng và biết biến!

- Trong hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế phải xử lý tốt mối quan hệ giữa độc lập
tự chủ, tự lực tự cường gắn liền với hợp tác quốc tế sẽ kết hợp tối ưu sức mạnh của dân tộc với
sức mạnh của thời đại. Đây là mối quan hệ cơ bản có tầm quan trọng hàng đầu trong tư tưởng
ngoại giao Hồ Chí Minh. Ngoại giao độc lập, tự chủ tự cường là một chuẩn mực đảm bảo quyền
độc lập thực sự của một quốc gia. Độc lập tự chủ tự cường là “cái gốc”, “cái điểm mấu chốt” của
mọi chủ trương, chính sách, là phương thức khơi dậy mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Độc lập tự chủ trong ngoại giao không chỉ dừng lại ở việc chủ động hoạch định chính sách,
biện pháp mà điều quan trọng hơn phải biết chủ động khai thác nội lực trên tinh thần tự lực, tự
cường. Mặt khác, tự lực tự cường không đồng nghĩa với khép kín, đóng cửa, cô lập mà phải chủ
động tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác quốc tế. Bác Hồ từng chỉ rõ một trong những
nguyên nhân suy yếu của các dân tộc phương Đông trong lịch sử là sự cô lập, là chính sách bế
quan, tỏa cảng”. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Bác Hồ đã chỉ rõ: Cách mạng Việt Nam là
một bộ phận của cách mạng thế giới, gắn bó mật thiết với phong trào cách mạng tiến bộ trên thế
giới vì hòa bình, độc lập, tiến bộ xã hội. Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ, tự
cường đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại đã được lịch sử hơn 90 năm của cách mạng Việt Nam kiểm nghiệm. Đảng ta khẳng định đây
là bài học kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Xây dựng, phát triển và phát huy sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam là quan
điểm tư tưởng rất quan trọng trong phương pháp cách mạng, phương pháp nghệ thuật ngoại giao
Hồ Chí Minh.

Phần 3: Ngoại giao phải bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc

Ngoại giao là một mặt trận đấu tranh cực kỳ quan trọng, là một bộ phận không thể tách
rời của cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta. Tạo ra và sử dụng sức mạnh tổng hợp là
phương pháp cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp
của ngoại giao Việt Nam là một bộ phận quan trọng của phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh.
Trong suốt 58 năm hoạt động cách mạng (1911-1969), Bác Hồ đã trực tiếp tổ chức, lãnh đạo, chỉ
đạo xây dựng, phát triển và phát huy sức mạnh của ngoại giao nhân dân, đối ngoại Đảng, ngoại
giao nhà nước tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền ngoại giao hiện đại Việt Nam. Nhận thức sâu
sắc tư tưởng về phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh, khi tiến hành các hoạt động đối ngoại và
đoàn kết quốc tế phải tiến hành đồng thời hoạt động của các “binh chủng” ngoại giao, các hình
thức ngoại giao, phối hợp chặt chẽ các binh chủng, các lực lượng ngoại giao: ngoại giao Nhà
nước (Quốc hội, Chính phủ), ngoại giao Đảng (với các Đảng cộng sản, công nhân, các đảng cầm
quyền, các đảng đối lập); ngoại giao nhân dân (với các đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ, các
cá nhân…), ngoại giao văn hóa, ngoại giao kinh tế, ngoại giao quốc phòng, an ninh… chủ động
hội nhập quốc tế.
Ngay sau Cách mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, với
tư cách là Chủ tịch chính phủ kiêm Bộ trưởng ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo
công cuộc kháng chiến kiến quốc đồng thời Người rất coi trọng lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức các
hoạt động đối ngoại, vận động các nước lớn, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng…
công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và thiết lập quan hệ ngoại giao với họ. Bác Hồ rất
quan tâm chỉ đạo Việt Nam tham gia nhiều tổ chức quốc tế và khu vực.

35 năm qua, dưới ánh sáng soi đường của tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và đoàn kết
quốc tế, ngoại giao Việt Nam đã phát huy sức mạnh tổng hợp của đối ngoại Đảng, ngoại giao
nhà nước, ngoại giao nhân dân, ngoại giao văn hóa, ngoại giao kinh tế, ngoại giao quốc phòng…
làm tốt vai trò tiên phong trong giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ
quyền toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia dân tộc, bảo vệ Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, chủ
động tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng; huy động nguồn lực to lớn từ
bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên thế giới.

Hiện nay, tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn thách thức
đan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới yêu cầu mới nặng nề phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Để góp phần xứng đáng cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân hoàn thành thắng lợi
mục tiêu tổng quát của Đại hội Đảng lần thứ XIII quyết định: Nâng cao năng lực lãnh đạo của
Đảng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh toàn diện, củng cố tăng cường
niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN, khơi dậy khát vọng phát triển đất
nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp sức mạnh
thời đại, đẩy mạnh toàn diện đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phấn đấu đến giữa
thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoại giao
Việt Nam trên cơ sở quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và đoàn
kết quốc tế, triển khai đồng bộ, sáng tạo hiệu quả cao đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa
bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm
cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp
Quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng hợp tác cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện sâu rộng. Việt Nam là bạn, là đối
tác tin cậy và là thành viên tích cực có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế!

Phần 4: Một số thành tựu và những khó khăn, thách thức

Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt
Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Môi trường hòa bình thuận lợi cho phát triển, độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ tiếp tục được giữ vững. Quan hệ đối ngoại được
mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu. Quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong
ASEAN được củng cố. Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với
nhiều đối tác quan trọng; tích cực, chủ động tham gia các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế,
nâng cao vị thế của đất nước. Đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân
được triển khai đồng bộ, hiệu quả, có bước phát triển mới. Nhận thức đúng về xu thế của thời
đại, về cục diện thế giới và khu vực, Đảng đã có định hướng sáng suốt và Nhà nước đã có các
chính sách đúng đắn và kịp thời trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc. Nhiều chủ trương,
giải pháp xử lý các vấn đề quốc gia - dân tộc - quốc tế đã tạo được sự đồng thuận cao trong toàn
Đảng, toàn dân và được dư luận quốc tế ủng hộ.

Bên cạnh thuận lợi cơ bản, nhiệm vụ hội nhập quốc tế và phát triển của đất nước hiện nay
vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình quốc tế, khu vực diễn biến nhanh
chóng, phức tạp, khó lường. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và tranh chấp lãnh thổ, chủ
quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, mất ổn
định. Xu hướng dân chủ hóa đời sống chính trị quốc tế, các vấn đề toàn cầu, an ninh phi truyền
thống, ... đặt ra không ít vấn đề liên quan đến độc lập, tự chủ của các nước, nhất là với những
nước nhỏ, đang phát triển.

Trong bối cảnh đó, chúng ta càng phải nhận thức sâu sắc và vận dụng đúng đắn, sáng tạo
tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ trong đối ngoại, hợp tác và phát triển.

Thứ nhất, giữ vững và thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đặt lợi ích
quốc gia - dân tộc lên trên hết, trước hết.

Thứ hai, ra sức phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, tạo
sức mạnh tổng hợp của quốc gia - dân tộc.

Thứ ba, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, gắn cách mạng Việt Nam với
cách mạng thế giới, coi đây là quy luật thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Thứ tư, tiếp tục đường lối ngoại giao rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, hợp tác
nhiều mặt với tất cả các nước, các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, giải
quyết các vấn đề tranh chấp đang tồn tại bằng biện pháp hòa bình.

Thứ năm, giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước trong quá
trình hội nhập và phát triển.

Liên hệ thực tế:


Hiện nay, bên cạnh những cơ hội thuận lợi, nước ta còn chịu sự tác động không nhỏ từ
mặt trái của cơ chế thị trường, những tiêu cực nảy sinh trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh nước ta đang thực hiện quá độ lên CNXH, khi cái mới và cũ
còn tồn tại đan xen, cái tiến bộ đang dần hình thành và tàn dư của xã hội cũ chưa bị loại bỏ hoàn
toàn thì chủ nghĩa cá nhân vẫn có môi trường, điều kiện thuận lợi để phát triển với những biểu
hiện ngày càng phức tạp và vô cùng tinh vi. Thực tế này đã được Đảng ta nhận định: “Tình trạng
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí,
tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà
nước”(8). Ở một số cơ quan công quyền, tình trạng cục bộ địa phương, bè phái, tệ quan liêu,
tham nhũng, xa dân, tư lợi của công, chuyên quyền, độc đoán, hách dịch, lên mặt làm quan cách
mạng,... vẫn diễn ra, đang nổi lên như một vấn nạn, gây bức xúc cho toàn xã hội. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã cảnh báo: “Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to,
cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp
ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”(9)… Nguyên nhân sâu xa, chủ yếu của tình trạng này là do
“bản thân những cán bộ, đảng viên đó thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững
vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngoài; sa vào chủ nghĩa cá nhân ích
kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình
trước Đảng, trước dân”(10). Điều đó dẫn đến một hệ lụy vô cùng nguy hại: “sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn,
thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực
xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”(11).

Một khi chủ nghĩa cá nhân có điều kiện thuận lợi để tồn tại và phát triển sẽ là mối nguy
hại vô cùng to lớn cho Đảng và dân tộc, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, gây
trở ngại lớn đến sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Do vậy, trên cơ sở nhận thức sâu sắc
và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này, chủ động đấu tranh phòng, chống
chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên hiện nay là việc làm cần thiết, thường xuyên và là
lương tâm, trách nhiệm của những người cộng sản chân chính. Để thực hiện được nhiệm vụ đó,
chúng ta cần nhận thức và thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

Một là, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức,
trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Các cơ quan, đơn vị cần thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm tạo
sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm cho mỗi cán bộ, đảng viên. Về nội dung, cần
tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu, kỹ về các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn, quy định về công
tác xây dựng Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng,
chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Cán bộ, công chức; Quy định 47-QĐ/TW, ngày 1-11-
2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Những điều đảng viên không được làm”; Quy
định số 101-QĐ/TW của Ban Bí thư khóa XI, ngày 7-6-2012 về “Trách nhiệm nêu gương của
cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”; Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19-
12-2016 về “Một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”.
Trong bối cảnh hiện nay, trên từng cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao, cần phải quán triệt
và thực hiện nghiêm túc Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25-10-2018 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ
Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng”... làm cho mỗi cán
bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc về mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, chức năng, nhiệm
vụ của cơ quan, đơn vị, từ đó khơi dậy tinh thần trách nhiệm, ý thức, thái độ tích cực với công
việc, khắc phục tính ích kỷ, vụ lợi, cục bộ, bè phái vì lợi ích của bản thân mà quên đi lợi ích của
tập thể, xã hội.

Công tác tuyên truyền, giáo dục đòi hỏi phải kiên trì, thường xuyên, liên tục, đồng bộ,
tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi, mọi điều kiện, hoàn cảnh, thực hiện “mưa dầm, thấm lâu” trong
mỗi cán bộ, đảng viên. Phát huy vai trò, trách nhiệm của mọi tổ chức, đoàn thể, mọi lực lượng
nhất là lực lượng chuyên trách trong công tác tuyên truyền. Đẩy mạnh việc tuyên dương, tôn
vinh những tấm gương người tốt, việc tốt và nhân rộng những điển hình tiên tiến trong cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đồng thời, chủ động thông tin, kịp thời định hướng tư
tưởng dư luận trước những vụ việc bị pháp luật phanh phui có liên quan đến việc lợi dụng uy tín,
chức vụ, quyền hạn của cá nhân gây tổn hại nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của tổ chức, đoàn
thể. Trong thế giới phẳng như hiện nay, công tác tuyên truyền, giáo dục cần tận dụng và phát huy
tối đa lợi thế của hệ thống các phương tiện truyền thông, nhất là trên các trang mạng xã hội, tạo
sự lan tỏa mạnh mẽ, sâu sắc trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vì một xã hội lành
mạnh, tiến bộ và văn minh.

Hai là, xây dựng môi trường xã hội dân chủ, công bằng, tiến bộ, tạo động lực cho cán bộ,
đảng viên tích cực học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành

Chủ nghĩa cá nhân sẽ không thể tồn tại nếu chúng ta xây dựng được một môi trường xã
hội dân chủ, công bằng và tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Về kinh tế, cần
tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo môi trường cạnh tranh bình
đẳng trước pháp luật nhằm khai thác tối đa mặt tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất mặt tiêu cực,
tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân phát triển hài hòa trong mối quan hệ với tập thể, xã hội.
Về chính trị, cần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản
lý của Nhà nước đối với toàn xã hội, bảo đảm nước ta có một nền chính trị ổn định, phát triển
bền vững. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”(12). Về văn hóa, cần tạo lập môi trường văn hóa tiến bộ thực sự
trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, làm chỗ dựa, động lực tích cực cho việc xây
dựng con người mới XHCN. Tiếp tục củng cố và xây dựng môi trường văn hóa lành lạnh, phong
phú, đa dạng, ở đó thang giá trị chân - thiện - mỹ luôn được cổ vũ, ca ngợi, ủng hộ, còn cái ác,
cái xấu, cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ,... bị lên án, đấu tranh và đẩy lùi. Về pháp luật, thực hiện mọi
người đều bình đẳng trước pháp luật và “không có vùng cấm”. Tăng cường tính nghiêm minh
của pháp luật của Nhà nước và kỷ luật Đảng trong các cơ quan công quyền. Tiếp tục rà soát, kiện
toàn hệ thống pháp luật bảo đảm các chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe, ngăn chặn, trừng trị thích
đáng, kịp thời, nghiêm minh, công khai những cán bộ, đảng viên vi phạm, dù ở bất cứ ở cương vị
nào. Về xã hội, cần quan tâm cải thiện các chính sách phúc lợi xã hội, nhất là về y tế, giáo dục,
hưu trí. Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp
nhân dân, khuyến khích mọi cá nhân làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tạo sự
đồng thuận trong toàn xã hội.

Đồng thời, muốn quét sạch chủ nghĩa cá nhân, theo Hồ Chí Minh “Trong Đảng thực hành
dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình”(13). Rõ ràng, có thực
hành dân chủ rộng rãi trong Đảng thì mới phát huy được vai trò của mỗi cán bộ, đảng viên trong
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Ở đâu có dân chủ rộng rãi, ở đó chủ nghĩa cá nhân
không có điều kiện để tồn tại. Hơn nữa, thực hành dân chủ trong Đảng là cơ sở để thực hành dân
chủ rộng rãi trong toàn xã hội, phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân, các tổ chức
chính trị - xã hội trong cuộc đấu tranh phòng, chống chủ nghĩa cá nhân. Thực hiện nghiêm túc
“Định kỳ lấy ý kiến nhận xét của nhân dân về tư cách, đạo đức của cán bộ, đảng viên”(14). Để
chống được chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng thì phải lôi cuốn quần chúng phê
bình tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên. Bởi vì, “Đảng là đầy tớ dân, cần phải hoan nghênh sự phê
bình của dân”(15). Phải lôi cuốn, khuyến khích nhân dân tham gia phê bình cán bộ, đảng viên.
Nhân dân quan tâm xây dựng Đảng, thật thà góp ý, phê bình tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên thì
Đảng mới mau tiến bộ. Do vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải gắn bó với nhân dân, lắng nghe nhân
dân, kịp thời khắc phục thiếu sót, sửa chữa khuyết điểm, trau dồi đạo đức cách mạng. Lắng nghe
nhân dân, được dân tin, dân mến, chủ nghĩa cá nhân sẽ không có điều kiện để nảy sinh.

Ba là, Đảng phải thường xuyên tự phê bình và phê bình một cách nghiêm túc

Cùng với thực hành dân chủ rộng rãi, Đảng phải thường xuyên tự phê bình và phê bình
một cách nghiêm túc: “Người ta luôn luôn cần không khí để sống. Người cách mạng và đoàn thể
cách mạng cần phê bình và tự phê bình thiết tha như người ta cần không khí”(16) và “mỗi cán
bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa
mặt. Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ mạnh khỏe vô cùng”(17). Tự
phê bình, xem xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của một người, một tổ chức, một sự việc về
thực chất là cuộc đấu tranh tư tưởng trong mỗi cán bộ, đảng viên, đòi hỏi phải có tính tự giác
cao, bản lĩnh chính trị vững vàng. Người được phê bình hiểu được mặt mạnh, nhận rõ khuyết
điểm, thiếu sót để sửa chữa, phấn đấu rèn luyện tốt hơn. Từ phê bình người khác mà bản thân có
dịp nhìn nhận lại chính mình, trên cơ sở đó có những điều chỉnh cho phù hợp. Tự phê bình và
phê bình phải trên cơ sở tình đồng chí, thương yêu giúp đỡ nhau chân tình, làm cho cái chân, cái
thiện, cái mỹ sinh sôi nảy nở, đẩy lùi dần cái xấu, cái ác, sự vô cảm, sự ích kỷ. Vì vậy, các cấp
ủy đảng cần giữ vững các nguyên tắc tổ chức xây dựng Đảng, phát huy dân chủ trong Đảng, thực
hiện tốt tự phê bình và phê bình. Khi tiến hành tự phê bình và phê bình phải nhìn thẳng vào sự
thật, đánh giá đúng sự thật, nhất là những mặt còn yếu kém, không nể nang, né tránh; đề ra các
biện pháp khắc phục, sửa chữa thiết thực, khả thi; kết hợp “chống và xây”, “xây và chống”, nói
đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất hiện nay. Quá trình tiến
hành kiểm điểm phải bảo đảm thật sự dân chủ, nghiêm túc, thẳng thắn với tinh thần xây dựng,
đúng yêu cầu, nội dung, cách làm. Cấp trên phải làm gương tự phê bình trước, cấp dưới làm sau;
tập thể làm trước, cá nhân làm sau; các đồng chí trong thường vụ, cấp ủy viên cấp trên gương
mẫu, nghiêm túc tự phê bình và phê bình, làm gương cho cấp dưới noi theo.

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật trong Đảng

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và
cán bộ làm trọn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân. Do
đó mà góp phần vào việc củng cố Đảng về tư tưởng, về tổ chức”(18) và “kiểm soát khéo, bao
nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi”(19). Vì
vậy, các cấp ủy, tổ chức đảng cần chủ động xây dựng, bổ sung, hoàn thiện quy chế làm việc, xác
định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra,
giám sát, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị. Hàng năm, xây
dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát đảng viên, tổ chức đảng sao cho phù hợp với thực tiễn cơ quan,
đơn vị. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc cấp ủy cấp trên kiểm tra, giám sát cấp ủy cấp dưới,
kiểm tra chéo, kiểm tra định kỳ và không định kỳ. Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào việc
chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng cùng với
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp gắn với
kiểm tra, giám sát cấp ủy viên, cán bộ chủ trì về thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy các cấp, việc chấp hành nguyên tắc
tổ chức và sinh hoạt đảng, nhiệm vụ đảng viên và thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Quá
trình kiểm tra, giám sát phải kịp thời phát hiện ngăn chặn, “xử lý nghiêm mọi cán bộ, đảng viên
vi phạm về trách nhiệm, phẩm chất, đạo đức, lối sống”(20) và “Kiên quyết đưa ra khỏi Đảng
những người không đủ tư cách đảng viên”(21), góp phần giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng.
Năm là, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt,
người đứng đầu
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng
sản, phải xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, con người cộng sản chủ nghĩa. Muốn có con
người xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa thì phải xây dựng tư tưởng xã hội chủ nghĩa, cộng
sản chủ nghĩa. Mà muốn có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa thì phải gột sạch chủ
nghĩa cá nhân”(22) và “cán bộ lãnh đạo phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, phải nêu gương
sáng về đạo đức cách mạng: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”(23). Để thực hiện lời dạy của
Người, Đảng ta đã chỉ rõ: “Xây dựng và thực hiện tốt các quy định để phát huy vai trò gương
mẫu trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối công tác của cán
bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị”(24). Theo
đó, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải nhận thức và xác định đấu tranh
phòng, chống chủ nghĩa cá nhân là lương tâm và trách nhiệm của mình trước Đảng, Tổ quốc và
nhân dân. Tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, được thể hiện trên một số nội
dung:

Tiền phong, gương mẫu về chính trị, tư tưởng: có lập trường chính trị, tư tưởng luôn kiên
định vững vàng, tuyệt đối tin tưởng, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, Tổ quốc và
nhân dân. Có thế giới quan, phương pháp luận khoa học, khả năng phân tích, xem xét, đánh giá,
dự báo tình hình một cách khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển. Trước những sự
kiện chính trị có tính phức tạp, nhạy cảm, nhất là sự tuyên truyền, kích động của các thế lực thù
địch cần có lập trường, quan điểm, chính kiến rõ ràng, giữ vững định hướng tư tưởng. Kiên quyết
bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Luôn
có tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Hết lòng, hết sức vì sự bình yên
của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân, luôn đặt lợi ích của tập thể, tổ chức lên trên hết, trước hết.

Tiền phong, gương mẫu về đạo đức, lối sống: thực sự là tấm gương tiêu biểu về “cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước,
của nhân dân; phải chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh là nguồn gốc sinh ra tham ô, lãng phí”(25).
Mỗi người phải thực sự yêu nghề, say mê, gắn bó hết mình với công việc, chức trách, nhiệm vụ
được giao; có ý thức tiết kiệm của công, không tham nhũng, lãng phí; công minh, chính trực,
thẳng thắn đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực; không quản hy sinh, gian khổ; có tinh thần
đoàn kết, bao dung, độ lượng, vị tha, không đố kỵ, ganh ghét; không thù hằn, trù úm, quy chụp
cấp dưới. Gương mẫu trong mọi lúc, mọi nơi, ở cơ quan, đơn vị cũng như nơi cư trú, gắn bó mật
thiết và luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến của quần chúng, nhân dân.

Tiền phong, gương mẫu về hành động: Tích cực học tập, nghiên cứu, có ý thức kiên trì
rèn luyện thói quen, phương pháp làm việc khoa học, nghiêm túc, cụ thể, tỷ mỷ. Chủ động vươn
lên làm chủ tri thức, nhất là chuyên môn, nghiệp vụ. Có năng lực lãnh đạo, quản lý hiệu quả, tổ
chức, kiểm tra thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình phụ trách. Luôn bình tĩnh,
quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, khôn khéo xử lý có hiệu quả các tình
huống nảy sinh. Thực hiện nói đi đôi với làm, tư tưởng gắn với động tác, tác phong, lý luận liên
hệ với thực tiễn, chuẩn mực từ lời nói đến việc làm, cử chỉ, thái độ, hành vi ứng xử góp phần xây
dựng hình ảnh, uy tín người cán bộ, đảng viên trong thời kỳ mới.

III.Lời kết:
Đây là toàn bộ phần tìm hiểu của chúng em luận điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một
dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định
hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa,
nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” qua đó thấm nhuần tư tưởng của Bác. Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ
Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam đã trưởng thành về mọi mặt, có bản lĩnh chính trị vững
vàng, thực sự là lực lượng chính trị, lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và
nhân dân trong hai cuộc kháng chiến trước đây. Tư tưởng của Bác tiếp tục là ánh sáng soi đường
xây dựng quân đội ta vững mạnh toàn diện, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở nền tảng, bảo
đảm cho quân đội luôn tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng; không mơ hồ,
mất cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch.
Đồng thời, mỗi cán bộ, chiến sĩ kiên quyết đấu tranh trên mặt trận lý luận tư tưởng, loại trừ chủ
nghĩa cá nhân; khơi dậy tinh thần thi đua sáng tạo, phát huy truyền thống, cống hiến tài năng,
kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.

You might also like