You are on page 1of 26

GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................2


LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH AN GIANG...................................4
1.1 Khái quát về tỉnh An Giang...................................................................................4
1.1.1 Điều kiện tự nhiên...........................................................................................4
1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội...................................................................................7
CHƯƠNG 2: CÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC
MẶT CỦA TỈNH AN GIANG...................................................................................10
2.1 Các tài nguyên nước của tỉnh An Giang..............................................................10
2.1.1 Tài nguyên nước mặt.....................................................................................10
2.1.2 Tài nguyên nước dưới đất..............................................................................11
2.1.3 Nước mưa......................................................................................................12
2.2 Thực trạng ô nhiễm nước mặt của tỉnh An Giang...............................................12
2.2.1 Tình trạng ô nhiễm của Thành phố Long Xuyên..........................................12
2.2.2 Tình trạng ô nhiễm của thành phố Châu Đốc................................................14
2.2.3 Tình hình ô nhiễm nước mặt ở huyện Tri Tôn..............................................15
2.3 Kết luận................................................................................................................16
CHƯƠNG 3: NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TRONG
VIỆC BẢO VỆ VÀ QUẢN LÍ NGUỒN NƯỚC MẶT.............................................19
3.1 Những khó khăn gặp phải trong công tác quản lí và bảo vệ nguồn nước............19
3.2 Những biện pháp để bảo vệ nguồn nước mặt......................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................24

Trang 1
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1-1: Bản đồ tỉnh An Giang.....................................................................................6

Hình 1-2: Tượng đài bông lúa Tp. Long Xuyên tỉnh An Giang......................................9

Hình 2-1: Rạch Ông Mạnh ở Tp. Long xuyên bị ô nhiễm............................................13

Hình 2-2: Cá chết hàng loạt ở Châu Đốc......................................................................15

Hình 2-3: Chợ đầu mối thủy hải sản Long Xuyên xả thải trực tiếp ra sông.................17

Hình 2-4: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt của tỉnh An Giang..........................18

Trang 2
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

LỜI MỞ ĐẦU

Nước là nhu cầu tất yếu của mọi sinh vật. Không có nước cuộc sống trên trái đất
không thể tồn tại được. Hằng ngày trung bình mọi người cần 3 – 10 lít đáp ứng cho nhu
cầu ăn uống sinh hoạt hằng ngày. Trong sinh hoạt nước cấp dùng đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt ăn uống, vệ sinh, các hoạt động giải trí và các hoạt động công cộng như cứu hỏa,
tưới đường, … còn trong công nghiệp nước cấp được dùng cho quá trình làm lạnh, sản
xuất thực phẩm đồ hộp, nước giải khát, rượu,… Hầu như mọi ngành công nghiệp đều sử
dụng nước cấp như là một nguồn nguyên liệu không gì thay thế được trong sản xuất.

Tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghiệp và mức độ sinh hoạt cao thấp của cộng
đồng mà nhu cầu về nước cấp với số lượng và chất lượng khác nhau. Ngày nay với sự
phát triển của công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số nguồn nước ngày càng bị ô
nhiễm và cạn kiệt.

Nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường nước của đô thị cũng vì lẽ đó trở thành
một vấn đề quen thuộc với nhiều bài báo cáo và các tạp chí chuyên ngành. Trong bài tiểu
luận này, em muốn đưa ra cái nhìn tổng quát về tình trạng ô nhiễm môi trường nước của
tỉnh An Giang qua đó nhấn lên hồi chuông cảnh báo đối với các nhà chức trách và người
dân trong việc bảo vệ môi trường nước mặt.

Trang 3
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH AN GIANG

An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

An Giang là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Là tỉnh
có dân số đông nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh đứng thứ 8 cả nước về dân
số. Một phần của An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên.

An Giang sở hữu diện tích khá lớn ở miền Tây Nam Bộ, trong đó có nhiều cảnh quan
thiên nhiên tươi đẹp, có sông nước mênh mông, có núi non kỳ vĩ, có rừng tràm, có đồng
ruộng bát ngát,…

1.1 Khái quát về tỉnh An Giang.

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lí.

Tỉnh An Giang nằm về phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long, cách Thành phố Hồ
Chí Minh 231 km, có vị trí địa lí:

 Phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp dài 107,628 km

 Phía tây giáp tỉnh Kiên Giang

 Phía nam giáp thành phố Cần Thơ dài 44,734 km

 Phía bắc giáp tỉnh Kandal và tỉnh Takéo, Vương quốc Campuchia với đường
biên giới dài gần 104 km.

Tỉnh An Giang có tổng diện tích tự nhiên 3.536,7 km², trong đó diện tích đất sản
xuất nông nghiệp 280.658 ha, đất lâm nghiệp 14.724 ha, bằng 1,03% diện tích cả nước và
đứng thứ 4 so với 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

An Giang là tỉnh duy nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có địa bàn ở cả hai
bờ sông Hậu. Điểm cực Bắc của tỉnh nằm ở vĩ độ 10°57'B (xã Khánh An, huyện An
Phú), cực Nam ở vĩ độ 10°10'60"B (xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn), cực Tây ở
Trang 4
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

104°46'Đ (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105°35'Đ (xã Bình
Phước Xuân, huyện Chợ Mới).

Khoảng cách lớn nhất theo hướng bắc - nam là 86 km và đông - tây là 87,2 km.

b. Khí hậu.

Với vị trí đó An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2
mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 độ C, lượng
mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm. Độ ẩm trung bình 75 – 80%, khí hậu cơ bản
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

c. Điều kiện tự nhiên.

Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có hệ thống giao thông thủy, bộ thuận tiện. Giao
thông chính của tỉnh là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của
quốc gia và quốc tế, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Vĩnh Xương – Tân Châu và Long
Bình – An Phú.

An Giang có nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào. Sông Tiền và sông Hậu
chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100 km,
lưu lượng trung bình năm 13.800 m³/s. Bên cạnh đó có 280 tuyến sông, rạch và kênh lớn,
nhỏ, mật độ 0,72 km/km². Chế độ thủy văn của tỉnh phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước
của sông Mê Kông, hàng năm có gần 70% diện tích tự nhiên bị ngập lũ, thời gian ngập lũ
từ 3 – 4 tháng, vừa bồi đắp phù sa, vệ sinh đồng ruộng... nhưng cũng đã gây ra những tác
hại nghiêm trọng. Trong 30 năm qua đã có đến 5 lần ngập cao làm thiệt hại tính mạng,
mùa màng, cơ sở hạ tầng, nhà ở của cư dân...

Về đất đai và thổ nhưỡng, An Giang có 6 nhóm chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất
phù sa 151.600 ha chiếm 44,5% diện tích đất tự nhiên; nhóm đất phù sa có phèn 93.800
ha chiếm 27,5%; nhóm đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ 24.700 ha chiếm 7,3%; còn
lại là đất phèn và các nhóm khác.

d. Tài nguyên thiên nhiên.

Trang 5
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là
nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5%. phần lớn đất đai điều màu mỡ vì 72%
diện tích là đất phù sa hoặc có phù sa, địa hình bằng phẳng, thích nghi đối với nhiều loại
cây trồng.

Trên địa bàn toàn tỉnh có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, đa
số là cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngoài ra còn có 3.800 ha rừng
tràm. Sau một thời gian diện tích rừng bị thu hẹp, những năm gần đây tỉnh đã chú ý nhiều
tới việc gây lại vốn rừng. Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú và có nhiều loại
quý hiếm. Rừng tập trung chủ yếu ở vùng Bảy núi tạo nên nhiều phong cảnh đẹp cùng
với những di tích văn hóa – lịch sử, góp phần phát triển kinh tế địa phương tương đối đa
dạng.

Nguồn lợi thủy sản trên hai con sông Tiền sông Hậu không nhỏ, và cùng với hệ
thống kênh, rạch, ao, hồ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi
cá bè, ao hầm, tôm trên chân ruộng mà từ lâu nó đã trở thành nghề truyền thống của nhân
dân địa phương – đây cũng là thế mạnh đặc trưng ở An Giang.

Ngoài ra, An Giang còn có tài nguyên khoáng sản khá phong phú, với trữ lượng khá
đá granít trên 7 tỷ m3, đá cát kết 400 triệu m3, cao lanh 2,5 triệu tấn, than bùn 16,4 triệu
tấn, vỏ sò 30 – 40 triệu m3, và còn có các loại puzolan, fenspat, bentonite, cát sỏi,…

Với những thế mạnh về đất đai và khí hậu An Giang được xem là tỉnh có tiềm năng
du lịch. Du lịch của tỉnh tập trung vào các lĩnh vực văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch vui
chơi giải trí và du lịch nghỉ dưỡng. Tài nguyên khoáng sản cũng là lợi thế của tỉnh An
Giang so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khác, nguồn đá, cát, đất sét là nguyên
liệu
quý
của

Trang 6
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu rất lớn của vùng đồng
bằng sông Cửu Long về vật liệu xây dựng.

Trang 7
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội.

a. Kinh tế

An Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lúa (trên 2 triệu tấn), ngoài cây lúa
còn trồng bắp, đậu nành và nuôi (trồng) thủy sản nước ngọt như cá, tôm... An Giang còn
nổi tiếng với các nghề thủ công truyền thống như lụa Tân Châu, mắm Châu Đốc, mộc
Chợ Thủ, bánh phồng (Phú Tân), khô bò và các mặt hàng tiêu dùng. Đặc biệt là nghề dệt
vải thủ công lâu đời của đồng bào Chăm và nghề nuôi cá bè đặc trưng của vùng sông
nước.

Tuy nghề thủ công có phát triển, nhưng cơ nghiệp của người dân An Giang dựng lên
được hàng trăm năm nay chủ yếu là bắt nguồn từ cây lúa. Những người dân An Giang
đầu tiên cũng chỉ biết làm ruộng cấy ở vùng Cù lao, Bảy Núi, còn ở vùng ngập nước thì
đánh bắt cá, tôm hoặc trồng hoa màu phụ sinh sống qua ngày. Cảnh "phá sơn lâm, đâm
hà bá" ngày càng không phù hợp với sự gia tăng dân số. Bản thân cây lúa cũng bị hạn
chế về diện tích gieo trồng, không đối đầu được với mùa nước nổi hàng năm. Người dân
An Giang trong quá trình lao động sau này đã tìm cho mình cây lúa nổi (Riz Flotlant) đủ
sức vươn mình và tồn tại lên trên mặt nước mênh mông. Cây lúa nổi đối với cư dân An
Giang là một biểu tượng tuyệt vời về sức sống mãnh liệt trong quá trình mở đất và giữ
đất.

An Giang, ngoài đồng bằng do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, còn có vùng
đồi núi Tri Tôn - Tịnh Biên. Do đó, địa hình An Giang có 2 dạng chính là đồng bằng và
đồi núi. Ngoài các sông lớn, An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắp địa
bàn của tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30 km, độ rộng từ vài m đến 100m và độ uốn khúc
quanh co khá lớn. Các rạch trong khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu thường lấy nước
từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch nằm trong hữu ngạn sông Hậu thì lấy nước
từ sông Hậu chuyển sâu vào nội đồng vùng trũng Tứ giác Long Xuyên. Điều kiện tự
nhiên thuận lợi là một yếu tố quan trọng giúp An Giang có một nền kinh tế nông nghiệp
phát triển mạnh với sản lượng lúa và thủy sản nước ngọt cao nhất nước.

Ngoài nông nghiệp và thủy sản, những lợi thế này đặc biệt phù hợp với các doanh
nghiệp và các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào các lĩnh vực khác như công nghiệp
Trang 8
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

nhẹ, chế biến, sản xuất công nghiệp nặng, thương mại, du lịch, dịch vụ và các ngành có
trị giá gia tăng cao. Điều kiện tự nhiên và con người tại An Giang phù hợp với cả các dự
án đầu tư đòi hỏi sử dụng nhiều lao động và các ngành có giá trị gia tăng cao, hàm lượng
vốn và chất xám cao như nghiên cứu và phát triển, tài chính, ngân hàng, công nghệ sinh
học, dược phẩm…

Cùng với sự lớn mạnh của đất nước, nền kinh tế An Giang luôn đạt tốc độ phát triển
cao và bền vững trong suốt hai thập niên vừa qua. Tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức
hai con số, đạt mức 13,36% vào năm 2007. An Giang là một nền kinh tế có trình độ
ngoại thương tương đối cao, với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt khoảng 540
triệu USD, chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và 13% tổng kim
ngạch xuất khẩu của toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Thị trường xuất khẩu liên
tục được mở rộng. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt mức 22%/ năm, đạt ngang múc
trung bình của cả nước và cao hơn rất nhiều mức trung bình của toàn vùng đồng bằng
sông Cửu Long là 13%. Hàng hóa xuất khẩu của An Giang đã có mặt tại nhiều nước tại
cả 5 châu.

Không chỉ dựa vào xuất khẩu, nền kinh tế của An Giang được phát triển trên diện
rộng với sự phát triển của nhiều ngành như thương mại, du lịch, chế biến. Nền kinh tế
của An Giang đồng thời cũng phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh nội lực của tỉnh và vào
sự liên kết kinh tế với toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và với TP. Hồ Chí Minh.
An Giang có một thị trường tiêu dùng lớn với hơn 2,2 triệu dân và 3,9 triệu du khách
trong và ngoài nước mỗi năm. Hàng năm, tổng mức bán lẻ dịch vụ đạt con số 22 ngàn tỷ
đồng. Đây hẳn là một thị trường không thể bỏ qua đối với các nhà đầu tư và các doanh
nghiệp lớn.

b. Xã hội.

Theo thống kê năm 2020, tỉnh An Giang có diện tích 3.536,83 km², dân số năm là
1.904.532 người, mật độ dân số đạt 539 người/km².

An Giang là tỉnh có dân số đông nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời
cũng là tỉnh có dân số đông thứ 8 tại Việt Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,

Trang 9
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

Thanh Hóa, Nghệ An và Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng). Một phần diện tích của
tỉnh An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên.

Tính đến ngày 9 tháng 8 năm 2019, dân số toàn tỉnh An Giang là 2.164.200 người,
mật độ dân số 612 người/km². Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông
Cửu Long. Trong đó, 31.6% dân số sống ở đô thị và 68.4% dân số sống ở nông thôn.
Dân cư phân bố tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven sông (dọc theo sông Tiền và
sông Hậu)... Huyện Chợ Mới và thành phố Long Xuyên là hai địa phương có dân số
đông nhất tỉnh. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 41%.

Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người, chiếm 5,17% tổng dân
số toàn tỉnh.

Về tôn giáo, An Giang là nơi xuất phát của một số tôn giáo nội sinh như Bửu Sơn Kỳ
Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hòa Hảo... An Giang hiện có 9 tôn giáo được Nhà
nước công nhận, gồm: Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Công giáo, Tin
Lành, Tịnh Độ Cư sĩ, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hồi giáo, Bửu Sơn Kỳ Hương, với gần 1,8
triệu tín đồ (chiếm 78% dân số toàn tỉnh), 487 cơ sở thờ tự hợp pháp, 602 chức sắc và
trên 3.400 chức việc.

Trang 10
Hình 1-2: Tượng đài bông lúa Tp. Long Xuyên tỉnh An Giang
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

CHƯƠNG 2: CÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM


NƯỚC MẶT CỦA TỈNH AN GIANG

2.1 Các tài nguyên nước của tỉnh An Giang.

2.1.1 Tài nguyên nước mặt.

Sông Mê Kông chảy vào Việt Nam ở cửa ngõ Tân Châu và Châu Đốc thành hai
nhánh sông: Sông Tiền và sông Hậu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, bao bọc các
huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới trên chiều dài khoảng 100km.

- Lưu lượng nước trên sông Tiền và sông Hậu đo được ở Tân Châu và Châu Đốc
chênh nhau rất lớn: 80% ở sông Tiền và 20% ở sông Hậu. Trước khi chảy đến địa phận
huyện Chợ Mới nước sông Tiền chảy qua sông Vàm Nao, nước dồn vào sông Hậu thêm
30%. Từ đó chảy về phía hạ lưu, lưu lượng nước chảy trên hai sông tương đương nhau.

- Nước sông Mê Kông trước khi chảy vào Việt Nam được điều tiết qua Biển Hồ
(Campuchia) làm ảnh hưởng đến chế độ nước ở hạ lưu: Giảm lũ lụt vào cao điểm mùa
mưa và tăng nước vào mùa khô. Lưu lượng trung bình năm của hệ thống sông này là
13.800m3/s. Lưu lượng mùa lũ lên đến 24.000m3/s và lưu lượng mùa kiệt xuống còn
5.020m3/s.

+ Sông Hậu: nằm về phía đông bắc thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc.
Sông rộng 500-1000m, sâu 12-16m. Dòng chảy của sông theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam. Vận tốc dòng chảy tương đối lớn, từ 1,0 – 2,98m/s. Tài liệu quan trắc mực nước
nhiều năm trên sông Hậu cho thấy, cao độ mực nước cao nhất tại trạm Châu Đốc là
4,91m (năm 1937), thấp nhất là -0,68m (năm 2005). Tại trạm Long Xuyên mực nước
cao nhất là 2,66m (năm 1995), thấp nhất là -0,97m (năm 2005).

+ Ngoài các sông lớn, An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắp
địa bàn của tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30km, độ rộng từ vài m đến 100m và độ uốn
khúc quanh co khá lớn. Các rạch trong khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu thường lấy
Trang 11
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

nước từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch nằm trong hữu ngạn sông Hậu thì lấy
nước từ sông Hậu chuyển sâu vào nội đồng vùng trũng Tứ giác Long Xuyên. Hệ thống
sông rạch và kênh lớn của tỉnh có 280 tuyến với mật độ chung khoảng 0,72km/km2.

+ Ở các vùng núi cao của tỉnh, nguồn nước mặt và nước ngầm nhìn chung rất
hạn chế. Để có nguồn nước sử dụng, tỉnh An Giang từ thời Pháp thuộc đã cho xây dựng
các hồ chứa trên núi như hồ Soài So, hồ Ô Tức Xa, hồ Cây Đuốc nhằm cung cấp nước
sinh hoạt cho nhân dân và góp phần cải tạo môi trường sinh thái. Tính đến nay, toàn tỉnh
đã có 4 công trình hồ chứa với tổng dung tích 750.000 m3, trong đó huyện Tịnh Biên có
3 hồ với dung tích 650.000 m3 và huyện Tri Tôn có 1 hồ với dung tích 100.000 m3 có
khả năng phục vụ nước sinh hoạt cho 11.950 người.

2.1.2 Tài nguyên nước dưới đất.

Trên cơ sở tổng hợp và phân tích những đặc điểm địa chất thủy văn từ những tài liệu
có sẵn, có thể nhận xét khái quát về 7 tầng chứa nước hiện hữu trên địa bàn tỉnh An
Giang như sau:

- Tầng chứa nước Holocen phân bố rộng khắp tỉnh An Giang (trừ một số diện tích
nổi cao ở huyện Tri Tôn) có chiều dày nhỏ, khả năng chứa nước từ trung bình đến nghèo,
nước có độ tổng khoáng hóa hầu hết lớn hơn 1g/l, chất lượng nước không đảm bảo cho
cung cấp phục vụ sinh hoạt và ăn uống.

- Tầng chứa nước Pleistocen trên phân bố khắp tỉnh An Giang, có chiều dày trung
bình, khả năng chứa nước từ giàu đến nghèo. Nước có độ tổng khoáng hóa nhỏ hơn 1g/l
(M<1g/l) phân bố thành hai khoảnh: khoảnh thứ nhất ở huyện Tri Tôn và thứ hai kéo dài
từ phần phía đông bắc tỉnh dọc theo sông Tiền Giang về phía nam thành phố Long
Xuyên. Nước ở hai khoảnh này có thể khai thác phục vụ cung cấp cho ăn uống và sinh
hoạt cho các cụm dân cư cũng như các hộ gia đình.

- Tầng chứa nước Pleistocen giữa-trên phân bố hầu như khắp tỉnh An Giang, có
chiều dày trung bình, khả năng chứa nước từ giàu đến nghèo, nước có độ tổng khoáng
hóa nhỏ hơn 1g/l (M<1g/l) phân bố ở huyện Tri Tôn. Nước ở khoảnh này có thể khai
thác phục vụ cung cấp cho ăn uống và sinh hoạt cho các cụm dân cư cũng như các gia
đình riêng lẻ.
Trang 12
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

- Tầng chứa nước Pleistocen dưới có mức độ chứa nước từ giàu đến nghèo.Trừ hai
khoảng nước nhạt ở phía đông (huyện Chợ Mới) và phía tây (vùng Bảy Núi), nước trong
tầng này có độ tổng khoáng hóa lớn hơn 1g/l, chất lượng nước kém, không đạt tiêu chuẩn
phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt.

- Tầng chứa nước Pliocen giữa phân bố chủ yếu từ phần trung tâm kéo qua phía
đông, có chiều dày lớn, mức độ chứa nước từ giàu đến nghèo. ở phần phía đông nam của
tỉnh, bao gồm toàn bộ TP. Long Xuyên, phía nam các huyện Thoại Sơn và Chợ Mới trên
diện tích khoảng 549,3km2. Trên vùng phân bố nước nhạt, nước dưới đất có thể khai
thác dạng công nghiệp phục vụ cung cấp cho ăn uống và sinh hoạt của thị xã Long
Xuyên và các khu công nghiệp, các cụm dân cư.

- Tầng chứa nước Pliocen dưới có mức độ chứa nước từ trung bình đến nghèo. Theo
tài liệu hiện có, nước trong tầng này có chất lượng kém, ít có ý nghĩa cho cung cấp ăn
uống và sinh hoạt.

- Tầng chứa nước Miocen trên có mức độ chứa nước nghèo, diện tích phân bố nhỏ,
nằm ở độ sâu lớn nên không có ý nghĩa cho cung cấp nước.

2.1.3 Nước mưa.

Mùa mưa ở An Giang tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cả
năm với tổng lượng mưa bình quân năm khoảng 1.200mm. Nước mưa là nguồn nước
quan trọng tại các vùng gặp khó khăn nguồn nước mặt, nước ngầm như các vùng nông
thôn xa, hẻo lánh và vùng đồi núi. Đầu mùa mưa cũng là thời điểm vào vụ canh tác của
đất ruộng trên và nương rẫy thuộc vùng đồi núi là các vùng không có nguồn nước tưới.

2.2 Thực trạng ô nhiễm nước mặt của tỉnh An Giang.

2.2.1 Tình trạng ô nhiễm của Thành phố Long Xuyên.

Từ lâu, hình ảnh dòng nước đen xì, bốc mùi hôi ở những con rạch ô nhiễm nặng như:
Ông Mạnh, Bà Bầu, Cái Sơn đã không còn xa lạ với người dân TP. Long Xuyên. Dù vậy,
kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước nơi đây vẫn khiến nhiều người “giật mình”.
Trong khuôn khổ “Dự án hợp tác Vaxjo - An Giang về quản lý nước bền vững” giai đoạn
2019-2021, từ tháng 6-2019, TS Nguyễn Trần Thiện Khánh (Trưởng phòng Quản lý

Trang 13
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

Khoa học và Đào tạo sau đại học - Trường Đại học An Giang) đã tiến hành lấy mẫu nước
và bùn ở rạch Ông Mạnh, Bà Bầu và Cái Sơn (mỗi con rạch lấy 2 mẫu nước và 2 mẫu
bùn).

Cảm quan bằng mắt thường đã thấy mẫu nước đục, màu đen hoặc nâu, có cặn và mùi
hôi khó chịu. Kết quả phân tích mẫu nước cho thấy, nước ở rạch có tính chất “giống như
nước thải sinh hoạt ở mức loãng hơn”. Thậm chí, so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải sinh hoạt (QCVN 14:2008/BTNMT), hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS),
các thông số nhu cầu ô-xy sinh học (BOD5), tổng Coliform cao, hàm lượng Phosphate
đều vượt ngưỡng so giá trị tối đa cho phép. Còn khi so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT) thì các thông số như: ô-xy hòa
tan trong nước (DO), TSS, BOD5, nhu cầu ô-xy hóa học (COD), hàm lượng Nitrate,
Ammonium, Coliform, Phosphate đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Riêng tại rạch
Cái Sơn, hàm lượng Coliform ở 2 điểm lấy mẫu từ 7,5-9,3 triệu MPN/100ml, trong khi
ngưỡng giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT chỉ 10.000 MPN/100ml.
“Kết quả tính chỉ số lượng nước (WQI) cho thấy, chất lượng nước được đánh giá ở mức
ô nhiễm nặng, không thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt, tưới tiêu và giao thông thủy.
Màu đen, mùi hôi thối gây mất mỹ quan. Việc cải tạo, giảm thiểu ô nhiễm môi trường là
rất cần thiết” - TS Khánh nhận xét.

Đối với bùn đáy ở rạch Ông Mạnh, Bà Bầu và Cái Sơn, về cảm quan thì bùn có màu
đen, mùi hôi nồng nặc, khó chịu. Kết quả phân tích phát hiện có các kim loại nặng như:
Crom, Cadimi, Asen nhưng nằm trong giá trị giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng trầm tích (QCVN 43-2017/BTNMT). Đồng thời, không phát hiện
kim loại nặng thủy ngân. “Bùn giàu hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng đạm, lân cao, có
thể tái sử dụng. Tuy nhiên, cần có biện pháp xử lý phù hợp” - TS Khánh phân tích.

Trang 14
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

Hình 2-3: Rạch Ông Mạnh ở Tp. Long xuyên bị ô nhiễm


2.2.2 Tình trạng ô nhiễm của thành phố Châu Đốc.

Hơn 30 năm làm nghề nuôi cá trên sông Hậu, ông Nguyễn Văn Ngời (57 tuổi, ngụ
phường Vĩnh Ngươn) cho biết đây là hiện tượng ông chưa từng thấy.

Ông Ngời thả nuôi 4 bè cá mè vinh và cá he với tổng số vốn hơn 1,6 tỉ đồng. Cá đã
thả nuôi được 9 tháng, ước được khoảng 60 tấn nhưng mới chuẩn bị thu hoạch thì bất
ngờ 2 ngày nay chết liên tục.

"Chỉ trong 2 ngày, 4 bè cá của tôi đã bị chết hơn 60%. Từ tối qua đến nay, tôi đã cho
anh em liên tục vớt cá lên bờ mà vớt không kịp. Cá chết quá nhiều nên bán ủ mắm hay
bán làm cá mồi cũng không kịp.

Theo đó, Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh An Giang đã thực hiện thu mẫu nước,
thủy sinh vật ở khu vực xảy ra cá chết tại xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú và phường
Vĩnh Ngươn, phường Châu Phú B, TP Châu Đốc ngày 14-5 (tổng số lượng 10 mẫu, với
39 thông số quan trắc).

Đến nay đã có đầy đủ kết quả phân tích 39/39 thông số quan trắc, gồm 36 chỉ tiêu lý
hóa và 3 chỉ tiêu sinh học. Với chỉ tiêu lý hóa, có 11/36 thông số quan trắc có giá trị

Trang 15
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

không đạt; chất lượng nước tại các vị trí quan trắc dao động từ mức trung bình sử dụng
cho mục đích tưới tiêu đến mức kém…

Tại thời điểm lấy mẫu, chất lượng nước mặt khu vực xảy ra hiện tượng cá chết chưa
đảm bảo theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước. Trong đó, thông số về
lượng oxy hòa tan trong nước thấp hơn quy chuẩn cho phép và đang bị ô nhiễm tại tất cả
các vị trí quan trắc.

Kết quả quan trắc phát hiện hóa chất bảo vệ thực vật ở 3/10 vị trí tại điểm cá chết
nhiều và cách khu vực cá chết nhiều về hạ nguồn 50m thuộc huyện An Phú và tại thượng
nguồn khu vực cá chết nhiều thuộc TP Châu Đốc. Nhưng các giá trị này đều nằm trong
giới hạn cho phép so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Chất
lượng nước theo chỉ số đa dạng sinh học (chỉ số Shannon) dao động ở mức “rất ô nhiễm”
đến mức “ô nhiễm”, trong đó đa phần ở mức “ô nhiêm”

Hình 2-4: Cá chết hàng loạt ở Châu Đốc

2.2.3 Tình hình ô nhiễm nước mặt ở huyện Tri Tôn.

Quan trắc liên tục sông Tiền, sông Hậu cho thấy, thông số DO (là một chỉ số để đánh
giá sự ô nhiễm nước) thấp hơn quy chuẩn; các thông số TSS, COD, BOD5, P-PO43-, N-
NH4+, Coliform có giá trị vượt quy chuẩn. Chất lượng nước theo chỉ số WQI dao động
từ mức ô nhiễm nặng đến mức dùng cho tưới tiêu. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường,
quan trắc nước mặt kênh, rạch nội đồng cho thấy, hàm lượng DO tại tất cả các vị trí quan
Trang 16
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

trắc đều có giá trị thấp hơn quy chuẩn. Các thông số TSS, COD, BOD5, N-NH4+,
Coliform có giá trị vượt quy chuẩn. Chất lượng nước theo chỉ số WQI (chỉ số chất lượng
nước) dao động từ mức ô nhiễm nặngđến mức dùng cho cấp nước sinh hoạt nhưng phải
có biện pháp xử lý phù hợp. Lưu ý,ô nhiễm nhất tại vị trí giữa kênh Tha La với kênh
Xáng Vịnh Tre; kênh Xáng Vịnh Tre tiếp giáp kênh Huệ Đức, kênh Mặc Cần Dưng tiếp
giáp kênh Xáng Cây Dương, kênh Tám Ngàn tiếp giáp với kênh Mới (T5), kênh Tám
Ngàn tiếp giáp với Kiên Giang, rạch Mương Khai...

Đối với nước mặt hồ, búng, các nơi quan trắc cho thấy, thông số DO thấp hơn quy
chuẩn; các thông số TSS, COD, BOD5và Coliform có giá trị vượt quy chuẩn. Chất lượng
nước theo chỉ số WQI dao động từ mức ô nhiễm nặng đến mức dùng cho cấp nước sinh
hoạt.Đối với tác động của đô thị, mức độ ô nhiễm thông số Coliform cao. Chất lượng
nước theo chỉ số WQI dao động từ mức ô nhiễm nặng đến mức dùng cho tưới tiêu. Tác
động của khu - cụm công nghiệp, các thông số TSS, COD, BOD5, N-NH4+ và Coliform
đều có giá trị không đạt quy chuẩn. Chất lượng nước theo chỉ số WQI dao động từ mức ô
nhiễm nặng đến mức dùng cho cấp nước sinh hoạt nhưng phải qua xử lý. Tác động từ du
lịch, các thông số TSS, COD, BOD5, tổng dầu mỡ, N-NH4+ và Coliform đều có giá trị
vượt quy chuẩn. Chất lượng nước theo chỉ số WQI dao động từ mức ô nhiễm nặng đến
mức dùng cho cấp nước sinh hoạt nhưng cần xử lý.

Đặc biệt là tác động của khu vực nuôi thủy sản, các thông số DO, TSS, COD, BOD5,
P-PO43-, N-NH4+ và Coliform đều có giá trị không đạt quy chuẩn. Chất lượng nước
theo chỉ số WQI dao động từ mức ô nhiễm nặng đến mức dùng cho cấp nước sinh hoạt
nhưng phải qua xử lý.

2.3 Kết luận

Qua một số ví dụ trên ta có thể thấy chất lượng nước mặt của tỉnh An Giang đang
bị ô nhiễm nặng. Những đoạn sông bị ô nhiễm tiêu biểu như: sông Hậu đoạn Hội An -
Chợ Mới cao gấp 9 lần, sông Tiền thuộc địa phận Long Xuyên cao gấp 16 lần....

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước đầu tiên là do các hoạt động sản
xuất nông nghiệp. Các loại thức ăn thừa không qua xử lí, phân và nước tiểu của vật nuôi
xả trực tiếp ra ngoài chính là những tác nhân dễ dàng nhận thấy nhất.

Trang 17
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc người dân sử dụng các hóa
chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu diệt cỏ… vượt quá liều lượng được khuyến cáo cũng
chính là các yếu tố dẫn đến ô nhiễm môi trường nước mặt do hóa chất bị tồn dư.

Thậm chí, một số bà con nông dân còn sử dụng những loại hóa chất bị cấm như
thuốc trừ sâu Monitor, Thiodol,… điều này không chỉ dẫn đến ô nhiễm nước mà còn vô
cùng độc hại cho người sử dụng, nhất là khi không được trang bị dụng cụ bảo hộ lao
động.

Ngoài ra, việc cất giữ, bảo quản thuốc không đúng cách, bày ở khắp nơi trong nhà
cũng như khiến nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm độc. Hoặc, việc vứt bỏ các vỏ chai đựng
hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng bừa bãi xuống bờ ruộng kênh rạch cũng là yếu
tố nguy cơ.

Nước thải và rác thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp phần lớn điều được xả trực
tiếp ra ao hồ, sông suối mà chưa qua xử lí. Do đó, đây cũng chính là một trong những
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường điển hình nhất.

Hình 2-5: Chợ đầu mối thủy hải sản Long Xuyên xả thải trực tiếp ra sông

Trong nước thải công nghiệp có rất nhiều các anion gây ô nhiễm môi trường nước
là Cl-, (SO4)2-, (PO4)3, Na+, K+ và vô số các hợp chất kim loại nặng mang độc tính cao
Trang 18
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

như Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, Flo,… chúng sẽ hòa tan trong nước khiến nguồn nước bị
thay đổi tính chất theo chiều hướng có hại.

Nguyên nhân chính do toàn tỉnh An Giang còn hơn 12.000 hộ cất nhà trên sông và
đổ rác thải xuống các sông rạch. Bên cạnh đó là tình trạng nuôi thả cá trên bè với
3.280 bè, tăng 186 bè so cùng kỳ năm ngoái. Mô hình nuôi cá đăng quầng hiện có diện
tích cao gấp đôi so cùng kỳ năm ngoái và đang có chiều hướng gia tăng mạnh. Các
sông rạch còn phải tiếp nhận chất thải của 12 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh,
trong đó mới có 7 nhà máy có hệ thống xử lý chất thải (dù chưa đáp ứng tiêu chuẩn
môi trường qui định).

Trang 19
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

Hình 2-6: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt của tỉnh An Giang

Trang 20
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

CHƯƠNG 3: NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC


TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ QUẢN LÍ NGUỒN NƯỚC MẶT

3.1 Những khó khăn gặp phải trong công tác quản lí và bảo vệ nguồn nước.

Nhận thức và hành động, giữa cam kết và thực hiện, chưa hình thành thói quen, ý
thức bảo vệ môi trường một bộ phận doanh nghiệp và người dân chưa cao. Còn tình
trạng các cơ sở sản xuất, kinh doanh sợ tốn kém, tránh né việc xây dựng các công trình
bảo vệ môi trường, lén lút xã thải không qua xử lý gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.

Qua một số báo cáo tại địa phương cho thấy, việc phát triển các đập thủy điện trên
thượng nguồn ảnh hưởng đến nguồn nước và chất lượng nước của tỉnh. Nguồn nước
sông Mê Công về sông Cửu Long chưa dự đoán được do nhiều yếu tố tác động ở
thượng nguồn; tình trạng sạt lở bờ sông và kênh, rạch, đê bao ngày càng gia tăng; sự
suy giảm đa dạng sinh học đặc biệt là thủy sản và ô nhiễm nguồn nước một số đoạn
sông kênh, rạch.

Đáng quan tâm là từ đầu mùa lũ năm 2020 đến nay, lượng mưa trên lưu vực sông
Mekong thiếu hụt từ 30 - 40% so với trung bình nhiều năm, dòng chảy sông Mekong ở
mức rất thấp; Biển Hồ (Campuchia), nơi cung cấp nguồn nước quan trọng bổ sung cho
Đồng bằng sông Cửu Long, trong các tháng mùa khô mới trữ được gần 9 tỷ m3 nước,
thấp hơn trung bình cùng kỳ nhiều năm khoảng 23 tỷ m3, thấp hơn 2015 khoảng 8 tỷ
m3 và thấp hơn 2019 khoảng 2 tỷ m3. Theo nhận định của các cơ quan nghiên cứu
khoa học và cơ quan khí tượng thủy văn trong nước và thế giới thì lượng mưa trên lưu
vực sông Mekong trong những tháng cuối năm 2020 có mức cao hơn trung bình nhiều
năm. Tuy nhiên, lượng nước trữ trong các hồ chứa thủy điện thượng nguồn vẫn ở mức
thấp do các hồ thủy điện tăng cường tích nước, cùng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng
nước của các nước thượng nguồn sông Mekong nên tổng lưu lượng dòng chảy về
Đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt trước nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước,
xâm nhập mặn vào các tháng mùa khô, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân
sinh ở mức cao đến nghiêm trọng.

Trang 21
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

Đội ngũ nhân lực địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) còn yếu về trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực tài nguyên nước; tỷ lệ tổ chức, cá nhân lập thủ tục cấp
phép hoạt động tài nguyên nước chưa cao, do tâm lý còn ngại các thủ tục hành chính.

Nguồn kinh phí của tỉnh hạn chế nên chưa đầu tư đầy đủ, hoàn chỉnh các hệ thống
quan trắc, cảnh báo số lượng, chất lượng nguồn nước, sạt lở, … nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý, cảnh báo kịp thời các tác hại do nước gây ra và chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu.

Phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang tạo nên một sức ép đến môi trường nói
chung và tài nguyên nước nói riêng. Kinh tế phát triển kèm theo sự gia tăng về nhu cầu
khai thác, sử dụng nguồn nước. Hai mặt hàng chủ lực của tỉnh là lúa, gạo và thủy sản
là những ngành có nhu cầu sử dụng nước cao. Với chính sách phát triển ba vụ mùa
trồng lúa thì ngày càng gia tăng sức ép lên tài nguyên nước địa phương. Bên cạnh tăng
nhu cầu khai thác, sử dụng phát triển kinh tế còn gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng
nước do các hoạt động xả thải; do hệ thống cơ sở hạ tầng ở các địa phương chưa hoàn
thiện, hiện tại trên địa bàn tỉnh chỉ có 1 công trình xử lý nước thải sinh hoạt tại thành
phố Châu Đốc và đang triển khai thi công xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước
thải thành phố Long Xuyên; còn tại khu vực trung tâm, ở các khu vực tập trung dân cư
và mật độ dân cư cao như ở thị xã Tân Châu và các thị trấn, việc xây dựng hệ thống
thu gom và xử lý nước thải tập trung trước khi xả vào nguồn tiếp nhận chưa triển khai,
thêm vào đó dân cư trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung sống ven sông, kênh rạch nên
vẫn còn thói quen xả thẳng nước thải sinh hoạt xuống sông/kênh /rạch phía sau nhà,
trong vùng sẽ tạo ra thách thức trong công tác quản lý, kiểm soát, bảo vệ tài nguyên
nước.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều sự
chuyển biến tốt, tuy nhiên các doanh nghiệp, cơ sở chế biến nhỏ lẻ, nằm rải rác, chưa
đầu tư trạm xử lý nước thải sẽ gây ảnh hưởng ô nhiễm cục bộ đến nguồn nước trong
khu vực và gây khó khăn trong công tác quản lý.

Nhiều làng nghề truyền thống sử dụng công nghệ còn lạc hậu đang là tác nhân gây
ô nhiễm nguồn nước. Hoạt động sản xuất nông nghiệp (đặc biệt trồng lúa, NTTS) đều
không xử lý nước thải. Hiện nay, vấn đề quản lý và xử lý nguồn bùn thải, nước thải
Trang 22
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

nuôi trồng thủy sản còn hạn chế, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, đây là vấn
đề hết sức bức xúc của tỉnh nhà cũng như các tỉnh xung quanh có diện tích NTTS lớn.
Mất cân bằng sinh thái trong nuôi trồng thủy sản thể hiện rõ nét ở vấn đề dịch bệnh
phát sinh trên diện rộng, tôm cá chết hàng loạt, ô nhiễm môi trường. Môi trường nước
trên sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch nội đồng đã có dấu hiệu nhiễm bẩn hữu cơ,
vi sinh, độ đục, NH3,.. cần được quan tâm và có hướng xử lý tích cực .

3.2 Những biện pháp để bảo vệ nguồn nước mặt.

Tập trung làm tốt công tác truyền thông đến từng gia đình về tầm quan trọng của
an ninh nước, vấn đề nước sạch với sức khỏe cộng đồng; thông tin chính xác, đầy đủ
đến người dân về nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn là hiện hữu ở Đồng bằng Sông Cửu
Long trong mùa khô để người dân chủ động có các biện pháp ứng phó phù hợp. Tăng
cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên nước, cụ thể như nghiêm cấm các
hộ dân sống gần/ven sông xả nước thải, rác thải xuống nguồn nước; hạn chế việc sử
dụng và xả bỏ bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật và phế thải nông nghiệp; vận động, hướng
dẫn người dân về các biện pháp trữ nước, sử dụng nước hiệu quả để đảm bảo nhu cầu
về nước uống, sinh hoạt, đồng thời áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm trong
sản xuất. Khuyến cáo nhân dân sản xuất nông nghiệp tại các vùng giáp ranh với tỉnh
Kiên Giang thường xuyên kiểm tra nguồn nước, lấy nước tưới theo các đợt nước lớn từ
sông Hậu chảy vào.

Tập trung rà soát lại phương án sản xuất nông nghiệp; trong đó cần đẩy mạnh
chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, giảm diện tích sản xuất lúa, đặc biệt lúa hè thu vì lúa hè thu là cây sử
dụng nhiều nước,chuyển sang các đối tượng cây trồng cạn sử dụng ít nước, nhưng đem
lại hiệu quả kinh tế cao như: xoài, chuối, hoa màu các loại, trong đó có cây cao lương
đang được triển khai trên địa bàn; đầu tư xây dựng các công trình chủ động kiểm soát
mặn, trữ nước ngọt. Khuyến khích nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông
nghiệp ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước; xây dựng các mô hình trữ nước
ngọt ở nhiều cấp độ khác nhau, như ở cấp độ doanh nghiệp, cấp độ của từng địa
phương, cấp độ của tiểu vùng cũng phải có nơi trữ nước ngọt phù hợp, gắn với sinh kế
Trang 23
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

như trồng sen, rau thủy canh, nuôi cá, kết hợp du lịch sinh thái. Tăng cường các chính
sách phù hợp hỗ trợ các hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn xây bể trữ nước cho sinh hoạt.

Chủ động rà soát, thống kê hiện trạng nguồn nước sinh hoạt cho từng hộ dân ở
từng khu vực (tuyến/cụm/điểm, khóm/ấp, xã/phường/thị trấn) chưa có hệ thống cấp
nước sinh hoạt tập trung và đang sử dụng nước từ giếng, thiết bị chứa nước mưa, nước
từ kênh rạch,... đặc biệt là ở vùng cao Tri Tôn, Tịnh Biên và ở Thoại Sơn để phối hợp
với Công ty Cổ phần Điện nước An Giang, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi
trường nông thôn có giải pháp, phương án cấp nước phù hợp trong thời gian tới. Tập
trung nguồn vốn để đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt
nông thôn, lồng ghép vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Chủ động tổ chức vận hành các cống để tích nước, lắp đặt và vận hành các trạm bơm
dã chiến, đắp đập tạm để giữ nước khi cần thiết. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công
trình thủy lợi để phục vụ công tác chống hạn, xâm nhập mặn năm 2021 và những năm
tiếp theo.

Tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng các công trình thủy lợi, công trình cấp nước
sinh hoạt để xây dựng các giải pháp và phương án cảnh báo, ứng phó khô hạn, thiếu
nước, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt phù hợp,
nhằm hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất do khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra.
Tổ chức nạo vét kịp thời các tuyến kênh (không đảm bảo nguồn nước phục vụ sản
xuất) thuộc phân cấp quản lý.

Nghiêm cấm và chế tài mạnh đối với các hành vi ghe tàu xả rác xuống sông, thải
dầu nhớt cặn ra sông,…; Quản lý chặt công tác thu gom chất thải ở các khu/ điểm du
lịch; nước thải từ các khu du lịch chủ yếu là nước thải sinh hoạt cần được thu gom xử
lý đạt quy chuẩn và tái sử dụng để tưới cây, tưới đường; đồng thời tái lập và nghiêm
cấm việc san lấp, lấn chiếm diện tích đất mặt nước ở các khu bảo tồn cho các hoạt
động nuôi trồng thủy sản, trồng trọt,….; thực hiện thu gom và xử lý nước thải sinh
hoạt từ các khu đô thị, khu dân cư tập trung và tái sử dụng nước thải sau xử lý cho
mục đích tưới cây.

Để thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, An Giang cũng cần được sự hướng dẫn,
thống nhất quản lý tài nguyên nước của Chính phủ và các bộ, ngành liên trong điều
Trang 24
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

kiện đặc thù tại Đồng bằng sông Cửu Long; thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến
nguồn nước, dự báo đủ tin cậy, thông tin kịp thời về nguồn nước hạn hán, xâm nhập
mặn cho các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp; ban hành cơ
chế, chính sách nhằm thúc đẩy các hoạt động và giải pháp cụ thể về quản lý tài nguyên
nước theo hướng hợp tác liên vùng, xuyên biên giới, phát triển kinh tế trên cơ sở phát
triển tài nguyên nước, đầu tư các hệ thống xử lý nước sạch và nước thải liên huyện,
vùng... góp phần phát triển bền vững; Sớm triển khai dự án Quy hoạch tài nguyên
nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh để bảo đảm thống nhất trong quản
lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên lưu vực sông; tiếp tục đẩy mạnh
cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước để sớm đạt
mức độ 4. Trong đó, phân cấp thẩm quyền cấp phép tài nguyên nước cho cấp huyện,
thị xã, thành phố. Xây dựng bộ chỉ số tài nguyên nước phục vụ công tác quản lý và
bảo vệ tài nguyên nước cấp quốc gia, vùng và địa phương; Và phân kỳ đầu tư bổ sung
các trạm quan trắc nước mặt, nước dưới đất, nước mưa (giai đoạn 2021 – 2030, nguồn
kinh phí: thuế tài nguyên) và xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin quản lý nguồn nước
xuyên biên giới với Campuchia nhằm chủ động quản lý nguồn tài nguyên nước trước
các thách thức sử dụng nước của quốc gia thượng nguồn sông Mekong.

Trang 25
GVHD: Lê Thị Bạch Tuyết SVTH: Trần Thanh Nhựt Linh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- https://vi.wikipedia.org/wiki/An_Giang
- https://tuoitre.vn/hang-tram-tan-ca-lang-be-chau-doc-chet-hang-loat-nghi-nguon-
nuoc-o-nhiem-20220514113232935.htm
- https://bnews.vn/cho-dau-moi-thuy-hai-san-long-xuyen-van-ngang-nhien-xa-thai-
ra-song-hau/197517.html

Trang 26

You might also like