You are on page 1of 9

ÔN TẬP MÔN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Câu 1: Có bao nhiêu nguồn ô nhiễm nước mặt? Phân tích nguyên nhân hậu quả và biện pháp giảm
thiểu các nguồn ô nhiễm này?
Có 4 nguồn ô nhiễm nước mặt
Nguyên nhân và hậu quả các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước mặt:
- Nguồn tự nhiên:
Nguyên nhân: nước mưa cuốn trôi các chất hữu cơ từ quá trình phân hủy động vật và thực vật, các
chất hữu cơ từ xói mòn đất vào trong nước; các sinh vật nước; phú dưỡng hóa; nước bị nhiễm phèn…
- Nguồn nước thải từ sinh hoạt đô thị: nước thải y tế, nước thải từ các trung tâm thương mại, nước thải
từ các chợ dân sinh, nước thải rỉ rác tại các bãi rác…
- Nguồn nước thải từ sản xuất công nghiệp
+ NT chứa chất độc hại hữu cơ: CN thực phẩm, thuộc da,giấy, dầu khí...
+ NT chứa hóa chất độc hại: CN chế biến hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu...
+ NT chứa kim loại nặng và bùn đất: CN cơ khí, luyện kim, khai khoáng...
+ NT chứa dầu mỡ: CN hóa dầu...
+ Trạm XLNT chưa được đầu tư nhiều.
+ Lượng nước thải chưa đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
- Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước từ sản xuất nông nghiệp
+ Nước thải từ hoạt động trồng lúa
+ Nước thải từ hoạt động chăn nuôi
+ Nước thải từ nuôi trồng thủy sản
Hậu quả:
ảnh hưởng đến sức khỏe con người
ảnh hướng đến môi trường nước
gây các bệnh về da, đường tiêu hóa, các bệnh trong nội tạng cơ thể. Về lâu dài sẽ dẫn đến ung thư.
gây mất cân bằng tự nhiên.
Chi phí cho việc làm sạch càng tốn kém.
Biện pháp:
- Đối với sinh hoạt, y tế, nông nghiệp:
+ Kiểm soát việc xả nước ra nguồn tiếp nhận
+ Tăng cường quá trình tự làm sạch của nguồn nước
+ Quy hoạch hệ thống thoát nước đô thị
+ Xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung
- Đối với khu công nghiệp:
+ Xác định giải pháp theo loại và mức độ ô nhiễm
+ Kiểm soát xả thải ra nước sông rạch
+ Áp dụng sản xuất sạch hơn
+ Áp dụng xử lý cuối đường ống
+ Tận dụng nguồn nước giải nhiệt, nước quy ước sạch
- Đối với các làng nghề:
+ Xây dựng quy chế quản lý
+ Xử phạt đối tượng gây ô nhiễm môi trường
+ Quản lý tuân thủ quy định về BVMT
+ Nâng cao ý thức BVMT chủ cơ sở các làng nghề
+ Quan trắc môi trường tại các KCN, tiểu thủ CN
Câu 2: Những công cụ kỹ thuật áp dụng trong quản lý tài nguyên và môi trường nước? Sự tham
gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên và môi trường nước?
*Những công cụ kỹ thuật áp dụng trong quản lý tài nguyên và môi trường nước:
a/ Công cụ pháp lý trong QLTN và MT nước
Luật Tài nguyên nước 17/2012/QH13
Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước
b/ Công cụ kinh tế trong QLTN và MT
Lệ phí thải nước
Phí xả thải nước
Phí không tuân thủ
Các phí đối với người sử dụng
Các khoản trợ cấp
Các khuyến khích cưỡng chế thực thi
Cam kết thực hiện tốt
Đền bù thiệt hại
*Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên và môi trường nước:
- Trách nhiệm: Cộng đồng có nghĩa vụ tham dự vào QLTNN và hệ thống cấp nước để đảm bảo việc sử
dụng, vận hành và duy trì thành công.
- Quyền lực: Cộng đồng vừa là người sử dụng, vừa là người QLTNN nên có quyền hợp pháp để ra những
quyết định liên quan đến kiểm soát, vận hành và duy trì TNN và hệ thống cấp nước.
- Kiểm soát: Cộng đồng có khả năng đóng góp về kỹ thuật, nhân công và tài chính, sự hỗ trợ về thể chế
trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện và duy trì tính bền vững của hệ thống cung cấp nước.
Câu 3: Những nguồn ồn chủ yếu là những nguồn ồn nào? Phân tích nguyên nhân hậu quả do các
nguồn ồn gây ra?
Có 2 nguồn ồn: Các nguồn gây ồn tĩnh và Các nguồn gây ồn di động
Nguyên nhân:
* Các nguồn gây ồn tĩnh:
Các khu vực sản xuất:
- Động cơ máy, máy nổ, máy nén khí,
- Các quá trình va chạm, chấn động của các bộ phận chuyển động cơ khí,
Các hoạt động sinh hoạt: Sàn nhảy, Chợ, Cửa hàng karaoke, Sân thể thao...
* Các nguồn gây ồn di động:
- Tiếng ồn ô tô, xe máy: Tiếng ồn động cơ, ống xả, còi xe, rít phanh...
- Tiếng ồn máy bay: Tiếng ồn máy bay phản lực 130-140dBA
- Tiếng ồn công nghiệp: Từ động cơ máy nổ, máy nén, quá trình va chạm, chấn động hoặc chuyển động,
ma sát của thiết bị...
- Tiếng ồn do sinh hoạt đô thị: Âm thành sàn nhảy, nhà hát ngoài trời, karaoke, sân thể thao, sân bóng
đá...
Hậu quả:
Ô nhiễm tiếng ồn gây khó chịu, rối loạn đời sống, phiền phức đến cuộc sống của con người, ảnh
hưởng tới các hoạt động như nghỉ ngơi, nói chuyện, di chuyển.
Các tác hại nguy hiểm từ ô nhiễm tiếng ồn đó là mất ngủ, ù tai, rối loạn giấc ngủ, tăng huyết áp,
sợ hãi, rối loạn nhịp tim, đau đầu, mất tập trung … Giảm thính giác trầm trọng.
Người lớn và người già bị mất ngủ, ngủ không ngon, stress, mỡ mã, huyết áp cao. Trẻ em không
tập trung, trí nhớ kém, học tập giảm sút.
Tiếng ồn quá lớn khiến cho việc tìm kiếm thức ăn của động vật bị cản trở.
Sự cân bằng sinh học của động vật cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi ô nhiễm tiếng ồn.
4. Để kiểm soát tiếng ồn chúng ta cần có những biện pháp nào?
a. Các biện pháp quản lý tiếng ồn
- Xử lý, giảm thiểu tiếng ồn từ nguồn phát sinh
- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn tiếng ồn
- Thanh kiểm tra, cưỡng chế thi hành các quy định, tiêu chuẩn về tiếng ồn
- Sử dụng công cụ kinh tế giảm thiểu ô nhiễm ồn từ nguồn phát sinh
- Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng
- Cách ly nguồn ồn với KDC và các công trình
b. Các biện pháp chống ồn
- Cần có cây xanh trong quy hoạch đô thị
- Xây dựng nhà có tường cách âm và xa trục giao thông chính
- Cần có biện pháp cách chấn động và hút chấn động
- Cần có các biện pháp tiêu âm giảm tiếng ồn
- Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền bằng cách áp dụng các nguyên tắc cách âm và hút âm.
c. Hạn chế tiếng ồn
- Tổ chức, cá nhân gây ồn vượt chuẩn môi trường cần kiểm soát, xử lý đạt tiêu chuẩn;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh trong KDC gây ồn vượt chuẩn cần phải hạn chế, giảm thiểu tiếng ồn;
- Công trình xây dựng gây ồn vượt chuẩn cho phép trên tuyến đường có mật độ giao thông cao
phải giảm thiểu, khắc phục;
- Cấm nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ.
5. Ô nhiễm MT là gì? Phân tích các yếu tố gây Ô nhiễm môi trường? Cho VD từng yếu tố?
- KN:
- Là sự biến đổi của thành phần môi trường, không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây
ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Các yếu tố ô nhiễm môi trường + phân tích:
+ Sức chịu tải: Là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất ô
nhiễm.
VD: Môi trường nước bị ô nhiễm lượng nhẹ thì cá và các SV sẽ tồn tại bình thường còn
ngược lại sẽ chết,…
+ Chất thải môi trường: Là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí từ hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt...
VD: vỏ chai thuốc trừ sâu, thức ăn, rau củ quả, kim loại, thủy tinh, nhựa, giấy, nylon,…
+ Chất thải nguy hại : Là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn
mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
VD: chat an mon, chat de no,chat thai dễ (bắt lửa, dễ nổ, oxi hóa,lây nhiễm), chất thải gây
độc cho người và sinh vật, chất thỉa độc hại cho hệ sinh thái,…
+ Phế liệu : Là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu
hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất.
VD: Vỏ nước đóng chai, sat, kim loai,…
+ Sự cố môi trường: Là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người
hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên.
VD: Trái đất nóng lên gây cháy rừng, hoạt động đánh bắt cá gây cá chết hàng loạt,…
+ Suy thoái môi trường: Là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi
trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.
VD: Đất nức nẻ, khô cằn do thiếu nước,…
+ Chất gây ô nhiễm: Là chất hoặc yếu tố vật lý có thể làm cho môi trường bị ô nhiễm
VD: Chất thải rắn,Nƣớc thải, Khí thải, Nhiệt thải
+ Các nguồn gây ô nhiễm:
 Nguồn điểm: là các nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được vị trí, kích thước, bản
chất, lưu lượng phát thải.
 Nguồn diện: là các nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố định, không xác định
được vị trí, bản chất, lưu lượng các tác nhân gây ô nhiễm.
VD: Ống khói, Giàn khoan, Cống xả nứoc thải, Lò phản ứng hạt nhân, Nhà máy nhiệt điện
6. Cộng đồng là gì? Lợi ích của việc tăng cường tham gia của cộng đồng? Những hạn chế của
sự tham gia của cộng đồng?
KN:
Cộng đồng là 1 nhóm người, sống ở một khu vực địa lý được chỉ rõ, có văn hóa và lối sống chung,
có sự thống nhất hành động chung để theo đuổi 1 mục đích
Lợi ích:
+ Người dân được tham gia vào quá trình ra quyết định.
+ Làm tăng khả năng bản thân, tăng khả năng tự tin và khả năng giải quyết việc khi gặp khó khăn.
+ Đảm bảo các kết quả của dự án được tốt hơn.
+ Đảm bảo sự ràng buộc của người dân với dự án.
Hạn chế:
+ Các nhóm cộng đồng có địa vị và thu nhập thấp khó nhận thức về lợi ích trước mắt và lâu
dài, cũng như góp ý kiến vào dự án.
+ Để tiếp cận cộng đồng cần có thời gian và công sức thực hiện.
+ Các nhóm cộng đồng khó tiếp cận với nguồn vốn đầu tư của chính quyền địa phương.
+ Chính quyền địa phương khó hỗ trợ tài chính cho cộng đồng.
+ Sự phối hợp chính quyền và người dân chưa thể chế hóa, lối sống còn theo lề lối cũ ảnh
hưởng đến sự tham gia.
Câu 7: Có bao nhiêu nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí? Phân tích nguyên nhân hậu quả và
biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm môi trường này?
Có 2 nguồn gây ô nhiễm mt không khí
+ Nguồn gốc thiên nhiên
+Nguồn gốc nhân tạo
Nguyên nhân các nguồn chất thải này
− Ô nhiễm không khí do yếu tố tự nhiên
+ Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng, bão bụi, hay quá trình phân huỷ, thối rữa
xác động – thực vật… Đây là nguyên nhân khách quan nên rất khó dự báo và ngăn chặn.
− Ô nhiễm không khí do yếu tố con người
+ Ngành công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Quá trình gây ô
nhiễm là quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại.
+ Giao thông vận tải: Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu đô thị
và khu đông dân cư. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến
không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4…
+ Sinh hoạt: Chủ yếu do hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu tạo ra các khí độc hại gây ô nhiễm
cục bộ trong hộ gia đình và các hộ xung quanh.
Hậu quả của ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật.
- Tạo nên mưa acid
- Gây ra hiệu ứng nhà kính
- Suy giảm tầng ôzôn
- Biến đổi nhiệt độ.
- Tạo ra nhiều khí CO2
- Thải ra nhiều khí độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người.Hậu quả ô nhiễm môi trường không khí
biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm môi trường
- Xử lý khói bụi trong các khu CN
- Sử dụng phương tiện giao thông bằng năng lượng ít gây ô nhiễm.
- Thay đổi công nghệ mới trong sản xuất giảm thiểu ô nhiễm.
- Dời nhà máy ra khỏi khu dân cư.
- Khu dân cư xa giao thông chính.
- Hạn chế giao thông đi lại (khuyến khích giảm đi xe máy, đi xe buýt)
Quy hoạch xây dựng đô thị và bố trí khu công nghiệp cách xa khu dân cư.
- Kiểm soát chất thải: quan trắc tự động chất lượng không khí (AQI) trong phạm vi đô thị, khu công
nghiệp.
- Kiểm toán nguồn thải: xác định hình thức nguồn thải, kích thước ống khói (chiều cao, đường kính), lưu
lượng khí thải, cũng như nhiệt độ của khí thải.
Câu 8 Phân tích hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam bao gôm đặc điểm và mục đích sửa dụng của từng
loại đất ?
- Tổng diện tích tự nhiên của cả nước là: 33.123.077 ha
Đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. - Đất nông nghiệp
bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông
nghiệp khác.
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
+ Đất trồng cây lâu năm;
+ Đất rừng sản xuất;
+ Đất rừng phòng hộ;
+ Đất rừng đặc dụng;
+ Đất nuôi trồng thủy sản;
+ Đất làm muối;
Đất lâm nghiệp là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp gồm:
+ Đất có rừng tự nhiên,
+ Đất trồng rừng,
+ Đất khoanh nuôi tu bổ tái sinh phục hồi rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về
rừng
Đất chuyên dùng là đất được xác định dùng vào các mục đích không phải là nông nghiệp, lâm nghiệp
hoặc đất khu dân cư như:
+ Đất xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học kỹ thuật, giao thông, thuỷ lợi, văn hoá – xã hội,
dịch vụ;
+ Đất dùng cho nhu cầu an ninh, quốc phòng;
+ Đất dùng cho thăm dò, khai thác khoáng sản;
+ Đất di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh;
+ Đất nghĩa trang;
+ Đất có mặt nước sử dụng vào các mục đích không phải là nông nghiệp
Theo quy định tại Điều Điều 143 và Điều 144 Luật đất đai 2013: Đất ở là đất do hộ gia đình, cá nhân
đang sử dụng gồm đất để: + xây dựng nhà ở, + xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong
cùng thửa đất thuộc khu dân cư, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư,
khu đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Câu 9: Trình bày hoạt động quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại ở địa
phương?
CTR thông thường
+ Phân loại CTR thông thường tại nguồn
+ Vận chuyển CTR thông thường theo nhóm bằng thiết bị chuyên dụng đảm bảo không rơi vãi, không
phát sinh mùi
+ Tái chế, tái sử dụng CTR thông thường
+ Tiêu hủy, xử lý CTR thông thường ở khu chôn lấp
+ UBND các cấp lập quy hoạch, thu gom, giám định các công trình QL CTR.
CTR nguy hại
+ Phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời CTNH
+ Vận chuyển CTNH bằng thiết bị chuyên dụng
+ Xử lý CTNH bằng phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp
+ Tổ chức, cá nhân phải lập ĐTM và yêu cầu BVMT + Cơ sở xử lý CTNH phải được cấp phép và phù
hợp các tiêu chuẩn, quy định cho phép
+ Khu chôn lấp CTNH phải bố trí đúng quy hoạch, các trang thiết bị phòng ngừa và phải được cơ quan
có thẩm quyền kiểm tra, giám sát
 Không viết tắt
Câu 10: Lịch sử phát triển hệ sinh thái đã trãi qua mấy giai đoạn? Giai đoạn nào bắt đầu có sự tác
động đến hệ sinh thái nhưng vẫn chưa gây ra ảnh hưởng đáng kể ?
Lịch sử phát triển hệ sinh thái đã trãi qua 7 giai đoạn :
1. Hái lượm
2. Săn bắt và đánh cá
3. Chăn thả
4. Nông nghiệp
5. Công nghiệp hoá
6. Đô thị hoá
7. Siêu công nghiệp hóa
Giai đoạn 1: Giai đoạn hái lượm
Giai đoạn chăn thả bắt đầu có sự tác động đến hệ sinh thái nhưng vẫn chưa gây ra ảnh hưởng đáng kể.
Tại vì:
Giai đoạn này con người bắt đầu di cư mở rộng vùng phân bố hơn.
Bắt đầu thuần dưỡng và chăn nuôi gia súc như dê chó, cừu, lợn, bò…
Thu hẹp diện tích rừng, mở rộng diện tích chăn thả, đồng cỏ…
Câu 11: Trình bày những nguyên tắc cơ bản của phát triển bền vững và những nguyên tắc
hoạt động để đảm bảo môi trường phát triển bền vững ? Cho hai ví dụ về phát triển bền vững ?
Những nguyên tắc cơ bản của phát triển bền vững:
Trong Chương trình Môi trường LHQ đã đề ra 9 nguyên tắc để xây dựng một xã hội PTBV:
1. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái Đất.
2. Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm tài nguyên tái tạo và không tái tạo được.
3. Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của Trái Đất.
4. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống của con người.
5. Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
6. Xây dựng thái độ mới, thay đổi thói quen của mọi người đối với thiên nhiên.
7. Cho phép các cộng đồng tự quản lấy môi trường của mình.
8. Tạo ra cơ cấu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc bảo vệ môi trường.
9. Xây dựng một cơ cấu liên minh toàn cầu, không một quốc gia nào được lợi hay thiệt riêng mình khi
toàn cầu có một môi trường trong lành
Những nguyên tắc hoạt động để đảm bảo môi trường phát triển bền vững:
Bao gồm 7 nguyên tắc :
+ Giảm thiểu xả thải, cải thiện MT
+ Sử dụng có hiệu quả TN
+ Không vượt ngưỡng chịu tải HST
+ Bảo vệ ĐDSH
+ Bảo vệ tầng Ôzôn
+ Kiểm soát và giảm phát thải KNK
+ Bảo vệ HST nhạy cảm

Hai ví dụ về phát triển bền vững:


Ví dụ 1: Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên: Rất nhiều quốc
gia phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ
hiện đại,… Có thể nói, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung (trong đó có cả tài
nguyên) có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội (KT-XH) ở mỗi
quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương

Ví dụ 2: Gần đây, quốc tế lại đánh giá cao về hệ thống lúa nước có tưới và xem là một hệ thống canh tác
bền vững nhất do người Việt Nam sáng tạo. Đó là do:
1. Là một hệ canh tác bền vững, ổn định về năng suất và an toàn để đầu tư thâm canh. Hệ thống
tưới tiêu đã nhân tạo hoá một phần điều kiện tự nhiên để canh tác lúa nước.
2. Hạn chế lũ lụt: đê điều nhằm bảo vệ các cánh đồng lúa khỏi bị ngập lụt, nhưng mặt khác cần thấy
tác động ngược lại là chính cánh đồng lúa đã góp phần hạn chế lũ lụt. Có thể xem vai trò các cánh đồng
lúa như các hồ chứa nước và BVMT có giá trị tương đương như các hồ chứa nước nhất là các cánh đồng
cao, ít bằng phẳng.
3. Duy trì tài nguyên nước: Các cánh đồng lúa luôn lưu giữ lớp nước trên bề mặt trải rộng trên diện
tích lớn của lãnh thổ, nhờ đó đã tác động tích cực đến chế độ nước ngầm. Nước ngầm được cánh đồng
lúa duy trì đã góp phần ổn định lưu lượng các dòng sông mùa cạn và duy trì mực nước ngầm cho các
giếng nước sinh hoạt.
4. Làm trong sạch môi trường (đất và khí quyển) và tạo cảnh quan đẹp cho vùng quê. Các cánh
đồng lúa và kể cả cánh đồng màu, các vườn cây đã tiêu thụ, phân giải các rác thải góp phần giảm thiểu ô
nhiễm đất. Đối với việc làm sạch không khí ngoài chức năng điều tiết khí CO2, các cánh đồng lúa còn hấp
thu các khí độc như SO2 và NO2. Các hệ thống canh tác RVAC, nông lâm nghiệp kết hợp, xen canh, luân
canh, làm ruộng bậc thang ở những vùng cao đều là những sáng tạo truyền thống của các dân tộc Việt
Nam trong sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và BVMT.
Như vậy, định hướng chiến lược để PTBV ở Việt Nam rất phù hợp với truyền thống của người dân Việt
Nam và nếu có những giải pháp phù hợp sẽ khơi dậy mạnh mẽ truyền thống cao đẹp này.

Câu 12: Phân tích ảnh hưởng của thuốc trừ sâu , diệt cỏ đối với hệ sinh thái nông nghiệp và hoạt
động quản lý môi trường đất ở địa phương ?
a. Ảnh hưởng tới hệ sinh vật đất:
- Thuốc trừ sâu tác động vào đất (DD, endrin, tocaphen...) làm giảm một lượng lớn chủng sinh vật, đất bị
giảm độ phì nhiêu
b. Ảnh hưởng tới cây trồng:
Bảo vệ các loại cây trồng luôn xanh tốt.
Tiêu diệt các loại sâu bệnh tăng năng suất.
c. Ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội:
+ Nhóm truyền bệnh cho người - đất - người: Do đất bị ô nhiễm bởi các loại trực khuẩn lỵ, thương hàn,
dịch tả... Các loài côn trùng như ruồi, bọ tiếp xúc với đất bị nhiễm sẽ truyền các mầm bệnh đi. Người bị
nhiễm khuẩn do ăn phải các loại rau quả, bị nhiễm khuẩn.
+ Nhóm truyền bệnh động vật - đất - người: Như bệnh dịch hạch truyền từ chuột sang đất bẩn rồi sang
người…
+ Nhóm truyền bệnh đất - người: Các loại nấm hay xạ khuẩn phát triển trong đất xâm nhập vào da người
qua các vết thương uốn ván cũng là một bệnh gây ra bởi sự nhiễm xây xát với đất.
Hoạt động quản lý môi trường đất ở địa phương:
a. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương
Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đối với phát triển KT-XH
Là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra giám sát về việc thực hiện pháp luật về đất đai
Ký kết Công ước Ramsar về vùng đất ngập nước (ĐNN) và Nghị định 109/2003/NĐ-CP về Bảo tồn và
phát triển bền vững vùng ĐNN
b. Chính sách pháp luật về đất đai đối với nông dân không còn đất sản xuất
Người có đất bị thu hồi được Chính phủ bồi thường, tái định cư; hỗ trợ đời sống và sản xuất cho hộ gia
đình và cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp.
Hỗ trợ sản xuất cho tổ chức và cá nhân bị thu hồi đất sản xuất, kinh doanh
Nghị định số 17/2006/NĐ-CP giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật đất đai năm 2003
và các văn bản thi hành luật
c. Các quy định về quản lý đất đai ở cấp địa phương
Luật bảo vệ môi trường (BVMT) 2020 quy định cụ thể:
+ Bảo vệ MT đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
+ Bảo vệ MT trong nhập khẩu phế liệu.

You might also like