You are on page 1of 15

I.

TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4
Đáp B C D B C A A B A B C D B C D B C C D B B C A B
án

II.TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4

Đáp B A C A B D C D C C A B B D A D B C D B A A C D
án
III. TỰ LUẬN MÔN LỊCH SỬ
Câu 1 Tóm tắt những nét chính về sự chuyển biến văn hóa ở Đại Việt
trong các thế kỉ XVI – XVIII.
* Tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo:
- Nho giáo: vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại. Phật
giáo, Đạo giáo phục hồi và phát triển.
- Công giáo được truyền bá vào nước ta, TK XVIII được lan truyền trong cả
nước
-Tại các làng xã, nhân dân vẫn giữ nếp truyền thống: thờ Thành Hoàng làng,
thờ cúng tổ tiên…
* Chữ viết: Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng, một số
giáo sĩ phương tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt, tạo ra chữ quốc
ngữ.
* Văn học:
+ Văn học chữ Hán phát triển, văn học chữ Nôm chiếm ưu thế
+ Văn học dân gian phát triển phong phú:truyện tiếu lâm,Trạng Quỳnh
* Nghệ thuật dân gian:
+ Điêu khắc: nét trạm trổ đơn giản mà dứt khoát
+ Nghệ thuật sân khấu: đa dạng và phong phú: hát chèo,hát tuồng...
Câu 2 Nhận xét tác động của phong trào nông dân
ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII.
-Kéo dài hàng chục năm nhưng cuối cùng đều thất bại
-Buộc chúa Trịnh phải thực hiện 1 số chính sách như
khuyến khích khai hoang, giảm nhẹ thuế khoá, tu sửa
đê điều, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn…
-Giáng đòn đả kích mạnh mẽ và đẩy chính quyền Lê
– Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng toàn diện,chuẩn
bị mảnh đất thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát
triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối TK XVIII
Câu 3 Bằng kiến thức lịch sử đã học về phong trào Tây Sơn trong Việt
Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII em hãy:
a. Hãy đánh giá vai trò của anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung trong
phong trào Tây Sơn.
- Nguyễn Huệ - Quang Trung đã lãnh đạo phong trào Tây Sơn lần lượt tiêu diệt
3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong -
Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ.
- Đánh đuổi giặc ngoại xâm Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của
Tổ quốc.
- Nguyễn Huệ - Quang Trung đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự
nghiệp thống nhất đất nước.
b. Rút ra bài học kinh nghiệm từ phong trào Tây Sơn đối với công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Học sinh có thể trình bày khác nhưng đảm bảo nội dung giáo viên có thể
chấm điểm tối đa )
+ Phát huy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước của toàn dân.
+ Trọng dụng nhân tài.
+ Đề ra đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn.
Câu 4
a. Có ý kiến cho rằng: “Quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ
Dậu (1789) thể hiện thiên tài quân sự của vua Quang Trung”. Qua diễn
biến của trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa, em hãy chứng minh nhận định
trên.
 - Ngày 25- 1- 1789(đêm 30 Tết) quân Tây Sơn vượt sông Gián Khẩu tiêu
diệt đồn tiền tiêu của địch. 28/1/1789 quân Tây Sơn vây đồ Hà Hồi. Quân
Thanh bị đánh bất ngờ hạ khí giới đầu hàng
- 30/1/1789 sáng sớm quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung tấn
công đồ Ngọc Hồi. Đến trưa Quang Trung cùng đoàn quân tiến thẳng vào
Thăng Long. Chỉ trong vòng 5 ngày nghĩa quân Tây Sơn đã giải phóng kinh
thành Thăng Long quét sạch toàn bộ quân Thanh, bảo vệ nền độc lập của đất
nước
- Vua Quang Trung đã rất đúng đắn khi chọn thời điểm tấn công quân Thanh
vào dịp Tết, khiến quân giặc bị bất ngờ, không kịp trở tay và nhanh chóng
thất bại.
b. Qua tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet,
em hãy viết bài giới thiệu (khoảng 5 - 7 câu) về vị
anh hùng dân tộc Quang Trung.
HS có thể viết theo gợi ý sau:
- Vai trò.
- Điều khiến em ấn tượng nhất về ông.
- Những con đường, ngôi trường, di tích lịch sử mang
tên ông
III. TỰ LUẬN MÔN ĐỊA LÍ

Câu 1 Chứng minh khí hậu Việt Nam phân hóa đa dạng
theo chiều bắc – nam và theo độ cao?
* Phân hoá theo chiểu bắc - nam
- Khí hậu trên phần đất liền chia thành 2 miền:
+ Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở
ra: nhiệt độ không khí trung bình năm trên 20°C, mùa đông chịu
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nửa đầu mùa đông tương đối
khô và nửa cuối mùa đông ẩm ướt; mùa hè nóng, ẩm và mưa
nhiều.
+ Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở
vào: nhiệt độ trung bình năm trên 25°C, có một mùa mưa và
một mùa khô rõ rệt.
* Phân hoá theo độ cao.
- Từ thấp lên cao, nước ta có ba đai khí hậu.
+ Ở dưới thấp (miền Bắc đến độ cao 600 - 700 m, miền
Nam đến độ cao 900 - 1 000 m) có khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ
đều trên 25°c. Độ ẩm và lượng mưa thay đổi tuỳ nơi.
+ Lên cao hơn (đến dưới 2 600 m) có khí hậu cận nhiệt
đới gió mùa trên núi. Nhiệt độ trung bình các tháng đều
dưới 25°c, lượng mưa và độ ẩm tăng lên.
+ Từ độ cao 2 600 m trở lên có khí hậu ôn đới gió mùa
trên núi, tất cả các tháng có nhiẹt độ trung bình dưới
15°c.
Câu 2 .
a.Phân tích vai trò của hồ thuỷ điện Hoà Bình đối với sản
xuất và sinh hoạt.
- Là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có chiều dài khoảng
70 km, chứa dung tích lớn lên đến 10 tỷ mét khối nước cho nhà
máy thuỷ điện Hoà Bình sản xuất và cung cấp nguồn điện chủ
yếu cho miền Bắc và một phần khu vực phía Nam.
- Lòng hồ có 47 đảo lớn, nhỏ với đặc trưng khí hậu trong lành,
cảnh quan thiên nhiên đa dạng để phát triển du lịch.
- Hồ cung cấp nước cho hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy
sản nước ngọt.
- Vai trò điều tiết nguồn nước vào mùa lũ – cạn giúp hạn chế
thiên tai và cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp vùng
đồng bằng sông Hồng.
b. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến tài
nguyên nước tại Việt Nam. Nguồn nước đang có xu hướng
giảm, cạn kiệt ở nhiều khu vực trên cả nước, gây ra thách
thức không nhỏ đối với việc bảo đảm an ninh nguồn nước
và sự phát triển bền vững của đất nước. Em hãy đề ra giải
pháp khắc phục hiện tượng trên.
- Thực hiện tốt quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở tất cả các
cấp.
- Trồng rừng, bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái liên quan
đến nước (núi, rừng, đầm lầy, sông, tầng nước ngầm và hồ).
- Sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên nước.
- Đẩy mạnh phong trào vệ sinh môi trường, thu gom xử lý
chất thải, nạo vét kênh mương, ao hồ, hệ thống thoát nước.
(HS chỉ nêu 2 giải pháp là đạt điểm tối đa)
Câu 3. Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đối với hoạt động sản xuất nông
nghiệp của nước ta.
Ảnh hưởng của khí hậu đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của nước ta:
* Thuận lợi:
- Tính chất nhiệt đới của khí hậu góp phần tạo nên một nền nông nghiệp nhiệt đới
với nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm với lượng nhiệt, ẩm dồi dào là điều kiện thuận lợi để cây
trồng, vật nuôi phát triển, cho phép sản xuất nông nghiệp được tiến hành quanh
năm, tăng vụ, tăng năng suất.
- Sự phân hóa khí hậu tạo nên sự khác biệt về mùa vụ giữa các vùng và sự đa dạng
sản phẩm nông nghiệp trên cả nước.
- Do sự tác động của gió mùa và sự phân hóa khí hậu theo đai cao nên ngoài các
cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, nước ta còn phát triển các cây trồng, vật nuôi cận
nhiệt đới và ôn đới.
* Khó khăn:
- Nước ta có nhiều thiên tai như bão, lũ, hạn hán, sương muối, rét đậm, rét hại,…
làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
- Môi trường nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát triển ảnh hưởng đến
sản lượng và chất lượng nông sản.
Câu 4. Lấy ví dụ chứng minh tầm quan trọng của
việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước lưu vực
sông Hồng?
- Ở lưu vực sông Hồng có xây dựng hồ chứa nước với
nhiều mục đích khác nhau, như: phát triển thuỷ điện,
du lịch, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và hoạt
động sinh hoạt…
- Các hồ chứa nước có tầm quan trọng đặc biệt trong
đời sống và sản xuất.
- Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài nguyên nước
cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước
Câu 5 Phân tích đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của
hệ thống sông Mê Công.
* Đặc điểm mạng lưới sông
- Là một trong những hệ thống sông lớn trên thế giới, chảy qua 6 nước.
Tại Việt Nam sông dài hơn 230 km, có nhiều phụ lưu, riêng ở Việt
Nam có 286 phụ lưu, lớn nhất là sông Srê Pôk.
- Mạng lưới sông có hình lông chim. Hai chi lưu lớn ở Việt Nam là
sông Tiền và sông Hậu, được chia ra thành nhiều sông nhỏ cùng hệ
thống kênh rạch chằng chịt.
* Chế độ nước sông
- Có hai mùa: mùa lũ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, chiếm khoảng
80% tổng lượng nước cả năm; mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 6 năm
sau, chiếm khoảng 20% tổng lượng nước cả năm. Do mạng lưới sông
dạng lông chim và được điểu tiết bởi hồ Tôn-lê Sáp (Cam-pu-chia) nên
vào mùa lũ nước sông lên và xuống chậm.
Câu 6.
Cho bảng số liệu: Nhiệt độ, lượng mưa trung bình các tháng trong
năm của trạm khí tượng Trường Sa ((tỉnh Khánh Hoà)

a. Nhận xét về đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa của trạm


khí tượng Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà)

Trạm Trường Sa
Yếu tố khí tượng
(Khánh Hoà)
Nhiệt độ trung bình năm (°C) 28,2
Số tháng lạnh (dưới 18°C) 0 tháng
Tổng lượng mưa trung bình năm
2 747,1
(mm)
Khoảng thời gian mùa mưa Từ tháng 5 đến tháng
1
Độ dài mùa mưa 9 tháng
b. Lấy ví dụ chứng minh vai trò của khí hậu đối với sự phát
triển du lịch ở SaPa (Lào Cai)
- Sa Pa (Lào Cai): nằm ở độ cao khoảng 1 500 m so với mực
nước biển, trên sườn đông của dãy Hoàng Liên Sơn — thuộc
vùng núi cao Tây Bắc.
- Tài nguyên khí hậu: khí hậu Sa Pa ôn hoà, mát mẻ quanh
năm, nhiệt độ trung bình năm 15,3 độ C, số giờ nắng > 1 400
giờ/năm. Mùa hè mát mẻ, mùa đông có nhiều ngày rét đậm, có
thể có tuyết rơi.
=> Phù hợp để khai thác các hình thức du lịch trải nghiệm,
du lịch nghỉ dưỡng.

You might also like